intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sếp phản hồi cho nhân viên

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

130
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phản hồi cho nhân viên là công việc quan trọng và cần thiết đối với người chủ doanh nghiệp. Nhưng trong thực tế nhiều người sếp vẫn chưa đánh giá cao việc này hoặc là chưa biết các phương pháp phản hồi hiệu quả cho nhân viên. Bài viết nêu lên các tác dụng của việc phản hồi đồng thời hướng dẫn cách phản hồi hiệu quả của sếp trong doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sếp phản hồi cho nhân viên

  1. Sếp phản hồi cho nhân viên Phản hồi cho nhân viên là công việc quan trọng và cần thiết đối với người chủ doanh nghiệp. Nhưng trong thực tế nhiều người sếp vẫn chưa đánh giá cao việc này hoặc là chưa biết các phương pháp phản hồi hiệu quả cho nhân viên. Bài viết nêu lên các tác dụng của việc phản hồi đồng thời hướng dẫn cách phản hồi hiệu quả của sếp trong doanh nghiệp. Tác dụng của phản hồi Đối với người chủ doanh nghiệp thì việc phản hồi không những mang lại hiệu quả cho việc truyền thông của họ mà nó còn tăng hiệu suất làm việc của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp. Nhờ có phản hồi, sếp biết nhân viên nghĩ gì, nhân viên biết sếp muốn gì, mọi người cùng tìm ra vướng mắc, sai lầm để cùng nhau hỗ trợ phát triển nâng cao hiệu quả công việc.
  2. Tác dụng đối với người chủ doanh nghiệp: Người chủ doanh nghiệp sẽ gần gũi hơn với nhân viên của mình, từ đó hiểu và quản lý hiệu quả hơn. Thông qua đó người lãnh đạo cũng nhìn thấy những điểm yếu của doanh nghiệp mà khi ngồi trên cao không thể nhận thấy. Tác dụng đối với mỗi nhân viên: Hầu hết các nhân viên đều muốn nhận được thông tin phản hồi từ sếp nhất là những lời khuyến khích khen ngợi. Tất nhiên khen chê phải đúng bản chất, đúng lúc và đúng chỗ.Nhân viên rất ý thức được sếp thì rất bận và thường chấp nhận việc không được phản hồi trong một số trường hợp như lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, nếu nhân viên nhận được phản hồi từ sếp thì sẽ được kích thích để tiến bộ và làm việc tốt hơn, nhất là đối với nhân viên văn phòng sẽ tránh được tình trạng nhàm chán với công việc.
  3. Tác dụng đối với hiệu quả công việc: Công việc sẽ được giải quyết một cách hiệu quả và mất ít thời gian hơn nhờ sự trao đổi. Mỗi email, mỗi ý kiến đóng góp, hay một trình bày cá nhân của nhân viên luôn được sếp để tâm và phản hồi cho dù là phản hồi tích cực hay tiêu cực thì cũng làm cho sự việc được sáng tỏ không nằm trong tình trạng lờ mờ. Tình trạng lờ mờ có thể làm nhân viên phân tâm trong lúc làm việc và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Điều này rất phổ biến, chẳng hạn như: Nhân viên tuần nào cũng rất đều đặn gửi báo cáo công việc cho sếp nhưng không thấy sếp phản hồi gì cả, không biết là sếp có xem báo cáo đó không? Liệu báo cáo đó có ý nghĩa gì không? và sếp đánh giá công việc mình làm trong tuần tốt xấu ở mức độ nào? cứ gửi báo cáo 1 chiều như vậy liệu có tác dụng gì ngoài việc thực hiện đúng quy định ban đầu không? Nếu sếp đã không có thời gian để phản hồi cho những báo cáo đó thì cũng không nên bắt nhân viên phải gửi báo cáo một cách hình thức như vậy nữa. Tất cả những điều không rõ ràng đó sẽ làm giảm sút hiệu suất làm việc của nhân viên đồng thời nhân viên cũng không khắc phục được những yếu kém. Nguyên tắc phản hồi hiệu quả
  4. Những điều cần chú ý trước khi phản hồi là thời gian, địa điểm đưa ra phản hồi phù hợp nhất là gì? lời lẽ, thái độ phản hồi như thế nào? nhất là đối với những phản hồi tiêu cực thì càng phải cân nhắc chú ý kỹ hơn. Yếu tố mang lại hiệu quả cao của việc phản hồi là tính kịp thời. Vậy thì, hãy cố gắng đưa ra ý kiến phản hồi càng sớm càng tốt, chỉ trì hoãn khi cần phải thu thập thêm thông tin cần thiết. Khi đưa ra lời lẽ phản hồi đối với những trường hợp tích cực thì không khó lắm. Bạn chỉ cần khuyến khích khen ngợi trên tinh thần tôn trọng công sức, thời gian, trách nhiệm của nhân viên đó đối với công việc. Điều quan trọng là càng cụ thể càng có tác dụng kích thích và tạo động lực cho
  5. nhân viên. Đối với những phản hồi tiêu cực đó là lúc nhân viên mắc sai lầm thì việc đưa ra phải hồi sẽ khó khăn hơn nhưng không thể cho qua. Trong trường hợp này cứ thẳng thắn phản hồi với nguyên tắc không có ý chỉ trích chê bai mà là chỉ ra cho nhân viên thấy những yếu kém đồng thời cho họ cơ hội để sửa sai. Thái độ thông cảm cũng tạo ra sự thay đổi tiềm ẩn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2