1. Tên sáng kiến: <br />
GIÚP HỌC SINH XÁC ĐỊNH NHANH VÀ CHÍNH XÁC CÁC THAO <br />
TÁC LẬP LUẬN TRONG VĂN BẢN NGHỊ LUẬN<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy phân môn Làm văn trong nhà <br />
trường THPT.<br />
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 8/ 2015 đến tháng 01/ 2016.<br />
4. Tác giả:<br />
Họ và tên: NGUYỄN THỊ LỆ<br />
Năm sinh: 1986<br />
Nơi thường trú: Yên Phong – Ý Yên – Nam Định.<br />
Trình độ chuyên môn: Cử nhân văn học.<br />
Chức vụ công tác: Giáo viên. <br />
Nơi làm việc: Trường THPT Mỹ Tho, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.<br />
Điện thoại: 01686 136 664<br />
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%<br />
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: <br />
Trường THPT Mỹ Tho, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.<br />
Điện thoại: 0350 3825970<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN Trang<br />
I. HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG 1<br />
KIẾN…………………………………….<br />
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP………………………………………………………… 2<br />
1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG 2<br />
KIẾN……………….<br />
1.1. Khái niệm thao tác lập luận trong chương trình Ngữ văn chưa rõ 3<br />
ràng…..<br />
1.2. Quan điểm giảng dạy của giáo viên chưa đổi mới……..... 4<br />
………………<br />
1.3. Học sinh chưa hứng thú với môn học 4<br />
……………………………………<br />
2. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN<br />
2.1. Một số khái niệm trong văn nghị 5<br />
luận…………………………………….. 5<br />
2.1.1. Khái niệm văn nghị luận <br />
……………………………………………………..<br />
2.1.2. Khái niệm lập luận trong văn nghị 5<br />
luận………………………………..<br />
2.2. Các thao tác lập luận trong văn nghị luận 6<br />
……………………………….<br />
2.3. Cách xác định các thao tác lập luận trong văn nghị 8<br />
luận………………. 8<br />
2.3.1. Bước 1: Ghi nhớ mục đích lập luận của từng thao <br />
tác…………………<br />
2.3.2. Bước 2: Xác định mục đích nghị luận của văn 9<br />
bản…………………….<br />
2.3.3. Bước 3: Tìm hiểu đối tượng tiếp 9<br />
nhận………………………………….<br />
2.3.4. Bước 4: Xác định dấu hiệu nhận biết của từng thao 11<br />
tác………………..<br />
2.3.4.1. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận giải 11<br />
thích……………………….<br />
2.3.4.2. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận phân 13<br />
tích………………………..<br />
2.3.4.3. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận chứng 15<br />
minh……………………..<br />
2.3.4.4. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận bình 17<br />
luận…………………………<br />
2.3.4.5. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận so 18<br />
sánh……………………………<br />
2.3.4.6. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận bác 19<br />
bỏ…………………………….<br />
2.3.5. Một số nhầm lẫn thường gặp của học sinh. Nguyên nhân và cách <br />
sửa 19<br />
chữa……………………………………………………………………………….<br />
2.3.5.1. Nhầm giữa thao tác lập luận so sánh với phân tích và giải 19<br />
thích………………………………………………………………………………..………<br />
2.3.5.2. Nhầm giữa thao tác lập luận phân tích với giải 21<br />
thích………………… 3<br />
2.3.5.3. Nhầm thao tác lập luận chứng minh với phân 23<br />
tích…………………….<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN <br />
I. HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN<br />
Nền giáo dục Việt Nam đang trên đà đổi mới. Trọng tâm của vấn đề đổi mới <br />
giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát <br />
triển năng lực, phẩm chất của học sinh (HS). Đây là một hướng đi đúng đắn, nâng cao <br />
vai trò của giáo dục trong nhà trường.<br />
Là một môn học công cụ quan trọng, Ngữ văn có vai trò rất lớn trong việc hình <br />
thành và phát triển năng lực cho HS. Bên cạnh đó, môn học này còn góp phần hình <br />
thành những phẩm chất tốt đẹp cho con người sau khi tham gia vào quá trình học tập. <br />
Vì vậy đổi mới môn Ngữ văn là vô cùng cần thiết. Để đáp ứng với yêu cầu dạy học <br />
môn Ngữ văn theo hướng hình thành và phát triển năng lực, cần chú ý đến việc dạy <br />
học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp, tức là tổ chức phối hợp các phân môn Văn <br />
học, Tiếng Việt và Làm văn trong các bài học, giúp HS từng bước nâng cao năng lực <br />
sử dụng tiếng Việt trong việc tiếp nhận và tạo lập các loại văn bản.<br />
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục đã có những đổi mới rõ rệt trong cấu <br />
trúc đề thi môn Ngữ văn. Năm 2008, đề thi có thêm phần nghị luận xã hội. Từ năm <br />
học 2013 – 2014, đề thi Ngữ văn bao gồm hai phần chính: phần đọc – hiểu văn bản và <br />
phần làm văn. Với cấu trúc đề thi như thế, tránh cho HS việc học tủ, học vẹt, đồng <br />
thời đánh giá được năng lực của các em một cách khách quan, trung thực. <br />
Để làm tốt phần đọc – hiểu trong đề thi, đòi hỏi HS phải nắm chắc kiến thức <br />
bộ môn. Một trong những phân môn quan trọng trong chương trình Ngữ văn là phân <br />
môn Làm văn. HS đã được rèn luyện kiến thức làm văn từ những năm THCS. Những <br />
khái niệm như phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, hay phương pháp lập luận, ... <br />
không phải là mới nhưng hình như HS không để ý tới. Vì vậy, rất nhiều HS tỏ ra <br />
hoang mang khi bắt gặp câu hỏi trong đề thi minh họa THPT Quốc gia (được Bộ Giáo <br />
dục và Đào tạo công bố vào tháng 3/ 2015). Câu hỏi như sau: Trong đoạn (1), tác giả <br />
chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?<br />
(1) Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du <br />
lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó <br />
là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một <br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ <br />
thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ?<br />
[…]<br />
(Trích Tự học một nhu cầu thời đại Nguyễn Hiến Lê, NXB Văn hóa Thông <br />
tin, Hà Nội, 2003<br />
HS thường xuyên hỏi tôi: cô chỉ cho chúng em cách thức làm thế nào phân biệt <br />
các thao tác lập luận? Căn cứ vào đâu để xác định thao tác lập luận chính trong một <br />
văn bản? Chúng em hay nhầm giữa giải thích và bình luận, chứng minh và phân tích, <br />
hay phân tích và giải thích, … Tôi nhận thấy không chỉ học sinh, mà cả giáo viên cũng <br />
lúng túng trong việc xác định chính xác các thao tác lập luận trong một văn bản. Câu <br />
hỏi làm thế nào để xác định nhanh và chính xác các thao tác lập luận trong văn <br />
bản nghị luận thường trực trong tôi kể từ đó. <br />
Để giúp HS giải quyết những thắc mắc, nhầm lẫn khi ôn tập kiến thức về các <br />
thao tác lập luận trong văn bản nghị luận, tôi quyết định bỏ thời gian, công sức và trí <br />
tuệ của mình để nghiên cứu vấn đề này. Hơn nữa, việc hiểu và vận dụng thành thạo <br />
các thao tác lập luận còn giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống, mạnh dạn bày tỏ <br />
quan điểm của mình. Đây là phẩm chất rất cần thiết của con người hiện đại. <br />
Vì những lẽ trên thôi thúc tôi nghiên cứu để tạo ra sáng kiến này, với mong <br />
muốn giúp HS xác định nhanh và chính xác nhất các thao tác lập luận trong văn bản <br />
nghị luận. Tôi tin rằng với những công sức và trí tuệ tôi đã bỏ ra để nghiên cứu, tìm <br />
tòi, sáng kiến này sẽ trở thành một tài liệu hữu dụng cho đồng nghiệp và học trò trong <br />
quá trình ôn tập, kiểm tra môn học Ngữ văn.<br />
<br />
<br />
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP.<br />
1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN.<br />
Như trên tôi đã nói, HS đã được học và rèn luyện về kiến thức phân môn Làm <br />
văn từ những năm THCS. Có lẽ vì trước đây, đề thi không bao giờ hỏi riêng về kiến <br />
thức này, nên HS không để ý, hoặc chỉ học chiếu lệ. Nhiều giáo viên dạy học Ngữ <br />
văn cũng chỉ chú trọng đến làm văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Vì vậy, <br />
mặc dù những thao tác như phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận, giải thích, bác <br />
<br />
<br />
5<br />
bỏ học sinh thường xuyên vận dụng để làm rõ một vấn đề nào đó, không chỉ trong văn <br />
chương mà cả trong cuộc sống, nhưng các em vẫn không hiểu bản chất. <br />
Vấn đề về các thao tác lập luận trong văn nghị luận chỉ thực sự được quan tâm <br />
và nghiên cứu từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương đổi mới phương pháp dạy <br />
học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực. Cho nên khi bắt tay vào nghiên cứu <br />
để tạo ra sáng kiến này, tôi gặp không ít những khó khăn. <br />
1.1. Khái niệm thao tác lập luận trong chương trình Ngữ văn chưa rõ ràng.<br />
Các thao tác lập luận trong văn nghị luận là kiến thức trọng tâm của phần Làm <br />
văn chương trình Ngữ văn lớp 11 hiện hành. Khi bắt tay vào nghiên cứu vấn đề này, <br />
tôi nhận thấy quan điểm về các thao tác lập luận của các tác giả sách giáo khoa THCS <br />
và THPT, ban cơ bản và nâng cao chưa có sự thống nhất. <br />
Theo chuẩn kiến thức kĩ năng(1) môn Ngữ văn lớp 11 cơ bản và nâng cao, các <br />
thao tác lập luận cơ bản là: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bình luận, bác <br />
bỏ. Trong đó, lớp 11, học sinh được học bốn thao tác lập luận là phân tích, so sánh, <br />
bình luận, bác bỏ. Nhưng ở THCS sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2, trang 67 gọi hai <br />
thao tác lập luận giải thích và chứng minh là phương pháp lập luận. Cụ thể phần ghi <br />
nhớ có ghi “Bài văn nghị luận nào cũng có đối tượng (hay đề tài) nghị luận, các luận <br />
điểm, luận cứ và lập luận. Các phương pháp lập luận chính thường gặp là: chứng <br />
minh, giải thích. Vậy giải thích và chứng minh là phương pháp lập luận hay thao tác <br />
lập luận?<br />
Trong Ngữ văn 10, tập 2, trang 134 phần ghi nhớ viết: “ Phân tích, tổng hợp, <br />
diễn dịch, quy nạp, so sánh là những thao tác thường gặp trong hoạt động nghị luận”. <br />
Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 1, trang 176 nhận xét “Học sinh đã được học và <br />
luyện tập tới 6 thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận, giải thích, <br />
chứng minh.” <br />
Ngữ văn 10 tập 2, nâng cao, trang 147 lại cho rằng chứng minh, giải thích, diễn <br />
dịch, quy nạp là các thao tác nghị luận.<br />
Thực tế trên cho thấy, quan điểm về các thao tác lập luận và phương pháp lập <br />
luận chưa rõ ràng. Tuy nhiên, trong các đề thi THPT Quốc gia thường xuyên xuất hiện <br />
<br />
<br />
<br />
1()<br />
Chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, 2006, tr. 35 và 76<br />
6<br />
câu hỏi để kiểm tra kiến thức này. Vì vậy, giáo viên cần có sự nhất quán trong giảng <br />
dạy, tránh để tâm lí hoang mang cho học sinh.<br />
Trên cơ sở nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu liên quan, dựa theo chuẩn <br />
kiến thức kĩ năng chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT môn Ngữ văn, sáng kiến <br />
của tôi giúp HS phân biệt 6 thao tác lập luận cơ bản: chứng minh, giải thích, phân tích, <br />
so sánh, bác bỏ, bình luận. <br />
Trong 6 thao tác lập luận trên, học sinh thường xuyên nhầm lẫn giữa các thao <br />
tác, nhất là thao tác giải thích, bình luận, phân tích. Có học sinh cho rằng: bình luận <br />
chẳng qua là sự kết hợp của hai kiểu lập luận giải thích và chứng minh. Sáng kiến <br />
của tôi giúp các em hiểu rõ vấn đề, tránh nhầm lẫn trong khi làm bài.<br />
1.2. Quan điểm giảng dạy của giáo viên chưa đổi mới.<br />
Một thực tế không thể phủ nhận là giáo viên ở ta quen với phương pháp dạy <br />
học cũ, chỉ dựa vào giảng, bình, diễn giảng. Dạy văn hầu như chỉ có một đường là <br />
“giảng”, “bình”, “luận”, “phân tích”. Dạy Tiếng Việt và Làm văn thì nặng về dạy lí <br />
thuyết, ít thực hành. Cho nên những kiến thức làm văn nhất là thao tác lập luận trong <br />
văn nghị luận, giáo viên còn mơ hồ, trong khi không có tài liệu nào ghi chép đầy đủ về <br />
những kiến thức này, cũng không có những buổi tập huấn cho giáo viên để hàm thụ <br />
thêm kiến thức. Do đó, giáo viên phải tự mày mò nghiên cứu và rút kinh nghiệm trong <br />
quá trình giảng dạy và học hỏi từ đồng nghiệp. <br />
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy nhiều giáo viên cho rằng: một thao tác lập <br />
luận được coi là chính trong văn bản khi thao tác đó được sử dụng với tần số nhiều <br />
hơn, nghĩa là đoạn văn sử dụng thao tác đó dài hơn. Đó là quan điểm sai lầm. Tôi hoàn <br />
toàn nhất trí với các tác giả viết Sách giáo viên Ngữ văn 11, tập 1, Nxb Giáo dục, ở <br />
trang 130 nhận xét: “Vị trí hay vai trò của từng thao tác trong sự kết hợp được quyết <br />
định bởi mục đích nghị luận”, “Chỉ khi đã hiểu được mục đích nghị luận, xuất phát từ <br />
mục đích nghị luận, người nghe (người đọc) mới có thể nhận ra chính xác thao tác lập <br />
luận nào là chủ yếu, thao tác lập luận nào là bổ trợ …”.<br />
Sáng kiến của tôi sẽ từng bước lí giải những quan điểm sai lầm đó.<br />
1.3. Học sinh chưa hứng thú với môn học Ngữ văn. <br />
HS hiện nay tỏ rõ thái độ coi thường môn học Ngữ văn, không hứng thú với <br />
môn học vì nhiều lẽ. <br />
<br />
7<br />
Xét về xã hội, thời đại chúng ta đang sống là thời đại khoa học công nghệ, dễ <br />
hiểu là đại đa số HS chỉ muốn học các ngành khoa học tự nhiên, kĩ thuật, kinh tế…ít <br />
có HS hứng thú học văn, bởi phần đông HS nghĩ rằng năng lực văn là năng lực tự <br />
nhiên của con người xã hội, không học vẫn biết đọc, biết nói; học văn không thiết <br />
thực. Văn có kém một chút, ra đời vẫn không sao, vẫn nói và viết được, còn không học <br />
ngoại ngữ, không học khoa học, kĩ thuật thì coi như mù kiến thức, chịu lép vế. Có thể <br />
đó là lí do làm cho đa số HS không cố gắng học ngữ văn. Rõ ràng tâm lí cá nhân, môi <br />
trường học tập, nếp sống, quan niệm sống của đông đảo dân cư đã có nhiều thay đổi. <br />
Tuy nhiên ở đây còn có vấn đề thuộc phương pháp dạy học ngữ văn, cách thức <br />
kiểm tra đánh giá học sinh. Nền giáo dục của chúng ta đang có những bước chuyển <br />
mình, đổi mới hướng vào phát triển năng lực phẩm chất của học sinh. Đó là hướng đi <br />
đúng đắn, nhưng không phải ngày một ngày hai là có thể thay đổi được. HS vẫn còn <br />
học thụ động, thiếu sáng tạo, không hứng thú, say mê.<br />
Vì vậy chúng tôi rất vất vả trong việc giảng dạy bởi những quan điểm thiên <br />
lệch không chỉ của HS mà của cả những bậc làm cha làm mẹ, và đâu đó vẫn tồn tại <br />
quan điểm coi trọng, xem nhẹ môn học trong một số giáo viên. <br />
Vượt qua tất cả những khó khăn trên tôi nỗ lực tạo ra sáng kiến này, trước hết <br />
là để củng cố kiến thức cho bản thân, sau đó giúp HS nhận diện được các thao tác lập <br />
luận trong một văn bản nghị luận một cách dễ dàng, nâng cao hiệu quả ôn tập và <br />
kiểm tra.<br />
2. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN.<br />
Muốn làm tốt bài tập xác định thao tác lập luận trong văn bản nghị luận, trước <br />
hết HS cần hiểu rõ bản chất của vấn đề lập luận trong văn nghị luận. Cụ thể, HS <br />
phải nắm chắc một số các khái niệm cơ bản về văn nghị luận.<br />
2.1. Một số khái niệm trong văn nghị luận.<br />
2.1.1. Khái niệm văn nghị luận.<br />
Văn nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt , HS được làm quen từ THCS. <br />
Dựa vào mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt của từng văn bản, mà sách giáo <br />
khoa chương trình Ngữ văn THCS hiện hành phân thành 6 kiểu loại văn bản: tự sự, <br />
miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận và điều hành. Trong đó, đặc trưng của văn <br />
nghị luận là dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận một vấn đề nào đó (chính trị, <br />
<br />
8<br />
xã hội, văn học nghệ thuật, đạo đức…). Xét theo nội dung luận bàn, văn nghị luận <br />
phân làm hai thể: văn chính luận (bàn về các vấn đề chính trị, xã hội, triết học, đạo <br />
đức), văn phê bình văn học (bàn về các vấn đề văn học nghệ thuật).<br />
Mục đích của văn nghị luận là: nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư <br />
tưởng, quan điểm nào đó. Muốn vậy, người viết phải biết trình bày ý kiến của mình <br />
và đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, nghĩa là phải biết lập luận. Vậy thế <br />
nào là lập luận?<br />
2.1.2. Khái niệm lập luận trong văn nghị luận:<br />
“Lập luận là đưa ra luận cứ (lí lẽ và bằng chứng) nhằm dẫn dắt người nghe, <br />
người đọc đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận mà kết luận đó là tư tưởng <br />
(hay quan điểm, ý kiến) của người viết(2)”<br />
Muốn việc nghị luận đạt chất lượng cao hơn, có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, <br />
khi tiến hành quá trình lập luận, đòi hỏi người viết phải tuân thủ những thao tác, tức <br />
là những việc làm đã được đúc kết thành quy trình chặt chẽ. Chứng minh, phân tích, so <br />
sánh, bác bỏ, bình luận, giải thích là những thao tác lập luận cơ bản. <br />
2.2. Các thao tác lập luận trong văn nghị luận.<br />
Như trên đã nói, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận, giải thích là <br />
những thao tác lập luận cơ bản trong một bài văn nghị luận. Các thao tác này phân biệt <br />
với nhau là bởi chúng hướng tới các mục đích khác nhau. <br />
Sau đây là bảng hệ thống, giúp HS phân biệt 6 thao tác lập luận, theo mục đích <br />
và cách thức lập luận. Đây là những kiến thức rất cơ bản mà HS đã được học trong <br />
chương trình Ngữ văn các cấp.<br />
Thao tác Mục đích lập luận Cách thức lập luận<br />
lập luận<br />
1. Giải Là làm cho người đọc Thường giải thích bằng các cách: nêu định <br />
thích hiểu rõ các tư tưởng, đạo nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối <br />
lí, phẩm chất, quan hệ, … chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các <br />
cần được giải thích nhằm mặt lợi hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề <br />
nâng cao nhận thức, trí phòng hoặc noi theo, … của hiện tượng <br />
tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, hoặc vấn đề được giải thích<br />
<br />
2()<br />
Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, 2006, trang 111<br />
9<br />
tình cảm cho con người.<br />
2. Chứng Dùng những lí lẽ, bằng Muốn chứng minh có 2 cách lập luận: nêu <br />
minh chứng chân thực đã được dẫn chứng xác thực, nêu lí lẽ<br />
thừa nhận để chứng tỏ <br />
luận điểm mới (cần được <br />
chứng minh) là đáng tin <br />
cậ y<br />
3. Phân Làm rõ đặc điểm về nội Cần chia tách đối tượng thành các yếu tố <br />
tích dung và hình thức, cấu theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.<br />
trúc và các mối quan hệ Phân tích căn cứ vào các mối quan hệ cụ <br />
bên trong, bên ngoài của thể: quan hệ nội bộ của đối tượng; quan hệ <br />
đối tượng (sự vật, hiện nguyên nhân – kết quả, kết quả nguyên <br />
tượng) nhân, quan hệ giữa đối tượng với các đối <br />
tượng liên quan; phân tích theo sự đánh giá <br />
chủ quan của người lập luận.<br />
Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng <br />
khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan <br />
hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể <br />
toàn vẹn, thống nhất.<br />
4. So sánh Làm rõ đối tượng đang Khi so sánh phải đặt đối tượng vào cùng <br />
nghiên cứu trong tương bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí <br />
quan với đối tượng khác. mới thấy được sự giống và khác nhau giữa <br />
chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan <br />
điểm của người nói (người viết)<br />
5. Bác bỏ Là dùng lí lẽ và chứng cứ Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc <br />
để gạt bỏ những quan cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra <br />
điểm, ý kiến sai lệch hoặc nguyên nhân hoặc phân tích khía cạnh sai <br />
thiếu chính xác, … từ đó lệch, thiếu chính xác,…của luận điểm, luận <br />
nêu ý kiến đúng của mình cứ, lập luận ấy.<br />
để thuyết phục người Khi bác bỏ cần tỏ thái độ khách quan đúng <br />
nghe (người đọc). mực.<br />
6. Bình Là đánh giá, bàn luận. Trình bày rõ ràng trung thực, nhưng ngắn <br />
luận Nhằm đề xuất và thuyết gọn hiện tượng (vấn đề) được bình luận<br />
10<br />
phục người đọc (người Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận <br />
nghe) tán đồng với nhận định, đánh giá của mình là xác đáng. <br />
xét, đánh giá, bàn luận của Có những lời bàn sâu rộng về chủ đề bình <br />
mình về một hiện tượng luận.<br />
(vấn đề) trong đời sống <br />
hoặc trong văn học.<br />
<br />
<br />
Bảng hệ thống cung cấp cho HS những lí thuyết cơ bản, giúp HS bước đầu <br />
hiểu về các thao tác lập luận trong văn nghị luận. Tuy nhiên nếu chỉ nắm lí thuyết mà <br />
không thường xuyên luyện tập, HS khó có thể xác định được chính xác các thao tác <br />
được sử dụng trong mỗi văn bản. Bởi vì trong một bài văn nghị luận luôn có sự kết <br />
hợp các thao tác lập luận. Vai trò, vị trí của từng thao tác lập luận được quyết định <br />
bởi mục đích nghị luận. <br />
Vậy làm thế nào HS có thể phân định một cách rạch ròi các thao tác lập luận, và <br />
vai trò của từng thao tác trong văn bản nghị luận? <br />
Qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy, tôi tự rút ra những bước làm cụ thể, mà <br />
theo tôi là rất có lợi cho HS trong quá trình làm bài tập dạng này. Trước một văn bản <br />
nghị luận, HS hãy tư duy theo các bước tôi định sẵn sau đây, chắc chắn các em sẽ có <br />
được câu trả lời nhanh và chính xác nhất.<br />
2.3. Cách xác định nhanh và chính xác các thao tác lập luận trong văn bản <br />
nghị luận.<br />
2.3.1. Bước 1: Ghi nhớ mục đích lập luận của từng thao tác.<br />
Đây là yêu cầu cần thiết, bắt buộc HS phải nắm được trước khi xác định thao <br />
tác lập luận trong văn bản.<br />
Các thao tác lập luận phân biệt với nhau là bởi chúng hướng tới các mục đích <br />
khác nhau. Mỗi thao tác có một mục đích riêng. Trong bảng hệ thống tôi đã trình bày <br />
mục đích lập luận của từng thao tác. Để HS dễ nhớ nhất, tôi nhấn mạnh vào các từ <br />
ngữ đặc trưng, và trình bày theo bảng sau: <br />
<br />
<br />
Thao tác lập luận Mục đích của từng thao tác.<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Giải thích Giảng giải, cắt nghĩa cho người ta hiểu<br />
<br />
Chứng minh Để cho người ta tin<br />
<br />
So sánh Giúp người ta nhận rõ giá trị của sự vật (hiện tượng, tư tưởng, <br />
…) này bằng cách chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa nó với <br />
một sự vật (hiện tượng, tư tưởng, …) khác.<br />
<br />
<br />
Phân tích Đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh giúp người ta hiểu một <br />
cách cặn kẽ, thấu đáo.<br />
<br />
Bác bỏ Mục đích phủ nhận, làm sáng tỏ sự thật, sáng tỏ chân lí, bảo vệ <br />
cái đúng.<br />
<br />
Bình luận Nhằm đề xuất và thuyết phục người ta nghe theo sự đánh giá, <br />
bàn bạc của người nói (người viết) về một hiện tượng hoặc <br />
vấn đề nào đó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.3.2. Bước 2: Xác định mục đích nghị luận của văn bản.<br />
Sau khi đã nắm chắc mục đích của từng thao tác, HS sẽ tiến hành xác định mục <br />
đích nghị luận của văn bản.<br />
*Mục đích của bước 2: giúp HS xác định được thao tác lập luận chính trong <br />
một văn bản. Nghĩa là văn bản nghị luận có thể vận dụng nhiều thao tác lập luận khác <br />
nhau để làm rõ vấn đề, song chỉ có một thao tác chính được xác định dựa trên mục <br />
đích nghị luận cơ bản của văn bản đó. Vì mỗi văn bản nghị luận bao giờ cũng thực <br />
hiện một mục đích nghị luận nhất định. <br />
Ví dụ: Cho văn bản nghị luận sau:<br />
“Chớ tự kiêu tự đại. Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người <br />
hay hơn mình. Mình giỏi còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu tự đại tức là thoái <br />
bộ. Sông to bể rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và <br />
sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp <br />
nhỏ. Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cái chén, cái đĩa cạn.”<br />
12<br />
(Hồ Chí Minh, “Cần kiệm liêm chính”)<br />
Văn bản trên sử dụng hai thao tác lập luận là phân tích và so sánh, bởi:<br />
Đối tượng phân tích là thái độ tự kiêu tự đại của con người. Hồ Chí Minh đã <br />
phân tích bằng cách chia tách ra hai lí do khiến người ta trở nên tự kiêu tự đại: tự kiêu <br />
tự đại là khờ dại và tự kiêu tự đại tức là thoái bộ. <br />
So sánh người tự kiêu tự đại cũng như cái chén nhỏ, cái đĩa cạn hay sông to bể <br />
rộng. <br />
Tuy nhiên, mục đích nghị luận của văn bản trên: là muốn cho người đọc hiểu <br />
một cách cặn kẽ về thái độ “tự kiêu tự đại” của con người, đó là một thói xấu, đáng <br />
phê phán, không nên có. Do đó thao tác lập luận chính là phân tích, không phải so <br />
sánh.<br />
2.3.3. Bước 3: Tìm hiểu đối tượng tiếp nhận.<br />
Thực chất của bước làm này là chúng ta phải xác định được văn bản nghị luận <br />
đó đang bàn bạc với ai? Họ là những người như thế nào (xét về thái độ, trình độ hiểu <br />
biết đối với vấn đề nghị luận)? Họ đang mong chờ gì ở cuộc bàn bạc này? <br />
Dựa vào đối tượng tham gia bàn luận, chúng ta có thể phân loại được các nhóm <br />
thao tác sau: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thao tác lập luận Đặc điểm đối tượng tiếp nhận.<br />
Nhóm 1: Giải Viết cho người chưa có hiểu biết gì về vấn đề nghị luận. <br />
thích Người viết giúp họ đi từ chỗ chưa biết đến biết, từ chỗ chưa <br />
hiểu đến hiểu. (Nghĩa là mọi đối tượng đều có thể tham gia <br />
bàn luận)<br />
Nhóm 2 Bình Viết cho người đã hiểu rất kĩ, rất quan tâm về vấn đề bàn <br />
luận luận. Điều họ mong mỏi ở người viết là có thêm ý kiến nào <br />
mới mẻ về vấn đề đó không.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Nhóm 3: Phân tích Viết cho người đã hiểu phần nào về vấn đề, có quan điểm <br />
Bác bỏ riêng nhưng chưa hiểu kĩ, chưa hiểu sâu, chưa có quan điểm <br />
So sánh chính xác về vấn đề đó.<br />
Phân tích: Người tiếp nhận khao khát được hiểu kĩ và sâu về <br />
vấn đề.<br />
So sánh: họ mong muốn thấy rõ được giá trị của sự vật (hiện <br />
tượng, …) trong mối tương quan với sự vật (hiện tượng, …) <br />
khác.<br />
Bác bỏ: Người tiếp nhận chưa có quan điểm rõ ràng, thậm chí <br />
sai lệch, họ mong muốn hiểu rõ các mặt sai – trái, hay – dở của <br />
một vấn đề để có quan điểm đúng đắn.<br />
Nhóm 4: Chứng Văn bản hướng tới những người chưa rõ, chưa tin. Yêu cầu <br />
minh người viết phải có nhiều dẫn chứng và lí lẽ xác thực.<br />
<br />
*Mục đích của bước 3:<br />
Bước làm này, giúp HS phân loại được các nhóm thao tác, hạn chế sự nhầm <br />
lẫn, giảm bớt những khó khăn trong quá trình tìm ra thao tác lập luận chính của văn <br />
bản.<br />
Quá trình tìm hiểu đối tượng tiếp nhận của văn bản, giúp HS phân biệt rõ hai <br />
thao tác lập luận là giải thích và bình luận. <br />
Ví dụ 1:<br />
“Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa <br />
người với người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có <br />
nghĩa là tô đậm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng x ử. Có con <br />
người là có cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Nhưng văn <br />
hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm <br />
diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính <br />
mình…”<br />
(Trích Văn hóa ứng xử, Nói thêm những điều cần nói, Hồ Sĩ Vịnh, Tạp chí Văn <br />
học nghệ thuật, số 332, tháng 2/2012).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Vấn đề nghị luận trong văn bản trên là văn hóa ứng xử. Một người không biết <br />
gì về khái niệm này, khi đọc văn bản cũng hiểu được thế nào là văn hóa ứng xử. Do <br />
đó thao tác lập luận của văn bản là giải thích.<br />
Ví dụ 2: <br />
“Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu <br />
tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh <br />
diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có <br />
khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc <br />
giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt <br />
bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống <br />
nòi, (…) Vì thế đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ <br />
chối sự tự do của mình (…)”<br />
(Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức – Nguyễn An Ninh)<br />
Vấn đề nghị luận của văn bản trên là bàn về vai trò, ý nghĩa của tiếng nói đối <br />
với nền độc lập của một quốc gia dân tộc. Vậy nên, người lắng nghe tác giả bàn luận <br />
cũng phải là người hiểu rất rõ về vấn đề này, nếu không họ sẽ chẳng hiểu gì. Do đó, <br />
thao tác lập luận chính ở đây không phải là giải thích. Tác giả lại là người hiểu rất <br />
sâu sắc vấn đề, còn đưa ra những ý kiến riêng nhằm tranh luận và thuyết phục người <br />
đọc. Vậy thao tác chính của văn bản trên là bình luận.<br />
2.3.4. Bước 4: Xác định dấu hiệu nhận biết của từng thao tác.<br />
Đây là bước làm quan trọng nhất giúp HS nhận diện từng thao tác lập luận. <br />
Thực tế cho thấy, HS hay nhầm lẫn các thao tác, đặc biệt là thao tác giải thích, bình <br />
luận, phân tích và chứng minh. Vì vậy các em cần nhận ra những dấu hiệu riêng để <br />
phân biệt các thao tác này.<br />
Sau đây tôi sẽ chỉ ra những dấu hiệu nhận biết cơ bản của từng thao tác. Sau đó <br />
phân tích nguyên nhân của sự nhầm lẫn và cách khắc phục cho HS.<br />
2.3.4.1. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận giải thích.<br />
Trong một bài văn nghị luận, để giải thích một vấn đề, người ta thường vận <br />
dụng các phương pháp sau:<br />
Phương pháp nêu định nghĩa (thường xuất hiện các kiểu câu có quan hệ từ <br />
“là”)<br />
15<br />
Kể ra các biểu hiện của vấn đề.<br />
So sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác.<br />
Chỉ ra các mặt lợi hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo, … <br />
của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.<br />
*Để dễ nhận biết, học sinh có thể hình dung, văn bản sử dụng thao tác lập <br />
luận giải thích thường trả lời cho các câu hỏi sau: Là gì? Thế nào? Tại sao?(Vì <br />
sao)<br />
Ví dụ 1: <br />
“Văn hóa – đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay <br />
không? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không? <br />
Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không? Tôi cho là thế. Đó <br />
có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không? Tôi cho là như vậy. Văn <br />
hóa nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm của <br />
người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hóa” <br />
(Gi. Nêru) (3) <br />
Văn bản trên chính là câu trả lời cho câu hỏi: Văn hóa là gì? Tác giả giải thích <br />
bằng cách nêu định nghĩa về văn hóa. Cách nêu định nghĩa cũng rất độc đáo, bằng <br />
việc đặt ra các câu hỏi rồi tự trả lời, vì thế người đọc rất dễ hiểu. <br />
Ví dụ 2:<br />
“Hằng ngày chúng ta thường có dịp tiếp xúc với đời sống bên ngoài, trước mắt <br />
chúng ta, loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ. Từ một ông lão già nua răng long <br />
tóc bạc, lẽ ra phải được sống trong sự chăm sóc đùm bọc của con cháu, thế mà ông <br />
lão ấy phải sống kiếp đời hành khất sống bằng của bố thí của kẻ qua đường, đến <br />
một đứa trẻ thơ, quá bé bỏng mà lại sống bằng cách đi nhặt từng mẩu bánh của <br />
người khác ăn dở, thay vì được cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ...<br />
Những hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến cho mọi người xót thương, và tìm <br />
cách giúp đỡ. Đó chính là lòng nhân đạo.”<br />
(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)<br />
Vấn đề cần giải thích ở đây là lòng nhân đạo. Văn bản trên giải thích bằng <br />
cách chỉ ra các biểu hiện của lòng nhân đạo. Đó là sự xót thương và tìm cách giúp đỡ <br />
3()<br />
Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2012, trang 21.<br />
16<br />
những con người khốn khổ trong cuộc sống. Lòng nhân đạo đã được định nghĩa một <br />
cách cụ thể qua những biểu hiện đó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ví dụ 3:<br />
“... Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún <br />
nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của <br />
cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến <br />
mãi không ngừng, nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân <br />
mình trước người khác.<br />
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc <br />
đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là <br />
những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không <br />
thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu <br />
cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.<br />
(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)<br />
Văn bản vừa định nghĩa thế nào là khiêm tốn, vừa chỉ ra nguyên nhân vì sao <br />
con người phải khiêm tốn. Đó cũng là một phương pháp giải thích trong văn nghị luận.<br />
Ví dụ 4:<br />
“Người dốt nát không phải là người không được dạy dỗ, mà họ là người không <br />
hiểu biết về chính bản thân mình. Còn người được dạy dỗ là những người xuẩn ngốc <br />
khi họ luôn phải dựa vào sách vở, dựa vào kiến thức và dựa vào những người đã <br />
truyền đạt kiến thức cho mình. Những hiểu biết chỉ xuất hiện thực sự qua sự tự biết <br />
mình. Sự tự biết mình là một ý thức về toàn bộ quá trình diễn biến tâm lí của chính <br />
bản thân mình. Do đó giáo dục chính là sự am hiểu về chính bản thân mình, bởi vì <br />
trong mỗi chúng ta luôn tụ hợp toàn bộ quá trình tồn tại”.<br />
(Lược dẫn theo J. Krishnamurti, Bạn làm gì với đời mình?)(4)<br />
Văn bản trên đối chiếu hai đối tượng trái ngược trong cuộc sống là: người dốt <br />
nát và người được dạy dỗ. Từ việc đánh giá về hai đối tượng này, tác giả cắt nghĩa <br />
thế nào là giáo dục: “Do đó giáo dục chính là sự am hiểu về chính bản thân mình, bởi <br />
<br />
4()<br />
Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 nâng cao, tập 2, NXB Hà Nội, trang 298.<br />
17<br />
vì trong mỗi chúng ta luôn tụ hợp toàn bộ quá trình tồn tại”. Như vậy, đoạn văn đã sử <br />
dụng thao tác lập luận giải thích bằng cách đối chiếu hai đối tượng.<br />
2.3.4.2. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận phân tích.<br />
Văn bản nghị luận sử dụng thao tác lập luận phân tích thường có các biểu hiện <br />
cơ bản sau: <br />
Thứ nhất: Chia nhỏ đối tượng phân tích (ý kiến, quan niệm) ra từng yếu tố <br />
theo các tiêu chí, quan hệ nhất định để tìm hiểu sâu hơn. Việc phân tích này dựa trên <br />
các mối quan hệ:<br />
+ Phân tích căn cứ vào quan hệ nội bộ của đối tượng.<br />
+ Phân tích theo các mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, quan hệ kết quả <br />
nguyên nhân<br />
+ Phân tích theo quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan.<br />
+ Phân tích theo sự đánh giá chủ quan của người lập luận.<br />
Thứ hai: Phân tích luôn kết hợp chặt chẽ với tổng hợp.<br />
Để nhận diện được thao tác lập luận phân tích, HS lần lượt xác định các vấn đề <br />
sau:<br />
1<br />
Xác định được đối tượng phân tích là gì?(Đối tượng thường được nêu ở <br />
những câu văn mở đầu đoạn, có khi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn)<br />
2 <br />
Đối tượng được phân tích theo các mối quan hệ nào?<br />
3 <br />
Xác định nội dung khái quát tổng hợp vấn đề.<br />
Ví dụ:<br />
“Từ giữa thế kỉ XX, dân số thế giới tăng với nhịp độ chưa từng thấy. Năm <br />
1950, dân số thế giới là 2.5 tỉ người và đến năm 1980, sau 30 năm đã lên tới 4,4, tỉ <br />
người, năm 1987 là 5 tỉ. Nếu cứ theo tốc độ gia tăng của những năm 80 của thế kỉ này <br />
(XX) thì đến giữa thế kỉ XXI (năm 2050), dân số thế giới sẽ đạt con số gần 9 tỉ người. <br />
Dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, <br />
mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ <br />
lương thực, thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói <br />
nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến sự suy thoái sức khỏe, giống nòi không <br />
những không phát triển mà còn dễ dàng bị thoái hóa. Dân số tăng trong khi việc làm, <br />
cơ sở sản xuất có hạn dẫn đến thiếu việc làm, thất nghiệp ngày càng tăng, dân số <br />
18<br />
tăng càng nhanh thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng, của gia đình và cá nhân sẽ <br />
giảm sút.”<br />
(Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1, Nxb Giáo dục, 2007, tr.27)<br />
Đối tượng phân tích trong văn bản trên là sự bùng nổ của dân số thế giới, <br />
được nêu ở câu văn mở đầu đoạn, và cũng được nhắc lại nhiều lần trong đoạn.<br />
Cách thức phân tích:<br />
+ Phân tích theo quan hệ nguyên nhân – kết quả: dân số tăng → ảnh hưởng rất <br />
nhiều đến đời sống của con người.<br />
+ Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng: các ảnh hưởng xấu của việc gia <br />
tăng dân số đến con người.<br />
Phân tích kết hợp chặt chẽ với tổng hợp: Dân số tăng → ảnh hưởng đến nhiều <br />
mặt cuộc sống của con người → dân số tăng càng nhanh thì chất lượng cuộc sống của <br />
cộng đồng, của gia đình và cá nhân sẽ giảm sút.<br />
2.3.4.3. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận chứng minh.<br />
Có 2 dấu hiệu cơ bản sau để xác định văn bản sử dụng thao tác lập luận chứng <br />
minh:<br />
Thứ nhất: văn bản sử dụng lí lẽ và dẫn chứng thực tế.<br />
Thứ hai: văn bản sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ. <br />
Để nhận diện thao tác này, HS phải:<br />
1 <br />
Xác định những câu văn mang luận điểm (thường ở những câu văn mở <br />
đầu)<br />
2 <br />
Chỉ ra lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng để làm rõ đối tượng. <br />
Ví dụ 1: <br />
“Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, <br />
bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? <br />
Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì ...<br />
Oan Đixnây từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng. Ông cũng nếm mùi phá <br />
sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đixnâylen.<br />
Lúc còn học phổ thông, Lui Paxtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, <br />
ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.<br />
<br />
<br />
19<br />
Lép Tônxtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hoà bình, bị <br />
đình chỉ học đại học vì "vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập".<br />
Henri Pho thất bại và cháy túi tới năm lần trước khi thành công.<br />
Ca sĩ ôpêra nổi tiếng Enricô Caruxô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và <br />
không thể nào hát được.<br />
Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ <br />
hội chỉ vì không cố gắng hết mình.”<br />
(Đừng sợ vấp ngã, Theo Trái tim có điều kì diệu)<br />
Nhan đề của bài văn thể hiện luận điểm chính: Đừng sợ vấp ngã. <br />
Những lí lẽ triển khai vấn đề:<br />
+ Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ...<br />
+ Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ <br />
hội chỉ vì không cố gắng hết mình.<br />
Để chứng minh cho luận điểm “Đừng sợ vấp ngã”, người viết còn đưa ra <br />
những dẫn chứng xác thực. Toàn là những tên tuổi lừng lẫy mà không ai không biết. <br />
Nghĩa là những sự thực dẫn ra mặc nhiên đều được thừa nhận. Điều này quyết định <br />
đến độ thuyết phục của luận điểm và cùng với lí lẽ chặt chẽ tạo nên một lập luận <br />
chứng minh hoàn chỉnh.<br />
Như vậy với văn bản Đừng sợ thất bại, người viết đã sử dụng lí lẽ và đưa ra <br />
dẫn chứng.<br />
Ví dụ 2:<br />
“Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì <br />
được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.<br />
Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ <br />
hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ <br />
sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! <br />
Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy <br />
nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.<br />
Khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh được sai lầm? Nếu bạn sợ sai <br />
thì bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn <br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc <br />
trở. Thất bại là mẹ của thành công.<br />
Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm. <br />
Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai lầm rồi thì <br />
tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường <br />
khác để tiến lên.<br />
Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số <br />
phận của mình.”<br />
(Không sợ sai lầm, Theo Hồng Diễm)<br />
Vấn đề chứng minh là: không sợ sai lầm. Để chứng minh cho luận điểm, bài <br />
viết đã triển khai những luận điểm nhỏ. Các câu mang luận điểm là:<br />
Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì <br />
được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.<br />
Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài <br />
học cho đời.<br />
Thất bại là mẹ của thành công.<br />
Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số <br />
phận của mình.<br />
Để chứng minh luận điểm, người viết còn đưa ra những lí lẽ:<br />
Không chịu mất thì cũng chẳng được gì: Một người mà lúc nào cũng sợ thất <br />
bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt <br />
đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn <br />
sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ!<br />
Khó tránh được sai lầm trên con đường bước vào tương lai: Nếu bạn sợ sai thì <br />
bạn chẳng dám làm gì. Người khác bảo bạn sai chưa chắc bạn đã sai, vì tiêu chuẩn <br />
đúng sai khác nhau. Lúc đó bạn chớ ngừng tay, mà cứ tiếp tục làm, dù cho có gặp trắc <br />
trở.<br />
Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút <br />
kinh nghiệm: Tất nhiên bạn không phải là người liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm <br />
sai lầm. Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người phạm sai lầm thì chán nản. Có kẻ sai <br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
lầm rồi tiếp tục sai lầm thêm. Nhưng có người biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con <br />
đường khác để tiến lên.<br />
Như vậy bài viết Không sợ sai lầm, người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ.<br />
2.3.4.4. Dấu hiệu nhận biết thao tác lập luận bình luận.<br />
Một văn bản bình luận phải đề xuất được ý kiến (tức là bày tỏ suy nghĩ, thái độ <br />
về vấn đề nghị luận) và bảo vệ quan điểm riêng của mình về vấn đề đó. Có thể tiến <br />
hành theo các cách sau:<br />
+ Đứng hẳn về một phía, ủng hộ phía mình cho là đúng và bác bỏ phía mà mình <br />
chắc chắn là