intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong nhà trường

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

1.088
lượt xem
126
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để thật sự phát huy sức mạnh, động lực thúc đẩy kỳ diệu của việc thi đua, khen thưởng đối với các hoạt động của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường; nhằm đưa phong trào thi đua, khen thưởng vào hoạt động thường xuyên, sâu rộng, toàn diện, chặt chẽ, qui củ hơn, thực chất hơn. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong nhà trường”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong nhà trường

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ LIÊN HUYỆN TÂN PHÚ-ĐỊNH QUÁN Mã số: ……………….. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ĐỔI MỚI CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRONG NHÀ TRƯỜNG” Người thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý thi đua  Phương pháp dạy học bộ môn:  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: …………  Có đính kèm:  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2012-2013
  2. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Hạnh 2. Ngày tháng năm sinh: 06/01/1960 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Khu 10- Thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại di động: (016) 74151459), Cơ quan: (061) 3856483 6. E-mail: hieutruongdtnt@gmail.com 7. Chức vụ: Hiệu Trưởng 8. Đơn vị công tác: Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú liên huyện Tân Phú –Định Quán II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất: Đại học sư phạm - Năm nhận bằng: 2007 - Chuyên ngành đào tạo: Ngành Lịch sử III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Trình độ chuyên môn có kinh nghiệm : Quản lý-Dạy học - Số năm có kinh nghiệm: 23 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 05 năm gần đây: 06 +Những biện pháp phụ đạo học sinh yếu, kém về học lực ở trường PTDTNT + Nâng cao hiệu quả giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh ở trường PTDTNT + Biện pháp hạn chế học sinh bỏ học ở trường PTDTNT. + Xây dựng “thư viện thân thiện” trong nhà trường + Quản lý, sử dụng tài sản nhà trường + Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong nhà trường
  3. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Thi đua, khen thưởng là một bộ phận, một nội dung không thể thiếu được trong công tác quản lý trường học, chú trọng và đổi mới công tác thi đua, khen thưởng không những phát huy được sức mạnh to lớn của tình đoàn kết, thắt chặt hơn mối quan hệ trong công việc giữa cán bộ với giáo viên, nhân viên; giữa đội ngũ với học sinh mà còn tạo sự đồng bộ nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển đi lên mọi mặt trong nhà trường. Công tác thi đua, khen thưởng của nhà trường đã có, nhưng phong trào thi đua còn mang nặng hình thức, thiếu cơ chế phối hợp trong tập thể lãnh đạo chủ chốt; hình thức tổ chức phong trào có biểu hiện đi theo lối mòn, rập khuôn, thiếu tính sáng tạo; công tác sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm còn nông cạn; khen thưởng còn mang tính cào bằng, tuần tự, thiếu sự kiểm tra, giám sát, xác minh để đảm bảo khen “đúng người, đúng việc”, bình bầu còn nể nang, theo cảm tính. Nội dung thi đua, khen thưởng còn hời hợt, chưa toàn diện bao quát, trải phủ hết các hoạt động có trong nhà trường, chỉ thực hiện ở đội ngũ, học sinh một số danh diệu thi đua của cấp trên qui định. Nhằm thật sự phát huy sức mạnh, động lực thúc đẩy kỳ diệu của việc thi đua, khen thưởng đối với các hoạt động của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường; nhằm đưa phong trào thi đua, khen thưởng vào hoạt động thường xuyên, sâu rộng, toàn diện, chặt chẽ, qui củ hơn, thực chất hơn, tôi thiết nghĩ cần thiết phải đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, đó là lý do của đề tài. II. NỘI DUNG 1.Cơ sở lý luận Sinh thời, Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam đặc biệt quan tâm đến vấn đề thi đua yêu nước, ngày 11-6-1948 Người ra lời kêu gọi “Thi đua ái quốc”, Người nói “Thi đua là yêu nước, yêu nước là thi đua”, trong thơ chúc tết năm kỷ sửu ( 1949), Bác Hồ viết: “Người người thi đua, Ngành ngành thi đua, Ngày ngày thi đua,..”, từ đó, Thi đua đã trở thành một phong trào rộng khắp, liên tục trên tất cả các lĩnh vực, mọi miền của đất nước Việt Nam. Đổi mới là biến đổi và tiến bộ nhiều hơn (Theo từ điển tiếng việt thông dụng, Nguyễn Như ý chủ biên). Đổi mới thi đua, khen thưởng trong nhà trường là thực hiện những nội dung biện pháp chưa có, nhằm đưa phong trào thi đua sâu rộng, thiết thực gắn với công việc
  4. hàng ngày của mỗi người “Người người thi đua, việc việc thi đua”góp phần to lớn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam ban hành Luật thi đua khen thưởng năm 2003, năm 2005, … Các văn bản qui phạm pháp luật của Bộ, Ngành hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng, chẳng hạn như Thông tư 12/2012/TT- BGDĐT ngày 03/4/2012 của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng trong ngành Giáo dục; Các văn bản hướng dẫn hàng năm của Hội đồng thi đua khen thưởng Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai gửi đến từng trường; Hội đồng thi đua khen thưởng của Sở Giáo dục đã có đổi mới công tác thi đua, khen thưởng về: mở rộng hình thức thi đua, việc phát động ký kết, giao ước thi đua, mô hình thi đua theo “cụm” là một minh chứng của việc đổi mới và đem lại hiệu quả cao. Từ những cơ sở sở lý luận trên, tôi có biện pháp thực hiện như sau: 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1 Thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng cấp cơ sở Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng thi đua và khen thưởng, thành phần như qui định tại điều 21 của Thông tư số 12/2011/ TT-BGDĐT ngày 28/3/2011, Thông tư ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Hiệu trưởng làm chủ tịch, các thành viên gồm Phó Hiệu trưởng, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư chi đoàn, Tổng phụ trách đội, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổVăn phòng, tổ trưởng Quản lý nội trú và các giáo viên chủ nhiệm lớp). Chủ tịch hội đồng tập hợp họp và phân công nhiệm vụ cho thành viên, mỗi người phụ trách mỗi việc, không để chồng chéo, bỏ sót công việc, chẳng hạn như: Chủ tịch Công đoàn- thường trực thi đua có trách nhiệm lập kế hoạch phát động phong trào, tổ chức ký kết, sơ kết, tổng kết, đôn đốc và hoàn thành hồ sơ, nộp cấp trên và lưu giữ của đội ngũ trong năm học; Phó hiệu trưởng chuyên môn phụ trách thi đua khối học sinh (xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn nội dung thi đua, theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, tổng hợp đề nghị khen thưởng hoạt động trên lớp học của học sinh); Hiệu phó nội trú - cơ sở vật chất phụ trách việc thi đua ở nội trú (xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, nội dung, đánh giá và tổng hợp đề nghị khen thưởng hoạt động của học sinh ở nội trú về ở, ăn, …); Tổng phụ trách đội có nhiệm vụ đánh giá, nhận xét sơ kết thi đua toàn diện của học sinh hàng tuần, tham mưu, đề xuất nội dung thi đua của học sinh; các tổ trưởng có nhiệm vụ thực hiện phát động phong trào, tổ chức ký, cam kết thi đua, theo dõi, kiểm tra, bình xét đề nghị khen thưởng thành viên của tổ; giáo viên chủ nhiệm phát động phong trào thi đua trong lớp, triển khai và điều hành lớp thực hiện nội dung thi đua của Hội đồng thi đua đề ra… Nội dung này thực hiện vào tháng 8 của năm học 2.2. Xây dựng hình thức, nội dung, định mức thi đua, khen thưởng
  5. Căn cứ nhiệm vụ năm học, các hoạt động có trong nhà trường, Hội đồng thi đua thống nhất hình thức, nội dung thi đua, định mức khen thưởng cấp cơ sở (cấp trường) đối với đội ngũ và học sinh từ tháng 8 của năm học như sau: a.Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên *Cá nhân: STT Nội dung thi đua và khen thưởng Mức thưởng Thực hiện xuất sắc, điển hình các cuộc vận động 01 -Cuộc vận động học tập và làm theo 50.000đ/ Học Kỳ/ người tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Cuộc vận động mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo 50.000đ/ học kỳ/người (qua hình thức cho HS bình chọn, đạt tối thiểu trên 50% T số HS bình chọn, Lãnh đạo ghi nhận (03 GV từ cao xuống) 02 Giáo viên chủ nhiệm lớp đạt danh hiệu 100.000đ/ GV/ năm tiên tiến 03 Giáo viên chủ nhiệm giỏi 100.000đ/ GV/ năm 04 Giáo viên phụ trách phòng ở của HS 50.000đ/GV/HK đạt tiên tiến Giải nhất 600.000đ 05 Giáo viên bồi dưỡng HS giỏi thi cấp Giải nhì 400.000đ huyện đạt giải/ môn Giải ba: 300.000đ Giải K.khích 200.000đ 06 Giáo viên đạt xuất sắc trong hội thi GV giỏi cấp trường (có các tiết dạy xuất 100.000 đ/ GV/ năm sắc được ban giám khảo ghi nhận) 07 Giáo viên thi đậu GV giỏi Cấp huyện:100.000đ/ GV Cấp tỉnh: 200.000đ/GV Cán bộ, giáo viên, nhân viên có sáng 09 tạo, sáng kiến trong công việc đạt hiệu 200.000đ/ người / lần quả cao, được tập thể lãnh đạo công nhận
  6. 10 Cán bộ, giáo viên, nhân viên giáo dục Nhất 100.000đ/ học kỳ và tư vấn nhóm HS đạt hiệu quả cao về Nhì 80.000đ/ học kỳ hạnh kiểm, học lực, bảo đảm sĩ số (chia HS làm 9 nhóm) theo dân tộc. Ba 60.000đ/ học kỳ 10 Đạt danh hiệu lao động tiến tiến và Thưởng theo mức qui định chiến sĩ thi đua cơ sở (Hội đồng thi đua chung của Nghị định Sở Giáo dục công nhận ) 42/2010/NĐ-CP * Đối với tập thể -Tổ điển hình, tiêu biểu thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tận tâm tận tuỵ với nghề, với HS, …), mức khen thưởng 100.000đ/ HK/ tổ. -Tổ chuyên môn, tổ công tác có 100% cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến: thưởng 100.000đ/ năm b.Đối với học sinh: *Tập thể: STT Nội dung thi đua và khen thưởng Mức thưởng 01 Lớp học đạt danh hiệu tiên tiến 100.000đ/ lớp/ năm 02 Lớp duy trì sĩ số 100% (không có học 100.000đ/ HK/ Lớp sinh bỏ học,chuyển trường) 150.000đ/ năm học/ lớp Lớp đạt xuất sắc trong phong trào thi Giải nhất: 100.000đ/ HK 03 đua xây dựng trường học thân thiện, Giải nhì: 80.000đ/ HK học sinh tích cực (có 02 giải) 04 Lớp đi học chuyên cần, không có học sinh vắng buổi nào trong tháng 30.000đ/ tháng/ lớp 05 Đạt danh hiệu phòng ở tiên tiến (nội trú 100.000đ/HK/ phòng nam và nữ ) 06 Đạt danh hiệu bàn ăn văn minh lịch sự 50.000đ/ bàn/ HK Nhất: - Tháng: 50.000đ Lớp đạt giải thi đua toàn diện (nền nếp, -HKỳ: 150.000đ 07 học tập, lao động vệ sinh..) - Cả năm: 200.000đ
  7. Nhì: -Tháng: 30.000đ -HKỳ: 100.000đ -Cả năm: 150.000đ 08 Nhóm hoạt động tích cực, hiệu quả cao Nhất: 100.000đ/HK Nhì: 80.000đ/HK Giải ba: 60.000đ/HK  Đối với cá nhân: STT Nội dung thi đua và khen Mức thưởng thưởng Nhất: 200.000đ/HS đạt học sinh giỏi kỳ thi cấp Nhì: 150.000đ/ HS 01 Huyện Ba : 100.000đ/HS KK: 50.000đ/HS Đạt HS giỏi trong kỳ thi cấp 200.000đ/ HS Tỉnh 02 Cán bộ lớp giỏi; Chỉ huy đội Thưởng 10 cuốn tập/ HS/ HK/ nội giỏi; sao đỏ tích cực; phòng dung trưởng nội trú giỏi 03 Tấm gương người tốt, việc tốt ( Thưởng bằng hiện vật bút, vở viết nhặt được của rơi trả lại người theo giá trị của vật nhặt được) mất). Ví dụ: Nhặt được 50.000đồng thưởng 5cuốn tập và 5 cây viết 04 Đạt 30 bông hoa điểm 10 hàng Thưởng 50.000đ/HS/Tháng tháng 05 Đạt danh hiệu học sinh Tiên Thưởng theo qui định thông tư 109 tiến, giỏi, xuất sắc của Bộ GDĐT đối với trường chuyên biệt 2.3 Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, bảng điểm của các nội dung thi đua (thực hiện trong tháng 8 của năm học) Đây là nội dung quan trọng, tất cả các nội dung thi đua (định tính), đều phải xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, bảng điểm, bảo đảm được tính thuyết phục, tính khả thi, vừa
  8. sức, sát hợp với nhiệm vụ, khả năng của cá nhân, tập thể nhà trường mới phát huy được sức mạnh của thi đua; chủ tịch hội đồng chủ trì thực hiện các bước sau: Bước 1: Căn cứ để xây dựng -Những văn bản của cấp trên qui định về đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức, học sinh đang có hiệu lực, chẳng hạn như Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ nội vụ ban hành ngày 21 tháng 3 năm 2006 về đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập; Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông và văn bản số 660/BGDĐT –NGCBQLGD của Bộ Giáo dục và Đào taọ hướng dẫn đánh giá, xếp loại GV trung học theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT; văn bản hướng dẫn đánh giá xếp loại nhân viên,... -Qui tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức qui định tại điều 8,Quyết định 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/2/2007; Quy định về đạo đức nhà giáo từ điều 3 đến Điều 6, của Quyết định số 16/2008/QĐ –BGDĐT ngày 16/4/2008 của BGDĐT. -Nhiệm vụ, tính chất công việc của cá nhân, tập thể được phân công; những qui chế, nội qui, qui định của nhà trường đối với cán bộ, công chức, viên chức, học sinh. Bước 2: Phân công thành viên trong Hội đồng thi đua (mỗi người mỗi việc) thực hiện, chẳng hạn như Hiệu trưởng và Chủ tịch công đoàn xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí, nội dung bảng điểm đánh giá, xếp loại của giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến; Hiệu phó chuyên môn xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí về Lớp học tiên tiến, lớp đạt xuất sắc trong phong trào “Thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Hiệu phó phụ trách nội trú xây dựng “phòng ở nội trú đạt danh hiệu tiên tiến”, “bàn ăn văn minh lịch sự”; Tổng phụ trách đội phối hợp với giáo viên chủ nhiệm xây dựng “Lớp đạt giải thi đua toàn diện” hàng tuần về (nền nếp, học tập, lao động vệ sinh..), … Bước 3: Thực hiện dân chủ, phát huy sức mạnh, trí tuệ của tập thể để hoàn thành tiêu chuẩn, tiêu chí của nội dung thi đua, (mỗi nội dung được đóng góp, điều chỉnh 03 lần) như sau: Lần 1: Các thành viên Hội đồng thảo luận, đóng góp ý kiến, điều chỉnh, bổ sung; Lần 2: Tổ trưởng chủ trì lấy ý kiến, đóng góp của giáo viên, nhân viên trong tổ và tổng hợp ý kiến gửi thường trực Thi đua (chủ tịch công đoàn) tổng hợp; Lần 3. Hội đồng TĐKT điều chỉnh, thống nhất và ban hành, triển khai đến cá nhân, tập thể tổ thực hiện Ví dụ: Đây là tiêu chuẩn, tiêu chí, bảng điểm của cá nhân giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến (đã được thực hiện đầy đủ các bước trên).
  9. SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG PTDTNT LIÊN HUYỆN Độc lập –Tự do – Hạnh phúc TÂN PHÚ –ĐỊNH QUÁN ------------------------------- --------------------- Tân Phú, ngày tháng 8 năm 2012 TIÊU CHUẨN, TIÊU CHÍ, BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN NĂM HỌC : Họ và tên:…………………………………………………………………………… Nhiệm vụ được giao:……………………………………………………………….. Kiêm nhiệm công tác………………………………………………………………. Tổ công tác:………………………………………………………………………… Điểm Tự Mục NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ chuẩn chấm I Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống 25 1 Phẩm chất chính trị 10 1,1 -Lập trường, quan điểm vững vàng trước khó khăn; tin tưởng vào sự 01 lãnh đạo của Đảng, Nhà nước 1,2 -Bản thân và gia đình chấp hành chính sách, Pháp luật Nhà nước 01 -Chấp hành Quy chế của Ngành, Quy định, Nội quy cơ quan, các quy 1,3 định của Điều lệ trường (nếu vi phạm Quy chế làm việc, nội quy, quy định và trong thực hành tiết kiệm điện; sử dụng điện thoại trong giờ học, 4.5 họp; hút thuốc lá, uống rượu, bia trong giờ, ngày làm việc; đồng phục không đúng quy định…) (mỗi nội dung vi phạm – 0,5 đ/lần) 1.4 -Tính trung thực, nhất quán trong nói, viết và làm 01 1.5 -Tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, ủng hộ cái đúng, phê phán cái sai, các tiêu cực. 1.5 1.6 -Việc thực hiện Quy định những điều Cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) không được làm 01 2 Đạo đức, lối sống 10 2.1 -Việc giữ gìn, đạo đức, nhân cách, lối sống lành mạnh, trong sáng của 01 bản thân và gia đình 2.2 -Có ý thức xây dưng ở tổ công tác, nhà trường (không có các biểu hiện 02 bè phái, cục bộ gây mất đoàn kết) 2.3 -Có thái độ và hành động trong việc chống quan liêu, tham nhũng cao. 01 2.4 -Quan hệ với đồng nghiệp, thái độ phục vụ học sinh, phụ huynh. 01 2.5 -Ứng xử với học sinh (thân thiện, không thành kiến, không xúc phạm, 02 xâm phạm nhân phẩm, thân thể … ) 2.6 -Xử sự có văn hóa, văn minh ở mọi lúc, mọi nơi; có tinh thần tương trợ, 02 giúp đỡ đồng nghiệp; thương yêu học sinh; tương thân tương ái trong cộng đồng xã hội. 2.7 -Sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và phụ huynh. 01 3 -Thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí 05 Minh về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” có hiệu quả
  10. II Ý thức tổ chức, trách nhiệm với công việc 45 1 Ý thức tổ chức kỷ luật 10 Đảm bảo ngày giờ công: Bao gồm: Giảng dạy, trực tối, làm việc theo chức năng, chào cờ, hội họp 1.1 và sinh hoạt của trường, công đoàn, đoàn thanh niên, tổ chuyên môn -Tự ý thay đổi giờ dạy, ngày làm việc, ca trực coi như vắng không phép 07 – 02 điểm/lần - Đi trễ hoặc làm việc riêng: - 0,5 điểm/lần/01 nội dung -Nghỉ có phép: - 0,5 điểm/lần -Nghỉ không phép: - 02 điểm/lần Hiệu quả thì giờ làm việc 03 1.2 Làm hết việc, chứ không làm hết buổi (đến cho có mặt hoặc bỏ làm việc giữa chừng không có lý do chính đáng) – 01 điểm/lần 2 Tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tinh 25 thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác Tinh thần phấn đấu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp 02 2.1 vụ -Có ý thức tự học hỏi, tự bồi dưỡng 1 -Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn do cấp trên, nhà trường tổ 1 chức biết vận dụng vào thực tiễn. Tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác 03 -Xây dựng Kế hoạch làm việc của cá nhân bảo đảm chất lượng 0,5 2.2 -Chủ động, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao 0,5 -Có biện pháp, phương pháp cải tiến, sáng tạo trong công việc của mình 0,5 đạt năng suất hơn. -Có tinh thần xây dựng tập thể tổ, nhà trường vững mạnh 0,5 -Say mê, toàn tâm, toàn ý với nghề, với công việc được giao. 0,5 -Sử dụng và bảo quản tài sản có hiệu quả 0,5 Cụ thể từng cá nhân với từng công việc được giao 20 -Giáo viên bộ môn có học sinh gian lận trong kiểm tra, để học sinh bỏ tiết của mình, đánh giá sai học sinh, (- 01 điểm/HS/môn/ nội dung); ghi điểm vào sổ sai, sửa chữa (- 0,5đ/ 01 lần); GV làm giám thị để HS gian lận trong kiểm tra, nếu ban kiểm tra hội đồng phát hiện bị trừ 01 đ/ HS/ môn -Trực tối để học sinh ồn ào, học không có hiệu quả - 01 điểm/lần -QLNT để học sinh nhịn ăn mà không biết: - 01 điểm/HS/lần; học sinh ra ngoài chơi game: - 01 điểm/HS/lần; học sinh bệnh không chăm sóc kịp thời: - 01 điểm/HS/lần; đánh nhau, trốn trường không biết: - 01 điểm/HS/lần; vệ sinh dơ bẩn: -01 điểm/lần; để quạt, điện, nước lãng phí: 2.3 - 01 điểm/lần/nội dung. -TPT Đội: có học sinh để tóc tốt, cắt tóc không đúng quy định, đồng phục không đúng quy định, không duy trì 15 phút đầu giờ -01 điểm/lần/ nội dung -GVCN: Có HS đánh nhau, vệ sinh lớp bẩn, hư hỏng tài sản trên lớp – 01 điểm/HS/nội dung; có HS gian lận trong kiểm tra, không sinh hoạt 15 phút đầu giờ sáng thứ bảy (-0,5 điểm/lần/ nội dung) -GV phụ trách phòng bộ môn, CNTT phục vụ giảng dạy không kịp thời, để phòng dơ bẩn – 01 điểm/lần
  11. -GV phụ trách TDTT, Văn nghệ không tổ chức cho HS tập luyện hàng tuần - 01 điểm/tháng. - Kế toán, thủ quỹ: cấp phát không kịp thời chế độ cho HS và đội ngũ (- 01 điểm/lần), mở sổ chuyên môn sửa chữa, nộp chậm cho HT ký (-1đ/ lần/ ND), không công khai tài chính, chế độ, chính sách khác cho đội ngũ và học sinh kịp thời ( trừ 1đ/ lần) -Bảo vệ: không mở cửa, cổng kịp thời -01 điểm/lần; chăm sóc cây cảnh để chết -01 điểm/cây, đánh trống không đúng giờ qui định – 1điểm/ lần. Tắt điện, quạt -Tạp vụ: Phục vụ nước uống, phòng họp không kịp thời, ly, tách dơ bẩn, nhà hành chính dơ bẩn -01 điểm/lần/nội dung. -Văn thư cung ứng hồ sơ, chuyển văn bản, photo đề kiểm tra không kịp thời, bảo quản hồ sơ, con dấu không cẩn thận -01 điểm/lần/nội dung. -Thư viện để HS làm mất sách, truyện, tài liệu khác; để phòng đọc dơ, bẩn -01 điểm/lần/nội dung. -Tổ trưởng điều hành, tổ chức sinh hoạt tổ không kịp thời, để xảy ra mất đoàn kết mức độ bình thường, chấm công không đúng -01/điểm/lần. -Chủ tịch CĐ, TTrND nắm bắt tâm tư, khúc mắc của đội ngũ không kịp thời để phản ánh không đúng; -01 điểm/ý kiến. 3 Tham gia các hoạt động phong trào do nhà trường, cấp trên tổ chức 03 -Vắng 01 lần - 1 điểm 4 Công tác phối kết hợp, hỗ trợ -Phối kết hợp và hỗ trợ với các lực lượng trong nhà trường để hoàn 02 thành nhiệm vụ của mình hoặc của đồng nghiệp 5 Báo cáo, cung cấp thông tin (chậm, không chính xác, thiếu -0,5 05 điểm/lần/nội dung) III Kết quả công tác về chuyên môn nghiệp vụ được giao. 30 1 Đối với giáo viên 30 Thực hiện và chấp hành quy chế chuyên môn bao gồm: Lên sổ báo giảng, dự giờ, ghi và cho điểm HS, vào sổ điểm, học bạ; sổ chủ nhiệm, 1.1 sổ họp, sổ tích lũy chuyên môn; chấm trả bài; soạn bài; đánh giá HS (do BGH, tổ trưởng kiểm tra, đánh giá): 05 Tốt 5 điểm, Khá 03 điểm, TB 01 điểm, yếu 0 điểm. Thực hiện chương trình: chậm (khôngcó lí do), thiếu, dạy dồn ép, ghi sổ 1.2 đầu bài không kịp thời và không đúng với PPCT- sổ báo giảng ( -0,5đ/ 05 nội dung) Trình độ nghiệp vụ (đánh giá qua giờ dạy thao giảng, hội thi GV giỏi, 1.3 tổ trưởng dự giờ, BGH kiểm tra, thanh tra kiêm nhiệm Phòng GD), kết 10 quả Giỏi: 10 điểm, Khá 05: điểm, TB: 03 điểm, yếu 0 điểm. *Đối với viên chức chuyên trách; CNTT, TPT Đội, Giáo vụ lấy kết quả 5 điểm cho nghiệp vụ giảng dạy, 05 điểm cho kết quả công tác chuyên trách ( Giỏi- tốt: 5 đ; khá 3, trung bình 1, yếu 0 đ)
  12. Kết quả giảng dạy bộ môn (tính theo kết quả điểm TB môn cuối năm 1,4 học)Đạt chỉ tiêu đăng ký đầu năm, đạt điểm tối đa là 7 (cứ giảm 01 HS - 7 0,5 điểm). Phụ trách phòng ở học sinh: kết quả xếp loại tốt + 3 điểm, Khá + 2 1.5 điểm, TB +1 đ, yếu 0 3 Đối với viên chức làm công tác Thư viện, thiết bị, văn thư, kế toán, 2 thủ quỹ, y tế, cấp dưỡng, tạp vụ, bảo vệ, 30 Thực hiện nhiệm vụ theo quy chế làm việc, do Ban kiểm tra ghi nhận, sau khi kiểm tra hàng tháng, học kỳ được xếp loại: (Tốt, Khá, TB) Tốt: đạt từ 26 đến 30 điểm; Khá: đạt từ 21 đến 26 điểm, TB dưới 20 điểm ; yếu 0 điểm TỔNG CỘNG 100 Căn cứ vào hướng dẫn của Hội đồng thi đua: Cá nhân tự chấm điểm và xếp loại Tổng điểm : Xếp loại: Tân phú, ngày tháng 08 năm 2012 Ký và ghi họ tên Tổ nhận xét, xếp loại Ngày …….. tháng………………năm …… Tổ trưởng (Ký và ghi họ tên) HƯỚNG DẪN CÁCH CHẤM ĐIỂM VÀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI * Tổng điểm tối đa 100 điểm, trong đó nội dung I: 25điểm, nội dung II: 45 điểm, nội dung III: 30 điểm. *Qui định 1. Xếp loại xuất sắc- danh hiệu lao động tiên tiến phải đạt các tiêu chuẩn sau: 1.1: Tổng số điểm đạt 90 điểm trở lên 1.2. Không vi phạm những nội dung: mê tín dị đoan, đánh bài, bạc, cá độ, số đề; vi phạm ATGT đường bộ; sinh con thứ 3 trở lên; gây mất đoàn kết nội bộ; xúc phạm đến thân thể, nhân phẩm của học sinh; xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm đồng nghiệp 1.3 Có số ngày nghỉ không quá: 5 ngày (tính cả ngày nghỉ có lý do), không tính ngày nghỉ chế độ theo qui định. 1.4. Xếp loại nghiệp vụ chuyên môn: - Đối với giáo viên: Đạt GV giỏi (cấp trường); đạt chỉ tiêu về chất lượng bộ môn đăng ký
  13. - Đối với nhân viên: xếp loại hiệu quả lao động tốt - Cấp dưỡng không để xảy ra tai nạn trong lao động, học sinh không bị ngộ độc thức ăn do nhân viên cấp dưỡng (05 HS) - QLNT không để HS vi phạm trầm trọng: đánh nhau gây rối trật tự, quan hệ nam nữ không lành mạnh; đập phá tài sản, uống rượu; ăn cắp của dân - GVCN không có học sinh bỏ học, không có HS xếp loại hạnh kiểm yếu; hoàn thành xuất sắc công tác chủ nhiệm lớp (lớp xếp loại thi đua toàn diện cả năm tốt) - Các chức danh: Cấp uỷ, Chủ tịch CĐ, Bí thư chi đoàn, TPT Đội, tổ chức do mình phụ trách đạt vững mạnh cơ sở. - Đối với BGH, tổ trưởng, tổ phó phải có 70% số thành viên trong tổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 2. Xếp loại khá: 2.1 Tổng điểm đạt từ 75 đến 89 điểm 2.2,Xếp loại nghiệp vụ sư phạm phải đạt khá, đạt chỉ tiêu về chất lượng bộ môn đã đăng ký (đối với giáo viên); Xếp loại hiệu quả lao động phải đạt khá (đối với nhân viên). 2.3 Đối với BGH, tổ trưởng, tổ phó phải có 50% cá nhân trong tổ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 3. Xếp loại TB: -Tổng điểm đạt từ 51 đến 74 điểm - Xếp loại nghiệp vụ sư phạm phải đạt TB, đạt chỉ tiêu về chất lượng bộ môn đã đăng ký (đối với giáo viên), -Xếp loại hiệu quả lao động phải đạt TB (đối với nhân viên). 4. Xếp loại không đạt (yếu), không đạt những tiêu chuẩn các loại trên * Qui trình thực hiện Kết thúc năm học, căn cứ nhiệm vụ được giao, căn cứ vào nội dung, bảng điểm, hướng dẫn, cá nhân được đánh giá, xếp loại theo trình tự các bước như sau: Bước 1: Cá nhân tự đánh giá , chấm điểm, tự xếp loại và trình bày trước tổ Bước 02: Tổ nhận xét, đánh giá, xếp loại, các thành viên trong tổ đóng góp ý kiến, biểu quyết, số tán thành 70% mỗi loại, tổ trưởng thay mặt ghi nhận những ý kiến chính và đồng ý xếp loại của cá nhân trong tổ, tổng hợp kết quả xếp loại thành 02 bản, 01 bản nộp cho thường trực thi đua, 01 bản báo cáo trước Hội đồng thi đua (ngày họp HĐTĐ, khen thưởng) và lưu giữ vào hồ sơ của tổ. Bước 03: Hội đồng thi đua nhận xét, đánh giá, xếp loại ghi nhận và công khai trước hội đồng sư phạm. TM HỘI ĐỒNG THI ĐUA CHỦ TỊCH Ví dụ: Về Qui định tiêu chuẩn lớp học đạt danh hiệu tiên tiến (cũng được thực hiện 03 bước trên) SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG PTDTNT LIÊN HUYỆN Độc lập –Tự do – Hạnh phúc TÂN PHÚ –ĐỊNH QUÁN ------------------------------- --------------------- Tân Phú, ngày tháng 8 năm 2012
  14. QUI ĐỊNH TIÊU CHUẨN LỚP HỌC TIÊN TIẾN Căn cứ nhiệm vụ, qui định, nội qui, qui chế nhà trường năm học 2012-2013; Căn cứ các nội dung khen thưởng của Hội đồng thi đua -khen thưởng đề ra; Hưởng ứng phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, tạo sự vươn đua giữa các lớp, Hội đồng thi đua nhà trường xây dựng qui định tiêu chuẩn xếp loại lớp học tiên tiến như sau: Tiêu chuẩn 1: Về duy trì sĩ số: Đạt 100% Tiêu chuẩn 2: Chất lượng giáo dục: 2.1 Hạnh kiểm: đạt 100% Khá tốt 2.2 Học lực: Giỏi đạt 9%, Khá 36%, không có học lực yếu Tiêu chuẩn 3: Thực hiện phong trào thi đua thân thiện, học sinh tích cực: được Ban thi đua đánh giá, xếp loại Tốt gồm các tiêu chí sau: 3.1 Lớp học sạch, đẹp có trang trí, có cây xanh trong lớp; 3.2 Bàn ghế, bảng, quạt, điện, cửa kính, tường nền nhà không gãy, hỏng (do cố ý); 3.3 Tập thể lớp đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập, lúc ốm đau,.. 3.4 Có các nhóm, đôi bạn tích cực học tập, lao động- vệ sinh và tham gia hoạt động phong trào: VHVN-TDTT, trò chơi,… 3.5 Đạt được giải trong các hội thi các cấp (nếu có tổ chức) Tiêu chuẩn 4: Bảo quản và giữ gìn tài sản nhà trường, cá nhân tốt (sách vở, bút, quần áo…) không để phải trừ tiền, tổng số: 300.000đ/ năm Tiêu chuẩn 5: Có thực hiện phong trào tiết kiệm (bỏ ống tiết kiệm hàng tháng theo qui định) Tiêu chuẩn 6: Không có học sinh vi phạm những điều không được làm như (ăn cắp; đánh nhau, gây mất trật tự lớp, trường; gian lận trong kiểm tra thi cử; vô lễ với giáo viên, nhân viên; xúc phạm và trà đạp nhân phẩm, danh dự của bạn, em nhỏ; vi phạm luật an toàn giao thông, vi phạm tiêu cực khác ). Lớp phấn đấu đạt được 6 tiêu chuẩn trên, kết thúc năm học, được Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường công nhận và khen thưởng kịp thời . TM HỘI ĐỒNG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CHỦ TỊCH * Các nội dung khác chưa cụ thể, còn định tính cũng được xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng, rành mạch như ví dụ trên, gửi Email đến thành viên của Hội đồng. 2.4 Triển khai, phổ biến, tuyên truyền, quán triệt các văn bản liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng, nhằm đưa công tác thi đua đi vào cuộc sống của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. a. Các văn bản của cấp trên đang còn hiệu lực Chọn những nội dung có liên quan đến trường học của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005; Nghị định số 42/2010/ NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Thông tư 12/2012/TT- BGDĐT ngày 03/4/2012 của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng trong ngành Giáo dục,…
  15. Các văn bản về đánh giá xếp loại giáo viên như: Quyết định số 06/2006/QĐ- BNV của Bộ trưởng Bộ nội vụ ban hành ngày 21 tháng 3 năm 2006 về đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập; Thông tư 30/2009/TT- BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông và văn bản số 660/BGDĐT –NGCBQLGD của Bộ Giáo dục và Đào taọ hướng dẫn đánh giá, xếp loại GV trung học theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT,…Thông tư 29/2009/TT-BGDDT và văn bản hướng dẫn đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng trung học,… Các văn Bản của Sở Giáo dục và Đào tạo về Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục; hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm; hướng dẫn ký kết thi đua cụm; hướng dẫn thực hiện việc xét danh hiệu thi đua, hồ sơ thi đua,… b.Triển khai, quán triệt các văn bản về công tác thi đua, khen thưởng của nhà trường như: Các hình thức, nội dung, định mức về thi đua, khen thưởng; kế hoạch phát động phong trào, ký kết thi đua khen thưởng; qui định tiêu chuẩn, tiêu chí, bảng điểm của tất cả nội dung thi đua,… c.Hình thức, thời gian triển khai Thường trực thi đua – Chủ tịch công đoàn triển khai kế hoạch, phát động thi trong ngày khai giảng năm học mới. Chủ tịch Hội đồng triển khai trực tiếp bằng miệng trong buổi sinh hoạt hội đồng sư phạm đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tổ trưởng triển khai, phổ biến đến thành viên của tổ trong buổi sinh hoạt tổ Giáo viên chủ nhiệm triển khai, phổ biến đến học sinh trong buổi sinh hoạt lớp Triển khai thường xuyên, có thể từ đầu năm học, trong năm, hoặc cuối năm học cho phù hợp, kịp thời từng nội dung, từng thời điểm. Ví dụ: Đầu năm học (tháng 9) triển khai, phổ biến lần lượt các nội dung, hình thức, định mức khen thưởng đã xây dựng ở trên, Luật thi đua khen thưởng đến đội ngũ , học sinh. 2.5 Tổ chức phát động, ký kết giao ước thi đua trong đội ngũ, học sinh (Nội dung này thực hiện trong tháng 9 của năm học) a.Tổ chức phát động phong trào thi đua sâu rộng, dấy lên từ tập thể đến cá nhân trong toàn trường, nội dung thể hiện sâu sắc như một lời kêu gọi, thúc dục và bao trùm tất cả các nội dung thi đua đã xây dựng ở trên, (người thực hiện Chủ tịch công đoàn- thường trực thi đua) Trong năm học phát động 02 đợt Đợt 1. Thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày thành lập Quân đội nhân dânViệt Nam, thời gian tương ứng với học kỳ I của năm học
  16. Đợt 2. Thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày sinh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, thời gian bắt đầu học kỳ 2 cho đến kết thúc năm học. b.Tổ chức ký kết, giao ước thi đua * Cá nhân đăng ký, cam kết trước tổ (theo mẫu) chung do HĐTĐ qui định; * Tổ chuyên môn, tổ Văn phòng, Quản lý nội trú đăng ký, cam kết với Hội đồng thi đua, khen thưởng (theo mẫu). Ví dụ: TRƯỜNG:PTDTNTLIÊN HUYỆN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TÂN PHÚ –ĐỊNH QUÁN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TỔ: ……………………. Tân Phú, ngày tháng 9 năm 2012 BẢN ĐĂNG KÝ, GIAO ƯỚC THI ĐUA TẬP THỂ Năm học: Kính gửi Hội đồng Thi đua khen thưởng trường PTDTNT liên huyện Tân Phú- Định Quán Sau khi được triển khai, quán triệt các văn bản về thi đua khen thưởng Căn cứ vào nhiệm vụ được phân công, tổ ………. Đăng ký phấn đấu, cam kết đạt các tiêu chuấn như sau: I. Các tiêu chuẩn phấn đấu (đăng ký cụ thể: số lượng, tỷ lệ % gắn với từng nội dung) Tiêu chuẩn 1: Về phẩm chất chính trị: Tiêu chuẩn 2: Về đạo đức lối sống Tiêu chuẩn 3: Thực hiện các cuộc vận động Tiêu chuẩn 4: Nghiệp vụ sư phạm - Cấp trường: Số lượng Tỷ lệ - Cấp huyện: Số lượng Tỷ lệ Tiêu chuẩn 5: Chất lượng và hiệu quả công việc - Công tác chủ nhiệm lớp: Tốt Khá Tb - Chất lượng giảng dạy từng môn học: - Bồi dưỡng học sinh giỏi: -Tham gia hoạt động phong trào các cấp tổ chức -Phụ trách phòng ở của học sinh - Hoàn thành nhiệm vụ, trong đó xuất sắc; Khá Tbình; không đạt II. Đăng ký danh hiệu thi đua: (lập danh sách và tên sáng kiến kinh nghiệm cá nhân đăng ký chiến sĩ thi đua cơ sở). 1. Cá nhân: - Lao động tiên tiến:
  17. - Chiến sĩ thi đua: Cơ sở Cấp Tỉnh Toàn Quốc * Đề nghị hình thức khen thưởng: -Giấy khen của Sở GDĐT Đồng Nai: -Bằng khen của UBND tỉnh -Bằng khen của Bộ GD ĐT -Bằng khen của Thủ tướng chính phủ 2. Tập thể : Tổ Lao động tiên tiến TM. TỔ ………. TỔ TRƯỞNG ( Ký và ghi họ tên) Các mẫu trên, Hội đồng thi đua gửi đến các tổ trưởng bằng thư điện tử, tổ trưởng đại diện hoàn thành bản đăng ký của tổ mình. *Đại diện các tổ chức, tập thể: Chi bộ, Nhà trường, Công đoàn, Chi đoàn thanh niên, Liên đội thiếu niên, tổ chuyên môn, tổ Văn phòng, tổ Quản lý nội trú ký kết, giao ước với Hội đồng thi đua trong ngày Đại hội công -viên chức. Ví dụ: Bí thư đại diện Chi bộ ký kết: Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh. *Đối với học sinh: Giáo viên chủ nhiệm tổ chức ký kết thi đua giữa các tổ trong lớp; ký kết với Hội đồng thi đua những nội dung thi đua của học sinh. 2.6. Theo dõi, kiểm tra giám sát. Là nội dung cần thiết, hỗ trợ cho việc đánh giá, bình xét thực chất, công bằng, khách quan “đúng người đúng việc; Chủ tịch phân công các thành viên trong Hội đồng thi đua theo dõi, giám sát và ghi chép, cập nhật hàng ngày, hàng giờ những hoạt động, công việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thực thi nhiệm vụ được giao, như: Ban giám hiệu trực theo dõi, kiểm tra ghi vào sổ trực những ưu điểm, tốt, những hạn chế, chưa được tất cả các hoạt động của toàn trường về mọi mặt (tư tưởng, chính trị, đạo đức, giao tiếp ứng xử, hiệu quả và chất lượng công việc được giao; việc sử dụng tiết kiệm; ngày giờ công, ý thức tổ chức kỷ luật,..); thanh tra nhân dân theo dõi, ghi nhận về công tác tài chính, bếp ăn tập thể, tham gia chào cờ; ban chấp hành Công đoàn theo dõi nghi nhận lại: giao tiếp ứng xử, nền nếp tác phong, đồng phục, vi phạm pháp luật, tham gia hoạt động phong trào của đội ngũ; thư ký hội đồng theo dõi, ghi nhận việc tham gia hội họp; Hiệu phó ghi chép lại những vi phạm qui chế chuyên môn của giáo viên khi kiểm tra hồ sơ giáo án; các tổ trưởng theo dõi, chấm ngày, giờ công và hoạt động của thành viên trong tổ; bí thư Đoàn, Tổng phụ trách đội theo dõi ghi nhận nền nếp, tác phong, đồng phục của học sinh;…; để tránh sự không công bằng trong theo dõi, ghi nhận (tư tưởng ghét ai thì ghi, thích ai thì không ghi), Hiệu trưởng tập trung quán triệt các thành viên được phân công theo dõi, kiểm tra và giao chịu
  18. trách nhiệm trước Hội đồng (nếu cá nhân hoặc bộ phận nào phản ảnh hoặc thắc mắc nội dung thuộc của người đó theo dõi, kiểm tra) Để làm căn cứ, chứng cứ cho việc bình xét tiếp theo, Thường trực thi đua, tổng hợp tất cả những hạn chế, những lỗi vi phạm của đội ngũ báo cáo bằng văn bản trước HĐTĐ, chẳng hạn thầy giáo Nguyễn Văn A thuộc tổ khoa học tự nhiên: đi trễ ngày, giờ; vắng 01 buổi họp HĐSP không lý do; nghe điện thoại trong lúc họp ngày nào; không tham gia chào cờ ngày; nộp hồ sơ cho tổ trưởng kiểm tra trễ ngày; đánh giá 01 học sinh không đúng; chất lượng môn Lịch sử không đạt so với chỉ tiêu đăng ký (được giao); … gửi bằng giấy và Email cho các tổ trưởng. Bí thi đoàn và Tổng phụ trách đội chuẩn bị sơ kết, tổng kết thi đua của HS trước HĐTĐKT. 2.7 Tổ chức bình xét và khen thưởng a. Bình xét Kết thúc học kỳ một, năm học, tổ chức bình xét (những nội thi đua có trong học kỳ một, những nội dung thi đua thuộc cả năm học), để tránh sự nể nang, cảm tình dẫn đến (bình xét sai người), Chủ tịch họp các thành viên trong HĐTĐKT triển khai, nhắc lại các văn bản có liên quan; các nội dung thi đua; quán triệt quan điểm bình xét phải nghiêm túc, công bằng, khách quan,“đúng người, đúng thành tích” và chỉ đạo thực hiện bình xét theo cơ chế: Bình xét “mở”, có cá nhân chưa từng đạt danh hiệu lao động tiên tiến, nhưng có sự cố gắng, tiến bộ mọi mặt hơn các năm trước (không đạt mười phân vẹn mười), vẫn xem xét danh hiệu tiên tiến để kích lệ, động viên, để họ có động cơ phấn đấu năm sau; ngược lại bình xét “chặt” đối với cá nhân có chức vụ lãnh đạo chủ chốt: cấp uỷ, ban giám hiệu, tổ trưởng, ban chấp hành công đoàn, … (phải mười phân vẹn mười); trình tự như sau: Bước 1: Tổ trưởng căn cứ vào các nội dung, tiêu chuẩn, tiêu chí; khối lượng, kết quả, hiệu quả công việc được giao; kết quả kiểm tra, thanh tra; những ghi nhận của ban kiểm tra và tổ chức bình xét tất cả các nội dung thi đua có trong tổ, từ giáo viên, nhân viên đến học sinh; lấy biểu quyết tán thành; tổng hợp danh sách báo cáo trước Hội đồng thi đua. Bước 2: Hội đồng thi đua xem xét, đánh giá, bình xét lại cá nhân, tập thể của tổ đưa lên, quyết định và thông báo, công khai trước tập thể sư phạm nhà trường. b. Thực hiện việc khen thưởng Dân gian có câu “một ngàn tiền công, không bằng một đồng tiền thưởng), dù tiền ít hay nhiều, kèm theo một giấy khen, thực hiện khen kịp thời, đúng lúc, thực chất nó là “vật vô giá, không gì sánh nổi. Sau khi có kết quả bình xét của cá nhân, tập thể, Chủ tịch (Hiệu trưởng ra quyết định), ký giấy khen và phần thưởng đã qui định, tổ chức trao thưởng, biểu dương vào ngày sơ kết học kỳ I, tổng kết năm học những nội dung thi đua của trường. Những danh hiệu thi đua, khen thưởng thuộc cấp trên qui định, Chủ tịch chỉ đạo thực hiện hồ sơ kịp thời, chính xác, bảo đảm chất lượng, thực chất báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể đề nghị cấp trên xét duyệt.
  19. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng là thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ, sâu sắc, toàn diện, đánh giá đúng thành tích, đúng tiêu chuẩn, bảo đảm dân chủ, công khai từ cách tổ chức, định nội dung thi đua, định mức khen thưởng, kế hoạch, phát động kịp thời, đã đem lại hiệu quả cao trong đơn vị nhiều hoạt động, cụ thể như sau: 05 năm trước khi chưa thực hiện Sau khi vận dụng vào năm học 2012-2013 Thực hiện phong trào thi đua khen Thực hiện toàn diện, phủ hết các hoạt thưởng đơn điệu, hình thức, rập động, chặt chẽ, thực chất, đổi mới, sáng khuôn, lối mòn. tạo hơn. Đánh giá, bình bầu còn nể nang, cảm Đánh giá đúng thành tích, đúng tiêu chuẩn, tính, thiếu dân chủ, công khai bảo đảm dân chủ, công khai Sự nhận thức, hiểu biết về việc thi Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học đua, khen thưởng của đội ngũ còn sinh nhận thức, hiểu biết mọi mặt, khen hạn chế, làm suy giảm ý nghĩa của thưởng là quí giá và cần thiết việc khen thưởng Còn tồn tại dư luận, không công Không còn tình trạng ở bên bằng, cào bằng; tư tưởng chán nản không có chí phấn đấu Tỷ lệ học sinh bỏ học: 3% Học sinh bỏ học: 0,71% Số học sinh giỏi cấp Huyện - Tỉnh 02 Số học sinh giỏi cấp Huyện - Tỉnh 05 – 03 – 01 em em Chất lượng, hiệu quả lao động đạt Chất lượng, hiệu quả lao động cao hơn về không cao về kết quả nuôi dạy, không kết quả “nuôi dạy”, đạt các danh hiệu thi đạt các danh hiệu thi đua; Lớp học đua có ở bên và nhiều hơn. tiên tiến,, phòng ở, bàn ăn văn minh lịch sự,… Tập thể trường chỉ đạt danh hiệu lao Đã đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc động tiên tiến năm học 2011-2012; đủ điều kiện đề nghị tập thể lao động xuất sắc trong năm học này IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Đổi mới thi đua, khen thưởng trong nhà trường là sáng kiến hoàn toàn mới đã vận dụng tại đơn vị có hiệu quả, thật sự không chỉ ở công tác thi đua, khen thưởng mà còn có tác dụng thúc đẩy kéo theo các hoạt động kiểm tra, giám sát; hoạt động dạy và
  20. học; công tác nuôi dưỡng- quản lý học sinh; hoạt động phong trào; thực hành tiết kiệm; tư tưởng đạo đức lối sống của đội ngũ,… Sáng kiến này có thể vận dụng ở mọi lúc, mọi nơi, các biện pháp trên dễ thực hiện, dễ đi vào thực tiễn; có tác dụng thúc đẩy sự phát triển mọi hoạt động trong nhà trường; đặc biệt sự nhận thức, ý thức trách nhiệm với công việc của đội ngũ. Năm 2013 là năm kỷ niệm 65 năm Ngày Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2013), cũng là năm tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người. Theo tôi, thấm nhuần và thực hiện sáng tạo những quan điểm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về sự nghiệp thi đua yêu nước trong sự nghiệp “công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước; mọi nơi, mọi tổ chức cần khắc phục những hạn chế, yếu kém, đồng thời đổi mới, sáng tạo trong công tác thi đua, khen thưởng đã làm theo lời dạy của Bác Hồ về công tác thi đua và thật sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nhà trường mạnh mẽ, chính là những hành động thiết thực và cụ thể của mỗi chúng ta cùng góp phần vào sự nghiệp “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá” đất nước. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO. Từ điển tiếng việt thông dụng nhà xuất bản giáo dục chủ biên (Nguyễn Như Ý) Tìm kiếm trên mạng Internet, lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Hạnh Chú thích: Trong sáng kiến có viết tắt: Hội đồng thi đua khen thưởng (HĐTĐKT); Hội đồng thi đua ( HĐTĐ), Hội đồng sư phạm ( HĐSP), học sinh ( HS) SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị: Trường PTDTNT Độc lập- Tự do – Hạnh phúc Liên huyệnTân Phú - Định Quán Tân phú, ngày 20 tháng 5 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2012-2013
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2