<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG MẦM NON HOA CÚC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÊN ĐỀ TÀI:<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NÂNG CAO <br />
CHẤT LƯỢNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN<br />
<br />
Lĩnh vực: Quản lý<br />
Họ và tên tác giả: Văn Thị Thủy<br />
Đơn vị: Trường mầm non Hoa Cúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
<br />
Phần thứ nhất : MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề <br />
1. Lý do chọn đề tài <br />
Lý do lý luận: <br />
Nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất <br />
nước và hội nhập quốc tế. Trong giai đoạn này, nguồn lực con người Việt Nam <br />
càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, và nguồn lực con người chính là yếu tố quyết <br />
định sự thành công hay thất bại của công cuộc phát triển đất nước. Chính vì thế mà <br />
Giáo dục ngày càng có vai trò, nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ <br />
người Việt Nam mới, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội. Tập <br />
trung nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ <br />
quản lý là khâu then chốt. Để đạt được những mục tiêu trên thì cán bộ quản lý giáo <br />
dục và đội ngũ giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn <br />
nghiệp vụ, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở nhà trường. Vì vậy, vấn đề bồi <br />
dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đang là vấn đề nóng bỏng được các nhà <br />
trường đặc biệt quan tâm.<br />
Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng <br />
chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà <br />
trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải <br />
có kiến thức sâu và toàn diện, không ngừng học tập trau dồi kiến thức và nghiệp vụ <br />
sư phạm. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy giáo dục. Quản lí <br />
chuyên môn là nhiệm vụ trọng tâm của người phụ trách chuyên môn, chính vì vậy <br />
đòi hỏi người phụ trách chuyên môn phải thường xuyên quan tâm đến việc bồi <br />
dưỡng, nâng cao trình độ lý luận khoa học giáo dục về đổi mới giáo dục và nghiệp <br />
vụ sư phạm của bản thân cũng như công tác bồi dưỡng chuyên môn của đội ngũ <br />
giáo viên.<br />
<br />
<br />
2<br />
<br />
Trong thời gian qua, trường mầm non Hoa Cúc đã chú trọng công tác bồi <br />
dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, Ban giám hiệu tạo điều kiện, quan tâm và <br />
được sự đồng thuận của tất cả các thành viên trong nhà trường. Vì thế, đội ngũ giáo <br />
viên của nhà trường có đến 12/18 giáo viên trên chuẩn đạt 66,7% về trình độ. Tuy <br />
nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay thì đội ngũ giáo viên cần phải được bồi <br />
dưỡng thường xuyên liên tục mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. <br />
Lý do thực tiễn: <br />
Bên cạnh những thuận lợi và những kết quả đạt được thì trong công tác bồi <br />
dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường chúng tôi vẫn còn một số hạn chế sau: <br />
Chất lượng trong các cuộc họp tổ chuyên môn chưa cao, số lượng giáo viên nghỉ <br />
sinh nhiều nên giáo viên phải kiêm nhiệm 1 cô/ 1 lớp, không có nhiều thời gian cho <br />
công tác bồi dưỡng chuyên môn, giáo viên thụ động khi tham gia các phong trào, các <br />
hội thi… nhiều giáo viên mầm non lúng túng khi thực hiện chương trình cũng như <br />
cách thức lên lớp đặc biệt đối với những giáo viên có trình độ trung bình, lớn tuổi. <br />
Giáo viên gặp nhiều khó khăn bởi lẽ rất ít người biết cách lồng ghép các kiến thức, <br />
kỹ năng và tích hợp các mặt phát triển cho phù hợp với độ tuổi của trẻ. Chưa kể <br />
giáo viên đưa vào quá nhiều hoạt động trong giờ hoạt động có chủ đích. Bên cạnh <br />
đó giáo viên lên lớp còn thụ động, tổ chức nội dung của hoạt động học tập còn nặng <br />
cung cấp kiến thức, chưa chú trọng đến việc hình thành và phát triển các năng lực, <br />
kĩ năng sống cho trẻ cũng như cho trẻ trải nghiệm cuộc sống, các hoạt động giáo <br />
dục trẻ chưa mang tính tích hợp, chưa tạo sự gắn kết, tác động một cách thống nhất <br />
đồng bộ đến sự phát triển của trẻ. Với việc thực hiện chương trình giáo dục hiện <br />
nay cần tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng tích hợp, chú trọng hình thành cho <br />
trẻ những chức năng tâm lý, năng lực chung của con người, phát triển tối đa tiềm <br />
năng vốn có, hình thành những kĩ năng sống cần thiết cho trẻ và phù hợp với nhu <br />
cầu gia đình, cộng đồng và xã hội.Vì thế, việc bồi dưỡng chuyên môn và nâng cao <br />
nhận thức cho đội ngũ giáo viên là hết sức quan trọng và cấp thiết.<br />
3<br />
<br />
Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện <br />
pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên” để rút ra những <br />
kinh nghiệm nhằm mục đích khắc phục những hạn chế trong công tác bồi dưỡng <br />
chuyên môn cho giáo viên và nâng cao chất lượng giảng dạy trên lớp ở đơn vị mình <br />
công tác. <br />
<br />
<br />
II. Mục đích nghiên cứu:<br />
Tôi tiến hành đưa ra các biện pháp với mong muốn có thể đưa ra một số biện <br />
pháp tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên <br />
trong nhà trường một cách tốt nhất<br />
̉ ̉<br />
Khao sat kha năng t<br />
́ ổ chức, khả năng sư phạm của giáo viên, giup giáo viên<br />
́ <br />
trong quá trình lên lớp đạt chất lượng, hiệu quả cao. <br />
̀ ̣ ́ ̉ ́ ̣ ́ ́ ợp nhằm giup giáo viên trong quá<br />
Đê ra môt sô giai phap, biên phap thich h ́ <br />
trình lên lớp đạt chất lượng, hiệu quả cao.<br />
Tạo tiền đề giúp cho đội ngũ giáo viên mầm non có được những giải pháp <br />
cơ bản trong công tác nâng cao chất lượng chuyên môn trong nhà trường.<br />
Nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và cũng nâng <br />
cao được chất lượng giáo dục trẻ cho trường mầm non Hoa Cúc.<br />
Đánh giá được thực trạng của công tác chuyên môn trong trường mầm non <br />
Hoa Cúc.<br />
Tìm ra được hệ thống các biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng <br />
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non Hoa Cúc.<br />
Phần thứ hai : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I.Cơ sở lý luận của vấn đề<br />
Loài người đang bước sang thế kỉ XXI, thế kỉ mà trí tuệ đóng vai trò quyết <br />
định. Các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam ý thức được rằng giáo dục <br />
<br />
4<br />
<br />
không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh <br />
tế, phát triển xã hội. Vì thế Đảng và Nhà Nước ta luôn luôn quan tâm đến sự <br />
nghiệp chăm sóc và phát huy yếu tố con người. Điều này xuất phát từ việc xã <br />
hội đã nhận thức sâu sắc những giá trị lớn lao cũng như ý nghĩa quyết định của <br />
yếu tố con người, yếu tố con người chính là chủ thể của tất cả sự sáng tạo, của <br />
tất cả những nguồn của cải vật chất và văn hóa cũng như những nền văn minh <br />
của các dân tộc. Động lực đồng thời cũng là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là <br />
xây dựng và phát triển con người có trí tuệ cao, có thể chất cường tráng, có tinh <br />
thần phong phú, và có đạo đức hết sức trong sáng. Để đạt dược điều đó, giáo <br />
dục đào tạo có vai trò quyết định.<br />
Như chúng ta đã biết, Giáo dục mầm non chính là bậc học đầu tiên trong <br />
hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học quan trọng đặt nền móng cho sự phát <br />
triển về thể chất, về nhận thức, về tình cảm xã hội và về thẩm mỹ cho trẻ em. <br />
Những kiến thức và kỹ năng mà các bé được tiếp thu qua chương trình chăm sóc <br />
giáo dục mầm non chính là nền tảng vững chắc cho việc học tập và khả năng <br />
thành công sau này của trẻ. Do vậy, việc chú trọng phát triển giáo dục mầm non, <br />
tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là yếu tố vô <br />
cùng quan trọng trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho <br />
đất nước. Để thực hiện tốt điều này thì trong thời gian tới, ngành học mầm non <br />
cần tập trung ưu tiên các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, nhân lực, chính <br />
sách đặc biệt là về đội ngũ giáo viên – nhân tố quyết định chất lượng của công <br />
tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Giáo viên được chú trọng đào tạo tốt hơn chắc chắn <br />
sẽ có khả năng tương tác với trẻ tích cực, nhạy bén và thích ứng hơn cũng như <br />
cung cấp những trải nghiệm về phát triển nhận thức và ngôn ngữ phong phú <br />
hơn. Chính vì thế, người làm công tác đào tạo cần phải xây dựng tốt các chương <br />
trình sau: Thứ nhất là chương trình đào tạo giáo viên ở trường sư phạm và thứ 2 <br />
chính là chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non đang làm <br />
5<br />
<br />
công tác giảng dạy ở các trường mầm non để giúp họ kịp thời lĩnh hội được <br />
những kiến thức mới về sự phát triển của trẻ, cũng như tiếp cận những phương <br />
pháp dạy học tốt nhất, qua đó cung cấp những kỹ năng cần thiết, góp phần tạo <br />
nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ.<br />
Đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, vững vàng về trình độ <br />
chuyên môn nghiệp vụ là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong <br />
quá trình phát triển của nhà trường. Đào tạo bồi dưỡng, phát triển và nâng cao <br />
năng lực chuyên môn cho đội ngũ GV là khâu quan trọng và cần thiết. Kinh <br />
nghiệm thực tế cho thấy, nơi nào chú trọng đào tạo bồi dưỡng, phát triển đội <br />
ngũ, nơi đó có nhiều cơ hội đạt được thành công và hiệu quả trong công việc. <br />
Bởi vì, trong quá trình được bồi dưỡng, mỗi cá nhân sẽ cập nhập, tích lũy được <br />
những kiến thức và kỹ năng. Đặc biệt là học tập những bài học hay, kinh <br />
nghiệm tốt của đồng nghiệp mình nhằm hoàn thiện bản thân, đáp ứng đòi hỏi <br />
của công việc cũng như yêu cầu mới của xã hội đặt ra đối với giáo dục ngày <br />
nay.<br />
II. Thực trạng vấn đề : <br />
Chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là chương trình mới được <br />
thực hiện đại trà tại các lớp, vì thế giáo viên phải biết cách vận dụng linh hoạt <br />
chương trình phù hợp với điều kiện địa phương, kết quả đạt được trên trẻ phụ <br />
thuộc rất nhiều vào khả năng vận dụng và cách truyền đạt của giáo viên. Muốn <br />
làm được điều đó, giáo viên nhất thiết phải có kiến thức sâu và kĩ năng nhuần <br />
nhuyễn.<br />
Trong thời gian qua nhà trường cũng đã chú trọng đến công tác bồi dưỡng <br />
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Công tác bồi dưỡng chuyên <br />
môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường được tổ chức thông qua các hình <br />
thức sau:<br />
<br />
<br />
6<br />
<br />
Bồi dưỡng thông qua việc học nâng cao trình độ chuyên môn hệ tại chức <br />
hoặc từ xa.<br />
Bồi dưỡng chuyên môn thông qua việc tập huấn.<br />
Bồi dưỡng chuyên môn thông qua việc dự giờ thăm lớp.<br />
Bồi dưỡng chuyên môn thông qua việc tổ chức hội thi giáo viên giỏi các <br />
cấp. <br />
Bồi dưỡng chuyên môn thông qua việc hội thảo chuyên đề và báo cáo <br />
chuyên đề.<br />
Qua thực tế, nhà trường xác định thực trạng của nhà trường như sau: đội <br />
ngũ giáo viên chưa đồng đều về trình độ chuyên môn, nhận thức của 1 số giáo <br />
viên về công tác bồi dưỡng chuyên môn còn hạn chế, chưa đúng, chưa thấy rõ <br />
vai trò của bồi dưỡng chuyên môn đối với công tác của mình, nội dung của công <br />
tác bồi dưỡng chuyên môn nhiều khi thực hiện chưa đầy đủ, biện pháp chỉ đạo <br />
triển khai công tác này chưa khoa học, kiểm tra chưa thường xuyên… Đó là <br />
nguyên nhân thực tiễn dẫn đến kết quả công tác bồi dưỡng nâng cao chuyên <br />
môn cho giáo viên trong nhà trường còn hạn chế.<br />
Gần đây, các trường mầm non nói chung và trường mầm non Hoa Cúc nói <br />
riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc dạy học. Tuy nhiên so với <br />
mục tiêu và yêu cầu nhằm đào tạo nguồn nhân lực cao phù hợp cho sự nghiệp <br />
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước có khả năng ngang tầm với các nước <br />
phát triển trong khu vực thì chất lượng đội ngũ giáo viên của trường chưa đáp <br />
ứng được. <br />
Trước thực trạng này, trường mầm non Hoa Cúc đã có kế hoạch cụ thể <br />
để phát huy những kết quả đã đạt được và từng bước khắc phục những tồn tại <br />
và không ngừng tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn để chất lượng của <br />
đội ngũ ngày càng nâng cao hơn nữa nhằm đáp ứng đòi hỏi của công việc và <br />
<br />
<br />
7<br />
<br />
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và đáp ứng yêu cầu mới của xã hội <br />
đặt ra đối với giáo dục mầm non ngày nay.<br />
Phụ huynh đa số làm nghề nông nên chưa quan tâm đến việc học của con <br />
em. Vào mùa hái cà phê, phụ huynh thường cho trẻ nghỉ học theo vào nương rẫy <br />
vì không có người đưa đón trẻ đi học, đặc biệt là ở Buôn trấp.<br />
Trình độ của giáo viên không đồng đều, có một số giáo viên trẻ mới ra <br />
trường nên chưa có kinh nghiệm trong chuyên môn.<br />
Đa số giáo viên trẻ, đang trong độ tuổi kết hôn và sinh sản nên việc bồi <br />
dưỡng chuyên môn chưa được liên tục.<br />
Kết quả chất lượng giáo viên như sau:<br />
Kết quả<br />
Năm học GV dạy giỏi GV dạy giỏi GV dạy giỏi GV chưa đạt<br />
cấp trường cấp huyện cấp tỉnh cấp trường<br />
20172018 SL % SL % SL % SL %<br />
15/17 88,2 2/17 11,8<br />
<br />
<br />
<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:<br />
Trước thực trạng nêu trên, với trách nhiệm là một người quản lí về <br />
chuyên môn tôi luôn mong muốn chất lượng chuyên môn của nhà trường ngày <br />
càng được nâng cao. Tôi nhận thức được rằng Cán bộ quản lý trước hết phải là <br />
tấm gương tiêu biểu về quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng và điều quan trọng <br />
nhất là phải luôn luôn khẳng định được trình độ năng lực chuyên môn của mình <br />
trong tập thể sư phạm.<br />
Trong thực tế, chỉ có tự học mới có thể có điều kiện giúp chúng ta học tập <br />
được thường xuyên và suốt đời. Để giáo viên tích cực tham gia vào quá trình đào <br />
tạo, bồi dưỡng chuyên môn của nhà trường, việc đầu tiên phải cho giáo viên <br />
biết rõ mục đích và lợi ích của việc học tập. Điều này không những nâng cao <br />
<br />
8<br />
<br />
hiệu quả giảng dạy mà nó còn giúp giáo viên khẳng định vai trò vị trí của bản <br />
thân. Vì vậy người làm công tác quản lý giáo dục luôn phải suy nghĩ, tìm biện <br />
pháp để thổi bùng lên ngọn lửa của phong trào tự học, tự bồi dưỡng cho đội ngũ <br />
giáo viên trong nhà trường bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau. Từ <br />
nhận thức trên, sau khi tham gia lớp học quản lý, tôi thấy mình cần phải đi sâu <br />
hơn nữa vào công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên mà cụ thể là <br />
nâng cao chất lượng giảng dạy nhà trường. Để làm tốt công tác này, thiết nghĩ <br />
trong nhà trường cần phải thực hiện tốt các biện pháp sau:<br />
* Biện pháp 1: Bồi dưỡng tư tưởng chính trị.<br />
Bồi dưỡng nâng cao trình độ về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức <br />
của người giáo viên. Đây là vấn đề cốt lõi của con người bởi trình độ tư tưởng <br />
chính trị và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, giáo viên sẽ chi phối toàn bộ hoạt <br />
động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường mầm non. Vì vậy <br />
người trực tiếp xây dựng và quản lý đội ngũ phải tổ chức cho giáo viên học tập <br />
các chỉ thị, nghị quyết và có nhận thức đúng đắn về chủ trương, đường lối, <br />
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước để họ thấm nhuần, tin tưởng vào <br />
sự lãnh đạo của Đảng. <br />
Cùng với việc bồi dưỡng trình độ về tư tưởng chính trị thì phải bồi <br />
dưỡng phẩm chất đạo đức cho cán bộ giáo viên, bởi vì giáo viên mầm non là <br />
người mẹ thứ hai của trẻ. Do đó cần phải xây dựng tập thể cán bộ giáo viên <br />
trong nhà trường hoạt động theo kỷ cương tình thương và trách nhiệm. Phải làm <br />
cho đội ngũ cán bộ giáo viên thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ: “Cán bộ <br />
giáo viên trường mầm non làm nhiệm vụ thay mẹ dạy trẻ”.<br />
* Biện pháp 2: Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cụ <br />
thể cho đội ngũ giáo viên:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
<br />
Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lập ra phải dựa trên thực <br />
trạng của đội ngũ giáo viên nhà trường, dựa trên sự nỗ lực, khả năng phấn đấu <br />
của bản thân từng giáo viên. Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên lập ra cần phải <br />
đạt được những yêu cầu sau:<br />
Giáo viên trong nhà trường phải tham gia bồi dưỡng thường xuyên hè.<br />
Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn trong đó chú trọng nâng dần tỉ lệ <br />
trình độ chuyên môn đạt trên chuẩn ngày càng cao.<br />
Giáo viên trong nhà trường phải có trình độ tin học chứng chỉ A và những <br />
giáo viên nào đã có trình độ chứng chỉ A thì tiếp tục học tiếp nâng trình độ tin <br />
học chứng chỉ B. Đây là tiền đề cho việc ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong <br />
việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như công tác giảng dạy.<br />
Định hướng cho các tổ chuyên môn, cho từng giáo viên mức danh hiệu <br />
cần đạt được để tổ chuyên môn cũng như từng giáo viên có sự cố gắng và phấn <br />
đấu đạt được danh hiệu đã đăng kí<br />
Điều kiện để giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi là phải hoàn <br />
thành xuất sắc các chỉ tiêu, nỗ lực không ngừng trong việc học tập, bồi dưỡng <br />
chuyên môn nghiệp vụ và tích cực trong các phong trào do ngành, do nhà trường <br />
phát động, đặc biệt là các phong trào thi đua.<br />
Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích động <br />
viên để giáo viên theo học các lớp bồi dưỡng thường xuyên, khuyến khích, động <br />
viên giáo viên chưa có trình độ trên chuẩn tham gia các lớp đại học, cao đẳng tại <br />
chức. <br />
Thực tế giảng dạy cho thấy, những đồng chí giáo viên có trình độ học vấn <br />
cao đã đóng góp vai trò chủ chốt trong các tổ chuyên môn, là những mũi nhọn <br />
trong phong trào thi giáo viên dạy giỏi và được đồng nghiệp tin yêu, quý mến.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
<br />
Bên cạnh việc lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cụ thể, nhà trường <br />
phải tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra để đạt hiệu quả cao trong công <br />
tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.<br />
*Biện pháp 3: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên qua công tác bồi <br />
dưỡng thường xuyên trong nhà trường.<br />
Thực hiện theo thông tư số 26/2012/TTBGDDT của Bộ trưởng Bộ giáo <br />
dục đào tạo ngày 10 tháng 7 năm 2012 về ban hành quy chế bồi dưỡng thường <br />
xuyên giáo viên mầm non, nhà trường đã tổ chức tốt công tác bồi dưỡng thường <br />
xuyên trong nhà trường giúp giáo viên cập nhật kiến thức nhằm phát triển năng <br />
lực dạy học, năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.<br />
Hàng năm, giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân, báo cáo lên tổ chuyên <br />
môn trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt. Căn cứ vào kế hoạch nhà trường và tổ <br />
chuyên môn tổ chức cho giáo viên thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường <br />
xuyên trong nhà trường. Tuy công tác bồi dưỡng thường xuyên được Phòng giáo <br />
dục và nhà trường triển khai cụ thể, đây cũng là một cách tự bồi dưỡng, tự làm <br />
giàu kiến thức cho mình vừa đơn giản, tiết kiệm vừa hiệu quả nhưng không <br />
phải giáo viên nào cũng ý thức được điểu đó, một số giáo viên còn tham gia học <br />
bồi dưỡng thường xuyên với tính chất đối phó, chiếu lệ. Vì vậy trách nhiệm của <br />
người quản lý giáo dục là phải suy nghĩ, tìm biện pháp để khuấy động sự nhiệt <br />
tình của phong trào tự học, tự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình <br />
thức khác nhau.<br />
Gắn kết công tác bồi dưỡng thường xuyên với việc đánh giá chất lượng <br />
toàn diện của giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.<br />
Cán bộ, giáo viên tham gia tự học bồi dưỡng thường xuyên đầy đủ theo <br />
quy định.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
<br />
Cán bộ, giáo viên tham gia tự học bồi dưỡng thường xuyên đều có đầy <br />
đủ hồ sơ tự học theo quy định và đúng như kế hoạch tự học Bồi dưỡng thường <br />
xuyên cá nhân đã được Hiệu trưởng duyệt gồm: vở tự học, báo cáo kết quả bồi <br />
dưỡng thường xuyên các nội dung đã học, các bài kiểm tra sau các module.<br />
Các tổ chuyên môn đều có đầy đủ hồ sơ bồi dưỡng thường xuyên để <br />
đánh giá, xếp loại kết quả tự học bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên trong <br />
tổ và có lập biên bản họp tổ thống nhất đề xuất xếp loại giáo viên.<br />
* Biện pháp 4: Bồi dưỡng, xây dựng tổ chuyên môn làm nòng cốt.<br />
Tổ chuyên môn là bộ phận trực tiếp lên kế hoạch cho tổ của mình, nắm <br />
bắt tình hình của các giáo viên trong tổ cụ thể nhất nên tổ chuyên môn có vai trò <br />
quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
Để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, Tôi đã xây dựng một nề <br />
nếp sinh hoạt cụ thể. Trường tôi thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo tổ 2 tuần/ <br />
lần theo đúng quy định của điều lệ trường mầm non. Mỗi tháng, trước khi tiến <br />
hành họp hội đồng, Ban giám hiệu sẽ tổ chức họp trước với các tổ trưởng <br />
