SKKN: Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trung Trực
lượt xem 68
download
Việc đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong đội ngũ giáo viên, nhân viên và học sinh nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và bảo đảm tính kế thừa, phát triển của Đảng, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của trường THPT. Đồng thời, xác định kết quả thực hiện mục tiêu của việc đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường THPT. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trung Trực”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trung Trực
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TRUNG TRỰC
- I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Bối cảnh của đề tài Tổ chức Đảng trong trường trung học phổ thông (THPT) là hạt nhân chính trị, tập hợp đông đảo các lực lượng quần chúng nhằm thực hiên đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Kết quả đạt được của nhà trường gắn với sự lãnh đạo của tổ chức Đảng. Vì vậy, công tác xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức Đảng là khâu then chốt đảm bảo cho nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Trong công tác xây dựng Đảng, việc chăm lo, bồi dưỡng và phát triển đảng viên trong nhà trường là nhiệm vụ rất quan trọng, nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng. 1.2. Lý do chọn đề tài Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra cho tổ chức Đảng của trường THPT là phải quán triệt sâu sắc công tác xây dựng Đảng. Trong đó, việc chăm lo, bồi dưỡng và phát triển đảng viên là nhiệm vụ hết sức quan trọng theo hướng: “Kết nạp đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng nhằm tăng thêm sức chiến đấu và bảo đảm tính kế thừa, phát triển liên tục của Đảng”. Chính vì tầm quan trọng của việc phát triển đảng viên trong trường THPT mà chúng tôi cần phải tập trung nghiên cứu và áp dụng trong quá trình xây dựng nhà trường phát triển đi lên và xây dựng tổ chức Đảng “trong sạch, vững mạnh”. Đây chính là lí do mà chúng tôi chọn đề tài: “Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực”. 1.3. Phạm vi và đối tượng của đề tài Việc nghiên cứu và áp dụng trong quá trình xây dựng tổ chức Đảng, gắn với công tác chăm lo, bồi dưỡng và phát triển đảng viên với đề tài: “Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực” được chúng tôi thực hiện trong năm 2010, năm 2011 và nửa đầu năm 2012 tại tổ chức Đảng trường THPT Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá,
- tỉnh Kiên Giang. Đối tượng nghiên cứu: Công tác phát triển đảng viên trong trường THPT Nguyễn Trung Trực. Cụ thể: Các Chỉ thị, Nghị quyết, Công văn về công tác xây dựng tổ chức Đảng, công tác phát triển đảng viên và công tác phát triển đảng viên trong trường học; chức năng và nhiệm vụ của tổ chức Đảng trong trường học; hoạt động của các tổ chức chính trị trong trường học; phong trào hoạt động của quần chúng (đoàn viên công đoàn, đoàn viên thanh niên giáo viên và đoàn viên thanh niên học sinh); tác động trực tiếp của tổ chức Đảng trong quá trình đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường THPT. 1.4. Mục đích của đề tài Trong công tác xây dựng tổ chức Đảng của trường THPT, chúng tôi thực hiện việc đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong đội ngũ giáo viên, nhân viên và học sinh nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và bảo đảm tính kế thừa, phát triển của Đảng, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của trường THPT. Đồng thời, xác định kết quả thực hiện mục tiêu của việc đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường THPT. 1.5. Những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu Những điểm mới cơ bản nhất trong thực hiện đề tài “Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực”: Làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức đúng việc phát triển đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tính qui luật trong công tác xây dựng Đảng nhằm tăng thêm sức chiến đấu và bảo đảm sự kế thừa, phát triển của Đảng; chú trọng việc phát triển đảng viên trong tầng lớp trẻ, đặc biệt là việc phát triển đảng viên trong học sinh, đây được coi là bước đột phá của tổ chức Đảng nhà trường, được Đảng ủy cấp trên khuyến khích và hỗ trợ. Bước đột phá này góp phần rất tích cực động viên phong trào thanh niên trong nhà trường phấn đấu rèn luyện, học tập để được đứng vào hàng ngũ cảm tình của Đảng và trở thành đảng viên; bố trí, sắp xếp thích hợp với thời gian, nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên và học sinh để họ tham dự học lớp nhận thức về Đảng và lớp đảng viên mới;
- phân công nhiệm vụ phù hợp cho các đối tượng Đảng và đảng viên dự bị nhằm rèn luyện, thử thách họ. 1.6. Tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn Thực hiện tốt việc đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường THPT tất yếu phải thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, ngược lại thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng sẽ thúc đẩy tích cực công tác phát triển đảng viên nhiều về số lượng và đảm bảo tốt về chất lượng. Đây chính là tính sáng tạo biện chứng về khoa học và thực tiễn của việc đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường học và trường THPT Nguyễn Trung Trực. II. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất, tập trung, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, là tài sản vô cùng to lớn và quí giá của Đảng và dân tộc ta, đã dẫn dắt chúng ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, là ngọn cờ tập hợp đoàn kết của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu của chúng ta, hôm nay và mai sau. Đảng ta lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc cơ bản trong xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Đảng bao gồm những người ưu tú, tiên tiến nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đảng ra đời là do đòi hỏi tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp cần có sự lãnh đạo thống nhất mọi hoạt động của giai cấp, nhằm mục đích lật đổ nhà nước thống trị của giai cấp đối lập để xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, Đảng phải luôn chăm lo xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cho ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ, đó là một yêu cầu tất yếu khách quan và là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng. Trong công tác xây dựng Đảng thì công tác phát triển đảng viên là
- một nhiệm vụ quan rất trọng của Đảng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng muốn tăng cường vai trò lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và mở rộng ảnh hưởng của mình đối với xã hội, phải thường xuyên chăm lo, coi trọng công tác phát triển đảng viên. Vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ đảng viên và công tác phát triển đảng viên. Chất lượng của từng đảng viên và của cả đội ngũ đảng viên phụ thuộc vào công tác xây dựng đội ngũ đảng viên và công tác phát triển đảng viên. Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng, chăm lo phát triển đảng viên, coi đó là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng, nhằm bảo đảm cho Đảng không ngừng phát triển, xứng đáng là đội tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước đã chứng minh rằng: vai trò và năng lực lãnh đạo của Đảng không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của đội ngũ đảng viên mà còn phụ thuộc rất lớn vào số lượng đảng viên. Có số lượng đảng viên hùng hậu là cơ sở để xây dựng Đảng, củng cố hệ thống tổ chức của Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX cho đến nay, công tác xây dựng đội ngũ đảng viên và phát triển đảng viên đã có nhiều đổi mới, đã đạt được những kết quả nhất định. Trong công tác phát triển đảng viên, Trung ương Đảng đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Qui định về nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên, khắc phục tình trạng một số cơ sở, địa bàn chưa có đảng viên, chưa có tổ chức Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của Đảng trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, cho đến nay, cả về lý luận và thực tiễn công tác phát triển đảng viên vẫn còn nhiều nội dung cần được nghiên cứu nghiêm túc để có những lời giải đáp thiết thực góp phần vào việc xây dựng các văn bản, qui định về công tác phát triển đảng viên cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, góp phần nâng cao
- chất lượng đội ngũ đảng viên. Đây là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết trong cuộc vận động đổi mới, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Phát triển đội ngũ đảng viên là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, có tính qui luật trong công tác xây dựng Đảng cũng như trong quá trình phát triển và hoạt động của Đảng. Chỉ thị số 52-CT/TW ngày 21 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị khẳng định: Kết nạp đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tính qui luật trong công tác xây dựng Đảng nhằm tăng thêm sức chiến đấu và bảo đảm sự kế thừa, phát triển của Đảng. Đảng là một cơ thể chính trị - xã hội sống, có quá trình hình thành, phát triển và đào thải riêng. Vì vậy, sự phát triển của Đảng là đòi hỏi tự nhiên, là qui luật tất yếu, nhằm để bù đắp số lượng giảm đi và tạo thêm sinh lực cho Đảng, trẻ hóa Đảng, bảo đảm sự kế thừa, tạo thêm nhân tố mới trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Kế hoạch số: 10-KH/TU ngày 15 tháng 4 năm 2010 của thành ủy Rạch Giá về việc kết nạp đảng viên nhiệm kỳ X (2010 - 2015) đã chỉ rõ: mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ và biện pháp về công tác kết nạp đảng viên. Làm chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong cấp ủy và đảng viên, xem công tác kết nạp đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cấp ủy và trách nhiệm mỗi đảng viên; nhằm xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, đảm bảo sự kế thừa và phát triển của tổ chức Đảng, đội ngũ đảng viên. Công tác kết nạp đảng viên phải gắn với yêu cầu nâng lên chất lượng, chú trọng và nâng cao trình độ các mặt, lấy đạo đức, lối sống, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu để bồi dưỡng quần chúng kết nạp vào Đảng. Thông qua hoạt động thực tiễn, các phong trào hoạt động cách mạng tại cơ sở, kịp thời phát hiện, tạo nguồn, bồi dưỡng quần chúng ưu tú kết nạp vào Đảng, nhằm thúc đẩy các phong trào hoạt động cách mạng ngày một tốt hơn và cần coi trọng nhận thức chính trị của quần chúng khi phấn đấu vào Đảng. Công tác kết nạp đảng viên phải đảm bảo thực hiện đúng phương châm, phương hướng, tiêu chuẩn và đúng nguyên tắc, thủ tục kết nạp đảng viên phải theo qui định của Bộ Chính trị và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. Kết nạp đảng viên phải gắn chặt với củng
- cố tổ chức Đảng, làm trong sạch đội ngũ đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng. Kết hợp công tác phát triển đảng viên với xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, nhà trường vững mạnh toàn diện, tạo môi trường tích cực cho quá trình quần chúng phấn đấu vào Đảng. Chú trọng kết hợp công tác kết nạp đảng với xây dựng cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh. Công tác phát triển đảng viên là một nội dung quan trọng cấu thành toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Cấp ủy, tổ chức cơ sở Đảng là nơi trực tiếp lãnh đạo, tổ chức quần chúng thực hiện nhiệm vụ, là chủ thể của quá trình tuyển chọn, bồi dưỡng, kết nạp quần chúng vào Đảng. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên có ý nghĩa trực tiếp quyết định đến quá trình phấn đấu, trưởng thành của quần chúng. Tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên có chất lượng cao vừa là nhân tố bảo đảm cho tính hiệu quả của công tác phát triển đảng viên, vừa có tác dụng nêu gương, tạo môi trường tích cực để giáo dục động cơ, xây dựng niềm tin, thúc đẩy quần chúng nổ lực phấn đấu trở thành đảng viên, Do đó, công tác phát triển đảng viên không thể tách rời việc xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Phát triển đảng viên phải đi đôi với quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên và củng cố, kiện toàn tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh. Chăm lo xây dựng các cấp ủy, tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh và thường xuyên cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt, hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ, Chi bộ; thông qua hoạt động lãnh đạo của tổ chức Đảng và phong trào quần chúng, lựa chọn, bồi dưỡng, kết nạp quần chúng ưu tú của Đảng. Gắn công tác phát triển đảng viên với xây dựng các tổ chức quần chúng và nhà trường vững mạnh toàn diện, tạo môi trường thuận lợi cho quần chúng phấn đấu vào Đảng. Quan hệ giữa quần chúng có nguyện vọng vào Đảng với các tổ chức quần chúng và nhà trường là mối quan hệ phức hợp, là quan hệ giữa con
- người với tổ chức, giữa bộ phận với toàn bộ. Trong mối quan hệ đó, các tổ chức quần chúng và nhà trường là môi trường công tác, nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện, phân công, kiểm tra công tác và đánh giá kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của họ. Các tổ chức quần chúng và nhà trường vững mạnh toàn diện là môi trường tốt, là điều kiện thuận lợi để quần chúng có nguyện vọng vào Đảng tu dưỡng, rèn luyện theo tiêu chí đảng viên, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Công tác phát triển đảng viên phải xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị để xác định phương hướng, nội dung, biện pháp bồi dưỡng, kết nạp đảng viên; đồng thời thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường mà lựa chọn, giáo dục, rèn luyện, kết nạp quần chúng vào Đảng. Đưa đối tượng kết nạp Đảng vào các hoạt động thực tiễn của nhà trường, thông qua việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong các tổ chức và phong trào của quần chúng để họ tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trở thành đảng viên. Trong công tác phát triển đảng viên, tổ chức Đảng cần đặc biệt quan tâm nhiều đến lực lượng thanh niên, vì thanh niên là lực lượng “rường cột của nước nhà” và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là đội hậu bị tin cậy của Đảng, là đội quân xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và hội nhập, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thanh niên càng có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển đi lên của đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã chỉ rõ: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên”. Việc kết nạp quần chúng ưu tú vào tổ chức Đảng phải coi trọng tiêu chuẩn, đặc biệt là tiêu chuẩn giác ngộ chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực
- công tác, chống khuynh hướng coi nhẹ chất lượng, chạy theo số lượng đơn thuần; phát triển đội ngũ đảng viên luôn đi đôi với củng cố tổ chức Đảng. Trong việc kết nạp đảng viên phải coi trọng chất lượng hơn số lượng, khắc phục chủ nghĩa thành phần; kết nạp vào Đảng những người đã được rèn luyện trong thực tiễn phong trào cách mạng, đã chứng tỏ là người ưu tú nhất trong quần chúng, giác ngộ lý tưởng chủ nghĩa cộng sản, có động cơ vào Đảng đúng đắn, trung thành với chủ nghĩa xã hội, với tổ quốc và nhân dân, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu trong công tác và học tập, luôn giữ mối liên hệ mật thiết với quần chúng và được quần chúng tín nhiệm. Yêu cầu phải đáp ứng đúng điều kiện để trở thành đảng viên và những nguyên tắc kết nạp người vào Đảng là những vấn đề then chốt của công tác xây dựng đội ngũ đảng viên mà tổ chức Đảng cần phải đặc biệt quan tâm. 2.2. Thực trạng công tác phát triển đảng viên trong trường THPT Nguyễn Trung Trực từ năm 2007 đến năm 2009 2.2.1. Kết qủa công tác phát triển đảng viên từ năm 2007 đến năm 2009 Về mặt số lượng, công tác phát triển đảng viên thể hiện qua số lượng quần chúng ưu tú học lớp nhận thức về Đảng và số lượng đảng viên mới được kết nạp. Hai bảng thống kê: số lượng quần chúng ưu tú học lớp nhận thức về Đảng và số lượng quần chúng ưu tú được kết nạp Đảng trong ba năm, từ năm 2007 đến năm 2009 của tổ chức Đảng trường THPT Nguyễn Trung Trực. Bảng thống kê số lượng quần chúng ưu tú học lớp nhận thức về Đảng: Quần chúng ưu tú học lớp nhận thức về Đảng Năm Đoàn viên Đoàn viên Đoàn viên Số lượng công đoàn Giáo viên Học sinh 2007 4 3 1 0 2008 3 2 1 0 2009 4 2 2 0
- Bảng thống kê số lượng đảng viên mới được kết nạp: Đảng viên mới kết nạp Tỷ lệ % Tổng Đoàn Năm Số lượng Đoàn viên Đoàn viên Đảng số ĐV viên học kết nạp Công đoàn Giáo viên viên sinh 2007 24 2 1 1 0 20,16 2008 26 2 1 1 0 22,03 2009 28 2 1 1 0 23,72 Qua hai bảng thống kê thấy rằng: số lượng quần chúng ưu tú học lớp nhận thức về Đảng và số lượng đảng viên được kết nạp từ năm 2007 đến năm 2009 của tổ chức Đảng trường THPT Nguyễn Trung Trực quá khiêm tốn, không tương xứng với số lượng 119 viên chức và trên 2200 học sinh. Trong đó, lực lượng đoàn viên thanh niên của trường rất đông mà số lượng học lớp nhận thức về Đảng và kết nạp vào Đảng quá ít, không đáp ứng với việc bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành lớp người “vừa hồng, vừa chuyên” trong trường THPT lớn nhất tỉnh nhà. Kết quả này bắt nguồn từ những khó khăn, hạn chế và của những nguyên nhân cần được làm rõ để từ đó đẩy nhanh tiến độ phát triển đảng viên của tổ chức Đảng nhà trường. 2.2.2. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân trong công tác phát triển đảng viên Trước hết phải thừa nhận công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng tổ chức Đảng của nhà trường có quan tâm nhưng chất lượng chưa cao, chưa làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức đầy đủ và sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phát triển đảng viên. Công tác tuyên truyền mới tập trung khơi dậy và phát huy những ưu điểm, nhưng chưa mạnh dạn nêu những hạn chế và nhược điểm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, chưa làm cho cán bộ, đảng viên nhận thức đúng đắn những nguy cơ trước mắt và lâu dài đối với sự tồn tại và
- phát triển của tổ chức Đảng. Việc quán triệt Điều lệ Đảng, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác phát triển đảng viên còn chưa được thường xuyên và kịp thời. Từ năm 2007 đến năm 2009 tổ chức Đảng của nhà trường có nghị quyết về công tác phát triển đảng viên, nhưng thực hiện chưa tốt nên không đảm bảo chỉ tiêu; cấp ủy chỉ mới tập trung tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, đường lối, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng mà chưa chú trọng tuyên truyền vận động quần chúng phấn đấu vào Đảng. Trong công tác tạo nguồn, cấp ủy chưa chú trọng việc phân công và giao nhiệm vụ cho đảng viên giúp đỡ quần chúng phấn đấu vào Đảng. Bên cạnh đó, các tổ chức đoàn thể chưa chủ động giới thiệu những quần chúng ưu tú cho tổ chức Đảng nhà trường xem xét, kết nạp mà chỉ dựa vào việc gợi ý hay yêu cầu tổ chức Đảng nhà trường. Nguyên nhân của hạn chế này là: cấp ủy chưa quan tâm đúng mực tới công tác phát triển đảng viên, chưa xác định được công tác phát triển đảng viên là công tác quan trọng trong công tác xây dựng tổ chức Đảng, chưa biết phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức, mọi lực lượng trong công tác phát triển đội đảng viên. Mặt khác, mặc dù phong trào phấn đấu của đoàn viên thanh niên vào Đảng trong những năm trước đây được duy trì và được sự hưởng ứng của tuổi trẻ nhưng chưa nhiều, đặc biệt lực lượng đoàn viên thanh niên học sinh không có, chưa thực hiện được Chỉ thị 34/CT-TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác phát triển Đảng viên trong trường học mà đối tượng đoàn viên thanh niên học sinh là rường cột tương lai của đất nước cần chăm lo và phát triển Đảng cho họ. Điều này cho thấy công tác phát triển Đảng trong nhà trường vẫn còn khó khăn, hạn chế đặc biệt là đối với đoàn viên là học sinh. Nguyên nhân của của hạn chế này là: một số đảng viên trong tổ chức Đảng nhà trường nhận thức chưa thấu đáo và cho rằng đoàn viên thanh niên giáo viên còn trẻ chưa có đóng góp nhiều công sức cho nhà trường, nhận thức về Đảng chưa toàn diện; đặc biệt đoàn viên thanh niên học sinh, với độ tuổi, tầm hiểu biết của họ chưa thể nhận thức đầy đủ về Đảng và chưa có cống hiến gì cho nhà trường, tổ chức Đảng bỏ công bồi dưỡng,
