intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trên lớp cho giáo viên tại trường Tiểu học số 1 Kiến Giang

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

119
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trên lớp cho giáo viên, trong đó xác lập được các kỹ thuật cơ bản về dạy học theo yêu cầu giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và điều hành các hoạt động học tập của học sinh. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trên lớp cho giáo viên tại trường Tiểu học số 1 kiến Giang”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trên lớp cho giáo viên tại trường Tiểu học số 1 Kiến Giang

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRỜN LỚP CHO GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 KIẾN GIANG
  2. Đặt vấn đề: Người thầy giáo giữ một vai trò quyết định đối với quá trình dạy và học, một lực lượng có “chức năng đặc biệt” chi phối và định hướng cho nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Giáo viên thông qua các hoạt động giảng dạy và giáo dục góp phần cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết cho HS, đồng thời cũng chính giáo viên là người có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình hình thành nhân cách của các em. Phát huy những khả năng sáng tạo cũng như giúp trẻ phát triển tư duy trong một môi trường học tập đổi mới thực sự. Vậy làm thế nào để người GV thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình ? Một trong những giải pháp quan trọng mang tính quyết định là đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học ở cấp Tiểu học đang trở thành một phong trào rộng lớn, góp phần quan trọng trong việc hình thành những cơ sở ban đầu về nhân cách của lớp người lao động mới, chủ động sáng tạo, có nhu cầu phương pháp tự học để thích ứng những đổi mới đang diễn ra của đất nước trong giai đoạn CNH - HĐH. Chính vì vậy đòi hỏi mỗi một GV trong mỗi tiết dạy trên lớp, bằng tài nghệ sư phạm của mình để tổ chức, hướng dẫn, điều hành mọi hoạt động đối với học sinh, làm cho tất cả các em đều được hoạt động, độc lập suy nghĩ, được tìm tòi để chiếm lĩnh kiến thức và biết vận dụng, thực hành luyện tập có kết quả cao. Với định hướng đổi mới phương pháp dạy học là làm cho tiết học “nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và có chất lượng hơn”. Dạy học hướng tập trung vào HS. Từ định hướng đó, trong quá trình lên lớp người GV phải thể hiện rõ vai trò là ngưòi tổ chức, hướng dẫn và điều hành các hoạt động học tập của HS. Vấn đề đặt ra cho những người làm công tác quản lý, chỉ đạo, nhất là Hiệu trưởng trường Tiểu học cần phải đi sâu xây dựng, bồi dưỡng các biện pháp kỹ thuật, giúp GV nắm đầy đủ và thể hiện một cách vững vàng mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. I/ Một số cơ sở khoa học của việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học Thực hiện nghị quyết TW 4 về “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD và Đào tạo” giáo dục tiểu học đang trong quá trình “ xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo”. Do đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học và tính chất ban đầu của bậc tiểu học, phương pháp dạy học tiểu học gắn bó chặt chẽ với nội dung và thiết bị dạy học, với cách đánh giá và nội dung kết quả dạy học, hơn thế ở Tiểu học phương pháp dạy học được coi là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên. Vì vậy, đổi mới đồng bộ và toàn diện giáo dục Tiểu học sẽ tạo điều kiện thực hiện khẩn trương và triệt để đổi mới phương pháp dạy học và ngược lại, nếu biết cách thực hiện đổi mới
  3. phương pháp dạy học hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy đổi mới giáo dục Tiểu học nói chung, đặc biệt là góp phần quan trọng để thực hiện mục tiêu đào tạo những người “ lao động tự chủ và sáng tạo” ngay từ các lớp Tiểu học. Phương pháp dạy học mới coi học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học, trong đó: Giáo viên là người tổ chức và định hướng hoạt động của học sinh, học sinh phải hoạt động học tập để phát triển theo đúng với khả năng phát triển của cá nhân. Theo phương pháp dạy học mới, giáo viên không còn là người truyền đạt thông tin mà là người hướng dẫn tổ chức cho học sinh hoạt động nhằm huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để tự học sinh chiếm lĩnh tri thức mới. Trong lớp học giáo viên có thể ít nói, giảng ít nhưng thường xuyên làm việc trực tiếp với học sinh hay từng nhóm học sinh đáp ứng kịp thơì những tình huống có thể xảy ra trong lớp học. Cách làm này giúp cho giáo viên nắm được khả năng của từng học sinh. Từ đó giúp học sinh phát triển theo đúng với năng lực phát triển của cá nhân. Mặt khác đối với học sinh, mọi học sinh đều được hoạt động theo định hướng của giáo viên, được đọc lập suy nghĩ khi học cá nhân, được bộc lộ khả năng cá nhân và trao đổi thông tin, xử lý thông tin, lựa chọn giải pháp khi học nhóm, học theo lớp. Chính vì vậy mà học sinh rất chủ động, tự tin, năng động sáng tạo không rập khuôn. Cách học này giúp học sinh hình thành phương pháp học tập mới, tạo niềm tin và sự cố gắng có hiệu quả của bản thân, tự đánh giá được kết quả học tập của cá nhân và của các bạn khác trong lớp từ đó có hứng thú học tập. Dạy học theo phương pháp mới có thể kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống như đàm thoại, trực quan, nêu vấn đề... nhưng với mức độ sử dụng mới, cách sử dụng mới, cách tổ chức mới, khác cơ bản ở chỗ: Theo cách dạy cũ (hướng tập trung vào giáo viên) , giáo viên nói, làm mẫu là chủ yếu, coi trọng sự có mặt của học sinh và khả năng ghi nhớ, tái hiện các sự kiện, các thông tin mà giáo viên đã truyền đạt, còn cách dạy mới: Là coi trọng quá trình học của học sinh, là kỹ năng “học cách học” tức là những năng khiếu học sinh tự học: học sinh tự làm thí nghiệm, tự nghiên cứu tài liệu, trao đổi ý kiến, lựa chọn kết quả.... với sự giúp đỡ, hướng dẫn, cố vấn của giáo viên. Như vậy, bên cạnh vai trò người truyền đạt tri thức, người giáo viên là người tổ chức, người hướng dẫn, người cố vấn cho học sinh trong việc học tập, vai trò của người giáo viên được nâng cao lên nhiều với những yêu cầu cao hơn. II / Thực trạng tình hình dạy học ở trường TH số 1 kiến giang. Cùng với các trường Tiểu học trong toàn huyện, những năm qua “ Phong trào đổi mới phương pháp dạy học” ở trường TH số 1 Kiến Giang được đẩy mạnh và có những kết quả đáng khích lệ. Nhiều GV đã mạnh dạn thực hiện các phương pháp dạy học hiện đại kết hợp với các phương pháp dạy học truyền thống, đưa các hình thức dạy học theo nhóm, học cá nhân, học ở hiện trường, tổ chức các trò chơi học tập...., bước đầu đã tạo ra được “Bộ mặt mới,
  4. sức sống mới“, những kết quả nhất định về chất lượng và hiệu quả giảng dạy trong trường học. Tuy nhiên, nhiều giáo viên vẫn có nhiều tiết dạy hiệu quả chưa cao, chưa định hình rõ về những biện pháp kỹ thật trong việc thể hiện vai trò của thầy giáo là người tổ chức, hướng dẫn, điều hành các hoạt động của HS, ngại tổ chức các trò chơi học tập... Những hạn chế của giáo viên thường biểu hiện ở các mặt sau: - Kế hoạch lên lớp thiếu rõ ràng, chưa hoạch định được hoạt động của thầy và trò ở trên lớp theo từng phần nội dung của tiết học. - Giao việc cho học sinh thiếu cụ thể, chưa rõ người, rõ việc, chưa có mục đích rõ ràng, thiếu chú ý đến một số học sinh yếu trong lớp. Hiện tượng sử dụng học sinh khá giỏi làm thay công việc cả lớp là phổ biến. - Giao việc thiếu sự hướng dẫn, tiếp sức của giáo viên nên dễ tạo ra sự ồn ào. không có hiệu quả do học sinh bất cập trước công việc được giao. - Thiếu biện pháp quản lý, kiểm soát quá trình học tập của từng học sinh hoặc tùng nhóm một cách chặt chẽ. Chưa có hình thức phù hợp để đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Sử dụng phương tiện, đồ dùng thiết bị dạy học còn lúng túng chưa đúng lúc, đúng chỗ, hiệu quả chưa cao. - Ngại tổ chức các trò chơi học tập hoặc tổ chức trò chơi nhưng hiệu quả chưa cao. Từ những yếu tố trên làm cho nhiều tiết học diễn ra còn nặng nề, thiếu tự nhiên, hiệu quả tiết học bị hạn chế. Qua 59 tiết dự giờ ở đầu năm học 2009-2010 cho thấy: * Số tiết dạy đạt yêu cầu từng mặt về vai trò của giáo viên như sau. * Số tiết được dự: 59 tiết Trong đó: + Vai trò tổ chức: 31 tiết + Vai trò hướng dẫn: 35 tiết + Vai trò điều hành: 33 tiết Từ kết quả đó, số tiết khá và tốt chỉ đạt 55% trong số các tiết đã dự, trong đó số tiết tốt là 45% III- một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực hoạt động trên lớp cho giáo viên. Để bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trên lớp cho giáo viên, trong đó xác lập được các kỹ thuật cơ bản về dạy học theo yêu cầu giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và điều hành các hoạt động học tập của học sinh, được sự chỉ đạo của Hội đồng chuyên môn và các đồng chí chuyên viên Phòng Giáo dục, tôi đi sâu bồi dưỡng những nội dung công việc của GV trong mỗi chức năng đó và tổ chức các hình thức bồi dưỡng như sau: 1/ Xác định rõ những nội dung công việc hoạt động trên lớp. 1.1/ Nội dung công việc của “Người tổ chức“.
  5. Trước hết mỗi giáo viên phải xác định đúng mục tiêu bài học, những vấn đề cần chuẩn bị cho bài học của thầy và trò, phân chia tiết học thành các hoạt động, các công việc một cách cụ thể, rõ ràng Về hoạt động của thầy và trò: Cần chuẩn bị đầy đủ nội dung công việc cần giao cho học sinh theo nhóm hoặc cá nhân hoặc toàn lớp một cách cụ thể theo từng phần của tiết học (rõ người, rõ việc). Chẳng hạn, trong bước kiểm tra bài cũ: gọi HS lên bảng (3 em) làm 3 bài tập. Học sinh 3 dãy bàn theo dõi hoặc cùng làm bài tập ở bảng con ứng với bạn cùng dãy hoặc nghe giáo viên kiểm tra miệng trực tiếp hoặc tự kiểm tra vở bài tập lẫn nhau theo từng nhóm một. Bước dạy bài mới: Có thể giáo viên cho học sinh học cá nhân, theo nhóm hoặc toàn lớp tiếp cận SGK, tài liệu, tranh vẽ bằng hệ thống câu hỏi mà giáo viên đã chuẩn bị. Với sự phân công rõ ràng phù hợp với năng lực, trình độ từng đối tượng HS, đảm bảo tất cả HS đều được làm việc, đều có nhiệm vụ cụ thể, biết độc lập suy nghĩ, hợp tác cùng nhau tìm ra kiến thức mới theo yêu cầu bài học. Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận và đánh giá kết quả, rút ra kết luận để nắm chắc kiến thức trọng tâm từng phần bài học. 1.2/ Nội dung công việc của “ Người hướng dẫn“. Trên cơ sở phân công, giao việc người GV cần có sự hướng dẫn, gợi ý, tiếp sức cần thiết phù hợp với trình độ năng lực từng đối tượng, từng cá nhân hoặc từng nhóm. Việc hưỡng dẫn có thể xuất phát từ bài mẫu hoặc có thể lựa chọn nội dung từng phần bài học mà HS có thể gặp khó khăn trong quá trình phát hiện, khám phá kiến thức để HS khỏi vấp vào tình trạng bất cập. Trên cơ sở đó phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh trong quá trình học tập, đồng thời gây được hứng thú cho HS trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Việc hướng dẫn tiếp sức cho HS có thể sử dụng các hình thức và mức độ khác nhau. Có thể do GV đặt câu hỏi gợi ý. Có thể GV gợi ý hoặc sử dụng HS khá, giỏi tiếp sức cho HS yếu (nhưng không làm thay). 1.3/ Nội dung công việc của “ Người điều hành“. Để kiểm soát được việc thực hiện nhiệm vụ của từng HS hoặc từng nhóm HS, , đảm bảo tiến độ hoàn thành trong một khoảng thời gian cho phép. Đồng thời kết quả học tập của HS được đánh giá, động viên khích lệ kịp thời đồi hỏi người thầy giáo phải thể hiện rõ “Người điều hành” các hoạt động của các em. Với vai trò “Người điều hành” cần thể hiện rõ các việc làm sau: - Định rõ quy trình thao tác, công việc các bước một cách cụ thể, rõ ràng. Kiểm soát được quá trình thao tác của từng HS và từng nhóm HS. - Điều chỉnh sự lệch lạc, sai sót của HS một cách kịp thời, chủ động về thời gian để đảm bảo thời lượng của bài học. - Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng đổi mới với các hình thức GV đánh giá, HS tự đánh giá hoặc HS tự đánh giá lẫn nhau.
  6. Kết hợp với việc dạy cho cả lớp với dạy từng HS. Thông qua một số HS để dạy cho cả lớp. Cá biệt hoá trong dạy học. Luôn tạo ra không khí thi đua trong lớp học làm cho HS vui học, thích học. Để thể hiện rõ vai trò của thầy giáo là người tổ chức, hướng dẫn và điều hành các hoạt động học tập của HS, đòi hỏi GV cần phối hợp và vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt các phương pháp dạy học. 2/ Tổ chức hình thức bồi dưỡng. 2.1/ Thiết kế giờ dạy. Mỗi tuần, mỗi khối lớp được giao soạn một bài. Bài soạn là bài điển hình trong các môn học. Bài soạn được thể hiện đầy đủ các nội dung như đã nêu trên có nghĩa phải thể hiện rõ vai trò tổ chức, hướng dẫn, điều hành của GV khi lên lớp. Trong các giờ sinh hoạt chuyên môn, người được phân công chuẩn bị bài soạn trình bày, bảo vệ thiết kế của mình. Tổ góp ý, xây dựng để có một giáo án hoàn chỉnh đạt yêu cầu đề ra. 2.2/ Tổ chức thao giảng. Giáo viên được phân công bài soạn, sau khi được tổ góp ý, bổ sung, tu chỉnh lại, thể hiện bằng một giờ lên lớp cụ thể. Giáo viên trong tổ dự giờ, đối chiếu với thiết kế để đánh giá tiết dạy, rút kinh nghiệm từ những ưu, khuyết điểm. Hai khâu này được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ trong quy trình bồi dưỡng giờ dạy. 2.3/ Tổ chức hội thảo chuyên đề. Hội thảo chuyên đề về năng lực tổ chức hoạt động trên lớp có thể tổ chức trong trường hoặc liên trường. Đây là dịp để tất cả GV cùng trao đổi, thảo luận về các biện pháp kỹ thuật tổ chức hoạt động trên lớp mà GV cho là có hiệu quả nhất. Thông qua đó GV có nhiều kinh nghiệm về: - Năng lực tổ chức cho HS chiếm lĩnh tri thức. - Năng lực tổ chức quan sát. - Năng lực hướng dẫn HS thực hành. - Năng lực đánh giá, nhận xét. - Năng lực sử dụng các phương tiện ĐDDH. - Cách thức tổ chức các trò chơi, tiểu phẩm để củng cố kiến thức bài học... 2.4/ Phát huy vai trò nòng cốt của GV dạy giỏi trong nhà trường để dạy thể nghiệm chuyên đề và giúp đỡ, kèm cặp GV có năng lực yếu. Đây là việc làm thường xuyên được tổ chuyên môn quan tâm và chỉ đạo một cách cụ thể. Gv yếu có thể học hỏi nhiều ở GV có tay nghề vững hơn và họ tự tin hơn khi được đồng nghiệp hướng dẫn giúp đỡ. 2.5/ Đẩy mạnh phong trào tự bồi dưỡng của GV, coi đây là biện pháp chính để nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trên lớp bằng cách GV yếu dự giờ GV khá giỏi, tự thiết kế bài dạy và lên lớp, mời bạn cùng đến dự... Qua
  7. từng tiết dạy GV có thể tự rút ra kinh nghiệm cho mình ở các khâu: Thiết kế bài học, định rõ phương pháp và hình thức dạy học cho từng phần nội dung của bài, cách hướng dẫn, điều hành của GV giúp HS chiếm lĩnh kiến thức và cách thức tổ chức tiết học như thế nào để có hiệu quả cao. III. Những kết quả. Với những kỹ thuật được xác lập, được thể hiện trên nhiều tiết dạy với nhiều bộ môn khác nhau, thông qua các hình thức bồi dưỡng tại trường TH số 1 Kiến Giang đã giúp cho GV lên lớp có phong cách nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và ngày càng có chất lượng hơn. Qua 67 tiết dự giờ ở học kỳ II Năm học 2009-2010 cho thấy năng lực tổ chức hoạt động trên lớp của GV đã có những tiến bộ rõ rệt, cụ thể: - Số tiết dự giờ: 67 tiết Trong đó: + Vai trò tổ chức: 59 tiết + Vai trò hướng dẫn: 61 tiết + Vai trò điều hành: 63 tiết Chính vì thế tỷ lệ các tiết khá giỏi qua dự giờ cũng được đánh giá cao hơn. Trình độ tay nghề của GV được nâng cao hơn so với những năm học trước. Qua đánh giá của Đoàn thanh tra toàn diện Phòng GD-ĐT Lệ Thủy tháng 3 năm 2010 có 12/14 tiết xếp loại tốt, 2/14 tiết đạt loại khá. Đặc biệt năm học 2009-2010 có 1 đ/c ( Nguyễn Thị Lệ Hương) đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 6 d/c đạt GVDG cấp huyện; kết quả kiểm tra đánh giá giáo viên theo Chuẩn NNGVTH có 8/12 GV xếp loại tốt, 4/12 GV xếp loại khá. IV. Những bài học kinh nghiệm Có thể rút ra bài học kinh nghiệm từ công tác bồi dưỡng đội ngũ như sau: - Muốn nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trên lớp cho GV trước hết phải đi sâu thiết lập các kỹ thuật dạy học một cách cụ thể trên cơ sở đó mới giúp GV lĩnh hội, nắm bắt và vận dụng một cách có hiệu quả phương pháp dạy học. - Tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng đội ngũ trong đó chú trọng khâu thiết kế bài học đến việc thực thi giảng dạy trên lớp, rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc sau hai khâu quan trọng này ( chú ý các kỹ thuật dạy học ). - Phát huy vai trò của GV giỏi, GV nồng cốt trong chuyên môn của nhà trường nhằm giúp đỡ bồi dưỡng GV yếu về năng lực tổ chức hoạt động trên lớp. - Một trong những giải pháp quan trọng, thường xuyên và có ý nghĩa thiết thực, quyết định chất lượng dạy học mà mỗi cán bộ quản lý giáo dục phải coi trọng đúng mức đó là: Không ngừng nâng cao ý thức tự bồi dưỡng của mỗi một GV trong nhà trường. Công tác tự bồi dưỡng, tự rèn luyện năng lực sư phạm để có tay nghề cao trở thành một yêu cầu không thể thiếu được của mỗi giáo viên và người cán bộ quản lý giáo dục. Đồng thời, bồi dưỡng năng lực dạy học trên lớp thường xuyên của mỗi nhà trường là nhiệm vụ quan trọng,
  8. thiết thực để nâng cao kỹ năng sư phạm cho đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu mới của Giáo dục phổ thông hiện nay. VI. Kết luận Gần 13 năm trực tiếp dạy học và 20 năm làm công tác quản lý trường học, với những kinh nghiệm của bản thân, tôi đã thực sự đến với giáo viên bằng cả tâm và cả sự kiên trì, lòng yêu nghề của mình để giúp cho đội ngũ của mình từng bước, từng bước đổi mới phương pháp dạy học, nhất là thiết lập được các thao tác kỹ thuật dạy học trên lớp với vai trò là người tổ chức, người hướng dẫn, người điều hành các hoạt động học tập của học sinh đã thực sự đem lại nhiều hiệu quả cao trong dạy học. Đó là học sinh tích cực, tự giác hơn trong học tập, tham gia các hoạt động một cách tích cực; biết mạnh dạn trao đổi những ý kiến của mình cùng bạn bè; tạo sự hợp tác trong quá trình học nhóm... Đặc biệt, mỗi giáo viên chủ động hơn trong quá trình dạy học và luôn hướng các hoạt động vào học sinh làm cho tiết học thực sự nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn. Chính vì vậy, qua thanh tra toàn diện của Phòng GD-ĐT Lệ thuỷ tháng 3 năm 2010 chất lượng học sinh đạt cao hơn so những năm học trước: TB trở lên đạt 99,8%, trong đó khágiỏi đạt 90,8%, 100% số tiết dự giờ đạt khá và tốt, trong đó có 12/14 tiết dạy xếp loại tốt. 6/12 giáo viên đạt GVDG cấp huyện, 01 đ/c đạt giải khuyến khích trong hội thi GVDG cấp tỉnh tháng 4-2010 và đặc biệt nó góp phần tích cực tạo dựng những thành tích cao trong Hội thi học sinh giỏi Toán, Tiếng Việt, giải Toán qua mạng, OLimpíc tiếng Anh năm học 2009-2010 của trường Tiểu học số 1 Kiến Giang. Đạt được những kết quả đó trước hết là sự nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên trong quá trình dạy học và công tác bồi dưỡng các thao tác kỹ thuật trong dạy học cho giáo viên là một việc làm hết sức quan trọng nó đem lại hiệu quả thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Kiến Giang, ngày 18 tháng 5 năm 2010 Người viết Võ Thị Lý
  9. Tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trên lớp cho giáo viên tại trường tiểu học số 1 Kiến Giang I. Đặt vấn đề: Vai trò của người thầy giáo và sự cần thiết phải bồi dưỡng các biện pháp kỹ thuật trong quá trình dạy học trên lớp II. Một số cơ sở khoa học của việc đổi mới PPDH - Quan điểm của Đảng về đổi mới sự nghiệp GD-ĐT - Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học - Nhận thức về đổi mới PPDH III. Thực trạng tính hình Nêu rõ thực trạng dạy học của GV tại trường TH số 1 Kiến Giang( những ưu điểm, hạn chế) IV. Kinh nghiệm về bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học trên lớp. 1. Xác định nội dung công việc của người thầy giáo trong các chức năng: - Người tổ chức - Người hướng dẫn - Người điều hành 2. Các hình thức bồi dưỡng - Thiết kế bài giảng - Tổ chức thao giảng - Hội thảo chuyên đề - Phát huy vai trò nòng cốt của GVG - Đảy mạnh phong trào tự bồi dưỡng V. Những kết quả VI. Những bài học kinh nghiệm - Muốn nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trên lớp cho GV trước hết phải đi sâu thiết lập các kỹ thuật dạy học một cách cụ thể trên cơ sở đó mới giúp GV lĩnh hội, nắm bắt và vận dụng một cách có hiệu quả phương pháp dạy học. - Tổ chức nhiều hình thức bồi dưỡng đội ngũ trong đó chú trọng khâu thiết kế bài học đến việc thực thi giảng dạy trên lớp, rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc sau hai khâu quan trọng này ( chú ý các kỹ thuật dạy học ). - Phát huy vai trò của GV giỏi, GV nồng cốt trong chuyên môn của nhà trường nhằm giúp đỡ bồi dưỡng GV yếu về năng lực tổ chức hoạt động trên lớp. - Một trong những giải pháp quan trọng, thường xuyên và có ý nghĩa thiết thực, quyết định chất lượng dạy học mà mỗi cán bộ quản lý giáo dục phải coi trọng đúng mức đó là: Không ngừng nâng cao ý thức tự bồi dưỡng của mỗi
  10. một GV trong nhà trường. Công tác tự bồi dưỡng, tự rèn luyện năng lực sư phạm để có tay nghề cao trở thành một yêu cầu không thể thiếu được của mỗi giáo viên và người cán bộ quản lý giáo dục. Đồng thời, bồi dưỡng năng lực dạy học trên lớp thường xuyên của mỗi nhà trường là nhiệm vụ quan trọng, thiết thực để nâng cao kỹ năng sư phạm cho đội ngũ nhằm đáp ứng yêu cầu mới của Giáo dục phổ thông hiện nay VII. Kết luận Khẳng định hiệu quả của kinh nghiệm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0