intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng nền nếp tự quản cho học sinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

48
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là xây dựng nền nếp tự quản giúp các em có được tính tự quản, tinh thần tập thể sẽ giúp cho các em có tính chủ động, sáng tạo, mạnh dạn hơn trong học tập và tham gia các hoạt động một cách tích cực hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Xây dựng nền nếp tự quản cho học sinh

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập­ Tự do­ Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:…………………………………………….             1. Tên sáng kiến: “ Xây dựng nền nếp tự quản cho học sinh”             2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm  3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Thông thường, tôi nhận thấy vào những lúc ôn bài đầu giờ, sau chuyển tiết   dạy của giáo viên chuyên hoặc những giờ  giáo viên vắng đột xuất mà Ban giám  hiệu chưa điều người dạy thay kịp thời đòi hỏi học sinh phải tự  quản. Thực tế,   không tổ  chức tốt nền nếp tự quản các em sẽ  nói chuyện, gây ồn ào, ảnh  hưởng   đến chất lượng học tập, nền nếp sinh hoạt của lớp,  ảnh hưởng đến các lớp xung  quanh. Chính vì thế tôi chọn giải pháp tổ chức giờ tự quản sao cho có hiệu quả. Lớp có nề nếp tự quản sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm rất nhiều việc trong   và ngoài lớp nhất là khi không có mặt giáo viên; những việc không chỉ  có  ở  trong   trường mà cả  ở  ngoài trường. Có được nền nếp tự quản là điều kiện thuận lợi để  giáo dục phẩm chất đạo đức, đẩy mạnh phong trào học tập, làm cho không khí học   tập thêm sôi nổi, hiệu quả.  Đó là lý do tôi chọn đề tài: Xây dựng nền nếp tự quản  cho học sinh”. ­ Ưu điểm: Đa số học sinh được hình thành nề nếp ở các lớp 1,2,3.  ­ Hạn chế: Còn một số em hay chọc phá bạn, không chịu ôn bài, không chấp  hành kỉ luật của lớp học. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: ­ Mục đích của giải pháp: Xây dựng nền nếp tự quản giúp các em có được tính tự  quản, tinh thần tập  thể sẽ giúp cho các em có tính chủ động, sáng tạo, mạnh dạn hơn trong học tập và   tham gia các hoạt động một cách tích cực hơn. ­ Nội dung giải pháp:  + Tính mới: Rèn luyện cho học sinh biết cách tổ  chức ôn bài đầu giờ, theo  dõi thi đua giữa các tổ  nhóm, biết cách tự  quản lý lớp khi giáo viên chưa kịp đến  1
  2. lớp, góp phần  ổn định nền nếp học tập, sinh hoạt, nâng chất lượng học tập của   lớp.Giờ  tự  quản là khoảng thời gian không có giáo viên, các em tự  học, tự  giữ  kỉ  luật trên lớp. Các em không làm ồn ảnh hưởng các lớp xung quanh. Ban cán bộ lớp  phải biết điều động lớp ôn luyện kiến thức, có thể  kiểm tra, nhắc nhở  và thi đua   nhau để cùng thực hiện những yêu cầu của giáo viên và nhà trường đề ra. *Mô tả chi tiết từng giải pháp: +Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh ­ Ngay từ khi nhận lớp, giáo viên điều tra cơ bản về học sinh. Ngoài ra, giáo  viên còn tham khảo ý kiến giáo viên chủ nhiệm cũ về tình hình chung của lớp cũng   như  các trường hợp đặc biệt. giáo viên gần gũi với học sinh, trực tiếp hỏi về gia  đình, bản thân học sinh. Khi xếp chỗ ngồi, chú ý những học sinh có sức khoẻ yếu,  học sinh mắc bệnh về  tai, mắt, học sinh thấp xếp  bên trên. Những học sinh học  chưa đạt chuẩn KTKN, học sinh hiếu động được xếp vào hàng giữa để  tiện theo  dõi. Giáo viên cũng xếp xen kẽ học sinh nắm vững kiến thức kĩ năng với học sinh  nắm nội dung các môn học để các em có điều kiện giúp đỡ nhau trong học tập cũng  như trong việc giữ nền nếp của lớp học. + Xây dựng đội ngũ Ban cán bộ lớp: Giáo viên xây dựng đội ngũ Ban cán bộ  lớp có thể đạt các yêu cầu cơ bản sau: ­ Học tập nổi trội, phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín đối với các bạn trong   lớp. ­ Mạnh dạn, nhiệt tình, có trách nhiệm tốt trong công việc được giao. + Huấn luyện: ­ Huấn luyện phương pháp làm việc cho từng em  theo đúng nhiệm vụ. ­ Phân công việc làm phù hợp với khả năng từng em. ­ Ban cán bộ  lớp có sổ  theo dõi thường xuyên. Hướng dẫn cách kẻ  sổ, viết  trình bày sổ sách khoa học, đầy đủ, hợp lý ­ Giáo viên hướng dẫn cho Ban cán bộ  lớp biết cách tự  tổ  chức ôn bài đầu  giờ, giờ lớp phải tự quản, giờ sinh hoạt lớp, tự tổng kết tuyên dương nhắc nhỡ  và   đề ra biện pháp thực hiện. ­ Sau khi lựa chọn và giao nhiệm vụ luôn giám sát để chỉ hướng đi đúng đắn   cho các em và cùng trao đổi bình đẳng để  tìm hiểu tình hình, thái độ, quan điểm   công tác để đi đến thống nhất cách tổ chức làm việc.       + Đề cao vai trò của cán bộ lớp: ­ Giáo viên giao trách nhiệm cho đội ngũ Ban cán bộ  lớp tự  quản lý, điều   hành,   giải quyết mọi công việc của lớp nhất là khi không có mặt giáo viên chủ  nhiệm. ­ Để  củng cố  uy tín của các em trước tập thể lớp tôi luôn đặt ra những yêu  cầu để tập thể cán bộ lớp bàn bạc, trao đổi tìm ra hướng đi và đưa ra trước tập thể  2
  3. lớp để  thông qua tập thể  học sinh. Do vậy mỗi thành viên trong lớp đều có trách  nhiệm với việc làm của Ban cán bộ lớp.           + Xây dựng nền nếp tự quản: ­ Kiên trì huấn luyện học sinh có phong thái tự tin làm lớp trưởng, lớp trưởng  phải được cả lớp tin tưởng, phải học nổi trội chăm ngoan và luôn nghiêm túc trong   công việc mà thầy cô giáo giao. ­ Giáo viên đến lớp sớm để hướng dẫn Ban cán bộ lớp cách thức ôn bài cho   học sinh. Công việc này cần được tiến hành thường xuyên để có hiệu quả hơn. ­ Yêu cầu học sinh giữ kỉ luật, học tập trong các giờ tự quản. Sau mỗi giờ tự  quản, giáo viên có rút kinh nghiệm lớp nhận xét, tuyên dương hay nhắc nhở các cá  nhân, tổ thực hiện tốt trong giờ tự quản.  + Tổ chức tốt các giờ sinh hoạt lớp Trên cơ sở có được đội ngũ cán bộ lớp biết làm việc, tổ chức giờ sinh hoạt   lớp là điều kiện để  các em thể  hiện tính chủ  động, tự  quản, vai trò của mình đối  với lớp. ­ Ban cán bộ   lớp : Được đánh giá một cách vô tư  về   ưu khuyết điểm của   bạn. ­ Học sinh: Được phát biểu tự  do, thoải mái, thể  hiện hết tâm tư  nguyện   vọng của mình. ­ Trong giờ  sinh hoạt các em được nói, được hát, được chơi, được thể  hiện   hết mình, nên giờ sinh hoạt đã trở thành sự háo hức, sự chờ đợi đối với các em. Nó  thực sự lôi cuốn được cả tập thể. ­ Sau mỗi tuần, giáo viên tổ  chức những buổi sinh hoạt lớp để  tổng kết thi  đua, nhận xét công việc trong tuần qua.  Cả lớp cùng nhận xét các việc mà lớp đã  thực hiện, nhận xét được mặt tốt cần phát huy cho lớp trong thời gian tới. ­ Giáo viên ghi nhận các ý kiến đóng góp của các em và qua đó giáo dục các  em biết được hành vi nào nên làm và không nên làm .Giúp các em phát huy những  mặt mạnh sẵn có tổng kết, phổ biến nội dung học tập, thi đua tuần sau. ­ Ngoài xây dựng các nền nếp nêu trên, giáo viên còn xây dựng nền nếp hành  vi đạo đức, hình thành nhân cách thông qua giờ  đạo đức, đề  cao tính tập thể  trong  giờ  dạy văn hoá, rèn tính tập thể  thông qua hoạt động ngoại khoá hoặc kết hợp   chặt chẽ với hoạt động Đội, phụ  huynh lớp, … Mỗi hoạt động các em tham gia là  các em có một lần được thể hiện tinh thần tập thể, ý thức tôn trọng kỷ luật, giữ gìn   danh dự cho tập thể lớp. Đặc biệt là tính tự quản thể hiện rất rõ. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thu được do áp dụng giải   pháp ­ Xây dựng và duy trì được nền nếp tự quản trong và ngoài lớp đó là:  + Qua 2 lần thay đổi Ban cán bộ lớp, Ban cán bộ lớp biết cách tổ chức ôn bài  đầu giờ, biết tổ chức tự quản những giờ giáo viên vắng hoặc chưa đến lớp kịp.  3
  4. + Lớp trưởng biết điều động lớp sinh hoạt cuối tuần, biết nhận xét, đánh giá   bạn và đề ra biện pháp khắc phục tuần sau. + 100 % học sinh không nói chuyện, làm việc riêng hoặc đùa giỡn trong giờ  tự quản, tuyệt đối chấp hành sự điều động của Ban cán bộ lớp. ­ Nền nếp học tập được giữ  vững: Tất cả các em đều biết hợp tác trao đổi  cùng bạn: đôi bạn học tập, nhóm học tập tích cực, thực hiện đúng luật chơi các trò  chơi học tập, không gây ảnh huởng đến lớp bạn. ­  Lớp có chuyển biến rõ rệt về  tinh thần tập thể, biết yêu thương và giúp đỡ  nhau hơn trong học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức, chất lượng học tập tiến bộ  hơn * Phẩm chất: Đạt 100%. 3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu.   Nội  dung  Chứ T Ngày  Nơi Trình độ  công  Họ tên tác giả c T sinh công tác  chuyên môn việc  vụ hỗ  trợ Áp  1 Nguyễn Văn Chiến 1971 TH Vĩnh Bình KT CĐTH dụng  SK Áp  2 Nguyễn Thị Kiều Oanh 1980 TH Vĩnh Bình GV ĐHTH dụng  SK Áp  3 Nguyễn Văn Đức 1966 TH Vĩnh Bình GV CĐTH dụng  SK Áp  4 Nguyễn Minh Phước 1991 TH Vĩnh Bình GV CĐTH dụng  SK Áp  5 Nguyễn trọng Luật 1970 TH Phú Phụng GV CĐTH dụng  SK 6 Lương Bá Tùng 1970 TH Tiên Thủy B GV CĐTH Áp  dụng  4
  5. SK 3.6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:  + Giáo viên đạt chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đối tượng học sinh là  đạt chuẩn kiến thức kĩ năng. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy. 3.8. Tài liệu kèm theo gồm: không                                                            Vĩnh Bình, ngày  20  tháng 10  năm 2015 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2