intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sinh thường hay sinh mổ?

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

114
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tỷ lệ sinh mổ đang ngày càng gia tăng, đặc biệt tại các nơi có dịch vụ theo yêu cầu của thai phụ và gia đình. Rất nhiều phụ nữ trẻ chọn sinh mổ với mong muốn giảm được cuộc chuyển dạ đau đớn và vô tình hay cố ý, không quan tâm đến những mặt không có lợi của việc sinh mổ… Sinh thường (ST) hay còn gọi là sinh ngả dưới, sinh ngả âm đạo và sinh mổ (SM) đều có những ưu hay khuyết điểm. Do đó, cần cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể. Không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sinh thường hay sinh mổ?

  1. Sinh thường hay sinh mổ? Tỷ lệ sinh mổ đang ngày càng gia tăng, đặc biệt tại các nơi có dịch vụ theo yêu cầu của thai phụ và gia đình. Rất nhiều phụ nữ trẻ chọn sinh mổ với mong muốn giảm được cuộc chuyển dạ đau đớn và vô tình hay cố ý, không quan tâm đến những mặt không có lợi của việc sinh mổ…
  2. Sinh thường (ST) hay còn gọi là sinh ngả dưới, sinh ngả âm đạo và sinh mổ (SM) đều có những ưu hay khuyết điểm. Do đó, cần cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể. Không thể quá cực đoan, chỉ khư khư theo lối ST trong khi em bé quá yếu cần được lấy ra gấp hay mẹ không đủ sức. Ngược lại, SM không là lựa chọn đúng đắn, khi đủ bằng chứng cho thấy mẹ có thể ST dễ dàng. ST, là cách mà tự nhiên đã được chọn lựa qua cả quá trình tiến hóa; vì vậy, chắc chắn sẽ thích hợp nhiều nhất cho mẹ và bé. Khi em bé đi qua ống sinh dục của mẹ trên đường chuyển dạ, với thời gian và lực ép của ống sinh dục, các chất dịch trong đường thở sẽ được tống xuất ra ngoài. Cùng tiếng khóc đầu tiên, đường thở và phổi bé đã sạch phần nào các chất dịch này, sẽ nở ra và bắt đầu hoạt động. Những trẻ sinh qua đường mổ, dù có qua hồi sức nhi tích cực, vẫn còn một lượng dịch ứ đọng, nên hô hấp của trẻ sẽ không tốt bằng trẻ ST. Ngoài ra, khi ST, mẹ sẽ ít bị mất máu và mất sức hơn SM. Cơn đau trong cuộc chuyển dạ ST có thể được khắc phục bằng phương pháp “đẻ không đau”. Sản phụ sẽ được tiêm thuốc giảm đau vào vùng tủy sống khi cuộc chuyển dạ bắt đầu với những cơn đau dồn dập. Khi đó, các cơn gò của tử cung vẫn xảy ra đều đặn nhưng bà mẹ không còn cảm giác đau nữa. Khi ST, do việc mẹ phải ráng sức trong lúc rặn sinh, thai phải đi qua đường sinh dục của mẹ, có thể đường sinh dục sẽ bị tổn thương. Việc may lại đường sinh dục sẽ để lại cảm giác đau trong thời gian hậu sản.
  3. SM không để lại di chứng cho đường sinh dục, nhưng sẽ để lại vết sẹo trên tử cung. Tử cung đã qua một lần SM sẽ khó khăn hơn cho lần thai sau như: dễ SM lại, thai hay nhau nằm ở vị trí bất thường, có thể bị vỡ tử cung. Cũng không thể SM quá nhiều lần (thông thường 2 lần, hạn hữu có thể lần thứ 3 nhưng rất nguy hiểm). Chi phí y tế, tốn kém sức khỏe của mẹ khi SM dĩ nhiên cao hơn ST. Thường, SM được chọn khi sức khỏe của mẹ hay của thai không thể chịu nổi cuộc chuyển dạ lâu, thai quá to so với đường sinh dục của mẹ hoặc khung xương chậu của mẹ có vấn đề do dị tật hay tai nạn. SM có thể được thực hiện trong quá trình theo dõi chuyển dạ hay có thể thực hiện chủ động khi thai đã đủ lớn. Hiếm hơn, khi sức khỏe mẹ quá yếu, phải thực hiện ngay việc lấy thai nhằm mục đích cứu mẹ ngay, lúc đó hầu như không quan tâm đến việc thai đã lớn hay chưa, có nuôi được hay không. Với việc khám thai sớm và theo lịch định kỳ, chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện sớm được các bệnh lý của mẹ trong thai kỳ và có hướng điều trị phù hợp, tránh được một số bệnh lý nặng đưa đến việc SM cấp cứu đáng tiếc này. Ngoài ra, các lớp học tiền sản dành cho phụ nữ mang thai có thể cung cấp nhiều thông tin về quá trình mang thai, bệnh lý có thể gặp trong thai kỳ cũng như thông tin về cuộc chuyển dạ. Đi vào cuộc chuyển dạ với một số thông tin chuẩn bị trước cũng là một cách tốt để đối mặt với cơn đau chuyển dạ.
  4. Tóm lại, ST hay SM đều có những mặt tốt và không tốt. Hãy chọn lựa cách sinh một cách khôn ngoan dựa theo những thông tin y tế chính xác và lời khuyên của cán bộ y tế. ó Tự giúp: Tự chăm sóc bản thân sau sinh Nhiều phụ nữ cảm thấy mệt mỏi và không thể thích ứng với tình trạng mới có con. Các đề nghị sau đây có thể giúp bạn: Hãy nói chuyện với chồng, và yêu cầu gia đình và bạn bè hỗ trợ càng nhiều càng tốt. Nếu được, nhờ người khác làm công việc nhà thay bạn. Ưu tiên làm những việc quan trọng, và tránh làm những việc không cần thiết, như ủi đồ. Mỗi khi bé ngủ hãy cố gắng chợp mắt hơn là làm những việc vặt. Mang bé ra khỏi nhà ít nhất một lần mỗäi ngày, kể cả khi bạn chỉ đi dạo. Cố gắng thực hiện những bài tập thể dục, trong đó có bài thư giãn. Tập thể dục nhẹ nhàng, tăng dần cường độ sẽ giúp bạn lấy lại vóc dáng trước kia, tăng cường sinh lực, và nâng cao tinh thần. Tuy nhiên, hãy cẩn thận không được tập quá sức. Ngưng tập bất cứ bài nào làm bạn đau.
  5. Tham gia câu lạc bộ mẹ và bé, hoặc gặp lại những bà mẹ mà bạn quen biết nếu có thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2