SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp một, quay phải, quay trái đúng hướng và đạt hiệu quả cao
lượt xem 40
download
Là học sinh lớp một các em còn bỡ ngỡ, bước đầu làm quen với trường mới, bạn mới, cô giáo mới, việc quay phải, quay trái tưởng chừng rất quen thuộc nhưng để cho các em xác định đúng hướng không phải đơn giản chút nào, điều đó làm biết bao giáo viên thể dục phải suy nghĩ. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh lớp một, quay phải, quay trái đúng hướng và đạt hiệu quả cao”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp một, quay phải, quay trái đúng hướng và đạt hiệu quả cao
- TRUỜNG TIỂU HỌC HƯƠNG AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT ,QUAY PHẢI, QUAY TRÁI ĐÚNG HƯỚNG VÀ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn : Thể Dục Họ và tên người thực hiện : Đoàn Thị Phước Hà Chức vụ : Giáo viên Sinh hoạt tổ chuyên môn : Tổ 3
- HƯƠNG AN, 12/2010 I / TÊN ĐỀ TÀI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT ,QUAY PHẢI, QUAY TRÁI ĐÚNG HƯỚNG VÀ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO II / ĐẶT VẤN ĐỀ: - Ở nước ta, từ lâu thể dục đã trở thành môn khoa học giáo dục, bởi vì nó được hình thành trên cơ sở các nguyên lý giáo dục của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh “Con người là vốn quý nhất của xã hội, bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho con người là nhiệm vụ trung tâm, nhiệm vụ hàng đầu của Ngành Thể dục thể thao…” - Vì vậy, môn thể dục nói chung và nội dung Đội hình đội ngũ nói riêng được đưa vào chương trình giảng dạy chính thức ở tất cả các trường phổ thông từ mẫu giáo đến Đại học. Tập luyện đội hình đội ngũ là gồm những động tác hiệp đồng nhất trí của một tập thể theo một đội hình nhất định và cách sắp xếp, bố trí người tập luyện hoặc biểu diễn dưới sự điều khiển của người chỉ huy. Tập thể hiệp đồng thực hiện các yếu lĩnh kỹ thuật về xếp hàng ngay ngắn, về vị trí, thời gian…Đội hình đội ngũ có liên quan khắng khít với nhau, tâp luyện đội hình đội ngũ nhất thiết phải tuân theo những điều lệnh đã được quy định, không được tuỳ tiện thay đổi, do vậy mà sự liên hệ giữa đội hình và đội ngũ trong thể dục kết hợp rất chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau. Thông qua Đội hình đội ngũ làm cho học sinh hiểu được tác dụng của điều lệnh tổ chức tập luyện thể dục thể thao làm tiền đề cho các hoạt động thể dục thể thao khác. - Đội hình đội ngũ là một nội dung quan trọng của chương trình thể dục lớp 1. Bởi vì nếu không có, giáo viên không thể nào tổ chức có hiệu quả một giờ dạy học thể dục và đặc biệt động tác “ quay phải, quay trái ” của học sinh là động tác xuyên suốt ở tất cả các khối lớp và các cấp học từ lớp một cho đến đại học các lực lượng vũ trang… và làm nền tảng cơ bản cho những nội dung học khác. Là học sinh lớp một các em còn bỡ ngỡ, bước đầu làm quen với trường mới, bạn mới, cô giáo mới, việc quay phải, quay trái tưởng chừng rất quen thuộc nhưng để cho các em xác định đúng hướng không phải đơn giản chút nào, điều đó làm biết bao giáo viên thể dục phải suy nghĩ. Mỗi lần họp giao ban bộ môn, chúng tôi thường trao đổi về vấn đề này nhưng rồi cũng chưa có biện pháp cụ thể nào để khắc phục. Là giáo viên dạy thể dục lâu năm ở cấp tiểu học, tôi suy nghĩ phải làm thế nào để giúp “học sinh lớp một quay trái quay phải đúng hướng và đạt hiệu quả cao”.
- III / CƠ SỞ LÝ LUẬN: - Mục tiêu giáo dục là đào tạo làm người Việt Nan phát triển toàn diện cho học sinh tiểu học,hiện nay cần phải đổi mới về nội dung,chương trình dạy học cho phù hợp.Phải đổi mới phương pháp giảng dạy để kích thích và phát huy vai trò chủ động,tích cực của người học. Khơi dậy cho học sinh ý thức tự học. Muốn thực hiện được những điều đó thì việc nắm vững kiến thức của từng bài học là hết sức quan trọng. - Lý luận về thể dục được hoàn thiện trong sự thống nhất với thực tiễn.Thực tiễn luôn vận động và biến đổi do sử dụng đựơc thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại và do tích luỹ được những kinh nghiệm nên lý luận thể dục cũng không ngừng đổi mới, phương pháp giảng dạy thể dục cũng có ý nghĩa quan trọng dựa trên những yêu cầu của cuộc sống cũng như phương pháp dạy học ngày càng đổi mới và nâng cao cho nên lý luận và phương pháp giảng dạy thể dục đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư, suy nghĩ, đúc kết kinh nghiệm để đưa ra các biện pháp tích cực mới giảng dạy có hiệu quả. IV / CƠ SỞ THỰC TẾ : - Hiện nay trường 04 phân hiệu, tổng số lớp trong toàn trường là : 30 lớp/729em, phân bổ trên địa bàn rộng. Nhà trường chưa có đủ sân bãi tập cho học sinh,đồ dùng dạy học còn thiếu,các điều kiện phục vụ cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường còn thiếu thốn.Nhìn chung ,nhà trường còn rất khó khăn về mọi mặt. - Trong năm học 2010 - 2011 tôi được phân công giảng dạy khối 1, khối 2, khối 3 ở phân hiệu 7 và phân hiệu 5 - Với tổng số lớp là : 5 lớp 1, 4 lớp 2, 4 lớp 3 - tổng số tiết /tuần là 21 tiết. - Ở lứa tuổi 6 của học sinh lớp 1 cho thấy, chức năng cơ thể học sinh đang trên đà phát triển và hoàn thiện nhưng chưa có được sức mạnh, độ dẻo dai, hệ vận động, hệ thần kinh chưa linh hoạt mà quay phải ( trái) chủ yếu vận động chi dưới. - Đa số các em học sinh đều muốn đến giờ học thể dục để được tự do không gian thoải mái nhưng ý thức học tập chưa cao bên cạnh đó một số phụ huynh và học sinh còn quan niệm thể dục là môn học phụ không quan trọng, kết quả không ảnh hưởng tới việc đánh giá xếp loại của các em nên phụ huynh cúng ít quan tâm nhắc nhở con em mình học hành. - Thời gian giảng dạy, tiếp cận học sinh ít. - Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, sân bãi chật hẹp, dụng cụ để tập luyện vừa thiếu vừa kém chất lượng. Giáo viên phải phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi tường, sân bãi, thời tiết để giảng dạy… V / NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : 1. THỰC TRẠNG:
- - Trước đây, khi dạy nội dung quay phải (trái) đối với học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3 thậm chí với học sinh lớp 4, 5, nhiều lúc các em cũng rất lúng túng trong khi thực hiện bài tập. @ Ví dụ: Đối với lớp1 khi khẩu lệnh phát ra “ Bên phải… quay” ở đây chưa yêu cầu về kỹ thuật nhưng rất nhiều em quay sai hướng có em quay đúng hướng nhưng đó cũng là theo bản năng. - Điều đó làm cho tôi rất trăn trở phải khắc phục tình trạng này như thế nào đây? Đây không phải là câu trả lời của riêng bản thân tôi mà là câu trả lời chung của các bạn đồng nghiệp ở các trường khác. - Đội hình đội ngũ thường được tiến hành tập luyện ngoài sân bãi trống trãi, không gian rộng nên học sinh mất tập trung, số lượng học sinh đông làm những em ở phía sau nếu không chú ý thì không theo dõi bao quát khi giáo viên thị phạm động tác và nghe rõ khẩu lệnh… -Từ tư thế đứng nghiêm giáo viên hô khẩu lệnh “ Bên phải( trái)… quay” đối với học sinh lớp 1 chỉ yêu cầu quay đúng hướng. - TTCB: Đứng nghiêm - Khẩu lệnh: “ Bên trái (hoặc bên phải) …quay!”. - Động tác: Lấy gót chân trái và nữa trên của bàn chân phải làm trụ quay người sang trái, sau đó đưa bàn chân phải về với cùng với bàn chân trái thành hình chữ V ở tư thế đứng nghiêm. Khi quay 2 bàn tay áp nhẹ vào đùi, quay đúng hướng, không để mất thăng bằng. - Trong quá trình quay học sinh phải định hướng nên giữ thăng bằng một chân không tốt hay để nghiêng người, lão đảo và vung tay, muốn đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp chặt chẽ các bộ phận cơ thể liên quan nhiều đến cơ sinh học của con người. Chỉ nghe phân tích như thế rất trừu tượng nên khi quay học sinh thường dùng cả 2 gót chân làm trụ do đó không giữ được trọng tâm cơ thể dẫn đến vung tay và đảo người. - Tình trạng đó lặp lại rất nhiều lần trong một buổi học làm cho các em mất tự tin và đội hình rất lộn xộn, ồn ào, không tập trung dẫn đến chán nản trong học tập. 2. GIẢI PHÁP: Trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao việc làm quen với dụng cụ, sân bãi, môi trường là vô cùng quan trọng nó tạo cho người tập có cảm giác với dụng cụ, phương hướng, cự ly, tốc độ…. Trong dạy học nội dung đội hình đội ngũ quay phải quay trái cũng vậy. Để việc truyền thụ kiến thức cũng như giúp học sinh có kỹ năng quay phải quay trái đúng hướng, tôi đã áp dụng một vài biện pháp giúp học sinh xác định giữa cơ thể mình và hướng quay cụ thể như sau:
- a / Dùng biển có mũi tên chỉ giúp học sinh xác định hướng @ Chuẩn bị: - Bốn tấm biển vòng tròn tương tự như biển báo giao thông nền màu xanh ở giữa có mũi tên màu trắng cùng chỉ về một hướng - Đường kính 50cm - Cột cao 1m20 @ Áp dụng vào thực tế. - Ngay những tiết học thể dục đầu tiên của học sinh lớp một sau khi dẫn cả lớp ra sân giáo viên cho học sinh tập hợp theo một hướng nhất định phía trước đội hình, đằng sau, bên phải, bên trái đều đặt sẵn một tấm biển có mũi tên chỉ cùng một hướng theo chiều quay của kim đồng hồ, mục đích giúp học sinh bước đầu xác định hướng quay của cơ thể với hướng sân trường. - Kết hợp việc xác định hướng quay trên sân trường ta nhắc học sinh biết bên tay cầm bút là tay phải vì đại đa số các em đều viết bằng tay phải cùng chiều quay của mũi tên, như vậy các em cũng có thể xác định dễ dàng lại có những phụ trang làm cho học sinh lớp một rất thích, việc xác định đúng hướng mới đạt kết quả cao. - Khi học nội dung quay phải (trái) giáo viên chỉ hô cho học sinh quay về bên phải là bên có mũi tên chỉ hướng - Dùng bảng có mũi tên chỉ hướng cho học sinh lớp 1: Bởi các em là đối tượng mới từ mẫu giáo lên nên với bạn bè, thầy cô các em chưa quen biết, còn lạ lẫm với nội dung bài học, hay mất tập trung và chưa quen xác định hướng của sân trường với không gian rộng, nên đội hình đội ngũ mà bước đầu quay phải ( trái) là nội dung tập luyện rất khó khăn nên những tuần đầu giáo viên chỉ hô cho học sinh quay một hướng mà thôi - Khi các em đã định hình thực hiện quay tương đối thuần thục và phân biệt được bên phải rồi thì bên còn lại giáo viên giải thích và dĩ nhiên các em biết đó là bên trái (bên ngược chiều mũi tên
- b. Phối hợp với các đoàn thể có liên quan trong nhà trường - Dạy động tác quay phải, quay trái mà phối hợp với các đoàn thể liên quan trong nhà trường nghe có vẻ không hay tí nào nhưng thực tế nó đã giúp tôi rất nhiều trong việc giảng dạy nội dung này. - Chẳng hạn, phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách lên kế hoạch xây dựng chương trình nội dung sinh hoạt sao nhi đồng có nội dung quay phải , quay trái lồng ghép, các anh chị lớp 4, 5 sẽ giúp các em lớp 1, quay, ở đây chưa nói đến kỹ thuật quay nhưng ít ra cũng giúp các em quay đúng hướng. - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp, khi xếp hàng ra vào lớp, khi thi múa tập thể, thể dục giữa giờ giúp các em xác định đúng hướng cao. c. Tổ chức các trò chơi. - Như chúng ta đều biết, một trong những hoạt động gây sự chú ý, kích thích các em tham gia đông đảo nhất là hoạt động trò chơi. Hoạt động trò chơi sẽ giúp cho nhà giáo dục, giáo viên thân thiện gần gũi với các em hơn. Tuy nhiên việc tổ chức và hướng dẫn trò chơi đối với thiếu nhi không đơn giản, nó là một trong các kỹ năng của người điều khiển trò chơi, nó phụ thuộc vào khả năng, năng khiếu biết biến hoá lời nói, tạo không khí thoải mái, vui vẻ hóm hỉnh trong điều hành trò chơi. - Giáo viên tìm tòi, sưu tầm những trò chơi giúp các em xác định hướng, chẳng hạn trò chơi “Đi chuyển hướng phải, trái”.
- CB XP IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. - Trong quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy đội hình đội ngũ vào khối lớp 1 tôi đã theo dõi và nhận thấy chất lượng thay đổi theo từng tiết dạy, hiệu quả được nâng lên và thống kê như sau: Khối lớp 1: Khi chưa áp dụng sáng kiến Biện pháp GD Tập luyện phương pháp cũ Tỷ lệ Quay không đúng hướng 45% Quay đúng hướng theo bản năng 55% Khối lớp 1: Sau khi áp dụng sáng kiến. Biện pháp GD Tập luyện phương pháp mới Tỷ lệ Quay không đúng hướng 0% Quay đúng hướng 100% * Thông qua việc tổ chức áp dụng dạy thực tế tôi thấy:
- - Học sinh hăng say tập luyện, giúp các em nhận biết được hướng bên trái (phải) dễ dàng, các em đều tham gia rất hào hứng, tự giác, định hình nhanh kỹ thuật động tác và nghiêm túc. - Sau khi kết thúc giờ dạy và tiếp cận trao đổi với học sinh, các em đều cho nội dung quay phải quay trái trước đây đối với các em rất là khó nhiều em khi thực hiện động tác không làm được nên mang tâm lý thực hiện cho qua chuyện . Nhưng với phương pháp phương tiện tập luyện mới thì đa số học sinh thực hiện rất tự tin, không chán nản mệt mỏi. Với sự hướng dẫn cụ thể sinh động và động viên khích lệ tinh thần của giáo viên nên học sinh rất hào hứng. VI / KẾT LUẬN - Giáo viên phải nắm vững và nghiên cứu kỹ nội dung,chương trình trong từng giai đoạn,từng đối tượng học sinh cụ thể. - Sử dụng đồ dùng dạy học phải hợp lí,có tính khoa học. - Thường xuyên thay đổi hình thức kiểm tra : Ví dụ: Kiểm tra bằng trò chơi. VII / ĐỀ NGHỊ : - Đầu tư trang thiết bị ,tài liệu,sân bãi , dụng cụ cho môn thể dục . - Tổ chức các giải thi đấu cho học sinh - Qua thực tế giảng dạy và áp dụng những biện pháp trên, qua học hỏi bạn bè đồng nghiệp cũng như tham khảo các tài liệu đã giúp tôi rút ra một số kinh nghiệm trên mong được sự đóng góp nhiệt tình của hội đồng khoa học trường và ngành để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm! Người thực hiện Đoàn Thị Phước Hà
- PHẦN PHỤ LỤC Trang I TÊN ĐỀ TÀI : 1 II ĐẶT VẤN ĐỀ : 2 III CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 IV CƠ SỔ THỰC TIỄN 3 V NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 1 Thực trạng 3 2 Giải pháp 4 VI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8 VII KẾT LUẬN 10 VIII ĐỀ NGHỊ 10
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 . Luật giáo dục 2 . Điều lệ trường phổ thông 3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức,kĩ năng ở Tiểu học 4. Sách giáo khoa thể dục lớp 1 5 . Các tài liệu ,số liệu trong báo cáo hàng năm của Trường Tiểu học Hương An.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt giải Toán có lời văn bằng sơ đồ tư duy
11 p | 2363 | 479
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi “Phát triển ngôn ngữ mạch lạc” thông qua hoạt động làm quen Văn học
13 p | 3800 | 419
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với Toán về tập hợp và số lượng
18 p | 3661 | 402
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết được một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu.
16 p | 1601 | 394
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt môn Âm nhạc
18 p | 1502 | 220
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt nội dung môi trường tự nhiên trong môi trường xung quanh thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức
10 p | 1833 | 179
-
SKKN: Một số biện pháp giúp giáo viên tạo sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp của trẻ ở trường mầm non
12 p | 1211 | 143
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 Trường THCS Mã Đà khắc phục lỗi âm đầu, dấu thanh trong phân môn Chính tả
14 p | 568 | 120
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Toán lớp 4
15 p | 1391 | 100
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh chậm phát triển trí tuệ học tốt môn Toán tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai
11 p | 918 | 70
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh khiếm thính học kí hiệu ngôn ngữ qua phân môn Tập đọc lớp 3 tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Đồng Nai
12 p | 582 | 70
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và yêu thích môn Vật lý
8 p | 424 | 67
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 8 (tập 1) ở trường THCS Lạc Hoà
14 p | 826 | 63
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ tích cực khám phá thiên nhiên thông qua hoạt động ngoài trời
10 p | 1244 | 59
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn phương pháp tạo hình trong trường mầm non
11 p | 500 | 55
-
SKKN: Một số biện pháp giúp cho trẻ hứng thú trong giờ làm quen chữ viết
14 p | 336 | 42
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 thực hiện bốn phép tính cơ bản
8 p | 660 | 39
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn