Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp triển khai phong trào Kế hoạch nhỏ tại trường tiểu học
lượt xem 4
download
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học được hoàn thành với một số biện pháp như sau: Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của phong trào “ Kế hoạch nhỏ; Thực hiện “Kế hoạch nhỏ” hàng ngày; Thực hiện đợt cao điểm phong trào “Kế hoạch nhỏ”; Hướng dẫn học sinh biết cách tái chế rác thải thành những đồ dùng có ích phục vụ trong sinh hoạt, trong học tập cũng như giải trí
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp triển khai phong trào Kế hoạch nhỏ tại trường tiểu học
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long. Tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) Trình đóng góp Ngày tháng Nơi Chức độ STT Họ và tên vào việc năm sinh công tác danh chuyên tạo ra sáng môn kiến Giáo Trường viên TRƯƠNG Cao TH Lê Tổng 1 THỊ HOÀI 25/11/1988 đẳng sư 100% Văn phụ VI phạm Tám trách Đội 1/ Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Phương pháp triển khai phong trào “ Kế hoạch nhỏ” tại trường tiểu học” 2/ Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 3/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục - đội 4/ Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Thời gian áp dụng thử từ ngày 1/10/2020. Thời gian áp dụng lần đầu từ ngày 01/12/2020. 5/ Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Phong trào "Kế hoạch nhỏ" là một phong trào lớn của thiếu nhi Việt Nam ra đời từ năm 1958 do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức theo sáng kiến của thiếu nhi tỉnh Sơn Tây và Hải Phòng, lấy kinh phí để xây dựng nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong tại Hải Phòng (đi vào hoạt động vào năm 1959). Phong trào “ Kế hoạch nhỏ” không những mang lại hiệu quả về vật chất, mà còn mang ý nghĩa về mặt tinh thần, ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục đội viên, học sinh biết xây dựng cuộc sống, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn và biết giữ gìn vệ sinh mội trường Xanh- Sạch – Đẹp . Có thể nói "Kế hoạch nhỏ" là một trong những phong trào lớn đã trở thành truyền thống trong hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh suốt mấy chục năm qua. Với nhiều hoạt động và hình thức thực tế rất phong phú như: thu gom giấy vụn, ve chai, phế liệu, nuôi heo đất, …… để thực hành tiết kiệm và góp phần gây quỹ
- 2 Đội. Và đặc biệt tính mới của phong trào là được thực hiện xuyên suốt trong năm học và tạo nên nhiều sản phẩm từ những phế liệu bỏ đi để đạt được hiệu quả cao cho phong trào.Thông qua các hoạt động đó, các em được tự rèn luyện và được giáo dục những truyền thống cách mạng, những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 5.2.2 Nội dung sáng kiến 5.2.1 Lý do chọn đề tài Là một trường nằm trên địa bàn phường An Lộc, nhưng hầu hết các em học sinh của trường đều xuất phát từ gia đình làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, giáo dục học sinh về bảo vệ môi trường còn nhiều khó khăn và thử thách. Chính vì vậy, việc phát động và tổ chức các hoạt động, phong trào của tổ chức Đội nói chung và các hoạt động của nhà trường, địa phương nói riêng không phải lúc nào cũng thuận lợi và xuyên suốt. Trong đó phong trào “ Kế hoạch nhỏ” cũng gặp nhiều thử thách cần phải giải quyết. Nhiều năm học qua, ở các trường trong toàn thị xã chỉ tham gia phong trào “ Kế hoạch nhỏ” theo hướng chỉ cần nộp đủ chỉ tiêu theo đúng quy định của Hội đồng Đội, chưa kịp thời động viên các em có ý thức tham gia tốt các phong trào như ‘‘Tiếp sức đến trường’’ ‘‘Xe đạp vì bạn nghèo’’ ‘‘Vòng tay bạn bè’’… và đặc biệt là phong trào “ Kế hoạch nhỏ”. Nhiều trường hình thức tổ chức chưa phong phú, đa dạng chỉ thu giấy và vỏ lon không có hình thức khác. Mặt khác, phong trào kế hoạch nhỏ chỉ dừng lại ở thu lượm phế liệu theo 2 đợt như thường lệ. Vì vậy phong trào không được thực hiện xuyên suốt năm học dẫn đến học sinh chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa của phong trào“ Kế hoạch nhỏ”. Từ những vấn đề trên ảnh hưởng đến ý thức học sinh đồng thời ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường của nhà trường cũng như hiệu quả của phong trào “Kế hoạch nhỏ”. 5.2.2. Biện pháp thực hiện Từ những thực tế trên, việc tuyên truyền cũng như tổ chức thực hiện phong trào “ Kế hoạch nhỏ” cần phải có những hình thức và phương pháp thực hiện thật hiệu quả, huy động các bộ phận trong nhà trường cùng toàn bộ học sinh tích cực tham gia. Chính vì vậy, khi thực hiện phong trào “Kế hoạch nhỏ” thay vì thực hiện như các năm trước Liên đội đã thực hiện các biện pháp cụ thể như sau: 5.2.2.1 Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của phong trào “ Kế hoạch nhỏ”. Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi có kế hoạch triển khai đến tận cán bộ, giáo viên, nhân viên và toàn thể học sinh của trường trong buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, trong các buổi phát thanh măng non tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò và mục đích của phong trào “Kế hoạch nhỏ”. Từ đó giáo viên, học sinh và phụ huynh sẽ hiểu được ý nghĩa thiêng liêng và mục đích sâu sắc của phong trào “Kế hoạch nhỏ”.
- 3 5.2.2.2 Thực hiện “Kế hoạch nhỏ” hàng ngày. Ngay từ đầu năm học, Liên đội đã tham mưu Ban giám hiệu nhà trường trang bị sọt rác “Kế hoạch nhỏ” tại các lớp học để các em thu nhặt giấy vụn, vỏ lon hàng ngày ngay tại lớp mình và ở sân trường. Sau khi được sự thống nhất của Hội đồng Sư phạm nhà trường, Liên đội đã triển khai hướng dẫn cho Ban chỉ huy Liên - Chi đội để các em hiểu rõ ý nghĩa của phong trào để từ đó các em tuyên truyền, vận động các bạn học sinh khác trong lớp của mình để cùng thực hiện tốt. Đối với các em lớp 1,2,3 thì trong các buổi sinh hoạt sao cũng được các anh chị phụ trách sao hướng dẫn, giải thích ý nghĩa của phong trào để các em hiểu và cùng nhau thực hiện. Sau khi các em học sinh đã hiểu được ý nghĩa của phong trào kết hợp với việc nhắc nhở, tổ chức thi đua giữa các lớp vào các buổi chào cờ, các buổi phát thanh măng non dần dần các em cũng thực hiện tốt đem lại hiệu quả cao. Nhiều học sinh nghèo được hỗ trợ từ phong trào “Kế hoạch nhỏ” bằng các suất học bổng, xe đạp. Cảnh quan môi trường sư phạm ngày càng sạch đẹp. 5.2.2.3 Thực hiện đợt cao điểm phong trào “Kế hoạch nhỏ”. Trường Tiểu học Lê Văn Tám là một trường cách trung tâm phường An Lộc hơn 2 km với tổng số lớp học 10 lớp và 255 học sinh. Điều kiện kinh tế của người dân cũng còn khó khăn. Do đó, để đạt được chỉ tiêu theo yêu cầu của Hội đồng Đội và tặng cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn những suất học bổng, xe đạp thì Liên đội đã phát động đợt cao điểm hội thu phong trào kế hoạch nhỏ vào sau Tết nguyên đán. Vào tháng 1 hàng năm, Liên đội lên kế hoạch phát động đợt cao điểm hội thu “Kế hoạch nhỏ ” đợt II và triển khai trong cuộc họp Hội đồng Sư phạm nhà trường sau đó triển khai trong cuộc họp của Ban Chỉ huy Liên đội. Triển khai đôn đốc vào các buổi lễ chào cờ, các buổi phát thanh măng non để các em tận dụng các vỏ lon nước ngọt, lon bia ... của nhà mình dùng trong dịp Tết Nguyên Đán để gom lại thực hiện phong