Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế bộ tranh 3D sử dụng trong hoạt động rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh ở trường Tiểu học
lượt xem 7
download
Sáng kiến kinh nghiệm "Thiết kế bộ tranh 3D sử dụng trong hoạt động rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh ở trường Tiểu học" gồm các biện pháp sau: Thiết kế bộ tranh 3D sử dụng trong hoạt động kể chuyện và hướng dẫn học sinh cách làm tranh 3D; Sử dụng tranh 3D trong các hoạt động dạy - học; Phối kết hợp với phụ huynh để tạo môi trường cho học sinh đến với chuyện kể có hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Thiết kế bộ tranh 3D sử dụng trong hoạt động rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh ở trường Tiểu học
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến thành phố Tam Điệp. Chúng tôi là: Năm Nơi công Trình Tỉ lệ % đóng TT Họ tên Chức danh sinh tác độ CM góp tạo ra SK 1 Hà Thị Tâm 1968 Hiệu trưởng ĐH 20 P. Hiệu 2 Trần Văn Quế 1972 ĐH 20 trưởng Trường 3 Đinh Thị Ngọc Hà 1974 TH Trần GV ĐH 20 Phú 4 Đỗ Thị Hồng Thu 1975 GV ĐH 20 5 Đinh Thị Thanh Mai 1993 NV Thư viện TC 20 Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Thiết kế bộ tranh 3D sử dụng trong hoạt động rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh ở trường Tiểu học” Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Tiểu học. Thời gian áp dụng: 1 năm học, từ tháng 9 năm 2021. I. Mô tả bản chất của sáng kiến Kể chuyện là phân môn quan trọng trong chương trình, nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Mục đích chủ yếu của giờ kể chuyện là phát triển kĩ năng nói, kĩ năng nghe, kĩ năng đọc; mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, con người; bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinh. Các chuyện được kể ở sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 có nội dung rất phong phú: chuyện thời xưa, chuyện thời nay, chuyện của Việt Nam, chuyện của nước ngoài. Trong giờ kể chuyện, người giáo viên có điều kiện thuận lợi để dạy học theo hướng tích hợp: vừa luyện tập kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt, Tập làm văn và Văn học, vừa bồi dưỡng nghệ thuật (hội hoạ, diễn xuất, thẩm mĩ), giáo dục đạo đức, Kỹ năng sống ... cho học sinh. Vì thế giờ kể chuyện là giờ người giáo viên có thể khai thác tối đa tiềm năng giáo dục to lớn của nó, và cũng là giờ mong đợi nhất của học sinh Tiểu học. Thực tế tại một số trường Tiểu học hiện nay một số giáo viên thiếu năng lực tổ chức giờ học, chưa phát huy hết năng lực kể chuyện, không truyền được cảm hứng cho học sinh; đồ dùng dạy học nghèo nàn…. Điều này đã biến tiết Kể chuyện
- 2 trở nên đơn điệu, học sinh thụ động, không phát huy được tài năng, sự sáng tạo cũng như kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh. Xuất phát từ lý do đó mà chúng tôi đã nghiên cứu “Thiết kế bộ tranh 3D sử dụng trong hoạt động rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh ở trường Tiểu học” Giải pháp này được đưa vào áp dụng dùng thử tại trường Tiểu học Trần Phú từ tháng 9/2021 và đã thu được những thành công nhất định. 1. Giải pháp cũ thường làm: Trong giờ học có hoạt động kể chuyện giáo viên thường tổ chức các bước sau: + Giáo viên đọc cho học sinh nghe câu chuyện + Sử sụng một số câu hỏi khai thác nội dung câu chuyện + Gọi một số học sinh có khả năng tốt hơn kể lại theo từng đoạn hoặc cả nội dung câu chuyện * Hạn chế của giải pháp cũ: Tiết học ngắn gọn, nhàm chán, đơn điệu; chưa lôi cuốn học sinh, chưa tạo lòng say mê hứng thú đối với hoạt động này; tiết dạy không có tranh minh họa và học sinh chưa hòa nhập được với các nhân vật trong câu chuyện. Do vậy chưa phát huy được tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh, đồng thời không rèn luyện được kĩ năng lao động trí tuệ, gây cản trở việc chiếm lĩnh tri thức một cách thụ động. Việc rèn luyện kĩ năng không được quan tâm một cách đúng mức. Như vậy việc sử dụng phương pháp dạy học cũ làm hạn chế tính ưu việt của chương trình mới, đồng thời không phát huy được tính tích cực của HS trong quá trình học tập. 2. Giải pháp mới: * Giải pháp 1: “Thiết kế bộ tranh 3D sử dụng trong hoạt động kể chuyện” và hướng dẫn học sinh cách làm tranh 3D Bước 1: Sưu tầm vật liệu làm Gồm một số tấm Fomex kích thước 40 x 50 cm. Các tấm xốp màu dày từ 2 đến 5mm, màu vẽ, len, keo, nam châm lá… (Phụ lục 1) Bước 2: Tạo hình các nhân vật Trên cơ sở nội dung của câu truyện, tạo hình các nhân vật chính được cắt từ các tấm xốp dày 5mm. Sử dụng màu vẽ , sợi len để tạo mắt, tóc, quần áo… để hình ảnh nhân vật sống động hơn. (Phụ lục 2) Bước 3: Cắt, vẽ những chi tiết phụ. Tạo màu nền Cắt các tấm Fomex kích thước 40 x 50 cm; Vẽ, cắt những hình ảnh, những chi tiết phụ cho bức tranh. Tạo màu nền bằng những tấm xốp hoặc tô màu nền (Phụ lục 3)
- 3 Bước 4: Cắt dán tranh tạo hình 3D Dùng nam châm để đính các nhân vật để nhân vật dễ dàng di chuyển vị trí, tư thế trong bức tranh. Dùng keo dán những chi tiết phụ. (Phụ lục 4) Bước 5: Liên kết các bức tranh theo nội dung câu chuyện Dùng dây ruy băng để kết nối các bức tranh của một câu chuyện tạo nên một bộ tranh có nội dung hoàn chỉnh. (Phụ lục 5) *Giải pháp 2: Sử dụng tranh 3D trong các hoạt động dạy - học Bộ tranh giúp giáo viên thực hiện giảng dạy các bài kể chuyện trong chương trình môn Tiếng Việt, môn Đạo đức; trong Tiết đọc thư viện, môn Mĩ thuật…. rất đơn giản, không phải mất nhiều thời gian chuẩn bị đồ dùng, nhà trường không phải mua riêng từng đồ dùng. Có thể sử dụng trong một số hoạt động sau: Hoạt động1: Sử dụng để dạy học trong hoạt động kể chuyện môn Tiếng Việt lớp 1(Chương trình GDPT 2018 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) Kể chuyện có vị trí quan trọng trong dạy học tiếng Tiếng Việt vì kể là một hành động "nói" đặc biệt trong hoạt động giao tiếp. Khi nghe thầy cô kể chuyện, học sinh đã tiếp nhận tác phẩm văn học ở dạng lời nói có âm thanh. Khi HS kể chuyện, các em đang tái sản sinh một tác phẩm nghệ thuật bằng lời của mình. Ở trường tiểu học, Kể chuyện là một phân môn lí thú, hấp dẫn đối với HS. Tiết Kể chuyện thường được các em chờ đón và tiếp thu với tâm trạng rất hào hứng. Với mỗi đứa trẻ, bên cạnh những niềm vui như chơi đồ chơi, xem phim hoạt hình,… thì nghe kể chuyện và kể chuyện cho người khác nghe cũng là một niềm say mê của các em. Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 (Chương trình GDPT 2018 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) có 16 câu chuyện. Các bộ tranh sẽ giúp trí tưởng tượng của các em hình dung thế giới trong truyện, các chi tiết trong chuyện kể như một cuốn phim hoạt hình. Chính vì vậy các màu sắc, đường nét trong tranh sẽ giúp các em cảm nhận thấy gần gũi với thế giới của mình hơn. Hình thức kể chuyện theo tranh có khả năng cuốn hút HS và dễ đạt được hiệu quả cao vì sát với năng lực, phương pháp tư duy của các em, đặc biệt đối với HS đầu bậc Tiểu học (lớp 1, 2, 3). Đây là giai đoạn các em mới từ môi trường mầm non lên, giảng dạy qua kênh hình vẫn là phương pháp giáo dục hữu hiệu và gần gũi với người học. Hoạt động 2: Sử dụng để thực hiện hoạt động mở rộng trong tiết đọc thư viện Trên thời khóa biểu của mỗi khối lớp, mỗi tuần có một tiết đọc thư viện. Thời gian của mỗi tiết đọc tương đương với những tiết học khác. Trong tiết đọc thư viện có các hoạt động đọc chính giúp phát triển thói quen đọc sách của học sinh. Những hoạt động đọc không tập trung vào dạy kỹ năng đọc mà mục đích
- 4 chính của tiết đọc thư viện là hình thành và phát triển thói quen đọc sách Trong tiết đọc thư viện, giáo viên tổ chức nhiều hoạt động giúp các em hứng thú học tập, trong đó, học sinh có thể viết bài cảm nhận và chia sẻ cùng bạn bè về sự hiểu biết của mình sau khi đọc sách hay vẽ các nhân vật trong câu chuyện và trưng bày tại góc trưng bày của phòng học để các bạn cùng xem. Tiết học trong không gian thư viên mở của nhà trường đã thực sự hiệu quả, hoạt động đọc của giáo viên được diễn ra trong không gian xanh và đồ dùng trực quan sinh động, bộ tranh 3D minh họa câu chuyện cùng mô hình ngôi nhà, cây xanh, các nhân vật …… đã tạo cho phần kể chuyện của giáo viên thêm hấp dẫn. Hoạt động mở rộng của học sinh được sáng tạo với nhiều hình thức. Học sinh được thỏa sức sáng tạo hình thức, nội dung thu hoạch sách. Nhờ đó, học sinh có cái nhìn khác về đọc sách. Các em không chỉ hứng thú, yêu thích đọc sách hơn mà còn tích lũy được vốn từ, khả năng sáng tạo và được giáo dục đạo đức, kỹ năng sống ngay từ lứa tuổi tiểu học. Đồng thời, học sinh tiểu học còn được hình thành thói quen đọc sách, phát huy văn hóa đọc trong lứa tuổi học đường. Hoạt động 3: Sử dụng cho học sinh trong hoạt động trải nghiệm Trong các tiết dạy của hoạt động trải nghiệm,bằng sự khéo léo và tài năng như vẽ, cắt, gấp giấy, …giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tạo ra thế giới các nhân vật, các trang phục, đạo cụ phục vụ cho câu chuyện thêm phần sinh động, hấp dẫn Hoạt động 4: Sử dụng trong các cuộc thi/ hội thi Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách thiết kế tranh 3D bằng các nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ tìm. Giúp các em phát triển khả năng tư duy phân tích, khả năng tổng hợp khi thiết kế tranh theo một câu chuyện kể mà em thích. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bộ tranh để tham gia các hội thi “ Ngày hội sáng tạo” “ sáng tạo thanh thiếu niên” “ Lớn lên cùng sách” hoặc hội thi “Đại sứ văn hóa đọc”… Cũng nhờ hoạt động này rèn cho các em tính tiết kiêm, sự gọn gàng ngăn nắp, nâng cao năng lực thẩm mỹ trong cuộc sống. Nuôi dưỡng ước mơ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn trong tâm hồn các em. Hoạt động 5: Sử dụng trong các tiết dạy các môn học khác (Môn Đạo đức, Mĩ thuật…) : Trong một số môn học khác (Đạo đức, Mĩ thuật…) giáo viên cũng có thế sử dụng các bức tranh để làm đồ dùng dạy học trong hoạt động kể chuyện. Đặc biệt môn mĩ thuật sau mỗi chủ đề có hoạt động mở rộng kết nối học sinh rất hứng thú tạo tranh 3D và kể chuyện theo bức tranh mà nhóm mình vừa thiết kế. *Giải pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh để tạo môi trường cho học sinh đến với chuyện kể có hiệu quả. Giáo viên phải tuyên truyền cho phụ huynh biết được ích lợi của môn Tiếng Việt nói chung cũng như tiết kể chuyện nói riêng và phải thường xuyên
- 5 phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh, sưu tầm nguyên vật liệu để làm đồ dùng, gặp gỡ trao đổi với phụ huynh trẻ để có nội dung phong phú bồi dưỡng cho học sinh có năng khiếu kể chuyện. Chúng tôi khuyến khích động viên phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu cho cô giáo làm đồ dùng, dạy học cho các em. Từ những áo len cũ có thể làm thành những búp bê, hay từ những thanh tre, nứa có thể làm thành cái nhà sàn xinh xắn. Hay vào những ngày nghỉ tôi viết câu chuyện mà học sinh đã học dán lên góc tuyên truyền trong lớp và không quên phần ghi chú: “Phụ huynh tạo điều kiện giúp con em kể tốt câu chuyện…”. Ngoài ra chúng tôi đã vận động phụ huynh ủng hộ tặng sách cho Thư viện lớp học. Làm tờ bích báo cổ động việc đọc sách. Học sinh tự viết những cảm nhận của mình sau khi đọc sách. Chính nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với phụ huynh mà các lớp của chúng tôi làm được rất nhiều đồ dùng phong phú, hấp dẫn các em từ những nguồn nguyên vật liệu của phụ huynh đóng góp. Năm học 2021-2022 phụ huynh của lớp đã ủng hộ 2486 đầu sách, làm tờ bích báo, làm tranh mô tả nội dung câu chuyện đã đọc. Đó là điều kiện tốt nhất kích thích học sinh tham gia kể chuyện sáng tạo. II. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 1. Điều kiện để áp dụng sáng kiến Thực hiện giải pháp“Thiết kế bộ tranh 3D sử dụng trong hoạt động rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh ở trường Tiểu học” không tốn nhiều kinh phí, công sức chỉ cần tận dụng những tấm mic thừa, bìa, len, sợi… hoặc mua một số nguyên vật liệu xốp, keo, nến… dễ kiếm, rẻ tiền. Muốn nhân rộng giải pháp thì cán bộ quản lý các nhà trường cần có những định hướng chỉ đạo, giáo viên cần có niềm đam mê, tâm huyết với nghề. 2. Khả năng áp dụng của sáng kiến Giải pháp đã được thực hiện tại các lớp để “Nâng cao chất lượng dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh”,tham gia ngày hội trải nghiệm sáng tạo của trường và tham gia Hội thi “Lớn lên cùng sách” hội thi “Đại sứ văn hóa đọc” do báo thiếu niên Tiền Phong phát động, được tập thể giáo viên, phụ huynh, học sinh hưởng ứng, ghi nhận và đánh giá rất cao. Qua thực tế khi đưa vào sử dụng chúng tôi có thể khẳng định: sáng kiến này có thể áp dụng hiệu quả tại tất cả các trường Tiểu học trên toàn quốc với điều kiện khác nhau, các vùng miền khác nhau bởi vì chi phí không tốn kém nhiều và đặc biệt rất dễ thiết kế, hiệu quả sử dụng lại rất đa năng. III. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: Sáng kiến là một trong những giải pháp cụ thể hóa mục tiêu: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đây cũng là một điểm
- 6 mới, có tính sáng tạo, hiệu quả trong việc “dạy học theo hướng phát triển năng lực” và “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” theo phương châm của Bộ Giáo dục và Đào tạo góp phần thành công trong việc thực hiện chương trình GDPT 2018. 1. Hiệu quả kinh tế Giảm việc làm đồ dùng của giáo viên nếu như trường không có tiền mua sắm, chỉ làm một lần nhưng sử dụng được nhiều hoạt động. Hiệu quả sử dụng sử dụng rất đa năng: với tạo hình một số nhân vật này có thể dùng cho học sinh tham gia nhiều hoạt động học tập … hoặc có thể tổ chức các hội thi kể chuyện, thi khéo tay hay làm …rất tiện hữu, thay vì trước đây mỗi tiết dạy phải sử dụng một dụng cụ đơn lẻ. Về kinh phí đã tiết kiệm được cho nhà trường rất nhiều, vì không phải mất tiền mua sắm nhiều dụng cụ như trước. Các bức tranh của chính các em tạo ra sẽ được trưng bày ở trường, sau đó có thể bán cho những người đến tham gia ngày hội sáng tạo (Do năm học này bị ảnh hưởng của dịch Covid -19 nên kế hoạch tổ chức Ngày hội sáng tạo của trường chưa tổ chức được với quy mô toàn trường).Trên hết, qua những gì đã học các em sẽ ứng dụng vào cuộc sống sau này tạo ra nhiều lợi nhuận có giá trị về mặt kinh tế. 2. Hiệu quả xã hội Giải pháp“Thiết kế bộ tranh 3D sử dụng trong hoạt động rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh ở trường Tiểu học” đã khắc phục được những hạn chế bất cập của giải pháp cũ đó là: a. Giá trị làm lợi cho môi trường: Nội dung bảo vệ môi trường được đề cập thông qua các hoạt động giáo dục thẩm mĩ, qua tìm hiểu cảnh đẹp thiên nhiên ở các bức tranh, cảnh đẹp thiên nhiên xung quanh và thể hiện cái đẹp đó bằng sự hiểu biết, cảm xúc trên các sản phẩm của mình. - Thông qua hoạt động, xem tranh để tìm hiểu cái đẹp cảm nhận cái đẹp mà hình thành cho các em học sinh thái độ, hành vi thân thiện với môi trường, bảo vệ môi trường. - Học sinh tham gia các hoạt động phong trào ở nhà trường hay bên ngoài để thể hiện hiểu biết, tình cảm của mình về mĩ thuật cũng như tìm hiểu môi trường, bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động vẽ tranh hay các hoạt động khác.. b. Giá trị giáo dục giá trị sống và rèn kỹ năng sống: Qua hoạt động, giáo dục các em ý thức tiết kiệm. Rèn khả năng tư duy, vận dụng linh hoạt, khả năng khéo léo, óc sáng tạo... Biết sưu tầm và tận dụng những nguyên vật liệu phế thải để tạo ra những sản phẩm hữu ích. Đây là minh
- 7 chứng sinh động cho việc thực hiện chương trình “Hành động nhỏ- Ý nghĩa lớn” “ Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả” mà trường Tiểu học Trần Phú phát động. - Qua những sản phẩm về chủ đề lao động hay an toàn lao động sẽ giáo dục được các em biết cách phòng tránh tai nạn do lao động gây ra. c. Giá trị làm lợi khác: - Giáo viên: + Giáo viên có hứng thú thực sự trong giảng dạy, phát huy được khả năng nội lực sáng tạo. + Giáo viên được trải nghiệm cùng học sinh. Tạo được lòng tin của học sinh và phụ huynh. - Học sinh: Bộ tranh 3D này vừa có tính sáng tạo, lại vừa có tính thẩm mỹ cao, nên khi sử dụng đã thu hút học sinh tích cực tham gia vào quá trình luyện tập, hiệu quả các giờ dạy và các bài luyện tập được nâng lên rõ rệt. Biểu hiện cuối năm học kỹ năng nói, diễn đạt của học sinh nâng lên rõ rệt, các em nhanh nhẹn hơn, linh hoạt hơn kỹ năng sống của trẻ cũng được nâng lên để hoàn thiện nhân cách nhờ các hoạt động tập thể. Bộ tranh là một thiết bị đồ dùng mở, giáo viên và học sinh có thể tháo ra, lắp vào dễ dàng nên kích thích sự hứng thú cũng như niềm đam mê sáng tạo của học sinh, học sinh thích thú mỗi khi sử dụng ở trong lớp cũng như ngoài trời. Đây chính là bộ đồ dùng dạy học có giá trị lớn, góp phần trong việc “dạy học theo hướng phát triển năng lực” và khẳng định hiệu quả việc thực hiện theo phương châm đổi mới của Bộ giáo dục và Đào tạo. Sử dụng bộ thiết bị này trong các hoạt động của học sinh ở trường trong giờ chính khóa, ngoại khóa, các bậc phụ huynh cho con trải nghiệm, trong những ngày hội, trong buổi giao lưu các trò chơi, các khách đến tham dự cổ vũ đánh giá rất cao, thu hút được sự quan tâm của cha mẹ và cộng đồng, làm thay đổi nhận thức của phụ huynh và trẻ về giáo dục Tiểu học. Học sinh yêu trường mến lớp, phụ huynh tin tưởng vào cô giáo, vào nhà trường gửi con đến học mỗi ngày một đông. Thiết bị tranh 3D được ứng dụng, cũng chính là kênh thông tin tuyên truyền hiệu quả nhất về môi trường giáo dục đối với bậc học Tiểu học. Danh sách những người/ tập thể đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Trình độ Ngày tháng Nơi Chức Nội dung công STT Họ và tên chuyên năm sinh công tác danh việc hỗ trợ môn
- 8 Kể chuyện môn 1 Lớp 1A,1B HS Lớp 1 TV lớp 1 Trường 2 Đinh Thị Ngọc Hà 14/04/1974 TH GV ĐH GVTH 3 Đỗ Thị Hồng Thu 30/05/1975 Trần GV CĐ GVTH 4 Nguyễn Thị Ngân 28/09/1983 Phú GV ĐH Dạy MT 5 Vũ Thị Huyền Trang 24/08/1986 GV ĐH Dạy HĐTN 6 Nguyễn Thị Thu Hà 01/06/1978 TPT ĐH Hỗ trợ HS Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. Bắc Sơn, ngày ... tháng 4 năm 2022 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ ĐỒNG TÁC GIẢ
- 9 PHỤ LỤC Về Thiết kế bộ tranh 3D sử dụng trong hoạt động rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh ở trường Tiểu học Bước 1: Sưu tầm vật liệu làm Gồm một số tấm Fomex kích thước 40 x 50 cm. Các tấm xốp màu dày từ 2 đến 5mm, màu vẽ, len, keo, nam châm lá… Bước 2: Tạo hình các nhân vật Trên cơ sở nội dung của câu truyện, tạo hình các nhân vật chính được cắt từ các tấm xốp dày 5mm. Sử dụng màu vẽ , sợi len để tạo mắt, tóc, quần áo… để hình ảnh nhân vật sống động hơn.
- 10 Bước 3: Cắt, vẽ những chi tiết phụ. Tạo màu nền Cắt các tấm Fomex kích thước 40 x 50 cm; Vẽ, cắt những hình ảnh, những chi tiết phụ cho bức tranh. Tạo màu nền bằng những tấm xốp hoặc tô màu nền
- 11 Bước 4: Cắt dán tranh tạo hình 3D Dùng nam châm để đính các nhân vật để nhân vật dễ dàng di chuyển vị trí, tư thế trong bức tranh. Dùng keo dán những chi tiết phụ.
- 12 Bước 5: Liên kết các bức tranh theo nội dung câu chuyện Dùng dây ruy băng để kết nối các bức tranh của một câu chuyện tạo nên một bộ tranh có nội dung hoàn chỉnh.
- 13
- 14 MỘT SỐ HÌNH ẢNH Về bộ tranh 3D sử dụng trong hoạt động rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh ở trường Tiểu học
- 15
- 16
- 17
- 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp nâng cao cất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học
7 p | 1313 | 365
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường Tiểu học Krông Ana
18 p | 439 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán lớp 5
36 p | 88 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học văn miêu tả lớp 5
27 p | 42 | 14
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên lớp 1 dạy tốt Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở trường Tiểu học Thanh Liệt
39 p | 24 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp giáo viên dạy học phân môn học vần lớp 1 bộ sách Cánh diều đạt hiệu quả
39 p | 39 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tổ chức hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm trong giờ dạy Đạo đức lớp 3
38 p | 17 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
30 p | 18 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp tiếp tục chỉ đạo hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học (2021)
21 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Địa lí lớp 4
28 p | 10 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 5B trường tiểu học Giao Châu năm học 2021 - 2022
14 p | 14 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Phương pháp dạy chuyên đề hình học cho học sinh lớp 5
26 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh yếu vươn lên trong học tập môn Toán ở lớp 2
25 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số giải pháp lưu giữ sản phẩm của học sinh lớp 1 sau các tiết học
18 p | 14 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi vận động trong tiết dạy Thể dục cho học sinh lớp 1 ở Tiểu học
59 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 phát huy tính tích cực, sáng tạo trong môn Khoa học
25 p | 12 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Đổi mới phương pháp tổ chức lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh cho thiếu nhi trường tiểu học Thanh Liệt (2021)
25 p | 10 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường Tiểu học Cổ Đô
40 p | 14 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn