intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

1.736
lượt xem
254
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương pháp tiến hành đổi mới công tác chủ nhiệm lớp , ở nội dung này nhằm trang bị cho học sinh về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, nội dung cách thức tổ chức lớp học của giáo viên chủ nhiệm, công tác chủ nhiệm coi cá thể học sinh là đối tượng đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, hăng say với nghề nghiệp, yêu thích học sinh và phải có những biện pháp tối ưu nhất thì kết qủa bao giờ cũng mỹ mãn. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
  2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực tế nhiều năm, trong lý thuyết cũng như trong thực tiễn đã có quan điểm cho rằng hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào việc xác định và lựa chọn mục tiêu, chương trình nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục cùng với những điều kiện, phương tiện giáo dục. Như chúng ta đã biết, việc giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh được phát triển dưới sự giáo dục của giáo viên chủ nhiệm. Thực chất vai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng như người làm vườn, trồng cây, tuy không đúng hoàn toàn nhưng hoạt động của giáo viên chủ nhiệm gần như người trồng cây, chăm sóc, vun trồng cây giống. Người làm vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt giống nẩy mầm. Cho nên, bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn tâm niệm dạy dỗ giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quớ vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế hiện nay, học sinh luôn có xu hướng đua đòi chưng diện luôn bị những cám bẫy trong xã hội lôi cuốn. Nó ảnh hưỡng không ít đến việc học tập của học sinh. Vì vậy, xuất phát từ tình hình thực tế ấy tôi quyết tâm thực hiện tốt “Đổi mới công tác quản lí lớp chủ nhiệm”.Cố gắng giáo dục tốt những học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm góp phần đưa phong trào nhà trường vững mạnh và xã hội có những công đân tốt, là những đứa con ngoan trong gia đỡnh. II. NỘI DUNG Không thể phủ nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp nếu như xác định đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục. Những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh còn nhiều hạn chế, vì vậy không thể không cần có một người thường xuyên hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo cho các em. Để làm tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo đức rèn luyện năng lực để trở thành công dân tốt mai sau. Người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn. Đó là trách nhiệm nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh. Vâng, khi tôi được phân công chủ nhiệm lớp, trong tôi vừa mừng vừa lo, mừng vì
  3. mình được cống hiến một phần công sức phục vụ cho mái trường rất đỗi thân yêu của mình . Tôi lo vì đối tượng học sinh học yếu là nhiều, thích đua đòi, không có tính cần cù chăm chỉ, lòng đam mê học tập. Tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 7b, sau đó tôi tìm hiểu lớp gần khoảng hai tuần thì thực trạng của lớp cũng dần dần hiện ra. 1. Đánh giá thực trạng Ngày đầu tiên tôi nhận lớp và sau một tiết làm quen tôi nắm được sĩ số trong lớp là 36em. Ấn tượng không phai mờ là các em nhìn thầyrất chăm chú lắng nghe bao điều thầy dặn dò với lớp. Sau đó, tôi tiếp tục dạy các em hai tiết văn học, không khí lớp trầm, hầu như các em không tập trung. Trước những khó khăn ấy tôi tự hứa với lòng mình cố gắng thực hiện thật tốt “Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp” 2. Kế hoạch thực hiện Giáo viên chủ nhiệm là người thay thế Hiệu trưởng quản lý toàn diện tập thể học sinh một lớp học. Nếu không hiểu được đặc điểm, trình độ, diễn biến trong quá trình giáo dục, tự rèn luyện của học sinh thì không thể giáo dục được các em, không thể có sự định hướng kịp thời quá trình tự rèn luyện của học sinh. Vì lẽ đó, một trường học bao giờ học sinh cũng được chia thành các khối nhỏ (lớp học) căn cứ vào trình độ, đặc điểm nhận thức ở mỗi lớp phải có một giáo viên phụ trách chung- giáo viên chủ nhiệm lớp. Sau khi nhận lớp, tôi đến văn phòng mượn hồ sơ học bạ để tiện cho việc liên hệ với gia đình, tôi ghi chép cẩn thận số lượng học lực và hạnh kiểm của các em năm học 2009-2010.Sau đó tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp. 3. Biện pháp a. Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp - Giáo viên chủ nhiệm lớp, trước hết phải quản lý toàn diện lớp học, quản lý học sinh lớp học và cần nắm nắm vững: + Hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh của lớp chủ nhiệm. + Hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xã hội, bạn bè….) + Nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và khả năng thực hiện, kết quả của lớp phụ trách so với mục tiêu giáo dục về mọi mặt (học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt động khác…). + Quản lý toàn diện đặc điểm học sinh của lớp, nắm vững mục tiêu đào tạo, giáo dục cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh, đồng thời nắm vững hoàn cảnh của từng em để kết hợp giáo dục. - Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hiệu trưởng (Ban giám hiệu), giữa các tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói một
  4. cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện cho tập thể học sinh. Với tư cách là sư phạm (đại diện cho tập thể các nhà sư phạm), giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp chủ nhiệm tất cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh của lớp chủ nhiệm không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự gương mẫu của người giáo viên chủ nhiệm, để mục tiêu giáo dục được học sinh chấp nhận một cách tự giác, tự nguyện. Với kinh nghiệm sư phạm và uy tín của mình, giáo viên chủ nhiệm có khả năng biến những chủ trương, kế hoạch đào tạo của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp và của mỗi học sinh. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh của lớp phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên bộ môn. Có ý kiến cho rằng: để làm điều đó thì đội ngũ tự quản của học sinh có thể làm được không cần đến giáo viên chủ nhiệm. Tất nhiên ý kiến đó có phần đúng, song chưa đủ. Phải thấy được quan hệ, vị trí của giáo viên chủ nhiệm là người thường xuyên tiếp nhận được thông tin từ học sinh để đảm bảo tính khách quan, tính trung thực của dư luận, ý kiến của một tập thể học sinh. Khi tiếp nhận thông tin, người giáo viên chủ nhiệm lớp xử lí kịp thời ngay thông tin với tư cách là nhà sư phạm, điều đó có tác dụng rất lớn. Có không ít thông tin, suy nghĩ của học sinh chỉ có thể tâm sự với giáo viên chủ nhiệm, đó là một thực tế. Ví dụ: những oan ức, sự hiểu lầm của thầy, cô giáo vì một lẽ nào đó. Ai là người giúp các em giải tỏa những băn khoăn vướng mắc trong những quan hệ như vậy, không ai tốt hơn là giáo viên chủ nhiệm. - Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học sinh, bởi vì: + Cố vấn là sự điều chỉnh, điều khiển tư duy thái độ, tình cảm, hành vi, hoạt động của học sinh. Ví dụ: góp ý kiến một chương trình hoạt động của lớp, hay của một học sinh thì đã diễn ra quá trình vừa điều chỉnh vừa điều khiển. + Vai trò cố vấn đối với học sinh phải quán triệt được toàn diện nội dung giáo dục, kế hoạch hoạt động của cá nhân và tập thể lớp chủ nhiệm bao gồm từ việc học tập, rèn luyện đạo đức, văn hóa, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, hoạt động chính trị xã hội, quan hệ giao tiếp…diễn ra trong nhà trường và ngoài xã hội. Giáo viên chủ nhiệm cần tư vấn trong quan hệ ứng xử xã hội, gia đình, cộng đồng và trong tình bạn, - Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của lớp chủ nhiệm do: + Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện của lớp, của nhà trường, cộng đồng, gia đình học
  5. sinh… giáo viên chủ nhiệm tổ chức phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất, có tác dụng đặc biệt quan trọng. b. Nhiệm vụ, nội dung công tác chủ nhiệm - Nhiệm vụ chủ yếu của người giáo viên chủ nhiệm bao gồm: + Người giáo viên chủ nhiệm, trước hết phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy giáo, nói chung đó là mẫu mực về đạo đức, gương mẫu trong việc chấp hành luật pháp và những qui định của nhà nước, nắm vững đường lối quan điểm lý luận giáo dục, biết vận dụng sáng tạo vào thực tiễn giáo dục thế hệ trẻ, làm tốt công tác giáo dục, vũ trang tri thức khoa học, phát triển trí tuệ của học sinh. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm giáo dục những phẩm chất đạo đức, rèn luyện năng lực để học sinh trở thành những công dân tốt mai sau. + Giáo viên chủ nhiệm còn có trách nhiệm nắm vững tình hình học sinh của lớp về mọi mặt, báo cáo cho hiệu trưởng và ban giám hiệu biết theo định kỳ hoặc đột xuất nếu có vấn đề cần giải quyết. Được sự ủy quyền của hiệu trưởng trực tiếp, kịp thời chỉ đạo, giải quyết kiểm tra, đánh giá công bằng, khách quan quá trình rèn luyện, phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện của từng học sinh trong lớp. + Thường xuyên liên hệ với gia đình, cộng đồng các tổ chức trong và ngoài nhà trường để cùng phối hợp giáo dục, động viên giúp đỡ từng học sinh nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện phát triển trí tuệ, năng lực. + Có kế hoạch tổ chức hoạt động của tập thể học sinh thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường cùng với các tập thể lớp học khác làm cho lớp chủ nhiệm trở thành thành viên tích cực của cộng đồng nhà trường. Thông qua tổ chức tự quản hoạt động của tập thể mà rèn luyện nhân cách, khả năng ứng xử, năng lực tổ chức sáng tạo, khả năng vận dụng tri thức lý luận vào thực tiễn cuộc sống. - Nội dung công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp + Nắm vững mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu lớp học, kế hoạch, nhiệm vụ, giáo dục, dạy học của năm học. Đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu hiểu những yêu cầu giáo dục của nhà trường, trên cơ sở ấy mới biết vận dụng cụ thể hóa vào tình hình của lớp chủ nhiệm. Việc hiểu toàn bộ kế hoạch của nhà trường trong từng năm học có ý nghĩa rất lớn đối với người giáo viên chủ nhiệm thì giáo viên chủ nhiệm mới chủ động định hướng cho học sinh lớp chủ nhiệm thực hiện chủ động, sáng tạo nhiệm vụ của lớp vào phong trào chung của nhà trường. + Hiểu sâu sắc chức năng nhiệm vụ của các tổ chức trong nhà trường, hiểu cán bộ phụ trách các mặt hoạt động và đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học ở lớp chủ nhiệm. Đồng thời cần tìm hiểu tiềm năng cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn có của nhà trường, tìm hiểu cơ cấu tổ chức, phân công phụ trách của các tổ chức trong nhà trường (Ban giám hiệu; Đoàn thanh niên…). Hiểu biết đội ngũ giáo viên giảng dạy
  6. các môn học để thường xuyên liên hệ năm tình hình học tập, rèn luyện của học sinh, tổ chức việc học tập của tập thể lớp để có phương pháp ứng xử phù hợp, tận dụng, lôi cuốn mọi người vào hoạt động giáo dục của lớp chủ nhiệm. + Có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và đặc điểm của từng học sinh của lớp chủ nhiệm, biết phân loại học sinh theo các đặc điểm để có giải pháp tác động phù hợp. Nghiên cứu đặc điểm gia đình học sinh và đặc điiểm tâm sinh lý của học sinh lớp học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác của người chủ nhiiệm lớp. Nghiên cứu để hiểu gia đình là tìm hiểu về đặc điểm trình độ, tâm lý của cha mẹ học sinh, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, phương pháp giáo dục của cha mẹ đối với con của họ trong gia đình. + Điều đặc biệt quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm là bằng các phương pháp nghiên cứu phân tích được nguyên nhân của các hiện trạng, đặc điểm của từng học sinh. Ví dụ: đều là hiện tượng học kém nhưng có em do trí tuệ chậm phát triển, có em do hoàn cảnh, điều kiện, có em do chi phối bởi các yếu tố khác, phân tán tư tưởng. Cùng một hiện tượng học sinh hư (như ăn cắp) có thể do hàng loạt nguyên nhân khác nhau. Chỉ trên cơ sở hiểu đặc điểm và nguyên nhân dẫn tới các đặc điểm thì giáo viên chủ nhiệm mới có giải pháp tác động giáo dục phù hợp hiệu quả. + Để nghiên cứu hiểu học sinh, giáo viên chủ nhiệm nhất thiết phải có “nhật kí giáo viên chủ nhiệm”. Nhật kí giáo viên chủ nhiệm khác với “sổ công tác chủ nhiệm”. Nhật kí chủ nhiệm để ghi về từng học sinh, ưu nhược điểm, tính cách, sự tiến bộ, suy nghĩ, tình cảm của giáo viên chủ nhiệm đối với các em, những kỉ niệm, những hiện tượng của học sinh. Nhật kí chủ nhiệm giúp giáo viên có tư liệu về từng em một cách hệ thống. Nếu làm chủ nhiệm của lớp học, nhật kí giáo viên chủ nhiệm là nguồn tư liệu đánh giá khoa học về học sinh, là tư liệu nghiên cứu về tâm lí học… + Lập kế hoạch chủ nhiệm cho từng tháng, cho năm học của lớp chủ nhiệm để đảm bảo tính hệ thống, phát triển giáo dục nhân cách học sinh. Kế hoạch chủ nhiệm lớp cần thể hiện một số nội dung sau: + Khái quát chung về đặc điểm học sinh lớp chủ nhiệm. +Có kế họach bồi dưỡng học sinh khá, giỏi. +Có kế hoạch phụ đạo học sinh học kém các môn. +Xây dựng chương trình hoạt động toàn diện của lớp chủ nhiệm theo từng tháng, học kì, năm học, đây là nội dung chủ yếu được giáo viên chủ nhiệm quan tâm. + Giáo viên chủ nhiệm phải dạy tốt môn học được phân công dạy ở lớp chủ nhiệm và các lớp khác. + Giáo viên chủ nhiệm lớp phải củng cố bằng cả cuộc sống của bản thân, trong đó có
  7. trình độ chuyên môn, tri thức, phương pháp giảng dạy, sự mẫu mực, tâm huyết trong khi giảng dạy. Muốn giảng dạy tốt, không chỉ có tri thức, phương pháp mà phải truyền đạt bằng cả nhiệt huyết của người giáo viên chủ nhiệm với khẩu hiệu “tất cả vì học sinh thân yêu”, “vì các em hôm nay là vì tương lai của dân tộc, đất nước”. + Để làm tốt công tác chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm phải đặt kế hoạch tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt. +Nâng cao không ngừng trình độ học vấn, văn hóa chung +Trình độ chuyuên môn phương pháp. +Rèn luyện đạo đức tác phong. +Trao đổi kinh nghiệm, lý luận sư phạm. +Xây dựng gia đình hạnh phúc, văn minh. 3- Nhận xét đánh giá của học sinh cùng lớp đánh giá về nhóm học sinh cá biệt chậm tiến về đạo đức 1- Lười biếng trốn bỏ tiết: TDGG, Tự quản, giờ truy bài ( như emĐạt ,Huy...) 2- Mất trật tự trong giờ học: ít hoặc nhiều lần: 90%hs 3- Nói tục thô lỗ thiếu văn hoá : ít hoặc nhiều lần 10hs/36HS Thiếu khiêm nhường , hỗn láo vô lễ : ít hoặc nhiều lần 9/36HS 5- Gây gổ đánh nhau với bạn : 5/36HS(H Linh ,Châu...) 6- Gian dối,không thật thà : 6/36 (H Linh.,Châu...) 7- Cẩu thả mất vệ sinh có 2hs (Đạt Luyến, ) 8.ĐI chậm: 1/40(Luyến..) Qua kết quả tự đánh giá bản thân của nhóm học sinh trên, qua nhận xét của giáo viên chủ nhiệm cùng với kết quả phiếu điều tra của học sinh cùng lớp đều chung ở một điểm là: Nhóm học sinh trên các hành vi chủ yếu : Hay nghịch ngợm, trong giờ học mất trật tự ,chưa chú ý nghe giảng, ít em còn cẩu thả chưa biết tự chăm sóc cho bản thân, đối với bạn còn có hiện tượng đánh nhau, còn có hành vi vô lễ chưa tôn trọng giáo viên các hành vi trên thường xuyên xảy ra, lặp lại nhiều lÇn§iÒu đó chứng tỏ đã trở thành thói quen. Nếu các em không giáo dục kịp thời hoặc thê ¬ với những hành vi này rất dễ tạo điều kiện để các em trở thành người xấu. 4. Nguyên nhân: a- Nguyên nhân khách quan: + Một phần từ phía gia đình: Chưa kiểm soát chặt chẽ các em, chưa giao việc nhà cho các em. Ví dụ : Gia đình tạo điều kiện cho các em học bài ở nhà nhưng kiểm tra việc học, kiểm tra thời gian học thì không có. + Bố mẹ đã để các em sống tự lập không có sự kiểm soát chặt chẽ , trẻ có điều kiện tự do về thời gian, thiếu sự dìu dắt của cha mẹ, thiếu tình thương của cha mẹ dễ tổn
  8. thương về tâm hồn , nên cá tính phát triển tự nhiên, quen lối sống tự do không có kû luật, không có nề nếp . + Lứa tuổi này do bắt chước khuôn mẫu người lớn, bạn bè, mà số học sinh cá biệt trên thường sinh trưởng trong gia đình bất hoà, lộn xộn, cha mẹ không làm gương trước các con, để các con chứng kiến cảnh trái chuẩn mực đạo đức. + Một số người lớn mất kiên trì nhẫn nại, bất lực trước hành vi của trẻ. Ví dụ : '' Phụ huynh nói việc học tập và đạo đức trên lớp nhờ cơ,khi giáo viên chủ nhiệm đến nhà tìm hiểu trao đổi kết hợp với gia đình để giáo dục em”. + Do nhu cầu và tính chất công việc hằng năm phải luân chuyển giáo viên, Vì giáo dục đòi hỏi phải có sự liên tục, việc thay đổi giáo viên không đảm bảo tính liên tục ảnh hưởng một phần đến quá trình theo dõi cũng như tâm lý học sinh. Vì tính chất và đặc thù công việc nên việc phân công giáo viên có sự hạn chế . Ví dụ : có số ít giáo viên chủ nhiệm chỉ đứng lớp chủ nhiệm 1-2 tiết/tuần. Do đó ảnh hưởng một phần đến chất lượng giáo dục học sinh chậm tiến của nhà trường. b-Nguyên nhân chủ quan: + Bố, mẹ ch­a gương mẫu trước con cái, gia đình các em chưa thực sự là môi trường an toàn cho trẻ. + Một số giáo viên dễ dãi trong việc quản lý học sinh, chưa yêu cầu cao với các em. + Một số giáo viên chưa thực sự tìm ra đúng nguyên nhân gốc, cơ bản của sự việc, còn thành kiến với nhóm trẻ này, giáo dục các em theo trách nhiệm phải làm , chưa thực sự gần gũi cảm hoá các em bằng tình cảm thực sự. c- Giải pháp: 1- Giải pháp : 1.a- Xác định rõ nguyên nhân, tìm biện pháp thích hợp để giáo dục nhóm học sinh này: Xác định rõ nguyên nhân là việc làm cần thiết và quan trọng đối với tất cả các giáo viên và các bậc cha mẹ. Nó cũng giống nh­ tác dụng của việc chẩn đoán bệnh của thầy thuốc trước khi bắt tay vào chữa trị. Theo Rút xô'' Nhiệm vô giáo dục là nhằm phát triển khả năng về tiềm năng học tập sẵn có của con người. Phải đối xử cá biệt để khai thác và phát huy những đặc điểm riêng của mỗi đứa trẻ" Ví dụ: đối với trẻ sinh ra và lớn lên trong gia đình thiếu thốn về tình cảm của cha mẹ, thiếu sự quản lý, giáo dục của gia đình giáo viên cẩn rộng lòng bao dung chia sẻ bù đắp những tình cảm đó, cần tế nhị động viên khuyến khích chia sẻ với các em.
  9. + Hình thức : Trò chuyện với trẻ tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của trẻ, khơi gợi niềm tin để trẻ có ý chí vươn lên, nhắc nhở thường xuyên . 1.b- Cần phối hợp với gia đình, Thống nhất với giáo dục gia đình: * Cần phối hợp với gia đình: Ví dụ : cần trao đổi trực tiếp với cha mẹ học sinh thường xuyên và kịp thời tình hình học tập cũng như tình hình đạo đức ở trường để có biện pháp giáo dục, uốn nắn, điều chỉnh các hành vi trái chuẩn mực đạo đức ngay Vì gia đình là chiếc nôi ấm áp chở che an toàn cho học sinh. Vì mối quan hệ trong gia đình là một tập thể mà ở đó mối quan hệ máu mí ruột thịt và quan hệ tình cảm trách nhiệm gắn bó các thành viên bằng những sợi dây liên hệ thường xuyên lâu dài suốt đời người, họ quan tâm đến nhau, hy sinh cho nhau không tính thiệt hơn, dù có cách xa, chia ly. Dù xã hội có đảo lộn to lớn cũng không phá nổi mối quan hệ này. Nhân dân ta có câu" Máu chảy ruột mềm" " một giọt máu đào hơn ao nước lã" dù gia đình hoàn cảnh khó khăn về điều kiện kinh tế, dù vì hoàn cảnh gia đình cha mẹ có phải cách xa con cái, con cái phải sống tự lập.Gia đình, họ hàng dòng tộc là phạm trù tình cảm vĩnh viễn gắn bó. * Thống nhất với giáo dục gia đình: Mặc dù giáo dục ở trường thời gian ngắn nhưng là giáo dục cơ bản, giáo dục có tính chuẩn mực xã hội. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên , quan trọng song giáo dục ở gia đình không có hệ thống, không có kế hoạch, giáo dục tuỳ tiện mang tính xã hội. Vì vậy nhà trường và gia đình phải kết hợp. 1.c- Phối hợp với xã hội: Ví dụ: đối với những em không có cha chỉ còn mẹ, vì kinh tế gia đình mẹ phải kiếm sống các em phải tự lập . Nhưng bên cạnh các em còn có ông bà chỉ bác họ hàng dòng tộc giáo viên không nhất thiết phải gặp gì trực tiếp mẹ học sinh đó. Cần phối hợp chặt chẽ với anh em họ hàng . 2.a - Giáo viên cần hết lòng yêu thương nhóm trẻ này, nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với các em. Ví dụ : Không chỉ giáo dục các em bằng việc xuống thăm gia đình, trao đổi với cha, mẹ hoặc người đỡ đầu các em. vì đối với các em vắng cha mẹ thì không hiệu quả. Nhà trường phải là thực sự là môi trường an toàn của các em, là chỗ dựa về tinh thần, là nơi để các em có thể trút bầu tâm sự để có được điều đó người giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải sẵn lòng bao dung có biện pháp thích hợp giáo dục các em này. 2.b- Đẩy mạnh vai trò của gia đình, nâng cao nhận thức vai trò , trách nhiệm người làm cha, mẹ:
  10. Đây là yếu tố thực tế , là nguyên nhân sâu xa nảy sinh hiện tượng học sinh cá biệt nhưng cũng là vấn đề khó và tế nhị nhưng nếu giải quyết tốt thì giáo dục học sinh cá biệt đạt hiệu quả rất cao. Nhà nước ta rất quan tâm đến gia đình và đánh giá rất cao công nuôi dạy của các bậc làm cha làm mẹ rèn tập cho xã hội những công dân hữu ích. Hình thức thực hiện : + Gặp gỡ trao đổi và trò chuyện với phụ huynh. + Tuyên truyền: Bằng hình thức văn nghệ, dân ca, hoạt cảnh, hội thảo chủ đề giáo dục con cái. Thông báo kªt quả học lực và hạnh kiểm hàng tháng cho phụ huynh . Cùng gia đình tìm ra biện pháp tối ưu nhất . III. KẾT QUẢ Phương pháp tiến hành đổi mới công tác chủ nhiệm lớp , ở nội dung này nhằm trang bị cho học sinh về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, nội dung cách thức tổ chức lớp học của giáo viên chủ nhiệm, công tác chủ nhiệm coi cá thể học sinh là đối tượng đầu tiên của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, hăng say với nghề nghiệp, yêu thích học sinh và phải có những biện pháp tối ưu nhất thì kết qủa bao giờ cũng mỹ mãn. Tôi đã áp dụng đúng các biện pháp mà mình đề ra thì kết quả của năm học 2009-2010 như sau: Học lực: Giỏi: 2 Khá: 15 TB: 19 Yếu: 3 Hạnh kiểm: Tốt: 21 Khá:15 TB:3 Riêng tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi luôn luôn thực hiện đúng “đổi mới công tác chủ nhiệm ”. Sau thời gian chuyên cần chăm chỉ tận tụy hướng dẫn học sinh nhưng bên cạnh đó có một em bỏ lớp ,bỏ nhà ra đi. Qua đó, tôi cũng mong rằng tất cả những thầy cô giáo chủ nhiệm cũng phát huy hết chức năng, nhiệm vụ của mình cùng nhau đưa tập thể lớp mình quản lý ngày càng vững mạnh. Người thực hiện Hồng Văn Dân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2