trào vào tuần đầu tiên sau khi nghỉ tết đồng thời phát động thi đua tặng danh hiệu “Dũng sỹ kế hoạch nhỏ” cho những em có thành tích xuất sắc. Do đó sau mỗi đợt cao điểm hội thu “Kế hoạch nhỏ” hàng năm, Liên đội đã thu hơn 5000 vỏ lon bia. Với số tiền thu được, ngoài việc nộp về Hội đồng Đội thị xã theo quy định, Liên đội còn trích ra từ phong trào “Kế hoạch nhỏ” trao tặng xe đạp, suất học bổng cho các bạn học sinh nghèo và một phần dùng để tuyên dương những em có thành tích xuất sắc trong phong trào “Kế hoạch nhỏ” hoặc trang bị thêm thiết bị phục vụ cho hoạt động Đội như trống, cờ, trang phục nghi lễ. 5.2.2.4 Hướng dẫn học sinh biết cách tái chế rác thải thành những đồ dùng có ích phục vụ trong sinh hoạt, trong học tập cũng như giải trí: Ngoài việc giáo dục các em biết thu gom phế liệu thì Liên đội cũng phát động đến các em học sinh từ những phế liệu mình thu gom được chúng ta tạo ra những dụng cụ, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Những dụng cụ phục vụ cho học tập cũng như tạo ra những đồ chơi phục vụ cho bản thân mình và gia đình mình. Đây cũng là một phần nội dung của cuộc thi sáng tạo
- 4 thanh thiếu niên nhi đồng do cấp trên phát động. Từ đó các em có ý thức tiết kiệm hơn và đặc biệt phát huy sự sáng tạo của các em. Trong những năm qua, Liên đội cũng có các sản phẩm được tái chế từ phế liệu các em thu gom đạt giải cấp thị xã như: ô tô đồ chơi làm bằng ống hút, máy tách hạt ngô làm từ sắt vụn... từ đó đem lại cho các em niềm say mê sáng tạo. 5.2.2.5 Thực hiện “Kế hoạch nhỏ” thông qua các buổi lao động vệ sinh trường lớp: Ngoài việc tận dụng các phế liệu thì Liên đội cũng triển khai kế hoạch nhỏ thông qua các buổi lao động vệ sinh trường, lớp. Qua đó giáo dục các em tinh thần lao động tập thể, bảo vệ môi trường đồng thời nhặt giấy vụn, chai nhựa bổ sung thêm vào sọt rác cuối tháng bán ve chai. Đây cũng là phương pháp thực hành thực tế qua đó giúp các em khắc sâu hơn về kỹ năng làm việc tập thể và bảo vệ môi trường. 5.2.2.6 Phát động phong trào “Kế hoạch nhỏ” thông qua việc thu gom quần áo, sách giáo khoa cũ. Ngoài việc phát động thu gom phế liệu, vệ sinh trường lớp Liên đội còn tổ chức phát động phong trào kế hoạch nhỏ thu gom quần áo, sách giáo khoa cũ để trao tặng cho học sinh nghèo tại Liên đội. Hàng năm Liên đội phát động 2 đợt: đợt 1 vào đầu năm học thu gom quần áo đồng phục, quần áo thể dục, quần áo khác còn sử dụng được, sách giáo khoa đã qua sử dụng mang về kết hợp cùng với Chi đoàn giáo viên trong trường tiến hành phân loại và giặt ủi để trao tặng cho học sinh nghèo không có điều kiện mua quần áo, sách vở để đến trường nhân dịp đầu năm học mới. Đợt 2 vào tháng 1 khi kết thúc học kì I, kết hợp cùng phong trào cây mùa xuân cho bạn quyên góp gạo, mì tôm, quần áo... để tặng cho các em học sinh khó khăn có điều kiện đón tết tốt hơn. Hàng năm, Liên đội trao hàng chục bộ quần áo đồng phục, quần áo thể dục, hàng chục bộ sách giáo khoa và hàng trăm quyển tập cho các em học sinh nghèo. 5.2.2.7 Tuyên dương những học sinh, lớp có thành tích cao trong việc thực hiện phong trào “Kế hoạch nhỏ”. Việc khen thưởng và kịp thời là một trong những việc làm quan trọng để khích lệ, tuyên dương những hành động, việc làm tốt. Do vậy, hằng năm trong khi thực hiện phong trào “Kế hoạch nhỏ” Liên đội đều tiến hành sơ kết, tổng kết phong trào nhằm tuyên dương những học sinh, đội viên tiêu biểu trong quá trình thực hiện, phong tặn danh hiệu “Dũng sĩ Kế hoạch nhỏ” cho những cá nhân thực hiện tốt nhất. Đây là một trong những việc làm nhằm khen thưởng kịp thời cho các em đồng thời cũng là biện pháp nêu gương trước toàn bộ học sinh để các em học tập và làm theo. Việc tuyên dương này có thể được tiên hành trong các buổi chào cờ đầu tuần cũng như sinh hoạt lớp. 5.2.2.8 Huy động các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Ngoài các bước cơ bản trên, để phong trào "Kế hoạch nhỏ" đem lại hiệu quả cao cần xác định rõ vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Cụ thể:
- 5 * Về phía Ban giám hiệu nhà trường: Ngay từ đầu năm học cần củng cố Ban phụ trách đội, phát huy tốt vai trò của giáo viên Tổng phụ trách, giáo viên Phụ trách chi đội (giáo viên chủ nhiệm các khối lớp 4, 5). Tham dự Đại hội Liên đội hàng năm để nắm tình hình hoạt động của Liên đội năm học trước, cũng như biết được công việc trọng tâm của năm tiếp theo, từ đó có sự chỉ đạo cho Ban phụ trách đội từng nội dung, chỉ tiêu quan trọng cần phải thực hiện. *Vai trò của Giáo viên Tổng phụ trách Đội: Phát huy tốt vai trò tham mưu trong việc phát động các phong trào. Chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể như: mục đích, yêu cầu, thời gian thực hiện, nội dung hình thức và biện pháp thực hiện…. phát động đến toàn liên đội, đặc biệt là thông qua cuộc họp Ban phụ trách đội, họp Hội đồng sư phạm. Theo dõi, đôn đốc Ban chỉ huy liên đội, chi đội, đội viên, học sinh trong việc tham gia thực hiện các phong trào. Thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện phong trào thông qua các cuộc họp Ban phụ trách đội, họp Hội đồng sư phạm. Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, giáo dục ý nghĩa của phong trào, thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt đội, sinh hoạt sao…. Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích cao trong thực hiện phong trào "Kế hoạch nhỏ". *Giáo viên phụ trách chi đội, phụ trách lớp sao (giáo viên chủ nhiệm lớp). Ngoài việc tuyên truyền dưới cờ, sinh hoạt đội và sinh hoạt sao thì việc tuyên truyền, phát động của giáo viên chủ nhiệm cũng góp phần rất quan trọng đến hiệu quả của phong trào "Kế hoạch nhỏ". Giáo viên chủ nhiệm là người thường xuyên tiếp xúc, trao đổi với các em cũng như đối với phụ huynh học sinh. Chính vì thế giáo viên chủ nhiệm sẽ là một cầu nối quan trọng để phong trào "Kế hoạch nhỏ" đạt kết quả cao. Để thực hiện tốt, giáo viên chủ hiệm cần: Thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở giáo dục các em về ý nghĩa của phong trào hàng ngày, đặc biệt là trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Tạo sự thân thiện, gần gũi giữa phong trào "Kế hoạch nhỏ" đối với các em. Cần có thái độ mềm dẽo thu hút học sinh, tránh tình trạng triển hình thức. Cần có sự theo dõi, kiểm tra đôn đốc công tác thực hiện phong trào của lớp mình. Tạo điều để phụ huynh học sinh biết về phong trào kế hoạch nhỏ. Đối với các phong trào lớn được triển khai ngay từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm cần triển khai đến phụ huynh học sinh thông qua các cuộc họp phụ huynh
- 6 học sinh, từ đó cùng với nhà trường tuyên truyền vận động cho phụ huynh học sinh hiểu và đồng tình ủng hộ kế hoạch đã đề ra. *Ban chỉ huy Liên đội, chi đội Ban chỉ huy Liên đội, chi đội là người trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của phong trào. Ban chỉ huy Liên, chi đội là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện các phong trào. Chính vì thế các em học sinh nằm trong Ban chỉ huy Liên đội, chi đội phải là những học sinh gương mẫu, nhanh nhẹn, có kỹ năng nói mang tính thuyết phục các bạn. Ban chỉ huy Liên đội thường xuyên tuyên truyền cho các bạn về ý nghĩa, mục đích của phong trào kế hoạch nhỏ, đặc biệt là các phong trào lớn như : Xây tượng Anh Kim Đồng, chị Võ Thị Sáu hay gây quỹ học bỗng…. nêu rõ ý nghĩa cụ thể của từng phong trào vào ngày thứ 6 sinh hoạt cuối tuần để đạt hiểu quả cao hơn trong công tác tuyên truyền. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục ý nghĩa của phong trào thông qua chào cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt đội, sinh hoạt sao cũng như phát thanh măng non. Định hướng cho các bạn có nhiều hình thức thực hiện kế hoạch nhỏ như: thu gom giấy vụn, phế liệu, tiết kiệm tiền ăn sáng…. giúp cho các bạn thực hiện phong trào dễ dàng hơn. Liên đội trường đều bố trí ở mỗi lớp học 2 sọt rác, để khi học sinh có giấy vụn, giấy nháp…… thì học sinh sẽ tự giác bỏ vào và phân loại, Ban chỉ huy chi đội sẽ thu gom lại, ghi vào sổ theo dõi. Bên cạnh đó, những học sinh tích cực tham gia phong trào đều được xem xét để Ban chỉ huy Liên đội khen thưởng và tuyên dương danh hiệu "Nhi đồng ngoan" hay "Đội viên xuất sắc", qua đó khích lệ các em phấn đấu, hăng hái tham gia phong trào. *Vai trò của đội viên, học sinh Đây là lực lượng chính tham gia vào phong trào "Kế hoạch nhỏ". Phong trào có thành công hay thất bại là do lực lượng này. Để phong trào "Kế hoạch nhỏ" thành công, thì lực lượng này phải thật sự hiểu về ý nghĩa của phong trào, nội dung, hình thức thực hiện phong trào. Nếu các em học sinh không hiểu được ý nghĩa, nội dung, hình thức thực hiện thì rất dễ làm cho phong trào sai lệch về ý nghĩa, không thực hiện được. Vì vậy, các em học sinh cần phải chú ý lắng nghe thầy Tổng phụ trách triển khai kế hoạch dưới cờ, giáo viên chủ nhiệm triển khai ở lớp cũng cũng như khi tham gia sinh hoạt Đội, sinh hoạt sao…...Tuyên truyền rộng rãi trong các bạn với hình thức truyền miệng, kêu gọi với nhau cùng thực hiện. *Vai trò của phụ huynh học sinh
- 7 Như đã nêu ngay từ đầu, việc giữ mối liên hệ giữa nhà trường và phụ huynh học sinh là rất cần thiết, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như các hoạt động khác. Khi phụ huynh học sinh hiểu được ý nghĩa thật sự của phong trào thì phong trào rất dễ dàng thực hiện. Phụ huynh học sinh cần giữ mối liên hệ mật thiết với nhà trường cũng như đối với giáo viên chủ nhiệm, từ đó giúp cho phụ huynh nắm rõ hơn về các hoạt động học tập của con em mình nhưng đồng thời cũng hiểu được các hoạt động phong trào của trường, của lớp. Tạo điều kiện thuận lợi cho con em tham gia tốt các hoạt do trường tổ chức, có thể sẽ giúp phát triển toàn diện học sinh. Ngoài ra, khi học sinh tham gia phong trào "Kế hoạch nhỏ" còn là điều kiện tốt để các em thể hiện mình như: ý thức tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái…… Mặt khác, một số kế hoạch lớn trường còn phải tham khảo ý kiến của phụ huynh học sinh. Sự đồng tình và thấu hiểu của phụ huynh học sinh là một yếu tố giúp cho phong trào "Kế hoạch nhỏ" ở trường học đạt hiệu quả cao. 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến Giải pháp này có thể áp dụng rộng rãi tới nhiều Liên đội từ Tiểu học đến Trung học cơ sở vì phong trào “ Kế hoạch nhỏ” là một phong trào lớn của Tổ chức Đội năm học nào cũng thực hiện. Việc áp dụng giải pháp này sẽ mang lại những kết quả khả quan và tích cực nếu các Liên đội tiến hành thực hiện thường xuyên có sự giám sát chặt chẽ của nhà trường. Khi thu được nhiều kết quả sẽ đem lại một nguồn quỹ cho Liên đội để trao các suất học bổng, xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. 6. Những thông tin cần được bảo mật : Không 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 8.1. Kết quả: + Ý thức về bảo vệ môi trường, cảnh quan trường lớp, sử dụng tiết kiệm của học sinh được nâng lên rõ rệt. + Học sinh biết đồng cảm và chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống đối với các bạn học sinh nghèo, học sinh có điều kiện khó khăn trong trường. + Học sinh được trải nghiệm thực tế bằng các hoạt động cụ thể, được thực hành làm việc tập thể nêu cao vai trò tự quản của tổ chức Đội trong trường học. + Nhiều học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ tiếp tục đến trường hạn chế tình trạng học sinh bỏ học do kinh tế gia đình khó khăn. + Nhờ phong trào “Kế hoạch nhỏ” mà môi trường sư phạm luôn được sạch sẽ được Hội đồng Đội và Phòng Giáo dục ghi nhận. 8.2. Bài học kinh nghiệm:
- 8 Từ giải pháp trên, sau khi áp dụng bản thân tôi rút ra được bài học sau: - Lập kế hoạch, triển khai đến các chi đội, các lớp sao (có sự phê duyệt của Ban giám hiệu) - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm kiểm tra, giám sát. - Sơ, tổng kết những việc làm được khi triển khai kế hoạch vào thời gian thích hợp và có sự tuyên dương, khen thưởng kịp thời theo từng đợt. - Công khai số lượng, số tiền thu được từ phong trào "Kế hoạch nhỏ” - Một nội dung không kém phần quan trọng là phải thực hiện cho được công tác tuyên truyền, vận động. Phải quyết tâm "vận" làm sao cho các đối tượng có ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào "động", thì lúc đó chắc chắn phong trào sẽ có hiệu quả cao. Trên đây là một số giải pháp của tôi trong việc tổ chức thực hiện phong trào “ Kế hoạch nhỏ” trong trường . Bước đầu thực hiện thu được kết quả tương đối tốt .Trong năm học tới tôi sẽ tiếp tục áp dụng và tìm thêm những giải pháp để phong trào “Kế hoạch nhỏ” sẽ thực hiện tốt và xuyên suốt hơn. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bình Long, ngày 01 tháng 03 năm 2021 Người nộp đơn
- 9 Trương Thị Hoài Vi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp dạy giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 2
21 p | 220 | 30
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài tập tìm hình ảnh so sánh trong phân môn luyện từ và câu lớp 3
27 p | 169 | 24
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
17 p | 189 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao hoạt động của thư viện trường học nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm
18 p | 163 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1
17 p | 175 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tập đọc
15 p | 148 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 trong môn Tiếng Việt
49 p | 123 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 5
20 p | 168 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học toán cho học sinh lớp 1A2, lớp 1a4, lớp 1A6 trường Tiểu học Thị Trấn
33 p | 164 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 3 ở trường tiểu học Mỹ Thuỷ
12 p | 102 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp phát triển các bài hát nhằm mục đích gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học
17 p | 129 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Làm thế nào để đẩy mạnh hoạt động thư viện
23 p | 133 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Giáo dục thể chất theo định hướng tích hợp các môn học nhằm phát huy năng lực học sinh tiểu học
23 p | 147 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp huấn luyện chạy cự ly ngắn cho học sinh
14 p | 96 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học Ngọc Lâm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông
9 p | 60 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn