SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
BỒI DƯỠNG HỌC SINH LỚP 3 GIẢI TOÁN TRÊN MẠNG INTERNET<br />
<br />
PHẦN I : MỞ ĐẦU<br />
I/ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN<br />
Họ và tên : Thẩm Thị Sen<br />
Chức vụ : Giáo viên<br />
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ngọc Xuân Thành phố Cao Bằng<br />
II/ LĨNH VỰC ÁP DỤNG<br />
Lĩnh vực: Giáo viên chủ nhiệm.<br />
III/ THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN<br />
1. Thực trạng ban đầu<br />
Trong những năm học gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo cuộc <br />
thi giải Toán trên mạng Internet cho học sinh phổ thông nhằm đào tạo bồi dưỡng <br />
nhân tài; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học tại các <br />
trường phổ thông; tạo ra sân chơi trực tuyến môn Toán cho học sinh phổ thông; <br />
tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận và sử dụng Internet là một phương thức học <br />
tập, học sinh được luyện tập và tự đánh giá năng lực học tập môn Toán; tạo ra <br />
môi trường thân thiện, lành mạnh để học sinh tích cực giao lưu, học tập; tăng <br />
cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đặc biệt là phòng máy có kết nối <br />
Internet. <br />
Để nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời để đào tạo bồi dưỡng <br />
nhân tài cho đất nước, việc bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ cấp Tiểu học là rất <br />
cần thiết. Năm học 20152016, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 3C. <br />
Đầu năm khi nhận chất lượng bàn giao lên lớp của lớp 3C như sau:<br />
+ Số học sinh tham gia thi giải toán trên mạng cấp trường đạt: 3 / 34 em. <br />
+ Số em đạt giải cấp Thành phố: 0 em.<br />
Trước kết quả đó, tôi đã có nhiều trăn trở băn khoăn: Vì sao số học sinh <br />
tham gia thi giải toán mạng ít và không đạt như vậy? Sau một thời gian tìm hiểu, <br />
tôi nhận thấy các em chưa nắm được cách giải các bài toán, tính toán còn chậm, <br />
đặc biệt là thao tác trên máy tính còn chậm và hầu như không quan tâm hay hứng <br />
thú với việc luyện giải toán. Vậy là do các em chưa được hình thành kĩ năng tính <br />
toán, kĩ năng giải toán, kĩ năng thực hành trên máy tính, chưa có động cơ hay <br />
hứng thú học tập môn toán ... Nếu cứ để tình trạng này thì các em học sinh sẽ <br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 1<br />
mất dần đi ý chí, tư duy toán học và cơ hội tham gia thi giải toán các cấp, ... <br />
Không đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.<br />
<br />
<br />
2. Giải pháp đã sử dụng<br />
Qua trao đổi và tìm hiểu về lớp học, tôi được biết ở năm học trước, các <br />
em cũng đã được ôn luyện giải toán trên mạng, song thời gian thực hành trên <br />
máy ít; một số bài toán học được ở trên lớp không giống dạng bài trên mạng. Ôn <br />
học tràn lan, không theo chuyên đề, dạng toán, nên các em khó nắm bắt được để <br />
vận dụng khi gặp bài tương tự hoặc khó hơn. Nguyên nhân là do giáo viên chưa <br />
dành thời gian đầu tư, khắc sâu kiến thức từng dạng toán trên mạng cho các em. <br />
Chỉ ôn học tràn lan, không có trọng tâm kiến thức, chưa sát các dạng toán trên <br />
mạng, ...<br />
IV/ MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN<br />
Từ những thực trạng và một số giải pháp đã áp dụng nhưng chưa thực sự <br />
hiệu quả, tôi thấy cần bắt tay vào công việc ngay đó là: lên kế hoạch bồi dưỡng <br />
cho các em tham gia luyện giải toán ngay từ đầu năm học; truy cập mạng để sưu <br />
tầm và phân loại các dạng toán theo chuyên đề để ôn tập cho các em nắm chắc <br />
được cách giải phù hợp và nhanh với từng dạng bài. Động viên tất cả các em <br />
yêu thích toán học tham gia; sau một thời gian ôn luyện sẽ tiếp tục chọn lọc các <br />
em có tố chất hơn để tiếp tục tham gia luyện thi học sinh giỏi các cấp. <br />
1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học<br />
1.1. Tính mới<br />
Từ việc nắm bắt được hạn chế của phương pháp cũ, tôi đã tự xây dựng <br />
cho mình kế hoạch và phương pháp Bồi dưỡng học sinh luyện giải toán trên <br />
mạng Internet. Sáng kiến này hoàn toàn mới, được áp dụng lần đầu tại lớp 3C, <br />
Trường Tiểu học Ngọc Xuân, không trùng lặp với bất kỳ sáng kiến nào đã được <br />
công nhận trước đó. <br />
1.2. Tính sáng tạo<br />
1.2.1 Cơ sở khoa học: Học sinh Tiểu học nói chung tư duy của các em <br />
đang phát triển. Một số em khá, giỏi thích tìm tòi, khám phá những cái mới. Đặc <br />
biệt, những bài toán khó thường rất hấp dẫn với các em. Các em dễ nhàm chán <br />
hoặc không hứng thú với những bài toán dễ và đơn giản. Mặt khác, học sinh giỏi <br />
đạt giải cao trong các kì thi còn do nhiều yếu tố: Tố chất học sinh, sự quan tâm <br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 2<br />
của gia đình, việc bồi dưỡng của giáo viên, …và không ngoại trừ yếu tố may <br />
mắn. Tuy nhiên chúng ta không chỉ chờ đợi và cầu mong ở sự may mắn. Phương <br />
ngôn có câu: Trở thành nhân tài một phần do tài năng còn chín mươi chín <br />
phần là ở sự tôi luyện. Theo tôi, điều quan trọng hơn cả là chúng ta phải trang <br />
bị cho các em vững vàng kiến thức trước khi đi thi (các em kiến thức mà còn <br />
rỗng thì không thể thi tốt được). Do vậy việc bồi dưỡng vẫn là yếu tố quan <br />
trọng hơn cả. Song bồi dưỡng học sinh giỏi những nội dung gì, bồi dưỡng như <br />
thế nào để đạt hiệu quả? Điều đó quả là một vấn đề còn nan giải. Vì thế bản <br />
thân tôi chọn đề tài “Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải Toán trên mạng <br />
Internet”.<br />
Chúng ta đều biết, với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, việc phát triển năng lực <br />
học tập của học sinh tiểu học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó “hứng thú <br />
học tập” là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của các em. Hình <br />
thức học tập “học mà chơi, chơi mà học” trên ViOlympic quả là một sân chơi <br />
hấp dẫn, thu hút mọi học sinh tham gia. Ở đó, các em được ôn luyện kiến thức <br />
một cách thoải mái, không bị gò bó bởi những lời nhắc nhở, thúc giục của thầy <br />
cô mà các em được nhận những lời khen từ chú thỏ xinh xắn của ViOLympic <br />
luôn hoan hô khích lệ: “Chúc mừng bạn đã hoàn thành xuất sắc bài thi”…(dù bài <br />
thi đó có thể em chỉ đạt 75/100 điểm). <br />
Bên cạnh sự cổ vũ khích lệ rất kịp thời đó, học sinh Tiểu học cũng rất cần <br />
sự chỉ dẫn hoặc kết luận để khẳng định ngay kết quả làm bài của mình. Điều <br />
này không phải lúc nào cô giáo cũng đáp ứng ngay bằng câu trả lời “đúng” hay <br />
“sai” vì còn phụ thuộc vào tiến độ của giáo án hoặc số lượng học sinh cần giúp <br />
đỡ riêng… (thông thường phải chờ đến khi cô giáo chữa bài mới biết). Nhưng <br />
ViOLympic thì ngược lại, đúng hay sai chỉ cẩn “Enter” là biết ngay, đây là điểm <br />
đặc biệt tạo nên niềm vui và hứng thú học toán cho học sinh tiểu học.<br />
1.2.2 Các giải pháp:<br />
Để thực hiện có hiệu quả việc bồi dưỡng học sinh giải toán qua mạng <br />
Internet, tôi đã vận dụng một số giải pháp sau:<br />
Giải pháp 1: Xây dựng chương trình bồi dưỡng<br />
Hiện nay, công tác soạn thảo chương trình bồi dưỡng giải toán <br />
ViOLympic là một việc làm còn mới mẻ và rất khó khăn nếu như chúng ta <br />
không có sự tham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt.<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 3<br />
Điều cần thiết là giáo viên cần phải tìm nội dung đề từng vòng thi trên cơ <br />
sở đó mà soạn thảo nội dung hướng dẫn học sinh thông qua từng dạng của nội <br />
dung từng đề (trước hết giáo viên phải đăng kí thành viên với tư cách là học <br />
sinh để tham gia giải mà nắm được nội dung và dạng toán từng đề. Từ đó lập <br />
kế hoạch bồi dưỡng cho các em làm sao phải khắc sâu kiến thức cơ bản từ đó <br />
vận dụng để nâng cao dần) và tiếp tục thực hiện. In và photo các dạng đề trong <br />
bộ đề "Luyện thi" các vòng trên mạng ở năm học trước phát cho học sinh luyện <br />
giải, kết hợp với giải các bài tập trong cuốn sách "Violimpic toán 3".<br />
Giải pháp 2: Hướng dẫn cho học sinh thực hành<br />
Để giúp học sinh có kĩ năng thực hành giải toán trên mạng Internet thì <br />
trước hết giáo viên cũng cần truy cập mạng và vào giải như học sinh. Từ đó <br />
nắm bắt cách thức vào thi, các dạng bài, cũng như những kĩ năng cần thiết để <br />
hướng dẫn học sinh. Đồng thời qua đó dự đoán những dạng bài mà học sinh có <br />
thể lúng túng ở chỗ nào để có biện pháp khắc phục.<br />
Điều cần thiết là giáo viên cần thường xuyên tổ chức, theo dõi học sinh <br />
thực hành để nắm bắt những lỗi mà học sinh còn mắc phải để uốn nắn kịp thời. <br />
Thực tế cho thấy nếu không được uốn nắn kịp thời thì ngay cả những em giỏi <br />
lại dễ bị điểm thấp ngay từ vòng cấp trường, bởi các em vẫn thường giải theo <br />
thói quen ở nhà là không cần phải tính toán kĩ, khi thi bị điểm thấp thì thoát ra thi <br />
lại để đạt điểm cao hơn.<br />
Cần khuyến khích học sinh lập nhiều nick để thực hành thành thạo hơn.<br />
Việc giúp các em vững vàng tâm lý trước và trong khi thi cũng rất quan <br />
trọng. Bởi các em học sinh Tiểu học thường “ bản lĩnh” thi cử chưa tốt. Một số <br />
em hồi hộp, lo sợ khi vào phòng thi; có em do tâm lý thi 1 bài chưa tốt đã nghĩ là <br />
mình hỏng rồi thế là buông xuôi, thậm chí bỏ những bài sau hoặc thoát ra. Vì <br />
vậy giáo viên cần giúp các em có tâm lý thoải mái trước khi vào phòng thi, đồng <br />
thời dặn dò các em hết sức bình tĩnh, tính toán kĩ càng, thi hết sức mình cho dù <br />
điểm có thấp.<br />
Đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng các em:<br />
Thứ nhất, rèn luyện kiến thức cơ bản: Qua trực tiếp làm nhiệm vụ bồi <br />
dưỡng các em giải toán tôi thấy ở mỗi vòng thi, bao giờ ViOLympic cũng bắt <br />
đầu từ những bài tập cơ bản thuộc phạm vi chương trình vừa học trong tuần <br />
(hoặc 2 tuần trước đó). Trong đó, bài tập rèn kĩ năng so sánh, cộng, trừ, nhân, <br />
chia số tự nhiên (tính giá trị của biểu thức) … xuất hiện thường xuyên. Đây là <br />
cơ hội để các em được luyện tập, chiếm lĩnh kiến thức cơ bản trong các vòng <br />
thi. Do điều kiện có hạn nên bản thân chỉ nêu được một số hình thức bồi dưỡng <br />
cơ bản điển hình theo từng dạng trong các đề thi mà thôi.<br />
Th<br />
ứ hai, phân loại Các dạng toán ViOLympic<br />
ở lớp 3: <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 4<br />
+ Kiểu bài "Tìm cặp bằng nhau": Để hoàn thành bài tập này ngoài kiến <br />
thức toán học vững chắc, cần hướng dẫn các em có kĩ năng nhẩm nhanh các ô <br />
chứa phép tính, <br />
Hướng dẫn các em nhẩm nhanh các ô có thể để xóa bớt các ô trong tổng <br />
số 20 ô của bài toán làm giảm bớt sự căng thẳng thần kinh khi nhìn 20 ô đầy <br />
những phép tính và những con số đủ các loại đơn vị đo.<br />
Với những ô chứa phép tính phức tạp cần tính nháp chính xác trước khi <br />
chọn cặp bằng nhau. <br />
Trong trường hợp còn 3 cặp cuối cùng thì cho phép chọn ngẫu nhiên để <br />
kết thúc bài thi.<br />
+ Kiểu bài “Chọn giá trị tăng dần”<br />
Ở kiểu bài này hướng dẫn các em kẻ sẵn 20 ô số, nhập hết các giá trị số <br />
hoặc các phép tính vào ô số. Hướng dẫn các em vận dụng tính chất so sánh hai <br />
số tự nhiên, hai đơn vị đo trong bảng; Tính giá trị biểu thức; ... để lựa chọn <br />
những giá trị nhỏ hơn. Trong trường hợp còn 3 ô cuối cùng thì cho phép chọn <br />
ngẫu nhiên để kết thúc bài thi.( trường hợp chưa chọn sai lần nào).<br />
+ Kiểu bài “Chú khỉ thông minh”<br />
Kiểu bài này cùng dạng với kiểu bài “Tìm cặp bằng nhau” Khi một giá trị <br />
xuất hiện ở dưới thì các em tìm các giá trị ở hàng trên đang chạy tương ứng với <br />
giá trị cho trước. Vận dụng các kĩ năng tính nhẩm, ước lượng, rút gọn, đổi đơn <br />
vị đo... để hoàn thành bài tập này.<br />
+ Kiểu bài “ Điền số vào chỗ chấm”, “Đi tìm kho báu” hay “Đỉnh núi trí <br />
tuệ”<br />
Đây là các kiểu bài có cùng đặc điểm là giải các bài toán có lời văn liên <br />
quan đến các dạng toán ở lớp 3 từ cơ bản đến nâng cao hoặc vận dụng các tính <br />
chất của Toán học để hoàn thành bài thi. Đối với dạng này thì Giáo viên cần <br />
hướng cho các em xác định được bài toán đó là dạng nào ( thực hiện phép tính; <br />
tính chu vi hay diện tích; tìm x hay tìm số dư, đơn vị đo, dãy số, ...) mà thực hiện <br />
nhanh chóng.<br />
Thứ ba, rèn luyện kiến thức nâng cao:<br />
Không dừng lại ở kiến thức cơ bản, ViOLympic luôn tạo cơ hội cho học <br />
sinh phát triển tư duy toán học bằng hệ thống bài tập nâng cao từ đơn giản đến <br />
phức tạp. Mỗi dạng bài tập như thế được đưa ra một cách có hệ thống, được <br />
thay đổi dần để định hướng giải cho học sinh. <br />
Bài thi thứ hai là giải nhanh các bài toán nâng cao trong chương trình đã <br />
học, có những bài toán rất lạ và khó. Vậy nên các em cần đọc hết một lượt các <br />
bài toán và giải trước các bài toán mà các em đã hiểu và giải được để lấy điểm. <br />
Thời gian còn lại mới tư duy đến các bài toán lạ và tiếp tục hoàn thành cho đến <br />
khi hết thời gian cho phép. <br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 5<br />
Bài thi thứ ba là kiểu bài “Vượt chướng ngại vật”.<br />
Các em phải vượt qua 3/5 chướng ngại vật của bài thi mới hoàn thành, các <br />
chướng ngại vật là giải các bài toán rất khó. Cách để vượt qua chướng ngại vật <br />
là khi gặp một bài toán mà các em không hiểu gì về bài toán đó thì chọn giải <br />
pháp “bỏ qua” để tìm một bài khác hiểu hơn. <br />
Theo tâm lý của các em luôn muốn tên của mình đứng ở ngôi đầu trang <br />
tổng hợp các nick giải toán của khối mình, trường mình mà để có tên mình đứng <br />
ngôi đầu danh sách thì nick của em đó phải là cao điểm nhất, thời gian hoàn <br />
thành của nick đó ít nhất. Muốn vậy, các em phải lập nhiều nick và chọn một <br />
nick chính. <br />
Khi lần lượt vào thi các nick (tiếp tục khám phá các bài ở nick trước giải <br />
sai) thì đến nick chính hầu như cách giải và đáp án các bài toán đã nhớ hoàn toàn, <br />
bởi thế vòng thi của nick đó sẽ cho kết quả cao nhất và ít thời gian nhất. <br />
Ban tổ chức hội thi các cấp không cho thí sinh mang máy tính cầm tay vào <br />
phòng thi theo điều lệ. Đối với học sinh giỏi, khi đã tìm ra được hướng giải thì <br />
phần còn lại chỉ là thời gian. <br />
Hướng dẫn các em sử dụng “công cụ” trong giải Toán ViOlympic là điều <br />
cần thiết vì ở đó cần nhập kết quả đúng và nhanh. (ở các vòng tự luyện) Khi các <br />
em đã tìm được cách giải cho một bài toán thì công cụ đắc lực để giúp các em <br />
kết thúc sớm bài toán đó dành thời gian còn lại cho các bài toán sau, vậy tại sao <br />
các em không lấy công cụ đó trên màn hình máy tính.<br />
Vào Start / programs / accssories / calculator.<br />
<br />
1.3. Tính khoa học<br />
Sáng kiến "Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet" đưa ra <br />
những giải pháp phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế nhà trường được tổ chức <br />
thực hiện một cách hiệu quả, phù hợp với những vấn đề được đặt ra trong sáng kiến. <br />
Các giải pháp được áp dụng thực tế trong quá trình giảng dạy, với những số liệu cụ <br />
thể về chất lượng học sinh tham gia thi giải toán trên mạng trong năm học vừa qua khi <br />
áp dụng sáng kiến mang tính thuyết phục nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thi giải <br />
toán trên mạng Internet trong nhà trường.<br />
2. Hiệu quả<br />
Qua thời gian áp dụng sáng kiến chất lượng học sinh tham gia thi giải <br />
toán trên mạng của lớp tôi chủ nhiệm đã có những kết quả đáng phấn khởi:<br />
Các em học sinh nắm vững kiến thức và biết vận dụng một cách khoa <br />
học, kết quả thu được nhận thấy ngay là thái độ ham thích giải toán ViOLympic <br />
của các em như là tham gia một trò chơi, các em mong sớm đến giờ bồi dưỡng <br />
để tự mình có thể giải được những bài toán bổ ích. Ham được ngồi vào vi tính <br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 6<br />
để tự truy cập giải toán, ... Từ những hứng thú đó nên 100% học sinh được bồi <br />
dưỡng thì các em đều đăng kí tham gia thi cấp trường và thường xuyên đăng <br />
nhập để luyện thi các vòng tự luyện trên mạng.<br />
* Trước khi áp dụng sáng kiến:<br />
Năm học Số HS thi giải Số HS thi giải toán Số HS thi giải <br />
toán mạng cấp mạng cấp Thành toán mạng cấp <br />
trường phố Tỉnh<br />
2014 2015 Đạt 3 em/ 34 HS 0 em 0 em<br />
* Sau khi áp dụng sáng kiến:<br />
Năm học Số HS thi giải Số HS thi giải toán Số HS thi giải <br />
toán mạng cấp mạng cấp Thành toán mạng cấp <br />
trường phố Tỉnh<br />
2015 2016 17 em/ 34 HS Đạt giải 10/10 Đạt giải 5//10 <br />
em em<br />
<br />
<br />
3. Khả năng và điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến<br />
Sáng kiến này được áp dụng trong quá trình Bồi dưỡng học sinh tham gia <br />
thi giải toán trên mạng các cấp tại Trường Tiểu học Ngọc Xuân và có thể áp <br />
dụng đối với các trường Tiểu học trong toàn tỉnh.<br />
Để áp dụng được sáng kiến này cần có sự phối hợp đồng bộ từ Ban giám <br />
hiệu, các đồng chí GVCN, đặc biệt là sự tham gia tích cực từ phía học sinh, sự <br />
quan tâm ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh về vật chất và tinh thần, về việc <br />
trang bị máy tính, dành thời gian đầu tư, kèm cặp cho con em học tập tại nhà, ...<br />
Các nhà trường cần trang bị hệ thống máy tính, kết nối mạng Internet đảm <br />
bảo cho các em học sinh học tập, ...<br />
4. Thời gian và những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu<br />
Đây là sáng kiến mà bản thân tôi áp dụng từ năm học 2015 2016 đến nay <br />
nhằm góp phần nâng cao chất lượng học sinh thi giải toán trên mạng trong năm <br />
học này và những năm tiếp theo.<br />
V/ KẾT LUẬN<br />
Để việc bồi dưỡng HS giải toán qua mang Internet đạt hiệu quả, trước <br />
hết phải đề cập đến việc giảng dạy kiến thức cơ bản và kiến thức nâng cao từ <br />
trong học chính khóa. Có như vậy mới làm nền móng vững chắc cho việc tiếp <br />
thu kiến thức cao hơn một bước nữa, từ đó rèn luyện thao tác nhanh nhẹn, chính <br />
xác, thông minh trong tính toán. Nếu các em bước vào vòng thi thì sau yếu tố <br />
kiến thức là yếu tố về thời gian được tính đến để xếp giải. Bởi vậy người giáo <br />
viên phải trang bị cho các em không những về kiến thức mà còn trang bị cho các <br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 7<br />
em tính quyết đoán để xử lí tình huống trong khi thi. Chính vì thế, vai trò của <br />
người GV trong việc hướng dẫn là vô cùng quan trọng, đòi hỏi người GV phải <br />
có lòng đam mê và nhiệt tình với công việc đồng thời phải có kiến thức vững <br />
vàng, phương pháp linh hoạt và làm thế nào để hướng dẫn học sinh xác định <br />
hướng giải quyết các bài toán khó, nuốn làm được việc này thì GV phải thường <br />
xuyên tham khảo tài liệu hướng dẫn về các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi, <br />
cập nhật thông tin từng vòng thi để có cơ sở thâm nhập thực tế các dạng toán <br />
mà có hướng giải quyết cho phù hợp. Để cho tất cả các em HS tham gia bồi <br />
dưỡng giải toán trên mạng Internet được thực hành trên máy nên vấn đề về <br />
phương tiện thiết bị cần phải chú trọng đầu tư đúng mức. Cho nên để việc bồi <br />
dưỡng đạt hiệu quả thì cần rất nhiều yếu tố kể cả yếu tố tư chất thông minh <br />
của HS nữa. Nhưng dẫu sao làm bất cứ việc gì thì đòi hỏi con người phải có sự <br />
say mê, sáng tạo trong công việc và đức hi sinh.<br />
Sau thời gian phấn đấu khắc phục khó khăn để triển khai và tổ chức cho <br />
học sinh lớp tham gia thi giải toán qua Internet đạt kết quả tốt, tôi đã rút ra được <br />
những bài học kinh nghiệm như sau:<br />
Làm tốt khâu chọn lựa đội ngũ HS có tố chất thông minh, có tinh thần <br />
học tập tốt thành lập đội tuyển dự thi ngay từ đầu năm học.<br />
GV bồi dưỡng phải đang kí thành viên ViOlympic với tư cách là HS để <br />
thường xuyên cập nhật đề thi từ hệ thống qua từng vòng để nghiên cứu giáo án <br />
bồi dưỡng phù hợp cho các em.<br />
Kết hợp công tác bồi dưỡng giữa giải toán qua mạng và bồi dưỡng HS <br />
giỏi đại trà một cách đồng bộ về mặt kiến thức theo từng thời điểm để các em <br />
điều kiện ôn luyện nhiều lần.<br />
Khi hướng dẫn các em làm bài cần chỉ ra cho các em tự mình nhận dạng <br />
các bài toán trên cơ sở đó mà áp dụng các quy tắc để thực hiện nhanh các bài <br />
tập. Để làm được việc này đỏi hỏi chúng ta phải đầu tư nghiên cứu để lập <br />
thành những công thức, quy tắc cơ bản để các em dựa vào đó mà làm bài.<br />
GV bồi dưỡng cần phải hướng dẫn cho các em đăng kí nhiều tên khác <br />
nhau để có điều kiện luyện thi nhiều lần, có như thế thì các em mới vững kiến <br />
thức từ vòng này mà tiếp cận vòng sau một cách dễ dàng.<br />
GV phải biết tải và cài đặt phần mềm tự luyện của ViOlympic vào các <br />
máy vi tính có trong nhà trường cũng như máy vi tính của gia đình cho các em có <br />
thể làm bài bất cứ lúc nào mà đường truyền mạng bị sự cố.<br />
VI/ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ<br />
*Đối với nhà trường:<br />
Phổ biến nội dung, ý nghĩa và ích lợi của cuộc thi cho tất cả học sinh, <br />
phụ huynh để hưởng ứng và đưa nội dung này vào tiêu chí thi đua đối với giáo <br />
viên.<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 8<br />
Hướng dẫn cụ thể cách đăng kí thành viên, cách tham gia thi và cho học <br />
sinh thi thử ngay trên máy tính nối mạng của nhà trường thông qua màn hình máy <br />
chiếu nhằm gây hứng thú cho học sinh. <br />
Thành lập hội đồng tư vấn về giải toán qua Internet, các thành viên hội <br />
đồng đăng kí thành viên và tham gia thi dưới danh nghĩa học sinh của khối lớp <br />
mình phụ trách để chủ động khai thác kiến thức và tư vấn cho học sinh, phụ <br />
huynh khi cần. <br />
Hàng tuần, cập nhật thông tin về kết quả thi của các em để đánh giá, <br />
khen ngợi, động viên các em tiếp tục tham gia thi. <br />
Tổ chức nghiêm túc kì thi giải toán qua Internet cấp trường <br />
Cần phải làm tốt công tác tuyên truyền và vận động trong đội ngũ cũng <br />
như trong phụ huynh HS. Qua đó huy động sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh về <br />
vật chất và tinh thần để giảm bớt những khó khăn mà nhà trường đang gặp phải <br />
về cơ sở vật chất ở phòng máy cho các em có điều kiện tham gia được tốt hơn.<br />
* Đối với Phụ huynh có con tham gia lớp bồi dưỡng:<br />
Cần quan tâm tạo điều kiện nhiều hơn nữa về mặt thời gian để các em <br />
tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng tại trường ngoài giờ học chính khóa đồng <br />
thời có thể mua sắm máy cho gia đình mình và có thể bắt mạng để cho con họ <br />
có thể tự giải tại nhà trong thời gian nghỉ.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã áp dụng và thu <br />
được những kết quả khả quan. Rất mong các đồng chí đồng nghiệp tham khảo <br />
và đóng góp thêm ý kiến để bản sáng kiến được hoàn thiện hơn.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 9<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 10<br />
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI<br />
Qua nghiên cứu và thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán, bồi dưỡng <br />
học sinh giải Toán trên mạng Internet, sau mỗi năm, tôi lại đúc rút ra một số kinh <br />
nghiệm để giảng dạy tốt hơn, hiệu quả hơn.<br />
III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI<br />
Tìm tòi tài liệu, tư liệu, truy cập Internet,…<br />
Nghiên cứu đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học, chương trình môn Toán ở <br />
Tiểu học nói chung và chương trình giải Toán trên mạng Internet nói riêng.<br />
Xây dựng chương trình bồi dưỡng phù hợp với đối tượng học sinh.<br />
Đúc rút kinh nghiệm ứng dụng vào thực tế giảng dạy.<br />
<br />
<br />
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI<br />
Đối tượng : Học sinh Tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5)<br />
Phạm vi : Môn Toán nói chung và đi sâu vào Bồi dưỡng học sinh giải <br />
Toán trên mạng Internet<br />
III / CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH <br />
1 / Vai trò người thầy:<br />
Trước hết, ta phải xác định vai trò của người thầy là hết sức quan trọng. <br />
Bởi vì người thầy có vai trò chỉ đạo và hướng dẫn học sinh, gợi ý, dẫn dắt học <br />
sinh để đi đến các phương pháp học nói chung và giải toán nói riêng. Nếu học <br />
sinh có kiến thức cơ bản tốt, có tố chất thông minh mà không được bồi dưỡng, <br />
nâng cao tốt thì sẽ ít có hiệu quả hoặc không có hiệu quả. Đồng thời giáo viên <br />
lại phải lựa chọn đúng đối tượng học sinh vào bồi dưỡng và phải soạn thảo <br />
chương trình bồi dưỡng một cách hợp lí, khoa học và sáng tạo.<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 11<br />
Thực tế cho thấy một số em có tố chất tốt nhưng ý thức học tập không <br />
cao, ẩu thả, thiếu nỗ lực cố gắng thường thi đạt kết quả thấp. Vì thế, để học <br />
sinh luôn cố gắng hết khả năng của mình, giáo viên cần thường xuyên tác động <br />
tới ý thức học tập của học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau, như : Nêu <br />
gương các anh chị những năm trước, kể cho các em nghe một số kì thi tiêu biểu,<br />
…; cho các em thấy được nếu nỗ lực cố gắng sẽ đạt giải cao trong các kì thi là <br />
niềm vinh dự tự hào không chỉ cho mình mà còn cho cả bố mẹ, thầy cô, bạn bè , <br />
trường, lớp,…; ngược lại nếu thiếu cố gắng một chút thôi có thể không đem lại <br />
kết quả gì.<br />
2 / Lựa chọn đúng đối tượng học sinh:<br />
Giáo viên phải đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác, lựa chọn <br />
đúng đối tượng học sinh để bồi dưỡng. Việc lựa chọn đúng không chỉ nâng cao <br />
hiệu quả bồi dưỡng mà còn tránh được việc bỏ sót những em học giỏi, hoặc <br />
chọn nhầm những em không có tố chất theo học sẽ bị quá sức.<br />
* Những căn cứ để lựa chọn:<br />
+ Lựa chọn các đối tượng học sinh thông qua các giờ học:<br />
Những học sinh sáng dạ thường chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý <br />
kiến, ý kiến thường đúng và có sáng tạo.<br />
Cũng cần phân biệt với những em hăng hái nhưng không thông minh thì <br />
thường phát biểu trệch hướng dẫn dắt của giáo viên, có khi không đâu vào đâu.<br />
Ngược lại có những em tuy ít phát biểu nhưng khi gọi tên và yêu cầu <br />
trình bày thì những em này thường trả lời chính xác hoặc có những ý hay, thể <br />
hiện sự sáng tạo.<br />
+ Lựa chọn dựa vào việc chấm, chữa bài:<br />
Những em thông minh, chắc chắn thường có ý thức học tập tốt, làm bài <br />
đầy đủ, trình bày bài thường chặt chẽ, khoa học và thường có ý thức xung phong <br />
chữa bài tập cũ hoặc có ý kiến hay, góp phần cho bài tập phong phú hơn.<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 12<br />
+ Lựa chọn thông qua các vòng thi kiểm tra:<br />
Để việc thi, kiểm tra, đánh giá đúng chất lượng học sinh thì ngoài việc <br />
thực hiện đúng quy chế thi cử như: sắp xếp chỗ ngồi (theo thứ tự a,b,c), giám <br />
sát chặt chẽ, quán triệt học sinh không được nhìn bài của bạn, đồng thời cũng <br />
không để cho bạn nhìn bài của mình, không trợ giúp cho bạn khi làm bài thi; cũng <br />
cần chú ý sắp xếp những em hàng ngày ngồi gần nhau thì đến khi thi hay kiểm <br />
tra phải ngồi xa nhau.<br />
Khi chấm bài thi, giáo viên cần phải vận dụng biểu điểm linh hoạt. Cần <br />
ưu tiên điểm cho những bài làm có sự sáng tạo, trình bày bài khoa học.<br />
Tuy nhiên để việc thi cử, kiểm tra đạt hiệu quả, giáo viên cần phải ra đề <br />
trên cơ sở những dạng bài tập đã được ôn và cần có một bài khó, nâng cao hơn <br />
đòi hỏi học sinh vận dụng những kiến thức đã học để làm bài. Trên cơ sở đó, <br />
giáo viên đánh giá được những em nào có năng lực thực sự trong học tập.<br />
Để đánh giá một cách chính xác và nắm được mức độ tiếp thu cũng như <br />
sự tiến bộ của học sinh thì cần tổ chức thi, kiểm tra và sàng lọc qua nhiều vòng.<br />
3 / Xây dựng chương trình bồi dưỡng:<br />
Hiện nay, chương trình bồi dưỡng không có sách hướng dẫn chi tiết, cụ <br />
thể từng tiết, từng buổi học như trong chương trình chính khóa. Hơn nữa, hầu <br />
hết sách nâng cao, sách tham khảo hiện nay không soạn thảo theo đúng trình tự <br />
như chương trình học chính khóa, mà thường đi theo các dạng. Trong khi đó, các <br />
trường thường tổ chức học sinh vừa học chính khóa vừa phối hợp nâng cao. Vì <br />
thế soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất <br />
khó khăn nếu như chúng ta không có sự tham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt.<br />
Điều cần thiết là giáo viên cần phải nắm vững nội dung, chương trình <br />
học, cần phải soạn thảo nội dung dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung <br />
chương trình học chính khóa, tiến tới chương trình nâng cao (tức là, trước hết <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 13<br />
phải khắc sâu kiến thức cơ bản của nội dung học chính khóa, từ đó vận dụng <br />
để nâng cao dần).<br />
Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy: Từ cơ bản đến nâng cao, từ <br />
đơn giản đến phức tạp. Đồng thời cũng phải có ôn tập, củng cố.<br />
Ví dụ: Cứ sau 2 đến 3 tiết củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao thì cần <br />
có 1 tiết luyện tập, củng cố và cứ 6 đến 7 tiết thì cần có 1 tiết ôn tập hay luyện <br />
tập chung để củng cố khắc sâu.<br />
* Cần soạn thảo 1 tiết học có những nội dung sau:<br />
Kiến thức truyền đạt (lí thuyết, ví dụ, …)<br />
Bài tập vận dụng.<br />
Bài tập về nhà luyện thêm (tương tự như bài ở lớp).<br />
Cần phải soạn thảo nội dung chương trình cho việc bồi dưỡng đảm bảo <br />
thời lượng: Tiết; Tuần; Học kì, Cả năm.<br />
Tuy nhiên, việc soạn thảo chương trình còn tùy thuộc vào mức độ tiếp thu <br />
của từng học sinh (làm sao cho các em có thể “tiêu hóa” được).<br />
Cần giúp các em tổng hợp các dạng bài, các phương pháp giải. Vì hầu hết <br />
các em chưa tự mình tổng hợp được mà đòi hỏi phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ <br />
của giáo viên.<br />
Để các em vững vàng kiến thức, mở rộng được nhiều dạng bài tập thì <br />
mỗi dạng bài cần phải luyện tập nhiều lần, đưa ra nhiều cách giải. Đồng thời <br />
thỉnh thoảng phải củng cố, tổng hợp lại để khắc sâu.<br />
Giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu, lập <br />
nic vào thi như học sinh để thấy được những vướng mắc có thể xảy ra đối với <br />
học sinh. Từ đó giáo viên có những định hướng đúng đắn, đúc rút và cô đọng nội <br />
dung chương trình bồi dưỡng, phù hợp với đối tượng học sinh và thời gian ôn <br />
luyện.<br />
4 / Dạy như thế nào cho đạt hiệu quả:<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 14<br />
Trước hết phải chọn lọc những phương pháp giải dễ hiểu nhất để hướng <br />
dẫn học sinh. Không nên máy móc theo các sách giải. Cần vận dụng và đổi mới <br />
phương pháp dạy học, tạo cho học sinh có cách học mới, không gò bó, không áp <br />
đặt, tôn trọng và khích lệ những sáng tạo mà học sinh đưa ra.<br />
Những bài kiến thức mới, giáo viên cần lấy ví dụ và ra bài tập mang tính <br />
chất vui chơi để gây hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giúp các em ghi <br />
nhớ được tốt hơn.<br />
Ví dụ: Ra bài toán vui, bài toán là một bài thơ, bài toán lấy tên học sinh hay <br />
đáp số là ngày, tháng có ý nghĩa, đáng ghi nhớ, hoặc lấy ví dụ mang tính chất <br />
thực tiễn, dễ hiểu, …<br />
Tuy nhiên những bài toán như thế, giáo viên cần tìm hiểu kĩ, thử và kiểm <br />
tra kết quả nhiều lần.<br />
Giáo viên tung các bài tập cho học sinh phải luôn theo hướng “mở”, có <br />
như vậy mới phát huy và làm phong phú sự sáng tạo của học sinh.<br />
Hầu hết ở các bài luyện tập, giáo viên chỉ nên gợi mở để học sinh tự tìm <br />
ra cách giải, không nên làm thay học sinh, giải cho học sinh hoàn toàn hoặc để <br />
cho các em bó tay rồi chữa. Ngược lại, khi chữa bài, giáo viên cần phải giải một <br />
cách chi tiết, tỉ mỉ (không giải tắt). Đồng thời uốn nắn những sai sót và chấn <br />
chỉnh cách trình bày của học sinh một cách kịp thời. Cần theo dõi và chấm bài <br />
làm của học sinh hàng ngày thật kĩ để kịp thời phát hiện, uốn nắn những thiếu <br />
sót cho các em.<br />
Một số bài để khắc sâu kiến thức cho các em, giáo viên có thể gợi ý để <br />
các em tìm ra nhiều cách giải, hiểu sâu sắc được bản chất của bài toán. Như thế <br />
vừa phát huy được tính độc lập sáng tạo của học sinh, vừa gây được hứng thú <br />
học tập với các em.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 15<br />
Để giúp học sinh học tốt môn toán nói chung và môn toán ở Tiểu học nói <br />
riêng, giáo viên cần giúp học sinh nắm bắt và vận dụng quy trình giải một bài <br />
toán, phương pháp kiểm tra kết quả vào việc làm toán.<br />
* Các bước giải một bài toán:<br />
Bước 1. Đọc kĩ đề (3 5 lần), xác định dự kiện đã biết và cái phải tìm <br />
rồi tóm tắt bài toán.<br />
Bước 2. Xác định bài toán thuộc dạng nào đã học, tìm tòi cách giải và <br />
giải ra giấy nháp.<br />
<br />
<br />
Bước 3. Thử lại kết quả.<br />
Bước 4. Ghi vào vở rồi đọc lại bài làm.<br />
* Các phương pháp kiểm tra kết quả:<br />
So sánh với thực tiễn.<br />
Làm phép tính ngược lại.<br />
Giải theo cách khác.<br />
Thay kết quả vào để kiểm tra.<br />
Tuy nhiên, đối với học sinh Tiểu học, phương pháp trực quan hình ảnh <br />
vẫn là quan trọng hơn cả. Vì thế, đối với những bài có thể minh họa được bằng <br />
hình ảnh, hình vẽ, sơ đồ,…, giáo viên nên hướng dẫn học sinh vận dụng hình <br />
vẽ, sơ đồ hoặc lấy ví dụ thực tế đơn giản sẽ đem lại hiệu quả hơn.<br />
Những bài chọn giá trị bằng nhau có thể hướng dẫn học sinh dự đoán : <br />
Chữ số giống nhau, cùng đơn vị, căn cứ chữ số tận cùng,… Còn đối với bài chọn <br />
theo thứ tự tăng dần thì cần hướng dẫn học sinh ngoài việc tính nhanh, tính <br />
nhẩm còn cần phải kẻ bảng ra giáy nháp thành hai mươi ô như trên máy, tính và <br />
ghi kết quả trên giấy nháp để lựa chọn chính xác hơn.<br />
Sau đây là hình ảnh của một số bài ở một số dạng tiêu biểu.<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 16<br />
IV / HIỆU QUẢ KHI ÁP DỤNG <br />
Tôi đã áp dụng phương pháp trên và thu được kết quả như sau:<br />
Năm học 2009 2010 : Tôi đã áp dụng kinh nghiệm trên vào việc bồi <br />
dưỡng học sinh giải Toán trên mạng Internet (Lớp 4 ; 5 ) thu được kết quả là :<br />
+ Khối 4 : 7/8 em cấp Tỉnh ( 3 giải Nhất, 3 giải Nhì, 1 giải Ba ).<br />
+ Khối 5 : 10/10 em cấp Tỉnh ( 7 giải Nhất, 2 giải Nhì, 1 giải Ba ).<br />
<br />
<br />
Cấp Quốc gia : 1 em được nhận Bằng danh dự.<br />
Năm học 2010 – 2011, tôi tiếp tục áp dụng kinh nghiệm vào việc bồi <br />
dưỡng học sinh giải Toán trên mạng Internet (Lớp 4 ; 5 ) thu được kết quả là :<br />
+ Khối 4 : 8/9 em cấp Tỉnh ( 3 giải Nhất, 4 giải Nhì, 1 giải Ba ).<br />
+ Khối 5 : 12/13 em cấp Tỉnh ( 7 giải Nhất, 4 giải Nhì, 1 giải Ba ).<br />
Cấp Quốc gia : 2 em (1 em đạt Huy chương Đồng, 1 em được nhận Bằng <br />
danh dự).<br />
Năm học 2011 – 2012, tôi tiếp tục áp dụng kinh nghiệm vào việc bồi <br />
dưỡng học sinh giải Toán trên mạng Internet (Lớp 4 ; 5 ) đến nay kết quả đạt <br />
được cũng rất khả quan : Khối 4 đạt cấp Trường 11/12 em; khối 5 đạt cấp <br />
Trường 18/18em và đang tiếp tục bồi dưỡng để dự thi cấp Huyện, cấp Tỉnh và <br />
cấp Quốc gia tới đây.<br />
<br />
<br />
<br />
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin<br />
vào giảng dạy và học tập là việc làm quan trọng và ý nghĩa. Bởi vậy có thể<br />
nói việc sử dụng internet là một phương thức học tập mới, một cách tiếp<br />
cận tiến bộ để các em có thể tự đánh giá năng lực học tập của mình. Đồng<br />
thời đây cũng là một sân chơi trí tuệ, lành mạnh, lý tưởng để các em được<br />
giao lưu học tập ở tất cả các môn học, trong đó môn giải toán qua mạng<br />
trong thời gian qua đã thu hút rất nhiều học sinh tích cực tham gia.<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 17<br />
Hưởng ứng phong trào giải toán qua mạng của Bộ giáo dục và đào<br />
tạo, những năm gần đây, các em học sinh toàn Quốc đã khắc phục khó<br />
khăn, tích cực tập luyện qua các vòng thi như: cấp trường, địa phương và<br />
Quốc gia. Nhờ vậy mà rất nhiều học sinh đã đăng kí là thành viên của<br />
chương trình giải toán qua mạng. Các em đã quan tâm, yêu thích, mày mò<br />
giải được nhiều vòng tự luyện. Song để kết quả việc giải toán qua mạng<br />
được tốt hơn, với tư cách là người quan tâm và nhiều năm có kinh nghiệm<br />
rèn học sinh đạt giải toán qua mạng thầy xin đưa ra một số hướng dẫn cụ<br />
thể sau:<br />
<br />
Ngay từ khi đăng kí là thành viên của chương trình, các em có thể<br />
đăng kí nhiều tên truy cập phụ để có nhiều cơ hội luyện tập trong cùng một<br />
vòng thi ấy ở nhiều dạng bài tập khác nhau. Trên cơ sở đó, nếu gặp phải<br />
dạng bài khó hay còn lúng túng chúng ta sẽ hệ thống lại để tìm kiếm,<br />
nghiên cứu cách giải qua các tài liệu tham khảo. Trong quá trình tự tìm tòi<br />
mà chưa có hướng giải quyết thì hãy tranh thủ hỏi bạn bè, thầy cô để được<br />
hướng dẫn các thao tác tính toán nhanh, nhạy những tình huống có vấn đề<br />
để đưa ra các phương pháp giải cho phù hợp…<br />
<br />
Sau đây thầy xin đưa ra một số bước khi tham gia giải các vòng tự<br />
luyện trên các tên truy cập phụ để các em tham khảo:<br />
<br />
Bước 1: Khám phá:<br />
<br />
Mỗi vòng thi bắt đầu, các em lên mạng tự giải, ghi tất cả các bài toán<br />
cũng như đáp số lại. Sau đó phân dạng bài, nhóm bài.<br />
<br />
Bước 2:Thảo luận nhóm:<br />
<br />
Các em có thể trao đổi với nhau kết quả những bài giải được, chưa<br />
giải được, thảo luận tìm cách giải, sau đó sắp xếp các bài toán theo từng<br />
dạng cho dễ nhớ.<br />
<br />
Bước 3: Tăng tốc độ:<br />
<br />
Từng em một tiến hành giải độc lập từng bài. Qua mỗi bài các em nên<br />
ghi lại thời gian để thấy được sự tiến bộ của các em. Các em cần học cách<br />
nhập số sao cho nhanh, cách lựa chọn bài nào làm trước, làm sau để đạt<br />
số điểm tối đa .<br />
<br />
Bước 4: Về đích và mở rộng:<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 18<br />
Các em thực hành giải trên máy theo diễn biến của các vòng thi. Sau<br />
mỗi vòng thi, Các em nên ôn lại bài đã làm để củng cố kiến thức, giúp các<br />
em nắm chắc kiến thức đã học.<br />
<br />
Đến khi có kiến thức chắc chắn giải các dạng bài của vòng thi chúng ta<br />
sẽ tham gia thi với tên truy cập mà các em đăng kí chính thức như vậy các<br />
em sẽ có kết quả cao hơn và không mất nhiều thời gian để giải.<br />
<br />
Một số yêu cầu rất cần thiết ở các em khi tham gia giải toán qua mạng<br />
đó là:<br />
<br />
Học sinh giỏi giải toán qua mạng Internet trước tiên phải học giỏi<br />
môn Toán, tính toán nhanh, chăm chỉ, cần cù và có chút hiểu biết về máy<br />
tính. Bởi vậy, để giải toán qua mạng tốt, trước hết các em cần học tốt môn<br />
toán ở trên lớp theo tiến độ của chương trình mà các thầy cô dạy thường<br />
ngày. Bên cạnh đó cũng phải tích cực, chủ động trong việc tự bồi dưỡng<br />
năng lực của bản thân về môn Toán qua việc tìm đọc các sách tham khảo,<br />
học hỏi bạn bè và thầy cô khi gặp những bài tập khó. Thầy có thể gợi ý cho<br />
các em một số chuyên đề, hay dạng toán mà các em nên tìm hiểu kĩ trước<br />
khi tham gia giải toán qua mạng như: Các bài toán về số, chữ số, dãy số,<br />
điền số, phép tính, dấu hiệu chia hết, các bài toán về phân số và số thập<br />
phân. Cao hơn nữa là các bài toán về tính tuổi, chuyển động, suy luận<br />
lôgic, thậm chí là các bài toán có nội dung hình học, đố vui và toán cổ ở<br />
tiểu học…<br />
<br />
Song song với các chuyên đề, các em cũng nên ôn tập, rèn kỹ năng<br />
nhận dạng các dạng toán, lựa chọn các phương pháp giải thích hợp như:<br />
Phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng, rút về đơn vị, dùng tỉ số, dùng giả<br />
thiết tạm, quy ước về đơn vị, khử, thay thế hay xác định vận tốc trung bình.<br />
<br />
Ví dụ: Phần đầu chương trình sách giáo khoa lớp 5 ôn tập về phân<br />
số, giải toán về quan hệ tỉ lệ, các bài toán trên mạng cũng tập trung ở dạng<br />
này các em nên học kĩ kiến thức về cách so sánh 2 phân số ( ngoài cách<br />
quy đồng tử số, quy đồng mẫu số mà các em cần phải biết dùng phân số<br />
trung gian, biết so sánh qua phần bù, phần hơn…), giúp các em biết giải<br />
các bài toán quan hệ tỉ lệ ở các trường hợp khó. Khi học về tỉ số phần trăm<br />
các em cần nắm chắc các phương pháp giải toán về giả thiết tạm. Gắn kết<br />
tỉ số phần trăm với tỉ số, lựa chọn phương pháp giải phù hợp...<br />
<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm xin được chia sẻ giúp các em tham<br />
gia giải Toán qua mạng. Rất mong nhận được sự đóng góp chia sẻ của các<br />
em và các bạn độc giả.<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 19<br />
PHẦN III : KẾT LUẬN<br />
I / KẾT LUẬN CHUNG <br />
Nhìn chung nhờ áp dụng kinh nghiệm trên mà số lượng học sinh giỏi của <br />
trường đạt được luôn dẫn đầu các trường trong địa bàn huyện nhà.<br />
Qua thực tế bản thân tôi đã áp dụng nhiều năm cho thấy kết quả rất khả <br />
quan như đã nêu ở trên. Vì thế tôi thiết nghĩ rằng các bạn đồng nghiệp có thể <br />
tham khảo và vận dụng. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ thỏa mãn với những gì đã <br />
đạt được mà mỗi chúng ta cần phải luôn luôn tìm tòi, học hỏi và không ngừng <br />
sáng tạo.<br />
II / NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM <br />
Xác định vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng.<br />
Lựa chọn đúng đối tượng học sinh để đưa vào bồi dưỡng.<br />
Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng khoa học, sáng tạo.<br />
Tham khảo tìm tòi nhiều tài liệu và thực hành giải như học sinh.<br />
Lựa chọn phương pháp dạy học dễ hiểu và không ngừng đổi mới.<br />
Hướng dẫn và theo dõi học sinh thực hành trên máy.<br />
III / NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT <br />
Qua những năm bồi dưỡng, tôi nhận thấy rằng người thầy cần phải <br />
không ngừng học hỏi và tự học hỏi để nâng cao trình độ, đúc rút kinh nghiệm, <br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 20<br />
thường xuyên xây dựng nội dung chương trình và sáng tạo trong công tác giảng <br />
dạy.<br />
Tuy nhiên, để có những vụ mùa bội thu, ngoài vai trò của người thầy, <br />
ngoài những nỗ lực cố gắng của học sinh, đòi hỏi phải có sự quan tâm hỗ trợ <br />
của nhà trường để giáo viên có nhiều tài liệu tham khảo, có nhiều thời gian <br />
nghiên cứu, truy cập Internet và tổ chức bồi dưỡng. Đồng thời giáo viên cũng <br />
cần phải biết lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng chí, đồng nghiệp, của phụ <br />
huynh học sinh.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi, bản thân tôi đã áp dụng và thu <br />
được những kết quả khả quan. Rất mong các đồng chí đồng nghiệp tham khảo <br />
và đóng góp thêm ý kiến để bản sang kiến được hoàn thiện hơn.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
EaKar, ngày 02 tháng 03 năm 2012<br />
Người viết :<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phạm Xuân Toạn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 21<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sách giáo khoa, sách giáo viên toán lớp 4, lớp 5.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Toán tuổi thơ.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Thế giới trong ta.<br />
<br />
<br />
<br />
Các sách nâng cao toán lớp 4, lớp 5.<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên đề giải toán trên mạng Internet.<br />
<br />
<br />
<br />
ViOlympic trên Internet<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 22<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NỘI DUNG Trang<br />
<br />
<br />
PHẦN I : MỞ ĐẦU 2<br />
<br />
<br />
PHẦN II : NỘI DUNG 4<br />
<br />
<br />
I / CƠ SỞ LÍ LUẬN 4<br />
<br />
<br />
II / THỰC TRẠNG 4<br />
<br />
<br />
III / CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH 5<br />
<br />
<br />
IV / HIỆU QUẢ KHI ÁP DỤNG 13<br />
<br />
<br />
PHẦN III : KẾT LUẬN 15<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 23<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng học sinh lớp 3 giải toán trên mạng Internet 24<br />