A - PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I. Lý do chọn đề tài:<br />
Bước vào thế kỷ XXI, nước ta đang đứng trước những thách thức vô<br />
cùng mạnh mẽ. Thế giới đang tiến như vũ bão trên mặt trận sản xuất vật chất<br />
trong khi nước ta đang ở tình trạng lạc hậu về nhiều mặt. Để vượt qua được<br />
những thách thức đó, phải phát huy được nguồn lực con người. Giáo dục và đào<br />
tạo giữ vai trò quan trọng trong việc phát huy nguồn lực đó. Nghị quyết Hội<br />
nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII khẳng định:“Tiếp<br />
tục đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất<br />
trường học” và “Sử dụng một phần vốn vay và viện trợ của nước ngoài để xây<br />
dựng cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo”.<br />
Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, trước những yêu cầu cấp bách về<br />
chất lượng giáo dục và đào tạo, Nhà nước đã, đang và sẽ tăng cường đầu tư cho<br />
các trường học nhằm chấm dứt tình trạng trường lớp nghèo nàn, thiếu những<br />
thiết bị dạy học tối thiểu, bằng mọi cách xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất<br />
để trường học trở thành một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố chủ yếu nhằm đổi<br />
mới phương pháp, đưa việc dạy học đến một tầm cao mới, đáp ứng đòi hỏi<br />
trước mắt và lâu dài của sự nghiệp đất nước. Việc hiện đại hoá trường lớp, cơ<br />
sở vật chất và thiết bị dạy học là công việc thiết thực nhưng phải thực hiện lâu<br />
dài. Để đổi mới phương pháp dạy học, trước mắt các nhà trường cần phải sử<br />
dụng có hiệu quả và bảo quản tốt cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện có, tự<br />
làm thiết bị dạy học, huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất và<br />
thiết bị dạy học.<br />
Nhận thức được vai trò của thiết bị dạy học trong việc nâng cao chất<br />
lượng giáo dục, trong những năm qua, Trường THPT Mường Kim đã có nhiều<br />
cố gắng để việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học đáp ứng được mục<br />
tiêu giáo dục. Tuy vậy, do chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu nên chất lượng<br />
của công tác này chưa đạt hiệu quả cao.<br />
Xuất phát từ những lý do như trên, là một cán bộ quản lý, tôi luôn trăn trở<br />
<br />
1<br />
suy nghĩ làm thế nào tìm ra những biện pháp quản lý cụ thể để nâng cao chất<br />
lượng dạy học của trường. Một trong những vấn đề tôi chú trọng quan tâm<br />
nhiều năm nay là vấn đề thiết bị dạy học. Do vậy tôi chọn và nghiên cứu đề tài:<br />
“Một số biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học ở<br />
Trường THPT Mường Kim”.<br />
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:<br />
1. Phạm vi nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học của giáo<br />
viên; cách sắp xếp, theo dõi, bảo quản thiết bị dạy học của nhân viên thiết bị;<br />
cách quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học của Trường<br />
THPT Mường Kim.<br />
2. Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và<br />
bảo quản thiết bị dạy học ở Trường THPT Mường Kim.<br />
3. Thời gian nghiên cứu, áp dụng: Từ tháng 9/2012 đến hết tháng 3/2013.<br />
III. Mục đích của đề tài:<br />
Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và nhân viên về việc tự làm, sử<br />
dụng và bảo quản thiết bị dạy học trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của<br />
giáo viên và học tập của học sinh.<br />
Giúp nhân viên thiết bị biết cách sắp xếp đồ dùng khoa học, ngăn nắp,<br />
biết cách theo dõi chặt chẽ việc mượn và trả đồ dùng của giáo viên, có trách<br />
nhiệm cao trong việc bảo quản đồ dùng và thiết bị.<br />
Đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học của của đội ngũ giáo viên.<br />
Giúp giáo viên có kỹ năng tự làm, sử dụng đồ dùng phù hợp, có hiệu quả, nâng<br />
cao chất lượng giờ dạy.<br />
Nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng thao tác với đồ dùng, có năng lực<br />
khám phá, thực hành, sử dụng có hiệu quả đồ dùng trong giờ học và thực hành.<br />
Giúp các bậc phụ huynh nhận thức được tác dụng của đồ dùng trong việc<br />
nâng cao chất lượng học tập của học sinh, ủng hộ nhà trường trong việc trang<br />
sắm đồ dùng dạy học.<br />
Giúp việc quản lý đồ dùng, thiết bị chặt chẽ, tránh thất thoát, hư hỏng.<br />
<br />
2<br />
Tiết kiệm một phần kinh phí về việc mua sắm đồ dùng để chi vào các hoạt động<br />
giáo dục khác.<br />
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:<br />
Đây là đề tài lần đầu tiên được nghiên cứu và áp dụng tại trường THPT<br />
Mường Kim.<br />
So với biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy<br />
học năm học 2011 - 2012, năm học này tôi sử dụng một số biện pháp mới<br />
như sau:<br />
Xây dựng quy chế về việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học<br />
cụ thể, chặt chẽ.<br />
Chỉ đạo các tổ chuyên môn bồi dưỡng cho giáo viên cách làm, sử dụng<br />
và bảo quản đồ dùng.<br />
Chỉ đạo giáo viên tích cực tham khảo cách hướng dẫn làm đồ dùng dạy<br />
học trên mạng internet. Động viên giáo viên tập thiết kế đồ dùng flash để ứng<br />
dụng vào việc giảng dạy.<br />
Sử dụng biện pháp hành chính, biện pháp thi đua trong việc thực hiện<br />
công tác tự làm, sử dụng và bảo quản đồ dùng và thiết bị dạy học.<br />
Huy động nguồn đóng góp của các bậc phụ huynh để mua sắm thêm một<br />
số đồ dùng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
B - PHẦN NỘI DUNG<br />
I. Cơ sở lý luận:<br />
1. Cơ sở lý luận:<br />
1.1. Khái niệm cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Cơ sở vật chất và thiết bị<br />
dạy học là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học<br />
tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục.<br />
1.2. Nội dung cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Cơ sở vật chất và thiết<br />
bị dạy và học bao gồm các thiết bị dùng chung, các thiết bị trực quan, các thiết<br />
bị thực nghiệm bộ môn, các thiết bị nghe nhìn và các phương tiện kỹ thuật phục<br />
vụ cho việc dạy và học.<br />
Thiết bị dạy học được sản xuất, cung cấp hàng loạt, đồng bộ theo những<br />
tiêu chuẩn kỹ thuật xác định của quốc tế hoặc trong nước là các thiết bị dạy học<br />
chính quy. Ngoài ra còn có các thiết bị dạy học không chính quy do giáo viên<br />
và học sinh tự làm hoặc sưu tầm, tận dụng cũng góp phần không nhỏ trong việc<br />
dạy học.<br />
1.3. Vị trí của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Quá trình dạy học, giáo<br />
dục cấu thành bởi nhiều thành tố có liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau.<br />
Các thành tố cơ bản cấu thành quá trình dạy học là: Mục tiêu - Nội dung -<br />
Phương pháp - Giáo viên - Học sinh - Thiết bị giáo dục. Các yếu tố cơ bản này<br />
giúp thực hiện quá trình dạy học và mối quan hệ giữa chúng.<br />
Mối quan hệ giữa các thành tố cấu thành quá trình dạy học trong đó cơ sở<br />
vật chất và thiết bị dạy học là một thành tố không tách rời. Theo sơ đồ, các cặp<br />
thành tố có quan hệ tương hỗ hai chiều. Việc điều khiển tối ưu các mối quan hệ<br />
của các thành tố có thể coi là một nghệ thuật về mặt sư phạm. Cơ sở vật chất và<br />
thiết bị có mặt trong quá trình nêu trên có vai trò như các thành tố khác không<br />
thể thiếu một thành tố nào.<br />
Như vậy, cơ sở vật chất và thiết bị là một bộ phận cấu thành không thể<br />
thiếu của quá trình giáo dục, dạy học.<br />
1.4. Vai trò của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Cơ sở vật chất và thiết<br />
<br />
4<br />
bị dạy học có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, là một bộ phận của nội<br />
dung và phương pháp dạy học. Đảm bảo tính trực quan trong dạy học, đảm bảo<br />
chất lượng kiến thức, thể hiện tường minh phương pháp làm việc, giúp học sinh<br />
rèn luyện các kỹ năng, cho phép đa dạng hoá các loại hình dạy học. Phương tiện<br />
kỹ thuật dạy học cũng có khả năng sư phạm to lớn: tăng tốc độ truyền tải mà<br />
không làm giảm lượng thông tin, tạo điều kiện đi sâu vào bản chất sự vật và<br />
hiện tượng, tiết kiệm thời gian, tạo hứng thú và lôi cuốn người học, cho phép<br />
cải tiến các hình thức lao động sư phạm, tạo điều kiện cho học sinh thực hành<br />
rèn luyện kỹ năng, tạo ra các tình huống sư phạm và “vùng hợp tác” giữa giáo<br />
viên và học sinh.<br />
1.5. Yêu cầu của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Thiết bị dạy học phải<br />
đảm bảo các yêu cầu: tính khoa học (mức độ chuẩn xác trong việc phản ánh<br />
hiện thực), tính sư phạm (sự phù hợp với các yêu cầu về mặt sư phạm như độ<br />
rõ, kích thước, màu sắc, dễ sử dụng, phù hợp tâm lý học sinh), tính kinh tế (giá<br />
thành tương xứng với hiệu quả giáo dục và đào tạo).<br />
1.6. Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Là tác động có mục đích<br />
của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ<br />
sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và đào tạo.<br />
1.7. Nội dung của quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Bao gồm<br />
phòng thiết bị dạy học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn,<br />
thiết bị dạy học các môn học, các tài liệu trực quan: tranh ảnh, bản đồ, biểu<br />
bảng…, các mô hình tự nhiên và nhân tạo, các dụng cụ thực nghiệm, các<br />
phương tiện kỹ thuật, những điều kiện hỗ trợ khác: điện, nước…<br />
Nội dung cơ bản của quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Xây dựng<br />
và bổ sung thường xuyên để hình thành một hệ thống hoàn chỉnh cơ sở vật chất<br />
và thiết bị dạy học. Duy trì, bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; sử<br />
dụng cơ sở vật chấtvà thiết bị dạy học.<br />
Để sử dụng tốt phải giải quyết một số vấn đề về mặt quản lý như đầu tư<br />
trang bị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, khai thác, nâng cao trình độ<br />
nghiệp vụ, kỹ thuật và kỹ năng cho giáo viên, thực hiện nghiêm túc các quy<br />
<br />
5<br />
định về chuyên môn…<br />
1.8. Chức năng của quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học: Lập kế<br />
hoạch sử dụng trang bị, sửa chữa, bảo quản thiết bị dạy học; tổ chức việc thực<br />
hiện kế hoạch; chỉ đạo; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và có các điều chỉnh<br />
thích hợp để đảm bảo kế hoạch thực hiện được các mục tiêu đề ra.<br />
2. Cơ sở thực tiễn:<br />
Cơ sở lý luận đã cho ta hiểu đầy đủ về khái niệm, nội dung, vị trí, vai trò,<br />
yêu cầu, cách quản lý về công tác tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học.<br />
Thế nhưng, thực tế trong các nhà trường hiện nay, thiết bị dạy học còn thiếu về<br />
số lượng, không đảm bảo về chất lượng, không đồng bộ về cơ cấu, một số thiết<br />
bị đã cũ, hỏng, nguồn kinh phí do nhà nước cấp, mua sắm thiết bị còn rất hạn<br />
hẹp. Bên cạnh đó, việc quản lý và sử dụng các thiết bị dạy học hiện có của nhà<br />
trường còn bất cập; nhận thức của cán bộ, giáo viên, về vai trò và ý nghĩa của<br />
thiết bị dạy học trong giáo dục còn hạn chế; kỹ năng sử dụng, sửa chữa, bảo<br />
quản thiết bị còn yếu; việc tổ chức dạy học các giờ thực hành còn hình thức,<br />
chiếu lệ... Trường THPT Mường Kim cũng nằm trong tình trạng kể trên. Những<br />
khó khăn và bất cập trên mâu thuẫn với yêu cầu của việc đổi mới phương pháp<br />
dạy học, với nguyện vọng của giáo viên được giảng dạy, với các thiết bị dạy<br />
học phù hợp để nâng cao chất lượng bài giảng, với nguyện vọng và nhu cầu của<br />
học sinh mong muốn được nắm bắt kiến thức một cách trực quan sinh động và<br />
rèn luyện kỹ năng thực hành. Đây là cơ sở thực tiễn, là nguyên nhân để tôi tìm<br />
ra các biện pháp nhằm quản lý hiệu quả việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết<br />
bị dạy học đáp ứng mục tiêu, chương trình giáo dục.<br />
II. Thực trạng của vấn đề:<br />
1. Đặc điểm tình hình nhà trường:<br />
1.1. Thuận lợi:<br />
Trường thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo của ngành, của các<br />
cấp, chính quyền địa phương. Nhà trường có đủ phòng học, bàn ghế để học một<br />
ca và được trang bị một số đồ dùng, thiết bị phục vụ giảng dạy.<br />
Có nhân viên phụ trách riêng về công tác thiết bị.<br />
<br />
6<br />
Đa số đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ, (65% dưới 30 tuổi), nhiệt tình, năng<br />
động, 95,6% được tham gia tập huấn thay sách giáo khoa mới, đã bước đầu có<br />
kinh nghiệm. Một số có giáo viên có ý thức tự làm, biết cách sử dụng vào bảo<br />
quản đồ dùng.<br />
1.2. Khó khăn:<br />
Thiết bị dạy học của nhà trường đã được trang bị nhưng chưa đồng bộ.<br />
Một số thiết bị được trang cấp từ những năm trước đã kém chất lượng. Nhà<br />
trường còn thiếu các phòng học chuyên dụng nên thiết bị dạy học sắp xếp chưa<br />
khoa học, việc sử dụng chưa phát huy hết hiệu quả của thiết bị dạy học.<br />
Nguồn kinh phí dành cho mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học còn hạn hẹp.<br />
Đội ngũ giáo viên trẻ, thiếu kinh nghiệm công tác. Một số giáo viên chưa<br />
có ý thức làm đồ dùng, chưa biết sử dụng và bảo quản đồ dùng.<br />
Nhân viên thiết bị chưa có kinh nghiệm trong việc sắp xếp, theo dõi và<br />
bảo quản thiết bị dạy học.<br />
Điều kiện kinh tế của nhân dân ở địa phương còn nhiều khó khăn nên<br />
việc huy động các nguồn lực từ nhân dân còn hạn chế.<br />
2. Một số kết quả đạt được trong quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản<br />
đồ dùng dạy học:<br />
Nhà trường đã thực hiện đúng quy trình giao nhận nghiệm thu thiết bị<br />
dạy học, đã kiểm tra về số lượng, chủng loại và chất lượng thiết bị đã được cấp,<br />
có biên bản giao nhận đầy đủ.<br />
Việc quản lý công tác tự làm đồ dùng: Nhà trường đã phát động phong<br />
trào thi đua tự làm đồ dùng dạy học trong cán bộ giáo viên và học sinh nhằm bổ<br />
sung các thiết bị thiếu hoặc đã cũ, không phù hợp.<br />
Việc quản lý công tác sử dụng đồ dùng: Nhà trường đã cử giáo viên đi<br />
tham gia tập huấn sử dụng thiết bị dạy học các bộ môn. Sau khi tập huấn, các<br />
giáo viên đó đã vận dụng khá tốt những kiến thức, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy<br />
học và trở thành những hạt nhân trong nhóm, tổ chuyên môn về kỹ năng sử<br />
dụng đồ dùng dạy học.<br />
Việc quản lý công tác bảo quản đồ dùng: Các thiết bị đã được sắp xếp vào<br />
<br />
7<br />
các phòng để đưa vào phục vụ dạy và học tập kịp thời theo yêu cầu môn học.<br />
Việc quản lý đầu tư nguồn ngân sách nhằm tăng cường cơ sở vật chất,<br />
thiết bị đã được nhà trường quan tâm.<br />
3. Một số tồn tại trong quản lý việc sử dụng và tự làm TBDH:<br />
3.1. Tồn tại:<br />
Việc tham mưu cho cấp trên để bổ sung nguồn kinh phí để mua sắm, sửa<br />
chữa, cải tiến thiết bị dạy học còn gặp nhiều khó khăn; tính toán mua sắm số<br />
lượng thiết bị dạy học chưa sát với thực tế, không đủ cơ số phục vụ việc dạy học.<br />
Chất lượng một số thiết bị dạy học cho các đơn vị sản xuất cung ứng về<br />
chưa đảm bảo như bộ mẫu, chẳng hạn: nẹp tranh, ảnh; cân hiện số chưa chính<br />
xác, thiết bị thủy tinh đa dạng ống không có bảo vệ, một số hoá chất không đảm<br />
bảo chất lượng...<br />
Về việc bảo quản sử dụng thiết bị dạy học: Phòng chứa thiết bị dạy học<br />
đúng loại, hiện đang lấy phòng học để chứa tạm thiết bị dạy học nên chưa đúng<br />
quy cách, các thiết bị dạy học sắp xếp chưa khoa học, khi lấy để sử dụng rất khó<br />
khăn gây tâm lý ngại ngùng khi sử dụng. Công tác bảo quản, bảo trì chưa được<br />
thực hiện tốt. Tỉ lệ hư hỏng của đồ dùng và thiết bị năm học 2011 - 2012 là 10%.<br />
Việc chỉ đạo công tác tự làm đồ dùng dạy học còn hạn chế. Chất lượng<br />
của đồ dùng dạy học tự làm chưa đảm bảo, còn chồng chéo, nghèo nàn về<br />
chủng loại, đơn điệu về hình thức, tính thẩm mỹ và tính sư phạm chưa cao,<br />
chưa thuận tiện trong việc sử dụng, hiệu quả hỗ trợ giảng dạy còn thấp. Kết quả<br />
xếp loại đồ dùng tự tạo năm học 2011 - 2012 như sau:<br />
<br />
Xếp loại<br />
Tổng số Tổng số<br />
Tốt Khá Trung bình Kém<br />
giáo viên đồ dùng<br />
SL % SL % SL % SL %<br />
23 45 9 20,0 11 24,4 18 40,0 7 15,6<br />
<br />
Với số lượng là 23 giáo viên, ta thấy rằng số đồ dùng tự tạo của giáo viên<br />
còn ít, đồ dùng xếp loại khá tốt chưa đạt 50%, vấn còn nhiều đồ dùng chất<br />
lượng thấp.<br />
8<br />
Nhà trường chưa vận động được sự ủng hộ của phụ huynh trong việc mua<br />
sắm đồ dùng.<br />
3.2. Nguyên nhân:<br />
Việc xây dựng kế hoạch mua sắm thiết bị còn nhiều hạn chế do nguồn<br />
kinh phí của nhà nước cấp cho trường còn hạn hẹp. Kinh phí để chi lương và<br />
các khoản phụ cấp theo lương đã chiếm trên 90 % nguồn kinh phí.<br />
Do chưa có kinh nghiệm nên việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công<br />
tác tự làm thiết bị dạy học còn nhiều bất cập, thiếu khoa học.<br />
Nhà trường chưa có các biện pháp hữu hiệu, cụ thể, thiết thực để nâng<br />
cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, kỹ năng cho cán bộ giáo viên về việc sử<br />
dụng và tự làm thiết bị dạy học.<br />
Một số bộ phận giáo viên chưa thấy hết được vai trò của thiết bị, đồ dùng<br />
trong việc giảng dạy, chưa có kỹ năng sử dụng, chưa có trách nhiệm trong việc<br />
