Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng qu¶n lÝ gi¸o dôc ë trêngTHCS<br />
<br />
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN:<br />
<br />
1.Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý giáo dục ở trường <br />
THCS .<br />
<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý giáo dục tại trường THCS .<br />
<br />
3. Tác giả: <br />
<br />
Họ và tên: Bùi Thị Phượng Nữ<br />
<br />
Ngày sinh 14 tháng 07 năm 1971 <br />
<br />
Trình độ chuyên môn : Cử nhân Ngữ văn.<br />
<br />
Chức vụ: Bí thư chi bộ Hiệu trưởng <br />
<br />
Đơn vị công tác: Trường THCS Vũ Vinh – huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình Điện thoại : <br />
0984.096.371 . Email:C2vuvinh@gmail.com<br />
<br />
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: <br />
<br />
Tên đơn vị : Trường THCS Vũ Vinh.<br />
<br />
Địa chỉ : Thôn Nhân Hòa – xã Vũ Vinh – huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình. Điện thoại : <br />
0363.639.620.<br />
<br />
5. Đồng tác giả: Không<br />
<br />
6. Chủ đầu tư: Không<br />
<br />
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9 năm 2012.<br />
<br />
BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN<br />
<br />
1.Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý giáo dục ở trường <br />
THCS .<br />
<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý giáo dục tại trường THCS .<br />
<br />
3. Mô tả bản chất của sáng kiến.<br />
1<br />
Thùc hiÖn: Bïi ThÞ Phîng<br />
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng qu¶n lÝ gi¸o dôc ë trêngTHCS<br />
<br />
<br />
<br />
3.1 Tình trạng và giải pháp: <br />
<br />
Năm học 2016 – 2017 Ngành Giáo dục triển khai chương trình hành động “Đổi <br />
mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo” nhằm “ Nâng cao chất lượng nguồn nhân <br />
lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế <br />
quốc tế của đất nước”.<br />
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình đề ra nhiệm vụ nâng cao chất lượng <br />
giáo dục và đào tạo tỉnh nhà và tiếp tục thự hiện Chỉ thị 40/CTTW của Ban bí thư về <br />
xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.<br />
Thực trạng đội ngũ nhà giáo ở trường tuy đã đáp ứng được nhu cầu giảng dạy <br />
nhưng cũng còn nhiều bất cập. Cơ cấu giáo viên đang mất cân đối giữa các môn học; <br />
chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ có mặt chưa đáp ứng yêu cầu; một bộ <br />
phận chưa gương mẫu trong đạo đức lối sống, chưa thật sự là tấm gương sáng cho học <br />
sinh.<br />
Trong các nhà trường đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục, <br />
chất lượng giáo viên có tốt thì chất lượng giáo dục mới tốt; Trường có nhiều giáo viên <br />
giỏi thì mới có nhiều lớp đạt chất lượng cao. <br />
Có đội ngũ cốt cán giỏi, có giáo viên dạy giỏi nhưng điều hành như thế nào để <br />
họ tận tâm với nghề, có trách nhiệm cao với tập thể, phối hợp nhịp nhàng, đồng thuận, <br />
vì mục tiêu chung của trường, trách nhiệm nầy thuộc về người quản lý.<br />
Như vậy, vai trò của đội ngũ giáo viên là cực kỳ quan trọng. Muốn chỉ đạo và <br />
điều hành đội ngũ để họ tận tâm với nghề, có trách nhiệm cao với tập thể, phối hợp <br />
tốt trong công việc và đồng thuận vì mục tiêu chung của trường đòi hỏi người Hiệu <br />
trưởng phải có những giải pháp hợp lý nhằm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ <br />
giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
2<br />
Thùc hiÖn: Bïi ThÞ Phîng<br />
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng qu¶n lÝ gi¸o dôc ë trêngTHCS<br />
<br />
3.2 Nội dung, giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến.<br />
Mục đích của giải pháp: Nghiên cứu tình hình đội ngũ giáo viên của nhà <br />
trường trong các năm học gần đây về: Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống, năng lực <br />
chuyên môn, công tác chủ nhiệm lớp và công tác khác.<br />
Khảo sát chất lượng học sinh của nhà trường ba năm học về kết quả xếp loại <br />
Hạnh kiểm, xếp loại Học lực, kết quả học sinh giỏi, h ọc sinh được công nhận tốt <br />
nghiệp trung học cơ sở các năm qua và chất lượng tuyển sinh vào lớp 10.<br />
Đánh giá, đối chiếu kết quả điều tra đội ngũ và chất lượng học sinh của các năm <br />
học để đánh giá đúng hiệu quả chỉ đạo của công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo <br />
viên trong nhà trường. Từ đó, có những giải pháp tác động phù hợp trong xây dựng đội <br />
ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. <br />
Khảo sát đánh giá chất lượng giáo dục, chất lượng đội ngũ. Từ đó, đề ra giải <br />
pháp xây dựng đội ngũ phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ từng bước nâng cao <br />
chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu của Ngành trong giai đoạn mới.<br />
Nội dung giải pháp: Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Đảng ta đã đặc <br />
bịêt coi trọng vị trí con người, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát <br />
triển. Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khoá VII đã nêu: <br />
“Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, <br />
trong sáng về đạo đức là động lực xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của xã <br />
hội. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phải quán triệt về chăm <br />
sóc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người”.<br />
Đứng trước yêu cầu đó của cách mạng, Giáo dục và Đào tạo phải đào tạo ra <br />
những con người tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề <br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Thùc hiÖn: Bïi ThÞ Phîng<br />
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng qu¶n lÝ gi¸o dôc ë trêngTHCS<br />
<br />
thường gặp, tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống, qua đó góp <br />
phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.<br />
Thực hiện nhiệm vụ của giáo dục không ai khác ngoài vai trò của người thầy <br />
giáo, vì đó là lực lượng chủ chốt của ngành, đồng thời quyết định thành, bại của sự <br />
nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Bàn về vị trí vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp <br />
giáo dục, nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói: “Thầy giáo là nhân vật trung tâm <br />
trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ <br />
nghĩa. Chính vì vậy thầy giáo phải không ngừng phấn đấu vươn lên, rèn luyện, tu <br />
dưỡng phấn đấu về mọi mặt, để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ <br />
nghĩa”. Thủ tướng cũng chỉ rõ: “ Vấn đề lớn nhất trong giáo dục hiện nay là tạo điều <br />
kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, <br />
đủ tư cách làm tròn sứ mạng của mình. Chất lượng giáo dục trước mắt và tương lai tùy <br />
thuộc vào đội ngũ này. Cho nên lo cho sự phát triển về giáo dục thì khâu quan trọng bậc <br />
nhất là lo cho chất lượng đội ngũ giáo viên”.<br />
Chỉ thị 40CT/TW của Ban bí thư về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ <br />
nhà giáo và cán bộ quản lý nêu rõ: “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ <br />
quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về <br />
cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, <br />
tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu <br />
quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng <br />
những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.”<br />
Có thể nói, năng lực và phẩm chất tốt đẹp của các thầy cô giáo là bài học sống, <br />
sinh động đối với học sinh, có vai trò quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân <br />
cách học sinh. Trong tình hình đất nước đang đổi mới hiện nay, người thầy lại có vị trí <br />
<br />
<br />
4<br />
Thùc hiÖn: Bïi ThÞ Phîng<br />
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng qu¶n lÝ gi¸o dôc ë trêngTHCS<br />
<br />
quan trọng trong việc đào tạo ra những con người có ích cho xã hội. Không có thầy giỏi <br />
thì khó có học trò giỏi được. Chính vì thế để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện <br />
cho học sinh thì điều cần thiết là phải xây dựng được đội ngũ giáo viên có phẩm chất <br />
chính trị cao, vững vàng về chuyên môn, tinh thông về nghịêp vụ, đủ về số lượng, đồng <br />
bộ về cơ cấu và chuẩn hoá về trình độ đào tạo. Đồng thời phải tạo ra được một môi <br />
trường giáo dục thuận lợi để cho họ có thể phát huy cao nhất năng lực của mình, để <br />
mỗi người không ngừng tự bồi dưỡng về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, thường <br />
xuyên cập nhật những kiến thức mới, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đáp ứng yêu <br />
cầu hiện đại hoá của ngành giáo dục.<br />
Rõ ràng việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là vấn đề cấp <br />
thiết trong các nhà trường trung học cơ sở hiện nay.<br />
3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp.<br />
Trường THCS tôi công tác là trường đặt tại thôn Nhân Hoà xã Vũ Vinh huyện Vũ <br />
Thư Tỉnh Thái Bình. Cơ sở vật chất của trường đáp ứng được nhu cầu dạy và học. <br />
Trường có quy mô nhỏ, số lượng học sinh và giáo viên ít song trong những năm gần <br />
đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự quan tâm của Phòng Giáo <br />
dục và Đào tạo và sự nổ lực của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường đạt được những <br />
kết quả sau: <br />
* Chất lượng đại trà:<br />
Học lực Hạnh Kiểm TN Tuyển<br />
Năm học<br />
Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB THCS Lớp 10<br />
20122013 15.6 37.9 43 3.35 0 66.7 33.3 0 100 % 72.0 %<br />
20132014 17.3 38.3 42.2 1.08 0 72.4 27.5 0 95.6 % 78.0 %<br />
2014 2015 15.7 37.1 43 4.2 0.0 64.2 34.08 1.68 100% 87.5%<br />
2015 2016 13.5 38.9 42.1 5.41 0 72.43 25.41 2.16 97.4 100%<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Thùc hiÖn: Bïi ThÞ Phîng<br />
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng qu¶n lÝ gi¸o dôc ë trêngTHCS<br />
<br />
20162017 20.6 39.1 35.4 4.76 68.2 28.04 3.7<br />
<br />
( Kỳ 1)<br />
* Chất lượng mũi nhọn:<br />
Số Học sinh giỏi<br />
Năm học<br />
Huyện Tỉnh<br />
20122013 26 2<br />
2013 – 2014 35 4<br />
2014 2015 26 1<br />
20152016 4 HSG huyện lớp 9 1<br />
20162017 5 HSG Huyện Lớp 9 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Về đội ngũ:<br />
Giáo viên dạy giỏi Trìnhđộ<br />
Năm học Đạt Trên <br />
Trường Huyện Tỉnh<br />
chuẩn chuẩn<br />
20122013 10 4 2 100% 76.9%<br />
20132014 9 5 2 100% 76.9%<br />
2014 2015 11 3 1 100% 76.4%<br />
20152016 11 3 0 100% 78.6%<br />
20162017 11 4 0 100% 73.3%<br />
<br />
<br />
Hầu hết giáo viên của trường đều nhiệt tình, tâm huyết với nghề, phần lớn giáo <br />
viên đều có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Tập thể sư phạm của trường đoàn kết <br />
có ý thức rèn luyên tu dưỡng đạo đức nhà giáo tốt.<br />
Bên cạnh những thuận lợi trên nhà trường còn một số khó khăn:<br />
Một số giáo viên khả năng tiếp cận với việc đổi mới phương pháp giảng dạy <br />
và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh còn hạn chế nên hiệu quả giảng dạy <br />
6<br />
Thùc hiÖn: Bïi ThÞ Phîng<br />
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng qu¶n lÝ gi¸o dôc ë trêngTHCS<br />
<br />
chưa cao.<br />
Một vài giáo viên lớn tuổi chưa thực sự đáp ứng kịp với sự đổi mới về phương <br />
pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.<br />
Đội ngũ không đồng bộ về cơ cấu, có môn thiếu, có môn thừa, việc đào tạo bồi <br />
dưỡng chưa được tiến hành đại trà.<br />
Từ nhận thức về vai trò của người giáo viên và thực trạng đội ngũ nhà trường, là <br />
một cán bộ quản lý, tôi nhận thấy cần phải quan tâm đặc biệt tới công tác bồi dưỡng <br />
xây dựng đội ngũ giáo viên và xem đó là đòi hỏi cấp bách cần được giải quyết. Trong <br />
những năm qua trường chúng tôi tập trung chỉ đạo, thực hiện nhiều biện pháp quản lý <br />
có hiệu quả để xây dựng đội ngũ giáo viên và duy trì nề nếp, hoạt động chuyên môn <br />
trong nhà trường ổn định, góp phần đưa chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng <br />
phát triển. <br />
<br />
<br />
3.4. Các biện pháp tiến hành.<br />
1. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức tác phong lành <br />
mạnh; xây dựng các mối quan hệ trong đội ngũ. <br />
Làm cho cán bộ giáo viên trong nhà trường nhận thức rõ vai trò quan trọng của <br />
Giáo dục và Đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thường <br />
xuyên cho giáo viên sinh hoạt nâng cao tư tưởng chính trị, lương tâm nghề nghiệp, thực <br />
hiện đúng những quy định về đạo đức nhà giáo. <br />
Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được của đội ngũ; Tuyên truyền, <br />
động viên kịp thời những giáo viên có năng khiếu, giáo viên cốt cán của trường phối <br />
hợp đồng thuận để đầu tư nhiều về thời gian, công sức góp phần làm nên những thành <br />
tích cao của nhà trường.<br />
<br />
7<br />
Thùc hiÖn: Bïi ThÞ Phîng<br />
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng qu¶n lÝ gi¸o dôc ë trêngTHCS<br />
<br />
Coi trọng công tác động viên tuyên truyền, mạnh dạn đặt niềm tin vào giáo viên <br />
để khơi dậy sự năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong đội ngũ.<br />
Xây dựng mối quan hệ giữa cán bộ giáo viên với lãnh đạo Đảng, chính quyền <br />
địa phương, Ban giám hiệu, Ban đại diện cha mẹ học sinh, cũng như các tổ chức đoàn <br />
thể, cùng phối hợp làm công tác giáo dục để Giáo dục Đào tạo thực sự là sự nghiệp <br />
của toàn Đảng, toàn dân.<br />
2. Xây dựng quy chế làm việc khoa học nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt <br />
động trong nhà trường.<br />
Thực hiện kế hoạch, chỉ đạo các tổ, các cá nhân làm việc theo kế hoạch, tất cả <br />
công việc phải được kế hoạch hóa, cụ thể hóa.<br />
Các quy định cụ thể: <br />
+ Quy định về trực lãnh đạo, trực tuần của giáo viên.<br />
+ Quy định về hồ sơ sổ sách, soạn bài, chấm bài…<br />
+ Quy định về hội họp, chế độ thông tin báo cáo.<br />
+ Quy định về thực hiện ngày giờ công…<br />
+ Quy định về thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường.<br />
Thông qua quy định trên để cán bộ giáo viên có lề lối làm việc khoa học, từ đó <br />
đảm bảo được kỷ cương, nề nếp trong nhà trường.<br />
3. Xây dựng củng cố hoạt động của các tổ chuyên môn.<br />
Xác định đây là một nội dung quan trọng của công tác quản lý, nó có vai trò rất <br />
lớn trong công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục. Hoạt <br />
động hiệu quả của tổ chuyên môn sẽ tạo ra điều kiện tốt nhất để mỗi giáo viên tự học <br />
hỏi lẫn nhau về kiến thức, chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, từ đó nâng cao trình độ <br />
năng lực của mình. Với vai trò như vậy đòi hỏi tổ chuyên môn phải được tổ chức hợp <br />
<br />
8<br />
Thùc hiÖn: Bïi ThÞ Phîng<br />
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng qu¶n lÝ gi¸o dôc ë trêngTHCS<br />
<br />
lý, hoạt động có nề nếp và khoa học.<br />
* Về phía nhà trường:<br />
Chúng tôi phân tổ, chỉ định tổ trưởng tổ phó là các giáo viên đầu đàn về chuyên <br />
môn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, được sự tín nhiệm của đồng nghiệp. <br />
Sắp xếp lịch sinh hoạt cho các tổ: sinh hoạt vào chiều thứ 4 (với tổ tự nhiên), <br />
chiều thứ 6 (với tổ KHXH) của tuần thứ 2 và tuần thứ 4 của tháng.<br />
Đảm bảo tối đa những đề nghị phục vụ cho công tác chuyên môn mà các tổ <br />
đưa ra. Tạo điều kiện cho các giáo viên được tiếp cận với các phương pháp dạy học <br />
mới và thời gian để giáo viên tham gia dự các lớp học nâng cao trình độ (học tại chức, <br />
từ xa, tự học…).<br />
Thành lập tổ cốt cán cấp trường. Tổ này có nhiệm vụ giúp đỡ, bồi dưỡng nâng <br />
cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên: Tổ KHXH có Cô Thuý, Cô Mây; Tổ <br />
KHTN có Cô Trà ,Cô Len.<br />
Tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, chuyên đề cho từng khối <br />
lớp, từng phân môn, chuyên đề sử dụng đồ dùng dạy học. Phân công giáo viên chuẩn bị <br />
báo cáo, dạy thực hành. Sau mỗi chuyên đề có sơ kết, nhận xét rút kinh nghiệm.<br />
* Về phía tổ chuyên môn:<br />
Phải có nội dung sinh hoạt cụ thể bằng kế hoạch hàng tháng, học kỳ, cả năm <br />
học. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn phải có đủ các nội dung như:<br />
+ Đánh giá kết quả công tác tháng trước, triển khai công tác tháng tới.<br />
+ Thảo luận, thống nhất chương trình, ứng dụng công nghệ thông tin.<br />
+ Rút kinh nghiệm công tác dự giờ, thao giảng, phụ đạo, bồi dưỡng.<br />
+ Xây dựng ngân hàng đề để kiểm tra chung cho bộ môn, từng khối lớp.<br />
+ Triển khai và theo dõi thực hiện các chuyên đề chuyên môn của tổ.<br />
<br />
9<br />
Thùc hiÖn: Bïi ThÞ Phîng<br />
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng qu¶n lÝ gi¸o dôc ë trêngTHCS<br />
<br />
Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy <br />
định của nhà trường.<br />
Có kế hoạch dạy bài khó hoặc dạy rút kinh nghiệm theo chuyên đề, phân công <br />
người dạy cụ thể.<br />
Phân công cụ thể người giúp đỡ những giáo viên mới ra trường hoặc những <br />
giáo viên còn yếu về từng mặt.<br />
4. Tăng cường việc kiểm tra của Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn.<br />
Kiểm tra là một trong các nội dung, chức năng của người cán bộ quản lý trong <br />
công việc quản lý nhà trường. Trong nhà trường, thực hiện thường xuyên công tác <br />
kiểm tra chính là nhắc nhở mọi người làm việc đúng, đồng thời phát hiện kịp thời <br />
những mặt tốt để phát huy, tìm ra những mặt còn hạn chế để khắc phục. Thói quen làm <br />
việc nghiêm túc, có kế hoạch, khoa học trong công việc không phải tự nhiên ai cũng có <br />
mà hầu hết được hình thành và phát triển trong suốt cả quá trình công tác mà lúc đầu <br />
thường là chưa tự giác. Nói tóm lại, làm tốt công tác kiểm tra theo đúng nguyên tắc, <br />
thiết thực sẽ tạo nên hiệu quả đích thực, giúp mỗi người ngày càng tự giác và nghiêm <br />
túc hơn.<br />
Nhận thức về vai trò tác dụng của công tác kiểm tra như vậy nên chúng tôi tập <br />
trung rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp kiểm tra sau từng năm học nhằm hoàn <br />
thiện hơn về nội dung và biện pháp để hiệu quả kiểm tra thiết thực hơn đối với mục <br />
tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.<br />
Chúng tôi xác định nội dung kiểm tra là việc thực hiện các quy định về chuyên <br />
môn như: kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án, thực hiện chương trình, thực hiện chế độ <br />
phê điểm, việc chấm, chữa bài cho học sinh, việc dự giờ thăm lớp, tự học, công tác chủ <br />
nhiệm và một số công tác khác.<br />
<br />
10<br />
Thùc hiÖn: Bïi ThÞ Phîng<br />
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng qu¶n lÝ gi¸o dôc ë trêngTHCS<br />
<br />
Trong Ban giám hiệu, chúng tôi phân công mỗi người phụ trách một số tổ, dự <br />
các buổi sinh hoạt tổ với các tổ đó. Khi thực hiện kế hoạch kiểm tra Ban giám hiệu và <br />
tổ trưởng chuyên môn cùng đi dự giờ. Hàng tháng, hàng tuần công khai kế hoạch kiểm <br />
tra trên kế hoạch công tác tháng.<br />
Sử dụng kết quả kiểm tra để nhắc nhở, rút kinh nghiệm những giáo viên chưa <br />
thực hiện tốt hoặc có thiếu sót trong quá trình công tác, đồng thời tuyên dương, khích lệ <br />
những cá nhân làm tốt từ đó nhân rộng điển hình. Khi cán bộ, giáo viên nhắc nhở từ 2 <br />
đến 3 lần mà vẫn không sửa chữa sẽ tính vào tiêu chuẩn thi đua. Thầy Nguyễn Khắc <br />
Vũ là trường hợp cá biệt trong thực hiện chuyên môn nhưng vài năm trở lại đây cũng có <br />
nhiều biểu hiện tiến bộ.<br />
5. Tăng cường vại trò hạt nhân lãnh đạo của chi bộ. <br />
Chi uỷ phải đoàn kết thống nhất tập trung nâng cao nhận thức cho từng đảng <br />
viên để mọi đảng viên trong Chi bộ đều thấy được: Phê và tự phê để đi đến đồng <br />
thuận; tranh luận sôi nổi để tìm được những giải pháp hay; từng đảng viên phải tự giác <br />
rèn luyện để xứng đáng là tấm gương tốt cho đồng nghiệp; Vai trò của Chi bộ là phải <br />
tạo điều kiện để 100% đảng viên xác định rõ trách nhiệm của mình với tập thể, từ đó <br />
họ gương mẫu dẫn dắt quần chúng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.<br />
6. Đổi mới công tác thi đua, thực hiện tốt chế độ chính sách: <br />
Xây dựng các tiêu chí thi đua chuẩn xác, khách quan và thật sự công bằng dựa <br />
trên chuẩn nghề nghiệp giáo viên và tình hình thực tế của trường.<br />
Thang điểm thi đua được đưa ra công khai và được thảo luận ở các tổ chức trong <br />
nhà trường. Các ý kiến được tập hợp về hội đồng thi đua thảo luận thống nhất và <br />
thông qua Hội nghị cán bộ công chức vào đầu các năm học.<br />
Trong năm học hội đồng thi đua chỉ đạo các tổ chuyên môn bình xét theo thang <br />
<br />
11<br />
Thùc hiÖn: Bïi ThÞ Phîng<br />
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng qu¶n lÝ gi¸o dôc ë trêngTHCS<br />
<br />
điểm và xếp theo thứ tự từ cao đến thấp .<br />
Sau đó hội đồng thi đua họp và xét duyệt theo từng tiêu chuẩn đối với từng cá <br />
nhân đảm bảo khách quan, công bằng thật sự .<br />
Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với giáo viên như: Nâng lương, <br />
nâng lương sớm , thanh toán dạy thêm giờ, nghỉ theo chế độ, khen thưởng…tất cả đều <br />
được công khai minh bạch.<br />
7. Công tác đào tạo bồi dưỡng.<br />
Hằng năm nhà trường tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên dựa trên <br />
kết quả nhận xét đánh giáo giáo viên hàng năm nhằm tạo cơ sở để sử dụng và bố trí <br />
cán bộ tốt hơn, đồng thời làm cơ sở để sắp xếp, tinh giản biên chế. Có kế hoạch đào <br />
tạo bồi dưỡng đảm bảo đủ số lượng, cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên <br />
môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ đáp ứng được yêu cầu chiến lược phát triển giáo <br />
dục của nhà trường.<br />
Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ phải dựa trên các chỉ tiêu kế <br />
hoạch của cấp trên, tình hình thực tế và yêu cầu phát triển của đơn vị. Kế hoạch phải <br />
được đưa ra bàn bạc công khai trong đội ngũ và được sự đồng thuận của đội ngũ. Sau <br />
đó, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và thông báo công khai để theo dõi thực <br />
hiện.<br />
Đặc biệt coi trọng tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong việc tự học, tự bồi <br />
dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng với nhiệm vụ của <br />
Ngành. <br />
8. Xây dựng uy tín của người Hiệu trưởng:<br />
Người Hiệu trưởng phải xứng đáng là trụ cột, là cố vấn để chỉ đạo và điều hành <br />
công việc sao cho hợp lý, là niềm tin vững chắc của các thành viên trong nhà trường; <br />
<br />
12<br />
Thùc hiÖn: Bïi ThÞ Phîng<br />
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng qu¶n lÝ gi¸o dôc ë trêngTHCS<br />
<br />
Uy tín của người Hiệu trưởng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng đội ngũ. <br />
Do đó, người Hiệu trưởng cần phải có những phẩm chất nhân cách thể hiện ở tính <br />
nguyên tắc, tích cực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, yêu nghề, tinh thần trách nhiệm, <br />
tính tự giác, có đạo đức trong sáng, trung thực, khiêm tốn, có năng lực tổ chức, tháo vát, <br />
thực tiễn, khéo léo trong đối xử và biết dựa vào tập thể. Trong năm học Hiệu trưởng đã <br />
gương mẫu làm tốt phong trào học tập , làm theo tấm gương đạo đức của Bác: Trực <br />
tiếp hỗ trợ tiền cho học học sinh giỏi theo học tại Th ị Tr ấn 500.000đ, tặng 3 thùng rác <br />
trị giá 3.600.000đ cho nhà trường. <br />
9. Xây dựng khối đoàn kết nội bộ. <br />
Tạo cho mọi thành viên trong nhà trường thấy được rằng: Thành tích của tập thể <br />
là thành tích của chính mình; Thành tích của cá nhân mình cũng có một phần đóng góp, <br />
giúp đỡ tận tình của của nhà trường và đồng nghiệp, Vui vì thành tích của tập thể nhà <br />
trường và cũng mừng vì thành tích của đồng nghiệp mình đạt được. <br />
Coi trọng công tác dân chủ đặc biệt khâu đoàn kết trong nội bộ, giáo dục tập thể <br />
để thấy rõ vai trò to lớn của đoàn kết. Ngoài ra, cần phải biết phát huy vai trò của Thủ <br />
lĩnh tiến bộ trong xây dựng khối đoàn kết.<br />
3.5. Hiệu quả lợi ích thu được.<br />
Trong từng năm học chất lượng đội ngũ từng bước được nâng lên, góp phần <br />
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.<br />
* Chất lượng các mặt giáo dục:<br />
Học lực Hạnh Kiểm TN Tuyển<br />
Năm học<br />
Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB THCS Lớp 10<br />
2016 20.6 % 39.1% 35.4% 4.76% 0 68.2% 28.04% 3.7%<br />
2017(K1)<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Thùc hiÖn: Bïi ThÞ Phîng<br />
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng qu¶n lÝ gi¸o dôc ë trêngTHCS<br />
<br />
*Chất lượng mũi nhọn:<br />
Số học sinh giỏi các môn văn hoá: <br />
Năm học 20122013 Cấp Huyện: 29; Tỉnh: 01 Xếp Thứ 15<br />
Năm học 2013 – 2014 Cấp Huyện tính riêng lớp 9 đã có 9 em; 4 em <br />
cấp dự thi cấp Tỉnh trong đó có 3 em đều đạt giải nhì của Tỉnh đó là các em:<br />
1. Nguyễn Vân Khanh Đạt giải nhì môn Địa lý 9<br />
2. Bùi Khánh Linh Đạt giải nhì môn ngữ văn 9<br />
3. Đỗ Tiến Dũng Đạt giải nhì môn Vật lý 9 <br />
Năm học 20142015 Cấp Huyện: Lớp 9: 03; Tỉnh: 01<br />
Năm học 2015 2016 Cấp huyện: 43; Tỉnh: 0 <br />
Về giáo dục thể chất: Năm học 2012 2013 xếp thứ 06/30,năm 2013 – 2014 thứ <br />
11/30 và năm 2014 – 2015 khối 6,7,8 xếp thư 6/30 trường; năm 2015 2016 xếp 14/30.<br />
* Về đội ngũ:<br />
Giáo viên dạy giỏi Trìnhđộ<br />
Năm học Đạt Trên <br />
Trường Huyện Tỉnh<br />
chuẩn chuẩn<br />
2016 2017 11 4 0 100% 73.3%<br />
<br />
<br />
Tập thể sư phạm nhà trường được chuẩn hoá về chuyên môn, đảm bảo chất <br />
lượng, đủ về số lượng, khá đồng bộ về cơ cấu, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có <br />
chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương <br />
tâm, tay nghề của nhà giáo.<br />
Những biện pháp quản lý, xây dựng và nâng cao đội ngũ chúng tôi đã làm góp <br />
phần tạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường trong nhiều năm qua, thể hiện bằng <br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Thùc hiÖn: Bïi ThÞ Phîng<br />
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng qu¶n lÝ gi¸o dôc ë trêngTHCS<br />
<br />
chất lượng hai mặt giáo dục, bằng tỉ lệ học sinh lên lớp, học sinh TNTHCS và học sinh <br />
được tuyển vào lớp 10 trong những năm học qua.<br />
Qua nghiên cứu đề tài: "Một số giải pháp nâng cao chất lượng Quản lý giáo dục <br />
ở trường THCS Vũ Vinh ", bản thân tôi rút ra cho mình những bài học bổ ích sau: <br />
Qua quá trình công tác, bằng sự dày công với những việc làm đầy đủ cơ sở lý <br />
luận và thực tiễn trong các năm qua bản thân tôi đã chú trọng xây dựng, bồi dưỡng đội <br />
ngũ có hiệu quả, ảnh hưởng tốt đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, <br />
đưa chất lượng của trường ngày càng đi lên. Từ những kết quả thực tế trong việc xây <br />
dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, là người quản <br />
lý tôi tự rút ra bài học sau:<br />
1. Người cán bộ quản lý phải có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, năng động, <br />
sáng tạo luôn đi sâu đi sát với đội ngũ để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ họ.<br />
2. Luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên tiếp cận với những cái <br />
hay, cái mới. Có sự tin tưởng và nhận định đúng đắn về năng lực của đội ngũ.<br />
3. Luôn nghiên cứu, đổi mới phương pháp quản lý. Chỉ đạo các tổ chuyên môn <br />
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Xây dựng lực lượng cốt cán năng động, nhiệt tình, <br />
trách nhiệm để đẩy mạnh phong trào thi đua của trường.<br />
4. Có biện pháp khơi gợi cho giáo viên để họ tự nhận thấy ưu, nhược điểm của <br />
mình trong công tác, từ đó giáo viên có hướng điều chỉnh phù hợp.<br />
5. Thường xuyên đẩy mạnh công tác tự bồi dưỡng, coi công tác này là then chốt, <br />
là chìa khoá chính để mỗi giáo viên khám phá kho tàng tri thức của nhân loại. Phải làm <br />
cho cán bộ giáo viên có nhận thức cao hơn nữa và luôn luôn có ý thức cải tiến phương <br />
pháp dạy học.<br />
Chất lượng giáo dục toàn diện phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song thầy cô giáo, <br />
<br />
15<br />
Thùc hiÖn: Bïi ThÞ Phîng<br />
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng qu¶n lÝ gi¸o dôc ë trêngTHCS<br />
<br />
người trực tiếp đứng lớp phải là yếu tố số một. Để có ngay một đội ngũ các thầy cô <br />
giáo đáp ứng đúng đòi hỏi của xã hội hiện nay thực không dễ. Bằng tất cả sự nỗ lực <br />
của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường, chúng tôi đã và đang hoàn <br />
thiện dần đội ngũ từ số lượng đến chất lượng. Chúng tôi luôn xác định: Xây dựng và <br />
bồi dưỡng đội ngũ giáo viện là nhiệm vụ quan trọng cần được tiến hành thường xuyên, <br />
bằng nhiều biện pháp, là nhiệm vụ lâu dài song nó cũng là vấn đề mang tính cấp bách <br />
quyết định chất lượng giáo dục.<br />
<br />
3.6 Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: (Đội ngũ GVCNL <br />
trường THCS Vũ Vinh từ năm học 2012 2013 đến năm học 20162017)<br />
<br />
3.7 Các thông tin cần được bảo mật : (Không có) <br />
<br />
3.8 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến<br />
<br />
Về trình độ chuyên môn: Đạt chuẩn trở lên.<br />
<br />
Về cơ sở vật chất: Bao gồm : Kinh phí tổ chức chuyên đề công tác quản lý.<br />
<br />
3.9 Tài liệu kèm ( Không có)<br />
<br />
4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền<br />
<br />
Tôi xin cam kết những nội dung trình bày trong sáng kiến là những suy nghĩ và <br />
việc làm của tôi và đã áp dụng vào trong thực tế tại trường THCS Vũ Vinh từ tháng 9 <br />
năm 2012 đến nay.<br />
<br />
<br />
CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG Vũ Vinh, ngày 01 tháng 4 năm 2017<br />
SÁNG KIẾN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN<br />
(Xác nhận)<br />
(Kí tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
Bùi Thị Phượng<br />
16<br />
Thùc hiÖn: Bïi ThÞ Phîng<br />
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng qu¶n lÝ gi¸o dôc ë trêngTHCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ý kiến đánh giá của hội đồng thẩm định cấp trường:<br />
.................................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Thùc hiÖn: Bïi ThÞ Phîng<br />
Mét sè gi¶i ph¸p n©ng cao chÊt lîng qu¶n lÝ gi¸o dôc ë trêngTHCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ý kiến đánh giá của hội đồng thẩm định cấp trên:<br />
.................................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Thùc hiÖn: Bïi ThÞ Phîng<br />