chuyên môn để phổ biến những nội dung cơ bản và các kế hoạch cần tổ chức <br />
trong tháng để tổ trưởng nắm được và triển khai trong các buổi họp tổ. <br />
Lựa chọn tổ trưởng chuyên môn là người có trình độ chuyên môn giỏi, <br />
được các đồng nghiệp tín nhiệm, có tinh thần trách nhiệm trong công việc cao và <br />
có khả năng tốt trong việc lãnh đạo tổ của mình. Những vấn đề nào vướng mắc <br />
nhưng ngoài khả năng giải quyết của tổ, tổ trưởng sẽ kiến nghị với Ban giám <br />
hiệu để tìm biện pháp giải quyết kịp thời. Lựa chọn và phân loại năng lực giáo <br />
viên giỏi, khá, trung bình để giáo viên giỏi có thể hỗ trợ, giúp đỡ giáo viên trung <br />
bình cùng nhau tiến bộ. <br />
Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, các đồng chí giáo viên trong tổ <br />
cùng bàn bạc với nhau để thống nhất các mục tiêu của các chủ đề, thống nhất <br />
việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, cùng nhau thảo luận và trao <br />
12<br />
<br />
đổi các đề tài khó, trao đổi cách sử dụng các đồ dùng dạy học mới sao cho hiệu <br />
quả nhất.<br />
Là người quản lí công tác chuyên môn trong nhà trường, tôi luôn tạo điều <br />
kiện để các đồng chí tổ trưởng có điều kiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ <br />
bằng nhiều hình thức khác nhau: Tham gia các chuyên đề do phòng giáo dục tổ <br />
chức, dự giờ học hỏi kinh nghiệm từ các trường bạn. Bên cạnh đó, tôi đã luôn <br />
đồng hành và giúp đỡ để các tổ làm tốt được các nhiệm vụ:<br />
Thông qua tổ chuyên môn, giúp giáo viên căn cứ vào nhiệm vụ dạy học <br />
được phân công, phân tích tình hình thực tế của lớp chủ nhiệm và đặc điểm của <br />
học sinh trong lớp để xác định được lượng kiến thức của mình, giúp cho giáo <br />
viên lựa chọn nội dung tốt nhất để dạy sao cho phù hợp với mức độ tiếp thu của <br />
trẻ.<br />
Thực hiện tốt các buổi họp chuyên môn trong tổ theo đúng quy định.<br />
Thực hiện tốt công tác kiểm tra hồ sơ, sổ sách, kiểm tra việc soạn giảng <br />
của giáo viên trong tổ.<br />
Tổ chức các hoạt động hoàn chỉnh, có kết cấu chặt chẽ giúp cho giáo <br />
viên lựa chọn phương pháp dạy học có chất lượng và hiệu quả.<br />
Phát huy tốt năng lực và kĩ năng sư phạm của giáo viên.<br />
Kịp thời phát hiện và giải quyết những khó khăn trong công tác chăm sóc <br />
giáo dục trẻ.<br />
Tổ chức tốt sinh hoạt chuyên đề và tổ chức các tiết thao giảng, các tiết <br />
mẫu để giáo viên trong tổ học hỏi và trao đổi kinh nghiệm.<br />
*Biện pháp 5: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua công tác <br />
dự giờ thăm lớp.<br />
Qua khảo sát thực tế tôi nhận thấy, do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của <br />
giáo viên không đồng đều nên chất lượng của việc giảng dạy ở các lớp không <br />
<br />
<br />
13<br />
<br />
đều tay, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cũng bị hạn chế. Vì vậy để nâng cao <br />
chất lượng giảng dạy, Ban giám hiệu cần có kế hoạch dự giờ thường xuyên. <br />
Nhà trường thường kiểm tra theo lịch kiểm tra nội bộ nên giáo viên đều có sự <br />
chuẩn bị trước, như thế chưa đánh giá được đúng chất lượng nên tôi tiến hành <br />
dự giờ có báo trước và cả dự giờ đột xuất để nhằm đánh giá đúng chất lượng <br />
của giáo viên và lớp. <br />
Sau tiết dạy, tôi cho giáo viên tự nhận xét đánh giá việc tổ chức giờ dạy <br />
của mình, cho các đồng nghiệp nhận xét đánh giá và cuối cùng là đánh giá của <br />
Ban giám hiệu. Việc tổ chức nhận xét đánh giá được tôi tổ chức với tính chất <br />
mang tính xây dựng. Sau giờ dạy phải có đánh giá, nhận xét chính xác, chân tình, <br />
khuyến khích giáo viên phát triển những mặt mạnh, điều chỉnh những mặt còn <br />
hạn chế. Tổ chức cho giáo viên dự giờ các đồng chí giáo viên dạy giỏi các cấp <br />
để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Căn cứ vào kết quả dự giờ thăm lớp <br />
để phân loại giáo viên và có kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp với từng đối <br />
tượng.<br />
*Biện pháp 6: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua tổ chức <br />
các chuyên đề và chia sẻ, nhân rộng những sáng kiến kinh nghiệm đạt giải <br />
cao.<br />
Một công việc không kém phần quan trọng để nâng cao chất lượng giáo <br />
dục là: Ban giám hiệu khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên đi dự các <br />
chuyên đề do Phòng giáo dục tổ chức về đổi mới phương pháp giảng dạy. Tôi <br />
nhận thấy các đồng chí giáo viên đều nhận thức được việc đổi mới phương <br />
pháp dạy học là vấn đề cấp thiết nhưng hầu hết giáo viên còn rất lúng túng <br />
chưa xác định được mình sẽ thực hiện việc đổi mới như thế nào cho phù hợp. <br />
Để giúp giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp, hàng năm, bên <br />
cạnh các chuyên đề do Phòng giáo dục tổ chức, Ban giám hiệu nhà trường đều <br />
<br />
<br />
14<br />
<br />
có kế hoạch triển khai một số chuyên đề cần thiết, phục vụ cho việc đổi mới <br />
phương pháp giảng dạy ở một số môn nhất định.<br />
Ví dụ: Chuyên đề phát triển vận động, chuyên đề làm quen với toán cho trẻ <br />
mầm non, …… <br />
Mỗi khi Phòng giáo dục tổ chức chuyên đề, Ban giám hiệu nhà trường đều <br />
tạo điều kiện để các đồng chí khối trưởng sẽ tham dự. Sau đó sẽ triển khai <br />
chuyên đề đó ở trường mình, các tổ trưởng đã được tham dự sẽ cùng với Ban <br />
giám hiệu chịu trách nhiệm trong việc tổ chức chuyên đề, tất cả giáo viên đều <br />
được tham dự, trao đổi ý kiến và cùng nhau thống nhất để rút ra phương pháp <br />
giảng dạy hợp lý nhất của môn đó và cùng thống nhất thực hiện. <br />
Tôi nhận thấy, Sau mỗi lần tổ chức chuyên đề, các đồng chí giáo viên được <br />
tham gia học tập và cùng nhau thảo luận, trao đổi ý kiến nên tất các giáo viên <br />
đều nắm được sâu hơn về phương pháp giảng dạy cũng như yêu cầu cơ bản <br />
của bộ môn, của chuyên đề đó.<br />
Cũng từ đây nhà trường cũng tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm, học tập <br />
lẫn nhau giữa các giáo viên trong việc chủ động, sáng tạo đổi mới dạy học <br />
thông qua việc chia sẻ, nhân rộng những sáng kiến kinh nghiệm hay, đạt giải <br />
cao.<br />
Qua đó giáo viên có thể nắm bắt được đổi mới phương pháp dạy học, đổi <br />
mới cách thức tổ chức lớp học theo hướng tích cực và nhiều vấn đề bổ ích về <br />
chuyên môn, nghiệp vụ được đúc kết thành những bài học quý báu, góp phần <br />
nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên và phục vụ công tác dạy học ở các lớp.<br />
*Biện pháp 7: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua việc tổ <br />
chức các hội thi<br />
Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ thì điều quan trọng là <br />
phải xây dựng được đội ngũ đông đảo giáo viên giỏi. Muốn có giáo viên giỏi, <br />
<br />
<br />
15<br />
<br />
Ban giám hiệu nhà trường cần tổ chức hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường <br />
hàng năm, trong hội thi này cần khuyến khích, động viên các đồng chí giáo viên <br />
trẻ đăng ký tham gia. Sau khi tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi ở cấp trường, <br />
Ban giám hiệu lựa chọn ra những giáo viên xuất sắc nhất để tiếp tục tham gia <br />
hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Bên cạnh đó cần có kế hoạch hỗ <br />
trợ và bồi dưỡng để họ có hướng phấn đấu đi lên.<br />
Tôi nhận thấy hầu hết giáo viên rất ngại đăng ký giáo viên dạy giỏi nhưng <br />
tôi đã kết hợp với các đồng chí trong Ban giám hiệu động viên, khuyến khích <br />
giáo viên tham gia. Giúp họ thấy được lợi ích của bản thân khi tham gia các cuộc <br />
thi đó đồng thời giúp đỡ các giáo viên tham gia dự thi bằng nhiều cách khác nhau <br />
như tư vấn khi giáo viên thực hiện bài soạn, dự tiết dạy của giáo viên dạy thử, <br />
rút kinh nghiệm thật cụ thể, chi tiết và trao đổi chân tình để giáo viên có bài <br />
giảng đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, tôi còn có kế hoạch giúp đỡ, tạo điều <br />
kiện để các đồng chí được bồi dưỡng thêm về chuyên môn như: Dự giờ các tiết <br />
dạy của giáo viên giỏi trường bạn, tổ chức các tiết dạy, các chuyên đề ở trường <br />
để đồng nghiệp và Ban giám hiệu góp ý. Khi tham gia dự thi các cấp, nhà trường <br />
thành lập tổ chuyên môn hỗ trợ cho giáo viên khi tham gia dự thi. Và chứng minh <br />
cho giáo viên thấy rõ rằng mỗi lần các đồng chí tham dự thi giáo viên dạy giỏi là <br />
các đồng chí lại có cơ hội làm giàu có thêm về kinh nghiệm sư phạm. <br />
Để thôi thúc tinh thần học tập và sáng tạo của giáo viên, nhà trường còn tổ <br />
chức các hội thi khác như: Hội thi làm đồ dùng dạy học, hội thi viết sáng kiến <br />
kinh nghiệm, hội thi an toàn giao thông……<br />
Qua các hội thi giúp giáo viên phát huy tinh thần tự học nâng cao trình độ <br />
chuyên môn, rút ra kinh nghiệm và áp dụng trong công tác chăm sóc giáo dục đạt <br />
hiệu quả, từ đó giáo viên sẽ hứng thú tham gia tốt các phong trào do nhà trường <br />
và ngành phát động.<br />
<br />
<br />
16<br />
<br />
*Biện pháp 8: Xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc <br />
thiểu số <br />
Ngoài việc tiếp tục “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” <br />
giúp giáo viên xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch <br />
và tổ chức hoạt động giáo dục trong trường mầm non đạt hiệu quả cao và giúp <br />
trẻ có tính tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, làm việc nhóm giúp cho <br />
trẻ có cơ hội trải nghiệm, khám phá, tìm tòi, trao đổi, chia sẻ cũng như trình bày <br />
ý kiến của mình. Đặc biệt trẻ biết suy nghĩ vận dụng những gì trẻ đã học vào <br />
thực tế cuộc sống và xử lý các tình huống mà trẻ gặp phải. Từ đó giúp trẻ mạnh <br />
dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, phát huy tính sáng tạo của trẻ khi tham gia các <br />
hoạt động, đồng thời phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện về cả thể <br />
chất lẫn tinh thần. <br />
Đặc thù trường tôi là một trường mầm non có nhiều trẻ dân tộc thiểu số và <br />
hưởng ứng hội thi “Xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc <br />
thiểu số” do các cấp phát động vào đầu năm học tôi đã chỉ đạo giáo viên phối <br />
hợp cùng với nhà trường xây dựng môi trường tăng cường Tiếng Việt trong và <br />
ngoài lớp nhằm nâng cao nhận thức và năng lực cho giáo viên mầm non trong <br />
việc xây dựng và tổ chức các hoạt động tạo môi trường tăng cường tiếng Việt <br />
cho trẻ người dân tộc thiểu số. Ngoài ra còn huy động sự tham gia của cha <br />
mẹ trẻ và cộng đồng trong việc xây dựng môi trường và tổ chức các hoạt động <br />
tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số. Và đẩy mạnh việc xây dựng và tổ <br />
chức hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ học thông qua hoạt động vui chơi, <br />
trải nghiệm, góp phần nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt cho trẻ người dân <br />
tộc thiểu số. Bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng <br />
nhiều cách khác nhau, phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân <br />
trẻ.<br />
*Môi trường trong lớp: <br />
17<br />
<br />
Để trẻ có thể tiếp xúc với môi trường chữ viết trong lớp thì ngay từ đầu <br />
năm học tôi đã triển khai các tiêu chí xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt <br />
cho trẻ em người dân tộc thiểu số đến tất cả cho giáo viên được nắm bắt kịp <br />
thời và giáo viên cũng nhận thức được môi trường giáo dục được xây dựng phù <br />
hợp với nội dung giáo dục của từng độ tuổi, từng chủ đề phục vụ cho việc thực <br />
hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục nói chung và nội dung dạy tăng cường <br />
tiếng Việt nói riêng ở các lớp.<br />
Môi trường của các nhóm, lớp phải tạo cho trẻ có nhiều cơ hội học tập <br />
và được hoạt động với môi trường tiếng Việt. Ví dụ : Tôi chỉ đạo cho giáo viên <br />
các đồ dùng cá nhân của trẻ, các thiết bị trong lớp đều được dán ký hiệu bằng <br />
các chữ cái, các mảng tường có sử dụng đa dạng các kiểu chữ, các chữ cái và <br />
chữ số treo hoặc dán trong lớp.<br />
Chỉ đạo giáo viên sắp xếp các góc hoạt động trong lớp phải hợp lí, thuận <br />
tiện và có đủ không gian cho trẻ hoạt động, các góc yên tĩnh như góc (học tập, <br />
nghệ thuật ) phải xa góc động ( góc xây dựng, góc phân vai). Các góc hoặc khu <br />
vực hoạt động được bố trí khoa học phù hợp với điều kiện thực tế; đảm bảo <br />
các điều kiện về ánh sáng, an toàn, thuận tiện với trẻ. Bên cạnh đó các góc hoặc <br />
khu vực hoạt động, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được dán nhãn bằng tiếng Việt <br />
(theo mẫu chữ in thường). Khu vực/Góc thư viện được bố trí hợp lý; Hệ thống <br />
giá, kệ chắc chắn, an toàn đảm bảo quy định; bàn ghế phù hợp với trẻ; đủ ánh <br />
sáng. Khu vực/Góc thư viện có ghế/thảm mềm cho trẻ ngồi đọc sách, trang trí <br />
phù hợp, hấp dẫn. Có hệ thống sách tranh, truyện tranh, thẻ chữ cái, thẻ từ, bút <br />
chì, sáp màu, đất nặn, giấy, bìa, học liệu phù hợp để hỗ trợ trẻ phát triển ngôn <br />
ngữ; sắp xếp hợp lý giúp trẻ dễ sử dụng. Có đài, máy phát thanh, hoặc trang <br />
thiết bị để trẻ được nghe các băng/đĩa, chương trình phát thanh, truyền hình <br />
tiếng Việt. Có đồ dùng, đồ chơi gần gũi với bản sắc văn hóa và dân tộc của trẻ; <br />
vật thật, đồ chơi có nguồn gốc tự nhiên. Có tài liệu sưu tầm liên quan đến văn <br />
18<br />
<br />
hóa dân gian của người DTTS và sử dụng trong các hoạt động giáo dục TCTV <br />
cho trẻ. Phương tiện dạy học, đồ dùng, đồ chơi được bố trí hợp lý, an toàn. <br />
Thường xuyên thay đổi nội dung các góc chơi trong từng chủ đề nhằm tạo sự <br />
hứng thú, kích thích trẻ tham hoạt động.<br />
Ngoài ra các lớp còn tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt tích cực <br />
thông qua nhiều hình thức như: Tổ chức lồng ghép tăng cường tiếng Việt cho <br />
trẻ vào các buổi học chính, buổi chiều trong tuần và mọi lúc mọi nơi, tổ chức <br />
các trò chơi ngôn ngữ, các hoạt động giáo dục khác có tăng cường sự giao lưu, <br />
giao tiếp bằng tiếng Việt giữa trẻ với trẻ, giữa tr ẻ với cô và những người xung <br />
quanh.<br />
Các lớp đã tạo ra môi trường vật chất trong lớp học với đầy đủ các trang <br />
thiết bị đồ dùng đồ chơi trong lớp, với các góc chơi phong phú để đáp ứng nhu <br />
cầu học tập vui chơi của trẻ. Trước cửa của các lớp là những rèm cửa được <br />
trang trí nổi bật lên những chữ cái tiếng việt và trong lớp tất cả các khu vui chơi <br />
hay học tâp đều được trang trí kết hợp hình ảnh và chữ cái như tên các góc: Bé <br />
làm thợ xây, bé học tập, bé thích vai nào, bé nào khéo tay...ở góc học tập thì nổi <br />
bật lên các trò chơi chữ cái cho trẻ phát âm và nhận biết nét chữ như trò chơi “ <br />
Ong tìm chữ, xếp hình chữ cái, xếp hột hạt nặn chữ cái...ở góc sản phẩm của bé <br />
thì mỗi ô sản phẩm của mỗi trẻ được ký hiệu bằng một chữ cái riêng biệt giúp <br />
trẻ ghi nhớ cách phát âm và nét chữ, ngoài ra còn có góc thư viện cũng được <br />
trang bị rất nhiều loại phương tiện , đồ chơi như các loại tranh ảnh, sách ,báo có <br />
hình ảnh kèm theo chữ. Nối chữ cái, ghép hình chữ cái ...,các đồ dùng như ti vi, <br />
cái bàn, cái ghế, cái tủ, tên các đồ chơi: búp bê, ngôi nhà, cái trống, quả cam ....và <br />
rất nhiều đồ chơi khác cũng đều có gắn chữ cái kèm theo tên gọi để trẻ được <br />
học tập thông qua quá trình vui chơi.<br />
*Môi trường ngoài lớp: <br />
<br />
<br />
19<br />
<br />
Cần chú ý thiết kế xây dựng các góc hoạt động cho trẻ ngoài lớp học <br />
như góc thiên nhiên, góc vận động.... tận dụng các điều kiện cơ sở vật chất sẵn <br />
có của trường, tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để giao <br />
nhiệm vụ cho trẻ, khuyến khích trẻ giao tiếp, tương tác với nhau bằng tiếng <br />
Việt.<br />
Ví dụ : Xây dựng góc thiên nhiên cho trẻ được chơi với cát, nước, chăm <br />
sóc cây..... để cho trẻ được chơi theo nhóm và khuyến khích trẻ giao tiếp với <br />
nhau bằng tiếng Việt trong quá trình trẻ chơi.<br />
Bên cạnh đó nhà trường đã tạo ra được hệ thống chữ viết, ký hiệu phù <br />
hợp ở mọi nơi (tường bao,vườn trường, các góc chơi ngoài trời, nhà vệ sinh, lối <br />
thoát hiểm…). Bước vào trường khung cảnh đầu tiên mà chúng tôi tạo ra là <br />
những hình ảnh sinh động đẹp mắt gần gũi với trẻ kết hợp với những chữ cái <br />
trong hệ thống chữ cái tiếng việt. Ví dụ như những hàng cây xanh ngoài sân <br />
trường đều có những tên gọi được ghi trên bảng và kết hợp những chữ cái trên <br />
thân cây, tiếp theo trong quá trình tham quan dạo chơi ngoài trời trẻ sẽ được <br />
bước đi trên những bông hoa có hình ảnh chữ cái và chữ số hay được chơi với <br />
nhưng đồ chơi được làm từ những lốp xe thành những con vật như con hưu, con <br />
ngựa, chiếc đồng hồ... có in chữ cái trên thân con vật và đồ vật. Qua đó trẻ sẽ <br />
ghi nhớ và phát âm những chữ cái mà mình nhìn thấy.<br />
Tiếp theo là dọc theo các bức tường cũng được vẽ những hình ảnh sinh <br />
động , hấp dẫn giúp trẻ được nhìn, gọi tên các sự vật, hình ảnh mà trẻ biết như: <br />
rừng xanh với đàn voi, những con vật gần gũi như con gấu trúc , con nai, con con <br />
ong, xe đạp. em bé, đoàn tàu.. hành lang của các lớp cũng được vẽ những hình <br />
ảnh sinh động, đẹp mắt về các chủ đề trong chương trình trẻ học như: những <br />
con vật, những loại hoa, phương tiện giáo thông, các loại rau củ...kèm theo là <br />
chữ cái tên gọi của hình ảnh đó bằng những chữ cái in thường mà trẻ học hằng <br />
ngày.<br />
20<br />
<br />
Đã thiết kế khu vực thư viện thân thiện, được bố trí phù hợp để trẻ <br />
hoặc cha mẹ trẻ hoạt động trong các khoảng thời gian phù hợp trong ngày. <br />
Ngoài ra tôi còn chỉ đạo giáo viên tổ chức các trò chơi dân gian, hát đồng dao, ca <br />
dao để trẻ tham gia tập thể trong các hoạt động ngoài trời và tạo môi trường để <br />
trẻ được nghe nói tiếng Việt.<br />
IV. Tính mới của giải pháp:<br />
Từ những năm học trước bản thân tôi đã chú trọng tới việc bồi dưỡng <br />
nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên. Tuy nhiên kết quả vẫn chưa đáp <br />
ứng được yêu cầu đổi mới của nền giáo dục hiện nay. Vì vậy, tôi đã tìm tòi <br />
thêm một vài biện pháp mang tính mới như sau: <br />
Bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho giáo viên nhằm giúp cho giáo viên nhận <br />
thức đúng đắn về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của <br />
nhà nước và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho giáo viên, tránh tình trạng bạo <br />
hành trẻ trong nhà trường.<br />
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên qua công tác bồi dưỡng thường <br />
xuyên trong nhà trường : Với biện pháp này cũng đã giúp giáo viên tự bồi <br />
dưỡng, tự làm giàu kiến thức cho bản thân mình để phục vụ cho công tác dạy và <br />
học ;<br />
Bồi dưỡng, xây dựng tổ chuyên môn làm nòng cốt : Với biện pháp này sẽ <br />
tạo điều kiện cho các đồng chí giáo viên trong tổ cùng bàn bạc với nhau những <br />
vấn đề còn vướng mắc để thống nhất các mục tiêu của các chủ đề, thống nhất <br />
việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, cùng nhau thảo luận và trao <br />
đổi các đề tài khó, trao đổi cách sử dụng các đồ dùng dạy học mới sao cho hiệu <br />
quả nhất. Từ đó đưa chất lượng giáo dục ngày một đi lên. Thông qua tổ chuyên <br />
môn, giúp giáo viên căn cứ vào nhiệm vụ dạy học được phân công, phân tích tình <br />
hình thực tế của lớp mình chủ nhiệm và đặc điểm của trẻ trong lớp để xác định <br />
được lượng kiến thức của mình, giúp cho giáo viên lựa chọn nội dung tốt nhất <br />
21<br />
<br />
để dạy sao cho phù hợp với mức độ tiếp thu của trẻ. Giúp cho giáo viên lựa <br />
chọn phương pháp dạy học có chất lượng và hiệu quả. Phát huy tốt năng lực và <br />
kĩ năng sư phạm của giáo viên. Kịp thời phát hiện và giải quyết những khó khăn <br />
trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua tổ chức các chuyên đề và <br />
chia sẻ, nhân rộng những sáng kiến kinh nghiệm hay, đạt giải cao.<br />
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua việc tổ chức các hội thi : <br />
Tính mới của biện pháp này là đưa ra biện pháp nhằm để thôi thúc tinh thần học <br />
tập và sáng tạo của giáo viên, giúp giáo viên phát huy tinh thần tự học nâng cao <br />
trình độ chuyên môn, rút ra kinh nghiệm và áp dụng trong công tác chăm sóc giáo <br />
dục đạt hiệu quả, từ đó giáo viên sẽ hứng thú tham gia tốt các phong trào do nhà <br />
trường và ngành phát động.<br />
Xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số: Xây <br />
dựng được môi trường trong và ngoài lớp và tổ chức hoạt động tăng cường tiếng <br />
Việt cho trẻ học thông qua hoạt động vui chơi, trải nghiệm, góp phần nâng cao <br />
khả năng sử dụng tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số. Bảo đảm tất cả trẻ <br />
đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau, phù hợp <br />
với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ thông qua các hình ảnh, con <br />
vật, đồ dùng đồ chơi có gắn chữ cái tiếng Việt cho trẻ phát âm. Từ đó trẻ sẽ <br />
dần hình thành biểu tượng về chữ cái tiếng Việt hơn.<br />
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:<br />
Tất cả các biện pháp đưa ra đã áp dụng cho đội ngũ giáo viên trường mầm <br />
non Hoa Cúc và tạo điều kiện để giáo viên tham gia hoạt động bồi dưỡng <br />
chuyên môn kết hợp với việc sử dụng các biện pháp nhằm năng cao chất lượng <br />
công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. <br />
Qua đó thấy được đội ngũ giáo viên mầm non Hoa Cúc đã tích cực hơn <br />
trong công tác bồi dưỡng thường xuyên, nhờ đó trình độ chuyên môn nghiệp vụ <br />
22<br />