SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh thực hiện những bài tập trong phân môn Tập làm văn
lượt xem 16
download
Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản (nói và viết). Đồng thời nó góp phần thực hiện hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học Tiếng Việt là dạy học sinh cách sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội tri thức khoa học. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh thực hiện những bài tập trong phân môn Tập làm văn”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh thực hiện những bài tập trong phân môn Tập làm văn
- PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH SƠN TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 BÌNH CHƯƠNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH THỰC HIỆN NHỮNG BÀI TẬP TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN Người viết : Huỳnh Thị Tiền Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường TH số 2 Bình Chương
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG I 1. Lời mở đầu 2. Lý do chọn đề tài 3. Mục tiêu nghiên cứu 4. Đối tượng nghiên cứu 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG II I. NGUYÊN NHÂN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 1. Nguyên nhân 2. Thực trạng 3. Giải pháp II. KẾT LUẬN
- MỞ ĐẦU CHƯƠNG I 1. Lời mở đầu Môn Tiếng Việt ở Trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Tiếng Việt ở Trường Tiểu học được dạy và học thông qua 7 phân môn: Học vần, Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Trong đó phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc dạy và học Tiếng Việt. Phân môn Tập làm văn tận dụng những hiểu biết, kĩ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác cung cấp đồng thời hoàn thiện chúng. Để làm được bài văn nói hoặc viết người làm phải hoàn thiện bốn kĩ năng( nghe, nói, đọc, viết ) phải vận dụng những kiến thức về Tiếng Việt. Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản (nói và viết). Đồng thời nó góp phần thực hiện hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học Tiếng Việt là dạy học sinh cách sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội tri thức khoa học.
- 2. Lý do chọn đề tài Để viết được một bài văn,học sinh phải kết hợp nhiều kĩ năng ngoài kĩ năng nghe, nói,đọc,viết Tiếng Việt, kĩ năng dùng từ đặt câu đó là kĩ năng phân tích đề, tìm ý và lựa chọn ý, kĩ năng lập dàn ý viết đoạn văn và liên kết đoạn. Cho nên phân môn Tập làm văn có nhiệm vụ là giúp học sinh sau một quá trình luyện tập lâu dài và có ý thức dần dần nắm được cách viết các bài văn theo nhiều loại phong cách khác nhau. ở Tiểu học phân môn Tập làm văn còn góp phần rèn luyện tư duy hình tượng, từ óc quan sát tới trí tưởng tượng, có khả năng tái hiện những điều quan sát được. Thông qua phân môn Tập làm văn giúp học sinh mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho học sinh. Để dạy tốt Tập làm văn ở Trường Tiểu học người giáo viên không những quan tâm đến việc bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc và nâng cao vốn hiểu biết cho học sinh. Nhưng trong thực tế giảng dạy Tập làm văn còn rất nhiều vấn đề khó khăn như chương trình mới, trình độ học sinh không đều… Từ những nguyên nhân trên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh thực hiện những bài tập trong phân môn Tập làm văn” 3. Mục đích nghiên cứu: Đề ra một số biện pháp để quan tâm đến các trình độ học sinh đặc biệt là học sinh trung bình, yếu giúp các em được học tập tích cực chủ động được phát triển lời nói 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu a. Sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo về bài văn tả cảnh. b. Thực tiển dạy Tập làm văn ở địa phương kiểu bài Tả cảnh 5. Nhiệm vụ nghiên cứu a. Tìm hiểu nguyên nhân dạy học Tiếng Việt (chú ý đến trình độ học sinh, tìm hiểu khảo sát trình độ học sinh ở lớp, trường … Những khó khăn của các em trong học tập phân môn Tập làm văn) b. Tìm hiểu nội dung dạy Tập làm văn kiểu bài tả cảnh ở phân môn Tập làm văn lớp 5. Những khó khăn trong việc triển khai nội dung dạy học kiểu bài Tả cảnh đối với học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu . 6. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp quan sát, khảo sát b. Phương pháp phân tích c. Phương pháp tổng hợp d. Phương pháp thực nghiệm 7. Giả thuyết khoa học Giữa hệ thống kĩ năng làm văn với cấu trúc của hành vi nói năng có mối liên quan. Xem xét mối liên quan này giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề đang đặt ra cho việc dạy Tập làm văn. Sau đây là bảng hệ thống mối liên quan trên
- Cấu trúc hoạt động lời nói Hệ thống kĩ năng làm văn 1. Định hướng 1. Kĩ năng xác định đề bài, yêu cầu, và giới hạn của bài viết (kĩ năng tìm hiểu đề) 2. Kĩ năng xác định tư tưởng cơ bản của bài viết 2. Lập chương trình nội dung biểu đạt 3. Kĩ năng tìm ý ( thu thập tài liệu cho bài viết) 4. Kĩ năng lập dàn ý ( hệ thống hóa, lựa chọn tài liệu) 3. Thực hiện hóa chương trình 5. Kĩ năng diễn đạt (dùng từ đặt câu) thể hiện chính xác, đúng đắn, hợp với phong cách bài văn, tư tưởng bài văn. 6. K năng viết đoạn, viết bài theo các phong cách khác nhau (miêu tả, tự sự, viết thư… 4. Kiểm tra 7. Kĩ năng hoàn thiện bài viết (phát hiện và sửa chữa lỗi) Bảng hệ thống hóa cho ta kết luận: Hệ thống kĩ năng làm bài tập làm văn hiện nay, về cơ bản là phù hợp với các phát hiện của lí thuyết hoạt động lời nói. Song một số người cho rằng nếu đi sâu vào phân tích các giai đoạn định hướng, hiện nay chúng ta thiếu các kĩ năng tương ứng với một số khâu quan trọng trong giai đoạn này. Khâu liên kết hành động nói năng với hoạt động giao tiếp của người nói. Hành động nói năng không được đưa vào hoạt động giao tiếp của người nói. Hành động nói năng không được đưa vào hoạt động giao tiếp là tự cô lập mình, là thủ tiêu ý nghĩa sinh động của mình và trở thành giả tạo. Lúc đó giờ học tách rời tình huống giao tiếp tự nhiên của ngôn ngữ. Biện pháp giải quyết là “phải tạo nhu cầu giao tiếp cho học sinh”. Muốn vậy phải tạo ra tình huống giao tiếp. Do đó một hệ thống đề Tập làm văn trong đó có đề cập tình huống nói năng, làm sinh sản nhu cầu nói năng của học sinh còn là niềm mon ước của những người dạy Tập làm văn. Trên cơ sở các hiểu biết về hoạt động lời nói chúng ta cần đi sâu nghiên cứu hơn nữa kĩ năng làm văn, xác định các thao tác, xây dựng các đề bài gắn với tình huống nói năng, tổ chức các tiết Tập làm văn trong đó học sinh tự cảm thấy có nhu cầu nói năng, nhu cầu giao tiếp. Đây còn là khoảng trống cho những ai mê nghiên cứu phương pháp dạy Tập làm văn.
- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Khái niệm liên quan Đoạn văn miêu tả thường thấy trong các văn bản miêu tả, tự sự. Đoạn văn miêu tả mang chức năng chủ yếu là tả cảnh vật, nhân vật, hiện tượng nà môi trường tự nhiên xung quanh chúng ta. Đặc điểm của đoạn văn bản bài này là sự có mặt của các từ ngữ miêu tả phù hợp vói các đối tượng miêu tả. Các đoạn văn miêu tả cảnh vật thường được sử dụng các từ ngữ, các thành phần trạng ngữ chỉ ý nghĩa không gian như: Trên, dưới, cao thấp, bên trái, bên phải, phía trước, phía sau… sử dụng các tính từ cụ thể miêu tả quan cảnh như sắc màu, chiều dài, chiều rộng… Một đặc điểm khác cần chú ý nữa là văn miêu tả thường không có tiến trính phát triển (không chú ý về trật tự thời gian). Đoạn văn miêu tả thay thế cho sự vật ở thời điểm nhất định. Trung tâm chú ý của người miêu tả không phải là sự diễn biến mà là các đặc điểm, các yếu tố của nó được thể hiện tức thời như thế nào. Như vậy, đoạn văn miêu tả trong khi xem nhẹ diễn tiến về thời gian, lại rất nhấn mạnh vào sự quan sát, miêu tả nổi bật sự bài trí sự vật về không gian, về trật tự sắp xếp giữa các yếu tố tạo nên đối tượng miêu tả. Thí dụ: Tả cảnh vật Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng lúa, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của rặng tre, đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa. Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng nối ruộng. Dạy học các kiểu bài tả cảnh: Muốn dạy tốt các kiểu bài văn tả cảnh cần nắm cả hai mặt: đặc điểm của thể loại và cách tổ chức dạy. Đặc điểm của văn miêu tả: Miêu tả là “Lấy nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện các chân tướng của sự vật ra” (Đào Duy Anh – Hán Việt từ điển). Văn miêu tả giúp người đọc hình dung một cách cụ thể của sự vật thông qua các nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc thể hiện cảm xúc thẩm mĩ của người viết. Văn miêu tả có các đặc điểm sau: Mang tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết, sinh động và tạo hình, ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh. Đi vào nhà trường văn miêu tả được chia làm các kiểu bài khác nhau căn cứ vào đối tượng miêu tả. Ở Tiểu học văn miêu tả được học kĩ, chiếm nhiều thời gian. Các bài văn miêu tả ở Tiểu học gồm: tả đồ vật, tả cây cối, tả cảnh, tả loài vật, tả cảnh sinh hoạt… 2. Cơ sở lí luận Sự vận dụng nguyên tắc chú ý đến trình độ học sinh, khi dạy Tiếng Việt cụ thể môn Tập làm văn với tư cách là tiếng mẹ đẻ và với tư cách là ngôn ngữ thú hai có khác nhau. Đối với học sinh Tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ. Khi dạy giáo viên cần phải đưa ra, nắm vững vốn Tiếng Việt của học sinh thao từng lớp, từng vùng khác nhau để hoạch định nội dung, kế hoạch và phương pháp dạy học. Giáo viên cần phải
- phát huy tính tích cực chủ động của học sinh và phương pháp trong giờ Tập làm văn, hạn chế xóa bỏ tiêu cực của học sinh trong quá trình học Tập làm văn. Đối với học sinh học Tiếng Việt vói tư cách là ngôn ngữ thứ hai: Việc vận dụng nguyên tắc chú ý đến trình độ học sinh cũng rất quan trọng, nếu tiếng mẹ đẻ có đặc điểm giống Tiếng Việt thì cho học sinh cần sử dụng kinh nghiệm nói năng sang Tiếng Việt, còn những điểm nào không giống xem như cản trở. 3. Cơ sở thực tiễn 3.1 Nội dung dạy học kiểu bài tả cảnh ở lớp 5 3.2 Yêu cầu kiến thức kĩ năng * Trang bị các kiến thức và kĩ năng làm văn a. Các kiến thức làm bài văn: Kiến thức lớp 5 được trang bị thông qua các bài luyện tập thực hành. Nội dung các bài thực hành trong Sgk lớp 5 giúp học sinh hoàn thiện những hiểu biết ban đầu về văn tả cảnh. Ngoài việc cung cấp một số kiến thức mới, nội dung dạy học kiểu bài văn tả cảnh còn các bài ôn tập nhằm củng cố, hệ thống hóa những kiến thức đã học. b. Các kĩ năng làm văn: nội dung các kĩ năng Tập làm văn cần trau dồi cho học sinh lớp 5 cũng được xây dựng trên cơ sở quy trình sản sinh ngôn ngữ tương tự như lớp 4 cụ thể - Kĩ năng định hướng hoạt động giao tiếp: Nhận diện văn bản, phân tích đề bài, xác định yêu cầu. - Kĩ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp: xác định dàn ý bài văn đã cho quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn tả cảnh. - Kĩ năng thực hiện hóa hoạt động giao tiếp: xây dựng đoạn văn (chọn từ, đặt câu, viết đoạn) liên kết các đoạn thành bài văn tả cảnh. * Mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bối dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách học sinh. Nội dung các bài Tập làm văn tả cảnh lớp 5 thường gắn với chủ điểm đang học ở các bài tập đọc. Quá trình hướng dẫn học sinh thực hiện các kĩ năng phân tích đề, quan sát tìm ý, nói viết đoạn bài là những cơ hội giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn, quan sát đối tượng … góp phần phát triển năng lực phân tích, tổng hợp. Tư duy của trẻ cũng được rèn luyện và phát triển nhờ các biện pháp so sánh, nhân hóa khi tả cảnh. Học các tiết Tập làm văn tả cảnh học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp thiên nhiên đất nước, có cơ hội bộc lộ cảm xúc cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách con người Việt Nam mới. 3.1.2 Khảo sát nội dung dạy học: gồm 14 tiết - Cấu tạo bài văn tả cảnh (1 tiết) - Luyện tập tả cảnh (10 tiết) - Kiểm tra (1 tiết) - Trả bài văn tả cảnh (2 tiết) 3.1.3 Đánh giá nội dung dạy học kiểu bài tả cảnh - Chữ viết ở Sgk to, rõ ràng, dễ đọc.
- - Chương trình Tập làm văn tả cảnh ở lớp 5 được cụ thể hóa trong Sgk Tiếng Việt 5 chủ yếu qua 2 loại bài tập tương tự như Sgk Tiếng Việt 4: Loại bài hình thành kiến thức mới và bài luyện tập thực hành. Đối với các loại bài hình thành kiến thức mới được cấu tạo theo 3 phần rõ ràng: nhận xét – ghi nhớ - luyện tập, học sinh rất thuận lợi trong việc hình thành kiến thức mới, các em tự trả lời các câu hỏi gợi ý khảo sát văn bản để tự rút ra được đặc điểm của loại văn bản tả cảnh. Đối với loại bài tập luyện tập thực hành văn bản tả cảnh được trình bày dưới nhiều hình thức khiến học sinh không nhàm chán và thích học Tập làm văn. Qua đó giúp học sinh rèn luyện tốt kĩ năng làm văn. Nội dung bài thực hành gồm 2, 3 bài tập nhỏ học sinh dễ hiểu, dễ làm. CHƯƠNG II I. NGUYÊN NHÂN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 1. Nguyên nhân - Ngữ liệu bài mẫu dài, học sinh đọc chậm mất nhiều thời gian. - Nội dung bài tập khó, học sinh tìm hiểu mất nhiều thời gian. - Số lượng bài tập trong 1 tiết nhiều. - Lệnh bài tập bao gồm nhiều ý, học sinh không biết tách ra thành các yêu cầu nhỏ. - Lệnh bài tập diễn tả khó hiểu. 2. Thực trạng a. Thực tiễn phải học kiểu bài tả cảnh ở địa phương Thuận lợi - Học sinh chỉ tả lại những cảnh có thưc ở địa phương, những cảnh học sinh đã được quan sát. - Học sinh tả lại những cảnh rất quen thuộc và gần gũi với bản thân nên học sinh rất thích. - Học sinh chỉ tả lại thành bài văn sau khi đã lập dàn bài ở tiết trước nên học sinh dễ làm, bài viết rất chân thực và tự nhiên Khó khăn - Những khó khăn về trình độ học sinh ở địa phương trong thực tiễn giảng dạy: Dạy không đủ giờ, học sinh giỏi mới tự làm được bài tập, còn học sinh trung bình, yếu chủ yếu chép bài chữa. Vì vậy các em không được học tập tích cực, không được phát triển ngôn ngữ như mong muốn, vì vậy các em thường rụt rè trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè. Ví dụ bài lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, cánh đồng…). Đối với bài này ở lớp tôi chỉ có vài em giỏi là tự tìm hiểu và lập được dàn ý còn lại các em khác nếu không có sự gợi ý của giáo viên thì chỉ chép lại dàn ý các bạn giỏi chữa bài. - Những khó khăn của giáo viên Sách giáo viên có nhiều bài tập không hướng dẫn cách làm chỉ đưa đáp án.
- Giáo viên thường chỉ chú ý xác định quan hệ giữa kiến thức kĩ năng được dạy ở một bài cụ thể với những kiên thức kĩ năng học sinh đã được học ở lớp dưới hoặc ở bài trước để có cách giải tiếp nối đảm bảo đi từ cái đã biết, chưa quan tâm đến việc kiến thức, kĩ năng đó được giải tiếp ở bài tập sau như thế nào? Giáo viên chưa quan tâm thích đáng đến mọi trình độ học sinh trong lớp chủ yếu lo cho kịp giờ, cách làm thường gọi học sinh khá, giỏi trình bày kết quả, yêu cầu học sinh trung bình, yếu chép bài, chữa bài. Đối với học sinh giỏi, giáo viên chưa quan tâm yêu cầu nâng cao chưa soạn bài tập ra thêm cho học sinh giỏi. Giáo viên chưa quan tâm đến tìm hiểu những khó khăn của học sinh trung bình, yếu khi làm từng bài tập cụ thể để có cách giúp đỡ các em tự làm bài giảm độ khó. Giải pháp a. Giải pháp đối với học sinh: Rèn cho học sinh thói quen ngoài giờ học bài cũ, học sinh còn chuẩn bị cho bài mới. Đối với những kiến thức mới có liên quan đến bài cũ, học sinh cần phải xem lại những kiến thức đó. Đối với với học sinh nhút nhát, giáo viên cần khuyết khích để học sinh mạnh dạn phát biểu những điều mình nghĩ trước lớp. Rèn cho học sinh có thói quen tự học. b. Giải pháp đối với giáo viên: Chuẩn bị soạn bài: Thực hiện đầy đủ các bước Xác định mục đích của bài dạy trong quan hệ với các bài trước hoặc lớp dưới cùng kiểu bài miêu tả, tả cảnh, mục đích của từng bài tập trong quan hệ mực đích của bài dạy. Thực hiện đầy đủ các bước sau đối với bài tập khó nhằm giúp học sinh trung bình, yếu. - Xác định mục đích, yêu cầu của bài tập (học sinh phải làm gì?,nhằm đạt tới kiến thức kĩ năng gì?) - Giải mẫu bài tập : giáo viên tự làm bài tập, làm xong mới đối chiếu đáp án sách giáo viên. - Các trình tự thao tác cùng thực hiện (nhớ lại mình đã làm gì trước, làm gì sau để có đáp án mở, phải ghi lại các thao tác đó vắn tắt ngắn gọn) - Dự tính những khó khăn của học sinh, những lỗi của học sinh có thể mắc (đề ra những biện pháp) - Cách hướng dẫn gợi mở để học sinh tự làm được bài tập. Soạn yêu cầu nâng cao bài tập mới cho học sinh giỏi. c. Thực nghiệm Soạn phần chuẩn bị cho giáo án: Bài tập 1. Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy). - Mục đích yêu cầu của bài tập
- + Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày + Biết trình bày dàn ý bài văn tả cảnh theo những điều đã quan sát được - Đáp án mẫu: Dàn ý sơ lược tả một buổi sáng trong một công viên + Mở bài : Giới thiệu bao quát cảnh yên tĩnh (nhộ nhịp) của công viên vào buổi sáng + Thân bài: Tả các bộ phận của cảnh vật Cây cối, chim chóc, những con đường.. Mặt hồ Người tập thể dục thể thao buổi sáng, đi bộ… + Kết bài: Em rất thích công viên vào buổi sáng. - Trình tự, thao tác thực hiện + Đọc yêu cầu bài tập + Phân tích đề bài tập: Đề yêu cầu tả gì? Lúc nào? + Xem lại cấu tạo bài văn tả cảnh (3 phần) Mở bài : Giới thiệu cảnh gì? Vào lúc nào? Thân bài: Tả cảnh gì? Kết bài : Nêu cảm nghĩ? + Lập dàn ý bài văn tả cảnh vào buổi sáng. - Dự kiến những khó khăn Sau khi nghỉ hè học sinh không nhớ được cách lập dàn ý của một bài văn tả cảnh gồm 3 phần. Học sinh có thể không quan sát trước cảnh sẽ tả nên sẽ khó khăn trong việc lập dàn ý phần thân bài - Cách hướn dẫn gợi mở để học sinh tự làm được bài tập Một học sinh đọc yêu cầu bài tập Giáo viên giới thiệu một vài tranh ảnh minh họa cảnh công viên Giáo viên kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của học sinh Học sinh tự lập dàn ý-học sinh trình bày dàn ý Dàn ý bài văn gồm mấy phần? + Mở bài: Tả cảnh gì? ở đâu? Vào thời gian nào? Lý do em chọn cảnh vật miêu tả là gì? + Thân bài: Cô sẽ hướng dẫn các em tả các bộ phận của cảnh vật * Cây cối, chim chóc trong công viên vào buổi sang như thế nào? * Các hoạt động của con người trong công viên ra sao? + Kết bài: Em thích đi trong công viên vào buổi sáng không? Không khí ở đây như thế nào? Bài tập 2 Dưới đây là 2 cách mở bài của bài văn tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Em hãy cho biết: Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp? nêu cách viết mỗi kiểu mở bài đó.
- - Mục đích yêu cầu bài tập + Xác định được đoạn văn mở bài theo kiểu trực tiếp, gián tiếp. + Biết cách viết các kiểu mở bài cho bài văn tả cảnh. - Đáp án mẫu Đoạn a mở bài trực tiếp Đoạn b mở bài gián tiếp Cách viết kiểu bài gián tiếp là nói chuyện khác rồi dẫn vào đối tượng tả Cách mở bài trực tiếp là giới thiệu ngay đối tượng miêu tả - Trình tự thao tác thực hiện Đọc yêu cầu bài tập Xác định yêu cầu bài tập Xác định đoạn văn tả theo kiểu mở bài nào? Nếu học sinh quên thì cho 1 học sinh đọc Sách giáo khoa lớp 4 (giáo viên đã chuẩn bị sẵn) 3. Giải pháp 3.1 Biện pháp Rèn cho học sinh thói quen ngoài giờ học bài cũ, học sinh còn chuẩn bị cho bài mới. Đối với những kiến thức mới có liên quan đến bài cũ, học sinh cần phải xem lại những kiến thức đó. Đối với với học sinh nhút nhát, giáo viên cần khuyết khích để học sinh mạnh dạn phát biểu những điều mình nghĩ trước lớp. 3.2 Biện pháp đối với giáo viên Chuẩn bị soạn bài: thực hiện đầy đủ các bước 3.2.1 Xác định mục đích của bài dạy trong quan hệ với các bài trước hoặc lớp dưới cùng kiểu bài miêu tả, tả cảnh, mục đích của từng bài tập trong quan hệ mục đích của bài dạy. 3.2.2 Thực hiện đầy đủ các bước sau đối với khó nhằm giúp học sinh trung bình, yếu a) Xác định mục đích, yêu cầu bài tập (học sinh phải làm gì? Nhằm đạt tới kiến thức kĩ năng gì?). b) Giải mẫu bài tập: Giáo viên tự làm bài tập, làm xong mới đối chiếu đáp án Sách giáo viên. c) Các trình bày, thao tác cùng thực hiện (nhớ lạ mình đã làm gì trước, làm gì sau để có đáp án mở, phải ghi lại các thao tác đó vắn tắt ngắn gọn) d) Dự tính các khó khăn của học sinh, những lỗi của học sinh có thể mắc (đề ra những biện pháp ở mục e) e) Cách hướng dẫn gợi mở để học sinh tự làm bài tập. 3.2.3 Soạn theo yêu cầu nâng cao bài tập mới cho học sinh giỏi. Thí dụ: - Yêu cầu học sinh diễn đạt cách khác cho cùng một nội dung (Nếu các em làm xong trước) - Yêu cầu thực hiện câu hỏi nâng cao
- - Chuẩn bị bài tập tương tự nhưng khó hơn để học sinh giải thêm sau khi các em đã hoàn thành bài tập trong sách giáo khoa. 3.3 Thực nghiệm 3.3.1 Soạn phần chuẩn bị cho soạn giáo án * Bài tập 1: (Tiết 2 tuần 1) Lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy). a) Mục đích, yêu cầu của bài tập. - Lập được dàn ý bài văn tả cảnh - Biết trình bày dàn ý bài văn tả cảnh theo những điều đã quan sát được. b) Đáp án mẫu: Dàn ý sơ lược tả một buổi sáng trong công viên. Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh yên tĩnh (nhộn nhịp) của công viên vào buổi sáng. Thân bài: Tả các bộ phận của cảnh quan - Cây cối, chim chóc, những con đường… - Mặt hồ. - Người tập thể dục, thể thao. Kết bài: Em rất thích công viên vào buổi sáng c) Trình tự, thao tác thực hiện - Đọc yêu cầu bài tập. - Phân tích đề bài tập: Đề yêu cầu tả cảnh gì? Lúc nào? - Xác định lại cấu tạo bài văn tả cảnh (3 phần) * Mở bài: Giới thiệu cảnh gì? Vào lúc nào? * Thân bài: Tả cảnh gì? * Kết luận: Nêu cảm nghĩ. - Lập dàn ý bài văn tả cảnh vào buổi sáng. d) Dự kiến những khó khăn - Sau khi nghỉ hè, học sinh không nhớ cách lập dàn ý của một bài văn tả cảnh gồm ba phần. - Học sinh có thể không quan sát trước cảnh sẽ tả nên sẽ khó khăn trong việc lập dàn ý phần thân bài. e) Cách hướng dẫn gợi mở để học sinh tự làm bài tập. - Một học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh minh họa cảnh công viên. - Giáo viên kiểm tra kết quả quan sát của học sinh. - Học sinh tự lập dàn ý – Học sinh trinh bày dàn ý. - Dàn bài văn tả cảnh gồm mấy phần? (3 phần) + Mở bài em tả cảnh gì? ở đâu? Vào thời gian nào? - Lý do em chọn cảnh vật miêu tả là gì? + Thân bài có mấy cảnh tả? (2 cảnh tả) - Cô sẽ hướng dẫn các em tả các bộ phận của cảnh tả. + Cây cối, chim chóc trong công viên vào buổi sáng như thế nào?
- + Các hoạt động của con người trong công viên ra sao? Hoặc trong công viên có những cảnh vật nào? Có những hoạt động nào của con người trong công viên vào buổi sáng? - Kết luận: Em có thích đi công viên vào buổi sáng không? Không khí ở đấy như thế nào. Bài tập 2: (Bài tập 1, tiết 2 tuần 3 sách giáo khoa trang 34) Bạn Quỳnh Liên làm bài văn tả cảnh quan sau cơn mưa. Bài văn có 4 đoạn nhưng chưa đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy chọn một đoạn và giúp bạn viết thêm vào những chỗ có dấu (…) để hoàn chỉnh nội dung của đoạn. a) Mục đích, yêu cầu của bài tập. Biết hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi đoạn . b) Đáp án mẫu. * Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào ào ạt tới rồi tạnh ngay. Lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm mọi hoạt động dường như ngừng lại. Từ trong nhà nhìn ra đường chỉ thấy một màu trắng xóa, những bóng cây cối ngả nghiêng, mấy chiếc ô tô phóng qua, nước tóe lên sau bánh xe. Một lát sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn. * Đoạn 2: Ánh nắng và các con vật sau cơn mưa. Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đang đậu trên cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ nấp dưới gốc cây bàng đang rũ rũ bộ lông ướt mềm. Đàn gà con xinh xắn đang lích rích chạy theo mẹ. Bộ lông vàng của chúng còn khô nguyên vì vừa chui ra dưới đôi cánh to của mẹ. Chú mèo hoang ung dung bước từ bếp ra ngoài sân. Chú chọn chỗ san đã ráo nước, nằm duỗi dài phơi nắng có vẻ khoái chí. * Đoạn 3: Cây cối sau mưa. Sau cơn mưa, có lẽ cây cối, hoa lá là tươi đẹp hơn cả. Những hàng cây ven đường được tắm nước mưa thỏa thuê nên tươi xanh mơn mởn. Mấy cây hoa trong vườn còn đọng những giọt mưa long lanh trên lá nhè nhẹ tỏa hương. * Đoạn 4: Đường phố và con người sau mưa Con đường trước cửa đang khô dần. Trên đường xe cộ đi lại nườm nượp như mắc cửi. Tiếng người cười người nói, đi lại nhộn nhịp. Túa ra từ những chỗ trú mưa, mọi người đang vội vã trở lại công việc trong ngày. Góc phố mấy cô bé đang nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân nhảy. c) Trình tự thao tác thực hiện. - Đọc yêu cầu đề bài - Xác định yêu cầu của đề: Chọn 1 đoạn văn, viết thêm vào chỗ trống để đoạn văn được hoàn chỉnh. - Đọc bài văn tả cảnh sau cơn mưa và tìm nội dung chính từng đoạn, xác định xem cần thêm ý nào vào, chi tiết nào cho mỗi đoạn. - Chọn một đoạn, dựa vào những câu hoặc từ ngữ trước và sau vào chỗ trống để dự đoán nội dung cần viết ở chỗ trống.
- - Viết thêm vào chỗ trống một vài câu văn hoặc từ ngữ sao cho được đoạn văn hoàn chỉnh. d) Dự kiến những khó khăn. - Tìm nội dung từng đoạn của bài văn sau cơn mưa của bạn Quỳnh Liên không dễ - Học sinh điền các từ ngữ hoặc các câu vào đoạn văn không phù hợp với nội dung đoạn văn đó. - Học sinh dễ nhầm là viết thêm vào chỗ trống để hoàn chỉnh nội dung của cả 4 đoạn văn. e) Cách hướng dẫn gợi mở để học sinh tự làm được bài tập. - Một học sinh giỏi đọc yêu cầu và nội dung bài tập (cả lớp dò theo đọc thầm) - Đề văn của bạn Quỳnh Liên là gì? (Tả quang cảnh sau cơn mưa). - Hướng dẫn xác định nội dung từng đoạn: Học sinh đọc thầm và tìm nội dung từng đoạn. * Đoạn 1: Tác giả giới thiệu cơn mưa gì ào ạt tới rồi tạnh ngay thường diễn ra vào mùa hè? (Cơn mưa rào) hoặc: Tác giả giới thiệu cơn mưa ào ạt tới rồi tạnh ngay là cơn mưa gì? * Đoạn 2: Tác giả giới thiệu những hình ảnh gì sau cơn mưa? (ánh sáng và các con vật) * Đoạn 3: Tác giả tả sự vật gì sau cơn mưa? (Cây cối sau cơn mưa) hoặc: Tác giả tả cây cối vào lúc nào? * Đoạn 4: Tác giả tả cảnh gì sau cơn mưa? (Đường phố và con người) - Hướng dẫn điền vào các chỗ trống (…) + Đoạn 1: Giới thiệu cảnh cơn mưa ào ạt tới rồi tạnh ngay, ở đoạn mở đầu các em điền vào chỗ trống câu tả gì? (Tả lúc đang mưa) + Đoạn 2: Các em điền chỗ trống những từ ngữ như thế nào? (những từ ngữ tả hoạt động hoặc màu sắc của từng con vật. + Đoạn 3: Các em điền tiếp vào những câu tả cảnh gì? (Tả màu sắc và hình dáng của cây cối so với lúc chưa mưa) +Đoạn 4: Ta điền vào những câu tả cảnh gì sau cơn mưa? (Tả đường phố và con người). - Đề bài yêu cầu ta hoàn thành mấy đoạn văn? (một trong bốn đoạn) - Học sinh làm vào vở - lớp nhận xét – giáo viên kết luận * Bài tập 3: (bài tập 1, tiết 1 tuần 6) Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi (SGK Tiếng Việt 5/62) a) Mục đích, yêu cầu của bài tập - Thông qua 2 đoạn văn mẫu, học sinh biết cách quan sát cảnh sông nước - Rèn kỹ năng quan sát sông nước. b) Đáp án mẫu - Đoạn văn tả biển + Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt nước theo sắc của mây trời, hoặc đoạn văn miêu tả đặc điểm nổi bật của biển luôn thay đổi màu sắc, trạng thái theo sự thay đổi của sắc trời và thời tiết.
- + Để miêu tả sự thay đổi màu sắc của biển, tác giả quan sát bầu trời và mặt biển ở các thời điểm khác nhau, các trạng thái khác nhau. + Khi quan sát biển, tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng con người: biển như một con người, lúc buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hể ha, lúc đăm chiêu gắt gỏng. + Đoạn văn tả con kênh + Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày: suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, buổi trưa, lúc giữa chiều. + Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác. + Sử dụng nghệ thuật liên tưởng làm cho người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện lên sinh động hơn, gây ấn tượng hơn. c) Trình tự, thao tác thực hiện - Đọc yêu cầu bài tập - Xác định yêu cầu: đọc 2 đoạn văn tả cảnh và trả lời câu hỏi - Nhớ lại trình tự quan sát, trình tự miêu tả. - Nhớ lại các giác quan có thể dùng quan sát và kết quả cảm nhận của từng giác quan. Ví dụ: + Quan sát bằng thị giác: Kết quả cảm nhận bằng hình ảnh, đường nét, màu sắc… + Quan sát bằng thính giác: Kết quả cảm nhận bằng âm thanh. + Quan sát bằng xúc giác: Kết quả cảm nhận bằng các đặc điểm như nóng, lạnh, mềm mại, cứng… d) Dự kiến khó khăn - Ngữ liệu đoạn văn mẫu dài, học sinh đọc chậm mất nhiều thời gian - Số lượng câu hỏi nhiều. - Lệnh bài tập bao gồm, học sinh không biết tách ra thành nhiều các yêu cầu nhỏ. - Lệnh bài tập diễn tả khó hiểu. e) Cách hướng dẫn * Đoạn văn tả biển - Gọi 1 học sinh giỏi đọc đoạn văn (cả lớp đọc thầm theo) và trả lời câu hỏi: + Nhà văn Vũ Tú Nam đã miêu tả cảnh sông nước nào? (cảnh biển) + Đoạn văn miêu tả đặc điểm gì của biển? (Sự thay đổi màu sắc của mặt biển tùy theo sắc màu của trời mây) + Câu văn nào cho em biết điều đó? (Câu văn: “biển luôn thay đổi màu sắc tùy theo sắc mây trời) + Để miêu tả sự thay đổi màu sắc của biển, tác giả đã quan sát những gì và quan sát vào thời điểm nào? (Tác giả quan sát bầu trời và mặt biển khi: bầu trời xanh thẳm, bầu trời rải mây trắng nhạt, bầu trời âm u mây mưa, bầu trời ầm ầm giông gió) + Tác giả đã sử dụng những màu sắc nào khi miêu tả? (xanh thẳm, thẳm xanh, trắng nhạt, xám xịt, đục ngầu). + Khi quan sát biển, tác giả đã có những liên tưởng thú vị nào? (Khi quan sát biển tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người: biển như một con người biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hể ha, lúc đăm chiêu gắt gỏng.)
- + Theo em “liên tưởng” có ý nghĩa là gì ? (từ hình ảnh này nghĩ đến hình ảnh khác) + Giáo viên nói tác dụng của nghệ thuật liên tưởng. * Đoạn văn tả con kênh - 1 học sinh giỏi đọc đoạn văn - Học sinh trả lời các câu hỏi sau: + Nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả cảnh sông nước nào? (Nhà văn miêu tả con kênh) + Con kênh được quan sát ở những thời điểm nào trong ngày? (con kênh được quan sát từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều). + Tác giả nhận ra sự thay đổi của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?(tác giả nhận ra sự thay đổi của con kênh bằng thị giác). + Tác giả miêu tả đặc điểm nào của con kênh? (Ánh sáng chiếu xuống dòng kênh như đổ lửa, bốn phía chân trời trống huyếch trống hoách buổi sáng con kênh phơn phớt màu đào, giữa trưa hóa dòng sông thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, về chiều biến thành một con suối lửa. + Tìm những từ ngữ, hình ảnh, cho thấy sự liên tưởng của tác giả về sự thay đổi của con kênh dưới ánh sáng mặt trời ở các thời điểm đó ( đỏ lửa, phơn phớt màu đào, dòng sông thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt) + Sự liên tưởng đó đem lại cho người đọc cảm nhận gì? (Làm cho người đọc hình dung cái nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hươn với người đọc). * Bài tập 4: (Bài tập 1, tiết 1, tuần1) Đọc và tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn: “Hoàng hôn trên sông Hương”. a) Mục đích – yêu cầu của bài tập Xác định được 3 phần của bài “Hoàng hôn trên sông Hương” và nội dung của 3 phần. b) Đáp án mẫu - Mở bài (từ đầu đến trong thành phố vốn hằng ngày đã rất yên tĩnh này) Giới thiệu vẽ yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn. - Thân bài: (Từ mùa thu đến buổi chiều cũng chấm dứt) Thân bài có 2 đoạn : + Đoạn 1: (Từ Mùa thu đến hai hàng cây): Tả sự đổi sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn. + Đoạn 2: (Còn lại) Hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn. - Kết bài (Câu cuối): sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn. c) Dự kiến những khó khăn - Bài văn dài và khó, học sinh đọc và tìm nội dung các phần mất nhiều thời gian. - Học sinh sau khi nghỉ hè không nhớ cấu tạo 3 phần và nội dung chính 3 phần của bài văn tả cảnh, cây cối…
- - Học sinh có thể không nhớ cách xác định loại văn và rất lúng túng khi gặp đoạn là 1 câu. - Tìm nội dung của từng đoạn, từng phần của bài văn hoàng hôn trên sông Hương không dễ. d) Cách hướng dẫn gợi mở để học sinh làm được bài tập. - 1 học sinh đọc bài văn (các học sinh khác đọc thầm theo) - Học sinh đọc lệnh bài tập, bài văn, chú giải. - Bài văn tả cảnh gì? Ở đâu? Vào lúc nào? (Tả cảnh sông Hương, ở Huế, lúc hoàng hôn). - Hoàng hôn là lúc nào? Lúc đó mây trời có màu gì? (ra sao?) - Học sinh nhắc lại cấu tạo bài văn tả cây cối? (nếu học sinh không nhắc được thì cho học sinh đọc ở SGK lớp 4). - Yêu cầu học sinh dựa vào cấu tạo bài văn tả cây cối để xác định 3 phần của bài văn “Hoàng hôn trên sông Hương” (nếu học sinh không xác định được thì cho học sinh xác định các đoạn của bài văn). Mở bài là đoạn nào? (đoạn 1) Kết bài là đoạn nào? (đoạn cuối) Vậy phần còn lại là thân bài. - Hướng dẫn xác định nội dung của từng phần. * Mở bài: Tác giả giới thiệu đặc điểm gì của Huế lúc hoàng hôn? (yên tĩnh) hoặc: Tác giả giới thiệu vẻ yên tĩnh của Huế vào lúc nào? (cuối buổi chiều hoặc hoàng hôn). Giáo viên nói “cuối buổi chiều”: là lúc bắt đầu hoàng hôn. * Thân bài + Đoạn 2: Tác giả tả đặc điểm gì của sông Hương? Hoặc tác giả tả sự thay đổi sắc của sông Hương từ lúc nào đến lúc nào? Câu hỏi phụ: Hãy nêu những từ ngữ tả sắc màu của sông Hương. Tác giả tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc nào đến lúc nào? (Từ lúc trời chiều đến khi tối hẳn). Những từ ngữ nào cho em biết điều đó. + Đoạn 3: Tác giả tả những gì? (Hoạt động của con người). Từ lúc nào? (nấu cơm chiều đến lúc thành phố lên đèn). Hoặc: Tác giả tả hoạt động của con người trên sông Hương từ lúc nào đến lúc nào? (Từ lúc nấu cơm chiều đến khi thành phố lên đèn). * Kết bài: Tác giả nêu cảm nhận về Huế vào lúc nào? (sau lúc hoàng hôn) Em hãy nhận xét thứ tự miêu tả của bài: Hoàng hôn trên sông Hương ? (miêu tả theo thứ tự thời gian). * Bài tập 5: (Bài tập 2, tiết 2, tuần 6) Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cảnh sông nước (một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước). a) Mục đích – yêu cầu của bài tập. - Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể. - Rèn kỹ năng lập dàn ý tả cảnh sông nước. b) Đáp án mẫu
- Dàn ý bài tả cảnh dòng sông. * Mở bài: Giới thiệu chung về dòng sông - Tên: sông Trà Bồng - Vị trí: Chảy qua quê em * Thân bài - Tả bao quát: Giới thiệu đặc điểm chung của dòng sông Trà Bồng: rộng, dài, màu sắc của nước chảy… - Tả cụ thể + Hai bên bờ sông: bãi cát, bãi ngô, nhà cửa, con người… + Mặt nước sông, khi có gió nhẹ, khi có giông bão… + Thuyền bè trên sông: thuyền đánh cá, thuyền chở người và hàng hóa. + Sông Trà Bồng đối với đời sống của nhân dân. *Kết bài Cảm nhận của con người bên dòng sông c) Trình tự, thao tác thực hiện - Đọc yêu cầu bài tập - Xác định yêu cầu của đề bài: Dựa vào kết quả quan sát, lập dàn ý bài văn miêu tả dòng sông Trà Bồng. - Xem lại cấu tạo 3 phần và nhiệm vuk chính của từng phần. - Nhớ và ghi lại cảnh dòng sông theo trình tự quan sát. - Lập dàn ý bài văn tả dòng sông quê em. d) Dự kiến những khó khăn - Việc sắp xếp các ý đã quan sát được vào từng phần của dàn ý không dễ. - Học sinh rất khó khăn trong việc sử dụng nghệ thuật liên tưởng. - Học sinh có thể không quan sát được dòng sông nên rất khó khăn trong việc lập dàn ý phần thân bài. e) Cách hướng dẫn để học sinh tự làm bài tập - 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Giáo viên giới thiệu một vài tranh ảnh minh họa cảnh dòng sông. - Giáo viên kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của học sinh. - Học sinh tự lập dàn ý và trình bày dàn ý. - Học sinh nhắc lại dàn ý và trình bày dàn ý. - Học sinh nêu nội dung chính từng phần của bài văn tả cảnh. * Mở bài: Cảnh sẽ tả là cảnh gì? Tên dòng sông là gì? Ở vị trí nào? * Thân bài: Em hãy cho biết trình tự miêu tả phần thân bài của bài văn tả cảnh? (Tả từ bao quát đến cụ thể). - Tả bao quát: Dòng sông rộng hay hẹp? Nước sông có màu gì? Nước sông nhiều hay ít? Dòng chảy như thế nào? Em hãy liên tưởng đến hình ảnh gì? - Tả cụ thể: + Hai bên bờ sông có những gì? Màu sắc, hình thù ra sao? Liên tưởng đến hình ảnh gì? +Em hãy cho biết hoạt động của con người hai bên bờ sông? (Người nông dân chăm sóc dưa, bắp, bí…)
- +Trên mặt sông có những hình ảnh gì? (bè, thuyền…) + Khi có gió mặt sông ra sao? Mặt nước sông khi có giông bão như thế nào? + Dòng sông có vai trò như thế nào đối với con người? + Lúc hoàng hôn và lúc mặt trời mọc dòng sông có gì đẹp? *Kết bài: Em có cảm nghĩ gì về dòng sông Trà? * Bài tập 6: (Bài tập 1, tiết 2, tuần 8) Dưới đây là 2 cách mở bài của bài văn tả con đường quen thuộc từ nhà em tới trường. Em hãy cho biết: Đoạn văn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiểu gián tiếp? Nêu cách viết mỗi kiểu mở bài đó. a) Mục đích – yêu cầu của bài văn - Xác định được đoạn văn mở bài theo kiểu gián tiếp và trực tiếp . - Biết cách viết các kiểu mở bài văn tả cảnh. b) Đáp án mẫu - Đoạn a mở bài trực tiếp. - Đoạn b mở bài gián tiếp. - Cách viết kiểu mở bài gián tiếp là nói chuyện khác rồi dẫn vào đối tượng định tả. -Cách viết kiểu bài trực tiếp là giới thiệu ngay đối tượng cần tả. c) Trình tự, thao tác thực hiện - Đọc yêu cầu bài tập - Xác định yêu cầu bài tập - Xác định đoạn văn tả theo kiểu mở bài nào? Nếu học sinh thì cho 1 học sinh SGK lớp 4 (Giáo viên đã chuẩn bị sẵn) * Bài tập 7: (Bài tập e, tiết 2, tuần 8) Dưới đây là hai cách kết bài của bài văn tả con đường quen thuộc từ nhà em đến trường. Em hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa đoạn kết bài không mở rộng (a) và đoạn kết bài mở rộng (b). a) Mục đích – yêu cầu của bài tập Xác định cách kết bài của từng đoạn. Qua đó học sinh so sánh điểm giống và khác của 2 kiểu kết bài trên. b) Đáp án mẫu - Đoạn b kết bài theo kiểu mở rộng. - Đoạn a kết bài theo kiểu không mở rộng - Điểm giống nhau và khác nhau giữa kiểu kết bài mở rộng và không mở rộng + Giống nhau: Điều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với con đường. + Khác nhau: Đoạn kết bài không mở rộng: Khẳng định con đường rất thân thiết với bạn học sinh Đoạn kết bài mở rộng: vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ cho sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch đẹp. c) Trình tự, thao tác thực hiện
- - Đọc yêu cầu bài tập của 2 đoạn kết bài. - Xác định đoạn văn nào kết bài theo kiểu mở rộng, đoạn văn nào kết bài theo kiểu không mở rộng. - So sánh 2 kiểu kết bài đó. d) Dự kiến những khó khăn của học sinh. - Học sinh quên kiểu kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng là như thế nào? - Học sinh rất khó khăn trong việc phân biệt sự khác nhau giữa 2 kiểu bài đó. e) Cách hướng dẫn để học sinh tự làm bài tập. - Đối với học sinh khá, giỏi thực hiện như sách giáo viên. - Đối với gs trung bình, yếu có thể hướng dẫn như sau: + Một học sinh khá đọc yêu cầu bài tập (lệnh bài tập và 2 đoạn kết bài). Cả lớp đọc thầm theo. + Để có một bài văn tả cảnh hấp dẫn người đọc, ngoài việc quan tâm đến phần mở bài, em còn đặc biệt quan tâm đến phần nào nữa? (kết bài) + Có mấy cách kết bài? (2 cách: Cách kết bài mở rộng và không mở rộng). + Học sinh nhắc lại thế nào là kết bài mở rộng? thế nào là kết bài không mở rộng? + Kết bài không mở rộng cho biết kết cục gì? + Kết bài mở rộng sau khi biết kết cục có lời mở rộng thêm không? Nếu học sinh không nhớ, giáo viên cho học sinh cầm SGK Tiếng Việt lớp 4 đọc to cho cả lớp nghe. - Vậy đoạn văn a thuộc kiểu kết bài nào? (kết bài không mở rộng) - Đoạn b thuộc kiểu kết bài nào? (kết bài mở rộng) Em thấy kiểu kết bài nào hấp dẫn người đọc hơn? (kết bài mở rộng) - Dựa vào hai kiểu kết bài trên, em hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau của hai kiểu kết bài ở đoạn a và đoạn b. + Hướng dẫn nêu điểm giống nhau: Cùng nói lên tình cảm gì của tác giả đối với con đường? (tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn học sinh đối với con đường). + Hướng dẫn nêu điểm khác nhau: Đoạn a khẳng định điều gì? (khẳng định con đường là người bạn quý, gắn bó với kỷ niệm thời ấu thơ của tác giả). Đoạn b nói lên tình cảm gì của các em học sinh? Ca ngợi công ơn của ai? Đồng thời còn nói lên hành động gì của các em học sinh? - Học sinh trình bày bài làm của mình. Lớp nhận xét, giáo viên kết luận, ghi điểm. * Bài tập 8: (bài tập 1, tiết 1, tuần 4) Quan sát trường em. Từ những điều đã quan sát được, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh ngôi trường. a. Mục đích, yêu cầu của bài tập: Học sinh thiết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cảnh ngôi trường của em từ những điều đã quan sát được. b. Đáp án mẫu:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp giúp HS lớp 1 học tốt giải Toán có lời văn
59 p | 1597 | 189
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 Trường THCS Mã Đà khắc phục lỗi âm đầu, dấu thanh trong phân môn Chính tả
14 p | 570 | 120
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 4
15 p | 1407 | 100
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh yếu, kém học tốt môn tiếng Anh 6
15 p | 959 | 76
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học
23 p | 2666 | 51
-
SKKN: Một số biện pháp giúp dạy và học tốt văn biểu cảm trong phân môn tập làm văn - Ngữ văn 7
22 p | 336 | 37
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp ba học tốt phân môn Tập viết
22 p | 214 | 30
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời - Trường mầm non Hoa Hồng
32 p | 231 | 20
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn học tạo hình tại Trường Mầm non Hoa Pơ Lang
25 p | 1379 | 17
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi lớp chồi 1 học tốt môn khám phá khoa học tại trường Mầm non Bình Minh- Buôn Tuôr A- Xã Dray Sáp- Huyện Krông Ana- Đăk Lăk
25 p | 171 | 15
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi tích cực trong hoạt động giáo dục Âm nhạc tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang
25 p | 169 | 15
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 học tốt môn Làm quen với Toán tại trường mầm non Hoa Sen
24 p | 186 | 15
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi phát triển khả năng sáng tạo khi vẽ trong hoạt động tạo hình
30 p | 191 | 12
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Âm nhạc
28 p | 130 | 12
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ lớp lá 3 trường mầm non Cư Pang thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh răng miệng
22 p | 263 | 11
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết 29 chữ cái tiếng Việt
25 p | 162 | 7
-
SKKN: Một số biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém toán giải bài tập chương I giải tích lớp 12
21 p | 103 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ yêu thích dân ca để nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn trong giáo dục trẻ
28 p | 146 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn