Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học
lượt xem 1
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh như: Thiết kế “Bảng sao chiến công”; Thực hiện “Góc cảm xúc” nhằm kiểm tra xúc cảm, sự hứng thú học tập của học sinh qua từng tiết học; Xây dựng một “thư viện” riêng của lớp để giúp đỡ những học sinh thiếu sách giáo khoa để học tập, sách báo, truyện để đọc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long Tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) Trình đóng Số Ngày tháng Chức độ Họ và tên Nơi công tác góp vào TT năm sinh danh chuyên việc tạo môn ra sáng kiến Trường Tiểu Giáo NGÔ học-Trung học viên Đại THỊ 01 12/10/1973 cơ sở Thanh chủ học sư 100% KIM Phú- Bình Long- nhiệm phạm CÚC Bình Phước lớp 31 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học”. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Công tác chủ nhiệm). 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 07/9/2020. 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: “Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học” là một mục tiêu quan trọng mà bất cứ trường học nào cũng phải hướng tới mà nòng cốt là giáo viên. Bởi vì “học sinh có tích cực trong học tập mới nâng cao được chất lượng dạy học” đó chính là điều kiện cần thiết có vai trò quyết định đến thành tích học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh, tạo tiền đề vững chắc cho các em sau này. Trong đề tài này, tôi đã áp dụng một số biện pháp mới nhằm góp phần phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh như: Thiết kế “Bảng sao chiến công”; Thực hiện “Góc cảm xúc” nhằm kiểm tra xúc cảm, sự hứng thú học tập của học sinh qua từng tiết học; Xây dựng một “thư
- 2 viện” riêng của lớp để giúp đỡ những học sinh thiếu sách giáo khoa để học tập, sách báo, truyện để đọc. 5.2. Nội dung sáng kiến: 5.2.1. Tình trạng của giải pháp đã biết: Thực tế trong thời gian qua, ngành giáo dục còn băn khoăn làm thế nào để phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh, nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Một số giáo viên chưa tìm ra được biện pháp nâng cao chất lượng dạy học. Bên cạnh đó, trình độ giáo viên chưa đồng đều, khó đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên chưa biết cách khắc phục tình trạng học sinh thụ động, ít phái biểu ý kiến trong giờ học, tiết học còn nặng nề, chưa thực sự tạo được sự cuốn hút của học sinh dẫn đến học sinh nhàm chán, thụ động trong học tập. Đây là một vấn đề tồn tại, nhà trường đã có nhiều cố gắng để khắc phục. Tuy nhiên, để tạo được cho các em cảm giác tự tin, tích cực, hứng thú khi bước chân vào trường, vào lớp; giúp các em thấy được “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì không phải tất cả giáo viên đều làm được. 5.2.2. Các giải pháp thực hiện: Để góp phần tạo không khí học tập sôi nổi, học sinh tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, thi đua giữa các tổ, giữa các cá nhân trong việc phát biểu ý kiến, tôi đã mạnh dạn thiết kế và áp dụng “Bảng sao chiến công”. * Tiết học khi chưa áp dụng “Bảng sao chiến công”: Học sinh ít phát biểu ý kiến trong giờ học, còn nói chuyện, làm việc riêng, một số em còn rụt rè, nhút nhát không dám giơ tay phát biểu nên dẫn đến lớp học trầm, buồn. * Tiết học áp dụng “Bảng sao chiến công”: Nhằm khắc phục tình trạng học sinh ít phát biểu ý kiến trong giờ học, tôi đã thiết kế Bảng sao chiến công cho lớp của mình. Tôi quy định như sau: mỗi em phát biểu ý kiến 5 lần thì được dán 1 ngôi sao. Đến tiết sinh hoạt cuối tuần, học sinh báo cho tổ trưởng tổng hợp, dán sao cho tổ của mình. Lớp trưởng tổng hợp, báo cáo giáo viên chủ nhiệm vào tiết sinh hoạt cuối tuần. Cuối tháng, cuối học kì tuyên dương - khen thưởng những cá nhân, tập thể đạt được nhiều ngôi sao.
- 3 Bằng cách làm trên, lớp học sôi nổi, tích cực, năng động hẳn lên, một số em lúc trước còn rụt rè, nhút nhát, tiếp thu bài học chậm nay đã tích cực xung phong phát biếu ý kiến trong giờ học, học hành có tiến bộ rõ rệt, các em mạnh dạn khi trao đổi học tập, tự tin trình bày ý kiến cá nhân trước tập thể. THÁNG 12 BẢNG SAO CHIẾN CÔNG (TỔ 2) Khánh Ngọc Phương Tâm Linh Nhi Ngọc Vy Quang Huy Trí Tâm Minh Trí Bun Ri Thị Ha Na Bên cạnh việc áp dụng Bảng sao chiến công, tôi còn Thực hiện “Góc cảm xúc” nhằm kiẻm tra xúc cảm, sự hứng thú học tập của học sinh qua từng tiết học. * Tiết học khi chưa áp dụng “Góc cảm xúc”: Sau mỗi tiết học, mong muốn của giáo viên là học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức, học tập một cách tích cực. Trên thực tế, muốn kiểm tra kiến thức - kĩ năng thì giáo viên sẽ thực hiện được qua cách đặt câu hỏi củng cố hoặc cho các em làm bài sau đó kiểm tra bài, tổ chức bằng nhiều hình thức khác nhau. Việc làm này chỉ kiểm tra được kiến thức của học sinh chứ cũng chưa biết rõ được cảm xúc của tất cả các em như thế nào qua tiết học, để từ đó người dạy điều chỉnh cách dạy cho phù hợp. * Tiết học khi áp dụng “Góc cảm xúc”: Sau mỗi tiết học, các thành viên trong tổ biểu hiện cảm xúc của mình bằng cách đính vào bảng của nhóm mặt cười (nếu hiểu bài, hứng thú, hài lòng với tiết
- 4 học), đính mặt mếu (nếu chưa hiểu bài, không hứng thú với tiết học), đính khuôn mặt bình thường nếu cảm thấy tiết học bình thường. Sau đó, từng tổ trưởng lên đính bảng nhóm bày tỏ cảm xúc của tổ mình lên bảng lớp. Dựa vào Góc cảm xúc của học sinh, giáo viên biết được hiệu quả của tiết dạy. Nếu tỉ lệ mặt cười nhiều hơn thì chứng tỏ rằng tiết dạy của mình có hiệu quả tốt, học sinh thích thú với bài học. Từ đó tiếp tục phát huy cách dạy đó. Nếu tỉ lệ mặt mếu nhiều hơn thì giáo viên cần suy nghĩ để điều chỉnh, thay đổi lại cách dạy của mình cho phù hợp để học sinh dễ hiểu, hứng thú, tích cực hơn trong học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Ví dụ: Một “Góc cảm xúc” của học sinh tổ 1 trong giờ học Đạo đức. TỔ 1 Góp phần tạo môi trường học tập thân thiện, giúp đỡ những học sinh thiếu sách giáo khoa để học tập, sách báo, truyện để đọc, tôi đã xây dựng một “thư viện” riêng của lớp. * Thực trạng khi chưa xây dựng một “thư viện” riêng của lớp để giúp đỡ những học sinh thiếu sách giáo khoa để học tập, sách báo, truyện để đọc. Toàn trường chỉ có một thư viện dùng chung cho tất cả các lớp. Vào giờ ra chơi, em nào muốn đọc sách, truyện thì vào thư viện mượn để đọc. Học sinh cả trường rất là đông dẫn đến trường hợp các em hết thời gian ra chơi (15- 20 phút) nhưng vẫn chưa mượn được sách, truyện để đọc. Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không có đủ sách giáo khoa để học nên đến thư viện trường để
- 5 mượn nhưng nhà trường cũng không đáp ứng được hết tất cả vì sách giáo khoa ở thư viện trường có hạn, mà học sinh có nhu cầu mượn sách giáo khoa thì nhiều. Vì thế nên một số học sinh khó khăn còn thiếu sách giáo khoa để học. * Áp dụng Xây dựng một “thư viện” của lớp nhằm giúp đỡ những học sinh thiếu sách giáo khoa để học tập, sách- báo, truyện để đọc. Nhằm đáp ứng nhu cầu mượn - đọc sách, báo của của học sinh, cuối lớp tôi đặt một giá sách dùng chung. Ở giá sách này để những quyển truyện cũ, sách cũ mà các em tự nguyện đóng góp. Có thể là truyện thiếu nhi, cổ tích, sách giáo khoa, sách nâng cao, sách tham khảo, những điều lí thú …Giá sách này có tác dụng bồi dưỡng thêm kiến thức cho các em ở nhiều lĩnh vực. Các em có ý thức chia sẻ những gì mình có cho bạn. Với cách làm này, nhiều học sinh trở nên yêu thích đọc sách, thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh. Tạo điều kiện cho những học sinh khó khăn không có tiền mua sách báo tiếp cận với sách được thường xuyên hơn và giúp đỡ một số em có hoàn cảnh khó khăn không có đủ sách giáo khoa để học. Cuối mỗi học kỳ, cuối năm dùng toàn bộ số sách này cùng với việc huy động thêm số sách không sử dụng nữa của mỗi học sinh để tặng cho nhà trường nhằm xây dựng “thư viện thân thiện”... Tôi đặt trên giá sách một “Hộp thư xanh” và khuyến khích học sinh đóng góp ý kiến. Giáo viên luôn giữ gìn bí mật, tôn trọng những thông điệp do học sinh cung cấp. Tôi còn giới thiệu với phụ huynh về hộp thư này để phụ huynh đóng góp ý kiến khi cần thiết. Chính hộp thư đó đã giúp tôi rất nhiều trong việc hiểu tâm tư tình cảm của các em, những nhu cầu cần thiết của các em. Luôn giữ mối quan hệ gần gũi, thân thiết và tốt đẹp với học sinh, khuyến khích các em nói ra những gì mình nghĩ để tất cả các giờ dạy học đều thoải mái, vui tươi và sôi nổi hơn. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Với giải pháp trên, ta có thể vận dụng vào các khối lớp học từ lớp 1 đến lớp 5 và bất kì trường Tiểu học nào trong và ngoài địa bàn cũng có thể áp dụng được và đạt hiệu quả cao. 6. Những thông tin cần được bảo mật(nếu có):
- 6 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Điều kiện khách quan: Trường học phải đảm bảo cơ sở vật chất, lớp học được trang bị đầy đủ trang thiết bị dạy học theo quy định của Điều lệ trường Tiểu học. Điều kiện chủ quan: Giáo viên cần tích cực trong giảng dạy, yêu nghề, mến trẻ, đi đầu trong phong trào phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Giáo viên là người đề xuất những biện pháp mới nhằm góp phần tạo cho học sinh thấy được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 8.1. Kết quả đạt được: Qua thời gian áp dụng sáng kiến, kết quả ban đầu cho thấy: Tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt, hoàn thành các môn học tăng nhiều hơn so với đầu năm học; không có học sinh bỏ học; học sinh trở nên đoàn kết, yêu thương nhau hơn, không xảy ra trường hợp đánh nhau gây mất đoàn kết; các em tích cực hơn; học sinh hứng thú, chủ động, tích cực trong học tập, nhiệt tình để đem hết tâm trí của mình vào việc học; có được phương pháp tự học, tự rèn ở trường, ở nhà tốt; có chuyển biến cả nhận thức, hành vi và thái độ. Học kì I năm học 2020- 2021 đã đạt kết quả như sau: - Sĩ số: 37 học sinh - Duy trì sĩ số: 100% a) Kết quả khảo sát 37 học sinh: Ý kiến Nội dung khảo sát Có Không khác Em có thích cách dán sao chiến công của lớp 37 mình không? Em thích bày tỏ cảm xúc của mình qua từng tiết 37
- 7 học không? Em đã có lần nào bày tỏ ý kiến của mình và bỏ 30 vào hộp thư xanh để tâm sự với cô giáo chưa? Em có thích đóng góp sách báo vào Thư viện 37 của lớp không? Em có đọc sách, báo, truyện ở thư viện của lớp 37 mình chưa? b) Kết quả kiểm tra HKI Môn TSHS Dưới 5 5 đến 6 7 đến 8 9 đến 10 TS Nữ TS % TS % TS % TS % T Việt 37 18 0 0 5 13.5 12 32.4 20 54.1 Toán 37 18 0 0 3 8.1 6 16.2 28 75.7 Tin học 37 18 0 0 6 16.2 13 35.2 18 48.6 Mức độ hoàn thành môn học Môn TSHS HTT HT CHT TS Nữ TS % TS % TS % T Việt 37 18 20 54.1 17 45.9 0 0 Toán 37 18 28 75.7 9 24.3 0 0 Tin học 37 18 19 51.4 18 48.6 0 0 TN&XH 37 18 25 67.6 12 32.4 0 0 Đạo đức 37 18 26 70.3 11 29.7 0 0 Thủ công 37 18 18 48.6 19 51.4 0 0 Mĩ thuật 37 18 15 40.5 22 59.5 0 0 Âm nhạc 37 18 17 45.9 20 54.1 0 0 Thể dục 37 18 18 48.6 19 51.4 0 0 c) Sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất: Mức độ hình thành và phát Học sinh được đánh giá triển TS Tốt Đạt Cần cố HS gắng Tổng % Tổng % Tổng % số số số Năng Tự phục vụ, tự quản 37 30 81.1 7 18.9 0 0 lực Hợp tác 37 29 78.4 8 21.6 0 0 Tự học và giải quyết 37 28 75.7 9 24.3 0 0 vấn đề Phẩm Chăm học, chăm làm 37 30 81.1 7 18.9 0 0 chất Tự tin, trách nhiệm 37 31 83.8 6 16.2 0 0 Trung thực, kỉ luật 37 32 86.5 5 13.5 0 0 Đoàn kết, yêu thương 37 33 89.2 4 11.8 0 0
- 8 d) Kết quả các phong trào hoạt động Đội Thiếu niên cấp trường: Giải Nhất Hội thi Kể chuyện theo sách Giải Nhì Hội thi Lồng đèn Giải Nhì Hội thi Văn nghệ chào mừng ngày 20/11 Giải Nhất Heo đất tình thương Giải Nhất Kế hoạch nhỏ 8.2. Bài học kinh nghiệm: Tôi luôn quan tâm một cách sâu sắc đến việc “Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học”. Để từ đó, đem hết khả năng và lòng nhiệt huyết của mình, chăm lo cho học sinh, bằng tất cả tấm lòng và tình thương yêu. Sự thân thiện, ân cần của người thầy đã giúp các em ngày càng yêu trường, yêu lớp, như thế, các em sẽ cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Để đạt được điều đó, giáo viên phải thường xuyên quan tâm rèn luyện kĩ năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống. Thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm cho học sinh. Luôn phải có sự đổi mới trong các hình thức rèn luyện, thi đua, giáo dục để tạo hứng thú, mới mẻ đối với học sinh. Tạo môi trường học tập thực sự phấn khích đối với học sinh nhưng đồng thời phải phục vụ cho mục tiêu rèn luyện văn hóa, đạo đức và kĩ năng sống cho các em. Để từ đó, học sinh biết yêu quý ngôi trường mình đang học tập, kính trọng thầy cô, yêu thương hòa nhã với bạn. Các em xem lớp học thực sự là gia đình thứ hai của mình, để giúp những mầm búp yêu thương lớn lên, phát triển một cách toàn diện nhất. 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):
- 9 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thanh Phú, ngày 22 tháng 02 năm 2021 Người nộp đơn Ngô Thị Kim Cúc
- 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Cách hướng dẫn giải toán tìm X ở bậc Tiểu học
30 p | 2235 | 370
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 432 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 215 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 187 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 174 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 121 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 167 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng sử dụng sơ đồ đoạn thẳng trong giải toán có lời văn
27 p | 126 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 163 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 100 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 131 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 127 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng đội ngũ, hoạt động phù hợp mang lại hiệu quả và thiết thực trong dạy và học ở Trường tiểu học An Lộc A
14 p | 55 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 187 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 145 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
27 p | 62 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn