SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HÀNH TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
A - PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
I - Lý do chọn đề tài:<br />
<br />
Nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học là cung cấp những kiến thức 1 cách toàn<br />
diện cho học sinh . Mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ,<br />
cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vụ cho cuộc sống, học tập và sinh<br />
hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao.<br />
<br />
Được phân công dạy lớp 5, qua 1 thời gian giảng dạy tôi thấy học sinh của mình<br />
rất cố gắng học tập, đặc biệt là môn Tiếng Việt. Thực tế khi học đến từ loại Tiếng Việt thì<br />
nhiều em còn lúng túng. Với suy nghĩ: " làm thế nào để học sinh nắm chắc kiến thức này<br />
và tự tin trong học tập ?" nên tôi đã quyết định chọn đề tài: "Hướng dẫn học sinh thực hành<br />
về từ loại Tiếng Việt"<br />
<br />
II - Mục đích - phương pháp nghiên cứu:<br />
<br />
Để giúp cho chúng ta thấy rõ vị trí quan trọng của từ loại Tiếng Việt<br />
<br />
Để giúp học sinh tiếp thu bài giảng 1 cách nhẹ nhàng, khắc sâu kiến<br />
thức về từ loại<br />
<br />
* Qua sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, phương pháp giảng dạy phân môn và<br />
khảo sát thực tế để tìm ra cách giải quyết vấn đề nêu trên.<br />
B - PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
I - Vị trí<br />
<br />
Từ là đơn vị cơ bản của Tiếng Việt, có nghĩa và dùng để đặt câu.Từ do tiếng tạo<br />
thành.<br />
<br />
Nếu từ chia theo cấu tạo thì là từ đơn, từ ghép hay từ láy.<br />
<br />
Nếu từ chia theo từ loại thì là danh từ, động từ, tính từ...<br />
<br />
Nắm dược điều này các em hiểu rõ nghĩa của từ, phân biệt được và có kiến thức để<br />
tìm các phụ từ như Định ngữ, Bổ ngữ...<br />
<br />
II - Cơ sở lí luận và thực tiễn:<br />
<br />
Do không phân định đúng ranh giới của từ mà học sinh xác định từ<br />
loại sai.<br />
<br />
Nhiều em không nmắm được thuật ngữ "từ loại" nên không hiểu đúng<br />
yêu cầu của bài tập.<br />
<br />
khi xác định từ loại học sinh còn gặp khó khăn trong những trường<br />
hợp mà nghĩa của từ hoặc dấu hiệu hình thức không rõ ràng.<br />
<br />
Thời gian luyện tập, số tiết luyện tập về từ loại Tiếng Việt còn chưa<br />
được nhiều<br />
<br />
III - Quá trình thực hiện :<br />
<br />
Biện pháp giúp học sinh nắm chắc lí thuyết về từ loại:<br />
<br />
1. Danh từ:<br />
a. Danh từ là từ chỉ người, sự vật, hiện tượng.<br />
<br />
Ví dụ:<br />
<br />
Chỉ người: Anh , chị. học sinh...<br />
<br />
Chỉ vật: Nhà, bàn, ghế, cây, Hà Nội...<br />
<br />
Chỉ hiện tượng: Gió, bão, hoà bình...<br />
<br />
b. Muốn biết một từ có phải là danh từ không thì cần phải thử xem:<br />
<br />
Thêm vào trước nó một từ chỉ số lượng (một, hai, vài, những,các...)<br />
xem có được không, nếu được thì đó là một danh từ.<br />
<br />
Ví dụ: Hai học sinh<br />
<br />
Thêm vào sau nó một từ chỉ trỏ (nay, ấy, kia, đó...) xem có được<br />
không nếu được thì đó là một danh từ.<br />
<br />
Ví dụ: Học sinh ấy<br />
<br />
c. Danh từ có nhiều loại: phân biệt danh từ chung với danh từ<br />
riêng:.Danh từ chung: là tên gọi chung của một loại sự vật.<br />
<br />
VD: Học sinh, công nhân, thành phố...<br />
<br />
1. Danh từ riêng: là tên gọi riêng của một loại sự vật.<br />
<br />
VD: Võ Thị Sáu, núi Trường Sơn...<br />
<br />
phân biệt danh từ cụ thể với danh từ trừu tượng<br />
2. Danh từ cụ thể: chỉ những sự vật mà ta có thể nhận ra được bằng giác quan<br />
(nhìn, nghe,ngửi, thấy, đếm được...)<br />
<br />
VD: Nhà, tủ ...<br />
<br />
3. Danh từ trừu tượng: chỉ những sự vật mà ta nhận ra được bằng suy nghĩ<br />
chứ không phải bằng các giác quan.<br />
<br />
VD: Niềm vui, đạo đức, thái độ...<br />
<br />
d.Trong câu, danh từ (Đứng một mình hoặc kèm theo các từ phụ thuộc) có thể<br />
làm nhiều chức vụ khác nhau: Làm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ.<br />
<br />
2. Động từ:<br />
<br />
a. Động từ chỉ hoạt động hay trạng thái của người, sự vật.<br />
<br />
VD: Ngủ, chạy...<br />
<br />
b. Có hai loại động từ:<br />
<br />
4. Động từ chỉ trạng thái, hoạt động do người hay sự vật thực hiện, không ảnh<br />
hưởng tới người hay sự vật khác gọi là động từ nội động.<br />
<br />
VD: Em bé ngủ.<br />
<br />
5. Động từ chỉ hoạt động của người hay sự vật thực hiện có ảnh hưởng đến<br />
người hay sự vật khác gọi là động từ ngoại động<br />
<br />
VD: Bác nông dân đang gặt lúa.<br />
<br />
Các động từ: có, là, bị, được...<br />
<br />
6. Động từ "bị"và "được" chỉ trạng thái tiếp thu<br />
7. Động từ "có" chỉ trạng thái tồn tại hặc sở hữu<br />
<br />
8. Động từ "là" chỉ được dùng trong câu giới thiệu , nhận xét, đánh giá.<br />
<br />
3.Tính từ:<br />
<br />
a. Tính từ là từ chỉ tính chất của người, loài vật, đồ vật, cây cối như: màu sắc, hình<br />
thể, khối lượng, kích thước, dung lượng, phẩm chất...<br />
<br />
Ví dụ : - Xanh, đỏ, xanh biếc, đỏ thắm (chỉ màu sắc)<br />
<br />
9. Vuông, tròn, thon (chỉ hình thể)<br />
<br />
10. To, nhỏ,dài, ngắn...(chỉ kích thước)<br />
<br />
11. Nặng,nhẹ, nhiều, ít...(chỉ khối lượng, dung lượng)<br />
<br />
12. Tốt, xấu, thông minh...(chỉ phẩm chất)<br />
<br />
b. Có hai loại tính từ:<br />
<br />
-Tính từ chỉ tính chất chung, không có mức độ:<br />
<br />
Ví dụ: Xanh, đỏ, dài, tốt...<br />
<br />
13. Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ hoặc có tác dụng gợi tả hình ảnh,<br />
cảm xúc.<br />
<br />
Ví dụ: Xanh biếc, gầy nhom, chi chít...<br />
<br />
4. Đại từ:<br />
<br />
a. Đại từ dung để thay thế cho danh từ,động từ hoặc tính từ trong câu.<br />
Ví dụ: Cú chẳng có tổ,nó phai sống trong những hốc cây tăm tối,<br />
<br />
b.Trong giao tiếp người ta có thể dùng đại từ để xưng hô. Đó là đại từ chỉ ngôi. các<br />
đại từ chỉ ngôi thường dùng là :<br />
<br />
Ngôi thứ nhất: Tôi, chúng tôi, tao, chúng tao<br />
<br />
Ngôi thứ hai : mày , chúng mày…<br />
<br />
Ngôi thứ ba : nó, chúng nó …<br />
<br />
* Danh từ chỉ người cùng thường được dùng trong xưng hô như đại từ chỉ ngôi.<br />
<br />
VD: anh , chị , ông , bà<br />
<br />
5. Số từ – Phó từ – Từ chỉ quan hệ – Từ cảm<br />
<br />
a. Số từ là từ chỉ số lượng hoặc thứ tự.<br />
<br />
- Chỉ số lượng : một , hai , vài , dăm…<br />
<br />
- Chỉ thứ tự : thứ hai , thứ tư…<br />
<br />
b. Phó từ : là những từ đi kèm danh từ, động từ , tính từ để bổ sung một số ý nghĩa<br />
cho các từ ấy.<br />
<br />
VD: các môn học, rất giỏi, đẹp lắm , khoảng bốn mươI kg<br />
<br />
PT PT PT PT<br />
<br />
c. Từ chỉ quan hệ (quan hệ từ , từ nối)<br />
<br />
Từ chỉ quan hệ là từ dùng để nối các từ trong câu, các vế câu trong một câu<br />
ghép …<br />
VD: Nam và Bình đi học<br />
<br />
Nam lười học nên bạn bị điểm kém.<br />
<br />
d. Từ cảm dùng làm dấu hiệu cho các cảm xúc, tình cảm. tháI độ hoặc<br />
mục đích của người nói , người viết . VD: ôI, ạ, dạ , vâng , nhé , nhỉ<br />
<br />
14. Các từ gọi hộ : ôI , hỡi , này , thưa…<br />
<br />
15. Các từ đáp lời : vâng , dạ, bẩm , ừ…<br />
<br />
16. Các từ cảm thán : ôI , chao ôI, ai chà, ối , ối giờ ơi…<br />
<br />
17. Các từ làm dấu hiệu cho mục đích , tháI độ khi nói hoặc viết : hả , hử , nào ,<br />
đI , thôI, cơ , kia mà…<br />
<br />
Biện pháp 2: Đang thực hành từ loại<br />
<br />
Để học sinh nắm vững lý thuyết giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp dạy<br />
học có hiệu quả (Đặc biệt tiết ôn tập cần lập bảng ôn tập từ loại để học sinh có sự phân biệt<br />
rõ các từ loại đã học ). Để học sinh được ôn luyện kiểm tra,thử thách kiến thứcvề từ loại, kĩ<br />
năng xác định và sử dụng đúng từ loại , giáo viên cần áp dụng các bài tập sau đây :<br />
<br />
1. Dạng thu nhất:<br />
<br />
* Xác định từ loại cho từ<br />
<br />
Kiểu 1: Cho sẵn các từ, yêu cầu học sinh xác định từ loại của các từ đó.<br />
<br />
VD: Xác định từ loại của các từ sau: niềm vui, vui tươI, vui chơI, tình yêu ,<br />
yêu thương, đáng yêu.<br />
Để xác định từ loại của những từ này, ta xét ý nghĩa (chỉ đối tượng , chỉ hành<br />
động hay chỉ tính chất) cũng như thử các khả năng kết hợp của chúng.Có thể nói :<br />
<br />
- những niềm vui - rất yêu thương<br />
<br />
- hãy vui chơI - tình yêu ấy<br />
<br />
- hãy yêu thương - rất đáng yêu<br />
<br />
Sau đó học sinh trình bày:<br />
<br />
DT ĐT TT<br />
<br />
Niềm vui vui chơI vui tươi<br />
<br />
Tình yêu yêu thương đáng yêu<br />
<br />
Kiểu 2: Xác định từ loại trong đợn thơ văn có sẵn:<br />
<br />
VD: Xác định đọng từ , danh từ , tính từ trong hai câu thơ của Bác Hô:<br />
<br />
“ Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay<br />
<br />
Vượn hót chim kêu suỗt cả ngày”<br />
<br />
ở bàI tập này , học sinh cần phảI xác định danh giứo các từ rồi<br />
xét ý nghĩa và các khả năng kết hợp của từ rồi xếp<br />
<br />
18. danh từ : cảnh , rừng , Việt Bắc, vượn , chim , ngày<br />
<br />
19. động từ: hót, kêu<br />
<br />
20. tính từ : hay<br />
2. Dạng thứ hai :<br />
<br />
Muốn cho học sinh xác định từ loại chính xác và khắc phục việc phân định danh<br />
giới của từ không chính xác, ta đưa ra bàI tập mà học sinh còn hay nhầm để các em sửa.<br />
<br />
VD: Tìm tính từ trong khổ thơ sau:<br />
<br />
Việt Nam đẹp khắp trăm miền,<br />
<br />
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.<br />
<br />
Xóm làng , đồng ruộng , rừng cây,<br />
<br />
Non cao gió dựng , sông đầy nắng chang<br />
<br />
Xum xuê xoàI biếc . cam vàng<br />
<br />
Dừa nghiêng , cau thửng , hàng hàng nắng soi.<br />
<br />
* ở bàI tập này học sinh xác định các tính từ : đẹp , cao, đầy , xum xuê, nghiêng ,<br />
thẳng một cách dễ dàng. Khi xét đến : “trời riêng” , “xoàI biếc”, “nắng chang”các em lúng<br />
túng không biết đây là một tù hay hai từ nên nhiều em xác định từ loại sai. Vậy giáo viên<br />
phảI củng cố và khắc sâu kiến thức này: chỉ cho các em biết đây là hai từ đơn và các tính từ<br />
là “riêng” “biếc” “chang”.<br />
<br />
3. Dạng thú ba :<br />
<br />
Khắ phục khó kăhn của học sinh khi xác định từ loại trong những trường hợp mà<br />
nghĩa hoặc dấu hiệu hình thứ từ loại không rõ ta có thể cho học sinh làm dạng bàI tập:<br />
<br />
VD: Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ sau:<br />
<br />
ĐI ngược , về xuôi<br />
Nước chảy , đá mòn<br />
<br />
Các từ loại học sinh xác định nhanh và rõ ràng chính xác là “đI,về”động từ , “nước<br />
,đá” là danh từ. Nhưng các từ “ngược”, “xuôI”, “ mòn” các em lúng túng và hay xép các từ<br />
này vào loại tính từ. Vậy giáo viên phảI phân tích ý nghĩa của từ và hướng dẫn học sinh<br />
xếp từ “ngược” “xuôI” là chỉ vùng núivà vùng đồng bằng nên xếp các từ này là danh từ.<br />
Còn từ “mòn” là động từ chú không phảI là tính từ.<br />
<br />
Lưu ý: ở dạng này học sinh có thể cho thêm một số ví dụ để xác định từ loại.<br />
<br />
4. Dạng thứ tư:<br />
<br />
Khắc sâu thuật ngữ “từ loại” ta cho học sinh làm dạng từ loại sau:<br />
<br />
Ví dụ: Cho các từ sau: núi đồi , rực rỡ, chen chúc, vườn , dụi dàng, ngọt , thành phố,<br />
ăn, đánh đập. Hãy xếp những từ trên thành các nhóm theo hai cách:<br />
<br />
a, Dựa vào cấu tạo (từ đơn, từ ghép , từ láy)<br />
<br />
b, Dựa vào từ loại ( danh từ , động từ, tính từ)<br />
<br />
* ở bàI tập này học sinh phảI củng cố về kiến thức thế nào là chia từ theo cấu tạo và<br />
thế nào là chia từ theo tù loại. Các em sẽ dễ dàng làm được.<br />
<br />
- Nếu xếp theo cấu tạo từ, ta sẽ xếp như sau:<br />
<br />
+ Từ đơn : vườn , ăn , ngọt<br />
<br />
+ Từ ghép: núi đồi , thành phố , đánh đập<br />
<br />
+ Từ láy: rực rỡ, dịu dàng , chen chúc<br />
<br />
-Nếu xếp theo từ loại, ta sẽ xếp như sau:<br />
+ Danh từ : núi đồi, thành phố, vườn<br />
<br />
+ Động từ : chen chúc, đánh đập , ăn<br />
<br />
+ Tính từ : rực rỡ, dịu dàng, ngọt.<br />
<br />
5. Dạng thứ năm:<br />
<br />
Chuyển từ loại theo một kiểu cấu tạo nào đó<br />
<br />
Ví dụ 1: Xác định từ loại của các từ sau: - vui,buồn, đau khổ, đẹp<br />
<br />
- niềm vui , nỗi buồn, cáI đẹp , sự đau khổ<br />
<br />
* ở bàI tập này , học sinh phảI nắm được các từ “ vui , buồn , đau khổ” là các động<br />
từ chỉ trạng thái. Còn từ “đẹp” là tính từ.<br />
<br />
PhảI nắm được quy tắc cấu tạo từ: sự, cuộc , nỗi , niềm đI kèm với động từ<br />
hoặc tính từ thì tạo thành một danh từ mới. Đó là các danh từ trừu tượng “niềm vui”, “ nỗi<br />
buồn”, “sự đau khổ”, “ cáI đẹp”<br />
<br />
Ví dụ 2:<br />
<br />
“ Sầu riêng thơm mùi thom của mít chín quyện với hương bưởi , béo cáI béo của<br />
trứng gà, ngọt cáI ngọt cảu mật ong già hạn”<br />
<br />
a) Hãy tìm các tính từ có trong câu văn.<br />
<br />
b) Nhận xét các từ loại: cáI béo, mùi thơm<br />
<br />
* ở bàI tập này học sinh cần vận dụngkiến thức về quy tắc cấu tạo từ và ý nghĩa của<br />
từ để xác định từ loại và tìm được các tính từ trong bàI là : “ thơm”<br />
<br />
“béo”, “ ngọt”, “già”<br />
Nhờ có sự kết hợp từ : cáI béo, mùi thơm… là các danh từ.<br />
<br />
6. Dạng thứ sáu:<br />
<br />
Tuỳ trong avưn cảnh mà từ loại cũng có thể thay đổi.<br />
<br />
Ví dụ : Xác định từ loại của từ “ danh dự” trong câu văn sau:<br />
<br />
“ Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự<br />
đứng trang nghiêm”<br />
<br />
*ở bài tập này học sinh phảI dựa vào ý nghĩa cảu từ trong văn cảnh.<br />
<br />
- Từ “danh dự” vốn là danh từ<br />
<br />
-Trong câu văn: Từ được sử dạng để chỉ đặc điểm nên ta xếp từ “ danh dự”<br />
vào từ loịa là tính từ.<br />
<br />
7. Dạng thứ bảy:<br />
<br />
Thay thế danh từ bằng đại từ chỉ ngôi.<br />
<br />
Ví dụ : Thay thế danh từ bằng đại từ chỉ ngôI thích hợp để câu văn không bị lặp.<br />
<br />
a) Một con quạ khát nước , con quạ tìm thấy một cáI lọ.<br />
<br />
b) Tấm đI qua cầu , Tấm vô ý đánh rơI chiếc giày xuống nước.<br />
<br />
* Học sinh phảI có nhận xét danh từ được lặp lại. – ở câu a là “ con quạ”<br />
<br />
- ở câu b là Tấm<br />
<br />
Việc lặp từ làm cho câu văn không hay vậy ta có thể thay các danh từ bị lặp lại đó<br />
bằng các đại từ thích hợp. Từ “ con quạ” có thể thay bằng đại từ “nó”<br />
Từ “ Tấm” có thể thay bằng từ “nàng”<br />
<br />
8.Dạng thứ tám:<br />
<br />
Xác định chức vụ ngữ pháp của một từ loại khi nó đứng ở những vị trí khác nhau.<br />
Ví dụ : Xác định từ loại của từ thật thà và chỉ rõ nó giữ chức vụ ngữ pháp trong câu.<br />
<br />
a) Bạn Hà rất thật thà<br />
<br />
b) Tính thật thà của bạn Hà khiến ai cũng mến.<br />
<br />
c) Bạn Hà ăn nói thật thà dễ nghe.<br />
<br />
d) Thật thà là phẩm chất đẹp đẽ của bạn Hà.<br />
<br />
ở bàI tập này , học sinh dựa vào ý nghĩa của từ để xác định “thật thà”<br />
là tính từ<br />
<br />
21. ở câu a: từ giữ chức vụ vị ngữ<br />
<br />
22. ở câu b: từ giữ chức vụ định ngữ<br />
<br />
23. ở câu c: từ giữ chức vụ bổ ngữ<br />
<br />
24. ở câu d: từ giữ chức vụ chủ ngữ<br />
<br />
9. Dạng thứ 9:<br />
<br />
Học sinh biết vận dụng từ loại để đặt câu.<br />
<br />
Ví dụ : Đặt một câu có tính từ làm vị ngữ và một câu ó tính từ làm định ngữ.<br />
<br />
ở bàI tập này học sinh phảI nắm vững kiến thức về từ loại và kiến thứ<br />
đặt câu và có thể đặt như sau<br />
- Anh bộ đội rất dũng cảm<br />
<br />
VN<br />
<br />
25. Bạn Hà có chiếc cặp mới<br />
<br />
ĐN<br />
<br />
10. Dạng thứ mười:<br />
<br />
Tổ chức các trò chơI để củng cố kiến thức từ loại.<br />
<br />
1_ Trò chơI thứ nhất : “ Ai nhanh , ai đúng”<br />
<br />
a- Chuẩn bị: Các băng giấy có ghi sẵn từ.<br />
<br />
Hai bảng phụ có kẻ sẵn 3 cột : Danh từ , Động từ . Tính từ.<br />
<br />
b- Cách tiến hành: Chọn hai đội chơI, mỗi đội có 5 em, xếp hai hàng.<br />
<br />
Đặt tên cho hai đội. Mỗi em sẽ nhặt một băng giấyvà gắn vào cột từ loại. Đội<br />
nào nhanh chính xác sẽ thắng. Các em khắc ổ vũ cho hai đội chơi.<br />
<br />
* Mục đích của trò chơi: củng cố kiến thứ từ loại, rèn tư duy nhanh.<br />
<br />
2- Trò chơI thứ hai:<br />
<br />
VD1: “ Điền danh từ”<br />
<br />
a-Chuẩn bị hai bảng phụ có chép sẵn và các băng giấy có ghi các danh từ cần điền :<br />
con diều , con sóng, con tàu , con thuyền, con mắt.<br />
<br />
Các dòng thơ được chép sẵn trên bảng phụ:<br />
……… cưỡi sóng ra khơi<br />
<br />
……… chao lượn ngang trời hè vui<br />
<br />
……… dừng lại sân gafdg<br />
<br />
Đầy vơi………… hiền hoà dòng sông<br />
<br />
……… của sổ tam hồn.<br />
<br />
b- Cách tiến hành:<br />
<br />
Chọn 5 em một đội và có 2 đội thi. Nếu đội nào gắn các danh từ đúng và<br />
nhanh sẽ thắng.<br />
<br />
* Mục đích: Luyện điền nhanh danh từ dựa vào ýư nghĩa của câu thơ.<br />
<br />
VD2: “ Điền động từ”<br />
<br />
a) Chuẩn bị<br />
<br />
- Các động từ được ghi sẵn vào các băng giấy : vỗ , tha , nhuộm , đánh thức ,<br />
dậy, rải.<br />
<br />
- Ghi vào 2 bảng phụ hoặc 2 tờ giấy to đoạn thơ:<br />
<br />
“ Tiếng chim ……. lá cành<br />
<br />
Tiếng chim …… chồi xanh … cùng<br />
<br />
Tiếng chim …… cánh bầy ong<br />
<br />
Tiếng chim …… nắng … đồng vàng thơm”<br />
b) Cách tiến hành: Chọn 2 đội chơI , mỗi đội có 4 học sinh. Mỗi học sinh điền một<br />
dòng thơ cho đúng. Sau đó mỗi đội cử một bạn đọc diễn cảm đoạn thơ, biết nhấn mạnh vào<br />
các động từ vùa điền. Tính điểm mỗi đội có 2 phần :<br />
<br />
- Điền nhanh , đúng<br />
<br />
- Đọc thơ hay<br />
<br />
* Mục đích của trò chơi: Luyện tập sử dụng động từ đúng chỗ nhằm hoàn thiện nội<br />
dung đoạn thơ gợi tả tiếng chim buổi sớm và cản nhận được cách dùng từ sinh động trong<br />
đoạn thơ hay.<br />
<br />
VD3: “ Điền tính từ”<br />
<br />
a) Chuẩn bị:<br />
<br />
- Ghi các tính từ chỉ màu trắng ra các băng giấy: trắng phau,<br />
trắng bệch, trắng xoá , trắng hồng, trắng nõn, trắng bạc.<br />
<br />
- Viết các câu có chỗ trống trên bảng phụ.<br />
<br />
Giáo viên gắn các từ nhưng sai ý nghĩa vào chỗ trống ( 2 bảng gắn các từ<br />
khác nhau)<br />
<br />
b) Cách tiến hành:<br />
<br />
Chọn 2 đội chơI , mỗi đội có 6 em .<br />
<br />
Mỗi em lên sửa lại một câu. Nếu còn thời gian các em vẫn liên tiếp lên<br />
sửa<br />
<br />
lại cho đến khi hết giờ.<br />
Đáp án:<br />
<br />
Tuyết rơI trắng xoá một màu<br />
<br />
Vườn chim chiều xế trắng phau cánh ò<br />
<br />
Da trắng bệch _ người ốm o<br />
<br />
Bé khoẻ đôI má non tơ trắng hồng<br />
<br />
Sơn len trắng nõn như bông<br />
<br />
Làn mây trắng xoá bồng bềnh trời xanh.<br />
<br />
Mục đích: Luyện cách dùng tính từ chỉ màu trắng với các sắc độ khác nhau<br />
có tác dụng gợi tả. Làm giàu vốn từ chỉ màu trắng thường dùng trong các đoạn văn miêu tả.<br />
<br />
IV. Kết quả thực hiện:<br />
<br />
Qua việc cung cấp kiến thức cơ bản về từ loại và ho học sinh thực hành các<br />
dạng bàI tập về xác định và sử dụng từ loại đối với họ sinh lớp 5 , tôI nhận thấy:<br />
<br />
1. Học sinh đã nắm vững về thuật ngữ từ loại.<br />
<br />
2. Phân biệt các từ loại cơ bản: danh từ, động từ, tính từ nhanh , chính<br />
xác.<br />
<br />
3. Biết sử dụng các từ loại trong câu văn đúng chỗ.<br />
<br />
4. Tự tin , hào hứng khi họ đến phần này.<br />
<br />
5. Kết quả môn học được nâng cao.<br />
C. Phần kết luận:<br />
<br />
Lớp 5 là lớp cuối cấp của bậc tiểu học. Vì vậy các em cần có kiến thức<br />
<br />
Vững chắc về từ loại Tiếng Việt để có thể học tốt ở trung học cơ sở. Là một<br />
<br />
giáo viên tiểu học, tôI đã lưu ý nghiên cứu nội dung và phương pháp truyền<br />
<br />
thụ, có một hệ thống các bàI tập giúp học sinh thực hành để củng cố kiến thức này.<br />
Đặc biệt luôn phảI lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích các em tìm tòi và tự rút ra<br />
những kết luận cho mình.Có như vậy, các em mới nhớ kỹ, nhớ lâu những kiến thức mới<br />
khám phá. Đặc biệt , tôI rất chú ý thời điểm và thời lượng tung ra các dạng bàI tập phù hợp<br />
và tổ chức các trò chơI phù hợp. Vì vậy nên bước đầu có những kết quả trong giảng dậy<br />
Tiếng Việt.<br />
Do thời gian và trình độ còn hạn chế . Vì vậy không tránh khỏi còn có thiếu<br />
sót.<br />
<br />
TôI rất mong được sự đóng góp ý kiến của ban lãnh đạo, các bạn đồng<br />
nghiệp.<br />
<br />
TôI xin chân thành cảm ơn !<br />