- thẩm tra xác minh, kết luận về lịch sử chính trị của họ mất nhiều thời gian, khi họ được chuẩn y kết nạp Đảng thì họ chỉ sinh hoạt trong tổ chức Đảng nhà trường được vài tháng rồi đến hè năm học lớp 12 họ chuyển đi, công lao bỏ ra không được gì. Chính nhận thức sai lầm này mà cả thời gian dài trước đây không phát triển được quần chúng ưu tú là đoàn viên học sinh. Bên cạnh đó, trong những năm qua việc bố trí cho quần chúng ưu tú là giáo viên và học sinh tham gia học lớp nhận thức về Đảng 09 ngày và lớp đảng viên mới 05 ngày do Trung tâm Bồi dưỡng chính trị Thành phố Rạch Giá tổ chức gặp khá nhiều khó khăn. Nguyên nhân khó khăn này là: đối với trường học nhiệm vụ chính của giáo viên là giảng dạy và họ đều có tiết dạy của mình trong các buổi của tuần, nhiệm vụ của học sinh là học và họ cũng phải lên lớp học các buổi trong tuần. Nếu cử họ đi học các lớp này trong thời gian như vậy hẳn rằng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động dạy và học của nhà trường. Đây là vấn đề cần phải quan tâm giải quyết nhằm tạo điều kiện cho họ tham gia học tập nâng cao lý luận chính trị và nhận thức về Đảng, nhưng vẫn đảm bảo để họ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của mình và vẫn giữ ổn định mọi hoạt động của nhà trường. Đồng thời, quá trình hoàn thiện hồ sơ phát triển đảng viên phải làm lại nhiều lần, gây chậm trễ về thời gian, thời hạn quy định. Nguyên nhân là: cấp ủy chưa nắm vững nguyên tắc, thủ tục quy định và qui trình về kết nạp đảng viên. Mặt khác, một số ít Đảng viên mới được kết nạp chưa thực sự phát huy được vai trò tiền phong gương mẫu trong công tác và trong cuộc sống hàng ngày, chưa thể hiện được người đảng viên giáo viên là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Nguyên nhân của hạn chế này là: đảng viên mới kết nạp không tự mình tu dưỡng, tiếp tục phấn đấu, rèn luyện một cách toàn diện về phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực công tác, thực hiện tốt nhiệm vụ đảng viên trên cương vị, chức trách được giao; đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ đảng viên dự bị chưa làm tròn trọng trách của mình và phó mặc cho họ; một bộ phận đảng
- viên chưa thật gương mẫu, chưa thật phát huy được vai trò trong quần chúng, ý thức trách nhiệm về công tác chăm lo bồi dưỡng, phát triển đảng viên mới chưa cao. 2.3. Các giải pháp khắc phục khó khăn và hạn chế Từ lý luận và thực tiễn, từ những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân của công tác phát triển đảng viên trong trường THPT Nguyễn Trung Trực từ những năm qua, có thể rút ra một số giải pháp chủ yếu sau đây nhằm đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên: 2.3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi tổ chức trong công tác phát triển đảng viên Trước hết, tổ chức Đảng nhà trường đã tập trung quán triệt và thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống cho toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường thông qua nhiều hình thức phù hợp với đặc điểm của trường học như thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn gắn với thực hiện Cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đã cụ thể hóa trọng tâm của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rèn luyện tư cách, phẩm chất nhà giáo, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chấp hành pháp luật, không vi phạm đạo đức nhà giáo, thường xuyên tự học, nâng cao trình độ; thực hiện phong trào thi đua: “Dạy tốt, học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thấy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”... Đồng thời, các tổ chức đoàn thể đã phối hợp với bộ phận chuyên môn nhà trường thường xuyên dự giờ thăm lớp, hội giảng vào các hoạt động chủ điểm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra và hoạt động sư phạm của giáo viên; tham gia tổ chức rút kinh nghiệm các giờ thao giảng và dạy tốt nhằm giúp đội ngũ giáo viên trẻ ngày càng vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ... Tổ chức Đảng trường THPT Nguyễn Trung Trực luôn luôn quan tâm, chú trọng làm tốt công tác phát triển đảng viên để phát huy hết
- khả năng vai trò, trách nhiệm của từng đảng viên đóng góp vào việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường trong giai đoạn hiện nay; tổ chức cho quần chúng học tập nghiên cứu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bồi dưỡng cho quần chúng nâng cao nhận thức về Đảng; xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy và tổ chức Đảng nhà trường trong công tác phát triển đảng viên; lãnh đạo các tổ chức đoàn thể phát động các phong trào thi đua yêu nước, qua đó giới thiệu những quần chúng ưu tú cho Đảng tạo nguồn kết nạp đảng viên; hàng tháng và quý đã xây dựng kế hoạch kết nạp Đảng; giao nhiệm vụ cho quần chúng ưu tú để thử thách, phân công Đảng viên chính thức theo dõi giúp đỡ. Mỗi Đảng viên trong tổ chức Đảng nhà trường đã ý thức được trách nhiệm, tự giác rèn luyện, phấn đấu, gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thể hiện tấm gương sáng đề quần chúng học tập, noi theo và nêu họ đã cao tinh thần trách nhiệm trong công tác vận động, giáo dục quần chúng tự nguyện phấn đấu vào Đảng. Tổ chức Đảng nhà trường đã xác định rõ: phong trào cách mạng của quần chúng là nơi nuôi dưỡng người tốt việc tốt, sản sinh những nhân tố tích cực, do đó cần phát huy vai trò nòng cốt của các đoàn thể, qua phong trào cách mạng của quần chúng để lựa chọn những người ưu tú bổ sung cho Đảng và rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên; phong trào cách mạng đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải gần gủi quần chúng, đi sát cơ sở, sát thực tiễn, thấu hiểu nguyện vọng quần chúng, đồng cam cộng khổ để lãnh đạo quần chúng, thông qua đó mà học hỏi quần chúng, để rèn luyện bản thân, hoàn thiện nhân cách người cộng sản và thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ đảng viên. Có thể khẳng định rằng: việc tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện của cấp ủy, cán bộ chủ trì, tổ chức đoàn thể, cán bộ, đảng viên; phát huy vai trò các đoàn thể quần chúng, thông qua phong trào cách mạng
- quần chúng và phát huy vai trò của cấp ủy là những yếu tố quan trọng tạo nên kết quả của công tác phát triển đội ngũ đảng viên trong trường THPT. 2.3.2. Tăng cường bồi dưỡng và phát triển đảng viên trẻ thông qua hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Việc bồi dưỡng và phát triển đảng viên trẻ phải thông qua hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, coi đó là môi trường rèn luyện thử thách và giáo dục có hiệu quả nhất đối với thanh niên, lấy đó làm động lực thúc đẩy đoàn viên thanh niên phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, bồi dưỡng nhận thức về Đảng, hiểu lý tưởng của Đảng, nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngay từ đầu các năm học, cấp ủy nhà trường đã tập trung chỉ đạo, củng cố Chi đoàn giáo viên và các Chi đoàn học sinh, phát động các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thông qua tổ chức Đoàn để trao nhiệm vụ, thông qua hoạt động của tổ chức Đoàn để phát hiện năng lực, bồi dưỡng phẩm chất và chí hướng phấn đấu cho thanh niên. Tổ chức Đoàn luôn xác định tham gia xây dựng Đảng là nhiệm vụ trọng tâm nên thường xuyên chú trọng, bồi dưỡng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng xem xét, kết nạp. Đồng thời tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên trong nhà trường tích cực phấn đấu, học tập và làm việc tốt để được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đoàn trường đã triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam”, Ban chấp hành Đoàn trường đã quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, thông qua sinh hoạt Đoàn; động viên khen thưởng kịp thời những đoàn viên phấn đấu tốt, bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng. Các cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, phong trào “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”…đã tạo môi trường rèn luyện cho đoàn viên thanh niên. Qua đó đã xuất hiện nhiều đoàn viên ưu tú, các hạt nhân phong trào, là nguồn để bồi dưỡng, kết nạp Đảng.
- Bên cạnh đó, sự tự thân phấn đấu của mỗi đoàn viên giữ vai trò quyết định trong quá trình phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, cấp ủy đã chỉ đạo cho Đoàn trường không ngừng mở rộng những mô hình thi đua, rèn luyện mới có hiệu quả, tạo điều kiện cho đoàn viên trưởng thành thông qua các hoạt động của công tác đoàn và phong trào thanh niên trong trường học để giới thiệu những đoàn viên ưu tú cử đi học lớp nhận thức về Đảng và nâng chất lượng đảng viên phát triển từ đoàn viên thanh niên. Thông qua tổ chức các hoạt động thi đua học tập, công tác Đoàn và phong trào thanh niên, Đoàn trường đã tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên, đồng thời phát hiện những cá nhân tiêu biểu gắn liền kết quả thi đua học tập, rèn luyện tại đơn vị để bồi dưỡng phát triển trở thành đoàn viên. Trong những năm qua, nhiều biện pháp mà cấp ủy duy trì và thực hiện đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về Đảng và truyền thống cách mạng của dân tộc ta đối với lực lượng đoàn viên thanh niên thông qua các việc làm: thi tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam nhân kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3/2; kể chuyện tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh; phân công đảng viên trực tiếp về các lớp giao lưu đối thoại trực tiếp với đoàn viên thanh niên trong tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với chủ đề tháng 3 của lớp 12 “Thanh niên với Đảng Cộng sản Việt Nam”; thăm hỏi và tặng quà cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn thành phố Rạch Giá nhân ngày thương binh liệt sỹ 27/7 và ngày Tết cổ truyền của dân tộc; lao động vệ sinh nghĩa trang liệt sỹ của tỉnh nhân ngày thương binh liệt sỹ 27/7 và ngày Tết cổ truyền của dân tộc; nhận chăm sóc và làm vệ sinh khuôn viên Đình thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực mà trường được vinh dự được mang tên Người; các công tác xã hội khác mà đoàn thanh niên là lực lượng xung kích đi đầu. Những việc làm đó tuy nhỏ, nhưng đã hun đúc cho lực lượng đoàn thanh niên của nhà trường về nhận thức, tình cảm trong sáng đối với Đảng quang vinh và truyền thống vẽ vang của dân
- tộc ta, từ đó bồi đáp thêm lý tưởng cách mạng cho thanh niên và bồi dưỡng họ tự nguyện phấn đấu vào Đảng. Tóm lại, việc đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong lực lượng đoàn thanh niên, mà đặc biệt là đoàn thanh niên học sinh là bước đột phá trong công tác xây dựng Đảng của tổ chức Đảng trường THPT Nguyễn Trung Trực; đã phát huy tốt vai trò đầu tàu, gương mẫu của người đảng viên, tổ chức Đảng trong nhà trường đã không ngừng lớn mạnh, lãnh đạo nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ “trồng người”, góp phần tích cực cùng địa phương thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh nhiều năm liền. 2.3.3. Bố trí công việc và định thời gian hợp lý để quần chúng ưu tú dự học đầy đủ lớp nhận thức về Đảng và đảng viên dự bị học lớp đảng viên mới Những năm qua việc bố trí cho quần chúng ưu tú là giáo viên, học sinh tham gia học lớp nhận thức về Đảng và đảng viên dự bị học lớp đảng viên mới gặp khá nhiều khó khăn. Cấp ủy đã xác định đây là vấn đề cần phải quan tâm giải quyết nhằm tạo điều kiện cho họ tham gia học tập nâng cao lý luận chính trị và nhận thức về Đảng, nhưng vẫn đảm bảo để họ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của mình và vẫn giữ ổn định mọi hoạt động của nhà trường. Để giải quyết khó khăn này, cấp ủy đã trực tiếp làm việc với Ban Tổ chức Thành ủy Rạch Giá và Trung tâm bồi dưỡng Chính trị thành phố Rạch Giá vấn đề này, họ đã cho phép tổ chức Đảng của nhà trường chọn thời gian thích hợp cho quần chúng ưu tú là giáo viên, học sinh tham gia học lớp nhận thức về Đảng và lớp đảng viên mới. Xác định thời gian thích hợp cho quần chúng ưu tú của trường học tham dự lớp học nhận thức về Đảng là thời gian hè nên lớp học nhận thức về Đảng của quần chúng ưu tú được thực hiện trong thời gian hè, lớp đảng viên mới dành cho đảng viên dự bị được thực hiện trong hè (đối với dảng viên được kết nạp từ tháng 01 đến tháng 7 hàng năm) và đảng viên được kết nạp các tháng còn lại được thực hiện qúi IV trong năm.
- 2.3.4. Tổ chức kết nạp người vào Đảng đúng nguyên tắc, thủ tục và giáo dục, bồi dưỡng đảng viên dự bị để trở thành đảng viên chính thức đúng kỳ hạn Trên cơ sở lựa chọn, bồi dưỡng nguồn, tổ chức Đảng nhà trường đã thực hiện tốt các bước, các nội dung trong quy trình xem xét, kết nạp người vào Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng. Trước khi chi bộ xét và ra quyết nghị báo cáo cấp ủy có thẩm quyền chuẩn y kết nạp, chi ủy đã kiểm tra lại điều kiện của người vào Đảng, lấy ý kiến nhận xét của tổ chức quần chúng nơi người đó sinh hoạt và lấy nhận xét của cấp ủy Đảng nơi quần chúng cư trú. Khâu thẩm định vấn đề lịch sử chính trị và chính trị hiện thời của người vào Đảng đã được thực hiện theo đúng quy định của Ban Chấp hành Trung ương. Việc tổ chức buổi lễ kết nạp đảng viên đã được Chi bộ chuẩn bị chu đáo, tiến hành đúng nguyên tắc, thủ tục, bảo đảm sự trang trọng, có tác dụng giáo dục và đã tạo ấn tượng sâu sắc đối với người vào Đảng cùng với mọi người tham dự. Trong buổi lễ kết nạp đảng viên là đoàn viên học sinh của Chi bộ, Đảng ủy đã chỉ đạo cho Đoàn trường chọn lựa những đoàn viên ưu tú học sinh là khách mời tham dự, việc làm này có tác dụng rất tích cực đối với thế hệ trẻ của nhà trường, đã thôi thúc lực lượng đoàn viên học sinh rèn luyện và phấn đấu nhiều hơn nữa để vinh dự đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, Chi bộ đã làm cho người được kết nạp vào Đảng nhận rõ niềm vinh dự, tự hào và trách nhiệm lớn lao khi được đứng trong hàng ngũ của Đảng Công sản Việt Nam, phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng. Theo quy định của Điều lệ Đảng, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị. Đây là thời kỳ quan trọng để người được kết nạp vào Đảng tiếp tục phấn đấu, rèn luyện một cách toàn diện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực công tác, thực hiện tốt nhiệm vụ đảng viên trên cương vị, chức trách được giao. Trong thời kỳ dự bị, chi ủy đã tiếp tục phân công đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên mới phấn đấu tiến bộ; tổ chức cho đảng viên
- dự bị học tập theo chương trình quy định của Ban Tuyên giáo Trung ương nhằm nâng cao nhận thức về Đảng, về nhiệm vụ, tư cách đảng viên; tiếp tục bồi dưỡng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác, tạo điều kiện để đảng viên mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đủ điều kiện, tiêu chuẩn để chuyển thành đảng viên chính thức đúng kỳ hạn. 2.4. Kết quả đạt được Khắc phục những khó khăn và hạn chế về công tác phát triển đảng viên nhằm đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên được chúng tôi thực trong năm 2010, năm 2011 và nửa đầu năm 2012 tại tổ chức Đảng trường THPT Nguyễn Trung Trực. Tổ chức Đảng nhà trường đã quán triệt, thực hiện Điều lệ Đảng, các Qui định và Hướng dẫn của Trung ương, đã có nhiều chủ trương, giải pháp thích hợp khắc phục những khó khăn và hạn chế trong công tác phát triển đảng viên, đã tranh thủ được sự quan tâm giúp đỡ của Thành ủy Rạch Giá, đã nâng cao số lượng và tỷ lệ đảng viên trong nhà trường. Chính từ các giải pháp khắc phục khó khăn và hạn chế trong công tác phát triển đảng viên của tổ chức Đảng trường THPT Nguyễn Trung Trực mà hè năm 2011, tổ chức Đảng nhà trường đã cử 22 quần chúng ưu tú học lớp nhận thức về Đảng, trong đó có 13 đoàn viên thanh niên học sinh lớp 11. Số đối tượng Đảng này đã phát huy tốt vai trò tiên phong gương mẫu của mình và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong số 22 quần chúng ưu tú đó đến nay đã kết nạp được 7 người. Với kết quả này, trong phiên họp lệ Ban chấp hành Đảng ủy của nhà trường tháng 4 năm 2012 đã thống nhất, hè năm 2012 này cử khoảng 50 quần chúng ưu tú của trường học lớp nhận thức về Đảng, trong đó có trên 40 đoàn viên thanh niên học sinh. Việc chọn lựa đoàn viên thanh niên học sinh tham dự học lớp nhận thức về Đảng giao cho Ban Thường vụ Đoàn trường kết hợp với giáo viên chủ nhiệm của các lớp thực hiện vào nửa cuối tháng 5 khi đã có kết quả của năm học, nhưng phải đảm bảo đúng quy trình và có nghị quyết của Đảng ủy. Đối tượng này là đoàn viên thanh niên học sinh lớp 10 và lớp 11, phải
- đảm bảo các tiêu chí: học lực giỏi (đối với cán bộ đoàn và cán bộ lớp chỉ yêu cầu học học lực khá), hạnh kiểm tốt, tham gia tích cực các phong trào của Đoàn trường và của nhà trường, luôn thể hiện vai trò gương mẫu trong mọi lĩnh vực và có nguyện vọng đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Việt Nam. Kết qủa này thể hiện qua hai bảng thống kê số lượng quần chúng ưu tú học lớp nhận thức về Đảng và số lượng quần chúng ưu tú được kết nạp Đảng trong từ năm 2010 đến nay. Thống kê số lượng quần chúng ưu tú học lớp nhận thức về Đảng: Quần chúng ưu tú học lớp nhận thức về Đảng Năm Đoàn viên Đoàn viên Đoàn viên Số lượng công đoàn Giáo viên Học sinh 2010 9 4 5 0 2011 21 2 7 12 2012 49 1 6 42 Thống kê số lượng quần chúng ưu tú được kết nạp Đảng: Đảng viên mới kết nạp Tỷ lệ % Tổng Năm Số lượng Đoàn viên Đoàn viên Đoàn viên Đảng số ĐV kết nạp Công đoàn Giáo viên học sinh viên 2010 34 6 2 4 0 29,06 2011 40 6 1 5 0 34,78 2012 43 Đã kết nạp: 3 0 1 2 36,75 48 Đăng ký: 8 1 5 2 41,38 Bảng tổng hợp số lượng phát triển đảng viên của tổ chức Đảng trường THPT Nguyễn Trung Trực từ năm 2010 lại nay cho thấy: cấp ủy và tổ chức Đảng của nhà trường rất quan tâm công tác phát triển đảng viên, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm trong việc xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh. Số lượng đảng viên hằng năm tăng nhanh, nhưng vẫn đảm bảo tốt về chất lượng, trong đó
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc ở thư viện trường tiểu học
11 p | 3255 | 576
-
SKKN: Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong nhà trường
21 p | 1087 | 126
-
SKKN: Một số bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh và hoàn thiện kĩ thuật ném lựu đạn xa trúng đích cho học sinh lớp 11 THPT
12 p | 380 | 71
-
SKKN: Sưu tầm và viết lời mới cho một số bài đồng dao phục vụ công tác giáo dục trẻ mầm non
24 p | 466 | 63
-
SKKN: Một số định hướng giúp cán bộ công đoàn tổ chức tốt các cuộc vận động
26 p | 287 | 43
-
SKKN: Một số biện pháp thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục ở trường mầm non Cát Bi
20 p | 523 | 42
-
SKKN: Một số giải pháp rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn
28 p | 455 | 25
-
SKKN: Một số giải pháp rèn luyện sự tự tin, mạnh dạn trong học tập cho học sinh vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số qua công tác giảng dạy và chủ nhiệm
23 p | 396 | 24
-
SKKN: Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong trường Trung Học Phổ Thông
32 p | 178 | 19
-
SKKN: Một vài biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4 ở trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân
19 p | 112 | 15
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS
21 p | 127 | 11
-
SKKN: Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học lịch sử lớp 8, phần lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)
13 p | 113 | 8
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại trường MN Bình Minh - Buôn Tuôr A - Dray sáp - Krông Ana - Đăk lăk
29 p | 101 | 8
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 3 – Trường TH Trần Quốc Toản
24 p | 58 | 7
-
SKKN: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường tiểu học Lê Hồng Phong, xã Eana
24 p | 73 | 5
-
SKKN: Một số Biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao hiệu quả phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất" tại liên đội trường Tiểu học Krông Ana
22 p | 61 | 3
-
SKKN: Công tác chủ nhiệm trong Mô hình trường học mới VNEN
16 p | 60 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn