Sáng kiến kinh nghiệm <br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nội dung Trang<br />
<br />
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ 2<br />
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2<br />
1/ Cơ sở lý lung của vấn đề 2<br />
2/ Thực trạng của vấn đề 4<br />
3/ Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 5<br />
4/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 8<br />
III/ KẾT LUẬN 10<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 1<br />
Sáng kiến kinh nghiệm <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:<br />
1/ Hiện tượng trong thực tiễn giảng dạy.<br />
Bất kì làm việc gì muốn để đạt sự thành công thì cũng cần đến yếu tố tích <br />
cực và việc dạy học mỹ thuật cũng không ngoại lệ. Bởi vậy nếu giáo viên tích <br />
cực thôi vẫn chưa đủ, mà phải cần có sự tích cực học tập của học sinh thì quá <br />
trình học tập mới đạt kết quả cao. Sự tích cực sẽ đem lại sự hăng say tìm tòi khám <br />
phá sáng tạo, sự tích cực sẽ mang lại trạng thái học tập sôi nổi cởi mở tạo hứng <br />
thú cho học sinh, từ đó học sinh mới phát huy được tính chủ động trong quá trình <br />
học. Tuy nhiên trong quá trình học vẫn còn hiện tượng học sinh chưa phát huy hết <br />
tính tích cực gây ảnh hưởng đến tác phong học tập.<br />
2/ Ý nghĩa, tác dụng.<br />
Nếu học mỹ thuật một cách tích cực sẽ giúp học sinh hình thành tư duy hình <br />
ảnh, cảm nhận được vẻ đẹp và biết khám phá những vẻ đẹp trong cuộc sống, từ <br />
đó giúp các em hình thành cho mình sự ngăn nắp gọn gàng trong học tập cũng như <br />
trong cuộc sống gia đình.<br />
Mỹ thuật là môn học trong lĩnh vực nghệ thuật, vì vậy việc dạy học mỹ <br />
thuật cũng sẽ giúp các em khám phá, thưởng thức mọi vẻ đẹp, giúp các em có <br />
được trạng thái tâm lí thỏa mái để các em học tốt những môn học khác, đồng thời <br />
phát hiện và bồi dưỡng những em có năng khiếu thực sự. Làm được những điều <br />
đó thì việc dạy học mỹ thuật xem như đã thành công và có ý nghĩa lớn trong việc <br />
góp phần giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh.<br />
3/ Những mâu thuẫn giữa thực trạng với yêu cầu mới.<br />
Việc triển khai dạy học mỹ thuật theo phương pháp Đan Mạch đã tạo thêm <br />
luồng gió mới giúp học sinh hứng thú và tích cực hơn trong học tập, tuy nhiên vẫn <br />
còn một số học sinh chưa thật sự tích cực, chưa phát huy được tính chủ động sáng <br />
tạo và tỏ ra xem thường môn mĩ thuật. Điều đó đã gây sự cản trở, vô tình tạo sự <br />
khó khăn cho giáo viên khi triển khai dạy, mặc dù số lượng này không nhiều <br />
nhưng nó làm ảnh hưởng đến kết quả chung và tạo tiền lệ xấu cho quá trình dạy <br />
mỹ thuật sau này. <br />
Thực trạng trên đã xảy ra trong thời gian giảng dạy tại tr ường và thiết nghĩ <br />
điều này cũng có thể xảy ra ở một số trường khác, đây chính là mâu thuẫn giữa <br />
thực trạng và yêu cầu đòi hỏi khách quan . Vấn đề này đã được tôi tìm hiểu một <br />
cách cặn kẽ và cũng đã tìm ra được nguyên nhân đó chính là học sinh chưa nhận <br />
thức được tầm quan trọng của môn mỹ thuật nên chưa có thái độ học tập tích cực. <br />
<br />
<br />
Trang 2<br />
Sáng kiến kinh nghiệm <br />
<br />
Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra “biện pháp giúp học sinh nhận thức được tầm <br />
quan trọng của môn mỹ thuật để có thái độ học tập tích cực”. Đó chính là lí do tôi <br />
chọn đề tài này.<br />
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:<br />
1/ Cơ sở lý luận của vấn đề:<br />
Để giải quyết vấn đề trên ta cần hiểu rõ một số khái niệm sau:<br />
1.1/ Khái niệm nhận thức:<br />
Theo “từ điển bách khoa Việt Nam”, nhận thức là quá trình biện chứng của <br />
sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy <br />
và không ngừng tiến đến gần khách thể.<br />
Từ đó ta có thể rút ra : Nhận thức tầm quan trọng của môn học là quá trình <br />
biện chứng của sự phản ánh một cách khách quan trong ý thức của học sinh đối <br />
với môn học, nhờ đó học sinh tư duy và không ngừng phám phá môn học.<br />
1.2/ Khái niệm tích cực:<br />
Theo nghĩa từ điển tích cực là trạng thái tinh thần có tác dụng khẳng định và <br />
thúc đẩy sự phát triển. Tích cực trọng học tập là một phẩm chất trong nhân cách <br />
của người học, được thể hiện ở tình cảm, ý chí quyết tâm giải quyết các tình <br />
huống học tập đặt ra để có trí thức mới, kĩ năng mới.<br />
Khái niệm này mang tính học thuật cao vì vậy chúng ta đi vào các khía cạnh <br />
cụ thể của tính tích tích cực để dễ hình dung hơn.<br />
Tích cực được biểu hiện như sau:<br />
+ Hưởng ứng và thấy rõ bổn phận cần thưc hiện trong các tình huống học <br />
tập.<br />
+ Chịu khó trả lời câu hỏi, chăm chỉ, tự giác thực hiện các hoạt động học <br />
tập.<br />
+ Quyết tâm hoàn thành công việc tự mình đặt ra hoặc nhiệm vụ được giao, <br />
nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ người khác hoàn thành công việc.<br />
+ Thường xuyên có suy nghĩ phản biện, mở rộng, đào sâu vấn đề, hay đặt <br />
câu hỏi tại sao một cách rất có chủ ý.<br />
Theo Sikuna tích cực chia thành 3 cấp độ sau:<br />
+ Tích cực bắt chước: Gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy và của <br />
bạn.<br />
+ Tích cực tìm tòi: Độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải <br />
quyết khác nhau cho cùng một vấn đề.<br />
+ Tích cực sáng tạo: Tìm ra cách giải quyết mới độc đáo, hữu hiệu.<br />
1.3/ Khái niệm thái độ: <br />
<br />
<br />
<br />
Trang 3<br />
Sáng kiến kinh nghiệm <br />
<br />
Thái độ là những phát biểu hay những đánh giá có giá trị về sự vật, con <br />
người hay đồ vật. Thái độ phản ánh con người cảm thấy như thế nào về một điều <br />
gì đó. Ví dụ khi tôi nói: “Tôi thích môn mĩ thuật”, tôi đang biểu lộ thái độ về môn <br />
mĩ thuật. Thái độ không giống giá trị nhưng cả hai có mối liên quan. Mối liên quan <br />
này được thể hiện thông qua 3 thành phần của thái độ:<br />
Thành phần nhận thức: Bao gồm ý kiến hoặc niềm tin về thái độ. Ví dụ <br />
“mọi người đều tin rằng phân biệt môn học và học lệch sẽ dẫn đến phát triển <br />
không toàn diện”.<br />
Thành phần ảnh hưởng: Là cảm nhận hay cảm xúc của thái độ. Ví dụ câu <br />
phát biểu: “Tôi thích học mĩ thuật vì nó giúp tôi phát triển tính thẩm mĩ”, câu nói <br />
này cho ta thấy được cảm xúc của người học về giá trị của môn học đối với sự <br />
phát triển toàn diện nhân cách .<br />
Thành phần hành vi: Là chủ ý cư xử theo một cách nào đó với một người <br />
hay một việc gì đó. Ví dụ “tôi thường quan tâm đến môn mĩ thuật bởi đây là một <br />
trong những môn học hữu ích giúp phát triển nhân cách toàn diện”.<br />
Trong học tập thái độ rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hành vi của học <br />
sinh và là một trong những yếu tố quyết định chất lượng học tập. <br />
Như vậy nhận thức thái độ luôn là một chỉnh thể thống nhất với nhau và <br />
gắng liền với yếu tố tích cực để có hành vi đúng và tạo sự thành công cao trong <br />
học tập. <br />
Biểu thị qua sơ đồ sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 4<br />
Sáng kiến kinh nghiệm <br />
<br />
<br />
2/ Thực trạng của vấn đề:<br />
Đối với việc dạy mĩ thuật ở bậc tiểu học không đòi hỏi quá cao về kĩ năng <br />
mà chủ yếu là giáo dục cho học sinh lòng say mê sáng tạo, cảm nhận vẻ đẹp theo <br />
sở trường của từng học sinh.<br />
Việc dạy học mĩ thuật theo phương pháp mới (phương pháp Đan Mạch) <br />
không gò bó cứng nhắc mà chủ yếu là giúp học sinh thỏa mái sáng tạo theo sở <br />
trường có sự định hướng của giáo viên. Điều này đã không tạo áp lực cho học sinh <br />
trong quá trình học và cũng tạo thuận lợi cho học sinh hoàn thành sản phẩm sáng <br />
tạo của mình theo những cấp độ khác nhau tùy theo sở trường và năng khiếu. Đây <br />
chính là yếu tố thuận lợi trong việc dạy học mĩ thuật.<br />
Xong bên cạnh vẫn có những khó khăn cho giáo viên khi triển khai dạy đó là <br />
một số học sinh có thái độ học tập ít tích cực, thiếu nhiệt tình với môn học.Theo <br />
dõi những biểu hiện trên trong quá trình học, tiến hành phân tích cặn kẽ diễn biến <br />
tâm lí học sinh, tìm hiểu đến các yếu tố mang tính chủ quan ( như xem mĩ thuật là <br />
môn học phụ, không thấy được tầm quan trọng của môn học) nên thờ ơ với môn <br />
học và có thái độ học tập ít tích cực.<br />
Đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến thực trạng trên vẫn tồn tại trong <br />
quá trình giảng dạy. <br />
3/ Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.<br />
Để giải quyết thực trạng nêu trên tôi đưa ra 4 biện pháp để tiến hành giải <br />
quyết như sau:<br />
* Biện pháp trực quan.<br />
* Biện pháp liên hệ thực tế.<br />
* Biện pháp kích thích, khích lệ tinh thần.<br />
* Biện pháp liên hệ đến thành tích chung.<br />
3.1/ Biện pháp trực quan:<br />
Đây là biện pháp hữu ích tạo sự ấn tượng cho các em trong tiết học. Thông <br />
qua tiết học giáo viên giới thiệu một số sản phẩm tiêu biểu của các bạn, của giáo <br />
viên và họa sĩ theo từng chủ đề. Đặc biệt là khi hướng dẫn, giáo viên phải thị <br />
phạm, phải trực tiếp vẽ để học sinh cảm nhận và tiếp được nguồn cảm hứng từ <br />
giáo viên. Tránh trình trạng chỉ sử dụng tranh có sẵn, tranh chuẩn bị trước để giới <br />
thiệu mà giáo viên không có những động tác thị phạm.<br />
Nên nhớ rằng giáo viên dạy mĩ thuật nếu không thị phạm hoặc có thị phạm <br />
nhưng đại khái qua loa thì sẽ gây phản cảm cho học sinh, không truyền được cảm <br />
hứng cho học sinh và học sinh dễ phản đối bằng thái độ không thích và thiếu tích <br />
<br />
<br />
<br />
Trang 5<br />
Sáng kiến kinh nghiệm <br />
<br />
cực trong việc học. Việc thị phạm trực tiếp giúp cho học sinh có sự nể phục và <br />
kính trọng thầy cô giáo, từ đó chú ý thực hiện theo và sáng tạo theo ý tưởng riêng.<br />
Việc giới thiệu nhiều sản phẩm, nhiều nguồn tư liệu giúp cho học sinh dễ <br />
dàng sáng tạo, ít bế tắc trong việc chọn nội dung hình ảnh, như câu nói “Tất cả <br />
nghệ thuật đều là sự bắt chước tự nhiên” (Seneca).<br />
Ví dụ: Vẽ tranh chủ đề trường em thì phải có tranh ảnh, tư liệu về trường, <br />
tranh vẽ dáng học sinh đang hoạt động…<br />
* Cách tiến hành: Cho học sinh quan sát trong giờ học trước lúc vẽ và sau <br />
giờ học để gây cảm hứng cho tiết học hôm sau.<br />
3.2/ Biện pháp liên hệ thực tế:<br />
Giáo viên liên hệ thực tế sau mỗi chủ đề để các em thấy việc áp dụng mĩ <br />
thuật vào cuộc sống là rộng rãi và cần thiết. Giáo dục cho các em việc học mĩ <br />
thuật không đơn thuần chỉ là kĩ năng vẽ mà bao gồm khả năng quan sát, sắp xếp <br />
để mọi thứ trong cuộc sống đi vào ngăn nắp gọn gàng, giúp hình thành thói quen <br />
sống nề nếp khoa học, biết chọn trang phục phù hợp để có được tác phong ăn mặc <br />
đẹp.<br />
Ví dụ: Tư duy sắp xếp bố cục giúp các em biết sắp xếp đồ dùng học tập <br />
ngăn nắp, gọn gàng …<br />
* Cách tiến hành: Liên hệ trong giờ học và cuối giờ học.<br />
3.3/ Biện pháp kích thích, khích lệ tinh thần:<br />
Đây là biện pháp quan trọng qua việc ứng dụng các sản phẩm của học sinh <br />
để trưng bày và trang trí chính phòng học của các em đang học.<br />
* Tiến hành như sau: Giáo viên qua mỗi chủ đề, cuối mỗi chủ đề giáo viên <br />
cùng học sinh chọn những sản phẩm tiêu biểu của cá nhân, nhóm để trưng bày và <br />
ứng dụng làm sản phẩm trang trí lớp học.<br />
Để có được sản phẩm ứng dụng hoàn chỉnh, giáo viên mở rộng lồng ghép <br />
cho các em sáng tạo khung tranh bằng những chất phế liệu ( giấy bìa thùng mì, …) <br />
ở cuối một số chủ đề do giáo viên chủ động lồng ghép sao cho phù hợp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sau khi đã có những sản phẩm hoàn chỉnh giáo viên mỹ thuật tiến hành <br />
trưng bày trang trí tại phòng học nghệ thuật ( phòng học mỹ thuật), đồng thời tham <br />
<br />
<br />
Trang 6<br />
Sáng kiến kinh nghiệm <br />
<br />
mưu với hiệu trưởng nhà trường và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tiến hành <br />
trưng bày trang trí tại các phòng học của từng lớp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3.4/ Biện pháp liên hệ đến thành tích chung:<br />
Theo điều 16 thông tư 22 sửa đổi bổ sung thông tư 30 quy định học sinh giỏi <br />
toàn diện phải là những em có bài thi đạt 9 điểm trở lên đối với các môn đánh giá <br />
bằng điểm số và hoàn thành tốt tất cả những môn đánh giá bằng nhận xét. Như <br />
vậy theo thông tư 22 học sinh muốn để giỏi toàn diện thì phải cố gắng học tốt tất <br />
cả các môn và không cho phép lơ là bất cứ môn học nào. Điều này thường xảy ra <br />
trong quá khứ khi một số em học sinh giỏi tỏ ra xem thường và lơ là những môn <br />
học mà phụ huynh các em cho là môn học phụ như: Âm nhạc, mỹ thuật, thể dục…<br />
Để phát huy biện pháp này, giáo viên cần dành thời gian trao đổi với các em <br />
về điều kiện xét học sinh giỏi toàn diện để các em thay đổi quan điểm, thái độ học <br />
tập và chú tâm học tốt tất cả các môn học nói chung và học tốt môn mỹ thuật nói <br />
riêng, tránh trình trạng học lệch.<br />
<br />
<br />
Trang 7<br />
Sáng kiến kinh nghiệm <br />
<br />
Ở phần thảo luận chia sẻ ý tưởng sản phẩm sau mỗi chủ đề giáo viên cần <br />
tích hợp liên hệ thực tế với các em để các em thấy được vai trò của môn học, thấy <br />
được ý nghĩa của môn học từ đó các em hình thành được tư duy chủ ý và có thái độ <br />
học tập tốt đối với môn học.<br />
4/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:<br />
Để thực hiện giải pháp “giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của <br />
môn mĩ thuật để có thái độ học tập tích cực” tôi đã chọn học sinh từ khối 1 đến <br />
khối 5 để tiến hành. Sau khi tiến hành và khảo sát, đánh giá, so sánh đối chiếu với <br />
kết quả khi chưa tiến hành cho thấy sự tiến bộ rõ rệt, số học sinh hoàn thành tốt <br />
tăng lên đáng kể, cụ thể như sau:<br />
<br />
STT Lớp Sĩ số học Kết quả trước Kết quả sau khi áp Giá trị <br />
sinh khi áp dụng sáng dụng sáng kiến chênh lệch <br />
( em) kiến ( Hoàn (Hoàn thành tốt) sau tác động <br />
thành tốt) (tăng %)<br />
1 1A 16 5 9 4 ( 25%)<br />
2 1B 15 4 7 3 ( 20%)<br />
3 2A 24 5 7 2 ( 8.3%)<br />
4 2B 21 4 7 3 ( 14.2%)<br />
5 3A 20 5 8 3 ( 15%)<br />
6 3B 21 3 7 4 ( 19%)<br />
7 4A 18 4 7 3 ( 16.6%)<br />
8 4B 19 4 6 2 ( 10.5%)<br />
9 5A 15 5 9 4 ( 26.6%)<br />
10 5B 15 6 10 4 ( 26.6%)<br />
<br />
Đặc biệt khi khảo sát bằng phương pháp vấn đáp với câu hỏi “ Em có thấy <br />
được tầm quan trọng của việc học môn mĩ thuật hay không?” thì số học sinh trả <br />
lời “có” được tăng lên, cụ thể như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
Thấy được tầm Thấy được tầm Giá trị <br />
quan trọng của quan trọng của việc chênh <br />
STT Lớp Sĩ số học việc học môn mĩ học môn mĩ thuật lệch <br />
sinh thuật ( Trước khi ( Sau khi áp dụng (tăng %)<br />
( em) áp dụng sáng sáng kiến)<br />
<br />
Trang 8<br />
Sáng kiến kinh nghiệm <br />
<br />
kiến)<br />
<br />
1 1A 16 10 15 5 ( 31%)<br />
<br />
2 1B 15 8 14 7 ( 47%)<br />
<br />
3 2A 24 12 22 10 ( 42%)<br />
<br />
4 2B 21 11 20 9 ( 43%)<br />
<br />
5 3A 20 11 18 7 ( 35%)<br />
<br />
6 3B 21 12 19 7 ( 33%)<br />
<br />
7 4A 18 9 16 7 ( 39%)<br />
<br />
8 4B 19 8 18 10 ( 53%)<br />
<br />
9 5A 15 10 15 5 ( 33%)<br />
<br />
10 5B 15 11 15 4 ( 27%)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Quan trọng hơn là qua quan sát trực quan nhận thấy được thái độ học tập của <br />
các em được nâng lên đáng kể, điều đó được chứng minh qua chất lượng của <br />
những sản phẩm và các em tích cực hơn trong hợp tác nhóm cũng như thái độ giúp <br />
đỡ nhau trong học tập được nâng lên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 9<br />
Sáng kiến kinh nghiệm <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
III/ KẾT LUẬN:<br />
1/ Ý nghĩa của sáng kiến đối với công việc giảng dạy:<br />
Dạy học cũng phải có nghệ thuật và người giáo viên cũng cần có sự khéo <br />
léo và sáng tạo như một người nghệ sĩ, đặc biệt là đối với môn mĩ thuật. Sáng tạo <br />
không chỉ về mặt truyền thụ để học sinh lĩnh hội kiến thức mà giáo viên cần phải <br />
sáng tạo trong việc điều tiết tinh thần để tạo dựng bầu không khí tâm lý thỏai mái <br />
và hăng say trong học tập cho các em.<br />
Việc tác động vào nhận thức để học sinh thấy được tầm quan trọng của <br />
môn mĩ thuật, từ đó có thái độ học tập tích cực là một việc rất cần thiết trong việc <br />
hướng đến giáo dục toàn diện hiện nay. Bởi lẽ một số phụ huynh chỉ chú ý việc <br />
học của con em mình ở môn Toán và Tiếng Việt mà hay lơ những môn học như: <br />
Mĩ thuật, âm nhạc, thể dục.. . Việc áp dụng sáng kiến này sẽ càng có ý nghĩa khi <br />
tạo cho học sinh có được những hành vi chủ ý, tạo được niềm tin và cảm xúc, đặc <br />
biệt là thấy được tầm quan trọng của môn học đối với sự phát triển toàn diện về <br />
trí thể mĩ.Từ đó các em hình thành thái độ đúng đắn với môn học, góp phần tạo <br />
điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc triển khai nội dung phương pháp dạy.<br />
Đặc biệt sáng kiến có ý nghĩa quan trọng giúp xóa bỏ việc xem thường môn <br />
mĩ thuật của một số học sinh, giúp cho học sinh phát triển nhân cách một cách toàn <br />
diện. Ngoài ra việc áp dụng sáng kiến sẻ tạo điều kiện tối đa cho những học sinh <br />
có năng khiếu phát triển năng lực của mình một cách trọn vẹn nhất, giúp các em có <br />
được cơ sở ban đầu để sau này các em có thể lựa chọn cho mình phát triển con <br />
đường nghệ thuật theo năng khiếu bẩm sinh. Hơn nữa việc áp dụng sáng kiến này <br />
cũng tạo thêm sự đa dạng và sinh động trong việc trang trí phòng học.<br />
2/ Nhận định về việc áp dụng và khả năng phát triển của sáng kiến:<br />
Ở tầm vi mô, sáng kiến này sẽ áp dụng thành công trong lĩnh vực dạy <br />
chuyên môn mĩ thuật trong phạm vi từ khối lớp 1 đến khối lớp 5. Đặc biệt ở khối <br />
lớp 1 cần phải áp dụng ngay để giáo dục nhận thức để tạo cơ sở cho sau này. <br />
Ở tầm vĩ mô, sáng kiến này sẽ áp dụng thành công trong vĩnh vực dạy <br />
chuyên môn mĩ thuật ở tất cả các trường có giáo viên chuyên mĩ thuật trong phạm <br />
<br />
<br />
Trang 10<br />
Sáng kiến kinh nghiệm <br />
<br />
vi toàn thị xã Sông Cầu, toàn tỉnh Phú Yên và có thể là toàn quốc. Sỡ dĩ sáng kiến <br />
này có thể áp dụng trong phạm vi rộng như vậy bởi hiện nay Bộ Giáo Dục Và Đào <br />
Tạo cũng như Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Phú Yên, Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo thị <br />
xã Sông Cầu đã triển khai đồng bộ chương trình dạy mĩ thuật theo phương pháp <br />
mới dự án Đan Mạch (SEAPS). Hơn nữa việc dạy học mĩ thuật ở cấp tiểu học <br />
hiện nay đã được chuyên môn hóa, phần lớn các trường đều có giáo viên chuyên <br />
mĩ thuật đã được đào tạo bài bản, cơ sở vật chất và trang thiết bị đầy đủ. Đây <br />
được xem là điều kiện lý tưởng để mở rộng phạm vi áp dụng của sáng kiến, <br />
nhằm đem lại hiệu quả chung cho giáo dục. <br />
3/ Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến:<br />
Khi làm việc gì muốn để đạt được thành công thì chủ thể cần nhận thức <br />
được tầm quan trọng của công việc đó, từ đó mới có thái độ đúng và tích cực thực <br />
hiện. Trong việc dạy học mĩ thuật cũng vậy, khi học sinh đã nhận thức được tầm <br />
quan trọng của môn học và có thái độ tích cực thì mọi khó khăn trong dạy học mĩ <br />
thuật sẽ được loại bỏ, những định kiến về môn học phụ sẽ không còn mà dần dần <br />
thay vào đó là những quan niệm đúng đắn giúp học sinh phát triển nhân cách, trí <br />
thức một cách hoàn chỉnh nhất.<br />
Từ việc áp dụng sáng kiến thành công cho ta một kinh nghiệm quý giá về <br />
việc tạo niềm tin cảm xúc và thái độ học tập cho các em, chính đây là yếu tố quan <br />
trọng góp phần vào sự thành công của dạy học nói chung và dạy mĩ thuật nói <br />
riêng. Qua việc áp dụng sáng kiến thành công cũng đúc kết cho ta một kinh nghiệm <br />
thực tiễn rằng muốn dạy học mĩ thuật thành công không phải lúc nào cũng chỉ yêu <br />
cầu học sinh phải có năng khiếu. Việc dạy những học sinh có năng khiếu sẽ đóng <br />
vai trò định hướng cho sự phát triển năng lực bẩm sinh sau này, còn ở cấp dạy tiểu <br />
học, thái độ cảm xúc và sự tích cực chính là yếu tố quyết định giúp các em hoàn <br />
thành tốt nhiệm vụ học, nhằm giúp giáo viên triển khai phương pháp dạy hiệu quả <br />
mang lại thành công chung cho giáo dục.<br />
4/ Những đề xuất khuyến nghị:<br />
Để áp dụng sáng kiến thành công và mang lại hiệu quả trong việc dạy học <br />
mĩ thuật, tôi có một số đề xuất khuyến nghị sau:<br />
Về giáo viên: Phải được đào tạo bài bản và có trình độ chuyên sâu về môn <br />
mĩ thuật. Phải nhạy bén, năng động và sáng tạo, không máy móc rập khuôn.<br />
Về phụ huynh: Cần trang bị cho các em đầy đủ các dụng cụ học tập ( bảng <br />
vẽ, giấy vẽ,…).<br />
Về nhà trường: Trang bị phòng học riêng dành cho môn mĩ thuật.<br />
Về phòng giáo dục: Cần bố trí giáo viên chuyên mĩ thuật cho các trường và <br />
thường xuyên tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên chuyên.<br />
<br />
<br />
Trang 11<br />
Sáng kiến kinh nghiệm <br />
<br />
Xuân Thọ 2, ngày 25 tháng 2 năm 2017<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Văn Trung<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO:<br />
<br />
Giáo trình tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm.<br />
Sổ tay hỏi đáp về đánh giá học sinh tiểu học số ĐKXB: 1608 <br />
2016/CXBIPH/<br />
21 735/ GD.<br />
Tài liệu bồi dưỡng dạy học mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch <br />
(SEAPS).<br />
Thông tư 30/2014/TTBGDĐT về quy định đánh giá học sinh tiểu học.<br />
Thông tư 22/ 2016/TTBGDĐT sửa đổi Quy định đánh giá học sinh tiểu học <br />
kèm theo Thông tư 30/2014/TTBGDĐT<br />
Tài liệu tập huấn hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học môn mĩ thuật.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 12<br />