PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG<br />
TRƯỜNG MẦM NON XÃ NGHĨA MINH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI <br />
NGŨ”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: Trịnh Thị Minh Ngọc.<br />
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Mầm non<br />
Chức vụ: Hiệu trưởng.<br />
Nơi công tác: Trường mầm non xã Nghĩa Minh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Nghĩa Minh, tháng 5 năm 2016<br />
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
<br />
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội <br />
ngũ”<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng nâng cao chất <br />
lượng đội ngũ.<br />
3. Thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: <br />
(Thời gian đã được triển khai thực hiện từ ngày 01/08/2013 đến 25/5/2014)<br />
4. Tác giả:<br />
Họ và tên: Trịnh Thị Minh Ngọc <br />
Năm sinh: 26 6 1968<br />
Nơi thường trú: Xã Nghĩa Minh – Huyện Nghĩa Hưng – Tỉnh Nam Định<br />
Trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn: Đại học <br />
Chức vụ công tác: Hiệu trưởng <br />
Nơi làm việc: Trường mầm non Nghĩa Minh<br />
Điện thoại: 03503711082<br />
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 90%<br />
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: <br />
Tên đơn vị: Trường mầm non xã Nghĩa Minh<br />
Địa chỉ: Xã Nghĩa Minh – Huyện Nghĩa Hưng – Tỉnh Nam Định<br />
Điện thoại: 03503711082<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ”<br />
<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:<br />
Giáo dục và Đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng <br />
góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì thế tại <br />
Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam <br />
khóa XI đề ra Nghị quyết số 29NQ/TWngày 4/11/2013 với nội dung: “ Đổi <br />
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – <br />
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và <br />
hội nhập quốc tế”.<br />
Trong những năm gần đây đất nước đã xây dựng được hệ thống Giáo <br />
dục và Đào tạo tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Cơ sở vật <br />
chất, thiết bị giáo dục, đào tạo được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại <br />
hóa. Chất lượng Giáo dục – Đào tạo ngày càng tiến bộ. Có được những thành <br />
tựu và kết quả đó, trước hết bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của dân tộc; <br />
sự quan tâm chăm lo của Đảng, nhà nước, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể <br />
nhân dân; của mỗi gia đình và toàn xã hội; sự tận tụy của đội ngũ nhà giáo và <br />
cán bộ quản lý giáo dục.<br />
Cùng với sự phát triển của Giáo dục và Đào tạo, giáo dục mầm non có <br />
nhiều chuyển biến tích cực trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Tuy nhiên so với <br />
3<br />
yêu cầu đổi mới hiện nay thì chất lượng đội ngũ giáo viên của trường mầm <br />
non Nghĩa Minh trong những năm trước chưa đáp ứng toàn diện, trình độ đội <br />
ngũ đào tạo không cơ bản, số học chính quy ít, khả năng tiếp cận khoa học kĩ <br />
thuật còn hạn chế, công tác bồi dưỡng chuyên môn chiếu lệ, hình thức, chưa <br />
phát huy hiệu quả việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên.<br />
Từ thực tế đó đòi hỏi người lãnh đạo quản lí trường mầm non cần phải <br />
thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên <br />
mầm non. Bản thân tôi là hiệu trưởng trường mầm non, tôi luôn tìm mọi <br />
biện pháp hiệu quả nhất để có đội ngũ giáo viên giỏi, vừa hồng, vừa <br />
chuyên. Và tôi đã thực sự thành công trong công tác bồi dưỡng nâng cao chất <br />
lượng đội, giúp cho nhà trường nhiều năm liên tục đạt thành tích xuất sắc <br />
các cấp, chính vì thế tôi muốn chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp đề tài: “Một <br />
số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non”<br />
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn:<br />
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên mầm non thì trước hết <br />
cô giáo phải giàu lòng thương yêu trẻ, kiên trì, bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy, <br />
chăm sóc giáo dục được trẻ đạt hiệu quả. Cô giáo mầm non chính là người mẹ <br />
hiền thứ hai của trẻ: “ Cô và mẹ là hai cô giáo; mẹ và cô đấy hai mẹ hiền” do <br />
đó việc giúp trẻ có môi trường sống thật sự thoải mái và phát huy sáng tạo của <br />
cá nhân, được học các bài học đầu đời, đối với trẻ người mẹ thứ hai thực sự <br />
vô cùng quan trọng, bởi khoảng thời gian trong ngày của trẻ ở trường, lớp <br />
bằng hai phần ba số thời gian trẻ sinh hoạt trong gia đình.<br />
Trẻ ở tuổi mầm non còn non nớt, tâm sinh lý chưa phát triển hoàn thiện, <br />
dễ nhạy cảm với mọi hoạt động xung quanh cho nên giáo viên phải có một <br />
vốn kiến thức cơ bản, hiểu biết nghiệp vụ và tâm huyết với nghề, để giúp trẻ <br />
phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ và tinh thần, trên cơ sở <br />
chương trình nuôi dạy trẻ khoa học, linh hoạt và sáng tạo. <br />
4<br />
Chính vì thế đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng về mọi mặt; bồi <br />
dưỡng về năng khiếu như đàn, hát, múa, vẽ; kỹ năng sử dụng công nghệ thông <br />
tin và phương pháp chăm giáo dục linh hoạt để thu hút trẻ, tạo cho trẻ hứng thú <br />
trong giờ học, trong các hoạt động một cách tích cực, hứng thú thông qua con <br />
đường, học bằng chơi, chơi mà học và lồng ghép các môn học vào chương <br />
trình một cách phù hợp, Đặc biệt là giáo viên phải nhẹ nhàng, tình cảm, ngôn <br />
ngữ rõ ràng, dễ hiểu, gần gũi thương yêu, tôn trọng và công bằng đối với trẻ <br />
như chính con của mình.<br />
Giáo viên mầm non cần phải linh hoạt trong mọi tình huống giáo dục; <br />
phải tìm ra cho mình một phương pháp giáo dục phù hợp đối với trẻ, luôn đổi <br />
mới hình thức chăm sóc giáo dục trẻ để tạo hứng thú, khiến trẻ không bị nhàm <br />
chán. Ngoài ra giáo viên mầm non còn phải là một nhà tuyên truyền giỏi, tuyên <br />
truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc cha mẹ, <br />
nhất là công tác xã hội hóa giáo dục, giúp các bậc cha mẹ và cộng đồng hiểu <br />
được tầm quan trọng của ngành học, tích cực ủng hộ về tinh thần và vật chất, <br />
góp phần xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, tạo điều kiện để nhà <br />
trường phát triển, thực sự là cái nôi nuôi dưỡng nhân tài cho đất nước.<br />
Vì vậy phải tập trung làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi <br />
về chuyên môn, đạo đức lối sống tốt, để hoàn thành chiến lược giáo dục mầm <br />
non mà Đảng ta đã khẳng định.<br />
2. Thực trạng:<br />
Trường mầm non xã Nghĩa Minh có đội ngũ cán bộ giáo viên trình độ <br />
100% đạt chuẩn ( trong đó có 82,7% trình độ trên chuẩn, 17,3 đạt chuẩn). Mặc <br />
dù số lượng nhà giáo đạt chuẩn và trên chuẩn là rất cao, song đa số không <br />
được đào tạo cơ bản, số đào tạo chính quy rất ít. Năng lực, trình độ chuyên <br />
môn nghiệp vụ, nắm bắt chương trình GDMN, năng động sáng tạo trong việc <br />
làm đồ dùng đồ chơi và đổi mới phương pháp dạy, nhạy bén trong công việc <br />
<br />
<br />
5<br />
còn rất nhiều hạn chế. Do đó trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp rất <br />
nhiều khó khăn. <br />
Một số giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận với ứng dụng công <br />
nghệ thông tin trong giảng dạy.<br />
Trường có 7 cán bộ giáo viên biên chế nhà nước, còn lại là giáo viên <br />
được hưởng chế độ theo NĐ60, mặc dù đồng lương đã tăng lên song so với <br />
mặt bằng xã hội còn rất thấp. Do đó cũng ảnh hưởng đến việc nghiên cứu tài <br />
liệu, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.<br />
Công tác đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đã có <br />
nhiều đổi mới, bước đầu phát huy tính tích cực, tạo động lực và khuyến khích <br />
giáo viên phấn đấu vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. <br />
3. Các biện pháp thực hiện:<br />
3.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và phân công nhiệm vụ cho đội ngũ <br />
giáo viên:<br />
Khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên đầu năm học: <br />
+ Trình độ chuyên môn: Trình độ Đại học: 9 đồng chí; Cao đẳng: 15 <br />
đồng chí; Trung cấp; 5 đồng chí.<br />
+ Khảo sát trình độ nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, năng lực công tác và <br />
hoàn cảnh điều kiện gia đình.<br />
Phân công nhiệm vụ cho đội ngũ giáo viên phù hợp với trình độ chuyên <br />
môn, năng lực công tác và điều kiện gia đình, để giúp giáo viên yên tâm công <br />
tác. <br />
Dựa vào kế hoạch năm học của nhà trường, để xây dựng kế hoạch bối <br />
dưỡng chuyên môn, phù hợp với tình hình thực tế, năng lực, trình độ giáo viên <br />
và tuỳ theo nhiệm vụ mà giáo viên đang thực hiện.<br />
Biên soạn một số nội dung, phương pháp, biện pháp thực hiện kế <br />
hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. <br />
<br />
<br />
6<br />
Xây dựng kế hoạch mở lớp bồi dưỡng cho giáo viên vào những thời <br />
điểm thích hợp trong năm học, kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng <br />
chuyên môn, bồi dưỡng cho những giáo viên còn hạn chế ở các mặt, tham gia <br />
các lớp do cấp trên mở, nhân rộng những cá nhân điển hình vừa hồng, vừa <br />
chuyên...<br />
Khuyến khích giáo viên tự học tập nâng cao trình độ, đổi mới hình thức <br />
d¹y häc (lấy trẻ làm trung tâm) theo phương châm “Học bằng chơi, chơi mà <br />
học”; giúp giáo viên tự tổ chức các sân chơi, hoạt động ngoại khoá, ngày hội, <br />
ngày lễ trong trường, lớp học, nhằm giúp trẻ phát huy tính tích cực, chủ động, <br />
sáng tạo, đồng thời hình thành các kỹ năng cần thiết cho trẻ nhằm nâng cao <br />
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn <br />
diện. <br />
3.2. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên:<br />
Người giáo viên Mầm non giữ một ví trí hết sức quan trọng trong công <br />
tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, là người đặt nền móng đầu tiên cho thế <br />
hệ tương lai của đất nước. Đội ngũ giáo viên chính là lực lượng nòng cốt chủ <br />
yếu để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, giữ vai trò quyết định chất <br />
lượng và hiệu quả giáo dục, chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ mầm non bước <br />
vào cuộc sống. Vì vậy đội ngũ giáo viên Mầm non cần xác định rõ vai trò, vị trí <br />
và trách nhiệm của mình. <br />
Để nâng cao nhận thức cho giáo viên, đầu các năm học tôi đã dành thời <br />
gian phổ biến cho giáo viên các văn bản, chỉ thị của ngành học để giáo viên <br />
nhận thức rõ về yêu cầu nhiệm vụ của bản thân. Trong Hội nghị cán bộ công <br />
chức, viên chức đầu năm học tôi tổ chức cho giáo viên học điều lệ trường <br />
mầm non, nhiệm vụ năm học của ngành học, của trường; những văn bản pháp <br />
quy về ngành học mầm non; Chỉ thị 03/CTTW của Bộ chính trị về đẩy mạnh <br />
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động <br />
"Mỗi thày cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”….<br />
<br />
7<br />
Đồng thời để tạo động lực cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ một <br />
cách toàn diện cần giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn về chuẩn nghề <br />
nghiệp giáo viên mầm non, từ đó vận dụng tích cực trong thực hiện nghiệp vụ <br />
của bản thân một cách tích cực nhất. <br />
3.3. Bồi dưỡng việc xây dựng kế hoạch và đánh giá trẻ cho đội ngũ <br />
giáo viên:<br />
* Bồi dưỡng việc xây dựng kế hoạch : <br />
Xây dựng kế hoạch là việc làm đầu tiên đối với một giáo viên đứng lớp <br />
trong một năm học. Có rất nhiều loại kế hoạch cần phải lập và thực hiện hoàn <br />
thành kế hoạch đề ra. Kế hoạch càng cụ thể, rõ ràng bao nhiêu thì hiệu quả và <br />
chất lượng càng đạt cao bấy nhiêu. Đầu năm học, sau khi nhà trường đã có kế <br />
hoạch năm học và kế hoạch giáo dục, tôi chỉ đạo cho các nhóm lớp triển khai <br />
xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch giáo dục các độ tuổi nhóm lớp mình <br />
được phân công phụ trách. <br />
Đối với kế hoạch năm học, tôi chỉ đạo các lớp trên cơ sở kế hoạch của <br />
nhà trường các lớp sẽ cụ thể hoá các chỉ tiêu yêu cầu cần thực hiện của nhóm <br />
lớp mình dựa trên điều kiện tình hình thực tế của nhóm lớp mình để đề ra chỉ <br />
tiêu và các biện pháp lớp mình cần phải thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ.<br />
Với kế hoạch giáo dục năm học, ban giám hiệu kết hợp cùng tổ trưởng <br />
chuyên môn các tổ khối nghiên cứu chương trình giáo dục mầm non, kết quả <br />
mong đợi cuối độ tuổi để xây dựng kế hoạch, từ đó tôi định hướng cho giáo <br />
viên nghiên cứu kế hoạch giáo dục năm học của nhà trường sau đó dựa vào <br />
tình hình thực tế nhóm lớp và chương trình của từng độ tuổi( Riêng 5 tuổi giáo <br />
viên cần nghiên cứu Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi), xây dựng mục tiêu, nội <br />
dung, lựa chọn hoạt động cho phù hợp, sau đó xây dựng kế hoạch các chủ đề.<br />
Việc xây dựng kế hoạch cho mỗi chủ đề cần giúp giáo viên biết cân đối <br />
các đề tài theo 5 lĩnh vực phát triển, giúp trẻ phát triển ở 5 lĩnh vực một cách <br />
hài hòa, tạo cho trẻ hứng thú học tập, khám phá, sáng tạo thông qua các hình <br />
8<br />
thức tổ chức của giáo viên, theo phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”. <br />
Xây dựng kế hoạch vui chơi phù hợp và tổ chức hoạt động vui chơi thường <br />
xuyên đảm bảo theo yêu cầu, trẻ tự tin hứng thú trong giờ chơi. Tổ chức đầy <br />
đủ các giờ hoạt động ngoài trời theo kế hoạch với nhiều nội dung khác nhau, <br />
không gây nhàm chán đối với trẻ. Giúp trẻ linh hoạt, sáng tạo hơn trong các <br />
hoạt động. <br />
Giúp giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động trên ngày một cách lôgíc, <br />
sáng tạo, đạt mục đích yêu cầu đề ra cho từng hoạt động phù hợp với trẻ ở <br />
từng lớp. Trong mỗi hoạt động giáo viên cần xác định tốt mục đích yêu cầu <br />
của từng hoạt động dựa trên nhận thức của trẻ ở độ tuổi, điều kiện thực tế <br />
của nhóm lớp mình quản lý và kết quả mong đợi trong chương trình giáo dục <br />
mầm non đối với độ tuổi đó. Khi đã xác định tốt mục đích yêu cầu của hoạt <br />
động, giáo viên cần chuẩn bị chu đáo đầy đủ các phương tiện để giúp hoàn <br />
thành mục đích yêu cầu đã đề ra của hoạt động. Phối hợp giữa phương pháp và <br />
hình thức một cách linh hoạt, sáng tạo, thực hiện lấy trẻ làm trung tâm theo <br />
phương châm trẻ được “ học bằng chơi, chơi mà học” sẽ giúp giáo viên hoàn <br />
thành tốt mục đích yêu cầu đề ra của hoạt động đó. <br />
* Bồi dưỡng việc đánh giá trẻ: <br />
Chúng ta đã biết đánh giá trẻ trong giáo dục mầm non có liên quan đến <br />
nhiều mặt nhưng nhìn chung chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm <br />
non phải được phản ánh qua những kết quả đạt được ở trẻ, còn những vấn đề <br />
khác chỉ là điều kiện đem lại kết quả đó. Vì vậy đánh giá trẻ là bước quan <br />
trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
Trên thực tế thực trạng việc đánh giá trẻ của một số ít giáo viên trong <br />
nhà trường còn rất nhiều hạn chế, như: Đánh giá chưa kịp thời, chưa nắm <br />
được nội dung, hình thức, phương pháp về đánh giá trẻ, do đó cần hướng dẫn <br />
cho giáo viên cách đánh giá sự phát triển của trẻ, chỉ ra cho giáo viên biết về <br />
những điểm mới trong việc đánh giá trẻ hiện nay, đó là: Đánh giá mức độ đạt <br />
<br />
9<br />
được, chưa đạt được về khả năng nhận thức kĩ năng thực hành, giao tiếp, hoạt <br />
động nhóm... của trẻ. Bồi dưỡng cho giáo viên một cách cụ thể về phương <br />
pháp đánh giá sự phát triển của trẻ giúp giáo viên khắc phục những việc đã làm <br />
được và chưa làm được trong từng tiết dạy, từng loại hoạt động, việc sử dụng <br />
đồ dùng, đồ chơi trong lớp của cô và trẻ, giáo viên cần rút kinh nghiệm cho <br />
việc tổ chức các hoạt động tiếp theo hay chủ đề tiếp theo đem lại kết quả <br />
cao hơn hiệu quả hơn nhằm giúp trẻ đạt chất lượng tốt hơn và đạt kết quả <br />
mong đợi của độ tuổi do giáo viên phụ trách.<br />
3.4. Dự giờ, thăm lớp:<br />
Để giáo viên tự tin, chủ động hơn trong các hoạt động chăm sóc giáo <br />
dục trẻ tôi đã vận dụng các hình thức kiểm tra, dự giờ…Và ngược lại tổ chức <br />
cho giáo viên tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm trong tổ nhóm, tự dự giờ đồng <br />
nghiệp để rút kinh nghiệm cho bản thân...<br />
Tôi đã tiến hành dự giờ đột xuất, dự giờ báo trước, thăm lớp bất kỳ <br />
thời điểm nào trong ngày, trong tuần, trong tháng để nắm bắt tình hình chăm <br />
sóc giáo dục trẻ, tình hình soạn giảng và việc nghiên cứu nội dung bài dạy, <br />
chuẩn bị đồ dùng dạy học, đồ chơi, trang trí nhóm lớp; cách sắp xếp đồ dùng, <br />
đồ chơi trong các góc hoạt động, môi trường thực hiện các hoạt động trong <br />
ngày, tuần và chủ đề, có phù hợp với nhận thức của trẻ trong độ tuổi và điều <br />
kiện của nhóm lớp do giáo viên quản lý ..... <br />
Nắm bắt hình thức tổ chức, phương pháp dạy học của mỗi một giáo <br />
viên để góp ý xây dựng cho giáo viên, giúp giáo viên có biện pháp kịp thời sửa <br />
chữa, bồi dưỡng chuyên môn phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của <br />
nhóm lớp do giáo viên phụ trách.<br />
Hướng dẫn các giáo viên mới được dự giờ, học tập rút kinh nghiệm qua <br />
các giờ dạy trong tổ, tổ bạn, hay kiến tập chuyên môn cấp trường, cụm, cấp <br />
huyện.<br />
<br />
<br />
10<br />
Tạo mọi điều kiện cho giáo viên được đi tham quan học tập, tham gia <br />
dự giờ học tập, rút kinh nghiệm ở các trường bạn trong cụm và trong huyện. <br />
Từ đó giúp giáo viên vận dụng một cách linh hoạt những phương pháp giảng <br />
dạy, làm đồ dùng, trang trí lớp …hay những kinh nghiệm sáng tạo, đem lại <br />
hiệu quả cao của trường bạn vận dụng trong công tác giảng dạy của bản thân.<br />
3.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên.<br />
Công tác kiểm tra nội bộ trường học là một việc làm rất quan trọng. <br />
Kiểm tra trước hết là vì sự tiến bộ của cá nhân và tập thể trong công tác, phát <br />
huy những mặt tốt, mặt tích cực, ngăn chặn uốn nắn những lệch lạc của cá <br />
nhân và tập thể khi thực hiện công việc.<br />
Kiểm tra để tác động đến quá trình hoạt động của mỗi giáo viên, nhằm <br />
nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên. Kiểm tra đạt chất lượng và hiệu <br />
quả khi công tác kiểm tra phải thúc đẩy tự kiểm tra. Trên thực tế nhà trường <br />
kiểm tra có sát sao đến đâu thì người quản lý cũng không thể theo sát từng hoạt <br />
động của mỗi giáo viên. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải làm sao cho mỗi cán bộ <br />
giáo viên phải tự giác, chủ động thực hiện phương pháp và mục tiêu giáo dục <br />
trong thực hiện hoạt động giáo dục. Và chính quá trình kiểm tra sẽ góp phần <br />
hình thành ý thức và năng lực tự kiểm tra công việc của chính bản thân mỗi cán <br />
bộ giáo viên.<br />
Để thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ, tôi đã thực hiện dựa trên cơ <br />
sở:<br />
Nguyên tắc kiểm tra: Trên cơ sở tình tình thực tế của đơn vị về điều <br />
kiện tổ chức các hoạt động như cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học, <br />
khả năng vận dụng của giáo viên để đạt kết quả. Nhằm đánh giá chất lượng <br />
thực hiện chuyên môn của mỗi giáo viên.<br />
Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm <br />
tra theo định kì, kiểm tra đột xuất...<br />
<br />
<br />
11<br />
Thời gian kiểm tra: Trong năm học có kế hoạch: Kiểm tra toàn diện, <br />
kiểm tra chuyên đề, kiểm tra theo tháng, định kì. Hàng tháng, tuần lên kế hoạch <br />
kiểm tra thường xuyên kiểm tra đột xuất … <br />
Về nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn; <br />
kiểm tra hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy; việc thực hiện chế độ <br />
sinh hoạt trên ngày... Tùy theo từng đối tượng giáo viên để lựa chọn phương <br />
pháp kiểm tra cho phù hợp và có biện pháp bồi dưỡng kịp thời nhằm nâng cao <br />
chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm.<br />
+ Kiểm tra việc xây dựng các kế hoạch (kế hoạch chăm sóc giáo dục <br />
trẻ, kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch tự bồi dưỡng...). Từ đó đóng góp ý kiến để <br />
giáo viên chỉnh sửa sao cho phù hợp với tình hình thực tế của trẻ trong nhóm <br />
lớp mình phụ trách, dần nâng cao khả năng xây dựng kế hoạch của giáo viên.<br />
+Kiểm tra công tác giảng dạy: Giáo viên đã xác định đúng mục đích yêu <br />
cầu, nội dung của đề tài cần truyền tải đến trẻ hay chưa, phương pháp thực <br />
hiện và đã đạt kết quả mong đợi ở từng độ tuổi chưa?... Từ đó đánh giá được <br />
năng lực, trình độ của giáo viên để có biện pháp bồi dưỡng kịp thời. <br />
+ Kiểm tra khâu chăm sóc: Việc thực hiện vệ sinh(vệ sinh cá nhân trẻ, <br />
vệ sinh phòng học, phòng ăn, vệ sinh đồ dùng đồ chơi...); việc tổ chức bữa ăn, <br />
giấc ngủ cho trẻ; kiểm tra việc phát triển thể chất, sự phát triển của trẻ qua <br />
biểu đồ tăng trưởng...để giúp giáo viên tự khẳng định kiến thức về chăm sóc <br />
giáo dục trẻ.<br />
+ Kiểm tra chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục khác như hoạt <br />
động vui chơi, hoạt động ngoài trời, việc thực hiện lồng ghép các nội dung <br />
giáo dục ngày hội, ngày lễ vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. <br />
Qua công tác kiểm tra, theo dõi, góp ý, đã góp phần quan trọng trong việc <br />
khắc phục những hạn chế, tồn tại kịp thời. Giáo viên đã biết khai thác mục tiêu <br />
và nội dung hoạt động một cách phù hợp đối với từng độ tuổi, phù hợp với các <br />
<br />
<br />
12<br />
điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi để kịp thời bổ xung khi thực hiện <br />
hoạt động. <br />
Qua kiểm tra đã đánh giá được chất lượng, kỹ năng sư phạm của từng <br />
giáo viên nhằm uốn nắn một số sai lệch của giáo viên trong công tác chăm sóc <br />
giáo dục. Từ đó có biện pháp cụ thể giúp giáo viên tự học tập, ôn luyện kiến <br />
thức, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo dục trẻ có chất lượng và đem lại <br />
hiệu quả tốt hơn.<br />
3.6. Bồi dưỡng qua hướng dẫn kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi:<br />
Đồ dùng, đồ chơi đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chăm <br />
sóc giáo dục trẻ Mầm non, nó là phương pháp hữu hiệu nhất để truyền thụ <br />
kiến thức cho trẻ. Giúp trẻ được học bằng chơi, chơi mà học.<br />
Thực tế qua vui chơi giúp trẻ phát huy được tính tò mò, ham hiểu <br />
biết, giúp trẻ nảy sinh nhiều ý sáng tạo, trẻ rất thích chơi với đồ dùng đồ <br />
chơi và đồ chơi được luôn luôn thay đổi sẽ thu hút trẻ vào cuộc chơi lâu <br />
hơn, hứng thú trong khi chơi hơn. <br />
Trong điều kiện địa phương còn khó khăn, nhiều gia đình các cháu <br />
chưa có nhiều khả năng để mua thêm đồ chơi cho các cháu học. Ngoài đồ <br />
dùng đồ chơi được cấp phát, mua sắm qua công tác xã hội hóa giáo dục, tôi <br />
đã chủ động tạo điều kiện và hướng dẫn cho giáo viên tận dụng một số <br />
phế liệu, vật liệu sẳn có tại địa phương để làm ra đồ dùng đồ chơi đẹp <br />
mắt cho các cháu và phục vụ công tác giảng dạy.<br />
Hàng năm tôi phát động và tổ chức thi làm đồ dùng tự tạo bằng các <br />
nguyên vật liệu thiên nhiên, vật liệu phế thải, vật liệu rẻ tiền và thi về thiết <br />
kế, trang trí nhóm lớp theo từng chủ đề phù hợp với yêu cầu chung.<br />
Qua thực hiện phong trào làm đồ dùng, đồ chơi mà các giờ dạy đã có <br />
sự chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi nên việc truyền thụ kiến thức cho các <br />
cháu dễ dàng hơn, vì lứa tuổi này phương pháp quan trọng nhất là tri giác <br />
từ đồ dùng trực quan, hình ảnh sống động. Cho nên việc bồi dưỡng một số <br />
<br />
13<br />
kỹ năng làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho trẻ là một trong những yêu <br />
cầu quan trọng giúp cho giáo viên nâng cao được chất lượng giờ dạy, tạo <br />
điều kiện cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và đem lại hiệu quả cao <br />
trong công tác giảng dạy của mình. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3.7. Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức thực hiện các chuyên đề.<br />
Tổ chức thực hiện bồi dưỡng thông qua thực hiện các chuyên đề mà nội <br />
dung bồi dưỡng ở đây nhằm củng cố lại các kiến thức cho cán bộ giáo viên đã <br />
thực hiện sẽ thực hiện tốt hơn nữa và trợ giúp đồng nghiệp của mình bồi <br />
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm. Giúp cán <br />
bộ giáo viên có ý thức trong việc tự học, tự bồi dưỡng. <br />
Trước khi tổ chức triển khai thực hiện các chuyên đề cần phải lên kế <br />
hoạch cụ thể. Kiểm tra việc lập kế hoạch của mỗi cán bộ giáo viên theo từng <br />
chuyên đề, có thảo luận, góp ý, giúp đỡ, hỗ trợ nhau lập kế hoạch sát với mục <br />
tiêu đề ra.<br />
Xây dựng tiết dạy mẫu cho cán bộ giáo viên dự giờ: Giúp họ có cơ hội <br />
trực tiếp quan sát, học tập về xây dựng môi trường, hình thức tổ chức, phương <br />
pháp giảng dạy lấy trẻ làm trung tâm, lập kế hoạch, đánh giá trẻ theo từng độ <br />
tuổi. <br />
Thông qua chuyên đề mỗi cán bộ giáo viên tự xây dựng kế hoạch cụ cho <br />
từng chuyên đề để thực hiện có hiệu quả hơn, tiến hành sơ kết đánh giá và đề <br />
ra phương hướng tiếp theo để nâng cao chất lượng của mỗi chuyên đề.Tham <br />
gia bồi dưỡng qua chuyên đề, hội thảo, hội giảng là biện pháp tích cực và có <br />
tính hiệu quả cao trong việc nâng cao tay nghề cho giáo viên. Muốn tổ chức tốt <br />
chuyên đề người quản lý phải lập kế hoạch bồi dưỡng cụ thể theo tháng, kì, <br />
năm học và từng thời điểm thích hợp. <br />
<br />
<br />
14<br />
Nội dung chuyên đề, hội thảo tập trung chủ yếu vào bồi dưỡng năng lực <br />
chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Khi tổ chức <br />
chuyên đề tôi chỉ đạo giáo viên phải xây dựng kế hoạch cụ thể, đảm bảo các <br />
yêu cầu sau: Mục tiêu của chuyên đề; Nội dung hoạt động; Các biện pháp; <br />
Thời gian thực hiện và kiểm tra sau chuyên đề; Kinh phí tổ chức tổ chức...<br />
Hình thức tổ chức: Tập trung toàn trường hoặc cấp tổ. Trong quá trình <br />
thực hiện chuyên đề phải coi trọng khâu soạn giáo án, chuẩn bị các thiết bị <br />
phương tiện hỗ trợ dạy học. Giáo án chuyên đề phải được Ban giám hiệu <br />
duyệt trước khi thực hiện. Sau khi dự xong BGH cùng tổ chuyên môn thống <br />
nhất quy trình, phương pháp dạy học cho từng hoạt động, để người dự được <br />
học tập, rút kinh nghiệm.<br />
Xây dựng lớp điểm toàn diện về mọi mặt và tổ chức bồi dưỡng chuyên <br />
môn qua kiến tập lớp điểm, thông qua đó bồi dưỡng cá nhân về công tác chủ <br />
nhiệm, xây dựng môi trường giáo dục, hình thức tổ chức các hoạt động giáo <br />
dục.... Phân công giáo viên dạy lớp điểm là giáo viên có năng lực, nhiệt tình, <br />
nhà trường đầu tư CSVC cho lớp điểm đầy đủ, định hướng cách tổ chức thực <br />
hiện.<br />
Tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm sau tổ chức chuyên đề, hội thảo. <br />
3.8. Tổ chức tốt các Hội thi:<br />
Việc tổ chức hội thi cho các giáo viên là một hình thức có tác dụng rất <br />
lớn cho việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tạo cơ hội <br />
để giáo viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm. Khi tham gia thao giảng đòi <br />
hỏi giáo viên phải đầu tư công sức, nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, tìm <br />
ra hình thức, phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo để thu hút sự hứng thú <br />
của trẻ vào tiết dạy; đồng thời giáo viên phải tự nghiên cứu, sưu tầm các <br />
phương tiện, đồ dùng, đồ chơi phục vụ, hỗ trợ trong tiết học; đây là một biện <br />
pháp rất hữu hiệu giúp giáo viên tích cực bồi dưỡng và học tập lẫn nhau.( Ví <br />
dụ: Hội thi giáo viên giỏi cấp trường nhân dịp 20/10; 20/11; 8/3...Triển <br />
15<br />
lãm tranh cho trẻ mầm non cấp trường, huyện, tỉnh; Thi thiết k ế đồ <br />
dùng sáng tạo; Thi trang trí lớp... cấp trường, cụm trường...) <br />
Hàng năm nhà trường tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường 2 lần trong <br />
năm học nhân dịp các ngày Lễ hội như kỉ niệm 20/11, 8/3… để tạo khí thế thi <br />
đua trong tập thể giáo viên nhà trường. Giáo viên có thể trau dồi kiến thức, <br />
nâng cao kĩ năng sư phạm trong công tác giảng dạy thông qua hội giảng, hội <br />
thi.<br />
3.9. Tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ:<br />
Trong những năm gần đây phong trào thi đua: “Mỗi thầy cô giáo là tấm <br />
gương đạo đức tự học và sáng tạo” được phát động sâu rộng trong ngành giáo <br />
dục. Trong quá trình đổi mới và hội nhập hiện nay đòi hỏi người giáo viên với <br />
những yêu cầu ngày càng cao về phẩm chất và năng lực, cần tự học tập, rèn <br />
luyện để không ngừng nâng cao kiến thức, có năng lực và trình độ tổ chức <br />
thành công các quá trình dạy học. Hơn nữa người giáo viên chỉ có thể thuyết <br />
phục được mọi người, đó là bằng chính uy tín, đạo đức nghề nghiệp, niềm tin <br />
vào năng lực, tầm nhìn của chính mình, do vậy công tác bồi dưỡng giáo viên <br />
cần được nhà trường chú trọng thông qua những việc làm cụ thể sau:<br />
Tôi chủ động trong quản lí nguồn tài chính phục vụ công tác chuyên <br />
môn, tăng cường kinh phí để giáo viên tham gia thực hiện chuyên đề, đầu tư <br />
sưu tầm tài liệu, học liệu và chuẩn bị các điều kiện tốt nhất phục vụ cho <br />
chuyên đề một cách hiệu quả.<br />
Tạo điều kiện về thời gian sắp xếp bố trí công việc trường hợp lý <br />
nhằm tăng cường cho giáo viên tham gia các lớp nghiệp vụ, các lớp tập huấn <br />
do cụm, phòng giáo dục, Sở GD&ĐT mở nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp <br />
vụ, kĩ năng chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
Vận động 100% cán bộ giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng <br />
chuyên môn chính trị do ngành và địa phương tổ chức. Đặc biệt là hưởng ứng <br />
cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", từng <br />
16<br />
bước vận dụng tư tưởng của Bác vào trong từng vị trí công tác của mỗi cán bộ, <br />
giáo viên, nhân viên trong trường, đó là sống có kỷ luật, ý thức tổ chức, có tinh <br />
thần tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung, tận tuỵ với công việc, thực hiệu đúng <br />
điều lệ, nội quy của trường, của ngành đề ra.<br />
Tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên tham gia đầy đủ các đợt sinh hoạt <br />
chuyên môn, kết hợp tổ chức cho giáo viên được tham quan một số trường bạn <br />
như : Trường Mầm non Nghĩa Thịnh, Hoàng Nam..., nghiên cứu mô hình các <br />
trường mầm non trong tỉnh, ngoài tỉnh, từ đó có xây dựng kế hoạch, ý tưởng <br />
góp phần xây dựng trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện.<br />
Đặc biệt để ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả trong các <br />
hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tôi động viên cán bộ, giáo viên đầu tư các loại <br />
thiết bị như máy tính, máy in, nối mạng internet từ đó việc soạn thảo văn bản, <br />
soạn giáo án trên máy vi tính, thiết kế giáo án điện tử do đó các tiết học có sáng <br />
tạo, sinh động và đạt hiệu quả cao hơn; khai thác các tư liệu phục vụ công tác <br />
chuyên môn và từng bước cho trẻ làm quen với máy vi tính, giúp cho giáo viên <br />
tiết kiệm thời gian, đồng thời lưu trữ các thông tin qua từng năm học; trẻ hứng <br />
thú hơn trong các giờ học (có trên 70% cán bộ, giáo viên, sử dụng máy vi tính <br />
một cách thành thạo).<br />
Bên cạnh đó nhà trường luôn coi trọng công tác chăm lo xây dựng đời <br />
sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ, coi đây là động lực thúc đẩy mọi hoạt <br />
động của các thành viên như:<br />
+ Phối hợp với công đoàn tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ cho chị em <br />
như ngày 20/10, 20/11, 8/3 tạo điều kiện cho chị em thể hiện tài năng của mình <br />
qua các buổi toạ đàm, cắm hoa, văn nghệ, tổ chức thi nấu ăn... <br />
+ Ngoài ra nhà trường còn vận động đoàn viên đóng góp kinh phí đi tham <br />
quan, giải trí vào các dịp nghỉ hè để tạo thêm động lực cho giáo viên phấn đấu <br />
trong những năm học kế tiếp.<br />
<br />
<br />
17<br />
3.11. Bồi dưỡng giáo viên tăng cường công tác tuyên truyền xã hội <br />
hoá giáo dục:<br />
Xây dựng kế hoạch hoạt động phối kết hợp với Ban thường trực <br />
Hội cha mẹ học sinh hàng năm.<br />
Tổ chức họp ban đại diện cha mẹ học sinh tuyên truyền về thành tích <br />
đạt được của nhà trường, của lớp trong những năm học gần đây, tạo niềm tin <br />
tưởng cho phụ huynh.<br />
Định hướng giáo viên cách thức triển khai kế hoạch của nhà trường tới <br />
các bậc phụ huynh một cách chi tiết, thảo luận bàn bạc thống nhất kế hoạch <br />
phối kết hợp với ban đại diện cha mẹ thực hiện nhiệm vụ trong năm học. <br />
Những biện pháp kết hợp với phụ huynh trong việc nâng cao chất lượng giáo <br />
dục toàn diện cho trẻ.<br />
3.12. Thực hiện công tác đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp <br />
giáo viên mầm non.<br />
Đánh giá giáo viên theo chuẩn là biện pháp quan trọng trong việc chỉ đạo <br />
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đánh giá phải được dựa trên các tiêu <br />
chuẩn, tiêu chí về những ưu điểm, nhược điểm tồn tại để cá nhân tự điều <br />
chỉnh mình ngày càng hoàn thiện hơn trình độ giáo viên ngày một nâng cao do <br />
biết cách khắc phục hạn chế sau mỗi kì đánh giá.<br />
Mỗi kì trong năm học cho giáo viên tự đánh giá, tổ khối, toàn trường <br />
nhận xét xếp loại tổng hợp kết quả đánh giá theo các tiêu chí thi đua đã được <br />
bàn bạc công khai ở Hội nghị cán bộ công viên chức đầu năm học. Cuối năm <br />
học tổ chức thực hiện công tác đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo <br />
viên mầm non, có phiếu tự đánh giá của giáo viên, tổ chuyên môn, các tổ chức <br />
đoàn thể, nhận xét, đánh giá những ưu nhược điểm tồn tại của từng giáo viên <br />
cuối cùng là Hiệu trưởng đánh giá xếp loại phù hợp với phẩm chất chính trị, <br />
đạo đức tác phong, trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm … đảm <br />
bảo công bằng, dân chủ, công khai. Từ đó tạo động lực cho giáo viên có niềm <br />
18<br />
tin, sự quyết tâm phấn đấu vươn lên đạt những vị trí cao hơn qua từng kì đánh <br />
giá.<br />
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:<br />
Qua 3 năm qua áp dụng và thực hiện nội dung sáng kiến này đến nay đội <br />
ngũ cán bộ, giáo viên trường tôi đã trở thành đội ngũ tiên phong trong các hoạt <br />
động chăm sóc giáo dục trẻ, là những giáo viên nhiệt tình tâm huyết, nắm chắc <br />
phương pháp giáo dục trẻ mầm non các độ tuổi, hình thức tổ chức các tiết <br />
dạy linh hoạt sáng tạo, có tác phong sư phạm tốt.<br />
100% cán bộ, giáo viên nhà trường đều có lập trường tư tưởng vững <br />
vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm <br />
chỉnh chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỉ <br />
cương, nề nếp trong nhà trường .<br />
Đội ngũ giáo viên đoàn kết, thống nhất cao trong mọi công tác, có tâm <br />
huyết với nghề, có tinh thần tương thân tương ái, thực hiện tốt quy chế <br />
chuyên môn của ngành, nhiệt tình, năng động luôn luôn hoàn thành xuất sắc <br />
nhiệm vụ được giao.<br />
Trình độ chính trị, trình độ chuyên môn của giáo viên ngày càng được <br />
nâng cao.<br />
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên nhà trường được <br />
từng bước được nâng lên rõ rệt cụ thể: Tỉ lệ giáo viên có trình độ chuyên môn <br />
khá giỏi chiếm đa số trong tập thể giáo viên nhà trường. Giáo viên nắm chắc <br />
phương pháp giảng dạy của từng bộ môn, từng hoạt động, đa số giáo viên có <br />
phương pháp giảng dạy linh hoạt, sáng tạo, phối kết hợp nội dung lồng ghép <br />
các môn học. Phát huy được tính tích cực của trẻ trong các tiết học, học sinh <br />
tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, vui tươi thoải mái, <br />
tạo được sân chơi trí tuệ cho các em: Học bằng chơi, chơi mà học. Đặc biệt <br />
không có giáo viên yếu kém .<br />
<br />
<br />
19<br />
Nhà trường tạo được phong trào viết và áp dụng SKKN trong những <br />
năm qua và đã động viên 100% cán bộ, giáo viên nhà trường tham gia viết và áp <br />
dụng SKKN, nhiều cô giáo có SKKN được xếp loại cấp trường, cấp huyện và <br />
cấp tỉnh áp dụng vào thực tế việc dạy và học ngay tại trường có hiệu quả tốt. <br />
Phong trào trường học thân thiện học sinh tích cực đã là đơn vị điểm của <br />
huyện. Phong trào đươc giáo viên phụ huynh học sinh tích cực tham gia thực <br />
hiện.<br />
* Bài học kinh nghiệm:<br />
Sau một thời gian “Chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên <br />
mầm non”, tôi nhận thấy để làm tốt công tác này người cán bộ quả lí cần:<br />
Nắm rõ yêu cầu của ngành, có tầm nhìn xa; Xây dựng kế hoạch bồi <br />
dưỡng chuyên môn phải có tầm chiến lược, kế hoạch dài hạn và cụ thể theo <br />
từng năm học.<br />
Tích cực bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, tổ chức tốt các buổi hội <br />
thảo, các đợt kiến tập tại trường, tổ chức tham quan kiến tập tại trường bạn, <br />
đồng thời làm tốt công tác kiểm tra.<br />
Công tác thi đua khen thưởng phải đảm công bằng và đúng mức để <br />
khuyến khích giáo viên tích cực phấn đấu.<br />
Luôn luôn nêu cao vai trò trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong mọi <br />
công việc, có lòng khoan dung, độ lượng. Có lập trường tư tưởng kiên định, <br />
vững vàng. Luôn gần gũi, chia sẻ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của giáo viên; <br />
tạo niềm tin đối với giáo viên, phụ huynh và cộng đồng. Phải giỏi về chuyên <br />
môn nghiệp vụ, năng động, sáng tạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; <br />
luôn đổi mới cách nghĩ, xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể trong năm học, chỉ <br />
đạo đội ngũ giáo viên tổ chức thực hiện kế hoạch một cách cân đối và toàn <br />
diện về các mặt hoạt động phù hợp với từng năm học .<br />
Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị cho cán bộ, <br />
giáo viên, nhân viên.<br />
20<br />
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ được tiến hành dưới nhiều hình thức <br />
đa dạng, thường xuyên với sự tham gia của toàn trường.<br />
Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên phải được <br />
tiến hành với nhiều hình thức phong phú và đa dạng, bồi dưỡng phải thường <br />
xuyên, liên tục, có sức lôi cuốn cả tập thể tham gia. <br />
Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường, phải có kế <br />
hoạch hoạt động cụ thể, phải biết tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong việc <br />
bồi dưỡng <br />
đội ngũ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. <br />
Xây dựng kế hoạch, phân công người phụ trách kiểm tra sau chuyên đề <br />
từng mảng cụ thể, rõ ràng.<br />
Làm tốt công tác thi đua khen thưởng; Xây dựng tập thể nhà trường đoàn <br />
kết nhất trí đó là sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt việc nâng cao chất <br />
lượng chuyên môn cho đội ngũ trong nhà trường.<br />
Xây dựng lớp điểm, giờ dạy tốt, trao đổi học tập rút kinh nghiệm <br />
thường xuyên kịp thời để các đồng chí giáo viên đúc rút kinh nghiệm tìm ra <br />
biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất.<br />
Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên tham dự học tập các lớp nâng cao <br />
chuẩn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp, lý luận chính trị. <br />
Tích cực đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập và giảng dạy.<br />
Coi trọng việc tự học, tự bồi dưỡng, tự làm đồ dùng, đồ chơi cho học <br />
sinh.<br />
<br />
<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:<br />
1. Kết luận:<br />
Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non <br />
là hết sức quan trọng vì chất lượng đội ngũ có sự ảnh hưởng trực tiếp đến <br />
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Trong giai đoạn hiện nay những người làm <br />
<br />
21<br />
công tác quản lý đặc biệt chú trọng đến công tác bồi dưỡng chuyên môn <br />
nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên vì: Giáo dục mầm non chiếm vị trí quan trọng <br />
trong hệ thống giáo dục Quốc dân, nó là mắt xích đầu tiên đặt nền tảng cho <br />
cuộc sống của mỗi con người, cho cuộc sống văn hóa và tinh thần của dân tộc. <br />
Bởi vậy, việc “Chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non”, là <br />
nhân tố quyết định việc thực hiện mục tiêu về chất lượng giáo dục. Đội ngũ <br />
giáo viên sẽ phát huy tốt năng lực chuyên môn khi họ thường xuyên được bồi <br />
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.<br />
* Kết quả đạt được qua 3 năm thực hiện SKKN:<br />
- Tr×nh ®é ®¹t chuÈn vµ trªn chuÈn lµ: 100%; Trong ®ã: §¹i häc 9<br />
®/c, Cao ®¼ng : 15 ®/c ,Trung cÊp: 5 ®/c.<br />
Kết quả hội thi giáo viên giỏi cấp trường: <br />
<br />
<br />
Giỏi Khá Trng bình<br />
Năm Tổng <br />
Số Tỷ lệ Số Tỷ Số Tỷ <br />
học số<br />
lượng % lượng lệ % lượng lệ %<br />
2013 <br />
27 22 81,5 5 18,5 0 0<br />
2014<br />
2014 <br />
21 19 90,5 2 9,5 0 0<br />
2015<br />
2015 <br />
26 25 96% 1 4 0 0<br />
2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kết quả đánh giá chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và đánh giá chất <br />
lượng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên MN:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Xuất sắc Khá Đạt yêu cầu<br />
Tổng <br />
Năm học Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ <br />
số<br />
lượng % lượng % lượng %<br />
2013 2014 29 8 27,59 17 58,62 4 13,79<br />
2014 2015 28 15 53,57 13 46,43 0 0<br />
46,4<br />
2015 2016 28 15 53,57 13 0 0<br />
3<br />
<br />
<br />
Qua việc thực hiện kinh nghiệm và những kết quả đạt được, tôi thấy <br />
việc chỉ đạo nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên là vấn đề rất quan <br />
trọng và cần thiết trong mỗi nhà trường. Nó có tác dụng lớn trong việc nâng <br />
cao chất lượng giáo dục toàn diện. Do vậy từ người cán bộ quản lý đến đội <br />
ngũ giáo viên trong nhà trường đều phải xác định rõ nhiệm vụ, vị trí của mình <br />
trên mặt trận giáo dục. Vì vậy, tất cả cán bộ giáo viên phải không ngừng học <br />
tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho bản thân. <br />
Đồng thời phải chú trọng làm tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
2. Kiến nghị:<br />
* Đối với các cấp:<br />
Quan tâm tạo điều kiện nâng cao đời sống giáo viên, chế độ chính sách <br />
cho cô nuôi, giáo viên trực ca trưa, hỗ trợ kinh phí cho việc bồi dưỡng chuyên <br />
môn nghiệp vụ cho giáoviên.<br />
Đầu tư hỗ trợ kinh phí giúp nhà trường trang bị CSVC đảm bảo nâng <br />
cao chất lượng và điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên.<br />
Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo <br />
viên thiết thực, hiệu quả.<br />
Cấp phát tài liệu, các băng hình, các tiết dạy mẫu cho giáo viên tham <br />
khảo.<br />
Tổ chức một số chuyên đề trọng điểm về bồi dưỡng đội ngũ, đổi mới <br />
phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.<br />
23<br />
* Đối với ban giám hiệu:<br />
Cập nhật thông tin nhanh nhậy, năng động, sáng tạo trong việc xây <br />
dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, thường xuyên kiểm tra, đánh <br />
giá chất lượng để chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ phù <br />
hợp với đối tượng trẻ nhóm lớp mình phụ trách.<br />
Nắm vững năng lực của từng cán bộ giáo viên để có phương pháp phù <br />
hợp hiệu quả trong việc phát huy và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ.<br />
* Đối với giáo viên:<br />
Xây dựng kế hoạch tự học tập nghiên cứu tài liệu để bồi dưỡng nâng <br />
cao; trình độ cho bản thân.<br />
Luôn rèn luyện trau dồi đạo đức tác phong nhà giáo, tâm huyết với <br />
nghề giáo viên.<br />
Có ý thức học tập vươn lên, sáng tạo, đổi mới hình thức học để đưa lại <br />
hiệu quả cao trong quá trình bồi dưỡng.<br />
Tranh thủ mọi thời gian để tham khảo nghiên cứu tài liệu , nghiên cứu <br />
qua mạng internet…. vận dụng thực tiễn công tác.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong nghiên cứu, áp dụng sáng <br />
kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ” rất <br />
mong sự giúp đỡ của đồng nghiệp, hội đồng khoa học các cấp bổ xung để phát <br />
huy hiệu quả tốt hơn nữa của sáng kiến.<br />
Xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trịnh Thị Minh Ngọc<br />
24<br />
CƠ QUAN ĐƠN VỊ<br />
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)<br />
....................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
.<br />
<br />
<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
(Xác nhận, đánh giá, xếp loại)<br />
....................................................................................................................................<br />
..............................................................................................................................