Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Trường học là nơi đào tạo nhiều thế hệ học trò, là môi trường tạo dựng <br />
cho đất nước những con người xã hội chủ nghĩa – có đủ tài năng trí tuệ và <br />
những phẩm chất đạo đức cách mạng, để sau này thực sự là những chủ nhân <br />
tương lai của đất nước. Người trực tiếp đào tạo những con người như thế <br />
không ai khác là giáo viên, giáo viên giảng dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm <br />
lớp. Đặc biệt người đặt nền móng đầu tiên cho các em đó chính là giáo viên <br />
Tiểu học. Người giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học được ví như là một người <br />
“hiệu trưởng nhỏ” có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho <br />
học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, <br />
trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học <br />
Trung học cơ sở. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học <br />
là rất nặng nề, vất vả và vô cùng phức tạp.<br />
<br />
Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, thành <br />
công cũng có, thất bại cũng không phải là hiếm. Bởi lẽ, mỗi một tập thể lớp <br />
đều có những đặc thù riêng của từng lớp. Nhưng chắc chắn rằng mỗi lớp đều <br />
có học sinh có năng khiếu về học tập, về đạo đức, hoặc ngược lại cũng có lớp <br />
có học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, con mồ côi, bố mẹ li <br />
thân, bố mẹ đi làm ăn xa… vì vậy vai trò của giáo viên chủ nhiệm càng trở nên <br />
quan trọng hơn bao giờ hết. Trong suốt quá trình giảng dạy cũng như trong <br />
nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, bản thân tôi đã từng gặp phải những khó <br />
khăn rất lớn khi làm chủ nhiệm lớp. Những khó khăn ấy cũng xuất phát từ <br />
nguyên nhân chủ quan về phía năng lực, nhận thức của tôi; cũng có những <br />
nguyên nhân từ phía gia đình học sinh hay chính các em. Tuy nhiên, đó chỉ là <br />
những khó khăn khi những năm đầu mới được phân công làm công tác chủ <br />
nhiệm. Nhưng hơn 10 năm được làm chủ nhiệm lớp, bản thân tôi tự nhận ra <br />
rằng giáo viên chủ nhiệm mới là người có ảnh hưởng lớn nhất quyết định về <br />
chất lượng cũng như mọi hoạt động giáo dục của lớp. Chính vì lí do đó, bản <br />
thân tôi đã từng trăn trở, suy nghĩ để tìm ra những giải pháp có thể áp dụng nâng <br />
cao công tác chủ nhiệm. Sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi, bản thân <br />
đã tìm ra được một số giải pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm, đã áp dụng <br />
Giáo viên: Lê Thị Oanh –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
1<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
những kinh nghiệm đó vào công tác chủ nhiệm lớp đó chính là lý do tôi chọn đề <br />
tài: “Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường Tiểu học <br />
Nguyễn Viết Xuân ”. <br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br />
<br />
Áp dụng đề tài này, học sinh lớp 4B của trường hứng thú hơn trong giờ <br />
học, các em nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin có kỹ năng làm việc hợp tác trong <br />
nhóm, phát huy năng lực sở trường; đặc biệt nâng cao chất lượng môn toán, <br />
tiếng Việt, thúc đẩy phong trào mũi nhọn tạo hứng thú học sinh tham gia ôn <br />
luyện toán qua mạng; tạo môi trường học tập nhân ái đối với học sinh khuyết <br />
tật góp phần nâng cao chất lượng đại trà.<br />
<br />
Xây dựng môi trường học tập thân thiện trong lớp, học sinh sống hòa <br />
đồng, yêu thương chia sẻ những khó khăn của bạn (học sinh khuyết tật) để học <br />
sinh khuyết tật tự tin đến trường.<br />
Xây dựng cách học tập theo nhóm để các em phát huy hết năng lực sở <br />
trường về môn toán, môn tiếng Việt cũng như nâng cao kỹ năng giao tiếp, đánh <br />
giá nhận xét các bạn trong nhóm.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Các biện pháp về công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học.<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
<br />
Một số biện pháp và kinh nghiệm chủ nhiệm lớp tốt áp dụng cho học học <br />
sinh lớp 4B Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân năm học 2014 2015 và 2015<br />
2016.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp điều tra.<br />
<br />
Phân tích, tổng hợp, nêu gương, tổ chức trò chơi.<br />
<br />
Phương pháp quan sát sư phạm<br />
<br />
Phương pháp đàm thoại<br />
Giáo viên: Lê Thị Oanh –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
2<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
II Phần nội dung <br />
<br />
1. Cơ sở lí luận <br />
<br />
Giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân. Xây dựng <br />
gương điển hình về mọi mặt văn hóa cũng như năng lực, phẩm chất của các <br />
em. Để thực hiện mục tiêu đề tài này, người giáo viên chủ nhiệm phải là người <br />
có năng lực quản lí toàn diện học sinh của lớp, quản lí và giáo dục học sinh là <br />
hai thể thống nhất có liên kết trực tiếp với nhau. Muốn giáo dục tốt phải quản <br />
lí tốt, quản lí tốt sẽ giúp giáo dục tốt. . .Công tác chủ nhiệm quyết định chất <br />
lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là <br />
người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo <br />
dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường Tiểu học, vai <br />
trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm <br />
thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo <br />
đức, hình thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục <br />
gia đình, nhà trường và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay công tác chủ nhiệm đòi <br />
hỏi sự dày công của mỗi giáo viên bởi đời sống vật chất có phần ảnh hưởng <br />
đến việc học tập cũng như tác động đến sự phát triển tư duy của các em. <br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu <br />
Đối với trường TH Nguyễn Viết Xuân, lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng, <br />
quan tâm đến việc giáo dục phát triển học sinh một cách toàn diện “ đức trí <br />
thểmỹ”. Đồng thời HS trong trường đa phần đều là người Kinh, các em được <br />
trang bị đầy đủ SGK, dụng cụ học tập, cơ sở vất chất của trường tương đối. <br />
Bên cạnh đó, ban lãnh đạo nhà trường luôn thường xuyên quan tâm đến công tác <br />
chủ nhiệm cũng như năng lực chủ nhiệm của giáo viên làm công tác chủ nhiệm. <br />
Để có những định hướng mới nhằm xây dựng những tập thể lớp chất lượng <br />
theo tiêu chí “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.<br />
Các đoàn thể trong nhà trường luôn quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, <br />
luôn có tinh thần tự nguyện hợp tác với các giáo viên làm công tác chủ nhiệm để <br />
việc giáo dục đạo đức và kết quả học tập của học sinh đạt kết quả tốt nhất.<br />
Gia đình học sinh phần lớn đã có sự quan tâm đến việc học tập và rèn <br />
luyện ở trường, nên sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh <br />
học sinh có nhiều thuận lợi. Bản thân các em đều có nhận thức tốt, tương đối <br />
ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện, luôn cố gắng vươn lên học tốt...<br />
Trong trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân mỗi năm có tới hơn 10 thầy cô <br />
được giao nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm lớp. Cũng có thầy cô nhiều năm <br />
liền đều được làm công tác chủ nhiệm của một khối lớp nhưng cũng có thầy cô <br />
mỗi năm lại đảm nhiệm công tác chủ nhiệm của một khối lớp khác. Nhưng dù <br />
Giáo viên: Lê Thị Oanh –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
3<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
cho thầy cô nhận nhiệm vụ ở hình thức nào đi chăng nữa thì cũng có những <br />
thuận lợi và cũng không ít những khó khăn. Đối với bản thân tôi có nhiều năm <br />
liền được nhà trường giao nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm lớp 4, thì cũng có một <br />
phần thuận lợi là bản thân đã hiểu sâu về tâm lý lứa tuổi của học sinh khối lớp <br />
4, mặc dù thế nhưng đối tượng học sinh mỗi năm một khác, hoàn cảnh gia đình <br />
của từng em khác nhau, chất lượng mũi nhọn cũng như đại trà của lớp chủ <br />
nhiệm từng năm cũng khác nhau.<br />
Một thực tế cho thấy có thầy cô có thâm niên nhiều năm liền làm công tác <br />
chủ nhiệm lớp nhưng cũng chẳng mấy thuận lợi trong việc làm công tác chủ <br />
nhiệm lớp mà đa phần thầy cô cứ chú trọng vào việc dạy cho học sinh toán, <br />
tiếng Việt,… mà quên đi ở lứa tuổi tiểu học các em còn nhỏ, tính hiếu động <br />
nên các em rất thích vừa học vừa chơi; “Chơi mà học; học mà chơi”. Ngoài <br />
những khó khăn trên thì lứa tuổi các em còn nhỏ nên chưa xác định rõ nhiệm vụ <br />
học tập dẫn đến chưa tích cực và tự giác học bài, còn ham chơi các trò chơi vô <br />
bổ điện tử làm ảnh hưởng đến việc học tập.<br />
Tập thể lớp 4B năm học 20152016 có sĩ số là 29 học sinh, trong đó đa số <br />
học sinh là con em gia đình làm nông nghiệp, có 1 em bị khuyết tật; 4em có hoàn <br />
cảnh gia đình khó khăn ( hộ nghèo, bố mất ); 2 em bố mẹ ly dị ở với ông bà nên <br />
thiếu sự quan tâm, chăm sóc và tình thương yêu của cha mẹ; còn một số phụ <br />
huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con cái , chưa tạo điều kiện cho <br />
con em tham gia các phong trào sợ con em mệt vất vả dẫn đến một số em còn <br />
rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp, bày tỏ ý kiến còn ấp úng, diễn đạt câu từ <br />
lủng củng không rõ ý, thiếu nội dung. Điều này cũng là một yếu tố khó khăn đối <br />
với giáo viên chủ nhiệm. <br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a.Mục tiêu của giải pháp <br />
<br />
Giúp giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp nói chung, giáo viên chủ nhiệm <br />
lớp 4 nói riêng có thêm một số kỹ năng trong dạy học cũng như trong quản lý <br />
học sinh lớp mình chủ nhiệm nhằm đem lại hiệu quả 2 mặt giáo dục tốt nhất; <br />
góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường.<br />
<br />
Thông qua việc áp dụng các giải pháp này nhằm xậy dựng được một tập <br />
thể lớp đoàn kết, biết yêu thương, chia sẻ những buồn, vui trong cuộc sống <br />
cùng động viên nhau vươn lên trong học tập cũng như trong sinh hoạt hàng ngày; <br />
giúp các em mạnh dạn, tự tin, tự lập, biết làm việc hợp tác đem lại hiệu quả <br />
cao trong mọi công việc. Học sinh lớp 4B của trường hứng thú hơn trong giờ <br />
học, các em nhanh nhẹn, mạnh dạn tự tin có kỹ năng làm việc hợp tác trong <br />
nhóm, phát huy năng lực sở trường; đặc biệt nâng cao chất lượng môn toán, <br />
Giáo viên: Lê Thị Oanh –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
4<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
tiếng Việt, thúc đẩy phong trào mũi nhọn tạo hứng thú học sinh tham gia ôn <br />
luyện toán qua mạng; tạo môi trường học tập nhân ái đối với học sinh khuyết <br />
tật góp phần nâng cao chất lượng đại trà. <br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
Để có chất lượng tập thể lớp tốt, người giáo viên chủ nhiệm cần phải làm <br />
tốt các nhiệm vụ sau:<br />
Nghiên cứu nắm vững tình hình học sinh của lớp chủ nhiệm.<br />
Xây dựng ban tự quản của lớp.<br />
Thiết lập các mối quan hệ trong tập thể.<br />
Tổ chức các hoạt động đa dạng cho tập thể học sinh(trong đó có các hoạt <br />
động về học tập, các hoạt động về Đội thiếu niên,…)<br />
Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao.<br />
Tổ chức các hoạt động giáo dục.<br />
Xây dựng quản lý hồ sơ quản lý lớp chủ nhiệm.<br />
Trong công tác chủ nhiệm lớp có hàng loạt biện pháp nhằm hỗ trợ việc <br />
làm cho giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Trong khuôn khổ đề tài này <br />
tôi chú trọng vào 3 biện pháp sẽ trình bày dưới đây. Vì đối với học sinh lớp 4B <br />
của tôi các em đã được làm quen với môi trường ở tiểu học 3 năm rồi nên mọi <br />
nền nếp, nội quy trường lớp các em đã hiểu và thực hiện tương đối tốt. Vả lại <br />
công tác làm hồ sơ sổ sách quản lý lớp là việc làm thường xuyên của mọi thầy <br />
cô (theo mẫu); việc này đối với tôi quá nhuần nhuyễn một cô giáo có thâm niên <br />
làm công tác chủ nhiệm hơn 10 năm rồi. <br />
* Nội dung 1: Thiết lập các mối quan hệ trong tập thể lớp. <br />
Như tôi đã trình bày ở trên, năm học 2015 2016 lớp 4B do tôi chủ nhiệm <br />
có một em học sinh khuyết tật đó là em Nguyễn Như Quỳnh, em Quỳnh khi lọt <br />
lòng mẹ thì mắc phải bệnh liệt hệ thống dây thần kinh bên phải nên tay phải <br />
em không làm được gì, tay trái em cầm bút cũng rất khó khăn do cơ tay yếu và <br />
thị giác của em kém do mắc bệnh( mắt lé ). Bên cạnh đó, em cũng gặp vấn đề <br />
về phát âm nên đọc hay nói thì các bạn rất khó để nghe được. Mặc dù Quỳnh <br />
lớn hơn các bạn cùng lớp đến 2 tuổi nhưng lúc nào em cũng phải quàng chiếc <br />
khăn ở cổ vì nước giãi rất hay chảy. Gia đình em lại vô cùng khó khăn, bố em <br />
mất khi đi làm phụ hồ để kiếm tiền cho em ra Hà Nội chữa trị. Thế là ước mơ <br />
của em được trở thành người lành lặn như bạn bè đành khép lại. Vì từ đây mẹ <br />
em một nách phải nuôi hai đứa con, đất đai nương rẫy không có, mọi chi tiêu <br />
trong gia đình là tiền mẹ em bán hàng lặt vặt và may vá quần áo cho hàng xóm <br />
láng giềng. Để lo miếng ăn cho ba mẹ con hàng ngày còn khó thì lấy đâu ra tiền <br />
cho em chữa trị. Cũng chính vì lẽ đó mà khi được phân công chủ nhiệm lớp tôi <br />
Giáo viên: Lê Thị Oanh –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
5<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
xác định được trách nhiệm của mình, trong đầu tôi đặt ra bao nhiêu câu hỏi làm <br />
gì để em có thể học tập những kiến thức đơn giản? Làm thế nào để em không <br />
cảm thấy cô đơn khi đến lớp? Và làm sao để gắn kết được em với các thành <br />
viên trong lớp? Đó là những câu hỏi mà bất kỳ người giáo viên có tâm huyết nào <br />
cũng phải trăn trở. Nên việc đầu tiên khi được phân công chủ nhiệm lớp tôi đã <br />
gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm cũ để trao đổi và nắm tình hình. Sau đó, tôi lên kế <br />
hoạch giáo dục cụ thể cho năm; kỳ, tháng. Hàng tháng tôi xem xét kết quả học <br />
tập của học sinh và điều chỉnh kế hoạch tháng sau cho phù hợp.<br />
Để em Quỳnh tự tin vui chơi cùng các bạn, tôi thường nhắc cả lớp rủ bạn <br />
cùng chơi, cùng tham gia các hoạt động của lớp. Em nào có tinh thần tương thân <br />
tương ái giúp bạn vượt khó sẽ được tuyên dương trước lớp, trước cờ. Trong các <br />
hoạt động vui chơi của lớp, tôi luôn hướng các em vào các hoạt động, các vấn <br />
đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh để các em tự tin hơn, hòa đồng và cùng <br />
có trách nhiệm trong công việc.<br />
Trong việc lĩnh hội kiến thức, Quỳnh tiếp thu chậm. Chính vì vậy tôi phải <br />
dạy em những kiến thức cơ bản nhất, dễ nhất của môn toán và Tiếng việt. <br />
Không phải giảng chung cùng với lớp mà sau khi giảng cho lớp hiểu và làm bài <br />
thì tôi hướng dẫn cụ thể tỉ mỉ, chỉ cho em từng li từng tí để em hiểu và vận <br />
dụng làm bài tập. Tôi thường xuyên gọi em trả lời các câu hỏi dễ để em tự tin <br />
trước tập thể. Làm tốt khâu nhận xét bài, đánh giá và tuyên dương sự tiến bộ <br />
của em, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập cũng như sự phát triển về <br />
thể chất, tâm lý của em để có biện pháp giáo dục tốt nhất. <br />
Bên cạnh đó, tôi biết mọi hoạt động, thái độ cử chỉ của giáo viên sẽ ảnh <br />
hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Vì vậy, khi <br />
lên lớp, tôi luôn nở nụ cười, chú ý đến cả cách đi đứng, nói năng, cách ăn mặc, <br />
cách cầm sách, chữ viết, thái độ,...để học trò noi theo. Tôi luôn động viên chia <br />
sẻ cùng các em khi học bài cũng như khi vui chơi. Ân cần giúp đỡ, hướng dẫn <br />
học sinh hoàn thành bài tập, môn học. Trò chuyện, hỏi thăm tình hình học tập, <br />
gia đình của HS tạo sự gần gũi vui vẻ cùng các em. Tạo cho các em môi trường <br />
học tập thân thiện, đoàn kết, yêu thương luôn quan tâm, gắn bó với nhau. Hàng <br />
ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời và chỉ ra những thiếu sót <br />
để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn. Lòng nhân ái, bao dung, đức <br />
vị tha của người thầy luôn có sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. <br />
Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng <br />
giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn hướng các em vào các hoạt động, các vấn <br />
đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau:<br />
Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp gặp <br />
gỡ trao đổi riêng với học sinh phân tích đúng, sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin <br />
lỗi bạn, sau đó giảng hòa. Khi bạn bè ốm đau hoặc gia đình có chuyện buồn nếu <br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Oanh –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
6<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
bạn ở xa thì cô và ban cán sự lớp đến thăm hỏi và động viên giúp đỡ như bày <br />
cách học, cho bạn mượn vở chép bài. Những bạn ở gần thì tổ chức vào một <br />
buổi chiều được nghỉ học. Số tiền hoặc quà thăm được quyên góp hoặc trích ra <br />
từ quỹ của lớp.<br />
Làm tốt các tiết sinh hoạt lớp. Tôi khuyến khích học sinh tự viết ra những <br />
điều tốt, chưa tốt của cán sự lớp và học sinh trong lớp. Căn cứ vào những điều <br />
các em viết ra, nếu là những điều tốt thì tôi tuyên dương ngay trước lớp. Còn <br />
những điều các em phê bình thì tôi phải điều tra nắm rõ đúng hay sai. Sau đó <br />
mới góp ý riêng với những học sinh bị bạn phê bình, động viên các em sửa chữa.<br />
Tôi luôn quan tâm động viên và giúp đỡ các em học tập và sinh hoạt, giúp đỡ <br />
các em về vật chất. Kêu gọi phụ huynh và học sinh trong lớp giúp đỡ : ủng hộ <br />
sách vở, quần áo và dụng cụ học tập…..<br />
Bên cạnh đó tôi luôn tận tình thăm hỏi, nắm tình hình để động viên cũng <br />
như có các biện pháp hỗ trợ và giúp đỡ. <br />
Thường xuyên xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, <br />
sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, các hoạt động khác. Để làm được điều đó <br />
người giáo viên chủ nhiệm phải luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi <br />
sự hợp tác của nhiều học sinh.<br />
Thích sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi bổ ích là nhu cầu, là sở <br />
thích của hầu hết các học sinh tiểu học. Vì vậy, khi tổ chức cho các em sinh <br />
hoạt tập thể và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em “học mà chơi, <br />
chơi mà học”, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện <br />
một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em. <br />
Trong các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần thì hoạt động sau cùng là vui chơi, <br />
giúp các em bớt căng thẳng, hòa mình trong trò chơi. Và cũng chính các tiết sinh <br />
hoạt lớp này tôi mời một, hai thầy cô như cô tổng phụ trách hoặc ( cô dạy mĩ <br />
thuật, cô dạy hát nhạc, thầy, cô trong Ban Giám hiệu trường..) đến dự với lớp. <br />
Việc làm này không chỉ giúp các em ngày tự tin hơn, đỡ lo sợ tâm lý khi có giáo <br />
viên tới lớp, tạo tâm lý tự tin. Chính vì vậy mà trong các tiết sinh hoạt lớp, học <br />
sinh nào cũng có tâm lý chuẩn bị tốt trong tiết sinh hoạt để được cô khen. Kỹ <br />
năng giao tiếp ứng xử của các em ngày một chuyển biến tốt.<br />
* Nội dung 2: Tổ chức các hoạt động đa dạng cho tập thể học sinh <br />
(trong đó có các hoạt động về học tập, các hoạt động về Đội thiếu niên.<br />
Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết học này, <br />
các em chung nhóm với bạn này, nhưng tiết sau các em lại chung nhóm với bạn <br />
khác. Có nhóm học sinh tuy ngồi chung nhóm nhưng chưa hợp tác làm việc dẫn <br />
đến không hoàn thành nhiệm vụ. Trước tình trạng này tôi ân cần dành nhiều <br />
thời gian hơn cho nhóm này để gợi ý, phân công nhiệm vụ các thành viên trong <br />
Giáo viên: Lê Thị Oanh –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
7<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
nhóm. Hết thời gian thảo luận đề nghị tổ trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ <br />
sung. Tôi khen ngợi kịp thời sự cố gắng của tổ, của từng thành viên, đề nghị <br />
nhóm cố gắng phát huy. <br />
<br />
Tổ chức cho học sinh ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Rung <br />
chuông vàng, Hái hoa dân chủ, Thi tìm hiểu về An toàn giao thông, làm báo <br />
tường, vẽ tranh chào mừng các ngày lễ lớn.<br />
<br />
Hướng dẫn các em trang trí góc học tập và làm một số đồ chơi đơn giản để <br />
<br />
trưng bày hoặc để tặng người thân bạn bè. Dựa trên hướng dẫn của tôi, các <br />
em <br />
<br />
cùng làm, cùng giúp đỡ nhau làm việc. Chẳng hạn như cho các em tự làm thiệp <br />
chúc mừng bạn trong lớp nhân ngày sinh nhật, bạn trai làm thiệp chúc mừng bạn <br />
gái nhân ngày 83, thăm các bạn bị ốm, viết nhật kí lớp.<br />
<br />
Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò <br />
chơi cho cả lớp. Động viên các em tham gia tất cả các phong trào của trường, <br />
của đội, nhất là các phong trào đòi hỏi sự tham gia tập thể. Nên các em trở <br />
nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo<br />
<br />
Khuyến khích học sinh năng khiếu tự học và tìm tòi giải các bài toán, <br />
làm các bài văn khó. Những học sinh còn hạn chế kiến thức vẫn phải cố <br />
gắng tìm tòi cách làm bài mới. Khi không hiểu và làm bài có thể lên lớp nhờ <br />
bạn giảng dùm hoặc mạnh dạn gặp cô để cô hướng dẫn làm bài.<br />
<br />
Muốn làm tốt bài tập trước hết các em phải nhớ lý thuyết, nhớ các công <br />
thức tính, phân biệt các dạng bài, cách chia. Khi làm bài các em phải đọc kỹ đề, <br />
suy nghĩ câu từ, cách giải, vận dụng lý thuyết đã học để làm. Kiên trì làm không <br />
nản lòng khi gặp bài tập nâng cao dần độ khó.<br />
<br />
Để buổi học ngày mai học tốt, hiểu bài thì các em phải xem bài trước, đọc <br />
bài ít nhất 23 lần và tự trả lời câu hỏi. Riêng với các môn Toán, Tiếng Việt <br />
phải nghiên cứu dạng bài và làm bài vào vở nháp. <br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Oanh –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
8<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
* Nội dung 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục.<br />
<br />
Trong công tác chủ nhiệm lớp, nhiệm vụ quan trọng là nâng cao chất <br />
lượng đại trà lớp thì công tác phụ đạo học sinh tiếp thu kiến thức chậm là rất <br />
quan trọng và đòi hỏi thời gian tương đối dài lâu, nhưng để xây dựng một lớp <br />
điển hình với những phong trào mũi nhọn và tạo nguồn dự thi các phong trào do <br />
trường, phòng giáo dục tổ chức thì đòi hỏi việc đầu tư bồi dưỡng không kém <br />
phần khó khăn.<br />
<br />
a.Nâng cao chất lượng đại trà. <br />
<br />
Nâng cao chất lượng đại trà đó là công việc đòi hỏi mỗi giáo viên chủ <br />
nhiệm phải trăn trỏ và tìm tòi những biện phấp tối ưu nhất.<br />
<br />
Ngay từ đầu năm học với các bài kiểm tra khảo sát dể phân loại đối <br />
tượng học sinh để xây dựng kế hoạch ôn luyện . Xác định môn học hạn chế <br />
của các học sinh. Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý, phân công những em khá, giỏi <br />
giúp đỡ kịp thời . Tôi dành nhiều thời gian cho việc ôn luyện kiến thức từ <br />
đơn giản đến phức tạp, kết hợp củng cố lí thuyết với thực hành, ôn luyện <br />
nhuần nhuyễn dạng bài trước khi chuyển sang dạng khác, sau một hoặc hai <br />
tuần thường có bài kiểm tra tổng hợp các dạng bài để xác định khả năng ghi <br />
nhớ của học sinh, điều chỉnh bổ sung phương pháp dạy của giáo viên. <br />
<br />
Làm tốt công tác ôn bài, kiểm tra đầu giờ, phát huy ban cán sự lớp, các tổ <br />
trưởng các tổ kiểm tra hướng dẫn những học sinh tiếp thu kiến thức chậm và <br />
có báo cáo về giáo viên qua mỗi buổi sinh hoạt đầu giờ. Chính làm tốt công tác <br />
sinh hoạt đầu giờ nên tôi dành nhiều thời gian hơn cho nhóm đối tượng học <br />
sinh tiếp thu chậm kiến thức (gọi lên bảng làm bài, kiểm tra, hướng dẫn tỉ <br />
mỉ ..) <br />
<br />
Đối với các em tiếp thu chậm kiến thức tôi không khắt khe đòi hỏi các em <br />
làm những bài tập yêu cầu chung cả lớp cùng làm, mà các bài tập thường vừa <br />
sức các em làm, động viên khích lệ các em kịp thời để các em có niềm tin trong <br />
học tập. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Oanh –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
9<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
Thường xuyên phụ đạo kiến thức vào các buổi học và vào thứ bảy hàng <br />
tuần. Ôn tập và củng cố kiến thức cũ cho các em kết hợp vận dụng làm các <br />
bài tập.<br />
<br />
Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh học sinh, các giáo viên bộ <br />
môn và các đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện <br />
các em.<br />
<br />
b.Xây dựng lớp điển hình với phong trào mũi nhọn.<br />
<br />
Là một giáo viên lâu năm dạy lớp 4, được nhà trường tin tưởng giao <br />
nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh năng khiếu (học sinh giỏi) dự thi cấp huyện. <br />
Bản thân luôn xác định được những công việc quan trọng dành cho lớp mình <br />
giảng dạy. Để làm tốt công tác này thì tôi thường làm các công việc sau:<br />
<br />
Lựa chọn các đối tượng học sinh năng khiếu thông qua việc học, tiếp thu <br />
kiến thức, qua các bài kiểm tra chung của lớp, các bài kiểm tra chọn đối <br />
tượng năng khiếu.<br />
<br />
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm <br />
học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của <br />
từng học sinh. Giúp các em tổng hợp các dạng bài, hướng dẫn các phương pháp <br />
giải, những câu văn, bài văn hay, biện pháp nghệ thuật như so sánh nhân hóa.. <br />
<br />
Khuyến khích học sinh tham khảo cách giải các bài toán khó, học tập <br />
những bài văn hay trên mạng hay trong sách. Trong các biện pháp nêu trên tôi <br />
đặc biệt chú trọng đến các nội dung sau:<br />
<br />
Xây dựng cách học tập theo nhóm để các em phát huy hết năng lực sở <br />
trường về môn toán, môn tiếng Việt cũng như nâng cao kỹ năng giao tiếp, <br />
đánh giá nhận xét các bạn trong nhóm; góp phần nuôi dưỡng những hạt nhân <br />
trong phong trào mũi nhọn ( thi giải toán qua mạng ) Các bài toán về số và <br />
chữ số, các bài toán về dãy số, các bài toán về điền số và phép tính, các bài <br />
toán về dấu hiệu chia hết, các bài toán về phân số và các bài toán về tính <br />
tuổi, các bài toán về suy luận lô gic, các bài toán có nội dung hình học, các bài <br />
toán vui và toán cổ ở tiểu học.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Oanh –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
10<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
Song song với các chuyên đề, cần ôn tập và rèn kỹ năng nhận dạng các <br />
dạng toán, lựa chọn các phương pháp giải toán. Các phương pháp giải toán mà <br />
học sinh cần thành thạo là: Phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng, phương pháp <br />
rút về đơn vị, phương pháp dùng tỉ số, phương pháp dùng giả thiết tạm, phương <br />
pháp quy ước về đơn vị, phương pháp khử và phương pháp thế <br />
<br />
Dạy phần lý thuyết cơ bản song rồi tôi cho các em thực hành trên máy, <br />
mỗi em tự lập cho mình ít nhất từ 3 ních trở lên. Các em luyện tập thường <br />
xuyên trên máy tính của trường vào cuối buổi học thứ hai hoặc vào thứ bảy, <br />
những em nào có <br />
<br />
máy tính thì luyện tập luôn ở nhà.<br />
<br />
Đối với môn Tiếng Việt, học sinh phải nắm chắc cách tả từng thể loại <br />
( tả đồ vật, cây cối, con vật ). Dạy cho các em cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, <br />
biện pháp so sánh, nhân hóa, viết câu mở đoạn. Trong các tiết dạy môn Tập đọc, <br />
Luyện từ các em hiểu từ ngữ và trình bày cái hay, cái đẹp trong các câu văn, câu <br />
thơ.<br />
<br />
Hướng cho các em đọc văn mẫu, chỉ ra câu văn, đoạn văn hay, cách sử dụng <br />
các giác quan, biện pháp so sánh hoặc nhân hóa được tả trong bài. Vận dụng <br />
viết câu văn có hình ảnh gợi tả rồi đến đoạn văn. Cách viết mở bài kiểu gián <br />
tiếp, kết bài mở rộng và sau cùng hoàn thiện bài văn với 3 phần cụ thể.<br />
<br />
Các em viết và đọc trước lớp để cả lớp cùng đánh giá và học tập cách viết. <br />
Khuyến khích các em làm bài theo nhóm để các em hỗ trợ kỹ năng viết bài cho <br />
nhau. Giáo viên nhận xét, chỉ ra cho các em cái làm được, cái chưa làm được để <br />
các em rút kinh nghiệm viết bài tốt hơn.<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các biện pháp nêu trên đầu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thiết lập <br />
các mối quan hệ trong tập thể và tổ chức các hoạt động đa dạng cho tập thể <br />
học sinh nó bổ trợ cho biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục.<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm của vấn đề nghiên cứu.<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Oanh –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
11<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
Qua những năm đã làm công tác chủ nhiệm lớp 4 và băng vi<br />
̀ ệc áp dụng <br />
kinh nghiệm làm chủ nhiệm của mình, ban thân đã có đ<br />
̉ ược những thành công <br />
đáng khích lệ cả về phía cá nhân tôi và cả lớp tôi chủ nhiệm. <br />
<br />
Với những biện pháp tôi đã làm không có gì là to tát cả nhưng lại rất đỗi khả <br />
quan, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em <br />
ngày càng chăm ngoan. Điều đó làm tôi rất vui mừng, tình cảm thầy trò, bạn bè <br />
ngày càng gắn bó và thân thiện. <br />
<br />
Trong 2 năm học qua, lớp tôi có tỉ lệ học sinh giỏi luôn dẫn đầu trong khối <br />
và trong toàn trường. Tập thể lớp luôn đạt xuất sắc, không có học sinh bị trách <br />
phạt trước toàn trường. Học sinh đều tích cực tham gia các phong trào của lớp, <br />
của trường. Hoc sinh manh dan, t<br />
̣ ̣ ̣ ự tin hơn khi giao tiêp va đ<br />
́ ̀ ứng trươc tâp thê.<br />
́ ̣ ̉ <br />
Cụ thể kết quả như sau :<br />
<br />
* Năm học 20142015: <br />
<br />
+ Duy trì sĩ số 29/29 đạt 100/%.<br />
<br />
+ Hoàn thành chương trình lớp học đạt 100 %<br />
<br />
+ Đạt 6 học sinh giỏi cấp trường, 2 học sinh đạt giải nhì và 4 học sinh công <br />
nhận học sinh giỏi huyện ( toán và Tiếng Việt) <br />
<br />
+ Đạt 3 học sinh giải toán qua mạng cấp huyện dự thi cấp tỉnh.<br />
<br />
+ Lớp cuối năm đạt loại xuất sắc, hoàn thành xuất sắc phong trào đội.<br />
<br />
* Năm học 20152016: <br />
<br />
+ Duy trì sĩ số : 30/30 , đạt 100/%.<br />
<br />
+ Hoàn thành chương trình lớp học đạt 100 %<br />
<br />
+ Em Nguyễn Thị Quỳnh (HS khuyết tật ) hoàn thành chương trình lớp học <br />
được lên lớp 5<br />
<br />
+ Đạt 6 học sinh giỏi cấp trường, 1 học sinh đạt giải nhì và 2 học sinh đạt <br />
giải 3; 3 em được công nhận học sinh giỏi huyện (toán và tiếng Việt ) <br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Oanh –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
12<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
III.Kết luận, kiến nghị<br />
<br />
1. Kết luận <br />
<br />
Để quản lý và giáo dục học sinh người giáo viên chủ nhiệm phải sử <br />
dụng nhiều biện pháp khác nhau, giáo viên chủ nhiệm là người quản lý giáo dục <br />
học sinh toàn diện trong một lớp; là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi <br />
quyết định quản lý đối với lớp; là người vạch kế hoạch, theo dõi và đánh giá <br />
việc thực hiện của học sinh. Chính vì vậy người giáo viên chủ nhiệm phải phối <br />
hợp tốt với giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Đội <br />
thiếu niên, cha mẹ học sinh để làm tốt công tác dạy học; giáo dục học sinh <br />
trong lớp mình phụ trách.<br />
<br />
Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm phải có những tri thức cơ bản về tâm lý <br />
học, giáo dục học và hàng loạt kỹ năng sư phạm như: Kỹ năng tiếp cận đối <br />
tượng học sinh; Kỹ năng nghiên cứu tâm lý lứa tuổi, xã hội; Kỹ năng đánh giá; <br />
Kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm lớp và đặc biệt là phải có sự nhạy cảm sư <br />
phạm để dự đoán đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của học sinh… Giáo <br />
viên chủ nhiệm cần quản lý hoạt động học song song việc phát triển nhân cách <br />
của học sinh sao cho phù hợp với tâm lý lứa tuổi và điều kiện hoàn cảnh gia <br />
đình của từng học sinh lớp mình phụ trách.<br />
<br />
Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp cần phải phối kết hợp nhiều phương <br />
pháp giáo dục học sinh mà trong đó biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong <br />
mọi hoạt động giáo dục là quan trong nhất, là kỹ năng khởi đầu cho mọi kỹ <br />
năng khác phát triển và nâng cao; không được làm tổn thương đến thể xác và <br />
tinh thần của học sinh và phải phù hợp với đặc điểm tâm lý của từng em.<br />
<br />
Phối hợp chặt chẽ với gia đình phụ huynh học sinh để có biện pháp giáo <br />
dục học sinh tốt nhất.<br />
<br />
Xây dựng nội quy học tập đối với học sinh: Luôn xác định nhiệm vụ học <br />
tập và rèn luyện trong một tập thể, một môi trường học tập là quan trọng nhất. <br />
Có phương pháp học tập khoa học, có nhận thức rõ ràng, đúng đắn về tầm quan <br />
trọng của việc học và rèn luyện. Luôn có lối sống lành mạnh, trong sáng; học <br />
tập những chuẩn mực đạo đức đúng đắn để có cách ứng xử đúng với thầy cô, <br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Oanh –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
13<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
cha mẹ, bạn bè và những người xung quanh. Tích cực tham gia các hoạt động <br />
tập thể. Luôn biết lắng nghe lời dạy của gia đình, thầy cô và sự góp ý của bạn <br />
bè. Quan tâm, giúp đỡ bạn bè, tự giác chấp hành nội quy trường lớp và nhiệt <br />
tình để hoàn thành tốt mọi kế hoạch đề ra.<br />
<br />
Điều quan trọng hơn nữa là, trong quá trình chủ nhiệm, để làm tốt công <br />
tác chủ nhiệm của mình, tôi đã không nôn nóng, vội vàng mà luôn điềm tĩnh, <br />
vạch định kế hoạch rõ ràng về thời gian, về nội dung công việc và hình thức <br />
thực hiện công việc. Đồng thời luôn tranh thủ được sự giúp đỡ của những <br />
nguồn lực khác trong nhà trường, từ phía gia đình học sinh và từ chính sự tích <br />
cực của các đối tượng học sinh.<br />
<br />
Người giáo viên luôn trau dồi kiến thức, ham học hỏi cộng với sự nhiệt <br />
tình, tâm huyết với nghề. Năng nổ, bám sát và thực hiện tốt kế hoạch của <br />
trường, xây dựng lòng tin đối với trường, đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh.<br />
<br />
Trăn trở với những khó khăn của lớp, với những gì lớp chưa đạt được và tìm <br />
biện pháp hữu hiệu nhất để thực hiện. Vui cùng học sinh khi có thành quả lao <br />
động của lớp. Động viên khen ngợi các em kịp thời<br />
<br />
Trên đây là một số biện pháp của bản thân rút ra trong quá trình hơn 10 <br />
năm làm công tác chủ nhiệm lớp 4 ở Tiểu học, song cũng chưa phải là những <br />
biện pháp hữu hiệu nhất. Rất mong được sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp, <br />
Ban giám hiệu, của nhà quản lý chuyên môn để công tác chủ nhiệm lớp của <br />
chúng tôi đạt hiệu quả cao hơn.<br />
<br />
Eana, ngày 15 tháng 12 năm 2016 <br />
<br />
Giáo viên thực hiện <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Thị Oanh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Oanh –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
14<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
.......................................................................................................<br />
.......................................................................................................<br />
.......................................................................................................<br />
.......................................................................................................<br />
.......................................................................................................<br />
.................................................................................................<br />
<br />
......................................................................................................<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Oanh –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
15<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Huỳnh Thị Biên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
<br />
1. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên tiểu học Modunle TH34 “ công tác chủ nhiệm <br />
lớp ở trường tiểu học”.<br />
<br />
2. Thông tư số 41/2010/TTBGD ĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ giáo dục <br />
và đạo tạo về điều lệ trường tiểu học.<br />
<br />
3. Tài liệu nghiên cứu về tâm lý lưa tuổi học sinh tiểu học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Oanh –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
16<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Oanh –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
17<br />
Mục lục<br />
<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
I.Phần mở đầu<br />
<br />
1 Lý do chọn đề <br />
tài................................................................................................1<br />
<br />
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề <br />
tài............................................................................1<br />
<br />
3 Đối tượng nghiên <br />
cứu........................................................................................1<br />
<br />
4 Giới hạn của đề <br />
tài............................................................................................2<br />
<br />
5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. <br />
2<br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
<br />
1.Cơ sở lý luận..................................................................................................... <br />
2<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu........................................................................ <br />
2<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp..............................................................3<br />
<br />
a. Mục tiêu c ủa giải <br />
pháp.....................................................................................3<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải <br />
pháp......................................................3<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện <br />
pháp.....................................................8<br />
<br />
c. Kết quả khảo nghiệm của vấn đề nghiên <br />
cứu...................................................9<br />
<br />
III.Phần kết luận, kiến nghị<br />
<br />
1.Kết Giáo viên: Lê Thị Oanh –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
luận............................................................................................................10 18<br />
Đề tài: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường TH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Lê Thị Oanh –TrườngTH Nguyễn Viết Xuân<br />
<br />
19<br />