SKKN: Dùng đồ dùng dạy học sáng tạo giảng dạy môn GDQP-AN
lượt xem 60
download
Sáng kiến này rất bổ ít cho giảng dạy, giúp giáo viên tự nghiên cứu, mài mò những cái khó của bộ môn mình và làm ra những sản phẩm đồ dùng khắc phục những cái khó đó. Sử dụng linh hoạt thiết bị đồ dùng dạy học để đạt hiệu quả cao cho bộ môn mình phụ trách. Nếu áp dụng thành công, thứ nhất sẽ tạo ra nhiều sản phẩm mới có ít cho giáo dục, thứ hai sẽ giúp học sinh yêu thích hơn môn học có sử dụng đồ dùng dạy học, thứ ba sẽ khắc phục được tình trạng “dạy chay”, “thực hành suông” đã tồn tại nhiều năm qua. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Dùng đồ dùng dạy học sáng tạo giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng - An ninh”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Dùng đồ dùng dạy học sáng tạo giảng dạy môn GDQP-AN
- Trường THPT Lương Thế Vinh Tổ: Thể Dục – Quốc phòng AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DÙNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC SÁNG TẠO GIẢNG DẠY MÔN GDQP-AN GIÁO VIÊN: ĐOÀN VĂN ĐIỆP GIẢNG DẠY: GDQP-AN
- MỤC LỤC I. Đặt vấn đề II.Giải quyết vấn đề 1. Cơ sở lý luận của vấn đề 2. Thực trạng của vấn đề 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 4. Hiệu quả của SKKN III. Kết Luận DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT GDQP-AN: giáo dục quốc phòng và an ninh TD-QP: Thể dục và quốc phòng BGH: Ban giám hiệu SGD & ĐT: Sở giáo dục và đào tạo
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ (Lý do chọn đề tài) Rất vui và mừng trong những năm qua nhà trường được Sở giáo Dục & Đào tạo quan tâm cung cấp thiết bị đồ dùng cho bộ môn GDQP đầy đủ, thấy được sự quan tâm động viên đó, từ đó giáo viên trong tổ TD-QP của nhà trường ra sức tìm tòi học hỏi tạo ra những sản phẩm còn thiếu để phục vụ cho việc dạy học tập bộ môn GDQP tốt hơn. Trong quá trình dạy học bản thân nhận thấy môn GDQP-AN là một môn học khó, khô khan, khó tiếp thu mà mục tiêu chung là đòi hỏi học sinh phải tự giác chấp hành và biết thực hiện các kĩ thuật và động tác cơ bản của quân đội, làm quen dần với môi trường quân đội và trở thành một chiến sỹ thực thụ khi Tổ quốc cần. Thấy được hiện trạng đó bản thân tôi suy nghĩ phải làm cái gì đó cho môn học được sinh động, “dễ hoc, dễ làm” nhầm giúp học sinh phấn khởi, dễ tiếp thu kiến thức và hăng say trong luyện tập. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với giảng dạy học tập môn GDQP-AN, nó tác dụng đến sự thành công hay thất bại của tiết học mà giáo viên áp dụng. Bởi vì có sinh động, dễ tiếp thu thì người giáo viên mới truyền đạt hết ý định giảng dạy của mình. Có những điều chúng ta thấy rất đơn giản trong học tập môn học GDQP-AN chẳng hạn như làm một thao tác nào đó đơn giản hơn thao tác cũ mà hiệu quả đem lại tốt hơn (cách lấy đường ngắm), hoặc như hạn chế bố trí lại bia nhiều lần gây mất thời gian (ném lựu đạn) Qua nghiên cứu và nhiều lần cải tiến đã áp dụng thành công 2 mô hình đồ dùng dạy học tự làm giúp học sinh ham học và yêu thích hơn đối với môn học GDQP-AN Đó chính là lý do cho đề tài: “Dùng đồ dùng dạy học sáng tạo giảng dạy môn GDQP- AN”
- II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (Nội dung sáng kiến kinh nghiệm) 1. Cơ sở lý luận của vấn đề Việc sử dụng đồ dùng, thiết bị trong giáo dục rất quan trọng nhầm giúp các em hình dung ra nguyên lý cấu tạo hoặc sự chuyển động của bộ phận máy móc (vật lý, công nghệ), cơ thể (sinh học) nào đó… đặc biệt là đồ dùng không được cấp phát hoặc đồ dùng được cải tiến, hơn thế nữa là đồ dùng sáng tạo làm mới phục vụ có hiệu quả cho giảng dạy. Đối với môn học GDQP-AN đã vận dụng được 2 mô hình sáng tạo đạt hiệu quả cao: Bia ném lựu đạn đa năng và thiết bị ngắm bắn xa-gần nằm trong chương trình khối 11. Được Sở giáo dục công nhận hạng 2 năm học 2010-2011 (đối với Bia ném lựu đạn) giúp tránh mất thời gian và trường THPT Lương Thế Vinh công nhận hạng 1 năm học 2011- 2012 (đối với thiết bị ngắm bắn) nhầm giúp học sinh yếu kém nhất cũng biết lấy đường ngắm cơ bản, đường ngắm đúng. Hai mô hình trên là thiết bị tự nghiên cứu sáng tạo qua kinh nghiệm những năm tham gia nghĩa vụ quân sự và thực tiển giảng dạy của bộ môn cần phải được cải tiến để đạt hiệu quả cao nhất, bản thân đang nghiên cứu một thiết bị dùng dây để giảng dạy đội hình đội ngũ… Như vậy ta thấy đồ dùng dạy học sáng tạo tự làm là rất cần thiết đặc biệt là đối với môn học GDQP-AN khô khan khó học. 2. Thực trạng của vấn đề Khi giảng dạy các bài có tính thực hành cần phải thuần thục động tác sau khi học xong bài đó nhưng thời gian thì hạn chế không cho phép vì vậy tôi quyết định cần phải cải tiến ở một khâu nào đó cho tiết học sinh động tránh mất thời gian ảnh hưởng tiết học và sự tiếp thu của học sinh. Vấn đề này được đặt ra qua những lần họp tổ, được sự thống nhất của tổ, tôi mạnh dạn trình bài ý tưởng của mình với BGH và được BGH đồng ý đầu tư trang bị cho các đồ dùng phục vụ giảng dạy cho bộ môn GDQP-AN Cụ thể hơn đối với tiết học thực hành ném lựu đạn, tôi nhận thấy khâu tổ chức cắm bia mất nhiều thời gian ảnh hưởng tiết học quá rỏ ràng, cho nên để khắc phục hạn chế này tôi sử dụng đồ dùng dạy học sáng tạo tự làm “Bia ném lựu đạn đa năng”.
- Còn đối với bài thực hành ngắm bắn đối với súng tiểu liên AK. Trước hết phải khẳng định muốn ngắm bắn được súng tiểu liên AK thì học sinh phải nắm chắc lý thuyết sau đó vận dụng vào thực hành, vậy thì đối với học sinh khá, giỏi khi giáo viên giảng bài xong các em nắm được và đa phần làm được theo ý định của giáo viên, vậy còn học sinh yếu kém thì sao? Các em không biết ngắm, không biết khe ngắm, đầu ngắm hoặc có biết nhưng không biết ngắm vào đâu cho đúng trong khi nằm bắn thì súng AK và bia cách xa nhau quá, gây khó khăn cho giáo viên di chuyển tới rồi lùi mất nhiều thời gian mà hiệu quả không cao. Để trả lời được câu hỏi này tôi tiếp tục vận dụng đồ dùng dạy học sáng tạo tự làm “Thiết bị ngắm bắn xa-gần” vào phục vụ ngắm bắn. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Do bản thân còn trẻ kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên ngoài sử dụng thiết bị dạy học cấp phát tôi chỉ mới áp dụng được hai đồ dùng tự làm cho bộ môn của mình, tới đây sẽ tiếp tục nghiên cứu để tạo ra nhiều sản phẩm có ích hơn nữa cho bộ môn mình giảng dạy. - Sản phẩm “Bia ném lựu đạn đa năng” khi sử dụng sản phẩm này giúp tránh mất nhiều thời gian do bia ném bị đổ ngã, do gió hoặc khi bị ném trúng, tiết học sẽ bị gián đoạn do tổ chức cắm lại bia, đối với “Bia ném lựu đạn đa năng” khi ném trúng sẽ không bị đỗ ngã mà nó chỉ dao động từ mạnh đến nhẹ dần và đứng cố định lại, đặc biệt hơn khi được cài thiết bị còi phía dưới thì khi bị ném trúng sẽ phát ra tiếng còi hú gây sự thích thú cho học sinh trong tập luyện. - Sản phẩm “Thiết bị ngắm bắn xa-gần” sẽ giúp học sinh nhanh chóng biết lấy đường ngắm, giúp các em hiểu được thế nào là đường ngắm đúng, đường ngắm cơ bản. Quan trọng hơn là giúp các em yếu-kém cũng biết lấy đường ngắm và thực hiện được ý định của giáo viên. Đối với thiết bị này còn có phần nâng cao giúp các em lấy thước ngắm đúng khi ở những cự ly 100m, 200m, 300m…Điều này rất tốt cho những em có niềm đam mê môn học GDQP-AN và tạo thuận lợi cho các em khi tham gia vào lực lượng vũ trang sau này.
- Thiết bị đồ dùng dạy học là quan trọng cần thiết cho người giáo viên giảng dạy và đồ dùng sáng tạo tự làm càng quan trọng và cần thiết hơn cho người giáo viên muốn dạy tốt. Vậy muốn dạy tốt thì học sinh phải hiểu, muốn học sinh hiểu thì giáo viên phải kết hợp đồ dùng với giảng dạy. Làm được như vậy người giáo viên trong quá trình giảng dạy phải thấy được những cái hay và chưa hay, những khuyết điểm và bất cập cần chỉnh sửa, những đồ dùng cần bổ sung làm mới… phải tâm huyết và làm ra những đồ dùng có ích cho bộ môn của mình. 4.Hiệu quả của SKKN Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học sáng tạo tự làm qua hai mô hình thiết bị “Bia ném lựu đạn đa năng” và“Thiết bị ngắm bắn xa-gần” đã áp dụng cho học sinh khối 11 môn GDQP-AN Sau khi áp dụng thiết bị đồ dùng dạy học trong giảng dạy nói chung và hai mô hình thiết bị môn GDQP-AN nói riêng kết quả thu được hiệu quả cao hơn so với phương pháp cũ, gây hứng thú và tích cực ham học hơn ở các em. Điều này nói lên được khi giáo viên sử dụng thiết bị đặc biệt là thiết bị sáng tạo tự làm cho bộ môn của mình sẽ giúp các em dễ hiểu hơn và tiết học sẽ thành công hơn so với tiết học không sử dụng đồ dùng dạy học(dạy chay, thực hành suông). Để đạt được hiệu quả cao trong khâu sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên thì BGH phải đầu tư, tu sửa và hỗ trợ kinh phí cho giáo viên khi làm đồ dùng mới bên cạnh đó phải kết hợp với kiểm tra và nhắc nhở những giáo viên không hoặc ít sử dụng đồ dùng dạy học.
- III. KẾT LUẬN - Sáng kiến này rất bổ ít cho giảng dạy, giúp giáo viên tự nghiên cứu, mài mò những cái khó của bộ môn mình và làm ra những sản phẩm đồ dùng khắc phục những cái khó đó - Sử dụng linh hoạt thiết bị đồ dùng dạy học để đạt hiệu quả cao cho bộ môn mình phụ trách - Nếu áp dụng thành công, thứ nhất sẽ tạo ra nhiều sản phẩm mới có ít cho giáo dục, thứ hai sẽ giúp học sinh yêu thích hơn môn học có sử dụng đồ dùng dạy học, thứ ba sẽ khắc phục được tình trạng “dạy chay”, “thực hành suông” đã tồn tại nhiều năm qua. Để thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “học đi đôi với hành” đề nghị các cơ sở giáo dục hoặc BGH các trường cần quan tâm hơn nữa vấn đề thiết bị đồ dùng dạy học cho các tổ bộ môn nhất là những môn thực hành hoặc thí nghiệm…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Bộ đồ dùng dạy học điện tử môn toán khối lớp 8-9
10 p | 1006 | 121
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng môn Địa lí 7
36 p | 429 | 90
-
SKKN: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Lịch sử 9
24 p | 820 | 85
-
SKKN: Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học bằng vật thật trong tiết học cho trẻ LQVMTXQ đối với trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
9 p | 593 | 77
-
SKKN: Làm đồ dùng dạy học phục vụ đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học
11 p | 822 | 62
-
SKKN: Quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất - thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giảng dạy trong trường THPT C Nghĩa Hưng trong giai đoạn hiện nay
17 p | 427 | 50
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc làm đồ dùng dạy học môn Hình học quỹ tích lớp 9
11 p | 230 | 46
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về làm và sử dụng đồ dùng dạy học môn Lịch Sử lớp 5
12 p | 293 | 45
-
SKKN: Sử dụng đồ dùng dạy học phân môn Tập đọc lớp 2
7 p | 271 | 13
-
SKKN: Một số kinh nghiệm khai thác kênh hình sách giáo khoa và sử dụng đồ dùng dạy học môn Tiếng Anh lớp 4
30 p | 133 | 12
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về việc phối hợp và sử dụng đồ dùng dạy học
10 p | 116 | 10
-
SKKN: Sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học các lớp 1, 2, 3
16 p | 60 | 9
-
SKKN: Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy Lịch sử lớp 5
22 p | 89 | 7
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng đồ dùng dạy học trong môn Thể dục lớp 5
20 p | 61 | 6
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm khai thác, sử dụng kênh hình sách giáo khoa và đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh lớp 5
26 p | 54 | 5
-
SKKN: Cung ứng cho giáo viên mượn sách và đồ dùng dạy học tại thư viện trường tiểu học Phan Bội châu
14 p | 41 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo việc sử dụng ĐDDH của giáo viên khi lên lớp ở trường tiểu học Lê Hồng Phong
22 p | 49 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn