SKKN: Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường<br />
Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Trang<br />
P Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 2<br />
I. Đặt vấn đề 2<br />
II. Mục tiêu nghiên cứu 3<br />
Phần thứ hai:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3<br />
I. Cơ sở lý luận của vấn đề 3<br />
II. Thực trạng vấn đề 4<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề 6<br />
1. Biện pháp 1 6<br />
2. Biện pháp 2 7<br />
3. Biện pháp 3 8<br />
4. Biện pháp 4 9<br />
5. Biện pháp 5 10<br />
IV. Tính mới của giải pháp 11<br />
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 12<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ 12<br />
I. Kết luận 12<br />
II. Kiến nghị 14<br />
III. Tài liệu tham khảo 15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín _1_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
SKKN: Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường<br />
Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề <br />
Như chúng ta đã biết, giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ <br />
thống giáo dục quốc dân, do vậy giáo viên tiểu học có một vị trí, vai trò vô cùng <br />
quan trọng. Giáo viên tiểu học là người góp phần quyết định chất lượng của <br />
hoạt động dạy và học trong trường. Chính vì vậy cần phải quan tâm bồi dưỡng <br />
đội ngũ giáo viên thường xuyên, liên tục. Hoạt động bồi dưỡng giáo viên tức là <br />
nâng cao tư tưởng, chính trị, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.<br />
Ở bậc tiểu học thì đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp có tầm ảnh hưởng <br />
rất lớn đến học sinh. Bởi vai trò của họ là: Thay mặt hiệu trưởng quản lí một <br />
lớp học; là người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết; tổ chức <br />
các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp; cố vấn đắc lực cho các hoạt động <br />
đoàn thể của lớp; giữ vai trò chủ đạo trong việc phối hợp với các lực lượng <br />
giáo dục trong trường. Là người trang bị kiến thức cơ bản ban đầu, tuy không <br />
sâu, nhưng trải rộng (vì dạy nhiều môn học của một lớp). Giáo viên chủ nhiệm <br />
quản lý trực tiếp, toàn diện học sinh của lớp mình phụ trách; chịu trách nhiệm <br />
về chương trình giảng dạy; phối hợp với các giáo viên chuyên, giáo viên tổng <br />
phụ trách Đội để hoàn thành kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp. Người giáo viên <br />
chủ nhiệm lớp là người thầy đầu tiên ở bậc tiểu học, khắc dấu ấn sâu sắc <br />
nhất, góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho học sinh. Thầy cô là “Thần <br />
tượng” của các em học sinh. Những lời nói, thái độ, cử chỉ, hành vi, lối sống,… <br />
của người giáo viên chủ nhiệm có sức ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến nhân <br />
cách học sinh sau này. <br />
Chính vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có kỹ năng sư phạm <br />
tốt; phương pháp giảng dạy luôn luôn mới, tích cực, phải phát huy trí lực cho <br />
học sinh, luôn tạo cho học sinh sự năng động, hứng thú, thích tìm tòi cái mới <br />
trong cuộc sống. Người giáo viên chủ nhiệm lớp phải nhiệt tình, đặc biệt là <br />
năng lực giao tiếp tốt, phải có cách ứng xử phù hợp trong mọi tình huống, phải <br />
luôn tạo mối quan hệ tốt đẹp với học sinh, phụ huynh, với các đoàn thể để phối <br />
hợp giáo dục học sinh một cách hiệu quả. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm <br />
phải thường xuyên trau dồi kiến thức và các kỹ năng để luôn làm mới mình <br />
trong suốt quá trình công tác, có như vậy thì chất lượng giáo dục mới ngày một <br />
đi lên và mới theo kịp xu hướng phát triển chung của xã hội.. <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín _2_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
SKKN: Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường<br />
Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
Thực tiễn trong những năm qua, nhà trường đã nhận thức đúng đắn về <br />
công tác quản lý và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, trong đó <br />
đã quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Nếu đội <br />
ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm mà có tâm, có tầm, có trách nhiệm, khéo <br />
léo trong giao tiếp ứng xử chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả giáo dục rất cao. Các <br />
em luôn thần tượng thầy cô của mình, ngưỡng mộ thầy cô của mình. Các em tin <br />
tưởng, luôn chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống của bản thân thậm chí chia sẻ luôn <br />
cả mọi sinh hoạt trong gia đình hoặc trong dòng họ của em cho thầy cô biết. <br />
Như vậy để có một tập thể lớp chăm ngoan học giỏi thì cần lắm những thầy cô <br />
giáo có kinh nghiệm làm công tác quản lý lớp, khi đó thực sự các em cảm thấy <br />
mỗi ngày đến trường là một ngày vui.<br />
Trong thực tế, nhận thức của giáo viên tiểu học nói chung, của những <br />
giáo viên tiểu học làm công tác chủ nhiệm lớp nói riêng về công tác bồi dưỡng <br />
chuyên môn còn có mặt hạn chế nhất định, nhận thức chưa đúng, chưa đủ về vị <br />
trí, vai trò của công tác này trong nhà trường. Mặt khác việc tổ chức triển khai <br />
công tác bồi dưỡng của đơn vị còn mang tính hình thức; việc lựa chọn nội dung <br />
bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên còn tràn lan chưa hiệu quả. Đó là nguyên <br />
nhân dẫn đến kết quả công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên làm công <br />
tác chủ nhiệm lớp trong trường còn hạn chế. Tôi nhận thấy công tác bồi dưỡng <br />
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là mắt xích quan trọng nhất trong hệ thống <br />
công tác quản lý. Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết <br />
định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy học và các hoạt động giáo <br />
dục của nhà trường. Đội ngũ giáo viên của trường đủ về số lượng, đồng bộ về <br />
trình độ đào tạo. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên, tự bằng lòng với bản thân, <br />
chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Vấn đề đặt ra là <br />
làm thế nào để giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia mức độ 1, tiếp tục <br />
duy trì và phát huy phấn đấu đến năm 2020 đơn vị sẽ đón chuẩn mức độ 2, đó là <br />
vấn đề lớn mà tôi rất trăn trở. Là người người chịu trách nhiệm chính về chất <br />
lượng chuyên môn trong nhà trường, bản thân tôi đặt câu hỏi: Làm thế nào để <br />
nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp để họ tự <br />
tin, được cống hiến hết mình và tỏa sáng trong lĩnh vực mình đã chọn? Đó <br />
chính là lý do tôi chọn đề tài “Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công <br />
tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân”.<br />
II. Mục tiêu<br />
Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp một số kỹ <br />
năng cơ bản để thực hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp. <br />
Tạo ra môi trường học tập thân thiện ở các lớp học. Tăng thêm mối quan hệ <br />
thân thiện giữa Ban Giám hiệu với giáo viên và với học sinh, giữa giáo viên với <br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín _3_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
SKKN: Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường<br />
Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh toàn diện và nâng cao <br />
nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên. <br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
Nghị quyết số 29NQ/TW nhấn mạnh công tác phát triển đội ngũ nhà giáo <br />
và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, trong đó chú <br />
trọng “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và <br />
cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tếxã hội, bảo đảm an <br />
ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo <br />
theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, <br />
trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có <br />
trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm".<br />
Trong công cuộc đổi mới đất nước nước hiện nay, công nghiệp hoá – <br />
hiện đại hoá yêu cầu “Lấy nguồn lực con người là yếu tố căn bản cho sự phát <br />
triển nhanh và bền vững”; Sự nghiệp phát triển kinh tế đặt con người vào vị trí <br />
trung tâm. Vì vậy, nhiệm vụ của mỗi trường học là không ngừng nâng cao chất <br />
lượng giáo dục toàn diện để “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng <br />
nhân tài”. Đảng ta đã nhận định: “Giáo viên là nhân tố quyết định sự nghiệp <br />
giáo dục đào tạo và được xã hội tôn vinh”; Cho nên muốn có chất lượng giáo <br />
dục tốt trước hết phải có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp có chất lượng cao. <br />
Chính vì vậy phải tìm biện pháp bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn <br />
nghiệp vụ, cập nhật những tri thức mới, góp phần phát triển năng lực và phẩm <br />
chất nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp.<br />
Giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà <br />
trường và phụ huynh học sinh quản lý và chịu trách nhiệm về chất lượng toàn <br />
diện học sinh lớp mình phụ trách; tổ chức thực hiện kế hoạch của nhà trường <br />
đối với lớp chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm lớp có nhiệm vụ: Nghiên cứu, nắm <br />
vững tình hình học sinh của lớp; Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp; <br />
Thiết lập tốt các mối quan hệ trong tập thể; Tổ chức các hoạt động đa dạng cho <br />
tập thể học sinh; trong đó có các hoạt động học tập; Tổ chức tốt hoạt động của <br />
các đoàn thể; Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và <br />
phối hợp với giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác để giáo dục học <br />
sinh.<br />
Người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có tố chất của một con người điều <br />
hành và thực hành vì đối tượng quản lý của thầy cô là con người, do đó không <br />
thể có một phương pháp quản lý, giáo dục nào là vạn năng cả mà phải “Tùy cơ <br />
ứng biến". Mỗi một phương pháp, hình thức tổ chức điều hành đều có những <br />
ưu điểm và tồn tại riêng. Do vậy, khi thực hành thấy đúng, hay thì tổng kết và <br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín _4_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
SKKN: Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường<br />
Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
áp dụng tiếp, thấy không phù hợp, không hiệu quả thì phải điều chỉnh kế hoạch <br />
kịp thời hoặc xây dựng kế hoạch mới, cuối cùng tổng kết rút kinh nghiệm. <br />
II. Thực trạng vấn đề: <br />
Thông tư 43/2012/TTBGD&ĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 về việc ban <br />
hành Điều lệ Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp, Thông tư này có hiệu <br />
lực từ ngày 15/01/2013. Tuy nhiên, trong thực tế các trường học bậc tiểu học <br />
chưa chủ động tổ chức ở cấp trường mà chỉ tổ chức khi Phòng Giáo dục Đào <br />
tạo có kế hoạch. Mặc dù Phòng giáo dục huyện nhà cũng đã tổ chức nhiều đợt <br />
tập huấn cấp huyện, cấp cụm về công tác chủ nhiệm lớp nhưng sau đó chưa tổ <br />
chức khảo sát xem việc triển khai như vậy có hiệu quả hay không. <br />
Thực tế ở trường tôi, năm học 20132014 cũng chưa tổ chức bình xét để <br />
vinh danh những giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp mà đến cuối năm, nhà <br />
trường tổ chức họp đánh giá xếp loại viên chức thì có xét đến các yếu tố thành <br />
tích của lớp chủ nhiệm và các mặt hoạt động khác mà lớp nhi đồng hay chi đội <br />
tham gia đạt kết quả cao để làm căn cứ đánh giá xếp loại giáo viên chủ nhiệm. <br />
Việc làm này chưa kích thích được đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm <br />
lớp phát huy được những năng lực sở trường; chưa chọn được những cá nhân <br />
điển hình. <br />
Mặt khác, do một số giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của việc <br />
được làm công tác chủ nhiệm lớp vì nó vất vả hơn những giáo viên không làm <br />
công tác chủ nhiệm lớp (vì phải đi sớm, về muộn, làm sổ sách chủ nhiệm). <br />
Thầy cô chưa thực sự thích thú và hăng hái tham gia hoạt động thi đua về <br />
chuyên môn nghiệp vụ. Nhà trường chưa có hình thức động viên khen thưởng <br />
xứng đáng đối với những giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp mà chỉ là <br />
khen bằng miệng; đồng thời việc tổ chức bình bầu cấp trường còn mang tính <br />
hình thức, đơn điệu. Các biện pháp tổ chức bồi dưỡng chưa phù hợp với mọi <br />
người nên chưa kích thích được tính tích cực của mỗi giáo viên dẫn đến giáo <br />
viên rất nhút nhát, hay mất bình tĩnh, không tự tin trước những nơi đông người. <br />
Trước thực tế đó, năm học 2015 2016, tôi đã tham mưu với hiệu trưởng <br />
đề xuất tổ chức bình xét giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường theo Thông tư <br />
43/2012/TTBGD&ĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 về việc ban hành Điều lệ <br />
Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp. Ngay từ đầu năm học tôi đã ra kế <br />
hoạch tổ chức hội thi, thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở đội ngũ giáo viên thực <br />
hiện theo kế hoạch. Đến cuối tháng 5 năm 2016 nhà trường tổ chức bình xét bài <br />
bản theo Thông tư đã quy định. Kết quả như sau:<br />
<br />
Tổng số Tổng số giáo Kết quả<br />
lớp viên chủ nhiệm Được công nhận Chưa được công <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín _5_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
SKKN: Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường<br />
Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
dự thi Đạt giải nhận<br />
SL % SL % SL %<br />
11 11 3 27,3 5 45,5 3 27,3<br />
<br />
Từ kết quả bình xét trên cho thấy đội ngũ giáo viên làm công tác chủ <br />
nhiệm của đơn vị còn nhiều hạn chế: về kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác <br />
chủ nhiệm lớp chưa phù hợp với đối tượng học sinh; hạn chế trong việc xử lý <br />
các tình huống sư phạm diễn ra trong lớp; chưa có sự đổi mới trong phương <br />
pháp dạy học, chính vì vậy mà họ không tự tin tham gia các phong trào.<br />
Đến năm học 20162017, Phòng Giáo dục huyện tổ chức hội thi Giáo viên <br />
chủ nhiệm giỏi cấp huyện lần đầu tiên. Ngay sau khi có kế hoạch của Phòng <br />
Giáo dục huyện, tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch để tổ <br />
chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cấp trường. Căn cứ kết quả bình <br />
bầu giáo viên chủ nhiệm giỏi cuối năm 2015 2016 thì có 3 ứng cử viên sáng giá <br />
là những thầy cô có nhiều kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm. <br />
Tuy nhiên, một thực tế là các thầy cô này hiện nay đã lớn tuổi, rất ngại tham gia <br />
các cuộc thi, không có tinh thần phấn đấu mà “An phận thủ thường”; mặc dù <br />
Ban Giám hiệu đã tìm mọi biện pháp thuyết phục, động viên nhưng rồi cũng <br />
đành chấp nhận sự thật. Cuối cùng Ban Giám hiệu đã chuyển hướng sang động <br />
viên hai giáo viên nam (Thầy Nguyễn Duy Kỳ Diệu và thầy An Xuân Bảng) vì <br />
cả hai thầy chưa có kết quả cao trong việc bình bầu cấp trường. Do đó Ban <br />
Giám hiệu cũng rất khéo léo để động viên hai thầy tham gia, miễn là các thầy <br />
đồng ý và rất may là hai thầy nhận lời nhưng cũng rất lo lắng, thầy nói: “Ban <br />
Giám hiệu phải tư vấn giúp đỡ chúng em nhiều để chúng em không bị run trên <br />
sân khấu kẻo lại làm mất mặt Ban Giám hiệu”. Từ thực tế đó một vấn đề đặt <br />
ra đối với tôi là phải có biện pháp bồi dưỡng phù hợp để nâng cao chất lượng <br />
đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp nói chung và gần nhất là tư vấn <br />
tại chỗ giúp các thầy tự tin tham gia hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp <br />
huyện. Đó chính là lý do mà tôi chọn để viết và chia sẻ kinh nghiệm về “Một <br />
vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học <br />
Nguyễn Viết Xuân”.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề <br />
Từ thực tế, mỗi một thầy cô có những năng lực sở trường riêng, mỗi một <br />
lớp chủ nhiệm có những đặc điểm riêng nên không thể có một biện pháp nào <br />
mà áp dụng có hiệu quả cho tất cả các thầy cô làm công tác chủ nhiệm và các <br />
lớp học. Đích đến thì có một nhưng con đường đi đến đích thì có rất nhiều. Do <br />
vậy trong bài viết này tôi chỉ ghi lại những biện pháp mà tôi đã áp dụng đối với <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín _6_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
SKKN: Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường<br />
Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
giáo viên làm công tác chủ nhiệm có hiệu quả ở trường tôi để mọi người tham <br />
khảo. <br />
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên làm công <br />
tác chủ nhiệm lớp.<br />
Ban Giám hiệu phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của đội ngũ <br />
giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp; công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội <br />
ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp nói <br />
riêng; từ đó xây dựng kế hoạch phải cụ thể cho từng nhóm đối tượng đặc biệt <br />
là đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp; Kế hoạch này nằm trong một <br />
phần kế hoạch chung của nhà trường. <br />
Hàng năm, vào đầu năm học, Ban Giám hiệu có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, <br />
cần xác định đúng nhu cầu, mục tiêu, nội dung cần bồi dưỡng chuyên môn cho <br />
đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Tổ chức và chỉ đạo triển khai <br />
thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả. Mỗi <br />
hoạt động bồi dưỡng đều có mục đích riêng, nội dung và phương pháp, phương <br />
tiện thực hiện riêng. <br />
Tham mưu với Hiệu trưởng để thành lập tổ tư vấn chuyên môn; trong đó <br />
phó Hiệu trưởng là tổ trưởng, tổ trưởng các tổ chuyên môn là thành viên. Tổ tư <br />
vấn có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tư vấn trải dài trong suốt năm học đối <br />
với 100% giáo viên làm công tác chủ nhiêm lớp. Tổ tư vấn có trách nhiệm tham <br />
mưu với Hiệu trưởng để lựa chọn nhân sự làm công tác chủ nhiệm lớp sao cho <br />
phù hợp đem lại hiệu quả giáo dục cao.<br />
Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch <br />
chủ nhiệm lớp phù hợp với đối tượng học sinh của lớp<br />
Năm học 2016 2017 là năm học đầu tiên thực hiện đánh giá học sinh tiểu <br />
học theo TT22/2016 của Bộ GD&ĐT và như vậy mọi sổ sách liên quan đến việc <br />
nhận xét đánh giá học sinh, quản lý học sinh cũng có những điều chỉnh, thay đổi <br />
ít nhiều, trong đó có sổ công tác chủ nhiệm lớp. Việc đầu tiên của nhà quản lý <br />
chuyên môn cấp trường là tôi phải nghiên cứu kỹ từng trang sau đó tổ chức họp <br />
hội đồng chủ nhiệm lại và hướng dẫn cho đội ngũ giáo viên tiếp cận để làm.<br />
Sổ công tác giáo viên chủ nhiệm (Theo Thông tư 22/2016/TTBGD ĐT <br />
ngày 22/09/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung <br />
Thông tư 30/2014/TTBGD ĐT)<br />
Trong đó có trang 25, mẫu của sổ là: <br />
B. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN <br />
1. Giáo dục đạo đức lối sống<br />
2. Các hoạt động giáo dục, rèn luyện kỹ năng <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín _7_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
SKKN: Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường<br />
Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
Nhìn vào đề mục trên thì giáo viên chỉ ghi những biện pháp vào là đúng <br />
theo mẫu yêu cầu của sổ nhưng bản thân tôi nghiên cứu, trong suốt cả quyển <br />
không có trang nào có yêu cầu ghi mục tiêu của lớp chủ nhiệm hay của một nội <br />
dung giáo dục. Do vậy tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng xin ý kiến chỉ đạo và <br />
được Hiệu trưởng nhất trí triển khai thực hiện như sau: <br />
B. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN <br />
1. Giáo dục đạo đức lối sống<br />
1.1. Mục tiêu<br />
1.2. Nội dung<br />
1.3. Biện pháp<br />
Ví dụ: (Đối với tập thể lớp 5)<br />
B. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN <br />
1. Giáo dục đạo đức lối sống<br />
1.1.Mục tiêu: <br />
Bồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng về nét đẹp văn hóa học đường. <br />
Giáo dục học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh, thực hiện tốt nội quy <br />
trường lớp. Giáo dục tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, trung thực, <br />
biết ơn người có công với quê hương đất nước. Biết kính trên nhường dưới, <br />
biết chấp hành Luật An toàn giao thông.<br />
1.2.Nội dung:<br />
Quán triệt quy lớp học, ôn lại nội quy của trường; thi tìm hiểu ý nghĩa <br />
năm điều Bác Hồ dạy và tìm hiểu một số chuẩn mực hành vi đạo đức lớp 5 <br />
thông qua môn học, những hành vi hoạt động hàng ngày. Dạy kỹ năng sống cho <br />
các em qua các bài học và thực tế cuộc sống. Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa nêu <br />
gương người tốt việc tốt theo từng chủ điểm; kể chuyện về tấm gương đạo <br />
đức Hồ. Giáo dục học sinh tính thật thà, trung thực, nói đúng sự việc, tôn trọng <br />
lời hứa thông qua các bài học đạo đức trong chương trình.<br />
Mục đích của việc ghi thêm mục tiêu và nội dung vào giúp giáo viên chủ <br />
nhiệm lớp định hướng được cái đích của tập thể lớp mình sẽ phải đến là đâu, <br />
từ mục tiêu đó thì triển khai các nội dung gì và bằng biện pháp nào.<br />
Tiếp theo, đến các trang 28, 30, 32, 34, 36, 38, 40, 42 là các trang ghi kế <br />
hoạch từng tháng, tôi đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp ghi rõ công việc của <br />
giáo viên, học sinh trong lớp phải làm theo từng tuần trong tháng, cuối tuần có <br />
nhận xét đánh giá kết quả nội dung từng công việc một. Và các trang lẻ kế tiếp <br />
các trang chẵn giáo viên ghi chi tiết nội dung sự việc cần tuyên dương hay nhắc <br />
nhở để tiết sinh hoạt lớp sẽ quán triệt và đó cũng là cơ sở để cuối năm tuyên <br />
dương những học sinh có thành tích tốt hoặc tuyên dương những bạn tuy mắc <br />
lỗi lầm nhưng đã có tiến bộ, làm được những công việc có ý nghĩa.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín _8_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
SKKN: Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường<br />
Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
Như vậy tổ tư vấn có nhiệm vụ tư vấn về công tác xây dựng kế hoạch <br />
chủ nhiệm của từng khối lớp chủ nhiệm theo các nhóm là: nhóm tổ khối lớp 1; <br />
nhóm tổ khối lớp 2+3 và nhóm tổ khối lớp 4+5. Sau mỗi đợt tư vấn có kiểm tra <br />
góp ý để thầy cô điều chỉnh, bổ sung.<br />
Biện pháp 3: Thường xuyên dự giờ và dự giờ tư vấn nội dung phương <br />
pháp các vấn đề về cách xử lý tình huống dạy học trong lớp<br />
Biện pháp này tôi đã tham khảo trên ti vi chương trình do đài truyền hình <br />
Việt Nam tổ chức với tiêu đề “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” đã phát sóng trên <br />
VTV7 năm 2016.<br />
Thông qua dự giờ của giáo viên mà chuyên môn đã tư vấn, bồi dưỡng cho <br />
giáo viên về kĩ năng dạy học trên lớp, đặc biệt sự linh hoạt của giáo viên trong <br />
việc sử dụng các phương pháp dạy học theo đặc trưng từng bộ môn, đồng thời <br />
giúp cho giáo viên biết lựa chọn hình thức dạy học cho phù hợp theo đối tượng <br />
của lớp mình. Sau mỗi tiết dự giờ tôi trao đổi, phân tích, đánh giá, rút kinh <br />
nghiệm về giờ dạy theo chuẩn đánh giá giờ dạy. Các vấn đề cần trao đổi chính <br />
là: tính chính xác, khoa học, qua tiết học, học sinh đạt được những gì: Về nội <br />
dung kiến thức, về kỹ năng, thái độ, phương pháp giảng dạy, cách sử dụng đồ <br />
dùng. Giờ dạy của giáo viên có giúp cho học sinh đạt được các mục tiêu đề ra <br />
hay không? Cách tổ chức lớp của giáo viên có phát huy được tính tích cực của <br />
học sinh không? Thầy cô có quan tâm đến 3 đối tượng học sinh của lớp không?;<br />
Đây là phương pháp bồi dưỡng trực tiếp, kịp thời, nâng cao tay nghề, điều <br />
chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy kịp thời; dễ dàng phổ biến được <br />
phương pháp mới. Qua tiết dạy mỗi giáo viên tự nhận ra được những ưu <br />
khuyết điểm cần thiết để phát huy và khắc phục. Đây là phương pháp tư vấn <br />
gần gũi, tiết kiệm nhưng rất hiệu quả.<br />
Mặt khác, thông qua công tác dự giờ có thể đánh giá được năng lực của <br />
giáo viên. Những tiết dự giờ theo kế hoạch đã định trước giáo viên có sự chuẩn <br />
bị tốt thì hiệu quả giờ dạy đương nhiên là tốt nhưng những tiết dự ngắn, dự đột <br />
xuất mới là vấn đề cần quan tâm. Ở những tiết dự đột xuất và dự ngắn người <br />
dự đã phát hiện rất nhiều những động tác thừa, những hành động và câu nói <br />
chưa thực sự chuẩn mực, thậm chí là cả thái độ biểu cảm ra nét mặt khi gặp <br />
các tình huống do học sinh tiếp thu bài chậm hay học sinh hiếu động gây ra. Qua <br />
đó, thầy cô khắc phục được những hạn chế mà trong quá trình giảng dạy thầy <br />
cô đã quen dùng, nó đã trở thành kỹ năng, kỹ xảo từ lúc nào không hay. Chỉ sau <br />
khi được nghe phân tích tỉ mỉ thầy cô mới nhận ra rằng những câu nói đó, những <br />
hành động đó, lẽ ra mình không nên nói, không nên làm. Có thế thầy cô mới phải <br />
thay đổi để giờ dạy học tốt hơn. Để làm tốt được công việc dự giờ tư vấn này <br />
đem lại hiệu quả thiết thực thì cả Ban Giám hiệu cùng giáo viên đã phải tốn <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín _9_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
SKKN: Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường<br />
Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
thêm rất nhiều thời gian như: Sau giờ tan trường phải ngồi lại để cùng nhau <br />
phân tích góp ý giờ dạy. Muốn thầy cô chúng ta thay đổi thì tất nhiên người dự <br />
giờ cũng phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu nội dung các bài giảng của <br />
khối lớp, nghiên cứu tâm lý lứa tuổi học sinh để những lời tư vấn thực sự nhẹ <br />
nhàng nhưng đem lại hiệu quả thiết thực. Chỉ khi người dự giờ nhập vào vai là <br />
học sinh mới hiểu được các em; và khi người dự nhập vào vai của thầy cô đứng <br />
trên bục giảng cũng mới thấu hiểu được nỗi niềm của thầy cô.<br />
Biện pháp 4: Hướng dẫn giáo viên xử lý tình huống sư phạm<br />
Hầu như lớp học nào cũng có học sinh chưa ngoan hoặc học sinh cần sự <br />
quan tâm đặc biệt, mà những học sinh này đa số gây ra không ít khó khăn, phiền <br />
toái cho giáo viên chủ nhiệm, đôi khi họ rất mệt mỏi vì nói hoài mà các em <br />
không nghe, càng phạt thì càng lỳ hơn hoặc các em lại có hành vi phá phách <br />
hoặc chống đối ngầm. Điều này không những gây thiệt thòi cho bản thân học <br />
sinh mà còn gây khó khăn cho tập thể lớp, ảnh hưởng đến giáo viên chủ nhiệm, <br />
thậm chí ảnh hưởng tới nhà trường. Mà chỉ có giáo viên chủ nhiệm là người <br />
đứng ra giải quyết mọi chuyện do học sinh gây ra chứ không ai giải quyết thay <br />
được. Và những lúc như thế họ rất bế tắc, không biết phải làm gì, làm như thế <br />
nào và bắt đầu từ đâu.<br />
Trước thực tế đó, tôi đã phải xuống từng lớp học, gặp gỡ riêng từng thầy <br />
cô, gặp những em học sinh đặc biệt đó để trao đổi, hỏi han tìm hiểu nguyên <br />
nhân sau đó mới tư vấn hỗ trợ giáo viên về biện pháp xử lý tích cực. Từ việc <br />
làm đó của tôi mà học sinh các lớp biết tên tôi và rất muốn gần cô để kể cho cô <br />
nghe những câu chuyện của lớp mình đã thay đổi như thế nào. Các thầy cô giáo <br />
cũng dành nhiều thời gian rảnh để chia sẻ những tình huống xảy ra hàng ngày và <br />
mong nhận được lời tư vấn của tôi. Những lúc như vậy tôi rất mừng vì mình <br />
giống như một chất xúc tác làm kết dính giữa giáo viên với học sinh lại bằng <br />
tình cảm.<br />
Để có được kết quả như vậy bản thân tôi đã phải quán triệt tới toàn thể <br />
giáo viên về vai trò, trách nhiệm của mỗi giáo viên làm chủ nhiệm lớp. Từ đó <br />
mỗi giáo viên chủ nhiệm đã nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trước <br />
tập thể lớp, chính các thầy cô là linh hồn của lớp. Mỗi giáo viên chủ nhiệm <br />
trước hết phải có tâm, có tấm lòng vì tình yêu thương con người, có sự độ <br />
lượng, bao dung, đồng thời phải tìm hiểu về tâm lý lứa tuổi học sinh, tìm nhiều <br />
biện pháp giáo dục tinh tế. Cùng đó, giáo viên chủ nhiệm còn cần am hiểu và <br />
biết cách tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trước hết, chúng ta hãy <br />
thương yêu học sinh như con em của mình; phải hiểu được những trở ngại và <br />
khó khăn của học sinh về học tập, khó khăn trong cuộc sống gia đình dẫn đến <br />
các em có những cư xử chưa đúng để tìm cách khắc phục, giúp đỡ. Hoặc học <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín _10_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
SKKN: Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường<br />
Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
sinh có những tổn thương về sức khỏe, tâm lý do bị hiểu nhầm, bị đánh đập, bị <br />
lạm dụng, vv để chia sẻ, giúp các em tháo gỡ; tránh đối đầu với học sinh; luôn <br />
lắng nghe và xem xét vấn đề từ nhiều phía, biểu lộ sự cảm thông. Cần tránh <br />
“lên lớp” hoặc đưa ra những từ chỉ trích; cần giúp các em hiểu rõ vấn đề và tìm <br />
ra giải pháp phù hợp.<br />
Đối với lớp học, cần xây dựng các quy tắc và nội quy học tập rõ ràng, <br />
nhất quán nhằm thống nhất trong tập thể lớp về cách học trong giờ học. Đưa ra <br />
những hình thức phê bình, nhắc nhở phù hợp với những cá nhân vi phạm quy tắc <br />
và nội quy học tập trên lớp. Học sinh nhận thức được cách cư xử của mình là <br />
đúng hay sai trong giờ học từ đó tự điều chỉnh và sửa sai. Không sử dụng hình <br />
thức phạt mang tính bạo lực hoặc phi giáo dục, phải công bằng và khoan dung <br />
tránh gây căng thẳng làm ảnh hưởng tới việc tiếp thu bài học của mỗi thành <br />
viên trong lớp. Không đơn điệu và máy móc trong mọi trường hợp vi phạm quy <br />
tắc và nội quy lớp học. Không phạt học sinh những lỗi do ngoại cảnh khách <br />
quan tác động làm ảnh hưởng đến quá trình dạy học của thầy và trò. Trong <br />
lớp cần có dân chủ đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý <br />
kiến gì thì phát biểu thật thà, thẳng thắn. Điều gì chưa thông suốt thì hỏi, bàn <br />
bạc cho thông suốt. Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò.<br />
Tóm lại mọi điều tốt hay xấu của tập thể lớp đều bị ảnh hưởng từ cách <br />
xử lý tình huống của thầy cô ở trên lớp. Mỗi ngày đến lớp không khí lớp học sẽ <br />
một khác, không hôm nào giống hôm nào. Mỗi khi thầy cô bước vào lớp mà nở <br />
một nụ cười thân thiện, nói một câu nói dịu dàng, một ánh mắt trìu mến thì ắt <br />
không khí lớp học sẽ vui vẻ và tràn đầy năng lượng của một ngày học mới, giờ <br />
học sẽ sối nổi và hiệu quả sẽ cao bởi ở đó thầy và học sinh có sự thấu hiểu, <br />
gần gũi, thân thiện như người thân trong một nhà và ngược lại. <br />
Biện pháp 5: Động viên khen thưởng kịp thời <br />
Tham mưu với Hiệu trưởng đề xuất khen thưởng kịp thời, thích đáng với <br />
những giáo viên chủ nhiệm có thành tích cao. Trong tập thể giáo viên, người nào <br />
có ý chí cố gắng vươn lên trong quá trình tự học, tự rèn, phấn đấu trở thành giáo <br />
viên chủ nhiệm giỏi, tập thể lớp có nhiều học sinh xuất sắc thì phải được tuyên <br />
dương khích lệ kịp thời, thậm chí có phần thưởng xứng đáng nhằm nhân rộng <br />
điển hình trong đơn vị. Phần thưởng tuy nhỏ nhưng có tác dụng động viên rất <br />
lớn, thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học. Để các thầy cô giáo yên tâm, gắn <br />
bó hết mình với nghề nghiệp, đem hết khả năng và trí tuệ phục vụ cho công tác <br />
giảng dạy, bồi dưỡng học sinh học tập đạt kết quả cao.<br />
Mỗi giáo viên đều có hoàn cảnh gia đình riêng, có những thuận lợi và khó <br />
khăn khác nhau. Vì vậy, với khả năng và trách nhiệm của mình là phó hiệu <br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín _11_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
SKKN: Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường<br />
Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
trưởng, tôi đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất để động viên, <br />
khích lệ giáo viên yên tâm, tự tin phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. <br />
Ngoài ra nhà trường còn phối hợp chặt chẽ với ban đại diện cha mẹ học sinh để <br />
tham mưu khen thưởng cho những giáo viên chủ nhiệm giỏi, có thành tích vượt <br />
trội vào dịp cuối năm học. Phần thưởng cho giáo viên rất có ý nghĩa; nhưng ý <br />
nghĩa hơn cả là khi được Ban Giám hiệu sướng tên mình trước tập thể và nêu <br />
lên những thành tích, những mặt ưu điểm của thầy cô… đó chính là niểm tự <br />
hào, kiêu hãnh trước học sinh, trước phụ huynh, đó là động lực lớn để giáo viên, <br />
học sinh phấn đấu trong công tác dạyhọc.<br />
IV. Tính mới của giải pháp:<br />
Việc cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn định hướng những nội dung <br />
cụ thể cho từng nhóm đối tượng giáo viên cũng giống như việc dạy phân hóa <br />
đối tượng học sinh vậy. Mỗi một thầy cô có những năng lực sở trường riêng và <br />
mỗi lớp có một đặc điểm riêng nên mặc dù cùng khối lớp, đều là các thầy cô <br />
làm công tác chủ nhiệm đó nhưng biện pháp mỗi thầy cô sử dụng để quản lý, <br />
thực hiện là khác nhau. Do vậy rất có thể biện pháp này là mới đối với trường <br />
tôi nhưng lại rất quen thuộc ở trường khác hoặc tình huống này là mới ở lớp <br />
này nhưng nó lại là quen thuộc ở lớp khác. <br />
Công tác chủ nhiệm lớp của thầy cô có thể nói là một nghệ thuật mà đã là <br />
nghệ thuật thì trong đó đã có sự sáng tạo rồi không thể có một công thức hay <br />
một mệnh đề nào có thể áp dụng chung được. Mặt khác đối tượng của thầy là <br />
tập thể học sinh (là những con người) nên mọi hoạt động giao tiếp đến các hành <br />
động việc làm dù là rất nhỏ cũng phải thể hiện sự tôn trọng con người và phải <br />
mang tính giáo dục cao thì tập thể học sinh mới coi thầy chính là tấm gương để <br />
học tập, ngưỡng mộ mà noi theo. <br />
Sau khi áp dụng các biện pháp trong hai năm học qua, các giáo viên trong <br />
trường tôi có một kỹ năng giao tiếp thân thiện, mẫu mực, đầy tình thương, trách <br />
nhiệm trước học trò, qua đó tạo dựng niềm tin đối với học sinh và phụ huynh. <br />
Bởi mỗi tình huống sư phạm nó luôn hiện hữu trong môi trường giáo dục và <br />
cũng chẳng tình huống nào giống tình huống nào (mỗi năm một đối tượng học <br />
sinh khác, vì mỗi năm các em đã được lên lớp, chỉ có các thầy là có thể vẫn “ở <br />
lại lớp” mà thôi. Chính vì vậy để có một kỹ năng xử lý tình huống có hiệu quả <br />
thì bắt buộc giáo viên, giáo viên chủ nhiệm lớp phải thường xuyên cập nhật <br />
kiến thức mới; cập nhật phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới. Đi đôi <br />
với đó là tấm lòng bao dung, tình thương, trách nhiệm, hết lòng thương yêu học <br />
sinh; trau dồi kỹ năng ứng xử các tình huống sư phạm trong thực tế. Được như <br />
vậy thì hình ảnh của thầy cô luôn là người thầy người cha mẫu mực; người <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín _12_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
SKKN: Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường<br />
Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
anh, chị gương mẫu; người bạn thân tâm tình luôn thấu hiểu và chia sẻ buồn <br />
vui, động viên, khích lệ tinh thần và luôn che chở cho các em khi các em cần.<br />
V. Hiệu quả SKKN: <br />
Những biện pháp này được tôi áp dụng tại trường trong năm học 2016 <br />
2017 và năm học 2017 2018 và kết quả như sau:<br />
Năm học 2016 2017, có 11 thầy cô làm công tác chủ nhiệm thì có tới 10 <br />
thầy cô được Hội đồng sư phạm cấp trường bình bầu và được Hiệu trưởng <br />
công nhận 10/11 thầy cô đạt giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường; trong đó có 2 <br />
thầy tham gia dự thi cấp huyện thì cả hai thầy đều được công nhận là giáo viên <br />
chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện; đặc biệt là thầy Nguyễn Duy Kỳ Diệu đạt giải <br />
Ba. <br />
Năm học 2017 2018, kết quả là 11/11 thầy cô cô được Hội đồng chủ <br />
nhiệm, Hội đồng sư phạm cấp trường bình bầu và được Hiệu trưởng công <br />
nhận giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường; trong Hội thi Giáo viên chủ nhiệm <br />
lớp giỏi cấp tỉnh, thầy Nguyễn Duy Kỳ Diệu rất tự tin trong các phần thi của <br />
mình đặc biệt là phần thi kể chuyện và phần thi ứng xử; thầy đã được công <br />
nhận là Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tỉnh. <br />
* Sau đây là bảng tổng hợp kết quả<br />
<br />
Năm học Tổng Tổng số Kết quả<br />
số giáo viên Được công nhận cấp trường Chưa được <br />
lớp chủ đạt giải công nhận cấp <br />
nhiệm dự trường<br />
thi SL % SL % SL %<br />
2016 2017 11 11 4 36,4 6 54,6 1 9<br />
2017 2018 11 11 5 45,5 6 45,5 0 0<br />
<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
I. Kết luận:<br />
Nhà trường nhận thức rõ ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ <br />
giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp; đội ngũ này có sức ảnh hưởng lớn đến <br />
chất lượng dạy học của nhà trường. Do đó công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo <br />
viên nói chung, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng phải được <br />
coi trọng và làm thường xuyên liên tục. Từ đó nâng cao nhận thức của đội ngũ <br />
giáo viên giúp giáo viên luôn luôn trau dồi đạo đức nhà giáo, nhân cách sống <br />
mẫu mực; trau dồi nghiệp vụ sư phạm, tự bồi dưỡng một cách thường xuyên. <br />
Mục đích của công tác này là nhằm đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, <br />
nghiệp vụ cho tất cả giáo viên trong nhà trường, giúp giáo viên chủ nhiệm lớp <br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín _13_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
SKKN: Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường<br />
Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
có đủ năng lực tham gia vào công cuộc đổi mới giáo dục, nâng cao sự hiểu biết <br />
về chuyên môn và các vấn đề giáo dục, giúp đội ngũ giáo viên theo kịp và đáp <br />
ứng tốt các yêu cầu đòi hỏi của xã hội, theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ <br />
thuật và khoa học giáo dục. Qua đó các em học sinh đến trường với một tâm thế <br />
vui vẻ, an toàn và phát triển toàn diện; với các em cảm nhận thực sự mỗi ngày <br />
đến trường là một ngày vui.<br />
<br />
Ban Giám hiệu cần phải đổi mới cách quản lý, vận dụng linh hoạt, sáng <br />
tạo với điều kiện thực tế của địa phương, tận tâm với công tác chuyên môn, <br />
tăng cường cập nhật thông tin, tự học, tự rèn luyện bản thân để nâng cao trình <br />
độ chuyên môn cũng như công tác quản lý. Thông qua bồi dưỡng, chúng ta phải <br />
làm cho mỗi thầy cô giáo trở thành những nhà giáo dục thực thụ thoát ra khỏi <br />
hình ảnh của người “Thợ dạy”. Cung cấp cho thầy cô giáo những kỹ năng cần <br />
thiết cho việc tổ chức hoạt động của lớp học từ kỹ năng xác định mục đích yêu <br />
cầu giờ dạy, kỹ năng nắm bắt tình hình học sinh trong lớp và kỹ năng tổ chức <br />
hoạt động để cả lớp đạt được yêu cầu mục tiêu đặt ra.<br />
Để đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp luôn hoàn thành tốt vai trò nhiệm vụ <br />
của mình cần: <br />
Đối với Ban Giám hiệu: <br />
+ Phải sáng suốt lựa chọn những giáo viên có năng lực, phẩm chất tốt để <br />
sắp xếp lớp chủ nhiệm cho phù hợp. Ban Giám hiệu phải công bố đội ngũ giáo <br />
viên làm công tác chủ nhiệm lớp cho năm sau để thuận lợi cho việc tổ chức <br />
nghiệm thu bàn giao chất lượng cuối năm học.<br />
+ Xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm <br />
học; phải xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể đến từng khối lớp về công tác chủ <br />
nhiệm<br />
+ Thành lập tổ tư vấn chuyên môn, thường xuyên và dự giờ đột xuất để <br />
kịp thời tư vấn về phương pháp dạy học đồng thời tư vấn để giáo viên điều <br />
chỉnh hành vi của bản thân, lựa chọn hình thức, phương pháp xử lý tình huống <br />
sư phạm trong lớp một cách có hiệu quả.<br />
+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động dạy học, giám sát việc <br />
thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch chủ nhiệm, giám sát các hành vi của giáo <br />
viên trong suốt quá trình giáo dục. Kịp thời góp ý chấn chỉnh những hành vi chưa <br />
đẹp, ngôn từ chưa mang tính giáo dục cao. <br />
+ Động viên, khen ngợi, khích lệ tinh thần đội ngũ giáo viên kịp thời, đúng <br />
lúc đúng chỗ. <br />
Đối với giáo viên làm chủ nhiệm lớp: <br />
+ Khi lên lớp, giáo viên chủ nhiệm cần có lời nói ngắn gọn, rõ ràng, dứt <br />
khoát. Khi nói nhìn thẳng vào học sinh, nói thẳng với các em chứ đừng nói như <br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín _14_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
SKKN: Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường<br />
Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
nói với chính mình hay nói khơi khơi giữa lớp; dùng câu, từ dễ hiểu, hợp với <br />
trình độ học sinh. Biết lắng nghe học sinh nói. Mỗi khi các em phát biểu ý kiến <br />
hay nói một điều gì có thể là chưa đúng, chưa hay nhưng thầy cô cũng phải lắng <br />
nghe các em nói hết sau đó mới giảng giải để các em hiểu. Có như vậy khi <br />
thầy cô nói các em mới chú ý nghe.<br />
+ Thầy cô biết thông cảm và chia sẻ những khó khăn của các em. Trả lời <br />
những câu hỏi của các em một cách thấu đáo. Tìm hiểu về những khó khăn <br />
trong đời sống, những khó khăn ở trường, giúp các em giải quyết những khó <br />
khăn này. Trong lớp học hay ngoài lớp học, thầy cô luôn phải đóng vai người <br />
anh, người chị mà các em có thể tin tưởng, nhờ cậy được. Qua đó, các em sẽ <br />
biết sống nhẫn nại, kiên trì và giàu lòng nhân ái.<br />
+ Người giáo viên chủ nhiệm lớp cần có các phẩm chất: nhiệt tình, sâu <br />
sát, cần cù, trí nhớ tốt, quan sát tinh tế, có tâm lí ổn định tốt, có khả năng truyền <br />
cảm hứng, xây dựng đội ngũ cán bộ lớp hoạt động tốt. Giáo viên chủ nhiệm lớp <br />
phải vừa là thầy vừa là bạn của học trò. Thầy cô càng tận tâm thì các em càng <br />
cố gắng học. <br />
II. Kiến nghị: <br />
Phòng giáo dục cần tổ chức các đợt tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý <br />
về việc chỉ đạo đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp và mở các lớp bồi <br />
dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ giáo viên trực tiếp làm công tác chủ <br />
nhiệm lớp.<br />
Ea Na, ngày 15 tháng 4 năm 2019<br />
NGƯỜI VIẾT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Chín<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SÁNG KIẾN CẤP <br />
TRƯỜNG<br />
<br />
...................................................................................................................................................................................<br />
<br />
................................................................................................................................................................................<br />
<br />
.................................................................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín _15_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
SKKN: Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường<br />
Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung <br />
ương Đảng, Nghị quyết hội nghị Trung Ương 8 khóa XI về việc đổi mới căn <br />
bản, toàn diện giáo dục. <br />
2. Thông tư 43/2012/TTBGD&ĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 về việc <br />
ban hành Điều lệ Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp.<br />
3. Tham khảo trên ti vi chương trình do đài truyền hình Việt Nam tổ chức <br />
với tiêu đề “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” đã phát sóng trên VTV7 năm 2016.<br />
4. Sổ công tác giáo viên chủ nhiệm (Theo Thông tư 22/2016/TTBGD ĐT <br />
ngày 22/09/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung <br />
Thông tư 30/2014/TTBGD ĐT).<br />
5. Tham khảo một số bài báo giáo dục. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín _16_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
SKKN: Một vài biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường<br />
Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Vũ Thị Chín _17_ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân<br />