SKKN: Bộ đồ dùng dạy học điện tử môn toán khối lớp 8-9
lượt xem 121
download
Sáng kiến kinh nghiệm bộ đồ dùng dạy học điện tử môn toán khối lớp 8-9. Mời tham khảo để tài để nắm các phương thức về bộ đồ dùng dạy học điện tử môn toán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Bộ đồ dùng dạy học điện tử môn toán khối lớp 8-9
- Sáng kiến kinh nghiệm Bộ đồ dùng dạy học điện tử môn toán khối lớp 8-9
- I/ Phần mở đầu I.1/ Lí do chọn đề tài Năm học 2009 - 2010 được xác định là “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục ". Công nghệ thông tin là một trong các công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp học, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Tuy nhiên soạn bài dạy bằng ứng dụng CNTT không đơn giản như là trên giấy trắng để viết trên bảng đen, mà để có được 1 tiết dạy điện tử giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách soạn và dậy theo kiểu truyền thống, phải chuẩn bị mọi thứ cần thiết rất cầu kỳ mới xây dựng được bài giảng. Nếu bài giảng chỉ đơn thuần dùng chữ viết chuẩn bị trước đưa ra thay vì giáo viên phải viết bảng thì việc giảng dạy bằng giáo án điện tử không có tác dụng gì hơn so với giảng bằng phương pháp truyền thống. Thế mạnh của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là giáo viên có thể sử dụng nhiều loại tư liệu như âm thanh, hình ảnh, videoclip mô phỏng nội dung rất sinh động, hấp dẫn, do đó để tận dụng hết được thế mạnh của việc ứng dụng CNTT đòi hỏi giáo viên phải biết khai thác, thiết kế làm các đồ dùng điện tử để phục vụ cho bài giảng, đó cũng là trở ngại khó khăn lớn nhất cho giáo viên khi soạn giảng giáo án điện tử. Trong thực tế những năm gần đây Bộ giáo dục đào tạo đã cung cấp một lượng trang thiết bị dạy học khá đầy đủ ở một số bộ môn như: Vật lý, công nghệ, thể dục… Đặc biệt ở môn Toán các nhà trường cũng được tiếp nhận một số lượng đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy ở một số nội dung ở các khối lớp, xong chưa đủ và để hỗ trợ xây dựng giáo án điện tử thì cần phải bổ xung thêm nhiều. Hiện cũng có nhiều trang thông tin điện tử cung cấp các tư liệu, giáo viên có thể dễ dàng tìm kiếm, khai thác để phục vụ cho việc soạn giáo án, xong số lượng và chất lượng cũng còn hạn chế. Xuất phát từ vấn đề thực tế trên tôi thấy sự cần thiết phải thiết kế làm một số đồ dùng dạy học điện tử để phục vụ trong giảng dạy. I.2/ Mục đích nghiên cứu
- Việc thiết kế thành công, đầy đủ bộ đồ dùng dạy học điện tử sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bản thân tôi khi bắt tay soạn các bài giáo án điện tử, chất lượng bài giảng có đồ dùng minh họa sẽ tốt hơn, có thể chia xẻ tài nguyên với mọi người, góp phần nâng cao hiệu quả của từng tiết học. Đồng thời lưu trữ và tổ chức hệ thống tư liệu để có thể sử dụng chúng lâu dài và cho những bài dạy khác về sau. I.3/ Thời gian – Địa điểm Bước đầu tôi thiết kế sử dụng, kiểm nghiệm thực tế với quy mô nhỏ, nhằm phục vụ cho bản thân và các giáo viên trường THCS Hưng Đạo và trong thời gian ngắn hạn năm học 2009-2010 tôi mạnh dạn tiếp tục sưu tầm thiết kế bộ đồ dùng dạy học điện tử môn Toán hai khối lớp 8- 9. I.4/ Đóng góp mới về mặt lí luận, về mặt thực tiễn. Về mặt lí luận: Chúng ta đã biết thế mạnh của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy là có thể sử dụng nhiều loại tư liệu như âm thanh, hình ảnh, videoclip… mô phỏng nội dung rất sinh động, hấp dẫn, chính xác, khoa học. Có những đồ dùng điện tử ta có thể thay thế bằng những dụng cụ hữu hình được nhưng có những dụng cụ điện tử không thể làm bằng vật hữu hình được mà chỉ có thiết bị điện tử mới mô tả hết được nội dung kiến thức, như vậy đồ dùng điện tử sẽ giúp ta giải quyết tận gốc vấn đề, giúp giáo viên dễ dàng truyền thụ và học sinh tiếp thu kiến thức chủ động hơn. Về mặt thực tiễn: Để có được những tư liệu phù hợp thì không phải ai cũng làm được trong khi nhà nước chưa cấp phát, đó là trở ngại khó khăn lớn nhất cho giáo viên khi soạn giảng giáo án điện tử. Việc xây dựng sẵn bộ đồ dùng dạy học điện tử sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho giáo viên khi soạn giảng, có thể nâng cấp, bảo quản sử dụng chúng lâu dài, triển khai rộng rãi nhanh chóng được tới tất cả các giáo viên có nhu cầu, giảm được chi phí đáng kể cho việc mua sắm trang bị các thiết bị dạy học. II/ Phần nội dung II.1 Chương 1: Tổng quan
- Bộ đồ dùng điện tử ở đây là các đoạn clip minh họa cho các nội dung giáo viên cần truyền đạt, được xây dựng làm sẵn trên một số phần mềm như powerpoint; sketchpad; Macromedia Flash 8. Bộ đồ dùng đã được lựa chọn phù hợp với các nội dung bám sát chương trình học của từng khối lớp. Bộ đồ dùng gồm hai phần: phần 1 là danh sách tên các thiết bị điện tử, bài dạy và tiết dạy tương ứng của hai khối lớp 8 – 9. Phần 2 là các thiết bị điện tử được link tương ứng với danh sách tên thiết bị (ghi trên đĩa CD kèm theo) II.2/ Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu II.2.1/ Chuẩn bị thiết kế - Ngay từ đầu năm học BGH đã lên kế hoạch cho tổ chuyên môn về việc tổ chức làm đồ dùng dạy học phục phụ cho giảng dạy điện tử, từ đó các tổ chuyên môn đã triển khai phân cho các nhóm chuyên môn thảo luận nghiên cứu chương trình SGK của từng khối lớp để lựa chọn bài làm đồ dùng dạy học và khai thác thông tin mạng sao cho đáp ứng được mục tiêu của từng bài dạy và có giá trị sử dụng lâu dài. - Nghiên cứu kỹ chương trình của từng chương, tìm mối liên hệ giữa các chương, các bài trong từng chương. - Nghiên cứu nội dung từng bài để thấy được nội dung cơ bản trọng tâm của bài, suy nghĩ để đi đến ý tưởng hay cho thiết kế đồ dùng cần làm, cái gì dùng đồ dùng có sẵn, cái gì cần làm đồ dùng điện tử. - Lựa chọn bài để làm đồ dùng đạt hiệu quả, bởi lẽ không phải bài nào cũng có thể làm đồ dùng được. - Tìm kiếm khai thác trên mạng những tư liệu đã có sẵn có chất lượng tốt bổ xung vào kho tư liệu của mình. - Sau khi lựa chọn được danh mục đồ dùng cần làm phải lựa chọn phần mềm tương ứng để có thể làm được đồ dùng chính xác thẩm mĩ. ở đây tôi có dùng một số phần mềm: powerpoint; sketchpad; Macromedia Flash 8.
- II.2.2/ Tiến hành làm Có ý tưởng thiết kế nhưng để làm được ra thành phẩm là cả một chặng đường khó khăn, vừa xem tài liệu hướng dẫn, học hỏi đồng nghiệp, vừa làm vừa chỉnh sửa rất mất thời gian cuối cùng mới cho ra được sản phẩm như ý muốn. Trước tiên tôi tìm trên mạng theo danh mục đồ dùng cần làm có những sản phẩm nào đã có lấy về tham khảo và sử dụng, những thiết bị nào chưa có hay có nhưng chưa được hay, chưa đúng với mục đích sử dụng tôi mới bắt tay vào làm. Khi hoàn thành sử dụng đưa ra tổ nhóm theo dõi nhận xét và tiếp tục chỉnh sửa. II.3 Chương 3: Phương pháp – Kết quả nghiên cứu Nghiên cứu chương trình học môn Toán hai khối lớp 8- 9, chọn ra những bài, những nội dung cần minh họa và có thể minh họa bằng điện tử, sau đó khai thác thông tin trên mạng, nắm được những tư liệu đã được xây dựng làm có chất lượng tốt khai thác để sử dụng và học tập. Qua sưu tầm nghiên cứu tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, tự làm những thiết bị chưa có hoặc có nhưng chưa hay, vừa làm vừa chỉnh sửa bổ xung đưa ra tổ nhóm tham khảo góp ý hoàn chỉnh để được kết quả như mong muốn. Trong thời gian ngắn hạn năm học 2009-2010 tôi đã sưu tầm và tiếp tục thiết kế làm được một số đồ dùng trong bộ đồ dùng dạy học điện tử môn Toán khối 8- 9 như sau: (các sản phẩm có đĩa CD kèm theo) TOÁN 8 TT TÊN ĐỒ DÙNG BÀI TIẾT 1 Gấp hình xác định trục đối xứng Đối xứng trục 10
- Gấp giấy cắt xác định tính chất 2 Hình Thoi 20 đường chéo hình thoi Cắt hình xác định công thức tính 3 Diện tích tam giác 31 diện tích tam giác Xác định công thức tính diện tích 4 Diện tích hình thang 34 hình thang Xác định công thức tính diện tích 5 Diện tích hình thoi 35 hình thoi Mô hình hình hộp chữ nhật, hình 6 Hình hộp chữ nhật 55 lập phương Mô hình triển khai mặt của hình 7 Hình hộp chữ nhật 55 hộp chữ nhật 8 Mô hình hình chóp Hình chóp 65 9 Hình chóp cụt đều Hình chóp 65 10 Thể tích hình chóp Hình chóp 65 TOÁN 9 TT TÊN ĐỒ DÙNG BÀI TIẾT Vị trí tương đối của hai 1 Vị trí tương đối của hai đường tròn 32 đường tròn Tiếp tuyến chung của hai đường Vị trí tương đối của hai 2 33 tròn đường tròn Cắt hình, đo góc xác định tính chất 3 Tứ giác nội tiếp 48 tứ giác nội tiếp 4 Hình trụ Hình trụ 58 5 Khai triển hình trụ Hình trụ 58 Cắt hình trụ bởi mặt phẳng Hình trụ 58
- 6 Diện tích xung quanh của hình trụ Hình trụ 58 7 Hình nón Hình nón 60 8 Diện tích xung quanh của hình nón Hình nón 60 9 Hình nón cụt Hình nón 60 10 Thể tích hình nón Hình nón 60 11 Hình cầu Hình cầu 62 12 Cắt hình cầu bởi mặt phẳng Hình cầu 62 13 Thể tích hình cầu Hình cầu 62 14 III/ Kết luận – Kiến nghị Sau một năm vừa tìm tòi, thiết kế thực hiện áp dụng sử dụng trang thiết bị điện tử trong giảng dạy cho thấy nó có tác dụng thiết thực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp bài giảng của giáo viên phong phú hơn, sinh động hơn,
- học sinh có hứng thú và phát hiện kiến thức tiếp thu bài tốt hơn. Điều đó cho thấy tác dụng và cách làm của tôi là hoàn toàn đúng đắn. Tôi nhận thấy để làm được những đồ dùng dạy học điện tử có chất lượng tốt đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục cao chúng ta cần làm tốt một số việc sau: Cần nghiên cứu kỹ từng chương để thấy được nội dung chủ yếu, bao gồm những bài gì, mối liên hệ giữa các kiến thức trong chương từ đó hiểu để xây dựng kế hoạch làm đồ dùng dạy học. Đọc kỹ từng bài, nắm vững kiến thức trọng tâm của bài, từ đó tìm ý tưởng cho đồ dùng cần làm. Thiết kế đồ dùng chi tiết, chính xác, tiến hành làm và đưa ra tổ chuyên môn bàn bạc chỉnh sửa hoàn chỉnh. Kiến nghị: Đối với nhà trường, phòng giáo dục cần quan tâm tạo điều kiện hơn nữa về thời gian, con người, chỉ đạo để xây dựng được hoàn thiện chi tiết bộ đồ dùng dạy học điện tử của các khối lớp Trên đây là một vài quan điểm suy nghĩ của tôi cùng với một số việc tôi đã làm được trong năm qua. Với những gì tôi làm được mới chỉ là một việc rất nhỏ trong cả một chặng đường dài chúng ta áp dụng CNTT vào đổi mới phương pháp giảng dạy, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót về thẩm mỹ, tính chính xác, khoa học... cả về quan điểm nhìn nhận vấn đề, rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, sự quan tâm chỉ đạo động viên của các cấp lãnh đạo để tôi có hướng làm đúng và có thể làm tốt hơn nữa.. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hưng Đạo, tháng 5 năm 2010 Người viết Vương Quốc Đảmhợp. IV/ Tài liệu tham khảo – Phụ lục - Trang thông tin điện tử www.bachkim.vn/ ; www.dongtrieu.edu.vn/ Thuvien.dongtrieu.edu.vn/ - Giáo trình tự học powerpoint; sketchpad; Macromedia Flash 8.0
- Mục lục I/ Phần mở đầu ----------------------------------------------------------------------------- 1 I.1/ Lí do chọn đề tài ---------------------------------------------------------- 1 I.2/ Mục đích nghiên cứu ----------------------------------------------------- 2 I.3/ Thời gian – Địa điểm ----------------------------------------------------- 2 I.4/ Đóng góp mới về mặt lí luận, về mặt thực tiễn. --------------------- 2 II/ Phần nội dung --------------------------------------------------------------------------- 3 II.1 Chương 1: Tổng quan --------------------------------------------------- 3 II.2/ Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu ----------------------------- 3 II.2.1/ Chuẩn bị thiết kế ------------------------------------------------ 3 II.2.2/ Tiến hành thiết kế ----------------------------------------------- 4 II.3 Chương 3: Phương pháp – Kết quả nghiên cứu --------------------- 4 III/ Kết luận – Kiến nghị ----------------------------------------------------------------- 7 IV/ Tài liệu tham khảo – Phụ lục --------------------------------------------------- 8 V/ Nhận xét của HĐ KH cấp trường, phòng GD&ĐT ---------------- 9 V/ Nhận xét của HĐ KH cấp trường, phòng GD&ĐT ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................................................................
- ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................................................................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Vận dụng linh hoạt các phương pháp và sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử ở trường THCS
31 p | 431 | 96
-
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Lịch sử 9
24 p | 824 | 85
-
SKKN: Phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 4 thực hiện tốt bài tập đọc nhạc
13 p | 778 | 84
-
SKKN: Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học bằng vật thật trong tiết học cho trẻ LQVMTXQ đối với trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
9 p | 596 | 77
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
11 p | 685 | 73
-
SKKN: Vận dụng phương pháp diễn giảng – nêu vấn đề vào việc dạy học bộ môn Tin học
13 p | 356 | 71
-
SKKN: Sử dụng đồ dùng trực quan để kể chuyện, tóm tắt trong bộ môn Ngữ Văn lớp 10 THPT
20 p | 468 | 67
-
SKKN: Dùng đồ dùng dạy học sáng tạo giảng dạy môn GDQP-AN
7 p | 444 | 60
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc làm đồ dùng dạy học môn Hình học quỹ tích lớp 9
11 p | 230 | 46
-
SKKN: Dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn ở trường THPT. Ứng dụng vào thực tiễn dạy học tác phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng)
32 p | 166 | 14
-
SKKN: Sử dụng đồ dùng dạy học phân môn Tập đọc lớp 2
7 p | 273 | 13
-
SKKN: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn ở nhà trường THCS
31 p | 92 | 12
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học ở Trường THPT Mường Kim
24 p | 50 | 6
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm khai thác, sử dụng kênh hình sách giáo khoa và đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh lớp 5
26 p | 55 | 5
-
SKKN: Áp dụng các phương pháp mới trong dạy học Vật lý 9
28 p | 60 | 4
-
SKKN: Dạy học “bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (Tiết 1)-GDCD12” bằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm tăng hiệu quả dạy học, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh và góp phần thực hiện “Đề án phát triển đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê
69 p | 62 | 4
-
SKKN: Cung ứng cho giáo viên mượn sách và đồ dùng dạy học tại thư viện trường tiểu học Phan Bội châu
14 p | 43 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn