PHỤ LỤC<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU……………………...…….....………….trang <br />
02<br />
I. Đặt vấn đề…………………………………………...…...……...trang <br />
02<br />
II. Mục đích nghiên cứu……………………………………...……trang <br />
03<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ….……………….…….….trang <br />
04<br />
I. Cơ sở lý luận……………………………………………......…...trang <br />
04<br />
II. Thực trạng vấn đề………………………………………………trang <br />
05<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề…………....…trang <br />
07<br />
1. Xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp......................trang <br />
07<br />
2. Tổ chức bồi dưỡng thông qua hoạt động dạy học phát huy tính tích <br />
cực, sáng tạo của <br />
trẻ...........................................................................................trang 08<br />
3. Chỉ đạo nâng cao chât l<br />
́ ượng sinh hoạt tổ chuyên môn...............trang <br />
08<br />
4. Bồi dưỡng thông qua công tác kiểm tra, dự giờ thăm lớp……...trang <br />
09<br />
IV. Tính mới của giải pháp………………………………………...trang <br />
11<br />
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm…………………………...trang <br />
11<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ…….……………........….trang <br />
13<br />
I. Kết luận……………………………………………………....….trang <br />
13<br />
II. Kiến nghị……………………………………………….......…..trang 14<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG <br />
CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN <br />
TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA PHƯỢNG<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề:<br />
Như chúng ta đã biết nhà giáo giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong <br />
công cuộc đổi mới Giáo dục và Đào tạo vì chính họ là những người thực thi <br />
công cuộc đổi mới. Nếu họ không có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ <br />
thì vô tình họ sẽ trở thành lực cản cho công cuộc đổi mới. Trong khi đó, phát <br />
triển một đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn chất lượng, đủ về số lượng và đồng bộ <br />
về trình độ cho các cấp học, bậc học nói chung và cấp học mầm non nói <br />
riêng là một việc rất khó khăn và phải thực hiện quyết liệt trong nhiều năm <br />
mới có được. <br />
Trước những thách thức lớn của thời đại và sự phát triển mạnh của xã <br />
hội, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đất nước bước vào thời kỳ <br />
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, <br />
chính trị, xã hội trong giai đoạn mới, nhất là trong điều kiện đất nước đang <br />
trong thời kỳ hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng với thế giới thì vai trò của người <br />
giáo viên cần phát huy và nêu cao hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của xã hội, <br />
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong Cương lĩnh xây dựng và phát triển <br />
đất nước thời kỳ quá độ đã nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo, khoa học và <br />
<br />
2<br />
công nghệ có sức mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi <br />
dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền <br />
văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát <br />
triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và <br />
đào tạo là đầu tư phát triển”. <br />
Kế thừa tư tưởng của các Đại hội Đảng và các nghị quyết về giáo dục <br />
đào tạo trước. Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định :“Giáo dục đào tạo <br />
là quốc sách hàng đầu”. Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước <br />
và toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi <br />
trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Phát triển <br />
giáo dục đào tạo là phát triển nguồn nhân lực là một bộ phận quan trọng của <br />
phát triển kinh tế xã hội phải được ưu tiên và quan tâm thật sự.<br />
Để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn mới <br />
đòi hỏi đội ngũ giáo viên không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu <br />
quả giảng dạy, chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối <br />
sống, lương tâm nghề nghiệp trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, <br />
hiện đại hoá đất nước. Với mục tiêu chung của giáo dục mầm non có nhiệm <br />
vụ chăm sóc giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện kể cả thể chất lẫn <br />
tinh thần. Cùng với nhiệm vụ chung của năm học tiếp tục thực hiện Nghị <br />
quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI "đổi <br />
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” và các cuộc vận động lớn của <br />
ngành. Đảm bảo tốt về chất lượng giúp cho trẻ phát triển ngày càng khỏe <br />
mạnh và thông minh Để thực hiện tốt việc đó thì đội ngũ cán bộ giáo viên là <br />
một trong những nhân tố quan trọng để góp phần cho sự thành công. Trong <br />
những năm gần đây, đội ngũ giáo viên của trường Mầm non Hoa Phượng đa <br />
