intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn tin học ở khối 3 Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi Thành phố Vị Thanh

Chia sẻ: Chubongungoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học được hoàn thành với một số biện pháp như sau: Công tác tư tưởng cho học sinh; Đánh giá và kiểm tra kỹ năng; Phương pháp giảng dạy lý thuyết; Cách tổ chức thực hành; Dạy học lý thuyết phải gắn liền với thực hành; Thiết kế bài tập; Cải thiện chất lượng phòng máy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn tin học ở khối 3 Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi Thành phố Vị Thanh

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TIN HỌC Ở KHỐI 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRỖI THÀNH PHỐ VỊ THANH I. Đặt vấn đề: Ngày nay, công nghệ thông tin đang ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, có thể nói không có một hoạt động nào trong xã hội hiện đại tách rời công nghệ thông tin. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường và ngay từ Tiểu học học sinh được tiếp xúc với môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo. Vì vậy bộ môn Tin học đã và đang dần dần được đưa vào giảng dạy chính thức trong các nhà trường. * Phạm vi áp dụng Học sinh Tiểu học nói chung và học sinh Khối 3 nói riêng là giai đoạn chuyển tiếp từ nhà trẻ sang tuổi thiếu niên. Ở lứa tuổi này tâm sinh lý chưa có sự thay đổi đáng kể, những chú ý có chủ định chưa hình thành rõ nét, khả năng tập trung chú ý chưa sâu mà trong một tiết học lý thuyết Tin học lại rất khô khan, sự cung cấp kiến thức thường diễn ra một chiều, bởi vì: Đây là một môn học mới, khó học, có nhiều khái niệm trừu tượng, nhiều thuật ngữ chuyên nghành, cần tính logic,…còn xa lạ với nhiều người mà nhất là học sinh Tiểu học. Phương pháp giảng dạy môn Tin học như thế nào thì hợp lí? Làm sao để các em phát huy tính học tập của mình một cách hiệu quả nhất?...Những câu hỏi này và hướng giải quyết như thế nào luôn hiện ra trong tôi để các em có khả năng học tốt ở các bậc cao hơn. Nói thì dễ nhưng việc thực hiện là cả một quá trình. Theo tôi, mỗi giáo viên đều có một cách giải quyết của riêng mình. Với tôi là một giáo viên dạy Tin học Tiểu học và qua thời gian 6 năm trải nghiêm tôi đã rút ra được “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tin học ở Khối 3”. II. Các biện pháp thực hiện: 1
  2. 1. Công tác tư tưởng cho học sinh: Đây là công việc đầu tiên mà người giáo viên Tin học phải làm cho các em học sinh thấy được ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc học môn Tin học. Để từ đó các em xác định được hướng phấn đấu và nỗ lực hết mình trong học tập. Bên cạnh đó còn giúp cho các bậc phụ huynh nhìn nhận những vấn đề đó, từ đó họ mới tạo điều kiện thuận lợi nhất về thời gian cũng như đầu tư về vật chất. Bước tiếp theo giáo viên phải nêu được các ứng dụng Tin học như giúp các em có thể tham gia các cuộc thi giải Toán qua mạng (Volympic), Anh văn qua mạng (IOE), Tin Học Trẻ và các cuộc thi khác do Phòng Giáo Dục và Đạo tạo tổ chức có liên quan đến Tin học. Để các em có thể hiểu rõ và từ đó các em có hướng phấn đấu để đạt được mơ ước của mình và đó cũng là kết quả giáo dục cần phải đạt. * Học sinh Đây là môn học tự chọn nên một số học sinh chưa học nghiêm túc và phụ huynh chưa quan tâm. Môn Tin học mới đưa vào giảng dạy ở trường Nguyễn Văn Trỗi từ năm 2015-2016 là năm thứ hai nên sự hiểu biết về Tin học của học sinh còn rất ít. Học sinh mới tiếp cận môn tin học lần đầu, các em còn bỡ ngỡ và lạ lẫm, nên tiếp thu của các em còn chậm. Đa số học sinh của trường là học sinh nằm trong những hộ nghèo, gia đình khó khăn nên không có máy tính ở nhà để luyện tập chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường là chủ yếu. Nên các thao tác của học sinh chưa được thành thạo, sự tìm tòi và khám phá máy tính với các em còn hạn chế, làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh mang tính chậm chạp. Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát khả năng sử dụng máy tính của học sinh lớp 3 thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành và kiểm tra bài cũ. 2
  3. Bảng khảo sát khả năng sử dụng máy tính Mức độ thao tác Số HS Tỷ lệ Thao tác nhanh, đúng 18/90 20.00% Thao tác đúng 27/90 30.00% Thao tác chậm 33/90 36.66% Chưa biết thao tác 12/90 13.33% Đa số các em thao tác còn chậm nên chất lượng học tập của các em thấp. Bảng khảo sát chất lượng Năm học Giỏi Khá Trung bình Yếu 2016-2017 SL % SL % SL % SL % 20 22.22 30 33.33 33 36.66 7 7.777 90 HS 2. Đánh giá và kiểm tra kỹ năng: a/ Kiểm tra bài cũ: Giáo viên không nên bỏ qua việc kiểm tra bài cũ vì đây chính là quá trình nhằm đánh giá kết quả học tập ngắn của học sinh nhằm thu hút sự chú ý của học sinh đối với bài học, tạo liên kết giữa bài học trước. Không nên chỉ yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức đã học mà cần yêu cầu học sinh chỉ ra mối liên hệ giữa các kiến thức và vận dụng nó vào các tình huống mới. Nếu hiểu được kiến thức thì nhận xét khen hay chê đều mang tính động viên, khích lệ. Ví dụ 1: Sau khi học bài “Chữ hoa”, giáo viên không nên hỏi suông mà nên hỏi bằng phương pháp trắc nghiệm đưa ra nhiều đáp án để các em lựa chọn thì như vậy các em sẽ khắc sâu được kiến thức hơn. Ví dụ 2: Sau khi học bài : Dấu hỏi, dấu ngã”, giáo viên không nên hỏi để gõ được dấu hỏi thì em gõ chữ r hay số 3…. Mà nên cho các em gõ từ nào có dấu hỏi từ đó các 3
  4. em sẽ vận dụng các kiến thức đã được học để gõ lại từ đó ( dũng cảm, quả vải,…). Sau đó các em sẽ lên trình bày trên bảng hay máy tính của giáo viên. b/ Kiểm tra định kì: Bài kiểm tra được thiết kế tương ứng với đối tượng học sinh Yếu - Trung bình - Khá - Giỏi theo mức độ tăng dần. Bài kiểm tra được chuẩn bị theo các mức sau: * Mức 1: Giáo viên đề nghị học sinh thực hành tại chỗ dưới sự giám sát trực tiếp của giáo viên để kiểm tra kỹ năng và sự hiểu bài của học sinh. * Mức 2: Học sinh làm các bài tập trong sách giáo khoa và giáo viên kiểm tra kết quả ngay trên máy của học sinh. * Mức 3: Giáo viên ra các đề bài để học sinh làm và thực hành ngay trên máy tính. Có thể tiến hành theo từng cá nhân học sinh hoặc theo nhóm. Giáo viên tiến hành kiểm tra tại chỗ trên máy tính. * Mức 4: Giáo viên ra một đề bài khó hơn, học sinh được làm và thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm. Giáo viên không quan tâm đến quá trình và cách tiến hành, chỉ quan tâm đến kết quả công việc của học sinh. Bài kiểm tra có thể làm tại lớp hoặc ở nhà, có thể kéo dài một vài ngày hoặc tuần lễ. 3. Phương pháp giảng dạy lý thuyết: Học sinh sẽ không làm những việc mà các em nghe không hiểu hay hiểu mập mờ. Nên khi dạy đến nội dung nào thì phải thực hành ngay cho các em hiểu và hình dung được việc giáo viên nói và làm, cần phải có nội dung cụ thể rõ ràng để học sinh nghiêm túc hơn trong giờ học và khi áp dụng vào thực hành học sinh cũng biết mình nên sử dụng nội dung lý thuyết nào cho phù hợp. Ví dụ 1: “Học toán với phần mềm cùng học toán 3”. Phần mềm này sẽ giúp các em học, làm bài tập và ôn luyện các phép toán lớp 3, ngoài ra còn giúp các em luyện các thao tác sử dụng chuột và bàn phím. Ví dụ 2: Khi đã học xong các kiểu gõ Vni và Telex thì các em hiểu được rằng nếu không thuộc được quy tắc gõ thì các em sẽ không gõ bài có dấu được, nhờ vậy mà các em thấy được tầm quan trọng của việc học lý thuyết. 4
  5. 4. Cách tổ chức thực hành: Trong quá trình dạy tiết thực hành trên máy tính rất quan trọng và quyết định việc truyền đạt kiến thức của giáo viên và việc hiểu bài của học sinh đến mức độ nào và có thực hành được hay không? Việc đó đòi hỏi cao ở khả năng trình bày lý thuyết xuông mà đòi hỏi học sinh phải có kỷ năng thực hành giỏi, biết sử dụng máy tính thành thạo. Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm có thể bằng hình thức trò chơi càng tốt, sau đó các nhóm nhận xét của nhau, giáo viên nhận xét để tạo được sự hứng thú sáng tạo trong tiết thực hành. Ví dụ 1: Dạy bài “ Ôn tập vẽ”, khi cho học sinh thực hành soạn thảo một đoạn văn bản, giáo viên có thể đưa ra hình thức trò chơi “Ai vẽ đẹp hơn”, khi hết thời gian quy định các em sẽ đi quan sát bài làm của bạn và nêu nhận xét của mình cho giáo viên là bạn nào gõ nhanh, gõ đúng (dưới sự gợi ý của giáo viên) lớp sẽ sôi nổi bạn này vẽ đẹp, vẽ nhanh...Trong trường hợp như vậy các em có điều kiện thảo luận, trao đổi bạn vẽ như vậy chưa đẹp, chưa phù hợp,... Giáo viên kết luận lại. Từ đó kiến thức cũng sẽ khắc sâu hơn. Ví dụ 2: Dạy bài “Luyện gõ”, khi cho học sinh thực hành soạn thảo một đoạn văn bản, giáo viên có thể đưa ra hình thức trò chơi “Ai nhanh hơn”, khi hết thời gian quy định các em sẽ đi quan sát bài làm của bạn và nêu nhận xét của mình cho giáo viên là bạn nào gõ nhanh, gõ đúng (dưới sự gợi ý của giáo viên) lớp sẽ sôi nổi bạn này gõ nhanh, gõ đúng,...Trong trường hợp như vậy các em có điều kiện thảo luận, trao đổi bạn gõ như vậy chưa nhanh, chưa đúng,... Giáo viên kết luận lại. Từ đó kiến thức cũng sẽ khắc sâu hơn. 5. Dạy học lý thuyết phải gắn liền với thực hành: Lý thuyết gắn liền với thực hành có thể nói là mới đối với các môn học khác, nhưng với môn Tin học nói chung và Tin học Tiểu học nói riêng thì phương pháp này là một phương pháp dạy học chủ đạo không thể thiếu khi dạy bất kì một nội dung nào. Không bao giờ bắt học sinh học thuộc lòng các định nghĩa, khái niệm,...của SGK. Bởi vì: Kiến thức Tin học có nhiều khái nệm rất trừu tượng, thuật ngữ chuyên ngành. Thực hành sẽ giúp học sinh hiểu sâu bài hơn và tránh sự nhàm chán đồng thời thực hành là 5
  6. thước đo đánh giá tiếp nhận và vận dụng kiến thức là điều kiện rất quan trọng để học sinh xác nhận tri thức mới, biết sử dụng máy tính thành thạo hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho mình. Nếu đủ máy tính cho 1 học sinh/máy thì học nội dung nào sẽ thực hành ngay nội dung đó. Nếu không thực hiện được như vậy thì sau tiết lý thuyết nhất thiết phải cho học sinh thực hành ngay vì học sinh tiểu học hay mau quên (có thể 2-3 em/máy). 6. Thiết kế bài tập: Ngoài việc dạy những yêu cầu cơ bản trong SGK. Nếu có điều kiện giáo viên có thể thiết kế các bài tập khác có thể nâng cao một chút để phần học này thêm phong phú và có sự phân hóa học sinh. Ví dụ: Khi gõ một đoạn văn thì nên cho đoạn văn vừa có chữ hoa chữ thường và các kí tự trên để xem em nào gõ đúng và nhanh, em nào gõ được phần nào của đoạn văn để giáo viên phân loại đối tượng Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu rất dễ dàng. 7. Cải thiện chất lượng phòng máy: Việc sửa chữa máy tính trong phòng máy đã có nhân viên bảo trì đến sửa chữa. Nhưng người quản lí trực tiếp và thường xuyên nhất chính là giáo viên. Để có một tiết thực hành đạt hiệu quả cao và không ảnh hưởng nhiều đến học sinh thì tất cả các máy trong phòng phải hoạt động tốt. Thế nhưng trong quá trình sử dụng máy tính, chúng ta vẫn thường xuyên gặp phải những lỗi hệ thống từ nhỏ đến lớn. Trong đó, những sự cố bất thường như: treo máy, khởi động lại, thậm chí tắt luôn không khởi động được,...làm ảnh hưởng rất nhiều đến giờ dạy. Trước khi gọi nhân viên bảo trì tới sửa, là một giáo viên Tin học, bạn cũng cần phải nắm bắt một số những thủ thuật cơ bản nhất để xử lí kịp thời. Tóm lại : Là giáo viên Tin học, công việc chính là giảng dạy. Nhưng nếu giáo viên có thể khắc phục được những sự cố nhỏ một cách kịp thời sẽ đem lại hiệu quả lớn, đảm bảo chất lượng giờ thực hành và nâng cao chất lượng của tiết dạy . III. Kết quả của sáng kiến: Cuối năm tôi cũng tiến hành khảo sát học sinh lớp 3 một lần nữa. 6
  7. Bảng khảo sát khả năng sử dụng máy tính Mức độ thao tác Số HS Tỷ lệ Thao tác nhanh, đúng 30/90 33.33% Thao tác đúng 41/90 45.55% Thao tác chậm 19/90 21.11% Chưa biết thao tác 0/90 0.00% Số lượng học sinh sử dụng thành thạo máy tính tăng dẫn đến kết quả học tập của các em cũng tăng đáng kể. Bảng khảo sát chất lượng Giỏi Khá Trung bình Yếu Năm học 2015-2016 SL % SL % SL % SL % 40 44.44 32 35.55 18 20.00 90 HS Tôi thấy rất vui, khi kết quả học tập của học sinh tăng lên mà tiết dạy cũng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả, tạo được nhiều hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài. Không những về lý thuyết mà thực thành các em thành thạo hơn khi sử dụng máy tính, đáp ứng đúng mục tiêu: Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đưa môn Tin học vào trong nhà trường nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh ngay từ bậc tiểu học. Do thực tế dạy học còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến phương pháp dạy học và không có một phương pháp nào là tối ưu cả. Vì vậy cần phải vận dụng một cách linh hoạt sao cho đem lại hiệu quả nhất. Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể học tập các đồng nghiệp của trường bạn. Kiên trì 7
  8. rèn luyện và phát huy cách học sáng tạo của học sinh, giáo viên phải đầu tư nghiên cứu nội dung bài dạy. Sau khi thự hiện các biện pháp trên giúp cho tôi thực hiện tốt việc giảng dạy bộ môn Tin học trong nhà trường, học sinh học tập tích cực hơn. Các phương pháp này có thể thực hiện cho tất cả các giáo viên đảm nhiệm việc giảng dạy Tin học. Phường III, ngày 25 tháng 04 năm 2017 Người viết Nguyễn Bùi Kim Loan 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2