Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang <br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I.1. Lí do chọn đề tài 2<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu<br />
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
II.1. Cơ sở lí luận<br />
II.2.Thực trạng<br />
a. Thuận lợi khó khăn<br />
b. Thành công hạn chế<br />
c. Mặt mạnh mặt yếu<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên<br />
cứu<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
III.1. Kết luận<br />
III.2.Kiến nghị<br />
<br />
<br />
<br />
Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng <br />
dạy<br />
1<br />
Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
I.1. Lí do chon đề tài<br />
Công nghệ thông tin từ lâu đã trở thành một công cụ đắc lực phục vụ cho <br />
cuộc sống của con người. Phong trào ứng dụng công nghệ thông tin đã thổi một <br />
luồng sinh khí mới và góp một phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới phương <br />
pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học <br />
sinh. Giáo án, bài giảng điện tử do đó đã không còn xa lạ mà dần trở thành <br />
người bạn thân thiết của giáo viên trong mỗi tiết học. <br />
Phong trào này càng sôi nổi hơn khi những năm học vừa qua ngành Giáo <br />
dục và Đào tạo Đắk Lăk thường xuyên tổ chức các cuộc thi thiết kế Bài giảng <br />
điện tử. Trong cuộc thi này không cho phép sử dụng phần mềm quen thuộc <br />
Microsoft Power Point, mà ưu tiên việc sử dụng các phần mềm mới. Một trong <br />
những phần mềm được phép và khuyến khích sử dụng là Lecture maker.<br />
Là một giáo viên trực tiếp tham gia thiết kế giáo án điện tử với letture <br />
maker, tôi nhận thấy phần mềm này rất hữu ích, có giao diện thân thiện, đẹp <br />
mắt, có tính năng tương tác cao, nó cho phép chèn được nhiều định dạng file như <br />
powerpoint, web, Flast, video, hình ảnh,... Tuy nhiên khi mới bắt đầu làm quen <br />
với nó, tôi đã gặp không ít khó khăn. Chính vì vậy tôi đã đi sâu nghiên cứu, tìm <br />
hiểu về phần mềm này nhằm khai thác nó một cách có hiệu quả phục vụ cho <br />
các hoạt động giảng dạy của mình. <br />
I.2. Mục đích nghiên cứu<br />
Tổng hợp những kinh nghiệm thực tế qua quá trình sử dụng phần mềm <br />
Letture Maker, tìm ra giải pháp cũng như cách thức tiếp cận phần mềm một <br />
cách đơn giản và hiệu quả nhằm giúp giáo viên dễ dàng làm quen và sử dụng <br />
phần mềm này trong quá trình soạn giáo án cũng như lên lớp.<br />
Chia sẻ những kinh nghiệm để soạn một giáo án điện tử phù hợp với tiết <br />
dạy trên lớp nhằm phát huy hiệu quả của việc sử dụng máy chiếu trong dạy <br />
học.<br />
<br />
<br />
Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng <br />
dạy<br />
2<br />
Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Phần mềm soạn giáo án Letture Maker.<br />
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên cứu cách thức thiết kế giáo án điện tử bằng phần mềm <br />
Letture Maker trong phạm vi trường tiểu học.<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành nhiều phương pháp khác nhau như:<br />
Sắp xếp các buổi tự học, tự tìm hiểu về phần mềm Letture Maker, cách <br />
thiết kế giáo án điện tử (GAĐT) bằng Letture Maker cũng như các kĩ năng sử <br />
dụng máy vi tính cho bản thân.<br />
Thiết kế và giảng dạy một số bài giảng, giáo án bằng phần mềm Letture <br />
Maker, ghi nhận những đóng góp từ bạn bè, đồng nghiệp để đúc rút thêm kinh <br />
nghiệm.<br />
Thăm dò phản ứng từ học sinh sau các tiết học bằng GAĐT, đánh giá chất <br />
lượng tiết học để nắm được chất lượng thực tế.<br />
Tham gia các buổi tập huấn, chuyên đề về thiết kế giáo án điện tử bằng <br />
Letture Maker để học hỏi kinh nghiệm.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
II.1. Cơ sở lí luận<br />
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học nhằm góp <br />
phần đổi mới phương pháp dạy học đang được toàn ngành giáo dục quan tâm và <br />
đã trở thành một phong trào sôi nổi. Nó chính là cơ sở và nguồn động lực mạnh <br />
mẽ để thúc đẩy việc tìm hiểu về các phần mềm thiết kế giáo án, bài giảng điện <br />
tử. Trong đó Letture maker được khuyến khích và ưu tiên sử dụng vì nó là phần <br />
mềm soạn thảo bài giảng đa phương tiện tương thích với chuẩn SCOM để tạo <br />
bài giảng ELearning cho các hệ thống học tập trực tuyến, góp phần xây <br />
dựng xã hội học tập.<br />
Đặc biệt khi khảo sát thực tế, đa số học sinh cảm thấy có hứng thú và học <br />
tập tích cực hơn trong các tiết học có sử dụng giáo án điện tử. Đó là lí do quan <br />
trọng nhất khuyến khích giáo viên tìm hiểu và đầu tư dạy học với các phần <br />
mềm hỗ trợ giảng dạy. <br />
Các tài liệu hướng dẫn soạn giáo án trên Letture Maker và các kiến thức có <br />
được sau các đợt tập huấn của ngành cũng là cơ sở không thể thiếu để hoàn <br />
thành đề tài.<br />
II.2. Thực trạng<br />
<br />
Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng <br />
dạy<br />
3<br />
Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
a) Thuận lợi, khó khăn <br />
Việc sử dụng hệ thống máy chiếu phục vụ giảng dạy, mạng Internet được <br />
tương đối phổ biến là một điều kiện rất thuận lợi để giáo viên soạn và giảng <br />
dạy bằng giáo án điện tử.<br />
Letture Maker là một phần mềm mới được cập nhật và đang được ưu tiên <br />
sử dụng rộng rãi nên việc tìm kiếm các tài liệu liên quan rất phong phú, đa dạng <br />
và cụ thể, nếu gõ “Phần mền soạn giáo án Letture Maker” trên Google sẽ có <br />
khoảng 45.000 kết quả (0,40 giây). <br />
Việc tham gia các chuyên đề cấp trường về việc hướng dẫn soạn giáo án <br />
bằng phần mềm Letture Maker, trao đổi cùng các đồng nghiệp cũng giúp tôi tích <br />
lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân.<br />
Tuy nhiên ở phần mềm này, các hiệu ứng sử dụng chưa đa dạng cũng gây <br />
khó khăn cho việc thiết kế các trò chơi cũng như việc đa dạng hóa các hình thức <br />
dạy trong một tiết học ở tiểu học. <br />
Việc soạn giáo án điện tử thường mất nhiều thời gian, đồng thời đòi hỏi <br />
giáo viên cần có một lượng kiến thức nhất định về công nghệ thông tin, do đó <br />
đòi hỏi phải tự trau dồi, học hỏi và có một niềm đam mê nhất định với lĩnh vực <br />
này.<br />
b) Thành công, hạn chế<br />
Thành công lớn nhất là đã tổng hợp lại được các kinh nghiệm của bản thân <br />
từ đó chia sẻ và trao đổi với bạn bè đồng nghiệp. Điều này khiến việc sử dụng <br />
phần mềm Letter maker được lan rộng và hiệu quả hơn.<br />
Bên cạnh đó cơ sở vật chất của lớp học cũng như việc lắp đặt hệ thống <br />
máy chiếu di động mỗi lần sử dụng còn mất nhiều thời gian nên bản thân cũng <br />
như đồng nghiệp còn hạn chế soạn và dạy thực tế bằng máy chiếu, do đó việc <br />
sử dụng phần mềm trên thực tế còn ít.<br />
c) Mặt mạnh, mặt yếu<br />
Đề tài đã chỉ ra được một số lỗi thường mắc phải khi soạn bài giảng điện <br />
tử từ đó đưa ra được một số giải pháp cụ thể.<br />
Ngoài ra trong đề tài còn chia sẻ các kinh nghiệm trong việc thiết kế các trò <br />
chơi dạy học trên phần mềm Letture Maker cũng như đã cung cấp thêm một số <br />
thông tin về các phần mềm hỗ trợ khác để soạn giáo án điện tử đươc thuận lợi <br />
hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng <br />
dạy<br />
4<br />
Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
Trong đề tài này tôi cũng chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc sử dụng và <br />
kết hợp các loại hiệu ứng của phần mềm Letture Maker để tạo nên một giáo an <br />
đa dạng và hấp dẫn học sinh.<br />
Khó khăn lớn nhất đó là phần mềm này chưa thực sự phổ biến, đa phần <br />
mọi người chỉ sử dụng khi soạn bài giảng để tham gia các cuộc thi còn khi soạn <br />
bài để dạy vẫn sử dụng phần mềm Microsoft Power point nên việc trao đổi kinh <br />
nghiệm còn hạn chế. Hơn nữa tôi cũng không phải là giáo viên tin học, việc sử <br />
dụng phần mềm này đa phần là các kiến thức từ học qua mạng Internet và trao <br />
đổi với bạn bè do đó chưa được thực sự phong phú và bài bản mà còn cần bổ <br />
sung thêm nhiều.<br />
d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
Việc ưu tiên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường, <br />
cùng với sự quan tâm của các nhà trường trong việc trang bị hệ thông máy <br />
chiếu, bảng thông minh, ... các cuộc thi, chuyên đề các cấp về thiết kế bài <br />
giảng điện tử là một nguồn động lực không nhỏ giúp phong trào soạn giảng <br />
bằng giáo án điện tử được đẩy mạnh và lan rộng.<br />
Nguồn tài liệu vô cùng phong phú đặc biệt là trên Internet giúp việc từ <br />
học của giáo viên dễ dàng hơn bao giờ hết.<br />
Tình yêu nghề, sự say mê học hỏi của giáo viên cũng là một nguyên nhân <br />
không nhỏ.Tuy nhiên nhiều giáo viên còn e dè trong việc thiêt kế, sử dụng giáo <br />
án điện tử khiến nó trở thành một việc khó khăn.<br />
Việc lắp đặt hệ thống máy chiếu mỗi lần sử dụng GA ĐT để giảng dạy <br />
còn mất nhiều thời gian khiến giáo viên chưa thực sự hứng thú với việc này.<br />
e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra <br />
Trong đề tài này, tôi không đưa ra các hướng dẫn khai thác và sử dụng phần <br />
mềm Letture Maker, mà nội dung chính của nó là các kinh nghiệm xử lí một số <br />
khó khăn giáo viên thường gặp phải khi soạn giảng với phần mềm này. Bởi lẽ, <br />
Letture Maker không phải là một phần mềm quá mới mẻ, hơn nữa tài liệu <br />
hướng dẫn sử dụng LM có rất nhiều, không chỉ trong các đợt tập huấn chuyên <br />
môn mà Internet cũng cung cấp một cách vô cùng phong phú. Các thầy cô có thể <br />
tham khảo một số địa chỉ uy tín trên Internet như: tailieu.vn, violet.vn, <br />
Trungcapdaklak.edu.vn,... đều có các tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm <br />
Letture Maker.<br />
Trong các tài liệu này, chúng ta sẽ được hướng dẫn tương đối chi tiết cụ <br />
thể các thao tác cần thiết để soạn một giáo án điện tử, như:<br />
<br />
Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng <br />
dạy<br />
5<br />
Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
Cách thiết kế bố cục trình bày đồng nhất cho bài giảng<br />
Cách đưa nội dung đã có trên Powerpoint, web,... vào bài giảng<br />
Cách đưa nội dung vào bài giảng bằng các công cụ soạn thảo<br />
Cách đưa câu hỏi tương tác vào bài giảng<br />
Cách đưa video minh họa vào bài giảng<br />
Cách thực hiện đồng bộ nội dung bài giảng với video<br />
Các cách kết xuất bài giảng<br />
Tuy nhiên trong thực tế, khi soạn bài, còn phát sinh rất nhiều khó khăn cần <br />
phải giải quyết mà các tài liêu chưa đưa ra. Bởi mặc dù có nhiều ưu điểm song <br />
phần mềm letture maker lại có rất ít các hiệu ứng do đó người soạn sẽ gặp phải <br />
không ít khó khăn như:<br />
Làm cách nào để các hiệu ứng trong một slide không lần lượt chạy ra cùng <br />
một lúc? <br />
Làm cách nào để thiết kế một bài giảng ít slide nhất nhưng vẫn đảm bảo <br />
nội dung bài ?<br />
Làm cách nào để tạo liên tiếp các hiệu ứng trong một slide mà khi hiệu ứng <br />
sau xuất hiện không thì còn hiệu ứng phía trước? <br />
Có thể thiết lập chế độ chạy tự động trong letture maker được không?<br />
Làm thế nào để thiết kế được các trò chơi trong letture maker?<br />
Cách tạo menu cho một bài giảng như thế nào?<br />
Đó là những câu hỏi mà tôi đã phải tự đặt ra cho mình khi bắt đầu soạn <br />
giáo án với letture maker. Qua nhiều nguồn thông tin khác nhau khác nhau như <br />
mạng internet, trao đổi với bạn bè đồng nghiệp, các tích lũy thực tế của bản <br />
thân, tôi đã lần lượt trả lời cho mình từng câu hỏi đó. Và đó cũng chính là những <br />
lưu ý rất hữu ích cho mọi người mà tôi sẽ trình bày trong đề tài.<br />
II. 3. Giải pháp, biện pháp<br />
a) Mục tiêu<br />
Nhằm nâng cao kiến thức tin học cho bản thân<br />
Tổng hợp và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân trong việc thiết kế giáo án <br />
điện tử với bạn bè đồng nghiệp.<br />
Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo phương pháp dạy học mới.<br />
<br />
b) Nội dung và cách thưc hiện các giải pháp, biện pháp <br />
*Giải pháp 1: Cần hiểu rõ mục đích sử dụng của giáo án để có những <br />
định hướng phù hợp<br />
<br />
Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng <br />
dạy<br />
6<br />
Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
Việc xác định đúng mục tiêu sử dụng của giáo án đang soạn là một nhiệm <br />
vụ quan trọng để chúng ta thiết kế nội dung của giáo án. Vì vậy trước khi soạn, <br />
giáo viên cần định hướng rõ giáo án đang soạn là bài giảng điện tử hay giáo án <br />
trên máy tính để phục vụ một tiết học (giáo án điện tử).<br />
Nếu là Bài giảng điện tử, nó đòi hỏi phải có đầy đủ nội dung thông tin của <br />
bài học, hình ảnh và lời giảng của giáo viên để người học có thể tự học ở mọi <br />
lúc mọi nơi mà không cần sự hỗ trợ trực tiếp của người dạy.<br />
Còn nếu là một giáo án điện tử thì nó yêu cầu chúng ta cần chắt lọc thông <br />
tin phù hợp, đảm bảo đúng tiến trình tiết học trên lớp.<br />
*Giải pháp 2: Xây dựng một ý tưởng tổng thể cho giáo án<br />
Còn gọi là bộ khung của giáo án hay các bước chính khi lên lớp của giáo <br />
viên. Dù là bài giảng hay giáo án thì đây cũng là một bước hết sức quan trọng.<br />
Trong bước này giáo viên không nhất thiết phải soạn toàn bộ một giáo án <br />
đầy đủ trên giấy mà đây là bước mà giáo viên sẽ nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, <br />
tài liệu hướng dẫn để vạch ra những hoạt động chính của tiết dạy.<br />
Công việc này giúp chúng ta hình dung được toàn bộ các bước lên lớp của <br />
bài dạy, sắp xếp chúng một cách hợp lí sao cho bài dạy đạt hiệu quả cao nhất. <br />
Đây là bước thể hiện rõ năng lực chuyên môn cũng như kinh nghiệm giảng dạy <br />
của người giáo viên. Ý tưởng có rõ ràng, cụ thể, sáng tạo thì giáo án mới có chất <br />
lượng, mang lại hiệu quả cao cho người học.<br />
*Giải pháp 3: Lựa chọn kiến thức trình chiếu<br />
Mục đích của việc dạy bằng giáo án trình chiếu là nhằm nâng cao hiệu quả <br />
của tiết học, giúp học sinh có thêm hứng thú học tập, vì vậy giáo viên cần lựa <br />
chọn những chi tiết nào cần thể hiện trên máy chiếu, chi tiết nào cần sự tương <br />
tác trực tiếp giữa cô và trò để tiết học có hiệu quả. Việc lạm dụng máy chiếu <br />
cũng là một bất cập khiến quá trình dạy học giảm hiệu quả, phản tác dụng.<br />
Nếu là một bài giảng điện tử, đòi hỏi chúng ta phải đưa được toàn bộ nội <br />
dung của bài dạy vào trong giáo án và có những hướng dẫn cụ thể bằng lời <br />
giảng hoặc chữ viết. Cách đưa ra như thế nào lại phụ thuộc vào ý tưởng lên lớp <br />
của mỗi giáo viên.<br />
Còn đối với một giáo án điện tử, chúng ta cần có sự chắt lọc thông tin cho <br />
phù hợp. Nhiều giáo viên quá sa đà vào việc trình chiếu, đưa quá nhiều nội dung <br />
không thực sự cần thiết dẫn đến không đảm bảo thời gian cho tiết học, gây <br />
loãng thông tin khiến kiến thức trọng tâm của bài không được khắc sâu.<br />
<br />
<br />
<br />
Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng <br />
dạy<br />
7<br />
Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
Theo kinh nghiệm của tôi, trong một tiết học thông thường chỉ cần đưa lên <br />
máy chiếu các hình ảnh minh họa, các video, các câu hỏi, lệnh, nội dung chính <br />
của từng hoạt động, nội dung bài và các trò chơi củng cố. Chúng ta nên hạn chế <br />
tối đa việc đưa các lời giảng của giáo viên vào trong giáo án điện tử.<br />
*Giải pháp 4: Tìm kiếm tài liệu cho bài giảng<br />
Hiện nay tư liệu minh họa cho nội dung của các bài học có rất nhiều trên <br />
Internet. Trên Google chúng ta chỉ cần gõ các từ khóa thích hợp là sẽ có hàng <br />
loạt những tài liệu liên quan. Đến đây chỉ cần lưu ý một chút chúng ta sẽ lựa <br />
chọn và lấy về được tài liệu phù hợp. Điều này cũng đòi hỏi giáo viên phải <br />
luyện cho mình kĩ năng sử dụng máy tính, tìm và tải tài liệu. Đồng thời cũng cần <br />
chú ý đến tính đồng nhất, tính thẩm mĩ, khoa học của các tài liệu.<br />
Ngoài ra chúng ta cũng có thể tận dụng những giáo án điện tử đã soạn sẵn <br />
trên phần mềm Power Point để đưa vào giáo án thông qua thao tác Insert / Import <br />
Document / PowerPoint.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
*Giải pháp 5: Một số điểm cần lưu ý trong Letture maker<br />
Lệnh dừng Pause<br />
Lệnh dừng pause là một chức năng có vai trò quan trọng trong việc thiết kế <br />
giáo án trên phần mềm Letture Maker. Bởi lẽ trong Letture Maker, các hiệu ứng <br />
nếu không có lệnh dừng sẽ chạy ra lần lượt cùng một lúc.<br />
Lệnh pause được sử dụng sau mỗi hiệu ứng mà ta muốn dừng việc chạy tự <br />
động.<br />
Ví dụ:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng <br />
dạy<br />
8<br />
Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Để tạo một lệnh dừng chúng ta nhấp chuột vào Control Pause, xuất <br />
hiện cửa sổ PausePen:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trong cửa sổ PausePen: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng <br />
dạy<br />
9<br />
Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Proceed when clicked by Key or Mouse : chạy hiệu ứng khi được kích <br />
chuột<br />
Time Standby : chạy hiệu ứng sau một số giây, trong ô Proceed after the <br />
seconds chúng ta sẽ cài đặt số giây để hiệu ứng tiếp theo chạy ra.<br />
Như vậy nếu muốn hiệu ứng tiếp theo chạy ra sau mỗi lần kích chuột thì <br />
chúng ta chọn Control Pause Proceed when clicked by Key or Mouse.<br />
Nếu muốn mặc định sẵn thời gian để hiệu ứng tiếp theo tự động chạy ra <br />
thì chúng ta chọn Control Pause Time Standby. Sau đó ta sẽ chọn số giây <br />
cần cài đặt trong ô Proceed after the seconds.<br />
Hiệu ứng Hide Object<br />
Đây là hiệu ứng giúp chúng ta có thể làm ẩn hiện các câu hỏi, câu trả lời. <br />
Hiệu ứng này khá cần thiết, giúp bài giảng linh hoạt hơn, ngắn gọn hơn và nó <br />
còn giúp ích rất nhiều cho việc thiết kế các hoạt động trò chơi học tập. Với <br />
hiệu ứng Hide object người dạy có thể hoàn toàn chủ động trong việc trình <br />
chiếu hay không trình chiếu các hiệu ứng, mặc dù bài giảng đã thiêt kế từ trước. <br />
Cách tạo hiệu ứng như sau hỏi Kích chuột phải vào nó và chọn Hide <br />
Object:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng <br />
dạy<br />
10<br />
Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lúc này xuất hiện một hộp thoại Hide Object. Trong ô Hide Name ta đặt tên <br />
cho câu hỏi, ví dụ ở trên tôi đặt là hoi1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiếp theo ta tạo một button lệnh để điều khiển textbox hoi1 xuất hiện khi <br />
trình chiếu. Các bước làm như sau: <br />
Trên thanh menu, ta chọn Insert Button General Button<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng <br />
dạy<br />
11<br />
Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
Trên màn hình xuất hiện một dấu + ta rê dấu cộng vẽ thành một nút lênh <br />
trên màn hình, kích chuột phái vào nút lệnh này, chọn Object property <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lúc này xuất hiện hộp thoại Object property, ta sẽ lựa chọn các chế độ cho <br />
phù hợp:<br />
<br />
<br />
Đặt tên cho nút lệnh <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
kích vào mũi tên, chọn chế độ Show hiden object<br />
Kích vào đây, chọn đúng tên đối tượng cần hiện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tương tự trên:<br />
Tạo một textbox chứa nội dung trả lời tương ứng với câu hỏi, đặt thuộc <br />
tính ẩn Hide Object với tên liên quan. <br />
<br />
Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng <br />
dạy<br />
12<br />
Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
Tạo nút lệnh hiện câu trả lời. (trong ví dụ là TL1)<br />
Khi trình chiếu màn hình sẽ có dạng như sau: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khi kích vào nút lệnh H1 màn hình sẽ xuất hiện:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Muốn hiện câu trả lời, ta kích vào nút TL1, màn hình sẽ xuất hiện:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng <br />
dạy<br />
13<br />
Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lưu ý để câu trả lời che khuất phần câu hỏi, khi viết câu trả lời ta cần <br />
chọn chế độ home no fill cho texbox trả lời.<br />
Textbox trắng<br />
Trong phần mềm Letture maker do không có phần hiệu ứng biến mất, do <br />
đó muốn xuất hiện nhiều textbox trong một slide mà không cần phải chuyển <br />
slide chúng ta cần tạo ra những textbox trắng. <br />
Textbox trắng được tạo ra bằng cách bôi trắng một textbox thông thường <br />
như sau: Chọn textbox, vào menu Home Draw Nofill<br />
Ví dụ: trong bài trên tôi muốn textbox trả lời xuất hiện sau và mất đi câu <br />
hỏi lúc đầu, tôi cần làm như sau: chọn textbox trả lời, vào Home Draw <br />
Nofill. <br />
Như thế khi trình chiếu, sau khi xuất hiện, textbox trả lời sẽ che kín toàn <br />
bộ câu hỏi đã xuất hiện trước nó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng <br />
dạy<br />
14<br />
Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
<br />
Thiết lập chế độ chạy tự động trong Letture Maker<br />
Khi trình chiếu các bài giảng điện tử, muốn cho các slide chạy ra tự động <br />
thì mỗi khi kết thúc các hiệu ứng trong một slide chúng ta làm như sau: Vào <br />
menu Control Goto SlideGo to the next slideOK<br />
Nếu muốn mặc đinh thời gian dừng giữa các slide thì chúng ta sẽ tạo một <br />
lệnh Pause ngay trước lệnh Go to Slide.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thiết kế các trò chơi trong Letture Maker<br />
Đối với một tiết dạy ở tiểu học, trò chơi đóng một vai trò tích cực trong <br />
việc tạo nên sự hào hứng phấn khởi, sự tập trung chú ý cũng như củng cố kiến <br />
thức bài học cho học sinh. Tùy vào mục tiêu và cách tổ chức dạy học của giáo <br />
viên mà trò chơi có thể ở đầu, giữa hoặc cuối tiết học, tuy nhiên hầu hết các <br />
tiết học đều nên tổ chức các trò chơi. <br />
Trong phần mềm letter maker, không có nhiều dạng trò chơi như trong <br />
violet, Power Point nhưng dựa vào các hiệu ứng và các phần ứng dụng của nó, <br />
chúng ta hoàn toàn có thể thiết kế được các trò chơi phù hợp.<br />
Ví dụ:<br />
Trò chơi Rung chuông vàng<br />
+ Luật chơi: Giáo viên đưa ra câu hỏi trên màn hình, học sinh viết các câu <br />
trả lời vào bảng con trong một khoảng thời gian ngắn (5 đến 20 giây).<br />
+ Cách thiết kế trò chơi: dựa vào phần câu hỏi tương tác, giáo viên có thể <br />
đưa ra các câu hỏi dạng trắc nghiệm hoặc trả lời nhanh theo chủ đề của trò <br />
chơi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng <br />
dạy<br />
15<br />
Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
Trò chơi Ô số bí mật : Trò chơi này tôi thường dùng để củng cố bài học<br />
+ Luật chơi: GV đưa ra một bảng gồm nhiều ô số, trong mỗi ô số là một <br />
câu hỏi, nhiệm vụ của người chơi là lựa chọn ô số và trả lời câu hỏi mà ô số đó <br />
mở ra. Mỗi câu trả lời đúng thì ô số sẽ mất đi để lộ một phần của đáp án. Nếu <br />
lần lượt trả lời được hết các ô số, người chơi sẽ thấy được đáp án cuối cùng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Cách thiết kế trò chơi: Dùng hiệu ứng Hide Object<br />
Dùng chức năng Paint của máy tính cắt phần đáp án cuối bài cần <br />
trình chiếu thành 4 phần bằng nhau. Sau đó ghép chúng lại thành <br />
một đáp án như ban đầu, đặt tên lần lượt là: trả lời 1, trả lời 2, trả <br />
lời 3,trả lời 4.<br />
Lập 4 textbox ghi câu hỏi cần giải đáp, độ rộng của mỗi textbox <br />
bằng với nội dung mỗi phần của đáp án. Đặt tên lần lượt cho các <br />
textbox là Hỏi 1, hỏi 2, hỏi 3, hỏi 4.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lập 4 textbox, tô màu cho chúng và ghép lên trên 4 câu hỏi cho kín <br />
như hình trên.<br />
Lập 8 button lệnh để điều khiển các textbox hỏi và trả lời. Ta nên <br />
chọn màu của các button trùng với màu của ô số mà nó điều khiển <br />
để tránh nhầm lẫn khi trình chiếu.<br />
<br />
Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng <br />
dạy<br />
16<br />
Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
Khi trình chiếu, nếu học sinh chọn ô số 1, ta nhấp vào button H1, khi học <br />
sinh trả lời đúng câu hỏi, ta nhấp button TL1 thì màn hình sẽ hiện lên như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trong trò chơi này học sinh có thể lựa chọn các ô số bất kì không cần chú <br />
ý đến trình tự câu hỏi.<br />
Để trò chơi thêm hấp dẫn thì ta có thể chèn thêm âm thanh mỗi khi học <br />
sinh lật được một ô số.<br />
Thiết kế menu cho bài soạn<br />
Trong phần mềm Letture maker có thể thiết kế menu cho các bài giảng. <br />
Nhờ có menu khi trình chiếu ta có thể lựa chọn một slide bất kì nào mà mình <br />
muốn. Có nhiều giáo viên thường chọn cách thiết kế bài soạn với các slide tự <br />
do, cách này giúp ta có thể đưa tùy thích các kiểu giao diện mình mong muốn <br />
một cách phong phú. Tuy nhiên khi giảng dạy, việc thiết kế menu giúp giáo viên <br />
có thể chủ động hơn trong khi thực hiện các bước dạy của mình<br />
Để có thể tạo menu cho bài soạn thì ta cần soạn theo kiểu thiết kế kịch <br />
bản trước trong Slide Master để quản lí nội dung bài giảng bởi Slide Master và <br />
đảm bảo tính toàn vẹn cho bài soạn. Đặc biệt cần kiểm tra kĩ các liên kết giữa <br />
Menu và Slide trước khi đóng gói.<br />
<br />
Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng <br />
dạy<br />
17<br />
Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
*Giải pháp 6: Sử dụng thêm các phần mềm hỗ trợ khi thiết kế giáo <br />
án<br />
Khi thiết kế giáo án bằng phần mềm Letter maker, chúng ta có thể sử dụng <br />
chức năng thu âm trực tiếp Insert/ record sound cho mỗi slide. Tuy nhiên để chất <br />
lượng âm thanh đảm bảo hơn cũng như để chỉnh sửa, cắt ghép âm thanh dễ <br />
dàng hơn tôi thường sử dụng các phần mềm hỗ trợ như phần mềm thu âm, cắt <br />
video, quay phim, ...<br />
Một lưu ý quan trọng trong Letture Maker đó là các bài soạn chỉ chạy trên <br />
những máy tính có cài đặt phần mềm hoặc chạy khi đã đóng gói với đuôi exe. <br />
c) Điều kiện để thực hiện: <br />
Giáo án điện tử là một giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy <br />
học, giúp giờ học sinh động, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên nó đòi hỏi người giáo viên <br />
ngoài những hiểu biết chuyên môn phải trau dồi cho mình thêm những kiến thức <br />
về tin học cơ bản nhất như:<br />
Những kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính<br />
Những kiến thức cơ bản về phần mềm thiết kế giáo án Letter maker<br />
Kĩ năng tìm kiếm, lựa chọn, chắt lọc thông tin.<br />
Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, cắt ghép file âm <br />
thanh, video,… đơn giản.<br />
Có thể sử dụng microphone, máy quay phim nhỏ,…<br />
Mặc dù không phải giáo án điện tử nào cũng bắt buộc phải sử dụng đến <br />
tất cả những kĩ năng trên nhưng chúng thực sự có ích và là trợ thủ đắc lực để <br />
giáo viên có thể thiết kế được một giáo án hấp dẫn, hiệu quả.<br />
d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các giải pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để thiết kế được <br />
một giáo án điện tử hoàn chỉnh, có chất lượng đòi hỏi người giáo viên phải nắm <br />
được mục điachs sử dụng của giáo án, có ý tưởng rõ ràng, cụ thể. Dựa vào đó <br />
tích cực tìm kiếm các tài liệu liên quan, sắp xếp chúng một cách khoa học, đảm <br />
bảo tính thẩm mĩ. <br />
Khi đã sử dụng phần mềm Letture maker để thiết kế, thì giáo viên không <br />
thể không quan tâm đến việc điều chỉnh thời điểm xuất hiện của các hiệu ứng, <br />
việc chuyển tiếp giữa các slide hay bố cục trình bày của slide,... do đó những <br />
điểm lưu ý của để tài cũng có một vai trò quan trọng.<br />
Để tạo điểm nhấn cho bài dạy, cũng như tăng hiệu quả của tiết dạy, thu <br />
hút sự chú ý của học sinh tiểu học thì trò chơi là một phần rất hữu ích. Một số <br />
<br />
Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng <br />
dạy<br />
18<br />
Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
trò chơi được giới thiệu ở đây khá đơn giản và dễ thực hiện, hơn nữa từ những <br />
trò chơi này ta chỉ cần biến đổi một chút cũng có thể tạo ra nhiều trò chơi khác <br />
phù hợp với bài học và hấp dẫn học sinh hơn.<br />
Ngoài ra sau khi soạn bài, giáo viên cũng cần kiểm tra lại việc liên kết giữa <br />
các menu và slide để không gặp trục trặc khi trình chiếu.<br />
Nếu chú ý và giải quyết được tất cả các vấn đề trên, chắc chắn rằng bạn <br />
sẽ có được một giáo án phục vụ tốt cho việc giảng dạy của mình.<br />
e) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Sau khi áp dụng các kinh nghiệm trên trong thực tế, tôi nhận thấy việc <br />
soạn giảng với phần mềm Letture Maker của bản thân cũng như bạn bè đồng <br />
nghiệp đã thu được nhiều kết quả khá khả quan. Không chỉ trong các cuộc thi <br />
thiết kế bài giảng điện tử do PGD&ĐT tổ chức mà trong các tiết dạy, thao <br />
giảng, thi giáo viên dạy giỏi nhiều giáo viên đã mạnh dạn thay thế Power point <br />
bằng Letture maker để soạn bài. Nhờ thường xuyên trao đổi thông tin cũng như <br />
tích lũy kinh nghiệm, các giáo án, bài giảng ngày càng có chất lượng tốt hơn và <br />
được bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao. <br />
II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu<br />
Qua việc khảo nghiệm thực tế, tôi nhận thấy, về cơ bản đề tài đã giải <br />
quyết được những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu khi giáo viên mới sử dụng Letture <br />
maker để soạn giảng. Những kiến thức cơ bản về phần mềm như cách tao <br />
slide, tạo hiệu ứng, cách đưa thông tin vào bài giảng,.. là những kiến thức không <br />
thể thiếu khi thiết kế giáo án điện tử. Song nếu không chịu khó tìm tòi, học hỏi <br />
các thủ thuật, kết hợp linh hoạt các chức năng của phần mềm thì giáo viên khó <br />
có thể thiết kế được một giáo án hay, nhịp nhàng, thể hiện được hết các ý <br />
tưởng như mong muốn. Đó chính là điều mà đề tài tập trung giải quyết và chia <br />
sẻ.<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
III.1. Kết luận<br />
Giáo án, bài giảng điện tử là một giải pháp tích cực hưởng ứng phong trào <br />
ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Do đó <br />
việc tìm hiểu và sử dụng các phần mềm để hỗ trợ giảng dạy, đặc biệt là những <br />
phần mềm mới như Letture maker là việc làm cần thiết đối với mỗi giáo viên.<br />
Qua quá trình sử dụng tôi nhận thấy phần mềm này khá đơn giản, dễ sử <br />
dụng và chúng ta hoàn toàn có thể khai thác, kết hợp các chức năng của nó để <br />
<br />
Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng <br />
dạy<br />
19<br />
Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
hoàn thành ý tưởng của bài dạy. Chỉ cần có niềm đam mê học hỏi, yêu thích <br />
công việc thì ai cũng có thể sử dụng phần mềm này một cách có hiệu quả.<br />
Là một giáo viên tiểu học, với vốn hiểu biết ít ỏi của mình về công nghệ <br />
thông tin, tôi mong rằng những chia sẻ của mình sẽ thực sự giúp ích được cho <br />
bạn bè đồng nghiệp khi sử dụng phần mềm này. Đồng thời tôi cũng mong sẽ <br />
nhận được nhiều ý kiến góp ý, trao đổi để việc khai thác, sử dụng nó ngày càng <br />
có hiệu quả hơn, phục vụ đắc lực cho công tác dạy học cũng như góp một phần <br />
nhỏ bé vào công cuộc xây dựng xã hội học tập.<br />
III.2. Kiến nghị<br />
Để nâng cao hơn nữa chất lượng các giáo án, bài giảng điện tử thì phong <br />
trào này cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa. Cụ thể đối với các nhà trường, <br />
cần đầu tư nhiều hơn cho việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ dạy <br />
học như phòng máy chiếu, hệ thống điện,... cũng như tổ chức trao đổi thông tin, <br />
chia sẻ, hướng dẫn lẫn nhau giữa các giáo viên. <br />
Quan trọng nhất đó là bản thân mỗi giáo viên cần quan tâm hơn nữa tới <br />
việc sử dụng các thiết bị dạy học, chịu khó cập nhật, học hỏi để nâng cao kĩ <br />
năng sử dụng máy vi tính từ đó khai thác, sử dụng có hiệu quả hơn các phần <br />
mềm dạy học.<br />
Người viết <br />
<br />
<br />
Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng <br />
dạy<br />
20<br />
Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng <br />
dạy<br />
21<br />
Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
.......................................................................................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng <br />
dạy<br />
22<br />
Trường Tiểu học Tây Phong – Giáo viên Phạm Thị Thu Cúc<br />
<br />
.......................................................................................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................................................................................<br />
....................................................................................................................................................................................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Letture Maker trong soạn giáo án điện tử và giảng <br />
dạy<br />
23<br />