Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trường học là nơi trẻ em được hình thành và phát triển nhân cách toàn <br />
diện. Ở trường các em được đón nhận sự quan tâm dạy bảo của các thầy cô <br />
giáo, sự tận tình giúp đỡ của bạn bè và được sống trong tập thể lớp, các em <br />
có điều kiện phát triển trí tuệ và năng khiếu của bản thân. Đến trường các <br />
em không chỉ học tập các môn học mà còn được rèn luyện, được tham gia <br />
nhiều hoạt động tập thể phù hợp với lứa tuổi, vui và bổ ích. Hoạt động học <br />
tập và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) là hai mặt quan hệ chặt chẽ với <br />
nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển trong toàn bộ quá trình phát triển <br />
chung của trẻ em. Có thể nói trường học là vườn ươm cho những tài năng <br />
tương lai của đất nước.<br />
Ở tiểu học, ngoài giáo viên dạy môn chuyên (Âm nhạc, Mĩ thuật, Ngoại <br />
ngữ…) mỗi giáo viên đều được phân công một lớp. Họ không những phải <br />
đảm nhiệm việc giảng dạy nhiều môn học mà còn phải làm công tác chủ <br />
nhiệm lớp. Khác với các bậc học trên, trẻ em tiểu học còn nhỏ tuổi, các kĩ <br />
năng hoạt động còn hạn chế, ý thức tổ chức kĩ luật và ý thức tự giác của các <br />
em chưa cao. Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, đòi hỏi giáo viên phải đầu <br />
tư nhiều thời gian và công sức. Do đó giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò <br />
quyết định trong việc tổ chức và triển khai các hoạt động trong suốt năm <br />
học. Nếu giáo viên biết làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, biết xây dựng và <br />
triển khai kế hoạch chủ nhiệm lớp một cách có hiệu quả sẽ có tác dụng tốt <br />
cho việc thực hiện các chỉ tiêu giáo dục, góp phần quan trọng vào việc nâng <br />
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Chính vì vậy, tôi đã mạnh <br />
dạn chọn vấn đề “ Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao <br />
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh” làm đề tài nghiên cứu của <br />
mình. <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
<br />
<br />
Trường TH Lý Tự Trọng 1 Giáo viên: Trương Thị Thành<br />
Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
<br />
2.1. Mục têu<br />
Nhận thức tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm, sự cần thiết phải <br />
xây dựng Bộ máy Hồi động tự quản lớp.<br />
Xác định thực trạng, nguyên nhân dẫn đến nề nếp, thói quen trong học <br />
tập, trong sinh hoạt cũng như trong các lĩnh vực khác, các kĩ năng hoạt động, <br />
ý thức tổ chức kĩ luật và ý thức tự giác của học sinh và xây dựng một số <br />
biện pháp, giải pháp giáo dục phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng giáo <br />
dục toàn diện cho học sinh. <br />
2.2. Nhiệm vụ<br />
Nghiên cứu về đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh lớp 2, góp phần <br />
hình thành tri thức và nhân cách lâu dài, bền vững, đúng đắn.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Biện pháp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, xây dựng nề nếp, chỉ tiêu <br />
của lớp. Công tác tự quản của học sinh lớp 2A (VNEN)<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Công tác chủ nhiệm lớp 2A Trường Tiểu học Lý Tự Trọng huyện <br />
Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk năm học 2015 2016 do tôi đảm nhận. Tổng số <br />
học sinh là 31 em. Trong đó có 1 em bị khuyết tật.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu.<br />
Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
Phương pháp điều tra.<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.<br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động. <br />
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.<br />
<br />
<br />
Trường TH Lý Tự Trọng 2 Giáo viên: Trương Thị Thành<br />
Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
<br />
c) Phương pháp thống kê toán học<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp là một việc làm hết sức cần thiết trong <br />
môi trường giáo dục hiện nay. Để các em h ọc t ập t ốt h ơn, m ỗi giáo viên <br />
cần có tính kiên trì, nhẫn nại, tận tình, chịu thương và chịu khó. Sự nhiệt <br />
tâm, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự <br />
thành công trong công tác chủ nhiệm lớp. Đổi mới công tác chủ nhiệm, <br />
người giáo viên tức là người làm công tác trong ngành giáo dục và là người <br />
chủ của một lớp học, người chỉ đạo mọi hoạt động trong lớp học của mình, <br />
nhưng cũng đồng thời phải là người chịu bất kì những hậu quả gì mà học <br />
sinh trong lớp chủ nhiệm của mình mang lại. Chính vì vậy, mà người giáo <br />
viên chủ nhiệm lớp ở bậc học tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng, là nhân <br />
tố quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. <br />
Xây dựng Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm:<br />
Thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của <br />
học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong <br />
nhà trường và mối quan hệ của các em với những người xung quanh.<br />
Tạo cơ chế khuyến khích cho các em tham gia một cách toàn diện <br />
vào các hoạt động của nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, <br />
bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của học sinh.<br />
Giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ <br />
năng lãnh đạo; đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi <br />
thực hiện những quyền và bổn phận của mình. <br />
Hội đồng tự quản là do các em học sinh tự tổ chức và thực hiện; Hội <br />
đồng tự quản học sinh bao gồm các thành viên là học sinh. Hội đồng tự quản <br />
được thành lập là vì học sinh, bởi học sinh và để bảo đảm cho các em tham <br />
gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường; khuyến khích các <br />
<br />
<br />
<br />
Trường TH Lý Tự Trọng 3 Giáo viên: Trương Thị Thành<br />
Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
<br />
em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường. Hội đồng <br />
tự quản được thầy giáo, cô giáo quan tâm, hướng dẫn đi vào hoạt động sẽ có <br />
tác dụng tốt đến hiệu quả học tập và các phong trào thi đua của tập thể lớp <br />
và mỗi thành viên.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi vừa học vừa chơi, sự nhận thức <br />
của các em còn non trẻ, sự tư duy chưa đạt tới đỉnh cao, tâm lí đang trên đà <br />
phát triển, còn nhiều sự biến động về tâm sinh lí nên rất khó cho việc giáo <br />
dục các em. Chính vì thế, các em cần có người hướng dẫn, uốn nắn, chỉ đạo <br />
để các em có thói quen đi vào nề nếp trong sinh hoạt, học tập, giao tiếp, có <br />
các kĩ năng sống cơ bản để các em dần dần trở thành những người có khả <br />
năng sống tự lập, sống có ích trong xã hội. Những người làm được việc đó <br />
không ai ngoài người trực tiếp giáo dục và giảng dạy các em hàng ngày và <br />
hơn ai hết đó chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ bậc tiểu học…<br />
Không có học sinh cá biệt, chỉ có giáo viên chủ nhiệm không đủ kiên nhẫn <br />
cảm hóa học sinh, không có tình yêu thương con trẻ, không biết lắng nghe, <br />
không biết chia sẽ và không yêu nghề mà mình đã chọn và sẽ gắn bó suốt <br />
đời.<br />
Hiện nay đôi khi còn chạy theo thành tích mà một số giáo viên chưa <br />
thực sự quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, chưa thấy được vai trò của <br />
công tác chủ nhiệm lớp trong việc giáo dục học sinh, các hình thức hoạt <br />
động còn tẻ nhạt, chưa có sự cải tiến. Mặc dù giáo dục đang trong giai đoạn <br />
bùng nổ về đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học <br />
song hầu như công tác chủ nhiệm lớp chưa thực sự đổi mới. Giáo viên chưa <br />
thực sự gắn bó chặt chẽ với lớp học, chưa coi lớp học như ngôi nhà thứ hai <br />
của mình. Việc theo dõi, quán xuyến nhắc nhở học sinh không được thường <br />
xuyên, liên tục. Giáo viên còn tập trung quá nhiều vào việc giảng dạy văn <br />
hóa, ít quan tâm đến nề nếp lớp. Việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, <br />
<br />
<br />
<br />
Trường TH Lý Tự Trọng 4 Giáo viên: Trương Thị Thành<br />
Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
<br />
gia đình, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội chưa phát huy <br />
hiệu quả.<br />
Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến thực chất lượng học tập <br />
của học sinh chưa cao. Trước một thực trạng như vậy, là giáo viên chủ <br />
nhiệm tôi không thể không suy nghĩ phải làm gì để thay đổi thực trạng này <br />
và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
3. Nội dung và hình th ức c ủa giải pháp<br />
3.1. M ục tiêu củ a giải pháp<br />
Rèn cho học sinh các nề nếp, thói quen tốt trong học tập, trong sinh <br />
hoạt cũng như trong các lĩnh vực khác. Hình thành và phát triển ở học <br />
sinh các kĩ năng hoạt động, ý thức tổ chức kĩ luật và ý thức tự giác cao. Tạo <br />
cho các em một môi trường học tập, sinh hoạt tốt. Từ đó nâng cao chất <br />
lượng toàn diện cho học sinh <br />
3.2. N ội dung và cách th ức th ực hi ện gi ải pháp<br />
a) Nắm bắt thông tin của học sinh thông qua bản tự thuật: <br />
Ngay từ đầu năm, lúc nhận lớp, tôi đã cho các em viết vào bản tự <br />
thuật để có thời gian nghiên cứu sơ bộ hoàn cảnh, điều kiện sống cũng như <br />
về sở thích của từng em. Trên cơ sở đó tôi có thể làm căn cứ để viết vào sổ <br />
chủ nhiệm của mình một số thông tin cần thiết. Và đây là một số minh <br />
chứng mà tôi đã thực hiện.<br />
Qua phiếu điều tra này, phần nào tôi đã nắm được thông tin cần thiết <br />
nhất về học sinh của mình. Điều này có lợi cho tôi trong quá trình xây dựng <br />
nề nếp lớp học đặc biệt là trong việc bầu chọn Hội đồng tự quản lớp. <br />
b) Xây dựng nề nếp lớp học thông qua buổi sinh hoạt tập thể: <br />
Đầu năm học tôi cho các em tự xây dựng nội quy dựa trên cơ sở nội <br />
quy của nhà trường các em đã có ý thức xây dựng nội quy lớp học kết quả <br />
như sau:<br />
Nội quy lớp 2A<br />
<br />
<br />
<br />
Trường TH Lý Tự Trọng 5 Giáo viên: Trương Thị Thành<br />
Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
<br />
Đi học đúng giờ.<br />
Tự giác, tự học, tự tin, tinh thần hợp tác cao.<br />
Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.<br />
Chăm ngoan, học giỏi.<br />
Chấp hành và thực hiện tốt luật giao thông.<br />
Luôn nói lời hay, làm việc tốt.<br />
Lễ phép với người lớn và thầy cô giáo.<br />
Tiết kiệm điện, nước.<br />
Đồng phục đúng quy định.<br />
Bỏ rác, đi vệ sinh đúng quy định.<br />
Tham gia tích cực các hoạt động của lớp.<br />
Thương yêu, đoàn kết giúp đỡ bạn. <br />
c) Bầu Bộ máy Hội đồng tự quản lớp:<br />
Việc chọn bầu và xây dựng Hội đồng tự quản lớp ở lớp tôi chủ <br />
nhiệm bao giờ cũng được tổ chức chu đáo, tôi xem đây là buổi lễ Đại hội <br />
lớp với tinh thần dân chủ và tự giác. Đầu tiên cho các em Ứng cử; tiếp đến <br />
là Đề cử; Công bố danh sách ứng cử và đề cử; Những người có tên trong <br />
danh sách tranh cử bằng giới thiệu về mình nói rõ chương trình hành động. <br />
Bầu ban kiểm phiếu. Ai có số phiếu cao nhất được làm Chủ tịch hội đồng <br />
tự quản, 3 người có số phiếu cao tiếp theo làm Phó Chủ tịch hội đồng tự <br />
quản. Để lớp học hoạt động theo mô hình tự quản tốt đòi hỏi giáo viên chủ <br />
nhiệm cần có sự năng động, tự tin, sáng tạo, linh hoạt trong các hoạt động tổ <br />
chức lớp học, có cái nhìn thấu đáo về các em học sinh. Từ những nội dung <br />
tiếp thu từ Ban quản lý Dự án VNEN Trung ương về tổ chức lớp học theo <br />
Mô hình tự quản, đội ngũ giáo viên nhà trường tích cực trao đổi phương pháp <br />
mới và hướng dẫn học sinh thực hành ngay trên lớp học. Học sinh được ứng <br />
cử và đề cử vào Hội đồng tự quản của lớp mình dựa trên các tiêu chí cho <br />
từng vị trí lãnh đạo chủ chốt của lớp học như Chủ tịch hội đồng tự quản và <br />
Phó chủ tịch hội đồng tự quản. Vị trí này phải là những học sinh mạnh dạn, <br />
<br />
Trường TH Lý Tự Trọng 6 Giáo viên: Trương Thị Thành<br />
Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
<br />
tự tin, năng động và sáng tạo, linh hoạt trong các hoạt động học tập và đặc <br />
biệt phải là những học sinh có tố chất thủ lĩnh để chỉ đạo, điều hành các <br />
hoạt động học tập của lớp. Bên cạnh đó các Trưởng ban như ban học tập, <br />
ban ngoại giao, ban văn nghệ, ban Thể dục thể thao, ban sức khỏe, ban vệ <br />
sinh, được chú trọng. Giáo viên chủ nhiệm phải tư vấn, giúp đỡ các em hiểu <br />
vị trí và trách nhiệm của cá nhân trong công việc được đảm nhận, từ đó các <br />
em thấy rõ được vai trò, nhiệm vụ của bản thân, cộng đồng trách nhiệm đưa <br />
lớp học ngày càng học tập tiến bộ. Những vị trí trên được luân chuyển, thay <br />
phiên nhau để tất cả các em học sinh trong lớp học được giao nhiệm vụ phải <br />
cố gắng, từ đó các em sẽ cảm thấy tự tin, mạnh dạn trong công tác điều <br />
hành lớp học. Tôi phân tích cho các em hiểu vai trò và trách nhiệm của các <br />
thành viên trong Hội đồng tự quản lớp.<br />
+ Vai trò của Chủ tịch hội đồng tự quản:<br />
Thay mặt giáo viên chủ nhiệm lớp điểm danh và ghi sĩ số học sinh của <br />
lớp vào góc quy định ( Có Bảng theo dõi Chuyên cần)<br />
Nhắc nhở các bạn chuẩn bị tốt trang phục, xếp hàng, điều khiển các <br />
bạn trong giờ chào cờ đầu tuần, trong lúc tập thể dục giữa giờ hay sinh hoạt <br />
tập thể.<br />
Đề xuất với giáo viên chủ nhiệm tuyên dương hay nhắc nhở cá nhân <br />
hay nhóm hoạt động tích cực.<br />
Chào hỏi, giới thiệu về mình, cô giáo và lớp học mỗi khi có khách <br />
tham quan, thăm lớp dự giờ...<br />
Ngoài ra Chủ tịch Hội đồng tự quản lớp còn phải thực hiện mọi <br />
nhiệm vụ giống như một giáo viên chủ nhiệm khi cần thiết.<br />
+ Vai trò của 3 Phó chủ tịch hội đồng tự quản lớp (Kiêm trưởng ban <br />
học tập, ban ngoại giao và ban thể dục thể thao)<br />
Vạch kế hoạch cụ thể cho từng nhóm, cá nhân trong lĩnh vực học tập. <br />
Theo dõi việc học tập hằng ngày của các nhóm, cá nhân ghi lại chính xác <br />
ngày, <br />
<br />
Trường TH Lý Tự Trọng 7 Giáo viên: Trương Thị Thành<br />
Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
<br />
giờ để từ đó lấy cơ sở đánh giá trong quá trình học tập.<br />
Ghi nhận những thành tích xuất sắc của nhóm, cá nhân để động viên <br />
khuyến khích cũng như nhắc nhở và có biện pháp giúp đỡ, khắc phục những <br />
vi phạm trong học tập và rèn luyện.<br />
Thay mặt Chủ tịch Hội đồng tự quản lớp khi Chủ tịch Hội đồng tự <br />
quản lớp vắng mặt.<br />
Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ như chữa bài tập hay <br />
sinh hoạt Sao, múa hát tập thể.<br />
Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động của lớp mình với giáo viên chủ <br />
nhiệm.<br />
+ Vai trò của các Trưởng ban (Ban học tập, ban ngoại giao, ban văn <br />
nghệ, ban thể dục, ban sức khỏe và ban vệ sinh) <br />
Theo dõi kế hoạch lao động của nhà trường để phổ biến, có kế hoạch, <br />
chỉ đạo cho lớp thực hiện.<br />
Chỉ đạo công việc vệ sinh, trực nhật của lớp.<br />
Gương mẫu trong việc giữ gìn vệ sinh chung, tuyên truyền đến từng <br />
tổ nhóm, cá nhân trong công tác vệ sinh chung của nhà trường.<br />
* Kết quả bầu chọn và phân công nhiệm vụ cho Hội đồng tự quản <br />
như sau:<br />
+ Chủ tịch Hội đồng tự quản: Đinh Trọng Nam Tiến<br />
+ Phó chủ tịch Hội đồng tự quản lớp (kiêm trưởng ban học tập): <br />
Nguyễn Thị Cẩm Mỹ<br />
+ Phó chủ tịch Hội đồng tự quản lớp (kiêm trưởng ban thể dục thể <br />
thao): Nguyễn Đức Toàn<br />
+ Phó chủ tịch Hội đồng tự quản lớp (kiêm trưởng ban ngoại giao): <br />
Đoàn Thị Hải Ly.<br />
+ Trưởng ban văn nghệ: Nguyễn Khánh Ly<br />
+ Trưởng ban vệ sinh: Lê Thị Thảo Nguyên<br />
+Trưởng ban sức khỏe: Phạm Ngọc Chiến<br />
<br />
Trường TH Lý Tự Trọng 8 Giáo viên: Trương Thị Thành<br />
Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
<br />
Tôi giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong Hội đồng tự quản lớp, <br />
tuy nhiên trong những ngày đầu hoạt động của Hội đồng tự quản lớp còn bỡ <br />
ngỡ nên kết quả đạt được không như tôi mong muốn. Tôi động viên các em <br />
cố gắng và tự tin vào năng lực của bản thân mình, tôi chỉ ra các hoạt động cụ <br />
thể cho từng buổi sinh hoạt.<br />
d) Hướng dẫn Hội đồng tự quản lớp hoạt động:<br />
Trong giờ sinh hoạt trước buổi học: Tôi đều hướng dẫn để Hội đồng <br />
tự quản lớp thực hiện sinh hoạt đúng nội quy của Sao đó là chữa bài tập, <br />
sinh hoạt văn nghệ,..Mỗi buổi sinh hoạt tôi hướng dẫn mỗi thành viên trong <br />
Hội đồng tự quản lớp phụ trách: Giờ chữa bài tập do Phó chủ tịch Hội đồng <br />
tự quản lớp (Kiêm trưởng ban học tập) phụ trách: Trước hết nhóm trưởng <br />
kiểm tra các bạn trong nhóm rồi báo cáo cho trưởng ban học tập, sau đó cho <br />
cả lớp làm vào bảng con để kiểm tra kĩ thuật tính toán và cách trình bày. Giờ <br />
sinh hoạt văn nghệ tôi hướng cho các em tập hát những bài hát theo chủ <br />
điểm của các tháng, tuần đúng như trong kế hoạch chủ nhiệm mà tôi đã nêu. <br />
Ngoài ra tôi hướng dẫn cho các em sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề tự chọn <br />
đó là Tiếng hát dân ca, thi hùng biện giỏi, thi làm emxi. Tuy thời gian chỉ có <br />
15 phút nhưng càng quan sát, tôi càng thấy các em có nhiều hoạt động phong <br />
phú và sôi nổi.<br />
Trong giờ sinh hoạt cuối tuần: Mỗi giờ sinh hoạt cuối tuần là một bài <br />
học kinh nghiệm cho từng em. Các em vừa nhìn lại được kết quả học tập, <br />
hoạt động của mình trong một tuần để biết được những mặt mạnh cần phát <br />
huy và những tồn tại cần khắc phục. Tôi cho các nhóm trưởng nêu các ưu <br />
điểm và những hạn chế của nhóm mình từ đó đưa ra ưu điểm chung của <br />
cả lớp. Những tồn tại của tập thể, tôi có biện pháp hỗ trợ còn đối với cá <br />
nhân tôi gặp riêng trao đổi chứ không phê bình trước lớp. Cách làm đó của tôi <br />
hầu như em nào cũng đồng tình bởi thấy lớp có sự chuyển biến rõ rệt về <br />
học tập, lao động cũng như về các hoạt động khác.<br />
<br />
<br />
<br />
Trường TH Lý Tự Trọng 9 Giáo viên: Trương Thị Thành<br />
Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
<br />
Trong các tiết hoạt động tập thể: Tôi đã phối hợp với giáo viên Tổng <br />
phụ trách Đội hướng dẫn cho Phó chủ tịch Hội đồng tự quản kiêm trưởng <br />
ban văn nghệ, ban thể dục tổ chức cho các bạn sinh hoạt ngoài trời, hướng <br />
dẫn các bạn chơi những trò chơi hấp dẫn, sinh động, giúp các em thoải mái <br />
tinh thần. Tôi hướng dẫn thành viên trong Hội đồng tự quản lớp tổ chức cho <br />
các bạn chơi trò chơi: “Hái hoa dân chủ” với các câu hỏi xoay quanh những <br />
kiến thức các em đã học nhằm giúp các em hứng thú và khắc sâu kiến thức <br />
hơn. <br />
Trước đợt kiểm tra cuối kỳ 1, tôi thay mặt các thành viên trong Hội <br />
đồng tự quản lớp tổ chức “Đố vui để học” giữa các nhóm trong lớp để tạo <br />
một sân chơi bổ ích, giúp các em nắm bắt các kiến thức đã học một cách nhẹ <br />
nhàng, thoải mái, để các em làm bài kiểm tra được tốt hơn.<br />
Để xây dựng một tập thể vững mạnh và giúp học sinh học tập tốt, <br />
phong trào “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”cũng được tôi quan tâm không kém <br />
phần quan trọng. Phát động phong trào “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” vì “Nét <br />
chữ, nết người”, mà trong môi trường giáo dục, đặc biệt ở các trường tiểu <br />
học đã nhận thấy đây là một nhiệm vụ cần thiết trong việc nâng cao chất <br />
lượng dạy và học. Đầu năm tôi kiểm tra phân loại chữ viết của học sinh, <br />
phát hiện những lỗi chữ phổ biến để có kế hoạch, biện pháp rèn luyện học <br />
sinh qua từng thời gian. Chăm lo thường xuyên đến sách vở, chữ viết của <br />
học sinh. Hướng dẫn, nhắc nhở các em viết đúng độ cao, kiểu chữ, uốn nắn <br />
tư thế ngồi viết của các em qua từng tiết học ở trường và phối hợp với phụ <br />
huynh nhắc nhở các em tư thế ngồi viết ở nhà. Thực hiện nghiêm túc việc <br />
kiểm tra xếp loại hàng tháng về vở sạch, chữ đẹp. Tuyên truyền, vận động <br />
cha mẹ học sinh tham gia vào việc rèn luyện cho con em mình giữ gìn sách <br />
vở, viết chữ đẹp. Thông qua các buổi họp cha (mẹ) học sinh lớp, giáo viên <br />
giới thiệu bộ vở của học sinh đạt chuẩn “Vở sạch, chữ đẹp", bài thi viết <br />
chữ đẹp,... để cùng phụ huynh có biện pháp rèn luyện cho học sinh. Tổ chức <br />
cho học sinh thi “ Vở sạch chữ đẹp” trong nhóm, trong lớp. Khen thưởng <br />
<br />
Trường TH Lý Tự Trọng 10 Giáo viên: Trương Thị Thành<br />
Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
<br />
kịp thời để động viên các em. Ngoài ra để giúp học sinh “Giữ vở sạch, viết <br />
chữ đẹp”, tôi thường nhắc nhở các em cần học hỏi noi gương Cao Bá Quát <br />
“Văn hay nhưng chữ phải đẹp” và kết hợp với việc chú ý, động viên những <br />
học sinh viết chữ chưa đúng mẫu. Tuyên dương, khen thưởng những học <br />
sinh viết chữ đẹp cho các bạn học tập. <br />
Ngoài những biện pháp nêu trên tôi còn giúp một số em học sinh được <br />
gọi là cá biệt của lớp. <br />
Ví dụ: Trong giờ học, em Đức An là một học sinh ít chú ý, ít trao đổi, <br />
thảo luận với các bạn trong nhóm. Vậy tôi phải làm gì đây ? Trong những <br />
ngày đầu của năm học, tôi thường xuyên nhắc nhở, động viên và khuyên bảo <br />
em “Nếu em không chú ý, không hợp tác với bạn bè thì em không hiểu bài vì <br />
thế em phải chú ý, mạnh dạn trao đổi với bạn để tiếp thu bài tốt hơn”. Mỗi <br />
lần thấy em giơ tay phát biểu được các bạn trong nhóm, lớp ủng hộ cho <br />
Đức An, tôi khen cả lớp đoàn kết, giúp nhau tiến bộ. Tôi thường bảo với em: <br />
“Nếu ngày nào em cũng chăm chỉ như hôm nay chắc em sẽ được cô khen <br />
nhiều lắm”. Trước mỗi tiết học tôi chú ý đến em và động viên em để em có <br />
tinh thần chuẩn bị tốt cho tiết học. Những điều đó có lẽ là động cơ tốt cho <br />
việc học tập của em, thế rồi dần dần em không còn là một học sinh trong <br />
giờ học làm việc riêng nữa.<br />
Trường hợp phát hiện trong lớp có tình trạng cãi nhau, tôi lại đọc cho <br />
các em nghe khổ thơ:<br />
Mẹ, mẹ ơi cô dạy<br />
Cãi nhau là không vui<br />
Cái miệng nó xinh thế <br />
Chỉ nói điều hay thôi. <br />
Tôi phát động ngay phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt” để khắc <br />
phục tình trạng này. Hằng ngày giao nhiệm vụ cho các nhóm trưởng theo dõi <br />
thi đua từng cá nhân, Hội đồng tự quản lớp theo dõi chung trong lớp. Đến <br />
cuối tuần có tiết sinh hoạt tập thể sẽ tổng kết xếp loại thi đua cho từng <br />
<br />
Trường TH Lý Tự Trọng 11 Giáo viên: Trương Thị Thành<br />
Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
<br />
nhóm. Những em biết khắc phục và có chuyển biến, giáo viên kịp thời khen <br />
ngợi động viên các em. Vì thế muốn khắc phục được tình trạng này giáo <br />
viên phải tác động nhiều lần và tác động thường xuyên. <br />
e) Họp cha mẹ học sinh:<br />
Tiến hành theo kế hoạch của nhà trường, vào đầu năm học, sau học kì <br />
1 và cuối năm học nhằm thông báo kế hoạch giáo dục của lớp, của trường, <br />
tình hình học tập và rèn luyện của học sinh, bàn các biện pháp phối hợp giữa <br />
nhà trường và gia đình. Đây là một trong những nội dung quan trọng tạo uy <br />
tín của giáo viên đối với các bậc cha mẹ học sinh nên tôi chuẩn bị thật chu <br />
đáo các nội dung, có năng lực tổ chức, biết kết hợp với Hội cha mẹ học sinh <br />
để thu hút đuợc sự nhiệt tình ủng hộ của các bậc cha mẹ cho phong phào <br />
của lớp, của truờng.<br />
g) Lập bảng theo dõi từng cá nhân học sinh:<br />
Sau mỗi giai đoạn của năm học cần có sự đánh giá cơ bản về hành vi <br />
thái độ của từng học sinh để từ đó có sự điều chỉnh và tác động kịp thời đến <br />
từng em. Tôi thường xuyên thông báo kết quả học tập và rèn luyện của học <br />
sinh cho cha mẹ thông qua phiếu liên lạc. Những truờng hợp cần thiết tôi <br />
trao đổi trực tiếp với cha mẹ học sinh. Duy trì tốt thông tin hai chiều giữa <br />
giáo viên và cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục các em.<br />
3.3. Mối quan hệ giữa giải pháp, biện pháp<br />
Các biện pháp, giải pháp được đưa ra khi thực hiện để tài này là: Biện <br />
pháp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, xây dựng nề nếp, chỉ tiêu của lớp, <br />
hướng dẫn Hội đồng tự quản học hoạt động. Như vậy để học sinh có một <br />
môi trường học tập và rèn luyện thuận lợi thì giáo viên phải nhận thức được <br />
các giải pháp, biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau nói cách <br />
khác phải làm tốt việc này mới chuyển sang việc khác được.<br />
3.4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
<br />
<br />
<br />
Trường TH Lý Tự Trọng 12 Giáo viên: Trương Thị Thành<br />
Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
<br />
Trong năm học 2015 2016, lớp 2A có tổng số học sinh là 31 em, trong <br />
đó có 17 nữ , 1 em bị khuyết tật. Trong địa bàn 29 em, ngoài địa bàn 2 em. <br />
Hầu hết các em là con của các hộ gia đình đủ ăn. Chất lượng giáo dục như <br />
sau:<br />
Trước khi thực hiện<br />
Môn Điểm KS đầu năm Năng lực Phẩm chất<br />
TB trở Dưới TB Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt<br />
lên<br />
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%<br />
Toán 25 80,6 6 19,4 24 77,4 7 22,6 26 83,9 5 16,1<br />
Tiến 24 77,4 7 22,6<br />
g <br />
Việt<br />
<br />
<br />
Sau khi thực hiện<br />
Môn Điểm KT cuối HKI Năng lực Phẩm chất<br />
TB trở Dưới TB Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt<br />
lên<br />
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%<br />
Toán 30 96,8 1 3,2 30 96,8 1 3,2 30 96,8 1 3,2<br />
Tiến 30 96,8 1 3,2<br />
g <br />
Việt<br />
<br />
<br />
Nhìn vào bảng tổng hợp ta dễ dàng nhận thấy chất lượng học tập của <br />
các em đầu năm chưa cao, trong giờ học một số em vẫn nói chuyện làm mất <br />
trật tự của giờ học, một số em còn lười, chưa tập trung vào học hành. Hội <br />
đồng tự quản học sinh chưa có phương pháp để nâng cao chất lượng trong <br />
học tập cũng như trong mọi hoạt động khác.<br />
Qua các biện pháp thực hiện, Hội đồng tự quản lớp trở thành những <br />
người gương mẫu, có năng lực quản lí tốt.<br />
<br />
<br />
<br />
Trường TH Lý Tự Trọng 13 Giáo viên: Trương Thị Thành<br />
Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
<br />
Tập thể lớp có ý thức tự quản cao, tích cực, tự giác, chăm chỉ trong học <br />
tập. Kết quả học tập và rèn luyện của các em ngày một nâng cao.<br />
Qua việc vận dụng, thực hiện một số biện pháp theo quy trình trên. Đến <br />
hết học kì 1, tôi nhận thấy rằng: nề nếp lớp đã sớm được hình thành, hoạt <br />
động có hiệu quả. Tinh thần, thái độ học tập của học sinh được nâng cao, <br />
các em biết giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện, tỷ lệ học sinh yếu <br />
giảm. Nề nếp lớp được duy trì tốt trong năm học, chấm dứt tình trạng học <br />
sinh đi học trễ. Hầu hết các em đều học bài và làm bài trước khi đến lớp. <br />
Điều mà làm cho tôi vui mừng là sau khi học xong các em rất thoải mái, vui <br />
vẻ và phấn khởi, các em có ý thức cao trong công việc được giao. Đặc biệt <br />
tôi thấy Hội đồng tự quản lớp làm tốt công tác quản lí, chỉ đạo nhóm, lớp <br />
hoạt động, thực hiện tốt kế hoạch của nhà trường. Do đó tôi có điều kiện <br />
để dành thời gian cho việc nâng cao chất lượng dạy học. Học sinh đã có một <br />
môi trường giáo dục tốt để học tập và rèn luyện. Các em được phát triển <br />
toàn diện cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Các bậc cha mẹ của học sinh trong <br />
lớp đã thực sự yên tâm khi gửi gắm con em mình cho các thầy giáo, cô giáo <br />
và cho nhà truờng.<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Có thể nói công tác chủ nhiêm là một công tác lớn bao gồm nhiều công <br />
việc cụ thể đựơc triển khai hàng ngày, hàng tuần và trong suốt năm học. Khi <br />
nhận lớp chủ nhiệm mỗi giáo viên cần căn cứ vào tình hình thực tế và chỉ <br />
tiêu nhà trường để lập kế hoạch cho công tác chủ nhiệm của lớp mình. Biết <br />
cụ thể hóa các nội dung công việc, biện pháp thực hiện, phân công nhiệm vụ <br />
cho các thành viên trong lớp, có kế hoạch theo dõi, đôn đốc kiểm tra và rút <br />
kinh nghiệm. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường TH Lý Tự Trọng 14 Giáo viên: Trương Thị Thành<br />
Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
<br />
Muốn giáo dục học sinh có hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm phải kết hợp <br />
đồng bộ các tổ chức như: Giáo viên bộ môn, tổng phụ trách Đội, phụ huynh <br />
học sinh. <br />
Đối với tập thể lớp, người giáo viên bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo <br />
trong quá trình giáo dục học sinh. <br />
Giáo viên chủ nhiệm phải nắm được đặc điểm chung của lứa tuổi để <br />
có những tác động chung phù hợp, mặt khác phải nắm được đặc điểm riêng <br />
của từng em mới có tác động tích cực với từng đối tượng học sinh. <br />
Giáo viên chủ nhiệm lớp cần tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp <br />
về mọi mặt để có biện pháp tổ chức việc giáo dục sát với học sinh, nhằm <br />
thúc đẩy việc tiến bộ của lớp.<br />
Là một giáo viên tiểu học, muốn làm tốt công tác chủ nhiệm lớp mình <br />
phụ trách, đòi hỏi người giáo viên phải chịu khó học hỏi, tham khảo và rút ra <br />
những kinh nghiệm trong thực tế lớp mình phụ trách để giúp các em hình <br />
thành nhân cách và phát triển năng lực. <br />
2. Kiến nghị<br />
Các cấp lãnh đạo, chuyên môn cần tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên <br />
chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chủ nhiệm <br />
lớp. <br />
Giáo viên chủ nhiệm cần nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm của mình <br />
trong công tác chủ nhiệm lớp, luôn nắm bắt, cập nhật thông tin kịp thời từng <br />
đối tượng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được trong quá trình <br />
làm công tác chủ nhiệm lớp tại đơn vị trong thời gian qua.<br />
Thông qua đề tài này, tôi rất mong được sự đóng góp chân tình của các <br />
thầy cô để nội dung đề tài được hoàn thiện hơn và có hiệu quả hơn trong <br />
quá trình thực hiện ở thời gian tới, với mục đích cuối cùng nhằm nâng cao <br />
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
Trường TH Lý Tự Trọng 15 Giáo viên: Trương Thị Thành<br />
Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
<br />
Buôn Trấp, ngày 7 tháng 3 năm 2017<br />
Ng ười vi ết<br />
<br />
<br />
<br />
Trươ ng Th ị Thành<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬ N XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
…...........................................................................................................................<br />
...............................................................................................................................<br />
...............................................................................................................................<br />
...............................................................................................................................<br />
...............................................................................................................................<br />
.........<br />
…...........................................................................................................................<br />
...............................................................................................................................<br />
...............................................................................................................................<br />
...............................................................................................................................<br />
......................................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường TH Lý Tự Trọng 16 Giáo viên: Trương Thị Thành<br />
Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
DANH M ỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KH ẢO<br />
TT Tên tài liệ u Tác giả<br />
1 Báo Thế gi ới trong ta Ngô Văn Nghị<br />
tháng 4 + 5 / 2008. Trườ ng TH Nam Đào Nam Tr ực <br />
Nam Đị nh<br />
2 Tổ ch ức l ớp học theo mô Đỗ Văn Chỉnh <br />
hình VNEN. Trườ ng TH Khánh Thượ ng Yên Mô <br />
Ninh Bình<br />
3 Chuyên đề 1(VNEN) T ổ Phan V ượ ng<br />
Hội đồ ng tự qu ản học <br />
sinh.<br />
4 10 biệ n pháp đả m bả o giáo Lê Th ị H ươ ng <br />
viên làm tốt công tác ch ủ Trườ ng THPT Tri ệu S ơn Thanh <br />
nhiệ m l ớp. Hóa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường TH Lý Tự Trọng 17 Giáo viên: Trương Thị Thành<br />
Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
TT Tên mục Trang<br />
1 I. Phần mở đầu 1<br />
2 1. Lý do chọn đề tài 1<br />
3 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 1<br />
4 2.1. Mục tiêu 1<br />
5 2.2. Nhiệm vụ 2<br />
6 3. Đối tượng nghiên cứu 2<br />
7 4. Giới hạn của đề tài 2<br />
8 5. Phương pháp nghiên cứu 2<br />
9 II. Phần nội dung 2<br />
10 1. Cơ sở lý luận 2<br />
11 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 3<br />
12 3. Nội dung và hình thức của giải pháp 4<br />
13 3.1. Mục tiêu của giải pháp 4<br />
14 3.2. N ội dung và cách th ức th ực hi ện gi ải pháp 5<br />
15 3.3. Mối quan h ệ gi ữa gi ải pháp, biện pháp 11<br />
16 3.4. K ết qu ả kh ảo nghi ệm, giá trị khoa học của vấn 12<br />
đề nghiên cứu, ph ạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
17 III. Phần kết luận, kiến nghị 13<br />
18 1. Kết luận 13<br />
<br />
<br />
Trường TH Lý Tự Trọng 18 Giáo viên: Trương Thị Thành<br />
Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
<br />
19 2. Kiến nghị 14<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường TH Lý Tự Trọng 19 Giáo viên: Trương Thị Thành<br />
Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trường TH Lý Tự Trọng 20 Giáo viên: Trương Thị Thành<br />