Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động nhóm của học sinh ở môn Tin học lớp 5
lượt xem 3
download
Mục đích của đề tài này là xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi đã cố gắng nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động nhóm của học sinh ở môn Tin học lớp 5 đồng thời giúp các em học sinh lớp 5 nâng cao hứng thú trong việc học môn Tin học, có ý thức tự học, cùng với bạn tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức mới, tự rèn, tầm nhận thức đối với mọi đối tượng là phù hợp nên học sinh tiếp thu một cách có hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động nhóm của học sinh ở môn Tin học lớp 5
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động nhóm của học sinh ở môn Tin học lớp 5 A. Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế ngày càng mở rộng đòi hỏi nền giáo dục Việt Nam không ngừng cải tiến, đổi mới phù hợp với thế giới và các quốc gia trong khu vực. Giáo dục Tiểu học là bậc học mang tính chất nền móng để các em tiếp cận các bậc học cao hơn. Tuy nhiên Tin học là một môn khô và khó. Vì vậy, một số anh chị em giáo viên còn lúng túng không biết tổ chức một tiết dạy sao cho đúng với yêu cầu, đặc trưng riêng của môn học mà nhẹ nhàng lại đạt hiệu quả dạy và học cao. Từ nhận thức đó, sau nhiều năm giảng dạy môn Tin học lớp 5 và đặc biệt là những năm đổi mới sinh hoạt chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học tôi thường xuyên học hỏi ở đồng nghiệp, tìm cách sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho có hiệu quả cao hơn. Để đạt mục tiêu trên, tôi đã nghiên cứu và tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao tính tương tác giữa các thành viên trong nhóm. Nó có những tác động tích cực đối với học sinh như: kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực; tăng cường hiệu quả học tập; tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh; yêu cầu áp dụng nhiều năng lực khác nhau; tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm; tăng cường động cơ học tập; khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau. Ngoài ra, các em cảm thấy việc học thoải mái hơn, mạnh dạn hơn chứ không phải là gò ép học tập thông qua sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động nhóm của học sinh ở môn Tin học lớp 5”. 2. Mục tiêu Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi đã cố gắng nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động nhóm của học sinh ở môn Tin học lớp 5 đồng thời giúp các em học sinh lớp 5 nâng cao hứng thú trong việc học môn Tin học, có ý thức tự học, cùng với bạn tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức mới, tự rèn, tầm nhận thức đối với mọi đối tượng là phù hợp nên học sinh tiếp thu một cách có hiệu quả. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Sáng kiến này giúp giáo viên nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao tính sáng tạo trong hoạt động nhóm của học sinh ở môn Tin học lớp 5. Từ đó có những thay đổi phù hợp nhằm phát huy năng lực của học sinh, rèn kỹ năng thực hành hiệu quả. 4. Phạm vi – đối tượng nghiên cứu Sáng kiến này được áp dụng, vận dụng trong bộ môn Tin học năm học 2020 - 2021 ở học sinh lớp 5/3 trường Tiểu học Hiếu Thành. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận. Phương pháp quan sát. Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh. Phương pháp mô tả. Phương pháp hỏi, đáp. B. Nội dung 1. Cơ sở lý luận Chỉ thị số: 3398/CT-BGDĐT của Bộ giáo dục & đào tạo ngày 11/8/2011 chỉ rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy - học và công tác quản lý giáo dục”. Nhận thức được tầm quan trọng của môn Tin học trong sự nghiệp giáo dục con người. Những điều sơ đẳng nhất đã góp phần rất quan trọng trong việc sử dụng CNTT vào hoạt động giáo dục của học sinh. CNTT là thứ công cụ có tác dụng vô cùng to lớn. Nó có thể giúp chúng ta làm tốt ở nhiều lĩnh vực, công việc khác nhau. Môn Tin học ở tiểu học có tác dụng hỗ trợ nhằm giáo dục toàn diện học sinh. Nội dung chương trình môn Tin học hiện nay được dạy ở nhà trường theo bộ sách “Hướng dẫn học tin học”. 2. Thực trạng Trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã tiến hành khảo sát các em học sinh lớp 5/3 thông qua bảng kết quả đánh giá môn Tin học ở đầu năm học 2020 - 2021 của trường Tiểu học Hiếu Thành như sau: Đầu năm học 2020 - 2021 Mức đạt được Số lượng Tỉ lệ Hoàn thành tốt 9/28 32,1% Hoàn thành 19/28 67,9% Chưa hoàn thành 0/28 0% 2.1. Thuận lợi: * Nhà trường: - Tuy môn Tin học là một môn mới và là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ lớp 3 đến lớp 5. * Giáo viên: - Giáo viên được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng tốt yêu cầu cho việc dạy và học môn Tin học. * Học sinh: - Học sinh đã nắm được các kiến thức cơ bản của bài học. 2.2. Khó khăn: * Nhà trường: - Nhà trường có hai phòng máy vi tính để cho học sinh học tập. Tuy vậy phòng máy điểm ấp Hiếu Kinh B là loại phòng bán kiên cố. Một số máy tính cũ, cấu hình thấp, thường xuyên bị hư hỏng. Vì vậy cũng gây một số khó khăn cho việc học tập của học sinh. * Giáo viên: - Tài liệu tham khảo dành riêng cho bộ môn Tin học còn quá ít. Nhất là những tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tin học.
- * Học sinh: - Địa phương là một vùng thuần nông nên điều kiện kinh tế còn khó khăn. Vì vậy rất ít học sinh có máy tính tại nhà, các em chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường là chủ yếu. Do đó sự tìm tòi và khám phá máy tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của các em vẫn còn mang tính chậm chạp và thụ động. - Phần lớn các em học sinh chưa có kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm. Một số em còn có thái độ ham chơi, không hứng thú trong việc học tập nên khi thực hành không tập trung, gây mất trật tự, ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp. 3. Giải pháp thực hiện 3.1. Về nội dung và thời gian thảo luận: Nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau. Thời gian thảo luận có thể căn cứ vào nội dung bài học cũng như đặc điểm của lớp học. 3.2. Vai trò của giáo viên và nhóm trưởng: Vai trò của giáo viên: Thứ nhất: Khi học sinh tiến hành thảo luận, giáo viên chuyển từ vị trí người hướng dẫn sang vị trí người giám sát. Nhiệm vụ của giáo viên lúc này là nhận biết tiến trình hoạt động của các nhóm từ đó có thể có những can thiệp kịp thời để mang lại hiệu quả cao. Muốn vậy, khi giám sát hoạt động nhóm giáo viên cần: - Chú ý đến hoạt động mà giáo viên yêu cầu lớp thực hiện, không được tranh thủ làm việc riêng khi học sinh đang thảo luận. Giáo viên cần phải di chuyển, quan sát và giám sát mọi hoạt động của lớp. - Chú ý lắng nghe quá trình trao đổi của học sinh trong nhóm. Từ đó, giáo viên có thể có những phát hiện thú vị và khả năng đặc biệt của từng học sinh, hướng thảo luận của từng nhóm để điều chỉnh kịp thời. - Quan sát để xem có học sinh nào “đứng bên lề” hoạt động không? Nếu có, giáo viên tìm cách đưa các em vào không khí chung của nhóm. Thứ hai: Trong tiết học, giáo viên phải chú ý nhận biết bầu không khí xem các nhóm hoạt động “thật” hay “giả”. Thứ ba: Giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời để khi vấn đề giáo viên đặt ra lại là nguyên nhân gây nên sự thay đổi không khí hoạt động của nhóm. Nếu vấn đề quá khó, học sinh không đủ khả năng giải quyết, hoặc ngược lại, nếu vấn đề quá dễ sẽ khiến học sinh không có gì phải làm. Cả hai trường hợp này đều có thể làm giảm đi độ “nóng” của bầu không khí trong lớp. Thứ tư: Giáo viên cần khen ngợi, khuyến khích và gợi ý cho học sinh trong quá trình thảo luận nếu thật sự cần thiết. Thứ năm: Giáo viên định rõ lượng thời gian hoạt động nhóm cụ thể, và nhắc thời gian để các nhóm hoàn thành phần hoạt động của mình đúng thời gian quy định. Thứ sáu: Giáo viên cần đi vòng quanh các nhóm và lắng nghe ý kiến học sinh trong suốt buổi thảo luận nhóm nhỏ. Thỉnh thoảng cũng rất hữu ích nếu giáo viên xen lời bình luận vào giữa cuộc thảo luận của một nhóm. Đối với những vấn đề nhạy cảm thường có những tình huống mà học sinh sẽ cảm thấy bối rối, ngại ngùng khi phải nói trước mặt
- giáo viên, trong trường hợp này giáo viên có thể quyết định tránh không xen vào hoạt động của nhóm khi thảo luận. Vai trò của nhóm trưởng: Thứ nhất: Phải có khả năng tổ chức, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, bố trí chỗ ngồi cho phù hợp, hướng dẫn các thành viên thảo luận đúng với nội dung đã giao. Thứ hai: Phải biết linh hoạt và nhạy bén, có khả năng điều động tất cả các thành viên trong nhóm tham gia tích cực vào thảo luận; theo dõi, quan sát từng người để có biện pháp điều chỉnh kịp thời; lắng nghe ý kiến đóng góp thảo luận của các thành viên trong nhóm mình, động viên khuyến khích những bạn ít nói, rụt rè phát huy tính năng động, sáng tạo của các bạn trong nhóm. Như vậy, vai trò của nhóm trưởng là rất quan trọng vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải quan sát thái độ và cách làm việc của từng học sinh để lựa chọn các nhóm trưởng cho thích hợp. Tuy nhiên, nhóm trưởng không phải là người quyết định hết tất cả cho buổi thảo luận. 3.3. Thực hiện chia nhóm: Việc phân chia nhóm thường dựa trên: số lượng học sinh của lớp học, đặc điểm học sinh và chủ đề bài học. Cách chia nhóm như thế nào là hợp lý: có thể theo một tiêu chuẩn nào đó của bài học hay của giáo viên và cũng có thể hoàn toàn ngẫu nhiên hoặc có thể theo số điểm danh, theo giới tính, theo vị trí ngồi… Giáo viên giao câu hỏi cho từng nhóm (có thể chiếu lên máy chiếu, viết lên bảng phụ, viết vào giấy giao cho từng nhóm…) hướng dẫn học sinh cách thực hiện, phân bố thời gian hợp lí, giải đáp thắc mắc của học sinh trước khi chính thức đi vào hoạt động, đồng thời ghi lại chủ đề và chỉ dẫn lên bảng, máy chiếu hay thiết bị khác… Trong một tiết dạy giáo viên có thể chọn một trong số các cách chia nhóm sau đây (tùy theo đặc điểm của lớp và và nội dung bài học). Bản thân tôi đã áp dụng linh hoạt tùy theo bài theo các cách như sau: Cách 1: Chia nhóm nhỏ cùng thảo luận Với phương pháp chia nhóm này, chúng ta có thể chia nhóm 2, 3 học sinh cùng ngồi một bàn thành một nhóm, cùng thảo luận về bài thực hành mà nhóm cùng thực hiện. Sau thời gian thảo luận mỗi nhóm nhỏ cử một thành viên trình bày phương hướng giải quyết của nhóm cho cả lớp nghe (giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của nhóm, nhóm sau không được lặp lại ý của nhóm trước đã trình bày). Ví dụ: Trong bài STELLARIUM, XMIND, WINDOWS MOVIE MAKER 2.6, Gấu chơi Piano, SUDOKU sách Hướng dẫn học Tin học lớp 5. Giáo viên cho các nhóm cùng thảo luận nội dung: Giới thiệu phần mềm? Mở ứng dụng như thế nào? Tìm hiểu cách sử dụng phần mềm? Ý nghĩa của các công cụ ở thanh dọc và thanh ngang? Thoát khỏi ứng dụng? Học sinh có thể thỏa thích sáng tạo.
- Giáo viên có thể chỉ định bất kì nhóm trình bày ý kiến những nhóm sau không lặp lại ý của nhóm trước sau đó giáo viên nhận xét, kết luận. Cách 2: Chia nhóm theo bàn Với cách chia nhóm này giáo viên sẽ cho học sinh quay bàn lại với nhau, giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm thực hiện trong thời gian nhất định (cho học sinh quan sát hoặc tìm hiểu vấn đề) kết quả sẽ được đại diện của mỗi nhóm trình bày trong giờ học. Ví dụ: Bài 1 Những gì em đã biết, phần hoạt động của học sinh giáo viên sẽ chia nhóm theo cách cho hai bàn quay lại với nhau và cùng thảo luận nhiệm vụ của giáo viên giao. Ở hoạt động T1 giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm thực hiện. Mỗi nhóm sẽ làm một nhiệm vụ và không trùng nhau. Ở phần hoạt động này giáo viên giao nhiệm vụ trước cho các nhóm chuẩn bị những công việc cần thiết để chuẩn cho nội dung thảo luận trong nhóm ở tiết học. Nhóm 1: Thu thập thông tin về chủ đề Tết dương lịch 1/1(giáo viên giao nhiệm vụ trong tiết học trước) và phân loại thông tin đã thu thập được theo các dạng cơ bản: Văn bản, thông tin, hình ảnh. Nhóm 2:Thu thập thông tin về chủ đề Vì người tàn tật 18/4 (giáo viên giao nhiệm vụ trong tiết học trước) và phân loại thông tin đã thu thập được theo các dạng cơ bản: Văn bản, thông tin, hình ảnh. Nhóm 3: Thu thập thông tin về chủ đề Quốc tế thiếu nhi ngày 01/06 (giáo viên giao nhiệm vụ trong tiết học trước) và phân loại thông tin đã thu thập được theo các dạng cơ bản: Văn bản, thông tin, hình ảnh. Nhóm 4: Thu thập thông tin về chủ đề ngày khai trường 05/09 (giáo viên giao nhiệm vụ trong tiết học trước) và phân loại thông tin đã thu thập được theo các dạng cơ bản: Văn bản, thông tin, hình ảnh. Nhóm 5: Thu thập thông tin về chủ đề ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 (giáo viên giao nhiệm vụ trong tiết học trước) và phân loại thông tin đã thu thập được theo các dạng cơ bản: Văn bản, thông tin, hình ảnh. Cách 3: Chia nhóm theo sở thích Cách này thực hiện dựa trên việc các học sinh tự do lựa chọn để tạo thành một nhóm và giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện trong một thời gian nhất định (có thể quan sát, tìm hiểu một vấn đề nào đó), kết quả sẽ được đại diện của mỗi nhóm trình bày trong giờ học sau. Ví dụ: Trước khi học Bài 3 Thủ tục trong Logo. Giáo viên chia nhóm HS nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung trước, sau đó vào tiết học các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến. Nhóm 1: Tìm hiểu cách khởi động và thoát khỏi thủ tục trong Logo. Nhóm 2: Soạn thảo, lưu, dịch và chạy một chương trình. Nhóm 3: Chỉnh sửa chương trình và nhận biết một số lỗi. Nhóm 4: In ra màn hình lời chào với tên của em. Cách 4: Chia nhóm theo cách để học sinh giúp đỡ nhau Cách này thực hiện dựa trên việc giáo viên quan sát và tìm những học sinh có khả năng tiếp thu cao và hiểu bài, có năng khiếu kết hợp với học sinh chưa giỏi để tạo thành
- một nhóm và giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện trong một thời gian nhất định (có thể quan sát, tìm hiểu một vấn đề nào đó), kết quả sẽ được đại diện của mỗi nhóm trình bày. Ví dụ: Trong chủ đề Thế giới Logo, giáo viên sẽ chia các bạn có khả năng tư duy tốt và có khả năng sử dụng câu lệnh tốt, kết hợp với học sinh vẫn còn yếu trong cách làm tạo thành nhóm. Trong mỗi nhóm sẽ có một bạn đưa ý tưởng, một bạn chuyển ý tưởng thành câu lệnh, bạn còn lại sẽ gõ lệnh trên máy tính. Sau khi thực hiện xong thì các bạn trong nhóm sẽ hướng dẫn cho nhau. Khi thực hiện xong giáo viên sẽ yêu cầu những bạn còn yếu lên đại diện nhóm để báo cáo. Giáo viên sẽ nhận xét cách giúp đỡ bạn nhóm. Cách 5: Chia nhóm theo phương pháp một nhóm thực hiện, một nhóm đánh giá Cách này giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho một nhóm chịu trách nhiệm thảo luận một chủ đề nào đó và một nhóm khác có trách nhiệm nhận xét và đánh giá ý kiến trình bày của nhóm kia. Ví dụ: Bài 6 Thực hành tổng hợp, để giúp học sinh ôn lại các kiến thức đã học về thiết kế bài trình chiếu và sử dụng bài trình chiếu để giới thiệu về đất nước, quê hương em. Giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho từng nhóm thực hiện: Nhóm 1: Giới thiệu về đất nước. Nhóm 2: Giới thiệu về Thủ đô Hà Nội. Nhóm 3: Giới thiệu về Thành phố Huế. Nhóm 4: Giới thiệu về biển đảo nước ta. Nhóm 5: Giới thiệu về tỉnh, thành phố khác. Các nhóm nhận xét, sửa lỗi giúp nhóm bạn trong quá trình thực hiện. Sau đó giáo viên đánh giá và kết luận. Cách 6: Xoay vòng trắc nghiệm Giáo viên sẽ đưa ra một số trò chơi và yêu cầu các nhóm thi nhau chơi, các nhóm sẽ tìm ra câu trả lời nhanh nhất, nhóm này trả lời thì nhóm khác nhận xét. Giáo viên là người cuối cùng đưa ra kết quả nhóm chiến thắng. Ví dụ 1: Sử dụng Google Form đây là một ứng dụng do Google phát triển. Google Form không chỉ dùng để làm bài trắc nghiệm, mà phần lớn được dùng để tạo các phiếu khảo sát. Ví dụ 2: Type Form đây cũng là một trình duyệt dùng để tạo trắc nghiệm và khảo sát trực tuyến. Ưu điểm của TypeForm là có rất nhiều mẫu câu hỏi trắc nghiệm khá bắt mắt, tạo hứng thú làm bài cho học sinh. Ví dụ 3: Kiến Guru là một ứng dụng học tập dành cho các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Chúng ta có thể sử dụng Kiến Guru để tạo các cuộc thi trắc nghiệm 5 phút và 10 phút ở tất cả các môn học từ lớp 1 đến lớp 12. Kiến Guru đã có sẵn kho đề thi đảm bảo bám sát chương trình giáo dục hiện hành nên chúng ta chỉ việc vào chọn đề cho các em làm. 3.4. Trình bày kết quả thảo luận: Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức: bằng lời, đóng vai, viết hoặc vẽ lên giấy khổ to…có thể do một người thay mặt nhóm trình bày, có thể nhiều
- người trình bày mỗi người một đoạn nối tiếp nhau...Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận. Cho HS ghi nội dung bài học vào vở. 4. Kết quả 4.1. Hiệu quả do sáng kiến đem lại Sau khi nghiên cứu và qua quá trình trải nghiệm tôi nhận thấy: - Học sinh tiếp thu nhanh hơn, khá nhẹ nhàng (cả lý thuyết và thực hành) không khí lớp học thoải mái cởi mở giữa thầy và trò. - Học sinh hứng thú tham gia vào tiết học, tiết ôn tập. Tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực, nâng cao tinh thần đoàn kết... - Củng cố kiến thức của học sinh ở cấp độ nhớ, hiểu một cách hữu hiệu. - Bản thân tôi cảm thấy rất hài lòng khi áp dụng phương pháp dạy học mới vào dạy môn Tin học. Vì tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú và yêu thích tìm tòi trong quá trình học, các em biết vận dụng kiến thức đã học vào các môn học khác. - Dưới đây là bảng thống kê về chất lượng môn Tin học lớp 5/3 của trường Tiểu học Hiếu Thành đã đạt được ở học kỳ I năm học 2020 - 2021: Đầu năm học 2020 - 2021 Cuối học kỳ I Tỉ lệ Mức đạt được Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Hoàn thành tốt 9/28 32,1% 21/28 75,0% Tăng 42,9% Hoàn thành 19/28 67,9% 7/28 25,0% Giảm 42,9% Chưa hoàn thành 0/28 0% 0/28 0% 0% - Điều này mang lại niềm khích lệ rất lớn với những giáo viên như tôi. 4.2. Hiệu quả về mặt giáo dục Làm việc nhóm giúp cải thiện kinh nghiệm, kỹ năng của các thành viên tốt hơn. Hình thành cho các em một số phẩm chất và năng lực cần thiết của người lao động hiện đại như: - Giải quyết vấn đề nhanh hơn. - Thúc đẩy sự sáng tạo. - Tăng năng suất công việc. - Làm việc nhóm giúp giảm bớt căng thẳng trong công việc. - Cải thiện kỹ năng giải quyết xung đột. 5. Khả năng nhân rộng Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy ở đơn vị trường tôi cũng như một số trường bạn cùng tổ chuyên môn Tin học trong huyện Vũng Liêm đã đạt được nhiều thành công nhất định. Tỷ lệ học sinh hoàn thành tốt môn học tăng cao. Tên đồng nghiệp đã vận dụng TT Đơn vị Ký tên sáng kiến kinh nghiệm của tôi 1 Nguyễn Thị Cẩm The TH Hiếu Thành 9 2 A Thị Thúy Phượng TH Huỳnh Văn Lời 9 C. Kết luận và đề xuất 1. Kết luận Nâng cao hiệu quả giáo dục luôn là vấn đề cấp bách được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp giáo dục. Dạy tốt - học tốt là mục tiêu mà những người làm công tác giáo dục
- hướng tới. Trong năm học 2020 - 2021, thông qua quá trình tôi tiến hành thực hiện, kết quả bước đầu có nhiều khả quan, đa số các em đã hiểu được bài và vận dụng vào các bài tập tốt. Điều quan trọng hơn hết là làm tăng sự hứng thú của các em học sinh với bộ môn Tin học và có thái độ nghiêm túc hơn khi thực hành. Đồng thời, qua đó cũng nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng máy tính của học sinh. 2. Đề xuất Môn Tin học là môn học chủ yếu thực hành, máy tính là dụng cụ học tập có giá trị cao về vật chất do đó cần có sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành và nhà trường tạo điều kiện sắm sửa máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học để giúp cho các em có điều kiện học tập tốt nhất. Cần bổ sung thêm tài liệu tham khảo dành riêng cho giáo viên dạy bộ môn Tin học. Nhất là những tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tin học. Hiếu Thành, ngày 09 tháng 02 năm 2021 Người viết Mai Duy Phương
- Ý kiến của trường Kinh nghiệm này đã được thông qua HĐKH Của trường và thực hiện có kết quả tốt. Xếp loại:…………. Hiếu Thành, ngày tháng năm 2020 HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Văn Tư
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 434 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 122 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 101 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 188 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 64 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn