intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5

Chia sẻ: Trần Thị Tan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

60
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 5. Giúp học sinh có năng khiếu về môn Tiếng Việt phát huy được năng lực và tính sáng tạo của mình. Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5

  1. === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 === MỤC LỤC I. Phần mở đầu ………………………………………………. Trang 2 I.1. Lí do chọn đề tài…………………………………………. Trang 2 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài……………………........... Trang 2 I.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………… Trang 2 I.4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………… Trang 2 I.5. Phương pháp nghiên cứu……………………………… Trang 2 II. Phần nội dung…………………………………………….. Trang 2 II.1. Cơ sở lí luận…………………………………………… Trang 2 II.2. Thực trạng………………………………………………. Trang 3 II.3. Giải pháp, biện pháp…………………………………… Trang 6 II.4.  Kết quả  thu được qua khảo nghiệm, giá trị  khoa học  Trang 17 của vấn đề nghiên cứu III. Phần kết luận, kiến nghị………………………………… Trang 18 III.1. Kết luận………………………………………………… Trang 18 III.2. Kiến nghị……………………………………………….. Trang 18 Tài liệu tham khảo ………………………………………….. Trang 19 I. Phần mở đầu I.1. Lí do chọn đề tài ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông   Ana========== 1
  2. === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 === Cấp tiểu học là cấp học nền tảng, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có  năng khiếu  ở tiểu học là nền móng cho chiến lược đào tạo người tài của đất  nước. Bồi dưỡng học sinh giỏi tạo ra môi trường, sự tác động bổ sung từ bên  ngoài để giúp học sinh hoàn thiện tri thức, phát huy hơn nữa những năng lực,   năng khiếu của mình.  Vậy làm thế  nào để  giúp những học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu   yêu thích tìm tòi, khám phá những kiến thức, kĩ năng nâng cao nhằm phát huy   được năng lực, tính sáng tạo của mình mà không cảm thấy quá tải, mệt mỏi và  căng thẳng? Tìm lời giải đáp cho những thắc mắc này là nỗi băn khoăn, trăn   trở  của tôi và rất nhiều đồng nghiệp khác. Với mong muốn góp phần bồi  dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài:  “Một   số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5”  để cùng  trao đổi với các đồng chí, đồng nghiệp.  I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài * Mục tiêu: Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 5. Giúp học sinh có năng khiếu về môn Tiếng Việt phát huy được năng lực   và và tính sáng tạo của mình. Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân. * Nhiệm vụ: Nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh Tiểu học. Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy học, từ  đó tìm ra biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu thông qua việc giảng dạy   các phân môn của môn Tiếng Việt, thông qua một số hoạt động ngoài giờ  lên  lớp. Nghiên cứu tài liệu để hướng dẫn, định hướng cho học sinh năng khiếu  môn Tiếng Việt phát huy khả năng tự  học của mình qua việc tìm tòi và khám  phá những tri thức mới. I.3. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 5B, năm học  2014 ­2015, trường Tiểu học Krông Ana. I.4. Phạm vi nghiên cứu Một số biện pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tiếng   Việt 5. I.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chủ yếu là khảo sát, nắm bắt tình tình thực tiễn và đúc rút  kinh nghiệm giảng dạy hằng năm để tìm ta giải pháp chung. II. Phần nội dung II.1. Cơ sở lí luận ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông   Ana========== 2
  3. === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 === Tiếng Việt là một môn học quan trọng đối với bậc Tiểu học. Qua môn  học này giúp học sinh biết đọc thông viết thạo, biết sử dụng từ ngữ một cách   chuẩn xác và có kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những  kiến thức của môn học Tiếng Việt là tiền đề, là cơ  sở  cho học sinh tiếp cận   với các môn học khác. Việc dạy và học Tiếng Việt trong nhà trường luôn  được chú trọng ngay từ  lớp đầu cấp. Đặc biệt là công tác phát hiện và bồi  dưỡng   những   mầm   non   năng   khiếu   Tiếng   Việt   đã   và   đang   được   các   nhà   trường rất quan tâm. Trong thời đại hiện nay ­ thời đại của sự  bùng nổ  công  nghệ thông tin, đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển thì việc dạy và  học môn học này càng trở  nên cần thiết. Học tốt môn Tiếng Việt sẽ  bồi  dưỡng cho các em học sinh tình yêu quê hương đất nước, có ý thức giữ gìn sự  trong sáng của Tiếng Việt và bản sắc văn hoá dân tộc.  Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5 là một nhiệm vụ  rất  quan trọng, lớn lao, khó khăn, nặng nề  nhưng rất đỗi vinh dự. Học sinh giỏi   thường là học sinh có tố chất đặc biệt ­ khác các học sinh khác về kiến thức,  khả  năng cảm thụ  văn chương, khả  năng tư  duy và khả  năng làm văn. Tuy  nhiên theo chỉ thị 5105/CT­BGDĐT, ngày 03/11/2014 của Bộ Giáo dục và Đào  tạo về  việc chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với giáo dục Tiểu  học, nhà trường và giáo viên cấp Tiểu học không được tổ  chức dạy thêm và  học thêm dưới bất cứ  hình thức nào. Như  vậy có nghĩa là nhà trường và giáo  viên cấp Tiểu học sẽ  không được tổ  chức những buổi bồi dưỡng tập trung   dành cho học sinh giỏi. Để giúp học sinh năng giỏi phát huy được năng lực học  tập của mình đồng thời trang bị thêm cho các em những kiến thức, kĩ năng cần   thiết để  tham gia cuộc thi năng khiếu do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện  nhà tổ chức hằng năm thì việc bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng nâng cao cho các  em thông qua các tiết học trên lớp và thông qua một số hoạt động ngoài giờ lên   lớp là hết sức cần thiết.  Qua một số năm giảng dạy và làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn  Tiếng Việt  ở khối lớp 5, tôi đã rút được một số  kinh nghiệm bồi dưỡng học  sinh giỏi. Qua chuyên đề  này, tôi mạnh dạn đưa ra trao đổi cùng đồng chí,  đồng nghiệp để  được góp ý nhằm làm cho kinh nghiệm bồi dưỡng của mình   ngày càng hoàn thiện hơn và đạt hiệu quả cao hơn. II.2. Thực trạng a. Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi:  Các cấp lãnh đạo và nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi   cho giáo viên và học sinh trong mọi hoạt động. Hiện nay đã có nhiều nguồn thông tin, tài liệu, sách báo để  giáo viên   tham khảo, nghiên cứu, tự học nhằm nâng cao năng lực chuyên môn của mình.  ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông   Ana========== 3
  4. === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 === Phần lớn những học sinh có năng khiếu môn Tiếng Việt đều ham thích  tìm tòi, khám phá những kiến thức, kĩ năng nâng cao, có ý thức vươn lên trong  học tập.  Nội dung chương trình đã được lựa chọn biên soạn phù hợp với học  sinh lớp 5, giúp các em dễ dàng tiếp cận và yêu thích học Tiếng Việt. Đặc biệt, theo công văn 5842/ BGDĐT –VP, ngày 01 tháng 9 năm 2011,   V/v:  Hướng   dẫn   điều   chỉnh   nội   dung   dạy   học   Giáo   dục   phổ   thông,   trong  chương trình Tiếng Việt lớp 5 có nhiều bài, nhiều nội dung không yêu cầu   dạy và học. Thay vào đó, giáo viên được quyền chủ động thay thế một số nội  dung phù hợp với đặc trưng của bộ  môn, với đối tượng học sinh trong lớp.   Nhờ  vậy mà giáo viên có thêm thời gian để  tiến hành lồng ghép bồi dưỡng   năng lực cho học sinh giỏi. * Khó khăn:  Việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu không có quỹ thời gian riêng, chỉ có  thể lồng ghép vào các tiết học trên lớp và một số hoạt động ngoài giờ lên lớp.   Trong lớp có nhiều đối tượng học sinh nên việc tiếp thu kiến thức của các em   cũng  ở  nhiều mức độ  khác nhau. Có nhiều em tiếp thu bài chậm, giáo viên   thường phải mất nhiều thời gian để  giảng đi giảng lại một nội dung nhằm   giúp các em thực hiện được yêu cầu bài học nên thời gian dành để bồi dưỡng   học sinh giỏi qua các tiết học còn hạn chế.  Một số học sinh có năng khiếu về môn Tiếng Việt lại không thích học  Tiếng Việt, chỉ  thích học Toán hay Tiếng Anh. Ngược lại một số  học sinh   thích học Tiếng Việt thì năng lực của các em có phần hạn chế. Nhiều bậc cha mẹ  còn có phần xem nhẹ  môn Tiếng Việt nên không  muốn cho con em mình theo đuổi môn học này. b. Thành công, hạn chế * Thành công: Ngay từ  khi nhận lớp, tôi đã vạch ra kế  hoạch phải làm sao cho lớp  mình có nhiều học sinh yêu thích học môn Tiếng Việt, những học sinh có năng  khiếu về  môn Tiếng Việt được bồi dưỡng để  phát huy được khả  năng của   mình. Tôi đã áp dụng nhiều hình thức và phương pháp dạy học khác nhau để  lôi cuốn học sinh vào các tiết học, khiến các em hứng thú, mạnh dạn hơn, tự  tin sôi nổi tham gia vào các hoạt động học tập hơn. Dưới sự  hướng dẫn của tôi, những học sinh có năng khiếu môn Tiếng   Việt đã biết cách tìm tòi, khám phá những nguồn kiến thức nâng cao. Ý thức tự  học, tự sáng tạo, năng lực học tập môn Tiếng Việt của các em ngày càng được   nâng cao.  Học sinh trong lớp cũng không ngừng phấn đấu, học tập nhau cùng tiến  bộ và ngày càng yêu thích môn Tiếng Việt. ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông   Ana========== 4
  5. === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 === * Hạn chế:     Đề tài chỉ đưa ra một số biện pháp, hình thức bồi dưỡng nhằm phát huy  năng lực cho học sinh giỏi môn Tiếng Việt chứ  chưa đưa ra được phương  pháp dạy học một dạng bài hay một phân môn cụ thể nào cả vì thời gian dành   để bồi dưỡng học sinh giỏi không có nhiều. c. Mặt mạnh, mặt yếu * Mặt mạnh: Việc bồi dưỡng chỉ  mang tính lồng ghép vào các phân môn của môn  Tiếng Việt hay các hoạt động ngoài giờ  lên lớp và dựa trên sự  phát huy khả  năng tự  học, tự sáng tạo của học sinh nên không tạo ra áp lực hay sự  qua tải   đối với các em.  Việc bồi dưỡng không tiến hành thành những buổi học tập trung vào   những ngày cuối tuần nên không ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi, vui chơi  của các em. Đáp  ứng được niềm say mê học tập, thích khám phá, tìm hiểu những  kiến thức, kĩ năng nâng cao của những học sinh có khả  năng về  môn Tiếng  Việt. Giúp các em phát huy được tính tích cực, chủ  động, sáng tạo của mình   trong học tập.  * Mặt yếu: Do việc bồi dưỡng chỉ có thể lồng ghép vào các tiết học, các hoạt động   ngoài giờ lên lớp hay thông qua việc phát huy ý thức tự  học của học sinh nên  nội dung bồi dưỡng không mang tính hệ  thống, khái quát và không có sự  xâu  chuỗi giữa các mạch kiến thức. Mức độ tiếp cận, khám phá nguồn kiến thức,  kĩ năng nâng cao của các em không đồng đều vì phần lớn phụ thuộc vào ý thức  tự học của các em là chính. d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động * Nguyên nhân của thành công:  Xuất phát từ  lòng yêu nghề  mến trẻ, bản thân luôn muốn giúp đỡ, tạo   điều kiện để  các em học sinh phát huy được năng lực, năng khiếu của mình  mà không cảm thấy quá tải, quá áp lực trong học tập. Được sự quan tâm của nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, được   sự giúp đỡ, góp ý chân tình của đồng chí đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thiện đề  tài và có thể vận dụng vào thực tế giảng dạy.  Biện pháp bồi dưỡng mà tôi đưa ra phù hợp với thực tế  của lớp học,   phù hợp với tâm lí lứa tuổi của các em, được các em yêu thích đón nhận, tiến  hành tìm hiểu, khám phá những nguồn kiến thức nâng cao một cách chủ động,  mang lại hiệu quả giáo dục cao. * Nguyên nhân của hạn chế:  ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông   Ana========== 5
  6. === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 === Số   lượng  học  sinh  có   khả  năng   về   môn  Tiếng  Việt  trong  lớp  chưa  nhiều. Một số em chưa thật kiên trì, khi gặp bài khó còn dễ nản lòng. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra Từ những vấn đề về thực trạng được nêu ở trên, cho thấy có khá nhiều   thuận lợi để có thể vận dụng tốt đề tài vào giảng dạy. Tuy vậy, bên cạnh đó  cũng có không ít những khó khăn, tồn tại đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng rất nhiều  của cả cô và trò trong công tác dạy – học cũng như trong việc vận dụng đề tài  vào giảng dạy ở môn Tiếng Việt.  Khi vận dụng đề tài này, bản thân nhận được sự đồng tình, ủng hộ, giúp  đỡ  rất nhiều từ  ban giám hiệu nhà trường, từ  các đồng chí đồng nghiệp. Bộ  phận chuyên môn đã chỉ đạo cho các khối trưởng, các đồng chí giáo viên trong  trường dự  giờ, góp ý về  cách vận dụng các biện pháp bồi dưỡng vào giảng   dạy để đề tài hoàn thiện hơn.  Đơn vị trường nằm trên địa bàn thuận lợi, lại là một trong những trường   điểm của huyện, học sinh được tham gia nhiều phong trào văn hoá, văn nghệ  nên tạo cho các em tính mạnh dạn, tự tin, luôn cố gắng thi đua nhau vươn lên   trong học tập và trong các hoạt động khác. Các em luôn nhận được sự dạy dỗ  tận tâm của các thầy cô có năng lực chuyên môn vững vàng, được gia đình quan tâm   tạo  mọi điều kiện thuận lợi trong mọi hoạt động ở lớp, ở trường. Nội dung chương trình của môn Tiếng Việt 5 được biên soạn phù hợp   với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh. Tuy nhiên đối với những học  sinh có năng khiếu vượt trội về môn Tiếng Việt thì các em vẫn muốn tìm hiểu   thêm những bài tập khó, những bài nâng cao mà trong sách giáo khoa không có.  Vì vậy để  phát huy được khả  năng học tập và đáp  ứng nhu cầu học tập của   các em thì việc vận dụng đề  tài này vào trong giảng dạy môn Tiếng Việt và  một số hoạt động ngoài giờ lên lớp là hết sức cần thiết. Trong khi thực hiện đề  tài, tôi luôn cố  gắng phát huy tối đa những mặt   mạnh, những thuận lợi có được; hạn chế  và khắc phục những khó khăn, tồn   tại để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy ­ học môn Tiếng Việt 5 nói  chung và chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 nói riêng. II.3. Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Đưa ra được những biện pháp, hình thức bồi dưỡng nhằm kích thích  mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý chí vươn lên học tập của học sinh. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp b.1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc trong việc bồi dưỡng ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông   Ana========== 6
  7. === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 === Việc bồi dưỡng học sinh giỏi phải gắn liền với giáo dục phẩm chất,  đạo đức, các em vừa được bồi dưỡng và phát huy năng khiếu vừa có ý tự học,   tự rèn. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu phải được tiến hành  thường xuyên, ở tất cả các phân môn của môn Tiếng Việt. Nội dung bồi dưỡng là những phần kiến thức, kĩ năng các em đã được  học (kể cả những kiến thức, kĩ năng đã học ở lớp dưới). Tùy vào từng bài học   cụ thể, có thể chọn những nội dung các em đang học ở tiết đó hoặc những nội   dung các em đã học trước đó để bồi dưỡng. Việc bồi dưỡng là tạo ra cho các em một môi trường học tập tích cực,   kích thích các em tự khám phá, tìm hiểu kiến thức, kĩ năng nâng cao, tránh nhồi  nhét kiến thức, tạo áp lực và sự quá tải đối với các em. Việc bồi dưỡng chủ  yếu lồng ghép vào các phân môn Tiếng Việt, nên  phải vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để  vừa   đảm bảo dạy đúng chuẩn kiến thức kĩ năng cho tất cả các đối tượng học sinh  trong lớp vừa có thể bồi dưỡng được học sinh năng khiếu. b.2. Phát hiện học sinh giỏi Tiếng Việt. b.2.1. Thế nào là học sinh giỏi Tiếng Việt?  Những học sinh có khả  năng về  môn Tiếng Việt có những biểu hiện   sau: Các em có niềm say mê, yêu thích môn học, yêu thích thơ  ca, ham mê   đọc sách báo, thích nghe kể chuyện. Phần lớn các em không hờ hững trước vẻ  đẹp của ngôn từ  trong văn chương, gắng ghi nhớ  và ghi chép những câu văn,  câu thơ  mình yêu thích. Các em có khả  năng cảm thụ  tốt cái hay, cái đẹp, cái ý nghĩa  sâu xa của thơ, văn. Các em có những tư  chất bẩm sinh như: có khả  năng tiếp thu nhanh, có  trí nhớ bền vững, có khả năng phát hiện vấn đề và có khả năng sáng tạo.   Các em nắm vững kiến thức, kĩ năng về luyện từ và câu, biết vận dụng  kiến thức, kĩ năng ấy làm tốt các dạng bài tập nâng cao. Các em có khả  năng   sử  dụng những từ ngữ giàu hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật tu từ phù hợp   để đặt câu viết đoạn văn, viết bài văn giàu cảm xúc.  a. 2. 2. Phát hiện học sinh giỏi Tiếng Việt Từ  những dấu hiệu nhận biết học sinh giỏi Tiếng Việt như   đã nói  ở  trên, việc phát hiện và bồi dưỡng sinh giỏi là việc làm hết sức quan trọng.  Công việc này cần được tiến hành từ  đầu năm học. Cơ  sở  của việc tuyển   chọn là: ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông   Ana========== 7
  8. === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 === Th ứ   nh ấ t , tìm hiểu năng lực học tập của học sinh thông qua kết quả  học tập ở những năm học trước, tham khảo thêm ý kiến giáo viên đã trực tiếp  giảng dạy các em  ở  năm học trước để  nắm bắt những mặt mạnh, mặt yếu   của từng em. Th ứ   hai , tiến hành khảo sát môn học ngay từ  đầu năm học, xem   bài  kiểm đầu tiên của học sinh như một dấu  ấn để  bắt đầu cuộc hành trình phát   hiện năng khiếu của các em. Qua bài kiểm tra, người thầy có thể  nắm bắt  được khả năng học tập môn Tiếng Việt, khả năng làm văn của học trò. Những  học sinh đạt được cả phần luyện từ và câu và phần tập làm văn trong một bài  kiểm tra không phải nhiều, không phải đều. Cái tật lộ  ra ở từng học trò phải  được nhận biết, nét tài hoa của từng học sinh cần phải được ghi nhận và trân   trọng. Khi chấm bài, không chỉ  chú trọng những bài chu đáo, khuôn mẫu, đầy  đủ... mà còn quan tâm đến những bài có thể  có chỗ  chưa sâu, chưa đầy đủ,   nhưng có sự độc đáo, sâu sắc… phải  sửa kỹ, phê kĩ, thật sự nghiêm khắc khi  đánh giá và có nhật kí chấm bài. Dĩ nhiên, một bài kiểm tra không thể đánh giá  hết được năng khiếu và khả  năng của học sinh, nhưng đó là sự  khởi đầu để  định hướng phát hiện, bổ sung ở những bài kiểm tra tiếp theo. Trong quá trình  giảng dạy, tiếp tục bồi dưỡng, theo dõi để  thanh lọc, cũng như  phát hiện  những em có năng lực thật sự.  b.3. Bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi qua một số tiết học của các  phân môn Tiếng Việt. Trong quá trình giảng dạy, muốn giúp học sinh giỏi phát huy được khả  năng của mình, thì việc bồi dưỡng thêm kiến thức, kĩ năng nâng cao cho các   em cần phải được thực hiện thường xuyên qua các tiết học. Để  làm tốt việc   này, tôi đã tiến hành như sau: ­ Sử  dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ  chức dạy học   nhằm giúp tất cả  các đối tượng trong lớp tích cực, chủ  động lĩnh hội kiến  thức, kĩ năng của bài học, để các em hiểu và làm bài nhanh. Vì tất cả học sinh   làm hiểu và làm bài nhanh sẽ có thời gian để bồi thêm kiến thức cho học sinh  năng khiếu. ­ Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí sao cho những em có khả năng về Tiếng Việt  ngồi ở những bàn gần nhau để thuận tiện trong việc thảo luận, chữa bài mà cô   giáo ra thêm nhưng vẫn đảm bảo để  những em này vẫn ngồi gần những bạn  học  yếu hơn để giúp bạn cùng tiến bộ. ­ Khi bồi dưỡng, vận dụng linh hoạt các hình thức tổ  chức dạy học để  tránh sự  quá tải, áp lực đồng thời tạo cho các em sự  hứng thú khi đi tìm lời   giải đáp cho những bài tập nâng cao, những câu hỏi khó. Chẳng hạn:  ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông   Ana========== 8
  9. === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 === + Giao bài cho học sinh giỏi và yêu cầu các em hoạt động cá nhân độc  lập trong trường hợp những em này đã làm xong trước bài tập so với các bạn. + Tổ chức thảo luận nhóm với câu hỏi khó hay bài tập nâng cao khi cả  lớp đã hoàn thành bài học mà vẫn còn nhiều thời gian. + Tổ  chức trò chơi khi cần củng cố, ôn tập kiến thức đã học, qua đó   lồng ghép thêm những kiến thức nâng cao cho học sinh khá giỏi. ­ Nghiên cứu kĩ nội dung bài học, nắm bắt khả năng học tập của các em   để lựa chọn những bài tập, những câu hỏi phù hợp.   ­ Trong tiết dạy, chú ý lựa chọn thời điểm hợp lí để tiến hành lồng ghép   việc bồi dưỡng. Ví dụ: + Tiến hành lồng ghép bồi dưỡng  ở  những tiết Tiếng Việt  ôn luyện  dành cho buổi thứ hai hay những tiết học được điều chỉnh theo  công văn 5842/  BGDĐT –VP, ngày 01 tháng 9 năm 2011, V/v: Hướng dẫn điều chỉnh nội dung   dạy học Giáo dục phổ thông, không yêu cầu dạy một số nội dung hay toàn bộ  nội dung của một bài học nào đó mà thay thế  bằng nội dung ôn luyện khác  trong chương trình đã học. + Khi giảng bài, nếu thấy học sinh chủ  quan hoặc uể  oải trước những  câu hỏi đơn giản thì lồng ghép những câu hỏi khó, tạo ra một thử  thách nho  nhỏ đánh thức sự tư duy của các em, giúp các em lấy lại tâm thế tích cực trong   học tập.  + Khi thấy học sinh giỏi đã làm xong bài chung với các bạn trong lớp, thì  giao thêm bài nâng cao liên quan đến kiến thức bài học hoặc môn học cho các   em. Để học sinh trong lớp không bị phân tán tư tưởng, thì cho các em làm vào   phiếu bài tập đã chuẩn bị trước. Với những bài tập này, trước hết, để  các em  tự  nghiên cứu tìm ra cách làm. Tùy vào tình hình thực tế, nếu có thời gian thì   hướng dẫn chữa bài cho các em ngay tiết học đó, nếu không còn thời gian thì  tranh thủ lúc ra chơi dành năm mười phút hướng dẫn cho các em cách làm.  Sau đây là một số  ví dụ  cụ  thể  về  cách lồng ghép bồi dưỡng năng lực   cho học sinh giỏi qua một số phân môn Tiếng Việt: * Ví dụ về lồng ghép việc bồi dưỡng qua phân môn Luyện từ và câu: Khi dạy bài Luyện từ và câu, tiết 12, theo công văn 5842/ BGDĐT –VP,  ngày 01 tháng 9 năm 2011, V/v: Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học Giáo   dục phổ thông, không dạy bài Dùng từ đồng âm để  chơi chữ  ( SGK trang 61,   tập 1). Để  thay thế  nội dung bị  điều chỉnh, có thể  tổ  chức cho học sinh chơi  trò chơi “Hái hoa dân chủ” để  ôn tập, củng cố, và nâng cao kiến thức về  từ  đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm mà các em đã được học trước đó. Trò chơi được chuẩn bị và tiến hành như sau: Chuẩn bị: ­ Một cây cao hơn một mét, có nhiều cành. ­ Các thăm ghi các câu hỏi hoặc bài tập ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông   Ana========== 9
  10. === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 === ­ Một số  bong bóng chứa các thăm được thổi căng treo trên cây, bong  bóng gồm 2 màu: loại màu xanh chứa các thăm ghi câu hỏi, bài tập củng cố  kiến thức cơ  bản, loại màu hồng chứa các thăm ghi câu hỏi hay bài tập nâng  cao. ­ Nội dung các câu hỏi và bài tập:  + Phần kiến thức cơ bản: Câu 1: Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ. Câu 2: Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ. Câu 3: Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ. Câu 4: Điền từ trái nghĩa với từ in đậm thích hợp vào chỗ chấm:  Con   khỉ  nhanh   nhẹn  bao   nhiêu   thì   con   rùa   .....................   bấy   nhiêu. Câu 5: Điền từ trái nghĩa với từ in đậm thích hợp vào chỗ chấm:  Anh ấy khiêm tốn chứ không ................như mọi người nghĩ đâu. Câu 6: Điền từ trái nghĩa với từ in đậm thích hợp vào chỗ chấm:  Bạn Lan rất cẩn thận còn bạn Minh rất .................................... Câu 7: Chọn từ trong ngoặc đơn thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu  sau:  ( phi, chạy, nhảy) Những chú ngựa .................... nhanh như tên bắn. Câu 8: Chọn từ trong ngoặc đơn thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu  sau:          (đất nước, quê hương, giang sơn) .................. Việt Nam ta rất giàu và đẹp. Câu 9: Từ  nước trong từ  nước uống đồng âm với từ  nước trong từ nào  dưới đây?     A. nước cờ                    B. nước mặn                 C. nước hoa   Câu 10: Từ  bàn  trong  bàn học  đồng âm với từ  bàn  trong từ  nào dưới  đây? A. bàn ăn                  B. bàn kính                C. bàn tính Câu 11: Hãy tìm từ đồng nghĩa với từ siêng năng. Câu 12: Hãy tìm từ trái nghĩa với từ thành thật. Câu 13: Đặt câu với cặp từ trái nghĩa to và nhỏ. Câu 15: Đặt câu với cặp từ trái nghĩa xấu và đẹp + Phần kiến thức nâng cao: Câu 1: Chọn cặp từ  trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ  trống trong câu  sau: Trời đang……………., sau cơn giông trở nên ……….. lạ thường. Câu 2: Chọn cặp từ  trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ  trống trong câu  sau: Đứng giữ cánh đồng…………. ta cảm thấy mình thật……………… ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông   Ana========== 10
  11. === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 === Câu 3: Đặt một câu văn tả cảnh trong đó có sử dụng cặp từ trái nghĩa. Câu 4: Trong các từ dưới đây, từ nào không đồng nghĩa với từ lặng im? Yên lặng, yên bình, yên lặng, lặng im, lặng lẽ, lặng ngắt.  Câu 5: Chọn cặp từ đồng âm điền vào chỗ chấm trong câu sau: Các bạn đang đá………………trên cây ….ngoài cổng trường.  Câu 6: Chọn cặp từ đồng âm điền vào chỗ chấm trong câu sau: Tia nắng ban…………….làm những bông hoa …..thêm rực rỡ. Câu 7: Chọn cặp từ đồng âm điền vào chỗ chấm trong câu sau: Nhà máy…………..nằm ngay cạnh…………….. quốc lộ. Câu 8: Từ đa ghép với các từ nào để được các từ khác nghĩa? A. Cây, bánh.                   B. Dạng, số. Câu 9: Đặt câu để phân biệt một cặp từ đồng âm. Câu 10: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các  câu sau: (cuồn cuộn, nhấp nhô, lăn tăn) Sóng lượn ………………..trên mặt sông. + Dự kiến câu trả lời của học sinh  Phần kiến thức cơ bản: Câu 1: Từ đồng nghĩa là những từ  có nghĩa giống nhau hoặc gần giống   nhau. Ví dụ: xinh, đẹp, dễ thương,... Câu 2: Từ trái nghĩa là những từ  có nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau. Ví  dụ: xấu / đẹp; vui /buồn;.... Câu 3: Từ  đồng âm là những từ  có âm giống nhau nhưng khác nhau về  nghĩa. Ví dụ: lá cờ ­ cờ vua Câu  4:  Con  khỉ  nhanh  nhẹn  bao  nhiêu thì   con rùa  chậm  chạp  bấy   nhiêu. Câu 5: Anh ấy khiêm tốn chứ không kiêu ngạo như mọi người nghĩ đâu. Câu 6: Bạn Lan rất cẩn thận còn bạn Minh rất cẩu thả. Câu 7: Những chú ngựa phi nhanh như tên bắn. Câu 8:  Đất nước Việt Nam ta rất giàu và đẹp. Câu 9:  A. nước cờ                     Câu 10: C. bàn tính Câu 11: siêng năng, chăm chỉ, cần cù,….. Câu 12: thành thật / giả dối, dối trá,lừa dối,… Câu 13: Bạn Nam người thì nhỏ mà mang chiếc cặp rất to. Câu 15: Bạn An tuy xấu người nhưng đẹp nết. + Phần kiến thức nâng cao: Câu 1: Chọn cặp từ  trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ  trống trong câu  sau: ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông   Ana========== 11
  12. === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 === Trời đang tối sầm, sau cơn giông trở nên sáng trong lạ thường. Câu 2: Đứng giữ cánh đồng bao la ta cảm thấy mình thật nhỏ bé. Câu 3: Từ  trên đồi cao, em thấy những ngôi nhà dưới kia lúp xúp như  những chiếc nấm rơm. Câu 4: yên bình  Câu 5: Các bạn đang đá cầu trên cây cầu ngoài cổng trường.  Câu 6: Tia nắng ban mai làm những bông hoa mai thêm rực rỡ. Câu 7: Nhà máy đường nằm ngay cạnh đường quốc lộ. Câu 8: A. Cây, bánh.                    Câu 9: Cậu bé đá bóng dưới bóng cây râm mát. Câu 10: Sóng lượn nhấp nhô trên mặt sông. Cách tiến hành: ­ Chia lớp thành 2 đội theo hai dãy bàn, số  học sinh và lực học của học   sinh mỗi tương đối đồng đều nhau. ­ Đặt tên cho hai đội: đội Quyết thắng và đội Tiến lên ­ Mỗi đội cử  ra một đội trưởng để  điều hành người chơi của đội của  mình.  ­ Cho đội trưởng hai đội “oẳn tù tì để dành quyền lên chơi trước” ­ Phổ biến luật chơi: + Mỗi đội luân phiên nhau mỗi lần cử một bạn lên  “hái hoa” để thực hiện yêu cầu trong thăm, nếu trong hai phút mà không đưa ra   được câu trả lời hoặc trả lời chưa đúng thì đội kia có quyền trả lời thay. + Có hai loại thăm: thăm chứa trong các quả  bóng màu xanh là câu hỏi  hay bài tập thuộc kiến thức cơ bản, thăm chứa trong quả bóng màu hồng là câu  hỏi hay bài tập thuộc kiến thức nâng cao. Nếu trả lời đúng câu hỏi ở thăm màu   xanh sẽ ghi được một điểm tốt, trả lời đúng câu hỏi ở  thăm màu hồng sẽ  ghi  được hai điểm tốt. Đội nào trả lời đúng câu hỏi mà đội bạn chưa trả lời được  cũng được số  điểm tương ứng với từng loại thăm. Mỗi bạn khi lên bốc thăm  phải lượng vào sức mình để  lựa chọn thăm phù hợp nhằm ghi điểm tốt cho   đội của mình. Những bạn có năng lực về môn Tiếng Việt nên chọn thăm màu  hồng để trả lời. + Khi kết thúc trò chơi, đội nào dành được nhiều điểm tốt đội đó sẽ  chiến thắng và sẽ dành được những bông hoa điểm tốt.   ­ Cần tổ  chức cho các em chơi một cách vui vẻ, thoải mái, công bằng,  khách quan. Kịp thời tuyên dương, khen ngợi những em có câu trả  lời đúng,  câu trả  lời hay đồng thời hướng dẫn, giải đáp cho các em nhưng câu hỏi mà  các em trả lời chưa đúng, chưa đạt.  ­ Cuối trò chơi, tuyên dương, khen ngợi đội dành chiến thắng, động viên  đội thua cố gắng học tốt để giành chiến thắng ở những lần chơi sau. ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông   Ana========== 12
  13. === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 === Như  vậy vận dụng trò chơi học tập này vào tiết học đã tạo ra cho các   em một môi trường học tập thân thiện, vui tươi, vừa học mà chơi, chơi mà  học. Qua đó giúp các em ôn tập, củng cố  được một số  kiến thức, kĩ năng đã  học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm đồng thời góp phần bổi dưỡng   năng lực cho học sinh giỏi qua một số câu hỏi, bài tập nâng cao. *Ví dụ về lồng ghép việc bồi dưỡng qua phân môn Chính tả: Ở bài Chính tả: Nghe – viết: Cánh cam lạc mẹ (Sgk trang 17, tập 2), sau   khi cho học sinh làm xong bài tập 2, còn thời gian, có thể đưa ra một câu hỏi  cho học sinh thảo luận nhằm bồi dưỡng thêm khả năng cảm thụ văn học cho  các em như sau: Ở khổ thơ thứ 3, thứ 4 của bài thơ Cánh cam lạc mẹ, tác giả   đã sử  dụng biện pháp nghệ  thuật gì? Việc sử  dụng biện pháp nghệ  thuật đó   có tác dụng gì? (Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Việc sử   dụng biện pháp nhân hóa đó cho thấy các con vật trong hai khổ thơ cũng biết   đoàn kết, biết yêu thương giúp đỡ nhau như con người.) * Ví dụ về lồng ghép việc bồi dưỡng qua phân môn Tập làm văn Ở  bài Tập làm văn: Làm biên bản một vụ  việc (Sgk trang 140, tập 1),   theo công văn 5842/ BGDĐT –VP, ngày 01 tháng 9 năm 2011, V/v: Hướng dẫn   điều chỉnh nội dung dạy học Giáo dục phổ  thông, không dạy toàn bài. Có thể  vận dụng tiết này để ôn tập, củng cố, nâng cao thêm kĩ năng làm văn tả người  cho học sinh.  Trước hết cho các em viết một đoạn thân bài văn tả một người mà mình quý mến. Tuy nhiên không được tả  lại người mà mình đã tả   ở  bài kiểm tra  viết của tiết 31. Sau khi làm xong bài, cho các em cùng bàn đổi chéo bài cho  nhau để đọc rồi viết ra nhận xét của mình về ưu điểm hay những tồn tại trong  bài làm của bạn. Sau đó gọi một học sinh thường có bài làm tốt và một học  sinh thường có bài làm chưa tốt đọc bài viết và lời nhận xét của bạn khác về  bài viết của mình cho cả lớp nghe. Yêu cầu cả lớp nghe xong nêu nhận xét của  mình.  Cách làm này tạo điều kiện để các em phát huy được năng lực đánh giá,  nhận xét bài làm của bạn, thấy được cái hay, cái chưa hay trong bài viết của  bạn để từ đó học tập, rút kinh nghiệm. Cuối tiết học, nếu còn thời gian, có thể đọc cho các em nghe một số bài   văn mẫu tả người để các em học tập. * Ví dụ  về  lồng ghép việc bồi dưỡng qua một số  tiết ôn tập giữa học  kì. Theo thông tư 30/2014/TT – BGDĐT, ngày 28/8/2014, của Bộ trưởng Bộ  Giáo dục và đào tạo, ban hành quy định đánh giá học sinh Tiểu học, không tiến   hành kiểm tra định kì giữa học kì 1 và giữa học kì 2. Như vậy ở một số tiết ôn   tập giữa kì, để thay thế phần kiểm tra đọc thành tiếng, đọc hiểu, kiểm tra viết   ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông   Ana========== 13
  14. === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 === chính tả và tập làm văn, có thể tiến hành ôn tập, củng cố kiến thức đã học cho   học sinh đồng thời kết hợp lồng ghép bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi. Ví dụ khi dạy bài Ôn tập giữa kì 2 (tiết 1), Sgk trang100, tập 2, ở bài tập   1 chỉ tiến hành ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng, không phải kiểm tra phần   đọc thành tiếng cho học sinh, nên có thể tăng thời lượng để học sinh củng cố  khắc sâu thêm kiến thức về các kiểu cấu tạo câu ở bài tập 2. Đối với học sinh  giỏi, việc hoàn thành bảng tổng kết về  các kiểu cấu tạo câu như  yêu cầu  ở  bài tập 2 khá đơn giản, nên các em làm xong bài sớm hơn các bạn khác trong   lớp. Khi thấy học sinh giỏi  đã làm xong bài, có thể  phát phiếu bài tập và   hướng dẫn các em làm một số bài tập sau: *Đề bài: Bài tập 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu ghép trong các   câu sau:  a. Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của   giặc, mọc lên những bông hoa tím.  b. Hoa hồng đẹp, ai mà chẳng thích. c. Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu   biếc bò xanh rờn, nở hoa tím ngắt. d. Nếu đạt giải cao trong kì thi này, em sẽ được mẹ cho đi chơi. e. Thượng đế  cho người phụ  nữ sự dũng cảm để  nuôi con và chăm sóc   mọi người, dù nhọc nhằn đến mấy đi nữa, họ cũng không bao giờ than thở. Bài tập 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của những câu văn nêu   ở bài tập 1. * Dự kiến đáp án:  Bài tập 1: Câu b, d Bài tập 2:  a. Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của                                                                    TN giặc, mọc lên  những bông hoa tím.              VN                 CN b. Hoa hồng  đẹp,   ai    mà chẳng thích.          CN       VN  CN           VN c. Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu                                     TN                                       CN biếc  bò xanh rờn, nở hoa tím ngắt.                VN d. Nếu đạt giải cao trong kì thi này, em  sẽ được mẹ cho đi chơi.                                VN                    CN                  VN ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông   Ana========== 14
  15. === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 === e. Thượng đế  cho người phụ nữ sự dũng cảm để nuôi con và chăm sóc  mọi             CN                                        VN người, dù nhọc nhằn đến mấy đi nữa,  họ   cũng không bao giờ than thở.                     TN                          CN                       VN Để hướng dẫn học sinh giỏi làm 2 bài này, trước hết cho các em tự làm  ở phiếu để khỏi làm phân tán tư tưởng học sinh trong lớp. Sau khi học sinh cả  lớp đã làm xong bài tập 2 của tiết ôn tập, treo bảng phụ  ghi đề  bài, mời học  sinh giỏi lên bảng làm, đồng thời yêu cầu cả  lớp theo dõi để  có thể  học tập   thêm. Sau khi học sinh giỏi lên bảng làm bài xong, hướng dẫn các em nhận  xét, chữa bài, chốt đáp án đúng và phân tích để học sinh thấy được cái khó, cái  hay qua mỗi bài tập. Qua bài tập tập 1, giúp các em biết cách phân biệt câu  ghép với một số câu đơn dài, nhận biết được câu ghép đặc biệt (câu d, vế câu  thứ  nhất khuyết chủ  nhữ), câu ghép khó xác định chủ  ngữ  hoặc vị  ngữ  trong   mỗi vế câu (câu b, chủ ngữ trong vế câu thứ 2 là một đại từ) Qua bài tập 2, giúp các em nâng cao kĩ năng phân tích cấu tạo của những   câu phức tạp như câu có nhiều trạng ngữ (câu a, c); câu có nhiều chủ ngữ (câu   c); câu dùng phép đảo ngữ (câu a, e). b.4. Phát huy ý thức tự học của học sinh. Phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của học sinh có một vai trò rất  quan trọng trong việc bồi dưỡng năng khiếu cho các em. Vì ngoài những kiến  thức, kĩ năng mà các em nhận được bằng việc học  ở  lớp thì việc tự  học, tự  đọc thêm sách, báo, tài liệu tham khảo sẽ trang bị thêm cho các em nhiều kiến   thức, kỉ năng bổ ích. Đối với những học sinh có năng khiếu thì việc tự học cần   phải được thực hiện thường xuyên ở trường cũng như ở nhà.  Để giúp các em phát huy tốt việc tự học  ở nhà, cần động viên gia đình  các em quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các em như mua sắm đầy đủ các  loại sách tham khảo, sắp xếp thời gian học cho con em mình một cách hợp lí,   thường xuyên giúp đỡ, kiểm tra việc học tập của các em nhưng cũng không  bắt các em học quá nhiều gây ra sự quá tải cho các em.  Thường xuyên trao đổi với cha mẹ các em về  tình hình học tập, những   mặt  mạnh hay hạn chế của các em để  cùng với gia đình giúp các em tiếp tục phát   huy những mặt tích cực của mình và khắc phục những hạn chế đó.  Việc tự học, tự bồi dưỡng ở nhà muốn đạt hiệu quả cao, các em cần có  một số  loại sách tham khảo, vì sách tham khảo là cẩm nang không thể  thiếu  trong việc mở mang kiến thức. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sách  tham khảo về  môn Tiếng Việt lớp 5. Bên cạnh những quyển sách hay, biên   ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông   Ana========== 15
  16. === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 === soạn những kiến thức nâng cao nhằm phát huy năng lực của học sinh thì cũng   có những quyển sách ngoài bìa thì ghi là sách bồi dưỡng hay nâng cao nhưng   thực ra nội dung bên trong chỉ gồm những kiến thức cơ bản hoặc là phần bài   giải của sách giáo khoa. Điều này đã gây ra sự lúng túng cho không ít cha mẹ  các em khi chọn mua sách tham khảo cho con em mình vì phần nhiều cha mẹ  các em không có sự hiểu biết chuyên sâu về kiến thức, kĩ năng nâng cao trong   công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5. Nhằm giúp đỡ  cha mẹ  học sinh trong việc trang bị sách tham khảo cho  con em mình, tôi đã cố gắng tìm kiếm, sưu tầm một số quyển sách tham khảo   hay, rồi động viên cha mẹ các em tìm mua hoặc phô tô làm tài liệu tham khảo  cho các em. Đối với những em có hoàn cảnh khó khăn, tôi tặng sách hoặc cho   các em mượn sách để học, để đọc. Sau đây là danh sách một số tài liệu tham khảo rất cần cho việc tự học,   tự nghiên cứu của học sinh mà các đồng chí, đồng nghiệp hay các bậc cha mẹ  học sinh, các em học sinh có thể tham khảo:  Stt Tên sách Tên tác giả Tên nhà xuất bản 1 Phát triển và nâng cao TV5 Phạm Thành Công Đại học Quốc gia HN 2 Phát triển và nâng cao TV4 Phạm Văn Công Đại học Sư phạm 3 Luyện từ và câu TV5 Lê Phương Liên Đại học sư phạm 4 Vở  bài tập nâng cao từ  và  Lê Hữu Thỉnh Đại học sư phạm câu lớp 5 5 Tuyển tập đề  thi HSG bậc  Lê Hữu Thỉnh NXB Giáo dục Tiểu học môn Tiếng Việt 6 35 Đề ôn luyện Tiếng Việt  Lê Phương Nga NXB Giáo dục 5 7 196 bài văn mẫu lớp 5 Nguyễn   Thị   Kim  Đại học Quốc gia HN Dung 8 Rèn kĩ năng tập làm văn lớp  Lê Anh Xuân NXB Giáo dục 5 9 Bồi dưỡng kĩ năng cảm thụ  Hồ Thị Vân Anh NXB Tổng hợp thành  văn học lớp 4, 5 phố Hồ Chí Minh 10 175 bài văn mẫu lớp 5 Võ Hồng Anh Đại học sư phạm Để định hướng học sinh ôn tập những kiến thức thức trọng tâm đã học,   tôi hướng cho các em cùng làm các dạng bài tập của cùng một số  loại sách   tham khảo để khi đến lớp các em dễ dàng trao đổi với bạn, với cô giáo những  vấn đề khúc mắc mà mình chưa hiểu, chưa biết cách làm. ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông   Ana========== 16
  17. === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 === Đối với các dạng bài tập của phần chính tả, luyện từ và câu, các em cần  biết lựa chọn những bài tập tự làm theo khả năng của mình. Nếu gặp bài nào   khó, có thể hỏi người thân hoặc hỏi bạn, hỏi cô để được hướng dẫn, giúp đỡ. Để  nâng cao năng lực làm văn hay cảm thụ  văn học, các em phải dành  nhiều thời gian để  đọc các bài tham khảo, các bài văn mẫu, đọc càng nhiều   càng tốt. Vì muốn làm văn hay, cảm thụ văn học tốt chỉ có thể  đọc sách tham  khảo nhiều để học hỏi cái hay, cái đẹp trong cách dùng từ đặt câu, dựng đoạn,   cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ của tác giả. Khi đọc, nên ghi vào  sổ nhật kí của mình những hình ảnh, những chi tiết mình cho là hay, là đặc sắc  để mà nhớ, mà học tập.  Nhằm giúp các em rèn kĩ năng viết văn, ngoài việc hướng dẫn học sinh   làm tốt các bài bài văn trong chương trình học, tôi luôn động viên các em tự  chọn thêm những đề văn khác thuộc về những chủ điểm đã học để làm ở nhà,  sau đó nộp lại cho tôi để  tôi nhận xét, góp ý, giúp các em hoàn thiện bài viết  của mình. Tôi luôn động viên các em mạnh dạn trao đổi với cô giáo, với bạn bè  những khó khăn khi tự học ở nhà để được giúp đỡ.  b.5. Bồi dưỡng qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. b.5.1. Tổ chức tốt câu lạc bộ Tiếng Việt ở lớp. Theo sự  chỉ đạo của Liên đội, trong năm học, mỗi lớp tổ chức cho học  sinh tham gia các câu lạc bộ  mà mình yêu thích. Ngay từ  đầu năm học, tôi đã   động viên những học sinh có năng khiếu về Tiếng Việt và những học sinh yêu  thích môn học này cùng tham gia câu lạc bộ Tiếng Việt và hướng dẫn các em   tổ chức thực hiện tốt việc sinh hoạt câu lạc bộ, cụ thể:  Hướng dẫn bầu ban chủ nhiệm (2 bạn), thư kí (1 bạn) của câu lạc bộ:  Định hướng để các em bầu chọn những bạn học giỏi, mạnh dạn, có uy tín làm  chủ  nhiệm và thư  kí vì các bạn đó biết cách điều hành câu lạc bộ  hoạt động  hiệu quả. Và ban chủ  nhiệm, thư  kí thì nên bầu luân phiên nhau, mỗi tháng   bầu mới một lần để  nhiều bạn được tham gia làm chủ  nhiệm hay thư  kí, qua  đó giúp nhiều bạn phát huy được tính tích cực, chủ  động, khả  năng lãnh đạo  của mình.  Thời gian sinh hoạt câu lạc bộ: Linh hoạt bố trí thời gian để câu lạc bộ  của các em sinh hoạt đều đặn vào tiết hoạt động tập thể sáng Thứ 2 của tuần   thứ 2, thứ 3 trong mỗi tháng. Mỗi lần sinh hoạt chừng 15 – 20 phút. Nội dung sinh hoạt: Nội dung sinh hoạt phải có chất lượng, không lan   man, dàn trải, cần định hướng cho các em mỗi lần  nên chọn một nội dung đã  học hoặc đang học để  sinh hoạt. Ví dụ  tuần này chọn Luyện từ  và câu, tuần   tiếp theo thì chọn Tập là văn, tuần tiếp theo nữa thì chọn Tập đọc,…. Mỗi  thành viên trong câu lạc bộ đều phải chuẩn bị một bài tập, một câu hỏi thuộc  ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông   Ana========== 17
  18. === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 === nội dung những phân môn đã học, đang học mà mình cảm thấy khó cần đem ra  để trao đổi với các bạn trong câu lạc bộ. Các thành viên phải nộp bài tập hoặc   câu hỏi cho ban chủ  nhiệm trước một ngày, các thành viên trong ban chủ  nhiệm sẽ trao đổi với nhau nhằm lựa chọn một số câu hỏi hay bài tập phù hợp  (vừa có kiến thức cơ bản cho những bạn học yếu hay trung bình, vừa có kiến   thức nâng cao cho các bạn khá giỏi) để  trong buổi sinh hoạt đưa ra cùng thảo  luận. Những câu hỏi, bài tập nào khó, các thành viên đều không giải đáp được,  trong giờ sinh hoạt, các em sẽ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để được giúp  đỡ, hướng dẫn. Ban chủ nhiệm tự lên kế hoạch và điều hành hoạt động của câu lạc bộ,   tôi chỉ theo dõi để nhắc nhở, động viên các em sinh hoạt nghiêm túc, đạt hiệu   quả  cao. Tôi cũng hướng dẫn, giúp đỡ  để  các em thường xuyên thay đổi hình  thức sinh hoạt nhằm cuốn hút được tất cả  các thành viên. Mỗi tuần các em   thay đổi cách sinh hoạt một lần. Tuần này thì các tổ  chức thảo luận để  cùng   nhau tìm cách giải đáp cho những câu hỏi hay, những bài tập khó. Tuần khác   thì các em tiến hành trò chơi nhằm mục đích vừa chơi vừa học. Nhờ  vậy mà  sau một thời gian sinh hoạt, các em đã mạnh dạn và tự  tin hơn rất nhiều.   Những em học trung bình hay yếu đã biết bày tỏ  ý kiến của mình trước tập  thể. Những em khá, giỏi tỏ ra rắn rỏi, biết đem khả năng, hiểu biết của mình  ra giúp đỡ  những bạn học yếu hơn. Các em cùng nhau trao đổi, thảo luận để  tìm cách giải đáp những bài tập khó, những câu hỏi hay. Khả  năng học tập  Tiếng Việt của các em nhờ vậy mà có phần tiến bộ đáng kể. Các em yêu thích  môn Tiếng Việt hơn, động viên nhau chuẩn bị tốt bài trước khi đến lớp, trong   giờ học thì tích cực, chủ động xây dựng bài.  Để   động   viên   các   em   trong   câu   lạc   bộ   sinh   hoạt   đạt   hiệu   quả,   tôi  thường nêu gương, tuyên dương những em hoạt động tích cực trước lớp và  cuối tháng đều dành những phần quà nhỏ  như  là cây bút, quyển vở  để  tặng  cho em đó.  b.5.2. Phát động các phong trào thi đua theo từng chủ điểm Góp phần bồi dưỡng năng lực học tập môn Tiếng Việt cho học sinh   trong lớp nói chung và học sinh giỏi Tiếng Việt nói riêng, có thể  tổ  chức cho   lớp tham gia những cuộc thi, những trò chơi có nội dung phù hợp với các chủ  điểm trong từng tháng. Ví dụ:  Để chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam 22/12, tôi đã  phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh phát động phong trào viết thư, làm  thơ hoặc làm văn gởi các chú bộ đội ngoài hải đảo xa xôi.  Những học sinh giỏi Tiếng Việt  đều bắt buộc phải có bài viết của  mình, những học sinh khác trong lớp có thể  tham gia nếu các em thích. Để  động viên các em hưởng  ứng tốt phong trào, tôi hứa sẽ  trao phần thưởng cho   ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông   Ana========== 18
  19. === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 === những bạn nào có bức thư, bài văn hoặc bài thơ hay. Tôi cho các em thời gian   vài ba tuần để viết bài, sau đó nộp lại cho cô giáo. Bài viết của các em được   tôi nhận xét, đánh giá, góp ý những, sửa chữa rất kĩ. Tại buổi sinh hoạt lớp  tuần thứ 3 trong tháng 12, tôi công bố  và đọc cho cả  lớp nghe những bài viết   hay được chọn gởi cho các chú bộ đội, rồi tuyên dương và trao phần thưởng là   vở  hoặc bút cho những em có bài viết đó. Tôi cũng chuẩn bị bì thư  và địa chỉ  của các chú bộ  đội cho những em có bài được chọn trực tiếp ghi địa chỉ  của   mình, của các chú bộ đội lên bì thư để gởi cho các chú bộ đội đang ngày đêm   canh gác ngoài đảo khơi. Qua phong trào này, vừa tạo động lực để  thúc đẩy các em thi đua nhau  phát huy năng lực viết văn, viết thư  hoặc làm thơ  của mình, vừa tác động   mạnh mẽ đến các em tình yêu biển đảo, lòng biết ơn các chú bộ đội.  c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp Để  vận dụng thành đề  tài này vào giảng dạy trong các giờ  học Tiếng   Việt và một số hoạt động ngoài giờ  lên lớp, thì giáo viên cần phải có sự  đầu  tư  về thời gian, công sức. Giáo viên phải dành nhiều thời gian nghiên cứu bài  để chuẩn bị nội dung và hình thức bồi dưỡng cho phù hợp. Học sinh phải thực   sự yêu thích môn học và tích cực, tự giác trong học tập. d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các biện pháp đưa vào đề  tài này phù hợp với đặc trưng của bộ  môn,   với đặc điểm tâm sinh lí học sinh. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với   nhau, bổ trợ cho nhau, giúp cho việc bồi dưỡng năng lực học sinh giỏi Tiếng   Việt trong lớp đạt hiệu quả cao hơn. Trong quá trình vận dụng đề tài, tùy vào   tình hình thực tế  của lớp học để  tiến hành các biện pháp, các hình thức bồi   dưỡng sao cho phù hợp, nhằm tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ  động,  sáng tạo của học sinh. e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu * Kết quả khảo nghiệm: Việc vận dụng đề  tài này vào thực tế lớp 5B trong thời gian qua  đã tác  động tích cực đến tinh thần, thái độ  học tập môn Tiếng Việt của học sinh   trong lớp nói chung và học sinh giỏi nói riêng, dẫn đến chất lượng học tập của  học sinh đối với môn học này được nâng lên rõ rệt. Số  lượng và chất lượng  học sinh giỏi môn Tiếng Việt ngày càng tăng, nhiều em đã có sự tiến bộ vượt   bậc. Các em học sinh giỏi đều nắm vững và vận dụng thành thạo các kiến   thức, kĩ năng về Tiếng Việt đã học để  làm tốt một số  dạng bài tập nâng cao.   Các em đã biết cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái sáng tạo trong các bài thơ, bài văn   một cách sâu sắc; biết dùng từ  đặt câu, dựng đoạn, viết bài văn lôgic, giàu   hình ảnh, giàu cảm xúc.  ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông   Ana========== 19
  20. === Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 === Lực học của học sinh lớp 5B được xem là yếu nhất trong khối, nhiều  năm liền không có học sinh tham gia các cuộc thi học sinh giỏi cấp trường,   cấp huyện. Nhưng với sự nổ lực của bản thân trong công tác chủ nhiệm, trong   giảng dạy và đặc biệt là trong việc vận dụng đề  tài vào thực tế lớp học, nên   năm học này đã có một số em tham gia cuộc thi học sinh giỏi Tiếng Việt cấp   trường và đạt được kết quả tương đối cao, cụ thể: Giải nhất: 1 em;        Giải nhì: 1 em; Giải khuyến khích: 2 em;   Công nhận: 3 em 1 em được chọn để dự thi cấp huyện. * Giá trị  khoa học: Đề  tài vận dụng vào thực tế  giảng dạy bước đầu  đem lại kết quả  tương đối khả  quan, điều đó chứng tỏ  đề  tài có tính khả  thi  cao, và có thể áp dụng vào giảng dạy ở tất cả các lớp trong khối 5 tại đơn vị.  Đề  tài là cơ  sở  để  bản thân tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi thêm các biện pháp,  hình thức nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 hay m ột số  môn  học khác hoặc có thể làm tài liệu tham khảo cho những đồng chí đồng nghiệp   nào muốn quan tâm đến vấn đề này.  II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn   đ ề  nghiên cứu        Với những nỗ  lực và cố  gắng rất nhiều, bản thân đã vận dụng đề  tài   vào  thực tế lớp học trong năm học này và đạt được một số kết quả nhất định: Góp phần phát huy năng khiếu, sở trường, tính chủ động, tích cực, sáng  tạo của những học sinh giỏi môn Tiếng Việt. Đáp  ứng được nhu cầu học hỏi, muốn khám phá, chinh phục những   kiến thức, kĩ năng nâng cao của đối tượng học sinh giỏi. Giúp các em mạnh   dạn, tự tin vượt qua thử thách để dành được những thành quả xứng đáng trong  học tập. Góp phần nâng cao chất lượng dạy ­ học môn Tiếng Việt của lớp.  Tạo hứng thú, lôi cuốn được nhiều học sinh yêu thích môn Tiếng Việt  và không ngừng nổ  lực phấn đấu để  ngày càng học tốt, học giỏi môn Tiếng  Việt. Bản thân có thêm kinh nghiệm trong việc vận dụng các hình thức và các  biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi ở các môn học.    III. Phần kết luận, kiến nghị III.1. Kết luận Qua quá trình áp dụng đề  tài:  “Một số  biện pháp bồi dưỡng năng lực   cho học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5”, bản thân nhận thấy việc bồi dưỡng học  ===========Giáo viên: Trần Thị Xuân Định – Trường Tiểu học Krông   Ana========== 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0