“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
TÓM TẮT SÁNG KIẾN<br />
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến<br />
Giáo dục mầm non quyết định sự phát triển nhân cách con người mới xã <br />
hội chủ nghĩa. Để quá trình giáo dục mầm non đạt hiệu quả đòi hỏi phải có đội <br />
ngũ giáo viên đầy đủ phẩm chất , năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng với <br />
yêu cầu đổi mới hiện nay của ngành học, cấp học và thực hiện theo tinh thần <br />
Nghị Quyết TW II khóa VIII: “Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất <br />
lượng giáo dục” <br />
Qua thực trạng về đội ngũ giáo viên nơi tôi công tác chưa đồng đều về <br />
trình độ chuyên môn, về thâm niên tuổi đời, tuổi nghề. Chưa đáp ứng kịp thời <br />
yêu cầu giáo dục mầm non. Nhận thức của giáo viên về công tác bồi dưỡng <br />
chuyên môn về chất lượng giảng dạy còn hạn chế. Biện pháp chỉ đạo công tác <br />
này còn chưa khoa học, không thường xuyên, bên cạnh đó năng lực giảng dạy <br />
của giáo viên trong nhà trường không đồng đều…Đó là thực tiễn dẫn đến kết <br />
quả công tác bồi dưỡng chuyên môn cho độ ngũ giáo viên trong tổ nhà trẻ còn <br />
hạn chế. Vậy làm thế nào để giúp giáo viên đạt được yêu cầu giáo dục mầm <br />
non sáng tạo trong mỗi bài giảng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ <br />
tốt hơn bản thân tôi là phó hiệu trưởng phụ trách chỉ đạo công tác chuyên môn <br />
cho đội ngũ giáo viên tổ nhà trẻ nên tôi mạnh dạn chọn đề tài "Bồi dưỡng <br />
nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trong tổ nhà trẻ". <br />
Nhằm mục đích tìm ra những biện pháp bồi dưỡng công tác giảng dạy cho đội <br />
ngũ giáo viên trong tổ của mình.<br />
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến<br />
Để sáng kiến được áp dụng có hiệu quả cần có những điều kiện sau:<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
+ Cán bộ giáo viên phải đoàn kết nhất trí, nhiệt tình, có tinh thần trách <br />
nhiệm, có trình độ chuyên môn, có ý thức tự giác học hỏi.<br />
+ Về cơ sở vật chất môi trường cho trẻ hoạt động trong ngoài lớp học <br />
phải rộng rãi, sạch sẽ, trang thiết bị đồ dùng dạy học phải đầy đủ, đảm bảo an <br />
toàn, có tính thẩm mĩ cao.<br />
3. Nội dung sáng kiến<br />
3.1. Tính mới, tính sáng tao của sáng kiến<br />
Đổi mới nội dung, phương pháp, giáo dục và dạy học của từng mặt giáo <br />
dục, của từng chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non.. hoặc đổi mới <br />
phương pháp giảng dạy giáo dục theo hướng phát huy tích cực của trẻ, luôn lấy <br />
trẻ làm trung tâm. Qua nghiên cứu về thực trạng của đội ngũ giáo viên do mình <br />
phụ trách còn nhiều bất cập về trình độ chuyên môn, thực trạng về công tác <br />
soạn giảng nên tôi đã đưa ra những nội dung, biện pháp để bồi dưỡng công tác <br />
giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trong tổ của mình nhằm nâng cao trình độ tay <br />
nghề cho giáo viên với những nội dung, biện pháp sau: Bồi dưỡng cho giáo viên <br />
về thiết kế soạn giảng, kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi, bồi dưỡng thông qua dự <br />
giờ của giáo viên, bồi dưỡng thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, qua <br />
các buổi kiểm tra.<br />
3.2. Khả năng áp dụng sáng kiến<br />
Thông qua đề tài của mình tôi đề xuất một số biện pháp trên giúp cho <br />
giáo viên trong việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo về nội dung, phương pháp <br />
trong tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm. Đối với nhiều trường có thể <br />
đây chưa phải là vấn đề mới nhưng đối với trường tôi nhờ có những biện pháp <br />
này mà chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên của trường tôi được tăng <br />
lên rõ rệt.<br />
<br />
2<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
Đề tài này tôi đã áp dụng vào thực tế bồi dưỡng công tác giảng dạy cho <br />
đội ngũ giáo viên tổ nhà trẻ trong trường tôi và đề tài này có thể áp dụng cho <br />
những trường mầm non có điều kiện như trường tôi. <br />
3.3.Lợi ích của sáng kiến<br />
Bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên là giúp <br />
giáo viên nâng cao trình độ tay nghề, có thêm hiểu biết chuyên sâu về các bước <br />
để từ đó giáo viên thiết kế được những giáo án hay, sáng tạo, tự làm ra các đồ <br />
dùng dạy học đẹp, có thẩm mỹ cao, có những phương pháp, hình thức dạy học <br />
hay, sáng tạo, luôn lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực của trẻ. Từ đó <br />
trẻ sẽ hứng thú hoạt động.<br />
4. Khẳng định giá trị , kết quả đạt được của sáng kiến<br />
Trong nhà trường, nếu thực hiện tốt công tác bồi dưỡng giảng dạy cho <br />
đội ngũ giáo viên thì chúng ta sẽ có nhiều giáo viên dạy khá, giỏi chất lượng <br />
giáo dục của nhà trường ngày một nâng lên một cách vững chắc đáp ứng với <br />
nhu cầu giáo dục hiện nay.<br />
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng mở rông đề tài<br />
Để thực hiện tốt đề tài tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau: <br />
Với các cấp lãnh đạo cần đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ <br />
dùng đồ chơi để phục vụ công tác giảng dạy. Tổ chức các buổi tập huấn, tổ <br />
chức các tiết dạy thực hành mẫu để giáo viên học tập tham khảo.<br />
Với Giáo viên tích cực tham gia các buổi tập huấn, dự thực hành giờ <br />
mẫu và dự giờ đồng nghiệp, tự học bồi dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề, <br />
tích cực tự làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ công tác giảng dạy.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
MÔ TẢ SÁNG KIẾN<br />
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến<br />
Thế kỷ XXI thế kỷ của nền văn minh và trí tuệ, là thế kỷ của nền kinh tế <br />
tri thức. Đất nước Việt Nam tiến tới năm 2020 với sự thay đổi của nền kinh tế, <br />
xã hội và công nghệ cùng với nó là hình ảnh của người công dân Việt Nam mới <br />
có trình độ học vấn cao, năng động, sáng tạo, có khả năng sử lý thông tin cao, có <br />
khả năng tự lựa chọn và giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, thích <br />
ứng với sự biến đổi không ngừng của xã hội. Trách nhiệm này đặt trên vai <br />
ngành giáo dục đòi hỏi ngành phải có nội dung chương trình phù hợp, đổi mới <br />
phương pháp dạy và học một cách tích cực, luôn lấy trẻ làm trung tâm. Giáo dục <br />
không chỉ hoàn thành việc đào tạo những con người thích ứng với xã hội mà <br />
còn đào tạo ra những con người đủ phẩm chất và trí tuệ để đón đầu sự phát <br />
triển của xã hội.<br />
Quan điểm chỉ đạo tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII năm 2016 đã <br />
tiếp tục khẳng định: .<br />
(Trích Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Về Giáo dục <br />
Đào tạo)<br />
Vì vậy, muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hóa thành công tất yếu <br />
phải thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục. <br />
<br />
4<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
Lúc sinh thời Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã dạy:<br />
“ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây<br />
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.<br />
Câu nói ấy đã thấm sâu vào tâm hồn nhân loại nói chung và nhũng người <br />
làm công tác Giáo dục và đào tạo nói riêng, những người phấn đấu suốt đời cho <br />
sự nghiệp trồng người. Giáo viên là nhân tố trung tâm của quá trình thực hiện <br />
mục tiêu Giáo dục đào tạo.Vai trò của ngành học được thể hiện và phát huy <br />
bằng chính vai trò chăm sóc giáo dục trẻ của người giáo viên mầm non.<br />
Trường mầm non có nhiệm vụ tiếp nhận chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 > 6 <br />
tuổi. Đặc biệt ở lứa tuổi nhà trẻ các cháu còn rất nhỏ, trẻ như trang giấy trắng <br />
cô là người vẽ nét mực đầu tiên lên trang giấy đó. Cô giáo như mẹ hiền, cô là <br />
người mẹ thứ hai của trẻ, cô thay mẹ trẻ chăm sóc giáo dục trẻ học ăn, học <br />
nói, học làm người.<br />
Với nhiệm vụ nặng nề, song rất vẻ vang ấy. Do vậy là phó hiệu trưởng <br />
được nhà trường phân công phụ trách tổ nhà trẻ, tôi thấy công tác bồi dưỡng <br />
chuyên môn, đặc biệt là bồi dưỡng công tác giảng dạy cho đội ngũ giáo viên tổ <br />
nhà trẻ là hết sức cần thiết. Muốn thực hiện tốt công tác này thì từ người cán <br />
bộ quản lý đến giáo viên trong tổ phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình, <br />
phải xác định cho mình là "phải học tập suốt đời" Đây là yêu cầu bắt buộc đối <br />
với nhà giáo chân chính tâm huyết với nghề và với thế hệ trẻ.<br />
Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên tổ nhà <br />
trẻ trong trường mầm non, đổi mới về phương pháp, hình thức giảng dạy, cung <br />
cấp những tri thức, kỹ năng kỹ xảo, các phương pháp, hình thức tổ chức các <br />
hoạt động linh hoạt, sáng tạo, giáo viên bình tĩnh tự tin khi lên lớp, luôn lấy trẻ <br />
làm trung tâm, cập nhật tri thức vào giảng dạy một cách tốt nhất. Nhằm nâng <br />
<br />
<br />
5<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
cao năng lực chuyên môn. Đồng thời đổi mới phương pháp, hình thức dạy học <br />
giúp trẻ được phát huy tối đa tính tích cực sáng tạo chủ động trong việc học tâp, <br />
vui chơi, có khả năng tư duy logic để tìm hiểu những vấn đề trong thực tiễn. <br />
Nhờ đó mà giờ dạy sẽ đạt hiệu quả cao, giúp giáo viên trong tổ không ngừng <br />
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề.<br />
Thực hiện chủ trương đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục trong trường <br />
mầm non, nhằm hìmh thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm, sinh lý, <br />
đảm bảo an toàn về nuôi và dạy, năng lực phẩm chất mang tính nền tảng những <br />
kỹ năng sống cần thiết, lồng ghép tích hợp các nội dung, phương pháp vào các <br />
tiết học, hoạt động của trẻ, đặt nền móng cho trẻ ở các cấp kịp thời. Chính vì <br />
vậy mà cần phải nâng cao chất lượng giảng dạy đội ngũ giáo viên. Muốn làm <br />
được việc này thì người cán bộ quản lý cần phải tìm hiểu điều tra thực trạng <br />
chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trong tổ mình phụ trách.<br />
2. Thực trạng của vấn đề<br />
2.1. Thuận lợi<br />
Tổ nhà trẻ luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cơ quan lí giáo dục <br />
và cấp Đảng chính quyền địa phương.<br />
Đội ngũ giáo đoàn kết nhiệt tình ham học để nâng cao trình độ chuyên <br />
môn nghiệp vụ, thống nhất cao trong mọi lĩnh vực. Có tinh thần trách nhiệm đối <br />
với việc thực hiện nhiệm vụ được giao.<br />
Một số phụ huynh ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của công <br />
tác chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non, từ đó cũng đã phối kết hợp <br />
chặt chẽ với giáo viên để cùng chăm lo giáo dục trẻ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
2.2. Khó khăn<br />
Trình độ giáo viên trong tổ không đồng đều, một số giáo viên trình độ <br />
chuyên môn còn thấp nên chất lượng giảng dạy chưa cao, một số giáo viên mới <br />
ra trường vào nghề ít có kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy, một số giáo <br />
viên đã có thâm niên trong nghề việc thực hiện chương trình cải cách đã hình <br />
thành thói quen, khi tiếp cận chương trình giáo dục mầm non mới còn khó khăn. <br />
Đồ dùng dạy học, đồ chơi còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu cho công <br />
tác giảng dạy. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn chưa phù hợp, vì đã xây dựng lâu <br />
năm nên đã xuống cấp. (VD: Phòng lớp còn chật hẹp, không đủ diện tích m 2/ <br />
trẻ). Mặt khác nhận thức của một số bậc phụ huynh vẫn còn hạn chế chưa <br />
quan tâm đế việc giáo dục trẻ chỉ cần trông trẻ ngoan không khóc là được, <br />
không cần chú ý đến công tác giảng dạy.<br />
2.3. Khảo sát thực trạng<br />
Thực trạng của tổ nhà trẻ năm học 20152016 cụ thể sau:<br />
Số lượng giáo viên trong tổ nhà trẻ: 8<br />
+ Tuổi đời : Trên 40= 4 đồng chí <br />
+ Dưới 40 = 4 đồng chí <br />
+ Tuổi nghề trên 20 năm = 5 đồng chí <br />
+ Mới vào nghề 1>2 năm = 3 đồng chí<br />
Trình độ chuyên môn:<br />
Năm học T.số Trình độ<br />
giáo Đại Tỉ lệ Cao Tỉ lệ Trung Tỉ lệ Dưới Tỉ <br />
<br />
viên học % đẳn % cấp % chuẩ lệ <br />
g n %<br />
2015– 2016 8 2 25,0 1 12,5 5 62,5 0 0<br />
<br />
<br />
7<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
Qua khảo sát thực tế tôi thấy tuổi đời, tuổi nghề của một số giáo viên <br />
cao, trình độ chuyên môn thì thấp, do vậy việc tiếp cận chương trình mầm non <br />
mới gặp khó khăn, một số giáo viên trẻ mới vào nghề tay nghề còn non, nên <br />
kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế. <br />
Đánh giá xếp loại giáo viên thực hiện chương trình giảng dạy. <br />
Năm học TS Kết quả<br />
G.viên Tốt Tỉ lệ Khá Tỉ lệ ĐYC Tỉ lệ<br />
2015– 2016 8 3 37,5% 3 37,5% 2 25,0%<br />
Qua số liệu trên tôi thấy số giáo viên dạy chiếm tỉ lệ tốt còn thấp chỉ đạt <br />
tỉ lệ 37,5 %.<br />
Số giáo viên dạy đạt yêu cầu chiếm tỉ lệ cao 25,0 % <br />
Kết quả như vậy là do trình độ chuyên môn còn chắp vá vừa học vừa <br />
làm, tuổi đời giáo viên cao, số giáo viên mới vào nghề chưa có nhiều kinh <br />
nghiệm nên trong công tác giảng dạy chưa được linh hoạt, sáng tạo, tiết dạy <br />
còn gò bó, áp đặt gây hứng thú thu hút trẻ vào bài còn rời rạc, tích hợp các nội <br />
dung phương pháp còn hạn chế , chuyển tiếp các phần còn vụng về chưa lo <br />
gích . Đôi khi còn chưa phát huy được tính tích cực của trẻ do vậy kết quả <br />
giảng dạy chưa cao. Mặt khác việc lập kế hoạch bài giảng (giáo án) của giáo <br />
viên chưa sáng tạo, việc xây dựng kế hoạch còn lúng túng, xác định mục tiêu, <br />
mạng nội dung, mạng hoạt động còn nhầm lẫn. Khi kiểm tra duyệt giáo án tôi <br />
cũng đã đánh giá xếp loại và thu được kết quả cụ thể sau:<br />
Tổng Kết quả<br />
Tốt Tỉ lệ % Khá Tỉ lệ Đyc Tỉlệ <br />
Năm học số giáo <br />
% %<br />
án<br />
2015 – 2016 8 3 37,5 4 50,0 1 12,5<br />
<br />
<br />
8<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
Qua việc kiểm tra đánh giá xếp loại cho thấy kết quả soạn giáo án của <br />
giáo viên nhà trường còn hạn chế:<br />
+ Số giáo viên soạn giáo án xếp loại tốt đạt tỉ lệ thấp chỉ đạt 37,5%.<br />
+ Vẫn còn giáo viên soạn giáo án xếp loại đạt yêu cầu chiếm 12,5%.<br />
Từ những kết quả điều tra thực tế của những năm học trước là cán bộ <br />
quản lý được phân công phụ trách chuyên môn tổ nhà trẻ tôi đã suy nghĩ và tự <br />
nhủ phải làm gì, và làm như thế nào, để nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội <br />
ngũ giáo viên trong tổ mình phụ trách được tốt hơn? Tôi tự thấy mình phải có <br />
trách nhiệm, phải có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng <br />
dạy cho đội ngũ giáo viên trong tổ nhà trẻ, làm cho họ thực sự tâm huyết với <br />
nghề, nâng cao kiến thức, phẩm chất nghề nghề nghiệp và có điều kiện để phát <br />
huy hết mặt mạnh, mặt yếu của từng người, khắc phục một số yếu kém, phải <br />
coi đây là việc làm thiết yếu để thúc đẩy nâng cao chất giảng dạy trong nhà <br />
trường là vấn đề đặt ra cấp bách, đáp ứng nhu cầu giáo dục của nhà trường làm <br />
tròn nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành và <br />
thực hiện tốt chỉ thị nhiệm vụ năm học của các cấp đề ra.<br />
Để làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội <br />
ngũ giáo viên tổ nhà trẻ, tôi đã đi sâu nghiên cứu tài liệu, học tập kinh nghiệm <br />
của bạn bè đồng nghiệp, tìm ra một số biện pháp để bồi dưỡng cho giáo viên <br />
trong tổ của trường mình như sau:<br />
3. Các biện pháp thực hiện<br />
3.1. Biện pháp xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên tổ nhà <br />
trẻ<br />
Đứng trước thực trạng tình hình trình độ chất lượng giảng dạy của đội <br />
ngũ giáo viên trong tổ nhà trẻ chưa đồng đều các giờ dạy đạt tốt, khá từ năm <br />
<br />
<br />
9<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
học trước còn thấp, do vậy ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch thực hiên <br />
cụ thể công tác bồi dưỡng hàng tháng như sau:<br />
Tháng 8 đầu năm học tôi đã tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên trong tổ mình <br />
thống nhất về phương pháp lên lớp, hướng dẫn và thống nhất làm hồ sơ sổ <br />
sách, xây dựng kế hoạch năm học, xây dựng chủ đề, tuần, ngày; <br />
Tháng 9 và những tháng tiếp theo còn lại tôi lên kế hoạch bồi dưỡng <br />
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên về phương pháp giảng dạy chương trình giáo <br />
dục mầm non, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là phương pháp sáng <br />
tạo...Song song với biện pháp xây dựng trên, tôi còn lập kế hoạch tổ chức bồi <br />
dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy. Xây dựng chuyên đề dạy minh họa theo <br />
từng tháng cụ thể căn cứ vào trình độ giảng dạy mà giáo viên còn hạn chế để <br />
xây dựng bồi dưỡng theo chuyên đề: <br />
Ví dụ: Tháng 9: Chuyên đề Lĩnh vực phát triển thể chất .<br />
Tháng 10: Chuyên đề lĩnh vực phát triển nhận thức.<br />
Tháng 11: Chuyên đề lĩnh vực phát triển ngôn ngữ<br />
Tháng 12: Chuyên đề lĩnh vực phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm <br />
m ỹ.<br />
Tháng 01: Chuyên đề hoạt động ngoài trời<br />
Tháng 02: Chuyên đề Hoạt động chiều.<br />
Tháng 03: Chuyên đề vệ sinh chăm sóc... Để giáo viên học hỏi rút kinh <br />
nghiệm nên làm sao để mỗi giáo viên khắc sâu các chuyên đề, từ đó rút ra thành <br />
kiến thức, kỹ năng của mình.<br />
3.2. Biện pháp bồi dưỡng qua hướng dẫn kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi<br />
Đồ dùng đồ chơi đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảng dạy cho trẻ <br />
lứa tuổi nhà trẻ, nó là phương tiện hữu hiệu nhất để truyền thụ kiến thức cho <br />
<br />
<br />
10<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
trẻ. Khi đầy đủ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết dạy thì tiết học đó sẽ diễn ra <br />
hứng thú và cuốn hút đối với trẻ. Vì đặc điểm của lứa tuổi này thông qua con <br />
đường học mà chơi, chơi mà học. Qua vui chơi trẻ có thể tiếp thu kiến thức của <br />
bài học nhanh nhất. Thực tế qua vui chơi giúp trẻ phát huy được tính tò mò, ham <br />
hiểu biết, giúp trẻ nảy sinh nhiều tính sáng tạo, trẻ vào cuộc chơi lâu hơn, hứng <br />
thú trong khi chơi hơn, trẻ được lĩnh hội một cách nhẹ nhàng và hết sức tự <br />
nhiên, đảm bảo được đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ. <br />
Trong thời đại Công nghiệp hóa Hiện đại hóa hiện nay đồ dùng đồ chơi <br />
hiện đại ngày càng nhiều. Nhưng điều kiện kinh tế địa phương vẫn còn khó <br />
khăn, phụ huynh đóng góp tiền mua đồ dùng đồ chơi cho trẻ còn là vấn đề nan <br />
giải. Hơn nữa trong thực tế nhiều đồ dùng đồ chơi rất thiết thực nhưng chưa <br />
có trên thị trường, hoặc nếu tận dụng từ vật liệu sẵn có từ địa phương thì giá <br />
rẻ hơn rất nhiều , nhưng không kém phần hấp dẫn trẻ. Do vậy ngay từ đầu năm <br />
học tôi đã xây dựng kế bồi dưỡng hướng dẫn giáo viên làm đồ dùng dạy học tự <br />
tạo, phải định ra được đồ dùng đồ chơi nào cần dùng từ đầu năm thì hoàn thành <br />
trong tháng 8, còn những đồ dùng đồ chơi khác sẽ bổ sung theo từng tháng theo <br />
phù hợp với từng chủ đề trong năm học và tôi luôn động viên khuyến khích các <br />
cô giáo sáng tạo, làm nhiều đồ dùng phong phú để trẻ được hào hứng tham gia <br />
họat động.<br />
VD: Tận dụng những vỏ hộp sữa làm búp bê và làm những bông hoa...vỏ <br />
hộp nước rửa chén làm phích, bát....những phế liệu này đều được ngâm tẩy rửa <br />
vệ sinh sạch sẽ, không độc hại đến sức của trẻ.<br />
Qua giờ dạy có chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi nên việc truyền thụ <br />
kiến thức cho trẻ dễ dàng hơn, giúp cho giáo viên nâng cao được chất lượng <br />
giảng dạy trong nhà trường.<br />
<br />
<br />
11<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hướng dẫn giáo viên sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi phục vụ tiết học.<br />
3.3. Biện pháp bồi dưỡng thông qua dự giờ của giáo viên<br />
Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên tổ nhà trẻ, <br />
trước tiên người cán bộ quản lý phải nắm được khả năng giảng dạy, trình độ <br />
năng lực của từng giáo viên trong tổ. Do vậy ngay từ đầu năm học (tháng 9), sau <br />
khi giáo viên thực hiện chương trình. Tôi đã dự giờ giáo viên trong trong tổ để <br />
nắm được trình độ năng lực khả năng giảng dạy, xác định năng lực sở trường <br />
của từng giáo viên, đồng thời tìm hiểu xem những mặt hạn chế của giáo viên <br />
trong tổ thường mắc phải để có kế hoạch bồi dưỡng thích hợp.<br />
Ví dụ: Cô A khi dạy còn mất bình tĩnh khi có người dự giờ. Tôi nắm <br />
được đặc điểm đó và có kế hoạch dự thường xuyên giao đề tài cho giáo viên <br />
đảm nhận, nhiều lần như vậy cô giáo khi thực hiện tiết dạy có người dự giờ đã <br />
bớt đi sự mất bình tĩnh và sẽ tự tin hơn. Hay cô B khi thực hiện tiết dạy chưa <br />
linh hoạt, sáng tạo còn gò bó Tôi đã dự giờ và góp ý trực tiếp với cô B từng <br />
<br />
12<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
phần, từ đó cô B dần dần đã có ý tưởng sáng tạo, giờ học được diễn ra thoải <br />
mái không còn gò bó nữa. Hoặc có giáo viên chưa tự giác trong việc chuẩn bị đồ <br />
dùng, nắm được điều đó tôi thường xuyên xuống lớp dự giờ giáo viên đó nhiều <br />
hơn, rút kinh nghiệm tham gia với giáo viên. Từ đó giáo viên đó có ý thức tự giác <br />
hơn trong việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho mọi tiết dạy. Việc động viên góp <br />
ý đã có tác dụng kích thích quan trọng đối với giáo viên, phát huy tính tích cực <br />
của giáo viên. Kết quả cho thấy sau giờ dạy giáo viên đã phấn khởi, thoải mái <br />
về tư tưởng, luôn sẵn sàng tiếp thu ý kiến đóng góp của Tôi và các tiết dạy lần <br />
sau đã có tiến bộ hơn.<br />
Ngoài ra nhằm phát huy tốt năng lực của giáo viên dạy giỏi và nâng cao <br />
trình độ cho giáo viên mới, giáo viên còn yếu, tôi chỉ đạo cho giáo viên thường <br />
xuyên dự giờ lẫn nhau để các cô có thể trao đổi kinh nghiệm học tập lẫn nhau, <br />
cùng tìm ra những phương pháp dạy học hay và sáng tạo. Đồng thời, yêu cầu <br />
giáo viên dạy giỏi, nhất là tổ trưởng tổ chuyên môn phải thường xuyên quan <br />
tâm và dự giờ giáo viên dạy yếu, sau khi dự giờ tham gia góp ý, tư vấn cho giáo <br />
viên về nội dung, phương pháp dạy để lần sau dạy giáo viên đó dạy tốt hơn. <br />
Nhờ được thường xuyên rèn luyện tay nghề nên trình độ của giáo viên trong tổ <br />
được nâng lên rõ rệt. Qua kiểm tra dự giờ tiết học của các cô đều đạt từ khá trở <br />
lên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên dự giờ lẫn nhau, giờ học sử dụng ứng dụng công nghệ thông <br />
tin<br />
3.4. Biện pháp bồi dưỡng thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn<br />
Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trong tổ nhà <br />
trẻ, không thể không nói đến bồi dưỡng qua sinh hoạt tổ chuyên môn. để làm <br />
tốt vấn đề này là phó hiệu trưởng sau khi đã phân loại tay nghề của từng giáo <br />
viên tôi đã kết hợp cùng tổ trưởng chuyên môn bàn bạc thống nhất để tập trung <br />
bồi dưỡng về kiến thức giảng dạy, những nội dung mà giáo viên còn yếu và <br />
đặc biệt là các chuyên đề thực hiên trong năm học, về đổi mới phương pháp <br />
dạy học, về thiết kế bài dạy (giáo án); về đổi mới nội dung, đổi mới về hình <br />
thức tổ chức hoạt động cho trẻ. Trao đổi những kinh nghiệm của bản thân trong <br />
quá trình thu thập được từ sách báo, tài liệu, tập san của ngành, các thiết kế đồ <br />
dùng dạy học, kiến thức tin học... <br />
Giáo viên trao đổi những vướng mắc về chuyên môn đã nảy sinh trong <br />
quá trình giảng dạy hoặc qua dự giờ đã phát hiện được. Đặc biệt đi sâu thảo <br />
luận về những đề tài mà đa số giáo viên cho là khó, từ đó đưa ra những phương <br />
pháp biện pháp giúp giáo viên vững vàng hơn trong công tác giảng dạy, hay phân <br />
14<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
công giáo viên chuẩn bị, trình bày, tổ góp ý kiến, rút kinh nghiệm để dạy trên <br />
lớp.<br />
Hàng tháng trước khi sinh hoạt tổ chuyên môn, tôi đã bàn bạc với tổ <br />
trưởng chuyên môn để chuẩn bị thống nhất nội dung công việc trong tháng của <br />
tổ. Đặc biệt là chương trình giảng dạy giúp giáo viên nắm vững về nội dung, <br />
phương pháp từng bài dạy.<br />
Để thực hiện được vấn đề này ngay từ đầu năm học khi tổ chức sinh <br />
hoạt Tổ. Mặc dù giáo viên cũ hay mới đều được phân công phụ trách môn học <br />
hay hoạt động tuỳ theo năng khiếu của từng người.<br />
Ví dụ: Cô A có năng khiếu về âm nhạc phụ trách môn giáo dục âm nhạc: <br />
Cô H có năng khiếu về vẽ, nặn phụ trách môn tạo hình: Cô B khéo tay phụ trách <br />
làm đồ dùng đồ chơi. Cô C có năng khiếu về ứng dụng công nghệ thông tin, thì <br />
phụ trách về sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin … Cô A phụ trách môn giáo <br />
dục âm nhạc hát trước cho giáo viên nghe những bài hát trong chương trình của <br />
tháng thực hiện chủ đề. Nếu bài hát có yêu cầu vận động gõ phách ( nhịp, múa) <br />
thì cô A sẽ thực hiện trước và tập cho tất cả giáo viên trong tổ cùng hát và vận <br />
động. Đồng thời giới thiệu thêm các bài hát ngoài chương trình phù hợp với chủ <br />
đề, chủ điểm để giáo viên tham khảo thích hợp vào các môn học và hoạt động <br />
khác. <br />
Hoặc cô B có năng khiếu về làm đồ dùng đồ chơi phục vụ môn học và <br />
hoạt động, cô có thể hướng dẫn giáo viên cách làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, <br />
để phục vụ công tác giảng dạy đạt hiệu quả cao. Hay cô C giỏi về ứng dụng <br />
thông tin sẽ hướng dẫn giáo viên cách sử dụng giáo án điện tử, sử dụng máy <br />
chiếu vào tiết dạy v.v…Lần lượt các giáo viên được phân công phụ trách môn <br />
học hoặc hoạt động sẽ giới thiệu và hướng dẫn như vậy. Sau đó tôi sẽ trao đổi <br />
<br />
<br />
15<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
rút kinh nghiệm cùng các thành viên trong tổ để thống nhất thực hiện chương <br />
trình giảng dạy của từng bộ môn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sinh hoạt bồi dưỡng ứng dụng Công nghệ thông tin tại trường.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên đã biết cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ học.<br />
Ngoài ra khi tổ chức chuyên môn tôi thường cho các cô giáo làm bài tập <br />
trắc nghiệm về chương trình giáo dục mầm non, thỉnh thoảng tôi biến các buổi <br />
sinh hoạt chuyên môn thành một giờ kiểm tra, đưa ra câu hỏi trắc nghiệm để <br />
giáo viên làm rồi thu lại chấm, nhận xét và xếp loại.<br />
VD: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM<br />
HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN……………………….............................................<br />
TRƯỜNG……………………………………………………………………<br />
NHÓM, LỚP…………………………………………………………...<br />
Thể lệ: Đồng chí hãy tích vào đáp án nào đúng. Mỗi một đáp án đúng được <br />
1,0 điểm ( Lưu ý: Mỗi một câu hỏi chỉ có một đáp án đúng duy nhất)<br />
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON<br />
Câu 1: Nội dung nào dùng để đánh giá trẻ nhà trẻ?<br />
Đánh giá hàng ngày, Đánh giá theo giai đoạn, đánh giá cuối độ tuổi.<br />
Đánh giá hàng ngày, đánh giá theo giai đoạn, đánh giá cuối độ tuổi.<br />
<br />
17<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
Đánh giá theo chủ đề, đánh giá cuối độ tuổi.<br />
Đánh giá trẻ hàng ngày, đánh giá trẻ cuối chủ đề, đánh giá trẻ theo giai <br />
đoạn.<br />
Câu 2. Nội dung giáo dục phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ gồm mấy nội <br />
dung?<br />
1 nội dung<br />
2 nội dung<br />
3 nội dung<br />
Câu 3. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi 2536 tháng <br />
trong trường mầm non gồm mất lĩnh vực?<br />
3 lĩnh vực.<br />
4 lĩnh vực.<br />
5 lĩnh vực.<br />
Câu 4. Khi xây dựng các góc hoạt động ta căn cứ vào phương án nào?<br />
Diện tích phòng học và đồ dùng vật liệu.<br />
Nội dung cụ thể từng chủ đề.<br />
Độ tuổi và số trẻ trong lớp.<br />
Tất cả các phương án trên.<br />
Câu 5. Khi tổ chức dạo chơi ngoài trời cho trẻ 2536 tháng tuổi giáo viên có <br />
thể đưa bao nhiêu nội dung vào trong giờ dạo chơi ngoài trời:<br />
2 nội dung<br />
3 nội dung<br />
4 nội dung<br />
Câu 6. Mối quan hệ giữa mục tiêu, mạng nội dung, mạng hoạt động, kế <br />
hoạch tuần là mối quan hệ:<br />
<br />
18<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
1 chiều (Mục tiêu > Mạng nội dung > Mạng hoạt động > Kế hoạch <br />
tuần)<br />
2 chiều (Mục tiêu Mạng nội dung Mạng hoạt động Kế <br />
hoạch tuần)<br />
Cả 2 đáp án.<br />
3.5. Biện pháp bồi dưỡng về cách lập kế hoạch bài giảng (giáo án)<br />
Kế hoạch bài giảng (giáo án) là phần quan trọng không thể thiếu được <br />
của giáo viên đây là yêu cầu bắt buộc. Việc đầu tư tâm trí cho khâu thiết kế bài <br />
giảng có chất lượng là một trong những điều kiện cơ bản để thực hiện thành <br />
công bài gỉảng góp phần thực hiện mục tiêu bài giảng. Để tiếp tục đẩy mạnh <br />
“Ứng dụng công nghệ thông tin” trong công tác soạn gỉảng là một vấn đề hết <br />
sức cần thiết trong mỗi nhà trường. Chính vì vậy đến năm học này trường tôi đã <br />
có 100% giáo án của các lớp đã được soạn trên máy vi tính. Song để có 1 giáo án <br />
đầy đủ, sáng tạo đúng nội dung phương pháp thì giáo viên phải xác định mục <br />
tiêu chủ đề các lĩnh vực, mạng nội dung, mạng hoạt động, kế hoạch tuần, kế <br />
hoạch ngày, mục đích yêu cầu của các tiết dạy các hoạt động, nội dung phương <br />
pháp phải sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp. Khi giáo viên nào <br />
còn chưa hiểu, chưa biết cách lập kế hoạch bài giảng (soạn bài) thì cần tìm <br />
hiểu nguyên nhân để có biện pháp bồi dưỡng cụ thể:<br />
Ví dụ: Cô D chưa xác định được mục tiêu của từng lĩnh vực, còn nhầm <br />
lẫn từ lĩnh vực này sang lĩnh vực kia, nhầm lẫn giữa xác định mạng nội dung <br />
với mạng hoạt động, hay mục đích yêu cầu, phương pháp của từng tiết dạy <br />
(hoạt động) đề ra chưa được chính xác, nội dung bài chưa được khai thác sâu, <br />
câu hỏi trong bài soạn chưa phát huy được nhận thức của trẻ, việc lựa chọ nội <br />
dung bài dạy đôi lúc còn chưa phù hợp VD: lựa chọn dạy bài hát dài đối với trẻ <br />
<br />
<br />
19<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
nhà trẻ như bài "Ra thăm vườn hoa"… Nắm được những nguyên nhân trên tôi đã <br />
thường xuyên theo dõi bồi dưỡng kịp thời, hướng dẫn cho giáo viên hiểu được <br />
cách lập kế hoạch, xác định được mục tiêu các chủ đề, xác định mạng nội dung, <br />
mạng hoạt động cụ thể để tránh nhầm lẫn và mục đích, yêu cầu của kế hoạch <br />
tuần, kế hoạch ngày rõ ràng, đúng nội dung phương pháp và có sáng tạo, có hệ <br />
thống câu hỏi, trao đổi gợi mở phát huy được tính tích cực của trẻ. Đồng thời <br />
tôi còn phân công giáo viên có trình độ năng lực sử dụng công nghệ thông tin, <br />
bồi dưỡng cho giáo viên trong tổ biết cách thiết kế giáo án điện tử, sử dung các <br />
phần mềm Kidsmart, Nutrikis . Chính vì vậy mà trong những năm qua hồ sơ sổ <br />
sách giáo án của giáo viên tiến bộ hẳn lên. Xếp loại trung bình giảm dần, loại <br />
khá tốt tăng lên rõ rệt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên đang soạn bài trên máy vi tính.<br />
3.6. Biện pháp đẩy mạnh công tác kiểm tra<br />
Sau khi đã tổ chức một số biện pháp bồi dưỡng để nâng cao chất lượng <br />
giảng dạy cho đội ngũ giáo viên, thì công tác kiểm tra cũng là một chức năng <br />
quan trọng, vừa là một biện pháp quản lý có hiệu quả, vừa là để bồi dưỡng <br />
nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên. Vì vậy để công tác bồi <br />
dưỡng giảng dạy đạt hiệu quả cao, thì người Cán bộ quản lý và nhất là Hiệu <br />
phó phụ trách chuyên môn, không được phép buông lỏng công tác kiểm tra, công <br />
<br />
<br />
20<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
tác kiểm tra phải được tiến hành yhường xuyên và có kế hoạch, căn cứ vào <br />
nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể của năm học. Do vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã <br />
xây dựng kế hoạch kiểm tra bằng các hình thức và nội dung sau:<br />
+ Kiểm tra có báo trước.<br />
+ Kiểm tra đột xuất.<br />
+ Kiểm tra chuyên đề.<br />
+ Kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ.<br />
Hiện nay việc "Ứng dụng công nghệ thông tin' trong giảng dạy là một <br />
trong những phương pháp đổi mới dạy học theo hướng phát huy tính tích cực <br />
của trẻ. Nên trong quá trình kiểm tra dự giờ trường tôi có nhiều giáo vên đã <br />
"ưng dụng công nghệ thông tin" vào soạn giảng. Do vậy trong khi kiểm tra tôi <br />
đã động viên, tuyên dương kịp thời. Song tôi cùng đánh giá đúng các yêu cầu của <br />
tiết dạy đảm bảo tính khách quan và công khai , công bằng và dân chủ.<br />
Sau mỗi lần kiểm tra tôi đều thu thập thông tin đầy đủ, nhận xét đánh giá <br />
chính xác, phân tích những ưu điểm, tồn tại của giáo viên, để giúp giáo viên phát <br />
huy mặt mạnh, khắc phục những hạn chế, đánh giá xếp loại từng tiết dạy <br />
khách quan. Làm sao cho ai cũng phấn khởi, có ý thức cầu tiến sau khi được <br />
kiểm tra. Kết quả kiểm tra đều được lưu giữ hồ sơ trong biên bản phiếu dự giờ <br />
và ghi chép trong sổ kiểm tra kiến tập của giáo viên. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kiểm tra dự giờ giáo viên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sau mỗi lần dự giờ giáo viên đều được tư vấn rút kinh nghiệm<br />
Như vậy: Công tác kiểm tra cũng là một trong những biện pháp để nâng <br />
cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trong tổ. Bởi thế hơn lúc nào <br />
hết chúng ta cần nhận rõ tầm quan trọng của công tác này để quản lý và tổ chức <br />
kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo có hiệu quả đáp ứng mục tiêu giáo dục <br />
hiện nay. Xứng đáng là những kỹ sư tâm hồn để “Ươm mầm xanh cuộc sống”. <br />
Tóm lại: Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ <br />
giáo viên là việc làm hết sức quan trọng thúc đẩy hoạt động nâng cao chất <br />
lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy người Cán bộ quản lý phải biết vận dụng <br />
linh hoạt, sáng tạo các biện pháp trên thì phong trào nhà trường mới đạt kết quả <br />
cao.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
4. Kết quả đạt được<br />
Sau một thời gian thực hiện bằng sự nỗ lực của bản thân và sự cố gắng <br />
phấn đấu của đội ngũ giáo viên của tổ, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo <br />
viên trong tổ nhà trẻ tăng lên rõ rệt vượt hẳn các năm học trước. Giáo viên đã <br />
được đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, Trình độ chuyên môn đã <br />
được tăng lên. Các giờ dạy xếp loại tốt, khá cũng đã được tăng lên, những giờ <br />
dạy đạt yêu cầu đã giảm xuống theo từng năm.<br />
Giáo viên tổ nhà trẻ đã nắm chắc phương pháp dạy linh hoạt sáng tạo, <br />
biết lồng ghép tích hợp các nội dung vào các tiết dạy phù hợp, phong cách giáo <br />
viên chuẩn mực nhẹ nhàng, giao lưu tình cảm giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ, <br />
xử lý các tình huống kịp thời. Phát huy tính tích cực của trẻ, tiết học diễn ra <br />
thoải mái, trẻ hứng thú học bài. Thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng <br />
trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các tiết dạy.<br />
Kết quả lập kế họach bài giảng (giáo án) tốt, khá của giáo viên cũng <br />
được tăng theo từng năm, giáo viên đã biết cách xây dựng mục tiêu phát triển <br />
của từng lĩnh vực, không còn nhầm lẫn giữa lĩnh vực này sang lĩnh vực kia, sự <br />
nhầm giữa mạng nội dung và mạng hoạt động cũng không còn. Lựa chọn nội <br />
dung phù hợp với từng chủ đề, giáo án soạn đầy đủ, rõ ràng, đổi mới về <br />
phương pháp, hình thức đảm bảo yêu cầu giáo dục toàn diện cho trẻ. Kết quả <br />
các giờ dạy và lập kế hoạch bài giảng (giáo án) của giáo viên tốt, khá dã được <br />
tăng lên rõ rệt theo từng năm học.<br />
So sánh đối chứng:<br />
Trình độ chuyên môn:<br />
Năm học TS Trình độ<br />
Đại Tỉ lệ Cao Tỉ lệ Trung Tỉ lệ dưới Tỉ <br />
giáo <br />
học % đẳn % cấp % chuẩn lệ <br />
24<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
viên g<br />
<br />
2015–2016 8 2 25,0 1 12,5 5 62,5 0 0<br />
<br />
<br />
20162017 8 4 50,0 1 12,5 3 37,5 0 0<br />
<br />
Kết quả các tiết dạy:<br />
<br />
<br />
<br />
Tổng số Kết quả<br />
Tố t Tỉ lệ Khá Tỉ lệ ĐYC Tỉ lệ <br />
Năm học giáo viên<br />
% % %<br />
20152016 8 3 37,5 3 37,5,0 2 25,0<br />
<br />
20162017 8 4 50,0 4 50,0 0 0<br />
<br />
Đối chứng với năm học trước cho thấy trình độ chuyên môn và kết quả <br />
giảng dạy khá, giỏi của giáo viên tăng lên rõ rệt theo từng năm học.<br />
+ Tỉ lệ trình độ Đại học của giáo viên đã tăng lên 25,0 %.<br />
+ Tỉ lệ trình độ Trung cấp đã giảm xuống còn 37,5 %. Không có giáo viên <br />
dưới chuẩn.<br />
+ Tỷ lệ giáo viên dạy tốt là 50,0% tăng lên 12,5% so với năm trước.<br />
+ Tỷ lệ giáo viên dạy khá là 50,0% tăng 12,5%<br />
+ Không còn giáo viên dạy đạt yêu cầu.<br />
Chất lượng lập kế hoạch bài giảng (giáo án) của giáo viên cũng được <br />
tăng dần theo từng năm được thể hiện qua bảng so sánh ở (Phần 2.3, Trang 8) <br />
như sau:<br />
Tổng Kết quả<br />
Tốt Tỉ lệ Khá Tỉ lệ ĐYC Tỉ lệ <br />
Năm học số giáo <br />
% % %<br />
25<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
án<br />
2015 – 2016 8 3 37,5 4 50,0 1 12,5<br />
2016 – 2017 8 4 50,0 4 50,0 0 0<br />
Qua bảng so sánh trên cho thấy số giáo viên soạn giáo án tốt, khá cũng <br />
tăng lên.<br />
+ Tỉ lệ giáo viên soạn giáo án tốt là 4 đạt tỉ lệ 50,0 %, tăng 12,5 %.<br />
+ Không còn giáo viên soạn giáo án đạt yêu cầu.<br />
Từ những kết quả trên đã thể hiện sự thành công của đề tài và sự cố <br />
gắng nỗ lực của tập thể sư phạm trong nhà trường. <br />
5. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng<br />
Bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trong tổ <br />
có tầm quan trọng đặc biệt trong mỗi nhà trường đặc biệt là của Phó hiệu <br />
trưởng được nhà trường phân công phụ trách chuyên môn từng khối. Do đó <br />
người Cán bộ quản lý chỉ có lòng nhiệt chưa đủ, mà phải có trình độ chuyên <br />
môn nghiệp vụ vững vàng và giỏi về trí thức quản lý giáo dục. Bằng tri thức và <br />
phương pháp nghiên cứu quản lý giáo dục. Vận dụng vào biện pháp bồi dưỡng <br />
nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên:<br />
Cán bộ quản lý phải nắm được trình độ của từng giáo viên trong nhà <br />
trường đặc biệt là giáo trong tổ mình phụ trách , phải vận dụng uyển chuyển, <br />
đúng lúc, đúng việc, đúng người từ đó có biện pháp để bồi dưỡng.<br />
Phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy, bồi dưỡng cho <br />
giáo viên trong tổ về cách xây dựng kế hoạch ( giáo án), dự giờ các tiết dạy kịp <br />
thời, giúp giáo viên thực hiện công tác giảng dạy linh hoạt, sáng tạo.<br />
Xây dựng tập thể giáo viên trong tổ đoàn kết nhất trí cao, đó là sức <br />
mạnh tổng hợp để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội <br />
ngũ giáo viên nhà trường.<br />
<br />
26<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nhà trẻ trong <br />
trường mầm non”<br />
_k2a_<br />
Khuyến khích giáo viên tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn <br />
nghiệp vụ tay nghề. Nắm bắt kịp thời thông tin đổi mới về chương trình giáo <br />
dục mầm non, để nâng cao chất lượng giảng dạy.<br />
Phải xây dựng kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học và thực hiện <br />
thường xuyên liên tục thì mới mang lại hiệu quả cao. <br />
Tích cực học tập bồi dưỡng chuyên môn bằng mọi hình thức để nâng <br />
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề cho đội ngũ giáo viên.<br />
Tích cực bồi dưỡng thường xuyên, tham khảo tài liệu, nghiên cứu kỹ nội <br />
dung cần cung cấp cho trẻ phù hợp và chính xác tự bồi dưỡng tích lũy cá nhân <br />
cập nhật kiến thức mới, để chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt các chuyên đề .<br />
Các hoạt động giáo viên phải trang bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ, đồ dùng, <br />
dụng cụ phải đẹp, đảm bảo an toàn, phù hợp với