bảo quản đồ dùng, đồ dùng tự làm mang tính chiếu lệ, hình thức.<br />
Công tác xã hội hoá thiết bị dạy học chưa được đẩy mạnh. Địa phương<br />
nơi trường đóng có ít các cơ sở kinh tế, doanh nghiệp. Mặt khác, đời sống nhân<br />
dân còn nhiều khó khăn nên việc tranh thủ các nguồn lực xã hội đầu tư cho thiết<br />
bị dạy học còn hạn chế.<br />
Qua việc phân tích thực trạng nói trên, tôi đã nhận thấy rằng: Đối với<br />
Trường THPT Mường Kim, để thực hiện được nhiệm vụ chính trị, thực hiện<br />
mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục thì nhiệm vụ quan trọng là phải nâng<br />
cao chất lượng dạy học. Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy, một trong những<br />
biện pháp hữu hiệu là phải nâng cao chất lượng quản lý việc tự làm, sử dụng và<br />
bảo quản thiết bị dạy học.<br />
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:<br />
Để quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học có hiệu quả,<br />
tôi xin đề xuất một số biện pháp chính như sau:<br />
1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân<br />
viên trong việc làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học:<br />
Việc nâng cao nhận thức về công tác tự làm, sử dụng, bảo quản đồ dùng<br />
<br />
9<br />
và thiết bị dạy học là một việc vô cùng quan trọng. Các cán bộ, giáo viên, nhân<br />
viên có nhận thức đúng đắn thì mới có tinh thần tự giác, có trách nhiệm cao<br />
trong công việc.<br />
Vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôi đã phổ biến các văn bản pháp lý của nhà<br />
nước về công tác sử dụng thiết bị dạy học: Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung<br />
học, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo…<br />
Trong các cuộc họp, tôi thường xuyên tuyên truyền về vai trò của đồ dùng trong<br />
việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tôi đã chỉ đạo các đạo các tổ chuyên môn<br />
thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở các giáo viên trong tổ mình. Ngoài ra, tôi<br />
còn thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần tự giác học hỏi, lòng say mê<br />
sáng tạo trong công tác tự làm đồ dùng; ý thức, trách nhiệm trong việc bảo quản<br />
đồ dùng và thiết bị dạy học của cán bộ, giáo viên.<br />
Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường hiểu<br />
được tác dụng của đồ dùng trong công tác dạy học. Từ đó, có ý thức, trách<br />
nhiệm hơn trong việc tự làm, sử dụng và bảo quản đồ dùng.<br />
2. Bồi dưỡng kỹ năng làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học cho<br />
giáo viên:<br />
Thực hiện kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tập huấn việc sử<br />
dụng thiết bị dạy học, tôi đã cử giáo viên cốt cán tham gia các lớp bồi dưỡng<br />
đầy đủ, đúng thành phần. Các cán bộ, giáo viên mà tôi lựa chọn để cử đi tập<br />
huấn là các cá nhân có năng lực, có trách nhiệm trong công việc với mục đích<br />
nhằm tạo ra những hạt nhân trong các tổ chuyên môn về việc sử dụng và tự làm<br />
thiết bị dạy học. Sau khi tập huấn, các giáo viên nòng cốt đó có nhiệm vụ truyền<br />
đạt, hướng dẫn các giáo viên trong tổ về phương pháp, kỹ năng sử dụng đồ<br />
dùng, thiết bị.<br />
Mạng internet là một kho kiến thức khổng lồ cho đối với những người có<br />
lòng say mê khám phá và có trách nhiệm trong công việc. Cách làm đồ dùng<br />
dạy học cũng được các giáo viên đăng trên mạng rất nhiều. Vì vậy, tôi chỉ đạo<br />
giáo viên tích cực truy cập mạng internet để tìm hiểu và học tập cách làm đồ<br />
dùng, trong đó đặc biệt chú ý đến việc thiết kế đồ dùng bằng flash để ứng dụng<br />
<br />
10<br />
vào giảng dạy các bài về hiện tượng vật lý, các thí nghiệm về hoá học, sinh<br />
học... Đồ dùng được thiết kế dưới dạng này, không những gây được hứng thú<br />
mà khả năng tiếp thu bài của học sinh cũng tăng lên rất nhiều so với việc giáo<br />
viên chỉ giảng bằng lời hoạc minh hoạ bằng những hình ảnh tĩnh. Đây là một<br />
việc làm không dễ dàng bởi không phải giáo viên nào cũng có khả năng tin học,<br />
lòng say mê và sự kiên nhẫn. Vì vậy, tôi động viên các giáo viên có năng lực về<br />
tin học tập thiết kế trước, sau đó nhờ các giáo viên này hướng dẫn các giáo viên<br />
trong trường.<br />
Song song với việc chỉ đạo giáo viên tự làm đồ dùng thì việc bồi dưỡng<br />
cho giáo viên kỹ năng sử dụng đồ dùng cũng được tôi chú trọng. Tôi đã chỉ đạo<br />
các tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên xây dựng giáo án mẫu, dạy mẫu một<br />
số giờ thực hành các môn vật lý, hoá học, sinh học, công nghệ... Sau khi dạy,<br />
cùng với nhận xét góp ý các nội dung khác phải chú ý dành một thời gian thoả<br />
đáng để nhận xét về việc chuẩn bị, khai thác và sử dụng thiết bị trong giờ dạy<br />
mẫu nhằm làm cho giáo viên thấy được những ưu điểm, tồn tại trong việc chuẩn<br />
bị và sử dụng đồ dùng. Qua đó, các giáo viên cùng dự cũng rút ra được những<br />
bài học để giờ sau giảng dạy tốt hơn.<br />
Ngoài ra, tôi phân công những giáo viên sử dụng đồ dùng thành thạo<br />
hướng dẫn những giáo viên còn yếu, giáo viên mới ra trường chưa có kinh<br />
nghiệm trong việc sử dụng đồ dùng.<br />
Tôi cũng thường xuyên động viên cán bộ, giáo viên tăng cường sưu tầm<br />
các sách báo, tạp chí hướng dẫn việc tự làm, sử dụng thiết bị dạy học phục vụ<br />
cho việc tự bồi dưỡng của giáo viên.<br />
Qua việc chỉ đạo bồi dưỡng từ tổ đến các cá nhân, tất cả cán bộ và giáo<br />
viên trong trường đã có kỹ năng cơ bản về việc sử dụng đồ dùng, không còn<br />
tình trạng thao tác với đồ dùng lúng túng trong giờ giảng. Các giáo viên tự tin<br />
hơn với những loại tiết có sử dụng đồ dùng trực quan.<br />
3. Kế hoạch hoá công tác tự làm TBDH:<br />
3.1. Xây dựng kế hoạch:<br />
Sau khi cùng nhân viên thiết bị kiểm tra, phân loại và thống kê các đồ<br />
<br />
11<br />
dùng, thiết bị của năm học trước, tôi đã tiến hành để xây dựng kế hoạch cho cả<br />
năm học. Căn cứ để xây dựng kế hoạch là văn bản chỉ đạo của các cấp, kế<br />
hoạch về việc cung cấp đồ dùng của Sở Giáo dục, đề nghị, yêu cầu về thiết bị<br />
của các tổ chuyên môn, khả năng tự làm của giáo viên (nguồn vật liệu, vật tư,<br />
dụng cụ, kỹ thuật…), nguồn kinh phí mà nhà trường có thể đáp ứng cho việc<br />
mua sắm, hỗ trợ, thuê mượn... Để bản kế hoạch mang tính khả thi, tôi yêu cầu<br />
các tổ chuyên môn bàn bạc, đăng ký các thiết bị tự làm hoặc cải tiến.<br />
Dựa vào các căn cứ trên, tôi đã chia kế hoạch chung thành các kế hoạch<br />
từng phần như sau:<br />
1. Kế hoạch tự làm đồ dùng dạy học.<br />
2. Kế hoạch sửa chữa, cải tiến đồ dùng, thiết bị.<br />
3. Kế hoạch mua bổ sung đồ dùng, thiết bị.<br />
Các kế hoạch trên được xây dựng và tiến hành ngay từ đầu năm học.<br />
Ngoài ra, trong quá trình tổ chức, kiểm tra việc thực hiện, có thể điều chỉnh kế<br />
hoạch phù hợp với khả năng kinh phí, điều kiện lao động, kỹ thuật.<br />
Nhờ dựa trên các căn cứ khoa học và điều kiện cụ thể của nhà trường mà<br />
bản kế hoạch tôi xây dựng chặt chẽ, khoa học, sát với thực tế, có tính khả thi<br />
cao.<br />
3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch:<br />
Trong buổi họp hội đồng đầu năm học, tôi đã triển khai kế hoạch đến<br />
toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường và yêu cầu thực hiện nghiêm<br />
túc theo kế hoạch đề ra. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phải báo<br />
cáo kịp thời để có hướng khắc phục.<br />
Nhằm khuyến khích công tác tự làm đồ dùng dạy học, dựa trên nguồn<br />
kinh phí của nhà trường, tôi cùng các đồng chí trong Ban liên tịch và nhân viên<br />
kế toán bàn bạc và đưa ra cơ chế hỗ trợ như sau: các thiết bị tự làm hoặc sửa<br />
chữa đơn giản: tranh vẽ, nối dây điện... giáo viên tự lo nguyên vật liệu; các thiết<br />
bị có chất lượng được nhà trường đánh giá cao hoặc các thiết bị được giải trong<br />
Hội thi thiết bị dạy học tự làm cấp trường, ngoài tiền thưởng, nhà trường hỗ trợ<br />
100% vật liệu của thiết bị.<br />
<br />
12<br />
Để có căn cứ chính xác cho việc đánh giá chất lượng đồ dùng, tôi cùng<br />
các tổ chuyên môn bàn bạc và thống nhất xây dựng tiêu chuẩn của đồ dùng tự<br />
làm hoặc cải tiến như sau:<br />
Đảm bảo tính thẩm mỹ: Là những đồ dùng có kích thước phù hợp, hình<br />
dáng và màu sắc đẹp, hài hoà.<br />
Đảm bảo sư phạm: Là những đồ dùng an toàn, phù hợp với lứa tuổi, có<br />
tác dụng giáo dục học sinh.<br />
Hiệu quả, thiết thực: Là đồ dùng dễ sử dụng, phải phục vụ hiệu quả cho<br />
một hoặc nhiều bài dạy, là thiết bị nhà trường chưa có hoặc đã hỏng, không phù<br />
hợp, bền, dễ vận chuyển, dễ sửa chữa và cải tiến, sử dụng các vật liệu rẻ tiền,<br />
sẵn có, có khả năng làm mẫu để làm các thiết bị khác.<br />
Khi đã xây dựng xong, tôi thông qua tiêu chuẩn của đồ dùng đến cán bộ,<br />
giáo viên nhà trường và yêu cầu khi đánh giá về đồ dùng, phải căn cứ vào các<br />
tiêu chuẩn đã đưa ra. Tôi cũng đã chỉ đạo các đoàn thể trong nhà trường và các<br />
tổ chuyên môn bố trí thời gian thích hợp thích hợp để giáo viên có thể thực hiện<br />
được kế hoạch, tạo điều kiện cho giáo viên liên hệ với các cơ sở kinh tế, các<br />
đơn vị bạn để tranh thủ nguồn vật tư, kỹ thuật, kinh nghiệm ... giúp giáo viên có<br />
điều kiện tốt nhất để thực hiện việc làm đồ dùng có hiệu quả.<br />
3.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch:<br />
Tôi đã chỉ đạo các tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch chung của trường<br />
để xây dựng kế hoạch tuần, tháng trong việc tự làm và cải tiến thiết bị dạy học,<br />
tôi cũng thu nhập các thông tin phản hồi từ tổ chuyên môn đến từng cá nhân để<br />
có biện pháp điều chỉnh kế hoạch của nhà trường.<br />
Tôi đã đề ra thời gian nghiệm thu thiết bị: cấp tổ: 1 lần/ tháng, cấp<br />
trường: 1 lần/ học kỳ. Trước khi nghiệm thu, các thiết bị phải được kiểm tra qua<br />
việc sử dụng trong bài dạy có đại diện nhà trường, giáo viên bộ môn dự giờ, lấy<br />
ý kiến của cán bộ, giáo viên để đưa ra các quyết định điều chỉnh, thay đổi phù<br />
hợp để có thể sử dụng rộng rãi. Các thiết bị sau khi nghiệm thu được coi là tài<br />
sản của nhà trường, được bảo quản và bố trí sử dụng như các thiết bị khác.<br />
Nhằm vận động, thu hút giáo viên vào việc làm và sử dụng đồ dùng dạy<br />
<br />
13<br />
học, nhà trường đã tổ chức cuộc thi đồ dùng dạy học tự làm cấp trường và các<br />
đợt hội giảng để tạo phong trào, động viên khích lệ giáo viên và khen thưởng<br />
bằng vật chất đối với những thiết bị hiệu quả, chất lượng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ảnh 1: Đồ dùng tự tạo của giáo viên môn Hoá học<br />
Ngoài ra, tôi là người chủ đạo trong việc tổ chức các chuyên đề gắn với<br />
việc tự làm thiết bị để tạo động cơ, nhu cầu cũng như kỹ năng cho giáo viên.<br />
Nhà trường dự kiến tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tự làm, sử<br />
dụng và bảo quản thiết bị dạy học vào tháng 5/2013 để điều chỉnh, thay đổi hợp<br />
lý cho công tác lập kế hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện cho những năm học<br />
sau.<br />
3.4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch:<br />
Kế hoạch hóa việc tự làm thiết bị dạy học sẽ đảm bảo cho công tác tự làm<br />
thiết bị dạy học trở thành một nhu cầu của giáo viên, một yêu cầu đối với việc<br />
đổi mới phương pháp dạy học trong tình hình cơ sở vật chất và thiết bị dạy học<br />
còn thiếu hiện nay. Làm tốt công tác tự làm thiết bị dạy học không những bổ<br />
sung cho nhà trường qua các năm học các thiết bị dạy học để ngày càng đảm<br />
bảo hơn yêu cầu về thiết bị mà quan trọng hơn là rèn luyện cho giáo viên kỹ<br />
14<br />
năng, thói quen sử dụng thiết bị, thực hành.<br />
Kiểm tra cũng là biện pháp quan trọng trong công tác quản lý bằng kế<br />
hoạch. Vì vậy, tôi chỉ đạo các tổ chuyên môn kiểm tra công tác tự làm thiết bị<br />
dạy học phải tập trung vào các nội dung sau:<br />
Kiểm tra chủng loại đồ dùng tự làm.<br />
Kiểm tra thời gian hoàn thành đồ dùng: Việc kiểm tra này đảm bảo cho<br />
thiết bị tự làm phục vụ trực tiếp cho bài giảng. Với những đồ dùng này, thời<br />
gian hoàn thành phải trước thời gian giáo viên giảng bài đó.<br />
Kiểm tra về chất lượng, hiệu quả của đồ dùng: Đây là việc kiểm tra tương<br />
đối phức tạp, cần phải có thời gian để thử nghiệm thiết bị qua việc sử dụng<br />
trong giảng dạy và tranh thủ ý kiến của giáo viên, học sinh.<br />
Kiểm tra các tiêu chuẩn của thiết bị, có những ý kiến kịp thời cho việc<br />
điều chỉnh về cách bố trí, màu sắc, kích thước… đảm bảo cho thiết bị mang tính<br />
sư phạm cao vì tôi thấy đây là vấn đề mà một bộ phận không nhỏ giáo viên còn<br />
hạn chế.<br />
Để trách việc đánh giá không đúng thực chất của các tổ chuyên môn,<br />
ngoài việc kiểm tra định kỳ, tôi còn tiến hành kiểm tra đột xuất xem tổ chuyên<br />
môn có đánh giá đúng thực chất hay không.<br />
Việc kiểm tra vấn đề bảo quản thiết bị cũng được tôi thường xuyên quan<br />
tâm. Tôi thường xuyên chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra, nhắc nhở giáo viên,<br />
nhân viên bảo quản đồ dùng. Với nhân viên thiết bị, tôi trực tiếp kiểm tra nhân<br />
xem sắp xếp đồ dùng có ngăn nắp và khoa học không, cách lập sổ ghi chép và<br />
theo dõi việc mượn và trả đồ dùng của giáo viên như thế nào, có trách nhiệm<br />
trong việc bảo quản thiết bị hay không. Thấy nhân viên thiết bị còn lúng túng và<br />
trong công việc, tôi tận tình hướng dẫn, chỉ bảo kịp thời. Khi nhân viên chưa có<br />
trách nhiệm trong công việc, tôi nhắc nhở và có hình thức kỷ luật phù hợp nếu<br />
nhân viên vi phạm. Tôi chỉ đạo giáo viên thường xuyên giúp nhân viên thiết bị<br />
sắp xếp, lau chùi đồ dùng trong kho.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Ảnh 2: Hướng dẫn giáo viên sắp xếp đồ dùng trong phòng thiết bị<br />
Qua việc kiểm tra sát sao của các tổ chuyên môn, của nhà trường, các cán<br />
bộ, giáo viên, nhân viên đều có ý thức hơn trong công việc. Các đồ dùng tự làm<br />
đều đảm bảo theo tiêu chuẩn mà nhà trường đã đưa ra. Các giáo viên và nhân<br />
viên đều có trách nhiệm cao trong việc bảo quản thiết bị.<br />
4. Sử dụng biện pháp hành chính và biện pháp thi đua trong quản lý<br />
việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học.<br />
4.1. Biện pháp hành chính:<br />
Việc xây dựng quy chế cụ thể về việc tự làm, sử dụng và bảo quản đồ<br />
dùng dạy học sẽ giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện công tác này<br />
nghiêm túc, giúp người hiệu trưởng căn cứ vào nội dung của quy chế để quản lý<br />
vấn đề này chặt chẽ và hiệu quả hơn. Vì vậy, đầu năm, tôi đã xây dựng dự thảo<br />
quy chế và tổ chức một cuộc họp hội đồng để các cán bộ, giáo viên, nhân viên<br />
bàn bạc, góp ý kiến xây dựng. Sau khi đã chỉnh sửa, quy chế đã được thông qua<br />
toàn thể nhà trường. Quy chế có những nội dung cơ bản như sau:<br />
Nhân viên thiết bị phải sắp xếp đồ dùng khoa học, ngăn nắp, có trách<br />
nhiệm cao trong việc bảo quản thiết bị, có sổ theo dõi việc mượn và trả của giáo<br />
viên đầy đủ, rõ ràng. Nến để xảy ra tình trạng hư hỏng, mất mát do thiếu trách<br />
nhiệm sẽ phải đền và không được bình xét thi đua trong năm học.<br />
16<br />
Mỗi tổ chuyên môn cử ra một giáo viên hỗ trợ phụ trách thiết bị dạy học<br />
của bộ môn mình, giáo viên này có nhiệm vụ giúp nhân viên thiết bị kiểm tra<br />
việc sắp xếp, phân loại thiết bị theo lớp, bài, cùng với các giáo viên khác chuẩn<br />
bị thí nghiệm.<br />
Mỗi tổ bộ môn trong một năm học phải tổ chức được ít nhất một chuyên<br />
đề có bàn về các giải pháp và kinh nghiệm sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, tự<br />
làm đồ dùng dạy học. Dành một lượng thời gian thích hợp trong các buổi sinh<br />
hoạt tổ chuyên môn để bàn về nội dung thiết bị dạy học.<br />
Trong các tiết dạy thao giảng, kiểm tra đánh giá chuyên môn, ngoài việc<br />
đánh giá các mặt khác nếu giáo viên đó không sử dụng thiết bị dạy học mà nhà<br />
trường có hoặc có thể tự làm được thì xếp loại yếu; có sử dụng nhưng không<br />
thành thạo, hiệu quả thí nghiệm không cao thì xếp loại trung bình; sử dụng<br />
tương đối thành thạo đồ dùng thì xếp loại khá; sử dụng thành thạo và hướng dẫn<br />
học sinh sử dụng tốt đồ dùng thì được xếp loại giỏi. Khuyến khích việc cải tiến,<br />
sưu tầm, huy động thiết bị dạy học phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và<br />
học tập của học sinh. Giáo viên mượn, trả thiết bị đúng quy định, tự bảo quản<br />
thiết bị trong khi mượn, tránh để mất hỏng. Việc sử dụng thiết bị dạy học là bắt<br />
buộc đối với tất cả các giáo viên. Mỗi giáo viên trong một năm học phải tự làm<br />
ít nhất bốn đồ dùng dạy học có chất lượng hoặc đề xuất sáng kiến cải tiến thiết<br />
bị dạy học nhằm tăng cường thiết bị dạy học cho nhà trường. Tăng cường việc<br />
hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng sử dụng thiết bị thí nghiệm. Đảm bảo<br />
giảng dạy đúng yêu cầu các giờ thực hành, ngoại khoá.<br />
Để quy chế có hiệu lực và là công cụ hữu hiệu trong việc quản lý, Ban<br />
Giám hiệu nhà trường phối hợp với các tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra<br />
và thực hiện nghiêm túc theo quy chế trên.<br />
Do vậy, cán bộ, giáo viên và nhân viên có ý thức, trách nhiệm hơn trong<br />
công việc. Trong năm học, không có tình trạng mất mát đồ dùng. Các tiết dạy<br />
của giáo viên đều có đầy đủ đồ dùng trực quan, không có tiết dạy yếu kém do<br />
không có và không biết sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học. Các giờ dạy đạt<br />
khá giỏi cùng tăng hơn năm học trước.<br />
<br />
17<br />
4.2. Biện pháp thi đua:<br />
Thi đua là một biện pháp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt<br />
động của nhà trường. Thi đua sẽ giúp các cán bộ, giáo viên, nhân viên phấn đấu<br />
hết mình để đạt hiệu quả cao hơn trong công việc. Vì vậy, đầu năm học, tôi đã<br />
cùng Ban liên tịch nhà trường thực hiện các biện pháp đẩy mạnh công tác thi<br />
đua. Trong đó, đưa nội dung thực hiện việc sử dụng, tự làm và bảo quản thiết bị<br />
dạy học là một trong những tiêu chí để xếp loại thi đua hàng tháng, học kỳ, năm<br />
học.<br />
Kết thúc các đợt thi đua, sơ kết học kỳ... Hội đồng thi đua khen thưởng<br />
nhà trường tiến hành bình xét và khen thưởng cho các tập thể, các cá nhân có<br />
thành tích, có trách nhiệm trong công tác tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị<br />
dạy học. Quá trình họp xét diễn ra công bằng, khánh quan, chính xác. Vì thế, tất<br />
cả các cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường đều thấy thoả đáng. Trong<br />
năm học không có tình trạng thắc mắc xảy ra.<br />
Nhờ sử dụng biện pháp hành chính và biện pháp động viên, khen thưởng<br />
kịp thời, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đã nêu cao tinh<br />
thần trách nhiệm trong công tác bảo quản đồ dùng, có ý thức tự làm đồ dùng, số<br />
lượng và chất lượng của các đồ dùng cũng được nâng lên so với năm học trước.<br />
5. Xã hội hoá công tác xây dựng thiết bị dạy học:<br />
Nhằm tăng cường thiết bị dạy học, chỉ huy động việc tự làm đồ dùng của<br />
giáo viên thì chưa đủ mà nhà trường cần phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo<br />
dục. Mường Kim là một xã đặc biệt khó khăn của huyện, 99% phụ huynh trong<br />
trường là người dân tộc thiểu số, trong đó một số phụ huynh thuộc diện hộ<br />
nghèo. Làm thế nào để huy động được nguồn đóng góp của phụ huynh trong<br />
khi điều kiện kinh tế của họ còn gặp nhiều khó khăn, thói quen được nhà nước<br />
và nhân dân hỗ trợ từ lâu đã ăn sâu vào nhận thức của người dân nơi đây nên<br />
việc vận động họ hỗ trợ kinh phí để mua sắm đồ dùng là việc làm không hề đơn<br />
giản.<br />
Nhận thức được điều đó, trong các cuộc họp phụ huynh nhà trường, tôi<br />
tiến hành tuyên truyền về mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực nâng cao chất lượng<br />
<br />
18<br />
giáo dục đòi hỏi phải có đồ dùng dạy học đến toàn thể các bậc phụ huynh. Tôi<br />
chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tiếp tục tuyên truyền trong các cuộc họp phụ huynh<br />
ở các lớp. Ngoài ra, tôi còn nhờ chính quyền xã Mường Kim, trưởng bản tuyên<br />
truyền đến từng hộ dân.<br />
Do vậy, dần dần nhà trường cũng được các bậc phụ huynh ủng hộ. Điều<br />
đáng mừng có cả phụ huynh thuộc diện hộ nghèo cũng tham gia. Được sự nhất<br />
trí của các bậc phụ huynh, tôi cùng các đồng chí trong Ban Giám biệu đã phối<br />
hợp bàn bạc với Ban Đại diện cha mẹ học sinh để xây dựng kế hoạch thu chi<br />
phù hợp. Ban Đại diện cha mẹ học sinh sẽ đứng ra lập sổ ghi chép thu tiền,<br />
quản lý việc thu chi. Nhà trường chỉ tham mưu với phụ huynh về số lượng,<br />
chủng loại và chất lượng của những đồ dùng cần mua. Cuối học kỳ và cuối năm<br />
học, Ban Đại diện cha mẹ học sinh nhà trường và phụ huynh các lớp có trách<br />
nhiệm quyết toán công khai đến tất cả các bậc phụ huynh trong trường.<br />
Nhờ việc thực hiện thu chi chặt chẽ mà năm học vừa qua không có<br />
trường hợp phụ huynh thắc mắc vấn đề thu và chi cho việc mua sắm đồ dùng<br />
của nhà trường. Nhà trường cũng đã trang bị thêm được một số đồ dùng thiết<br />
yếu cho việc giảng dạy.<br />
IV. Hiệu quả của SKKN:<br />
Qua việc áp dụng một số biện pháp quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo<br />
quản thiết bị dạy học, nhà trường đã thu được một số kết quả như sau:<br />
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường đã nhận thức được tầm<br />
quan trọng của công tác tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học.<br />
Nhân viên thư viện, thiết bị đã biết sắp xếp đồ dùng, thiết bị khoa học,<br />
ngăn nắp; có đầy đủ sổ theo dõi việc mượn và trả đồ dùng của giáo viên; có<br />
trách nhiệm cao trong việc bảo quản thiết bị và đồ dùng dạy học.<br />
Phong trào tự làm đồ dùng do nhà trường phát động được toàn thể giáo<br />
viên nhiệt tình hưởng ứng. 100% giáo viên trong trường đều tự làm đồ dùng<br />
dạy học. Các loại đồ dùng tự làm đều đảm bảo an toàn, có tính thẩm mỹ, tính sư<br />
phạm, sử dụng thuận tiện, có tác dụng hỗ trợ cho tiết dạy. Kết quả tổng hợp<br />
việc xếp loại đồ dùng năm học 2012 - 2013 như sau:<br />
<br />
19<br />
Xếp loại<br />
Tổng số Tổng số Tốt Khá Trung bình Kém<br />
giáo viên đồ dùng<br />
SL % SL % SL % SL %<br />
23 96 39 40,6 43 44,8 14 14,6<br />
<br />
Bảng thống kê trên cho ta thấy, số lượng giáo viên của 2 năm học như<br />
nhau nhưng số lượng đồ dùng tự làm của năm học này là 96 bộ, tăng 51 bộ so<br />
với năm học trước. Trong đó, đồ dùng xếp loại tốt tăng 20,6%, loại khá tăng<br />
20,4%, loại trung bình giảm 25,4%, không còn đồ dùng xếp loại kém. Cùng với<br />
việc tự làm đồ dùng, giáo viên có kỹ năng sử dụng đồ dùng trong giờ học đúng<br />
lúc, đúng chỗ.<br />
Tiết học có đồ dùng của giáo viên sinh động, gây được hứng thú cho học<br />
sinh. Tỉ lệ học sinh hiểu bài cũng tăng lên. Học sinh có một số kỹ năng tháo tác<br />
và thực hành với đồ dùng. Điều đó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đã nêu cao tinh thần<br />
trách nhiệm trong việc bảo quản đồ dùng. Tỉ lệ hư hỏng của các nhóm đồ dùng<br />
và thiết bị dạy học năm học này đã giảm so với năm học trước chỉ còn 4%.<br />
Với các trường đóng trên địa bàn thuận lợi, phụ huynh có điều kiện về<br />
kinh tế thì việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục là một việc hết sức đơn<br />
giản nhưng với trường THPT Mường Kim, mắc dù kinh tế còn gặp nhiều khó<br />
khăn, một số phụ huynh còn thuộc diện hộ nghèo nhưng các bậc phụ huynh đã<br />
đóng góp ủng hộ nhà trường 1.000.000 đồng để mua sắm đồ dùng dạy học. Số<br />
tiền tuy nhỏ nhưng đó là sự thành công bước đầu của nhà trường, là tiền đề cho<br />
công tác xã hội hoá giáo dục trong các năm học tiếp theo.<br />
Nhờ tất cả sự nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên cùng với sự<br />
ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh mà công tác mua sắm, tự làm, sử dụng<br />
và bảo quản thiết bị dạy học của nhà trường năm học này đạt hiệu quả cao hơn<br />
nhiều so với năm học trước, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh,<br />
tiết kiệm được một phần kinh phí để sử dụng vào các hoạt động giáo dục khác.<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
C - PHẦN KẾT LUẬN<br />
I. Những bài học kinh nghiệm:<br />
Muốn quản lý việc sử dụng, tự làm và bảo quản đồ dùng dạy học ở nhà<br />
trường có hiệu quả, tôi thấy cần phải thực hiện tốt những nội dung sau:<br />
Kiểm tra, thống kê số lượng, chất lượng của đồ dùng cũ, từ đó lập dự trù<br />
kinh phí mua sắm, sửa chữa phù hợp, có hiệu quả, tránh lãng phí.<br />
Xây dựng kế hoạch phù hợp về việc dự trù kinh phí mua sắm đồ dùng và<br />
kế hoạch quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản đồ dùng cụ thể cho cả năm<br />
học.<br />
Tích cực tuyên truyền về tầm quan trọng của việc tự làm, sử dụng và bảo<br />
quản đồ dùng, thiết bị dạy học để nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và<br />
nhân viên trong trường.<br />
Hướng dẫn cán bộ thiết bị về việc sắp xếp, theo dõi và bảo quản đồ dùng.<br />
Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học và bồi dưỡng về kỹ năng<br />
sử dụng đồ dùng, thiết bị cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Chỉ đạo giáo viên sưu<br />
tầm và ứng dụng có chon lọc đồ dùng bằng flash trên mạng internet. Động viên<br />
giáo viên mạnh dạn thiết kế đồ dùng flash và ứng dụng vào giảng dạy.<br />
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc làm, sử dụng và bảo quản dạy học.<br />
Có hình thức khen thưởng kịp thời và có hình thức xử lý nghiêm minh khi cán<br />
bộ, giáo viên, nhân viên vi phạm.<br />
Mạnh dạn tham mưu với cấp trên về việc cung cấp đồ dùng, thiết bị cho<br />
nhà trường.<br />
Tích cực phối hợp với phụ huynh trong việc mua sắm thêm một số đồ<br />
dùng còn thiếu cho nhà trường.<br />
II. Ý nghĩa của SKKN:<br />
Phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.<br />
Hiệu quả của công tác quản lý việc tự làm, sử dụng và bảo quản thiết bị<br />
dạy học ở nhà trường năm học này đạt hiệu quả cao hơn so với năm học trước.<br />
III. Khả năng ứng dụng, triển khai:<br />
<br />
21<br />
Sáng kiến này đã được áp dụng có hiệu quả tại Trường THPT Mường<br />
Kim năm học 2012 - 2013 và có khả năng áp dụng trong các năm học tiếp theo.<br />
IV. Một số kiến nghị:<br />
1. Đối với Bộ GD&ĐT:<br />
Chỉ đạo các cơ sở sản xuất thiết bị dạy học đảm bảo về chất lượng, đồng<br />
bộ về cơ cấu, đảm bảo tiêu chuẩn sư phạm, dễ sử dụng, nhiều tính năng tác<br />
dụng, phù hợp với nội dung chương trình giảng dạy và học tập, có tài liệu<br />
hướng dẫn sử dụng kèm theo.<br />
2. Đối với UBND tỉnh:<br />
Tạo nguồn kinh phí để nhà trường có thể trang bị bổ sung thiết bị,<br />
phương tiện kỹ thuật dạy học.<br />
3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:<br />
Chỉ đạo Công ty sách - thiết bị trường học cung cấp kịp thời các thiết bị<br />
mà trường đặt mua.<br />
Mở các lớp bồi dưỡng về đổi mới phương pháp giảng dạy, kỹ năng sử<br />
dụng thiết bị trong dạy học.<br />
Liên kết với các công ty tin học để mở lớp tập huấn về việc thiết kế đồ<br />
dùng bằng flash trên máy vi tính cho giáo viên.<br />
Than Uyên, ngày 01 tháng 4 năm 2013<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thanh Thông<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 - Ban Chấp hành Trung ương Đảng<br />
khoá VIII<br />
2. Luật Giáo dục - Luật số 38/2005/QH11<br />
3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục - Luật số<br />
44/2009/QH12<br />
4. Điều lệ trường THPT - Quyết định số:07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày<br />
02/4/2007 - Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
5. Các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Lai<br />
Châu hướng dẫn về việc tự làm, sử dụng và bảo quản đồ dùng dạy học trong<br />
nhà trường.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
<br />
NỘI DUNG TRANG<br />
<br />
A - MỞ ĐẦU<br />
I. Lý do chọn đề tài 1<br />
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2<br />
III. Mục đích nghiên cứu 2<br />
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 3<br />
B - NỘI DUNG<br />
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn 4<br />
II. Thực trạng của vấn đề 6<br />
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 9<br />
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 19<br />
C - KẾT LUẬN<br />
I. Những bài học kinh nghiệm 21<br />
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 21<br />
III. Khả năng ứng dụng, triển khai 21<br />
IV. Những kiến nghị, đề xuất 22<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />