SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HỒ CHÍ MINH<br />
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ<br />
TỔ BỘ MÔN: TIN HỌC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV thực hiện: Trần Hạnh Nhu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TP HCM, Năm học 2018 - 2019<br />
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
1. NGUYÊN NHÂN, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC CHỌN ĐỀ TÀI .................. 3<br />
<br />
1.1. Nguyên nhân .......................................................................................................... 3<br />
<br />
1.2. Mục đích của đề tài ................................................................................................ 4<br />
<br />
1.3. Ý nghĩa ................................................................................................................... 4<br />
<br />
2. THỰC TRẠNG............................................................................................................. 5<br />
<br />
2.1. Thuận lợi ................................................................................................................ 5<br />
<br />
2.2. Khó khăn ................................................................................................................ 5<br />
<br />
3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ............................................................................................ 6<br />
<br />
4. CÁCH TIẾN HÀNH. .................................................................................................... 6<br />
<br />
4.1. Bước chuẩn bị ........................................................................................................ 6<br />
<br />
4.1.1. Thiết kế thiệp tĩnh. .......................................................................................... 6<br />
<br />
4.1.2. Thiết kế thiệp động.......................................................................................... 6<br />
<br />
4.2. Bước thực hiện thiết kế thiệp động trên ngôn ngữ lập trình Pascal. ...................... 7<br />
<br />
4.2.1. Dẫn dắt vấn đề ................................................................................................. 7<br />
<br />
4.2.2. Giới thiệu các mẫu thiệp đã được tạo bằng Pascal. ...................................... 13<br />
<br />
4.2.3. Phân tích và hướng dẫn học sinh thực hiện 1 mẫu thiệp............................... 15<br />
<br />
4.2.4. Chia nhóm và nhóm bốc thăm chọn mẫu thiệp thực hiện ............................ 18<br />
<br />
4.2.5. Nhóm trình bày sản phẩm và giải thích cách tạo trước lớp .......................... 18<br />
<br />
4.2.6. Giáo viên chấm điểm và nhận xét. ................................................................ 18<br />
<br />
5. KẾT LUẬN ................................................................................................................ 18<br />
<br />
5.1. Đối với học sinh ................................................................................................... 18<br />
<br />
5.2. Đối với Giáo viên ................................................................................................. 19<br />
<br />
6. TỔNG KẾT ................................................................................................................ 19<br />
<br />
7. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ............................................................................................. 19<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 2<br />
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
1. NGUYÊN NHÂN, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC CHỌN ĐỀ TÀI<br />
<br />
1.1. Nguyên nhân<br />
Hiện nay, ngành lập trình là một mảng của Tin học đang phát triển mạnh<br />
mẽ. Nội dung chương trình học khối 11 là tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình Pascal<br />
(viết tắc là Pascal) là nền tảng cơ bản nhằm phát triển kĩ năng lập trình cơ bản, ban<br />
đầu cho học sinh. Ngôn ngữ lập trình Pascal là một ngôn ngữ cơ sở ban đầu rất cần<br />
cho những người lập trình viên chuyên nghiệp vì ngôn ngữ ít hỗ trợ các ứng dụng<br />
có sẵn, mọi ứng dụng người dùng muốn phải tự suy nghĩ và tự lập trình. Để học<br />
tốt ngôn ngữ lập trình Pascal, đòi hỏi bản thân người học phải có trí tưởng tượng<br />
tốt, tư duy tốt.<br />
<br />
Phần lớn học sinh ở các trường trung học cơ sở được học ngôn ngữ lập trình<br />
Pascal ở khối lớp 8. Tuy nhiên, phần lớn học theo lối “Thầy đọc, trò chép”, học<br />
sinh học thuộc lòng lý thuyết, học thuộc lòng những bài tập thực hành cho các kì<br />
kiểm tra. Vì vậy, dù đã học qua Pascal nhưng rất ít học sinh hiểu rõ cơ bản của<br />
Pascal. Và ở một số trường tỉnh vẫn chưa được học qua Pascal. Vì thế, khi các học<br />
sinh này chuyển đến học tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ học ngôn ngữ lập trình<br />
Pascal ở khối 11 sẽ gặp nhiều khó khăn, chán, ngán mỗi khi đến tiết tin học.<br />
<br />
Hầu hết các bài tập, các ví dụ trong sách giáo khoa Tin học 11 sử dụng ngôn<br />
ngữ lập trình Pascal giải quyết các bài toán trong môn toán học. Một số học sinh<br />
học yếu toán học sẽ chán khi vừa yếu tin vừa yếu toán lại phải học tin để giải<br />
quyết các bài toán, khiến học sinh rơi vào tâm trạng chán càng thêm chán, phần lớn<br />
học sinh bị nhầm lẫn ngôn ngữ lập trình Pascal chỉ có thể sử dụng giải quyết các<br />
bài toán trong môn toán học.<br />
<br />
Sách giáo khoa Tin học 11 vẫn chưa có những ví dụ, bài tập ứng dụng giải<br />
quyết những vấn đề thực tế cuộc sống. Trong quá trình giảng dạy môn Tin học 11,<br />
ngôn ngữ lập trình Pascal, bản thân tôi đã thử nghiệm cho học sinh tạo ra ứng dụng<br />
thực tế “Thiết kế thiệp động bằng ngôn ngữ lập trình Pascal” để tặng cho thầy<br />
cô giáo, phụ huynh và bạn bè vào những dịp lễ chào mừng ngày nhà giáo Việt<br />
Nam 20/11, tết Nguyên Đán, ngày Quốc Tế Phụ Nữ, sinh nhật, … và qua đó bản<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 3<br />
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
thân tôi nhận thấy học sinh sẽ thích thú, vui vẻ, phấn khởi vì tạo ra được những<br />
ứng dụng có thể sử dụng trong cuộc sống thực tế từ một ngôn ngữ lập trình khó<br />
học khó hiểu như Pascal, từ đó có thái độ học tập nghiêm túc và một số em có trình<br />
độ khá, giỏi tự sáng tạo những kiểu mẫu thiệp mới lạ, những ứng dụng khác và có<br />
tầm nhìn mới cho ngôn ngữ lập trình Pascal có nhiều khả năng kì diệu mà bản thân<br />
học sinh chưa khám phá ra.<br />
<br />
1.2. Mục đích của đề tài<br />
Thay đổi thái độ, suy nghĩ của học sinh về môn Tin học 11, ngôn ngữ lập trình<br />
Pascal không còn là môn học nhàm chán, khô khan.<br />
Tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn, động lực học tập và nghiên cứu cho học sinh.<br />
Tạo động lực sáng tạo cho học sinh áp dụng ngôn ngữ lập trình Pascal tạo ra<br />
các ứng dụng không chỉ là những thiệp động để chúc mừng các ngày lễ mà còn<br />
có thể tạo ra các ứng dụng khác có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.<br />
Tạo động lực cho học sinh học và tự tìm hiểu lý thuyết tại nhà.<br />
Tận dụng được chức năng của phòng máy tính như một công cụ hỗ trợ đắc lực<br />
để thực hành thiết kế các ứng dụng thiệp tĩnh và thiệp động.<br />
Giúp học sinh hiểu rõ hơn về cách thiết kế các ứng dụng thiệp tĩnh và thiệp<br />
động trên mạng internet hiện nay.<br />
Học sinh hiểu có thể tìm hiểu các ngôn ngữ lập trình khác và tự mình thiết kế ra<br />
các ứng dụng.<br />
<br />
1.3. Ý nghĩa<br />
Tăng cường tính trực quan, sinh động hơn cho bộ môn tin học.<br />
Hiểu hơn về công việc của lập trình viên.<br />
Kích thích được tính tích cực và sự độc lập của học sinh trong việc sử dụng<br />
máy tính cũng như học tập môn tin học. Học sinh có thể tự mình tìm ra được<br />
những ý tưởng sáng tạo, vận dụng được các kỹ năng trong quá trình thực hành<br />
vào cuộc sống thực tế khi nhu cầu nảy sinh.<br />
Mở ra định hướng nghề nghiệp cho học sinh có thêm sự chọn ngành nghề tương<br />
lai.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 4<br />
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
Học sinh trân trọng hơn công sức của các lập trình viên - những người thiết kế<br />
ra các phần mềm phục vụ đời sống.<br />
Thông qua bài học giáo dục học sinh lòng biết ơn Thầy Cô nhân dịp chào mừng<br />
ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.<br />
<br />
<br />
2. THỰC TRẠNG<br />
<br />
2.1. Thuận lợi<br />
Giáo viên bộ môn tin học tại trường THPT Nguyễn Văn Cừ đạt chuẩn trình<br />
độ chuyên môn, luôn có tinh thần tự học cao, nhiệt tình trong giảng dạy. Giáo viên<br />
luôn cố gắng áp dụng các phương pháp giảng dạy mới và tìm ra phương pháp phù<br />
hợp cho từng đối tượng học sinh khác nhau. Đồng nghiệp luôn hỗ trợ nhau để hoàn<br />
thành tốt công tác giảng dạy bộ môn.<br />
<br />
Nhà trường THPT Nguyễn Văn Cừ đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ, hỗ trợ đầy<br />
đủ phương tiện cho giáo viên giảng dạy các bộ môn và bộ môn tin học.<br />
<br />
2.2. Khó khăn<br />
Ở chương trình tin học lớp 8, học sinh đã được môn tin học Pascal. Đối với<br />
học sinh, Pascal là môn học khó, phần lớn học sinh học Pascal ở cấp THCS là học<br />
thuộc lòng chưa hiểu lý do tại sao bản thân phải học Pascal, chưa có ý thức học<br />
hiểu để áp dụng cho các bài tập khác. Và đến với chương trình tin học lớp 11, học<br />
sinh khối 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ vẫn mang tâm trạng là sẽ học tin học<br />
Pascal như cách học cũ ở trường THCS, học thuộc lòng từ lý thuyết đến bài tập.<br />
<br />
Hầu hết các giáo viên dạy tin học 11 thường sử dụng các bài tập, ví dụ trong<br />
sách giáo khoa phục vụ cho quá trình giảng dạy ngôn ngữ lập trình Pascal. Trong<br />
số các ví dụ này, thường là các bài toán mà học sinh đã học ở các bộ môn khác như<br />
toán, hóa, lý,.. Một số bài toán vẫn lặp lại nhiều lần trong nhiều bài học. Chính vì<br />
vậy gây sự nhàm chán cho học sinh. Một số bài toán trong sách giáo khoa tin học<br />
11 vẫn có sự xa rời với thực tế cuộc sống của học sinh. Nhiều học sinh học yếu<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 5<br />
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
toán, khi gặp lại các bài toán trong môn Toán tại môn Tin các em vẫn học, vẫn<br />
thực hành nhưng chưa thật sự yêu thích.<br />
<br />
<br />
3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN<br />
- Học sinh khối 11 tim hiểu các phương pháp thiết kế thiệp bằng nhiều phần mềm<br />
đã học và những phần mềm được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống xã hội.<br />
- Học sinh khối 11 tư duy cách thiết kế thiệp tĩnh và thiệp động bằng ngôn ngữ<br />
lập trình Pascal - nội dung chính ở chương trình tin học 11.<br />
<br />
<br />
4. CÁCH TIẾN HÀNH.<br />
<br />
4.1. Bước chuẩn bị<br />
<br />
4.1.1. Thiết kế thiệp tĩnh.<br />
Học sinh khối 11 đã được học soạn thảo văn bản ở lớp 10 và học kì I lớp 11<br />
từ môn tin học văn phòng 11 (môn nghề tin học 11) trên phần mềm Microsoft<br />
Word 2010, chương trình tin học cấp tiểu học học sinh được học qua chương trình<br />
Paint. Giáo viên yêu cầu học sinh tự sáng tạo trong việc thiết kế thiệp chào mừng<br />
ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 trên phần mềm Microsoft Word hoặc Paint. Học<br />
sinh học được giới thiệu các mẫu thiệp. Học sinh có thời gian một tuần để suy<br />
nghĩ, sáng tạo thiết kế thiệp.<br />
<br />
4.1.2. Thiết kế thiệp động<br />
Ngoài Ms Word 2010, học sinh cũng có thể sử dụng phần mềm Microsoft<br />
Powerpoint đã được học ở chương trình tin học lớp 8 để thiết kế thiệp tĩnh và thiệp<br />
động (là thiệp có chứa âm nhạc hoặc những hình ảnh, văn bản nhấp nháy).<br />
Giáo viên cũng có thể giới thiệu cho học sinh vài trang web hỗ trợ thiết kế thiệp<br />
chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11. Giáo viên yêu cầu học sinh tự tìm<br />
hiểu và thiết kế thiệp. Sau đây là một số trang web có thể tạo thiệp.<br />
http://www.thiepviet.com<br />
https://thiepmung.com/<br />
http://www.egreetings.com<br />
https://www.123greetings.com<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 6<br />
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
Ngoài ra, học sinh có thể tự tìm hiểu thiết kế thiệp trên các phần mềm xử lý<br />
ảnh như Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, CorelDraw…<br />
<br />
4.2. Bước thực hiện thiết kế thiệp động trên ngôn ngữ lập trình Pascal.<br />
<br />
4.2.1. Dẫn dắt vấn đề<br />
Sau bước chuẩn bị, giáo viên thu được rất đa dạng các sản phẩm của học<br />
sinh là những loại thiệp khác nhau như thiệp tĩnh trên Ms Word, Paint, thiệp động<br />
trên Powerpoint, Website, Photoshop, Coreldraw,… Giáo viên tuyển chọn các sản<br />
phẩm đặt sắc để làm nội dung dẫn dắt giới thiệu bài mới. Sau đây là một số sản<br />
phẩm được tuyển chọn:<br />
<br />
- Một số mẫu thiệp tĩnh do học sinh tự thiết kế theo sáng kiến riêng bằng<br />
MS Word:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 7<br />
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 8<br />
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 9<br />
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 10<br />
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- Mẫu thiệp động được thiết kế trên website:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- Một số mẫu thiệp được thiết kế bằng phần mềm Photoshop,<br />
Coreldraw,…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 11<br />
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Từ kết quả này, giáo viên giới thiệu với học sinh ngôn ngữ lập trình Pasal có<br />
thể thiết kế thiệp tĩnh lẫn thiệp động, một ngôn ngữ mà học sinh đã học qua ở<br />
chương trình tin học lớp 8 và học sinh chỉ biết Pascal chuyên giải quyết bài toán<br />
trong môn toán học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 12<br />
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
4.2.2. Giới thiệu các mẫu thiệp đã được tạo bằng Pascal.<br />
Giáo viên giới thiệu các mẫu thiệp gồm thiệp tĩnh và thiệp động được viết<br />
bằng ngôn ngữ lập trình Pascal và được xuất ra dạng tập tin cài đặt như những<br />
phần mềm khác.<br />
Thiệp tĩnh: là thiệp có các dòng văn bản xuất hiện cùng lúc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đây là mẫu đơn giản chỉ cần 5 câu lệnh đơn giản đã tạo được chương trình<br />
cũng như là phần mềm chúc mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11. Với ứng dụng<br />
này tất cả học sinh khối 11 đều có thể thực hiện được mẫu này. Sau đây là 5 câu<br />
lệnh cho mẫu trên:<br />
begin<br />
writeln('****************************************');<br />
writeln('*Chuc mung ngay Nha Giao Viet Nam 20/11*');<br />
writeln('****************************************');<br />
readln<br />
end.<br />
Từ ví dụ thiệp tĩnh trên giáo viên hướng học sinh đến thiệp động. Thiệp<br />
động là các mẫu có văn bản xuất hiện lần lượt hoặc xuất hiện lặp lại nhiều lần để<br />
tạo hiệu ứng động.<br />
Mẫu 1: Các dòng chữ lần lượt xuất hiện từ trên xuống theo hướng từ trái qua<br />
phải<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 13<br />
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
Mẫu 2: Các dòng chữ lần lượt xuất hiện từ trên xuống theo hướng từ phải<br />
qua trái<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mẫu 3: Các dòng văn bản lần lượt xuất hiện và thẳng hàng bên trái.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mẫu 4: Các dòng văn bản xuất hiện lần lượt và luôn nhấp nháy trong sự thay<br />
đổi màu sắc liên tục.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mẫu 5: Mẫu này gồm 2 bước xuất hiện<br />
Bước 1: Tên người được tặng sẽ được xuất hiện nhấp nháy lên tục từ<br />
trên xuống nhằm mang tính nhấn mạnh cho điều bất ngờ xuất hiện ở<br />
bước 2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 14<br />
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bước 2: Sau nhiều lần xuất hiện tên người được tặng thì bước 2 bất<br />
ngờ xuất hiện hình trái tim kèm theo lời chúc với nhiều kiểu dấu hỗ<br />
trợ sinh động nhằm mang sự bất ngờ cho người được tặng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4.2.3. Phân tích và hướng dẫn học sinh thực hiện 1 mẫu thiệp<br />
Giáo viên chọn mẫu 3 xuất hiện câu “CHUC MUNG NGAY NHA GIAO<br />
VIET NAM 20-11” để phân tích kĩ cách thức thực hiện. Để thực hiện mẫu một thì<br />
chương trình tự đưa ra dữ liệu hoàn toàn, người dùng không cần nhập bất cứ dữ<br />
liệu nào.<br />
Nếu làm bằng cách đơn giản như cách thiết kế thiệp tĩnh thì thực hiện rất dễ<br />
dàng như chương trình sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 15<br />
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Với cách này, nếu câu chúc đổi thành câu khác ví dụ như “CHUC THAY<br />
CO NGAY NHA GIAO VIET NAM VUI VE”, “CHUC THAY CO HANH<br />
PHUC”, “HAPPY TEACHER DAY!”,… thì chương trình sẽ phải sửa lại tất cả.<br />
Chính vì vậy, giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách tổng quát dành cho các<br />
trường hợp câu chúc khác nhau có cách sửa chương trình ít nhất, nhanh nhất. Để<br />
thực hiện được điều đó thì cần thực hiện các bước như sau:<br />
Bước 1: Trong chương trình câu chúc sẽ được gán sẵn bằng câu lệnh sau:<br />
S1:='Chao mung nha giao Viet Nam 20-11';<br />
Bước 2: Thực hiện in ra các dấu * bằng câu lệnh<br />
writeln(‘************************’);<br />
Bước 3: Thực hiện cắt từ đầu xâu S1 đến cuối xấu khi gặp dấu khoảng trắng<br />
và chèn vào xâu S2 với S2 là xâu chứa 2 dấu * và các khoảng trắng như sau:<br />
For i:= 1 to length(S1) do<br />
if S1[i]' ' then S2:=S2+upcase(s1[i])<br />
else<br />
begin<br />
S2:= ‘* *’);<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 16<br />
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
delete(S2,2,length(S1));<br />
insert(S1, S2, 2);<br />
S2:='';<br />
Writeln(S2);<br />
delay(500); {Xuat hien cham lai 500 giay}<br />
end;<br />
Bước 4: In ra các dấu * đóng cuối thiệp bằng câu lệnh:<br />
writeln(‘************************’);<br />
Sau khi giáo viên phân tích từng phần cho học sinh hiểu. Học sinh tự thực<br />
hiện lại chương trình. Sau đó giáo viên sửa bài cho học sinh theo chương trình<br />
hoàn chỉnh như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 17<br />
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
4.2.4. Chia nhóm và nhóm bốc thăm chọn mẫu thiệp thực hiện<br />
Giáo viên phân chia nhóm thành 4 nhóm và cho nhóm trưởng của 4 nhóm<br />
bốc thăm các mẫu còn lại để nghiên cứu thực hiện. Các nhóm có thể dựa trên mẫu<br />
có sẵn để sáng tạo hơn.<br />
Nhóm trưởng tự phân chia công việc cho các thành viên gồm các công việc<br />
sau:<br />
- Phân tích hình ảnh.<br />
- Thiết kế thuật toán.<br />
- Lập trình và sửa lỗi trên Pascal.<br />
- Phát triển, cải tiến ứng dụng.<br />
- Viết báo cáo và thuyết trình bài báo cáo.<br />
<br />
4.2.5. Nhóm trình bày sản phẩm và giải thích cách tạo trước lớp<br />
Các nhóm có 9 phút để bài sản phẩm và báo cáo quá trình thực hiện ứng<br />
dụng. Giảng giải cho các thành viên còn lại trong lớp cách thức thực hiện.<br />
<br />
4.2.6. Giáo viên chấm điểm và nhận xét.<br />
Giáo viên quan sát sản phẩm của các nhóm, chấm điểm các sản phẩm, nêu<br />
nhận xét về thái độ làm việc của các thành viên trong các nhóm, rút kinh nghiệm<br />
cho việc làm nhóm và nêu những ý kiến đóng góp trên sản phẩm, trình làm việc<br />
của các nhóm.<br />
<br />
<br />
5. KẾT LUẬN<br />
<br />
5.1. Đối với học sinh<br />
Ưu điểm:<br />
o Đa dạng hình thức học tập sẽ mang lại sự thích thú học tập.<br />
o Tăng kỹ năng tư duy, xử lý tình huống cho học sinh khi dùng ngôn<br />
ngữ lập trình Pascal.<br />
o Tăng cường tinh thần đoàn kết nhóm trong việc thực hiện công việc<br />
chung.<br />
o Tăng tính công bằng trong việc phân chia công việc.<br />
o Học sinh có thể hiểu rõ một phần công việc của lập trình viên.<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 18<br />
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
o Tăng tính sáng tạo, khám phá của học sinh.<br />
Hạn chế:<br />
o Thời lượng môn tin học 1 tiết/1 tuần chưa đủ để học sinh trình bày kĩ<br />
hơn sản phẩm.<br />
o Nội dung học các môn ở lớp nhiều, học sinh không có nhiều thời gian<br />
nghiên cứu nhiều.<br />
<br />
5.2. Đối với Giáo viên<br />
Ưu điểm:<br />
o Tạo không khí mới trong việc giảng dạy.<br />
o Kết hợp được nhiều kiến thức cũ và mới.<br />
o Kích thích sáng tạo trong giảng dạy.<br />
Hạn chế :<br />
o Thời gian 1 tuần/ 1 tiết tin chưa đủ để giúp thực hiện nhiều hơn các ý<br />
tưởng khác.<br />
<br />
<br />
6. TỔNG KẾT<br />
Bằng cách kết hợp giữa hiệu ứng động nhấp nháy và màu sắc thay đổi liên tục<br />
làm cho thiệp trở nên sinh động, lôi cuốn học sinh yêu thích Pascal hơn. Hình thức<br />
thiết kế thiệp trên Pascal là một biện pháp hữu hiệu cho việc đổi mới phương pháp<br />
học tập giúp học sinh thích thú, phấn khích trong học tập. Việc thiết kế thiệp động<br />
trên Pascal là một vấn đề gần gũi với cuộc sống thực tế của học sinh mang lại<br />
nhiều hiệu quả tích cực trong việc học tin hay nói cách khác là học ngôn ngữ lập<br />
trình Pascal.<br />
<br />
<br />
7. HƯỚNG PHÁT TRIỂN<br />
Ngôn ngữ lập trình Pascal có thể xử lý trên âm nhạc. Hướng tương lai giáo viên<br />
có thể thiết kế thiệp động có lồng ghép âm nhạc trong ngôn ngữ lập trình Pascal.<br />
Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh thiết kế thiệp động bằng nhiều cách khác<br />
nhau ứng dụng kiến thức ở các bài học sau, như sử dụng chương trình con để viết<br />
chương trình tạo thiệp chúc mừng.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 19<br />
Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
Học sinh không những thiết kế thiệp chúc mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-<br />
11, chúc mừng sinh nhật, chúc mừng năm mới mà còn thiết kế được nhiều loại<br />
thiệp khác như: thiệp chúc mừng Quốc Tế Phụ Nữ 8/3 cho các cô, mẹ, các chị, các<br />
bạn, thiệp chúc mừng thi đậu tốt nghiệp của anh chị hoặc những mẫu thiệp gởi<br />
gắm những lời muốn chia sẽ trong cuộc sống,…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Trần Hạnh Nhu Trang 20<br />