số mới vào nghề, năng động, nhiệt tình với công việc và cơ bản đáp ứng <br />
được yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non của Bộ Bộ Giáo dục <br />
và Đào tạo quy định . <br />
Tuy vậy, chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên trẻ còn nhiều <br />
hạn chế, kinh nghiệm trong giảng dạy còn ít, phương pháp lên lớp còn lúng <br />
túng. Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, còn rập khuôn máy móc, <br />
quá chú trọng đến việc cung cấp kiến thức. Do đó chưa phát huy được vai trò <br />
tích cực của trẻ trong quá trình hoạt động, chưa chú ý đến việc tận dụng khai <br />
thác được quan điểm lấy trẻ làm trung tâm để giáo dục trẻ, <br />
Điều đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng chuyên môn giáo dục trẻ. Để <br />
nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi <br />
mới sự nghiệp giáo dục trong tình hình mới, trở thành một nhu cầu cấp thiết <br />
đối với các trường mầm non nói chung và trường Mầm non Hoa Phượng nói <br />
riêng. Từ những lý do trên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp <br />
chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường <br />
<br />
3<br />
Mầm non Hoa Phượng” nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, <br />
giáo dục trẻ trong nhà trường.<br />
Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên mầm non đang trực tiếp thực <br />
hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường Mầm non Hoa Phượng.<br />
Phạm vi nghiên cứu:“Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng <br />
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Hoa Phượng” huyện <br />
Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk. <br />
Thời gian nghiên cứu 2 năm học (từ 20172018 đến hết 20182019) <br />
II. Mục đích nghiên cứu:<br />
Là cán bộ quản lý bản thân tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để <br />
đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường ngày càng nâng cao <br />
(đặc biệt là chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên). Nghiên cứu đề <br />
xuất một số phương pháp, biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn <br />
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên trường Mầm non Hoa Phượng.<br />
Nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, hiệu quả trong việc đổi mới <br />
nội dung và phương pháp giáo dục. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo <br />
viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện.<br />
Nâng cao ý thức trách nhiệm, lòng say mê và tâm huyết với nghề, trau <br />
dồi phẩm chất đạo đức lối sống tốt trong nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên.<br />
Đảm bảo được chất lượng chăm sóc giáo dục trong trường mầm non <br />
theo yêu cầu “Đổi mới căn bản và toàn diện” giúp trẻ phát triển một cách <br />
toàn diện.<br />
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học nhằm đảm <br />
bảo chất lượng dạy và học.<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lý luận: <br />
Giáo dục là hiện tượng xã hội, diễn ra trong quá trình trao truyền tri <br />
thức, kinh nghiệm giữa con người với con người thông qua ngôn ngữ và các <br />
hệ thống ký hiệu khác nhằm kế thừa, duy trì sự tồn tại, tiến hóa và phát triển <br />
của nhân loại.<br />
Hoạt động chuyên môn thực chất là quá trình lao động sư phạm của <br />
người giáo viên. Đây là một quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh, <br />
trong đó dưới tác động chủ đạo như tổ chức, điều khiển của giáo viên, học <br />
sinh tự giác, tích cực tự điều khiển hoạt động nhằm thực hiện tốt các nhiệm <br />
vụ giáo dục đã đặt ra.<br />
<br />
<br />
4<br />
Từ khái niện trên chúng ta có thể thấy đội ngũ giáo viên là lực lượng <br />
chủ yếu, quan trọng nhất trong mỗi nhà trường và là lực lượng quyết định <br />
cho sự thành công của hoạt động chuyên môn. Năng lực chuyên môn, phương <br />
pháp sư phạm, uy tín của cá nhân của mỗi giáo viên có ảnh hưởng rất to lớn <br />
đến chất lượng giáo dục của nhà trường cũng như thương hiệu của trường <br />
đó. Uy tín của nhà trường luôn gắn liền với uy tín của đội ngũ giáo viên tài <br />
năng và tâm huyết với nghề. Nghị quyết TW 2 khóa VIII của Đảng đã khẳng <br />
định: ”Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã <br />
hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”.<br />
Quản lý hoạt động chuyên môn chính là điều khiển, chỉ đạo các hoạt <br />
động lao động sư phạm trong nhà trường, làm cho nó đi theo một quỹ đạo, <br />
vận hành nó một cách có khoa học, có kế hoạch, có tổ chức và luôn phải <br />
kiểm tra, giám sát, uốn nắn, sửa chữa kịp thời các sai sót và phát huy một cách <br />
tốt nhất nhằm đạt mục tiêu đặt ra ban đầu.<br />
Lãnh đạo nhà trường cần làm cho mỗi giáo viên ý thức được: Cô giáo là <br />
mẹ hiền chỉ thực sự khi được học sinh yêu mến, phụ huynh tin tưởng đó là <br />
tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn vững vàng và <br />
phương pháp sư phạm tốt. Từ đây người lãnh đạo gắn kết họ lại nhằm tạo <br />
ra sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và <br />
giáo dục của nhà trường đáp ứng đúng chương trình của Bộ Giáo dục và Đào <br />
tạo quy định, đối với ngành học mầm non hiện nay.<br />
Đảng và Nhà nước ta đã xem giáo dục và đào tạo là một trong những <br />
nhiệm vụ then chốt trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Không <br />
ngừng chăm lo, phát triển và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Trong Nghị <br />
quyết Đại hội, đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta đưa ra đường lối đổi <br />
mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là <br />
nguồn nhân lực chất lượng cao. Đảng xác định là quốc sách hàng đầu, là tiêu <br />
điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển <br />
nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI đồng thời khẳng định triết lý <br />
nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “Dạy người, dạy chữ, dạy nghề”. <br />
Sự phát triển của giáo dục Đào tạo sẽ tạo ra một nguồn nhân lực có đạo đức <br />
và trí tuệ cao đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, đặc biệt yêu cầu của sự <br />
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Giáo dục mầm non giữ vị trí quan trọng <br />
trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học tiền đề cho các cấp học khác, <br />
nó góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. <br />
II. Thực trạng vấn đề<br />
Trường Mầm non Hoa Phượng đóng trên địa bàn thị trấn Buôn Trấp, <br />
điều kiện cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đội ngũ giáo viên trẻ có trình độ <br />
chuyên môn đạt chuẩn trở lên, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có khả năng học <br />
<br />
5<br />
hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của <br />
trẻ. <br />
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào <br />
tạo, của Đảng ủy, HĐND, UBND thị trấn Buôn Trấp đã tạo điều kiện đầu tư <br />
xây dựng cơ sở vật chất và mở các lớp bồi dưỡng các Nghị quyết, đường lối, <br />
chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Tổ chức tập huấn chuyên <br />
môn nghiệp vụ... <br />
Các lớp có tương đối đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ <br />
chơi phục vụ cho các môn học, có 02 giáo viên/ lớp.<br />
Được sự tín nhiệm, tin tưởng của phụ huynh học sinh.<br />
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nhà trường vẫn còn nhiều khó <br />
khăn hạn chế như:<br />
Trường có nhiều điểm lẻ nằm rải rác ở các thôn, buôn không tập trung <br />
nên việc đi lại chỉ đạo và theo dõi chuyên môn còn khó khăn, phải tập trung <br />
sinh hoạt chuyên môn ngoài giờ khi trả hết trẻ . <br />
Đa số giáo viên trẻ mới vào nghề còn dạy hợp đồng, nên kinh nghiệm <br />
còn ít, khả năng tổ chức hoạt động thiếu linh hoạt, chưa thật sự sáng tạo <br />
trong công tác chuyên môn, việc ứng dụng công nghệ thông tin tuy đã được <br />
triển khai rộng rãi đến toàn bộ giáo viên nhưng việc khai thác còn hạn chế, <br />
khi xử lý tình huống trên lớp còn lúng túng, <br />
Trường có 50% trẻ là con em dân tộc thiếu số (Ê đê) đa số trẻ chưa học <br />
chương trình 34 tuổi; 45 tuổi; năm đầu tiên đến trường nên trẻ chưa có các <br />
kỹ năng cơ bản như; nề nếp, lễ giáo…<br />
Một số trẻ phát âm còn ngọng chưa rõ Tiếng Việt. Khả năng chú ý của <br />
trẻ còn hạn chế, không đồng đều.<br />
Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em <br />
mình.<br />
Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trong của việc cần nâng cao chất <br />
lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là việc làm cần thiết và quan trọng <br />
nhất, để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và khẳng định <br />
vị thế của nhà trường trong công tác giáo dục mầm non. Là cán bộ quản lý <br />
bản thân tôi luôn nghĩ rằng mình phải là chỗ dựa cho giáo viên, giúp giáo viên <br />
định hướng đúng mục tiêu giáo dục để giáo dục trẻ phù hợp với việc đổi mới <br />
nội dung chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Từ đó nâng cao chất <br />
lượng giáo dục, và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ. <br />
Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu đã thống nhất phân công chuyên <br />
môn cho giáo viên phụ trách các lớp phù hợp với khả năng và năng lực của <br />
từng giáo viên, sau đó trong tháng 9 tổ chức khảo sát chất lượng giáo viên, <br />
6<br />
học sinh đầu năm học để có cơ sở đánh giá đúng chất lượng giáo viên và học <br />
sinh, từ đó định hướng, xây dựng kế hoach và nghiên cứu các biện pháp để <br />
bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên theo đúng lộ trình và vận dụng phù hợp <br />
với đặc điểm tình hình của đơn vị và nhiệm vụ của năm học. <br />
Khảo sát chất lượng giáo viên và học sinh trước khi thực hiện đề tài: <br />
+ Khảo sát đối với giáo viên toàn trường;<br />
Tổng <br />
Tỉ lệ<br />
TT Nội dung số giáo Đạt<br />
%<br />
viên<br />
Hình thức tổ chức giờ học linh hoạt, hấp <br />
1 15 7 46,7<br />
dẫn.<br />
2 Sử dụng đồ dùng khoa học, sáng tạo. 15 6 40<br />
Biết trang trí tạo môi trường mở cho trẻ <br />
3 15 5 33,3<br />
hoạt động trái nghiệm phong phú,<br />
Thiết kế các trò chơi hấp dẫn, hứng thú đối <br />
4 với trẻ và ứng dụng công nghệ thông tin 15 6 40<br />
trong dạy học.<br />
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính <br />
5 15 7 46,7<br />
tích cực của trẻ.<br />
+ Khảo sát đối với trẻ: (lớp lá 1 và lá 2 tại điểm chính) <br />
Tổng<br />
Ty lê<br />
̉ ̣<br />
TT Nôi dung khao sat<br />
̣ ̉ ́ số Đạt<br />
%<br />
trẻ<br />
̉ ực hiện được cac yêu c<br />
Tre th ́ ủa bài và hứng <br />
1 65 30 46<br />
thú tham gia các hoạt động. <br />
Tre t ̉ ự tin, mạnh dạn giao tiếp với người <br />
2 65 33 50,7<br />
lớn và trong lúc thực hiên các hoạt động.<br />
Phát huy tính tích cực, chủ động của tre ̉<br />
3 65 37 57<br />
trong việc phối hợp làm việc nhóm. <br />
̣<br />
Sang tao, linh ho<br />
́ ạt trong viêc khám phá môi <br />
̣<br />
4 65 42 64,6<br />
trường xung quanh. <br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
Giải pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp<br />
Như chúng ta đã biết môi trường giáo dục có ảnh hưởng không nhỏ <br />
đến sự phát triển toàn diện của trẻ, bởi qua môi trường này trẻ được tham <br />
gia, được trải nghiệm, được khám phá... Nếu giáo viên biết cách trang trí môi <br />
<br />
7<br />
trường giáo dục trong và ngoài lớp học theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm <br />
trung tâm” và biết cách tổ chức định hướng cho trẻ trong các hoạt động tham <br />
gia vào môi trường, chắc chắn chất lượng của trẻ sẽ có nhiều thay đổi, vậy <br />
để đạt được kết quả cho trẻ và có một môi trường gần gũi, thân thiện để cho <br />
trẻ có cơ hội khám phá, trải nghiệm. Việc đầu tiên tổ chức chuyên đề để cho <br />
giáo viên nắm bắt được những vấn đề cần thiết trong việc xây dựng môi <br />
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt theo yêu cầu hiện nay. Để bồi <br />
dưỡng cho đội ngũ có được hiểu biết, cách thức xây dựng, trang trí tôi đã tiến <br />
hành như sau:<br />
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức cho đội ngũ được tham quan các <br />
trường đã được Phòng giáo dục huyện chỉ đạo xây dựng thí điểm như: <br />
Trường Mầm non Hoa Pơ Lang, Họa My, Sao Mai...Trong năm học 20182019 <br />
nhà trường tổ chức Hội thi trang trí lớp và xây dựng môi trường theo hướng <br />
mở, gần gũi, thân thiện khích lệ tính sáng tạo của giáo viên. Tiến hành chấm <br />
và trao giải thưởng cho từng cá nhân trang trí đẹp và sáng tạo. <br />
Bàn bạc thống nhất trong cấp ủy chi bộ, Ban giám hiệu để có kế <br />
hoạch xây dựng khuôn viên đường nội bộ vười rau, vườn hoa, mua sắm bổ <br />
sung đồ dùng đồ chơi ngoài trời, tại điểm chính,. Ngoài ra còn tổ chức xây <br />
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và lồng ghép xây dựng môi <br />
trường tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiếu số tại buôn Ê căm <br />
như: Xây dựng các khu vực cho trẻ vận động khu vực chơi với cát nước, <br />
vườn cổ tích, góc sách của bé, gian hàng địa phương.....<br />
Phối hợp cùng phụ huynh đóng góp các phế liệu và cùng chung tay <br />
xây dựng tôn tạo môi trường cùng giáo viên.<br />
Bồi dưỡng cho giáo viên các nguyên tắc trang trí môi trường giáo dục <br />
lấy trẻ làm trung tâm, cùng giáo viên trao đổi thảo luận tìm ra các giải pháp, <br />
cách thức, hình thức trang trí phù hợp theo đặc điểm của trẻ và thực tế của <br />
trường, lớp.<br />
Cảnh quan môi trường được trang trí đẹp, trẻ được hoạt động thoải <br />
mái, được trải nghiệm, khám phá, sẽ mang lại nhiều kết quả tốt. Bên cạnh <br />
đó khi nhìn vào môi trường được trang trí có thẩm mỹ và khoa học phụ huynh <br />
càng tin tưởng vào đội ngũ giáo viên đặc biệt tạo được sự phối hợp cao giữa <br />
phụ huynh với nhà trường, từ đó chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ sẽ thay <br />
đổi rõ nét, <br />
Về việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong công tác xây dựng trang trí <br />
môi trường, tôi thấy có nhiều kết quả khả quan bắt nguồn từ giáo viên. Giáo <br />
viên có ý thức để ý thu gom phế liệu và tự sáng tạo gắn ghép làm ra các đồ <br />
dùng, đồ chơi phù hợp và đẹp mắt, biết nhìn nhận sự cần thiết cho việc phải <br />
làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động trải nghiệm, đặc biệt một số giáo <br />
viên biết tổ chức cho trẻ cùng trang trí môi trường và làm đồ chơi cùng với <br />
8<br />
cô, phát huy cho trẻ khả năng tư duy và sáng tạo đồng thời tạo cho trẻ biết <br />
chia sẽ và giúp đỡ người khác.<br />
Giải pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng qua hoạt động dạy học phát huy <br />
tính tích cực, sáng tạo của trẻ.<br />
Trẻ mầm non với quan điểm giáo dục “học bằng chơi chơi mà học” <br />
quan điểm đó ngày xưa đối với giáo viên mầm non theo phương pháp cũ cô <br />
giáo là trung tâm, sẽ nói cho trẻ biết cái mà trẻ chưa biết, sẵn sàng giải thích <br />
giúp đỡ trẻ khi trẻ mới bắt đầu làm và điều đặc biệt trẻ rất ít khi được khám <br />
phá và trải nghiệm trên các hoạt động, nhưng để đáp ứng với sự đổi mới và <br />
sự phát triển của xã hội, đòi hỏi mỗi cá nhân trẻ là chủ thể trong các hoạt <br />
động. Vì vậy hiện nay khi tổ chức hoạt động dạy học giáo viên phải sử dụng <br />
phương pháp “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” sẽ giúp trẻ được tìm tòi, khám <br />
phá, trải nghiệm để phát triển toàn diện, muốn làm được điều này đòi hỏi đội <br />
ngũ giáo viên phải linh hoạt trong các hoạt động, sáng tạo trong cách tổ chức, <br />
biết tạo ra các cơ hội để trẻ được trải nghiệm, được khám phá, đặc biệt phải <br />
biết trăn trở, linh hoạt, sáng tạo tìm kiếm khi xây dựng kế hoạch cho trẻ thực <br />
hiện với mục tiêu “trẻ là trung tâm”, trẻ chủ động trong các hoạt động, khám <br />
phá. Cô giáo là người hướng dẫn, gợi ý cho trẻ hoạt động. Để giúp giáo viên <br />
nắm bắt được cách tổ chức tốt các hoạt động tôi đã sử dụng các hình thức <br />
như:<br />
Chỉ đạo chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về lý thuyết. Bồi <br />
dưỡng bằng cách tổ chức riêng về chuyên đề “giáo dục lấy trẻ làm trung <br />
tâm”.<br />
Tổ chức dạy mẫu và thảo luận đánh giá nhận xét giờ dạy giúp giáo <br />
viên tìm ra “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” thể hiện trong quá trình tổ chức <br />
các hoạt động, cách thức tổ chức, cách xây dựng hệ thống câu hỏi, sử dụng <br />
câu hỏi như thế nào được gọi là "câu hỏi mở". Từ đó giúp giáo viên biết được <br />
cụ thể cái mới, trẻ là trung tâm ở những nội dùng nào?..<br />
Kiểm tra giáo án để đánh giá sự đầu tư về tư duy, sáng tạo, quá trình <br />
tổ chức, việc đặt các câu hỏi đã đúng với yêu cầu, đảm bảo hệ thống và tính <br />
logic, qua đây góp ý bồi dưỡng về năng lực, kỹ năng soạn bài và thực hiện <br />
giờ dạy.<br />
Chỉ đạo tổ chuyên môn bồi dưỡng chuyên đề này qua các buổi sinh <br />
hoạt, qua kiểm tra theo dõi giáo viên hàng ngày trên thực tế của cô và hoạt <br />
động của trẻ, <br />
Giải pháp 3: Chỉ đạo nâng cao chât l<br />
́ ượng sinh hoạt tổ chuyên môn<br />
Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành của nhà trường. Các tổ có <br />
mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và <br />
các tổ chức đoàn thể trong thực hiện các nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụ <br />
9<br />
khác để phát triển nhà trường và đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt, tổ <br />
trưởng chuyên môn là nơi tập hợp, đoàn kết, tìm hiểu nắm vững tâm tư, tình <br />
cảm và những khó khăn trong đời sống của các giáo viên trong tổ, kịp thời <br />
động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo.<br />
Tổ chuyên môn là đầu mối quản lý, nơi trực tiếp triển khai các mặt <br />
hoạt động của nhà trường mà Hiệu trưởng dựa vào đó để quản lý nhà trường <br />
trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản nhất là hoạt động giáo dục, dạy học <br />
và hoạt động sư phạm của giáo viên. Hiểu được vai trò nhiệm vụ quan trọng <br />
của tổ trưởng chuyên môn ngay từ đầu năm bản thân tôi đã triển khai một số <br />
kế hoạch và giao nhiệm vụ cụ thể cho tổ trưởng chuyên môn. <br />
Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn có kế hoạch cụ thể cho việc thăm lớp <br />
dự giờ, tạo điều kiện cho các cá nhân trong tổ dự giờ lẫn nhau. Ngoài việc <br />
góp ý trực tiếp cho người dạy những giáo viên sau khi dự giờ các thành viên <br />
của mình, cũng cần góp ý và xây dựng cho giờ dạy đó vào cuộc sinh hoạt tổ, <br />
nhằm giúp mọi thành viên khác học tập cái hay để phát huy và rút kinh <br />
nghiệm cái hạn chế tồn tại. Kế hoạch của tổ trưởng xây dựng được kiểm tra <br />
và duyệt ngay đầu năm học.<br />
Bên cạnh đó thường xuyên kiểm tra theo dõi, giám sát hoạt động của <br />
tổ chuyên môn, kịp thời động viên nhắc nhở.<br />
Chỉ đạo việc sinh hoạt tổ đúng định kỳ và thực hiện đổi mới trong <br />
sinh hoạt. Trong nội dung sinh hoạt phải có nội dung trọng tâm về chuyên <br />
môn như . Đưa các tình huống sư phạm ra cùng nhau thảo luận. Nhận xét các <br />
tiết được dự giờ...<br />
Bằng những biện pháp trên đã góp phần nâng cao chất lượng giáo viên <br />
càng thêm hiệu quả. Một số giáo viên đã mạnh dạn chia sẻ những điểm yếu <br />
của bản thân mục đích để các thành viên trong tổ tìm ra nguyên nhân và góp ý <br />
bồi dưỡng cho những giáo viên đó.<br />
Giải pháp 4: Bồi dưỡng thông qua công tác kiểm tra, dự giờ thăm <br />
lớp.<br />
Hàng tháng nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra dự giờ và triển <br />
khai tới tất cả hội đồng sư phạm nhà trường được biết và tổ chức thực hiện <br />
theo kế hoạch. <br />
Công tác kiểm tra<br />
Nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn; Kiểm tra <br />
hình thức tổ chức, phương pháp thực hiện các hoạt động hàng ngày.<br />
Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra là việc cần thiết không thế thiếu trong hoạt <br />
động của nhà trường, đặc biệt là hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. <br />
Đây là việc làm thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện sớm những hành vi <br />
<br />
10<br />
lệch chuẩn nhằm giúp đỡ đối tượng được kiểm tra điều chính những hạn chế tồn <br />
tại, những thiếu sót.. <br />
Hình thức kiểm tra: Kiểm tra toàn diện; kiểm tra chuyên đề; kiểm tra theo <br />
định kỳ; kiểm tra đột xuất...<br />
Nguyên tắc kiểm tra: Phải đảm bảo tính khách quan, dân chủ, đánh giá phải <br />
phù hợp với tình tình thực tế của đơn vị về điều kiện tổ chức các hoạt động như cơ <br />
sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học, khả năng vận dụng của giáo viên để <br />
đạt kết quả. Sau kiểm tra phải có nhận xét góp ý những ưu đoeẻm, tồn tại để giáo <br />
viên biết và rút kinh nghiệm trong công tác chăm sopcs giáo dục trẻ.<br />
Thời gian kiểm tra: Thực hiện bám theo kế hoạch kiểm tra Nội bộ từ đó xây <br />
dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ…theo tháng, tuần đối với <br />
từng đối tượng . <br />
Bên cạnh đó ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn cũng tăng cường công <br />
tác kiểm tra hồ sơ bài soạn của giáo viên theo đúng nội dung kế hoạch đã xây <br />
dựng. Tăng cường kiểm tra hoạt động thời gian biểu của giáo viên trong một <br />
ngày, để nhằm giúp giáo viên có một nề nếp thực hiện đúng quy chế chuyên <br />
môn và qua đây giúp giáo viên luôn chủ động về công tác chăm sóc và giáo <br />
dục, tự rèn luyện bồi dưỡng được kỹ năng lên lớp của mình.<br />
Công tác dự giờ, thăm lớp;<br />
Một câu nói của người xưa “Học thầy không tày học bạn” hàng năm, <br />
hàng tháng tôi luôn chỉ đạo chuyên môn và tổ khối xây dựng kế hoach và tổ <br />
chức cho tất cả giáo viên luân phiên nhau đều được tham gia giờ của đồng <br />
nghiệp thông qua các tiết Hội giảng, dạy chuyên đề, thao giảng…Sau đó tổ <br />
chức nhận xét góp ý tiết dạy nêu rõ ưu điểm và hạn chế tồn tại của tiết dạy <br />
để tất cả giáo viên cùng nắm bắt và rút kinh nghiệm. Hàng năm tạo điều kiện <br />
cho tổ chuyên môn, giáo viên cốt cán tham gia sinh hoạt cụm chuyên môn đây <br />
là nơi để cho giáo viên các trường được gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm chuyên <br />
môn giữa các trường, đây là hình thức trao đổi chuyên môn rất hiệu quả và <br />
thiết thực nhằm thống nhất về chuyên môn của các trường trong cụm. Cụm <br />
chuyên tổ chức bồi dưỡng những chuyên đề mới và thảo gỡ những vấn đề <br />
khó khăn vướng mắc trong chuyên môn mà các trường khi tổ chức thực hiện <br />
còn lúng túng… Trong năm học 2018 2019 Cụm chuyên môn tổ chức dạy <br />
chuyên đề thực hành và phân công trường Mầm non Hoa Cúc dạy chuyên đề <br />
cum 2 tiết (Phát triển vận động và tiết Làm quen văn văn học) trường Mầm <br />
non Hoa Phượng dạy chuyên đề cụm 2 tiết (khám phá khoa học và tiết làm <br />
quen với toán). Sau các buổi dự giờ các trường trong cum ngồi lại nhận xét, <br />
góp ý cho các tiết dạy. Qua đó các trường góp ý trao đổi kinh nghiệm để bổ <br />
sung cho tiết dạy hoàn thiện nhất.<br />
Ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn, thì vấn đề về kỹ năng sư <br />
phạm lại rất cần thiết bởi qua đây giáo viên trực tiếp truyền tải kiến thức <br />
11<br />
bằng điệu bộ, ánh mắt, các kỹ năng về tổ chức sẽ đem lại hiệu quả cho môn <br />
học rất cao thu hút được trẻ tham gia tích cực vào hoạt động học một cách <br />
hứng thú, nhờ vào các kỹ năng có được ở giáo viên. Chính vì vậy qua tổ chức <br />
thăm lớp dự giờ sẽ giúp cho giáo viên có thêm kinh nghiệm sau khi được góp <br />
ý bồi dưỡng của người dự giờ, đồng thời giáo viên cũng sẽ tự nhận ra điểm <br />
hạn chế và những tồn tại của mình trong giờ dạy, bên cạnh đó giáo viên sẽ có <br />
được kỹ năng lên lớp, mạnh dạn, tự tin hơn cho các giờ dạy tiếp theo. Quán <br />
triệt giáo viên về công tác soạn bài và chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ <br />
trước một ngày. Công việc này nếu giáo viên làm tốt sẽ giúp giáo viên chủ <br />
động và tự tin hơn trong giờ dạy tự rèn cho giáo viên có một thói quan khi lên <br />
lớp và đồng thời đó là điều kiện để tự bồi dưỡng kỹ năng lên lớp cho bản <br />
thân giáo viên;<br />
Qua những giải pháp trên khi đưa vào áp dụng tôi nhận thấy kỹ năng <br />
lên lớp của mỗi giáo viên đã tiến bộ nhiều, đặc biệt kỹ năng tổ chức giờ học <br />
lấy trẻ làm trung tâm và kỹ năng gây hứng thú cho trẻ trong quá trình tổ chức <br />
giờ học, trẻ không nhàm chán trong mỗi giờ hoạt động, nhìn chung các trẻ <br />
hứng thú và tỏ ra không mệt mỏi mà còn hào hứng muốn được tìm hiểu khám <br />
phá thêm. Các giáo viên tự tin hơn và chủ động hơn trong các giờ dạy đặc <br />
biệt những giờ kiểm tra dự giờ đột xuất giáo viên đã khẳng định được mình <br />
năng lực chuyên môn. Hồ sơ bài soạn đã có chất lượng đầu tư rõ nét.<br />
IV. Tính mới của giải pháp <br />
Trong quá trình nghiên cứu và vận dụng các biện pháp trên vào việc chỉ <br />
đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non <br />
Hoa Phượng bản thân tôi nhận thấy có những điểm mới đạt được rõ nét như: <br />
Chất lượng đội ngũ giáo viên có chuyển biến hơn, số lượng giáo viên <br />
dạy tốt tăng lên, giáo viên đạt giải giáo viên dạy giỏi cũng tăng hơn những <br />
năm trước.<br />
Công tác quản lí, chỉ đạo giữa tổ chuyên môn và ban giám hiệu có sự <br />
liên kết chặt chẽ với nhau.<br />
Chuyên môn giáo viên được nâng lên, dẫn đến chất lượng giáo dục <br />
cũng được cải thiện hơn.<br />
Giáo viên có ý thức tự giác, xác định vai trò trách nhiệm của mình đối <br />
với các cháu, đối với nhà trường, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Đây là điều <br />
cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường.<br />
Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đã tác động <br />
trực tiếp đến giáo viên. Nhằm bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp <br />
vụ. Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của <br />
sự nghiệp giáo dục hiện nay.<br />
<br />
12<br />
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm <br />
̣ ơi gian vân d<br />
Sau môt th ̀ ̣ ụng cac giai phap vào vi<br />
́ ̉ ́ ệc nâng cao chất lượng <br />
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường Mầm non Hoa Phượng đã cho kết <br />
quả khá quan. Đa số giáo viên đã mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học và <br />
hình thức tổ chức giờ học linh hoạt, biết xử lý tình huống nhẹ nhàng, thu hút <br />
sự tập trung chú ý của trẻ. Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo viên chỉ là <br />
người hướng dẫn gợi ý cho trẻ suy nghĩ và tìm biện pháp giải quyết vấn đề, <br />
chủ động tìm tòi, khám phá phát huy khả năng sáng tạo của trẻ, biết sử dụng <br />
đồ dùng khoa học, sáng tạo, sử dụng những nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm <br />
kiếm và an toàn để làm đồ dùng đồ chơi cho cho trẻ khám phá, trái nghiệm. <br />
Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tự tin khi tổ chức <br />
hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ: <br />
Kết quả sau hai năm nghiên cứu, vận dụng các giải pháp.<br />
+ Đối với giáo viên:<br />
Tổng <br />
Tỉ lệ<br />
TT Nội dung số giáo Đạt<br />
%<br />
viên<br />
Hình thức tổ chức giờ học linh hoạt, hấp <br />
1 15 13 86,6<br />
dẫn.<br />
2 Sử dụng đồ dùng khoa học, sáng tạo. 15 12 80<br />
Biết trang trí tạo môi trường mở cho trẻ <br />
3 15 11 73,3<br />
hoạt động trái nghiệm phong phú,<br />
Thiết kế các trò chơi hấp dẫn, hứng thú đối <br />
4 với trẻ và ứng dụng công nghệ thông tin 15 11 73,3<br />
trong dạy học.<br />
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính <br />
5 15 12 80<br />
tích cực của trẻ.<br />
+Đối với trẻ<br />
Tổng<br />
Số Ty lê<br />
̉ ̣<br />
TT Nôi dung khao sat<br />
̣ ̉ ́ số <br />
lượng %<br />
trẻ<br />
̉ ực hiện được cac yêu c<br />
Tre th ́ ủa bài và hứng <br />
1 65 48 74<br />
thú tham gia các hoạt động. <br />
Tre t ̉ ự tin, mạnh dạn giao tiếp với người <br />
2 65 49 75,3<br />
lớn và trong lúc thực hiên các hoạt động.<br />
Phát huy tính tích cực, chủ động của tre ̉<br />
3 65 52 80<br />
trong việc phối hợp làm việc nhóm. <br />
4 ̣<br />
Sang tao, linh ho<br />
́ ạt trong viêc khám phá môi <br />
̣ 65 55 84,6<br />
<br />
13<br />
trường xung quanh. <br />
Việc thực hiện các biện pháp trên đã góp phần nâng cao chất lượng đội <br />
ngũ của giáo viên trong nhà trường rõ nét theo từng ngày, giáo viên nhìn chung <br />
đã nắm vững về công tác chuyên môn, kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm, linh <br />
hoạt sáng tạo trong các phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động trong <br />
nhà trường. Hơn hết giáo viên đã có nhiều tiến bộ trong việc “Giáo dục lấy <br />
trẻ làm trung tâm”, chất lượng trẻ cũng đã có nhiều tiến bộ, uy tín của nhà <br />
trường ngày được nâng lên. <br />
Giáo viên đã biết chủ động trong công tác trang trí, làm dồ dùng đồ <br />
chơi theo hình thức mở. Hầu hết giáo viên có tinh thần trách nhiệm và tâm <br />
huyết với nghề, điều này thể hiện rất rõ trong công việc hàng ngày của giáo <br />
viên và kết quả trên trẻ, trên lớp học.<br />
Môi trường trong và ngoài lớp khang trang, được trang trí xây dựng <br />
theo yêu cầu “Lấy trẻ làm trung tâm”<br />
Trẻ năng động nhanh nhẹn, tự tin trong tất cả các hoạt động, biết <br />
mạnh dạn giao tiếp với người lớn, cô giáo và chủ động trong việc khám phá <br />
môi trường xung quanh. Trẻ hứng thú và phát huy tính tích cực sáng tạo, biết <br />
phối hợp nhóm để thực hiện tốt các hoạt động.<br />
Phần lớn phụ huynh đồng thuân cao v<br />
̣ ề những kết quả nhà trường đạt <br />
được, họ tin tưởng và sẵn sàng phối hợp, hoàn thành trách nhiệm của mình <br />
đối với con em và nhà trường, phụ huynh có tinh thần tự giác trong việc sưu <br />
tầm phế liệu cho giáo viên. Góp phần to lớn trong việc phối hợp tuyên truyền <br />
đến phụ huynh học sinh và nhân dân trên địa bàn về công tác chăm sóc, nuôi <br />
dưỡng và giáo dục trẻ trên địa bàn.<br />
Khâu then chốt thực hiện thắng lợi sự nghiệp giáo dục đó chính là đội <br />
ngũ nhà giáo. Vì vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo có ý nghĩa to lớn <br />
và quan trọng trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, là một quy luật tất yếu để <br />
phát triển kinh tế xă hội của đất nước. Cũng chính là động lực thúc đẩy sự <br />
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện cơ bản để phát triển <br />
nguồn lực con người. Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một trong <br />
những vấn đề cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.<br />
Phần thứ 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
I. Kêt luân:<br />
́ ̣<br />
Đội ngũ giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng, để làm cho giáo dục <br />
thực hiện được sứ mệnh cao cả đó, Hồ Chủ Tịch đã từng nói “Không có thầy <br />
thì không có giáo dục”, rõ ràng phát triển đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp <br />
thiết, là yếu tố cơ bản quyết định trong việc phát triển giáo dục.<br />
<br />
<br />
14<br />
Chính vì vậy bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mâm <br />
non là nhiệm vụ cần thiết. Hiểu được tầm quan trong đó tôi đã trăn trớ tìm ra <br />
những giải pháp tốt nhất và phù hợp với thực tế của đơn vị mình để áp dụng <br />
vào công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, qua việc vận dụng các giải <br />
pháp trên đã làm thay đổi cơ bản về chất lượng đội ngũ giáo viên trong lĩnh <br />
vực chuyên môn, đa số giáo viên đã nắm vững kiến thức chuyên môn, kỹ <br />
năng lên lớp bình tĩnh, tự tin, linh hoạt và biết tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm <br />
khám phá... đặc biệt là ý thức trách nhiệm, tính đoàn kết đã thể hiện rõ nét <br />
trong môi trường giáo dục. Chất lượng đội ngũ đã được nâng lên rõ rệt qua <br />
hai năm áp dụng các giải pháp<br />
Còn đối với bản thân tôi, sau khi áp dụng đề tài nghiên cứu này nó có ý <br />
nghĩa rất lớn, bởi qua nghiên cứa và thực hiện đề tài này giúp tôi có được kỹ <br />
năng trong công tác quản lý chỉ đạo, có thêm được những kiến thức qua thực <br />
tế của đề tài, thực hiện theo kế hoạch một cách khoa học và linh hoạt sáng <br />
tạo để nhằm đạt được hiệu quả trong công tác chỉ đạo chuyên môn và các <br />
hoạt động khác. <br />
Qua đây chúng ta hiểu rõ hơn nữa việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội <br />
ngũ trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ phải được quan tâm hàng đầu, thường <br />
xuyên và là trách nhiệm của người làm công tác quản lý. Muốn công tác bồi <br />
dưỡng đội ngũ tốt thì đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có năng lực chuyên <br />
môn vững vàng, sáng tạo, tâm huyết, say mê với nghề nghiệp. Luôn quan tâm <br />
đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. <br />
II. Kiến nghị.<br />
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cho giáo viên trong việc chăm sóc, nuôi <br />
dưỡng, giáo dục trẻ tôi có một số kiến nghị như sau:<br />
Đối với cấp trên cần đầu tư cơ sở vật chất nhiều hơn nữa để đảm <br />
bảo việc dạy và học, hàng năm nên tổ chức cho cán bộ quản lý và giáo viên <br />
cốt cán được dự các lớp tập huấn chuyên môn và đi tham quan học hỏi các <br />
trường trọng điểm. <br />
Nên biên chế và giao định biên số lượng giáo viên cho các trường vào <br />
đầu năm học để nhà trường sớm ổn định đội ngũ và phân công chuyên môn và <br />
bố trí lớp đầu năm học.<br />
Trên đây là “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn <br />
cho đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non Hoa Phượng” với đề tài này bản <br />
thân đã cố gắng nghiên cứu và áp dụng tại đơn vị mình. Tuy nhiên, những <br />
giải pháp tôi đưa ra không tránh khói những hạn chế, thiếu sót. Tôi mong <br />
muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp để đề tài được <br />
hoàn chỉnh hơn, nhằm góp phần nhỏ bé trong việc nâng cao chất lượng <br />
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non./.<br />
15<br />
Buôn Trấp, ngày 15 tháng 4 năm 2019<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Vinh<br />
<br />
<br />
NHẬN XẾT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP TRƯỜNG<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XẾT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
................................................................................................................................. <br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Văn kiện đại hội lần thứ XI, XII của Đảng .<br />
2. Luật Giáo dục.<br />
3. Điều lệ trường Mầm non.<br />
4. Chương trình giáo dục mầm non ( dành cho cán bộ quản lý và giáo <br />
viên mầm non)<br />
5. Giáo trình trung cấp lý luận chính trị hành chính Nhà xuất bản lý <br />
luận chính trị<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
17<br />