intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kĩ năng nói môn Tiếng Anh 10

Chia sẻ: Trần Thị Ta | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

94
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là giúp giáo viên khắc phục những khó khăn để tiến hành dạy các tiết nói (Speaking) Tiếng Anh có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong rèn luyện kĩ năng của bài học. Giúp cho kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh của các em ngày càng tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kĩ năng nói môn Tiếng Anh 10

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT LƯU HOÀNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢNG DẠY HIỆU QUẢ KĨ NĂNG NÓI MÔN TIẾNG ANH 10 Lĩnh vực/ Môn: Tiếng Anh Cấp học : THPT Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Đơn vị công tác: Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa – Hà Nội Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC 2019 – 2020
  2. Nguyễn Thị Tuyết – Trường THPT Lưu Hoàng – Ứng Hòa A. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu hướng hội nhập toàn cầu, Tiếng Anh ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng, với tư cách là một ngôn ngữ quốc tế, là môn ngoại ngữ, là môn văn hóa cơ bản và bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông. Việc giảng dạy Tiếng Anh hiện nay đang tập trung vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh. Coi học sinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích các hoạt động, học tập tích cực chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy học nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho học sinh. Do đó trong quá trình giảng dạy, việc luyện tập giúp học sinh có cơ hội được sử dụng ngôn ngữ mới. Patel (2008 p.28) cho rằng: Để có một kỹ năng ngôn ngữ hoàn thiện đòi hỏi người học bắt buộc phải trải qua bốn bước nghe, nói, đọc và viết. Nếu bỏ qua một trong bốn kỹ năng này thì không thể cung cấp cho người học một ngôn ngữ chính xác. Trong bốn kĩ năng trên, đọc và nghe được xếp vào nhóm kỹ năng lĩnh hội, nói và viết được xếp vào nhóm kỹ năng truyền . Trong đó, nói là phương tiện hữu hiệu và thiết yếu để học sinh có thể thực hành những kiến thức ngôn ngữ, từ vựng mà mình đang học. Khác với bộ sách giáo khoa trước đây, bộ sách giáo khoa Tiếng Anh mới đặt ra những yêu cầu ngày càng cao. Mỗi đơn vị bài học gồm 8 phần được dạy trong 8 tiết học trên lớp để giải quyết 8 nhiệm vụ dạy học khác nhau. Bao gồm 1 tiết học mở đầu giới thiệu chủ đề của bài học (getting started), rèn luyện các em những kiến thức có liên quan đến bài học là ngữ pháp (language), ngữ âm (pronunciation), từ vựng và ngữ pháp (vocabulary and grammar), phần mở rộng kiến thức văn hóa (communication and culture), phần củng cố những kiến thức đã học (looking back); và không thể thiếu 4 kĩ năng: đọc (reading), nói (speaking), nghe (listening), viết (writing). Cách phân bổ nội dung như vậy nhằm tạo điều kiện cho học sinh phát triển đồng thời 4 kĩ năng giao tiếp và các kiến thức ngôn ngữ phục vụ trực tiếp việc luyện tập các kĩ năng giao tiếp trên. Xuất phát từ thực tế trên tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm mang tên “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kĩ năng nói môn Tiếng Anh 10”. Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn phần nào giúp giáo viên khắc phục những khó khăn để tiến hành dạy các tiết nói (Speaking) Tiếng Anh có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong rèn luyện kĩ năng của bài học. Giúp cho kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh của các em ngày càng tốt hơn. 2. Khó khăn và thuận lợi Bản thân tôi được phân công trực tiếp giảng dạy bộ sách giáo khoa 10 trong suốt 3 năm qua, tôi đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy 4 kĩ Trang 1/15
  3. Nguyễn Thị Tuyết – Trường THPT Lưu Hoàng – Ứng Hòa năng cho các em. Đặc biệt là kĩ năng nói cho các em học sinh yếu kém. Các em học sinh lớp 10A1, 10A2 trường THPT Lưu Hoàng mà tôi trực tiếp giảng dạy đa số là các em chăm học và ngoan. Phần đông các em nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh. Những phương tiện giúp các em rèn luyện cho bộ môn Tiếng Anh không còn là vấn đề nan giải. Các em có thể tham gia học ở các trung tâm Ngoai Ngữ. Băng, đĩa nhằm phục vụ cho môn Tiếng Anh rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, tổ Ngoại Ngữ chúng tôi được sự quan tâm của Sở Giáo Dục và Đào Tạo cũng như ban giám hiệu trường THPT Lưu Hoàng. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, đồng nghiệp tôi và tôi cũng gặp những khó khăn trong những tiết dạy luyện nói (Speaking) cho các em như sau: Trình độ của các em trong một lớp có sự chênh lệch ở lớp 10A1(lớp thực nghiệm) và 10A2( lớp đối chứng) có khoảng 17 em có học lực Giỏi, 22 em có học lực Khá, 33 em có học lực Trung bình và 10 em có học lực Yếu về môn Tiếng Anh. Lớp học quá đông (có 41 em) mà thời lượng cho 1 tiết học chỉ có 45 phút. Với thời lượng ít ỏi, việc luyện tập cho các em có khả năng nói (Speaking) quả là một vấn đề nan giải. Muốn làm được điều này, ngoài việc sử dụng thành thạo vốn ngôn ngữ. Học sinh cần dựa vào ngôn ngữ và đối tượng giao tiếp để gắn kết nội dung cần giao tiếp. Mà những yêu cầu này quá sức đối với các em học sinh mà tôi trực tiếp giảng dạy. Một số bài được biên soạn với những yêu cầu rất cao đối với những học sinh mà tôi giảng dạy. Để khắc phục những khó khăn mà suốt những năm qua chúng tôi gặp phải. Tổ Ngoại Ngữ chúng tôi phải thường xuyên trao đổi chuyên môn nhằm thống nhất thiết kế lại một số bài luyện nói (Speaking) để phù hợp với trình độ của các em. 3. Số liệu khảo sát trước khi thực hiện đề giải pháp Kết quả khảo sát mức độ hứng thú học giờ nói Lớp 10A1 (41 HS) 10A2 (41 HS) Mức độ hứng Thực nghiệm Đối chứng thú học tập môn Anh Rất thích 9 7 Thích 13 12 Bình thường 13 14 Không thích 6 8 Kết quả phiếu điều tra học tập Trang 2/15
  4. Nguyễn Thị Tuyết – Trường THPT Lưu Hoàng – Ứng Hòa Điểm Trung Lớp Giỏi Khá Yếu Kém bình 10A1 (Thực nghiệm-41HS) 9 13 15 4 0 10A2 (Đối chứng-41HS) 7 9 19 6 0 Trước khi áp dụng các giải pháp vào giảng dạy các tiết học nói, tôi đã tiến hành khảo sát ở cả 2 lớp 10A1 và 10A2. Kết quả cho thấy sự húng thú của các em đối với tiết nói rất ít, thậm chí nhiều em còn có những cảm nhận áp lực và sợ hãi khi học. Lý do vì các em không tự tin trình bày trước đám đông, các em tự ti và sợ nói sai. Phần lớn thiếu ý tưởng diễn đạt, thiếu từ vựng và thiếu kĩ năng thuyết trình. 4. Mục đích nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu đề tài là nghiên cứu thực trạng của việc dạy kĩ năng nói trong Tiếng Anh 10 ở trường THPT Lưu Hoàng. Từ đó đưa ra được những giải pháp hữu hiệu trong việc giảng dạy phù hợp với từng bài từng đối tượng học sinh giúp học sinh có được kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh tốt. Góp phần vào thực hiện được mục tiêu giáo dục và góp phần phát triển con người Việt Nam trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Và cũng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 5. Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kĩ năng nói môn Tiếng Anh 10. Các bài nói trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh 10. 6. Thời gian và phạm vi nghiên cứu Đề tài này được thực hiện trong năm học 2019-2020. Học sinh lớp 10A1 trường THPT Lưu Hoàng mà tôi đang dạy đã áp dụng các biện pháp. Đồng thời đối chiếu với lớp 10A2 vẫn dạy theo cách cũ. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Các giai đoạn trong một tiết dạy nói Một tiết học kĩ năng cần có đầy đủ 3 giai đoạn: Pre-task, While-task và Post-task. Như giai đoạn đầu tiên của một tiết dạy nói (Speaking) là Pre- speaking. Giai đoạn 2 là While-speaking và giai đoạn 3 là Post-speaking. Cấu trúc khung đơn giản này không chỉ cho giáo án của giáo viên mà còn giúp học sinh hiểu và sử dụng các kĩ năng theo nền tảng cơ bản và có ý nghĩa. Kĩ thuật Pre, While, Post cho học sinh các công cụ thực hành cho việc sử dụng các kĩ năng trong cuộc sống. + The “Pre” stage Trang 3/15
  5. Nguyễn Thị Tuyết – Trường THPT Lưu Hoàng – Ứng Hòa Giai đoạn này chuẩn bị cho học sinh hướng tới chủ đề hay tình huống trước khi học kĩ năng. Giai đoạn này có thể cũng giúp người học dự đoán chủ đề từ vựng và có thể là cấu trức ngữ pháp quan trọng. Các hoạt động cho giai đoạn này:  Brainstoming  Discussing  Doing quizzes  Using words/pictures  Predicting based on the title  Predicting based on vocabularies/pictures  Predicting based on T/F questions  Pre-teaching vocabulary + The “While” stage Giai đoạn này cho học sinh sự gợi ý hoặc khung giúp học sinh thực hành kĩ năng của bài học. Hay nói cách khác nó giúp học sinh thực hành kĩ năng tốt hơn, chính xác và hiệu quả hơn. Các hoạt động cho giai đoạn này:  Ordering pictures/ statements  MCQ  Matching  Finding the headings for each paragraph  True/ False statements  Comprehension questions  Controlled writing- Guided writing- Free writing + The “Post” stage Giai đoạn này giống như giai đoạn sản sinh. Sau khi học sinh thực hành kĩ năng chính trong phần While-stage, học sinh thực hiện hoạt động mở rộng. Giai đoạn này giúp người học lấy thông tin hay bất cứ điều gì chúng đã đưa ra trong phần While-stage. Đây cũng thường là hoạt động sản xuất chuyển đổi thông tin nới mà học sinh thể hiện những gì vừa mới học. 2. Một số giải pháp trong các tiết dạy nói Sau đây là một số giải pháp trong những hoạt động của tiết học Speaking Tiếng Anh 10: Unit 1. FAMILY LIFE Speaking- Chores I like Ở Unit 1 này, tôi thiết kế và tiến hành các bước như sau: I. Pre-speaking Trang 4/15
  6. Nguyễn Thị Tuyết – Trường THPT Lưu Hoàng – Ứng Hòa Warm up Tôi tổ chức trò chơi (play game) Who’s faster? - Tôi chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm có 2 phút lần lượt liệt kê các công việc nhà và viết lên bảng. - Đội nào có câu trả lời nhanh hơn và chính xác nhiều hơn thì sẽ là đội chiến thắng. Task 1: - Với bài tập này tôi hướng dẫn cách làm và gợi ý cho học sinh cách đưa ra lý do cho sự lựa chọn của mình. Structures Expressing likes: Expressing dislikes: I like… I don’t like… I love… I dislike… I enjoy… + V-ing I hate… + V-ing I adore….. I am tired of… I’m crazy about… I can’t stand… I detest… - Sau khi hướng dẫn tôi cho hai học sinh khá giỏi trong lớp thực hành nói. Sau đó lần lượt các cặp thực hành (trong vòng 2 phút). Likes Name of chore Reasons Feeding the cats and dogs Love animals Do the groceries Like shopping Taking out the garbage It is not too hard Dislikes Trang 5/15
  7. Nguyễn Thị Tuyết – Trường THPT Lưu Hoàng – Ứng Hòa Name of chore Reasons Laundry Take much time and quite hard Washing the dishes Often break things Looking after the baby Waste time, be tired II. While-speaking Task 2: - Phần hoạt động này tôi yêu cầu học sinh làm việc theo cặp đọc các câu hỏi và gạch chân vào các từ khóa (key words) trong mỗi câu hỏi trước khi đoán câu trả lời của mỗi câu hỏi. - Tôi khuyến khích các em sử dụng key words để tìm ra câu trả lời sau đó cho các em thực hành đọc bài hội thoại. 1. ……………..everyday? 3. What ………….. like ……….? 2. ………..like doing ……..? 4. ………… dislike doing …….? Matching: Suggested answers 1. c 2. a 3. d 4. b Task 3: - Tôi yêu cầu học sinh làm cặp với một bạn khác thảo luận một bài hội thoại giống như bài mẫu trên. Khuyến khích các em nói tự do về bản thân về các công việc nhà các em thích và không thích rồi đưa ra lý do. - Với học sinh yếu tôi gợi ý các em dùng câu hỏi ở bài số 2 và câu trả lời gợi ý ở bài số 1. - Với bài tập này các em áp dụng thực tiễn với cuộc sống hằng ngày. Đó chính là động lực thúc đẩy, tạo thêm niềm vui, sự hứng thú trong tiết học nói (speaking) của các em. - Sau 3 phút thực hành tôi gọi một số nhóm đứng lên trình bày trước lớp. Example: A: What household chores do you do everyday? B: I …………………………….. A: Which of the chores do you like doing most? B: Well, I think I like …………………… A: What do you like about it? B: Because ………………………. A: Which of the chores do you dislike most? B: I hate …………………. Because ………. III. Post-speaking - Với hoạt động này tôi yêu cầu học sinh làm việc cá nhân nói lại những gì mà các em đã thảo luận qua các hoạt động trên. Trang 6/15
  8. Nguyễn Thị Tuyết – Trường THPT Lưu Hoàng – Ứng Hòa - Tôi đưa ra vài gợi ý giúp những học sinh yếu hoàn thành dễ dàng hơn. Sample: Everyday I do some chores in my family such as……………….. I love …………..…the most because …………. I also enjoy …………... since…………… However, I dislike………….because…………...... Next, I hate………….. as…………………. In short, I love doing housework because I feel happy when I can help my parents. UNIT 2: YOUR BODY AND YOU Speaking Ở Unit 2 này tôi đã thiết kế và tiến hành các bước như sau. I. Pre-speaking Warm up - Tôi đưa ra một video và yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm tìm ra những thói quen tốt và thói quen xấu trong video. - Học sinh xem video sau đó thảo luận theo nhóm liệt kê lại tất cả các thói quen tốt và thói quen xấu vào tờ giấy A3. “Watch the video then find out some good habits and some bad ones shown in the video?” Suggestions Good ones: eating healthy food, making “To do list”, doing exercises…. Bad ones: getting up late, eating fast food, spend too much time on facebook… - Tôi hướng dẫn học sinh nhận biết nghĩa và cách dùng của một số cụm từ. Useful expression: - Daily routine - To be/ to get rid of = remove - To kick a habit= give up a habit - Shake up= rearrange - Hang out with Someone: thường xuyên lui tới GIVE OPINION: I think…/ In my opinion…/ In my point of view../ For me…. Task 1: Which are good or bad habits for you? - Học sinh làm việc cá nhân sau đó trao đổi kết quả với bạn trong 3 phút. Suggested answers: Good habits Bad habits - being thankful - staying up late - keeping a routine - leaving things until the last - doing regular exercise minute Trang 7/15
  9. Nguyễn Thị Tuyết – Trường THPT Lưu Hoàng – Ứng Hòa - never giving up - watching TV all day - saving money - littering - reading regularly - eating what you like - arriving just in time II. While-speaking Task 2 - Hoạt động này học sinh có thể thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm vè những sự biểu biết về thói quen và cách từ bỏ những thói quen xấu. Học sinh sẽ phát triển được sự tự tin trong việc nói Tiếng Anh bằng việc đưa ra quan điểm cá nhân về chủ đề. “work in pairs or in groups and discuss why some of the habits are good and why some are bad by giving evidence and proof to support your ideas.” Examples: Task 3 - Mục đích của hoạt động này là hỗ trợ hoạt động nói của học sinh về việc sử dụng các thông tin có liên quan đến chủ đề trong phần bài đọc. - Học sinh đọc nhanh bài đọc và lựa chọn những điều mà chúng nghĩ có thể hoặc không thể làm theo. Sau đó giải thích lý do cho quyết định của mình. Example: “I think I/ we should make a list of bad habits and a list of good habits that I/ we could swap for those naughty habits”. I think I should … because … III. Post-speaking Task 4: - Với hoạt động này học sinh có thể phát triển khả năng nói tự do bằng việc áp dụng lời khuyên bỏ một thói quen xấu. - Học sinh thảo luận theo cặp hoặc theo nhóm để lựa chọn một thói quen xấu và sau đó liệt kê những điều nên và không nên làm khi từ bỏ một thói quen xấu. Choose a partner then choose ONE bad habit that you want to remove. Spend 5 minutes making a list of DOS and DON’TS in order to kick that habit. Trang 8/15
  10. Nguyễn Thị Tuyết – Trường THPT Lưu Hoàng – Ứng Hòa Share your list with other pairs and use it to present your ideas. Report to class using vocabulary and structures you’ve practised. UNIT 4: FOR A BETTER COMMUNITY Speaking- Community development Ở Unit 4 này tôi đã thiết kế và tiến hành các bước như sau. Tôi dùng các hình ảnh thực tế để mô tả các hoạt động tương ứng. I. Pre-speaking Warm up - Tôi đưa ra các bức tranh và yêu cầu học sinh nêu ra các hạt động tình nguyện mà các em nhìn thấy trên màn hình. Helping old people Helping sick people Helping disadvantaged or handicapped children Cleaning the street Directing the traffic Taking care of the war invalids and the families of martyrs Task 1 Trang 9/15
  11. Nguyễn Thị Tuyết – Trường THPT Lưu Hoàng – Ứng Hòa - Học sinh làm việc cá nhân đọc và nối các hoạt động cho sự phát triển cộng đồng với lý do giải thích vì sao nó quan trọng. - Sau đó học sinh thực hiện nối và thực hành nói ghép câu theo gợi ý. Example: 1-d I think building houses for low - income people is important because when people have a place to live, they can develop other parts of their lives. II. While-speaking Task 2 - Học sinh thực hành nói theo cặp thảo luận vì sao các hoạt động ở activity 1 lại quan trọng đối với sự phát triển cộng đồng. A: Hi, now discussing why the activities for community development are important B: I think building houses for low-income people is important. A: I agree. Because when people have a place to live, they can develop other parts of their lives. Protecting the environment and ensuring healthy lifestyles are important. B: That’s’s true. This is important because we need the Earth for life. Task 3: - Học sinh thực hành theo nhóm thảo luận, lựa chọn 3 hoạt động cấp thiết nhất để làm trong cộng đồngvà giải thích tại sao. III. Post-speaking Activity 4 - Tôi yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày trước lớp kết quả thảo luận của nhóm mình. - Cả lớp bầu chọn một nhóm có kết quả tốt nhất. UNIT 5: INVENTIONS Speaking- Unique inventions Trang 10/15
  12. Nguyễn Thị Tuyết – Trường THPT Lưu Hoàng – Ứng Hòa I. Pre-speaking Warm up. - Tôi chia lớp thành 4 nhóm chơi trò chơi Kim’s game. - Tôi yêu cầu các em nhìn lên các bức tranh trên màn hình và cố gắng nhớ tất cả các bức tranh trong 10 giây. - Sau đó tôi yêu cầu các nhóm viết lại lên tờ giấy A3 trong thời gian 30 giây. Nhóm nào nhanh nhất và viết nhiều câu trả lời chính xác nhất là người chiến thắng. Task 1 - Để học sinh dễ dàng hiểu được nội dung bài học tôi đưa ra một số từ mới và gợi ý nghĩa của các từ qua tranh ảnh, giải thích, ví dụ. Vocabulary “ Unique inventions”  very special and unusual inventions. + solid + costly + original + environmentally-friendly + benefit - Hoạt động này tôi yêu cầu học sinh thực hành đọc bài hội thoại mẫu theo cặp. II. While-speaking Task 2 - Phần này là hoàn thành bảng thông tin còn thiếu về các phát minh có trong bài hội thoại trên. Như tôi chuyển thành hoạt động sơ đồ tư duy (mind map). - Học sinh làm việc cá nhân sau đó kiểm tra kết quả với bạn. Trang 11/15
  13. Nguyễn Thị Tuyết – Trường THPT Lưu Hoàng – Ứng Hòa - Tôi hướng dẫn học sinh ôn lại cấu trúc câu hỏi và câu trả lời về việc sử dụng một phát minh, học sinh sử dụng gợi ý thực hành nói. Useful languages When asking and answering about the use of an invention What is it used for? It is used to + inf It is used for + V-ing * Suggested answers. a. Name of invention 3-D printer b. Characteristics bigger and heavier than a normal printer c. Use To produce solid objects similar to the originals d. Benefits Saving a lot of money Task 3 - Tôi đưa ra 2 phát minh và hỏi học sinh tên của chúng, đặc điểm và cách sử dụng. Tôi chia lớp thành 4 nhóm. Học sinh thực hành theo nhóm hoàn thành các thông tin về lợi ích của các phát minh trên poster trong khoảng 90 giây sau đó treo lên bảng. Tiếp theo tôi yêu cầu đại diện các nhóm trình bài kết quả, các nhóm khác theo dõi và nhận xét. Suggested answer: +A portable solar charger is reliable, easy to use and carry. It’s not costly, so everyone can have one. It provides the power you need at a moment’s notice. This means, you can use it to charge your phone, laptop, or other mobile devices. You don’t need to scramble for a wall outlet. It’s also environmentally and friendly. + USB stick: not costly, easy to use, easy to transport files. Task 4 - Tôi hướng dẫn học sinh thực hành bài hội thoại dựa vào hoạt động 1 và 3, các em có thể lựa chọn một phát minh để thực hiện. Suggestion + What’s that? -It is a USB stick. I’ve bought it. It is not costly. + USB stick? What is it used for? -It is used for storing data. It looks small and portable. + Fantastic. And it is easy to carry and transport files. - That’s right. Trang 12/15
  14. Nguyễn Thị Tuyết – Trường THPT Lưu Hoàng – Ứng Hòa III. Post-speaking Task 5- Group Presentation - Học sinh thực hành theo nhóm 4-5 em. Mỗi nhóm lựa chọn một phát minh và thảo luận các thông tin để giới thiệu về phát minh đó: đặc điểm, cách sử dụng và lợi ích. Suggestion =>I’d like to recommend a food processor to all of you. This machine is small and portable. It is used to prepare meals with delicious dishes within a short time. It’s an economical device for all households. => I have bought a laptop. It is small computer, it is portable. It can work with a battery .We can use laptop to type any documents, read newspapers, watch films/ news, learn English…. Laptop is easy to use, easy to carry and easy to transport files. 3. Hiệu quả sau khi áp dụng SKKN vào giảng dạy. Trên đây là một số bài học mà các thành viên trong tổ và tôi đã thảo luận và tiến hành giảng dạy ở các lớp trong suốt một năm qua. Chúng tôi đã đạt được kết quả khá tốt và đây cũng chính là nguồn động lực thúc đẩy chúng tôi cần phải nỗ lực cố gắng hơn nữa đó là các em rất hứng thú học tiết luyện nói. Các em không còn nhút nhát, không còn ý nghĩ là “mình không thể có khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh nữa”. Giúp các em tích cực hơn trong giờ học nói. Và chính bản thân tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc khi nghe các em nói rằng “Cô ơi! Em thích học giờ Speaking hơn rồi”. Kết quả học tập của các em HS lớp 10A1 học kì I năm học 2019 - 2020 có nhiều tiến bộ rõ rệt so với chất lượng khảo sát đầu năm học. Thống kê kết quả kiểm tra cụ thể như sau: Điểm Trung Lớp Giỏi Khá Yếu Kém bình 10A1 (Thực nghiệm-41HS) 14 15 11 1 0 10A2 (Đối chứng-41HS) 9 11 17 4 0 Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú trong giờ học Speaking ở lớp 10A1 như sau: Lớp 10A1 (41 HS) 10A2 (41 HS) Mức độ hứng Thực nghiệm Đối chứng thú học tập môn Anh Rất thích 17 10 Thích 14 13 Bình thường 7 12 Không thích 3 6 Trang 13/15
  15. Nguyễn Thị Tuyết – Trường THPT Lưu Hoàng – Ứng Hòa C. KẾT LUẬN 1. Kết luận Sáng kiến kinh nghiệm "Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng nói môn Tiếng Anh lớp 10" được thực nghiệm cho học sinh trường THPT Lưu Hoàng trong những năm qua đã đem lại hiệu quả nhất định. Qua các bài nói học sinh thể hiện quan điểm và hiểu biết của mình về các chủ điểm như bản thân, sở thích cá nhân, đất nước con người nước Anh, việc học Tiếng Anh, tiểu sử một số nhà khoa học nổi tiếng, về sức khỏe, môi trường ... thông qua bài nói học sinh cũng được rèn luyện kỹ càng về kiến thức ngôn ngữ và sử dụng thành thạo các kiến thức ngôn ngữ đã được học. Khi giáo viên đầu tư và khai thác bài nói một cách đa dạng, kết hợp với việc sử dụng đồ dùng trực quan thường xuyên sẽ làm cho giờ học nói có ý nghĩa và hiệu quả hơn, học sinh rất thoải mái trong giờ học nói (speaking). Trước đây những giờ học nói chỉ sử dụng các yêu cầu của sách giáo khoa đưa ra, chưa có sự thay thế dạng bài tập thì lớp học rất trầm, học sinh ngại phát biểu, ngại nói trước đám đông. Thì giờ đây khi áp dụng phương pháp mới để phát huy tính tích cực của học sinh thì không khí lớp học đã sôi nổi hơn, học sinh tập trung hơn, hứng thú học tập hơn. Học sinh tích cực, hào hứng khi chuẩn bị vào tiết học nói. Các em có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình bằng Tiếng Anh tốt hơn, tạo động lực cho các em cố gắng học tốt hơn. Các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được hỗ trợ đáng kể. Một số em trong giờ học nói mới chỉ hiểu ít hoặc hiểu lơ mơ nhưng thông qua giờ nói với các tình huống có thật, gần với đời thường nên các em đã hiểu rõ bản chất của kiến thức ngữ pháp vừa được học, kỹ năng phát triển ngôn ngữ được hoàn thiện hơn đặc biệt là kỹ năng nói và giao tiếp Tiếng Anh đã trở nên quen thuộc, trong giờ học Tiếng Anh hiện nay giao tiếp giữa thầy và trò hầu như đều sử dụng bằng Tiếng Anh. Một số em có khả năng nhận thức chậm hơn tuy chưa nhanh nhạy trong giao tiếp nhưng đều có thể hiểu được yêu cầu của giáo viên cũng như yêu cầu bài học. Tiếng Anh giờ đây không phải là một môn học khó mà trái lại là môn học hay, tốn ít thời gian, học sinh chỉ cần nhớ và nắm kiến thức ngay tại lớp. 2. Kiến nghị và đề xuất a. Đối với nhà trường: Cần tạo điều kiện cho giáo viên được đi tham quan để học hỏi giao lưu trao đổi kinh nghiệm với các trường THPT tiên tiến trong và ngoài tỉnh. Nên thành lập các câu lạc bộ nói Tiếng Anh theo khối hoặc trường, tổ chức những buổi thăm quan dã ngoại để giúp học sinh có thể giao tiếp với người Trang 14/15
  16. Nguyễn Thị Tuyết – Trường THPT Lưu Hoàng – Ứng Hòa nước ngoài nói tiếng Anh, tổ chức các cuộc thi vấn đáp theo khối có lấy điểm. b. Đối với Sở giáo dục và Đào tạo: Cần tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội giao lưu, học hỏi và rút kinh nghiệm qua các hội thảo chuyên đề. Xây dựng các giờ dạy mẫu mang đặc thù bộ môn. XÁC NHẬN CỦA Hà Nội, Ngày 28 tháng 2 năm 2020 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đấy là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Trang 15/15
  17. PHIẾU KHẢO SÁT TRƯỚC KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2019 - 2020 Tên đề tài “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kĩ năng nói môn Tiếng Anh 10” Lĩnh vực/Môn: Chuyên môn Tiếng Anh Cấp học: THPT Tên tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Đơn vị công tác: Trường THPT Lưu Hoàng Chức vụ: Giáo viên I.Thời gian khảo sát: 6 - 10/9/2019 II. Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 10A1 và 10A2 III. Nội dung khảo sát: Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kĩ năng nói môn Tiếng Anh 10. Trước khi áp dụng đề tài này, tôi cho học sinh hai lớp 10A1 và 10A2 làm hai phiếu khảo sát như sau: +) Phiếu số 1: - Học sinh lớp 10A1 và 10A2 thực hiện hoạt động 3 Unit 1- FAMILY LIFE lesson 4- Speaking trang 10 sách giáo khoa Tiếng Anh 10: Have a similar conversation with a partner. Find out which chores she/ he likes or dislikes the most and why. Report the findings to the class. 1. What household chores do you do every day? 2. Which of the chores do you like doing the most? 3. What do you like about it? 4. Which of the chores do you dislike doing the most? 5. Why do you dislike it? +) Phiếu số 2: Em hãy cho biết mức độ hứng thú học tập môn Tiếng Anh của em.  Rất thích  Thích  Bình thường  Không thích +) Số liệu thu được sau khảo sát Kết quả khảo sát phiếu số 1 được tổng hợp như sau: Điểm Trung Lớp Giỏi Khá Yếu Kém bình 10A1 (Thực nghiệm-41HS) 9 13 15 4 0
  18. 10A2 (Đối chứng-41HS) 7 9 19 6 0 Kết quả khảo sát phiếu số 2 được tổng hợp như sau: Lớp 10A1 (41 HS) 10A2 (41 HS) Mức độ hứng Thực nghiệm Đối chứng thú học tập môn Anh Rất thích 9 7 Thích 13 12 Bình thường 13 14 Không thích 6 8 Số liệu cho thấy kết quả tương đối hạn chế do học sinh còn dè dặt, e ngại trong việc nói Tiếng Anh, sợ nói sai nên các em trở nên thụ động, không mạnh dạn trình bày ý kiến của mình. Người thực hiện Nguyễn Thị Tuyết
  19. PHIẾU KHẢO SÁT SAU KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2019 - 2020 Tên đề tài “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kĩ năng nói môn Tiếng Anh 10” Lĩnh vực/Môn: Chuyên môn Tiếng Anh Cấp học: THPT Tên tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Đơn vị công tác: Trường THPT Lưu Hoàng Chức vụ: Giáo viên I.Thời gian khảo sát: 2 - 5/12/2019 II. Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 10A1 và 10A2 III. Nội dung khảo sát: Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kĩ năng nói môn Tiếng Anh 10. +) Phiếu số 1: - Học sinh lớp 10A1 và 10A2 thực hiện hoạt động 5 Unit 5- INVENTIONS lesson 4- Speaking trang 10 sách giáo khoa Tiếng Anh 10: Work in groups. Choose one of inventions below and prepare a talk to introduce it to other group members. Laptop E-book reader Food processor +) Phiếu số 2: Em hãy cho biết mức độ hứng thú học tập môn Tiếng Anh của em.  Rất thích  Thích  Bình thường  Không thích +) Kết quả sau khảo sát. Thống kê kết quả kiểm tra. Điểm Trung Lớp Giỏi Khá Yếu Kém bình 10A1 (Thực nghiệm-41HS) 14 15 11 1 0 10A2 (Đối chứng-41HS) 9 11 17 4 0 Kết quả tổng hợp phiếu xin ý kiến. Lớp 10A1 (41 HS) 10A2 (41 HS) Mức độ hứng Thực nghiệm Đối chứng thú học tập môn Anh Rất thích 17 10
  20. Thích 14 13 Bình thường 7 12 Không thích 3 6 So sánh kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài ta thấy: Sau khi áp dụng các biện pháp tạo hứng thú và hướng dẫn cụ thể các hoạt động trong các tiết học nói cho học sinh lớp 10A1, tôi thấy rằng việc thực hành nói của học sinh thông qua các tiết học dễ dàng hơn, các em chủ động trong các hoạt động cặp, nhóm. Các em giao tiếp lưu loát hơn và nhanh hơn khi trả lời các câu hỏi. Học sinh mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp với các bạn, các em không còn mặc cảm sợ sai nữa. Trước đây các em thường không thích học nói Tiếng Anh vì sợ sai và không có ý tưởng từ vựng để diễn đạt, nhưng giờ đây qua các bài học và thực tế áp dụng biện pháp trên học sinh đã thích học giờ nói hơn. Đặc biệt học sinh tích cực hợp tác và giao tiếp đó chính là thành công của đề tài này. Kết quả khảo sát đã phản ánh được việc học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời linh hoạt hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kĩ năng. Lớp 10A2 là lớp đối chứng, vẫn dạy theo cách cũ, kết quả về sự hứng thú học tập môn Tiếng Anh của học sinh không có thay đổi mấy so với trước khi thực hiện đề tài. Kết quả bài kiểm tra của lớp 10A1 cao hơn của lớp 10A2 cụ thể: Số lượng học sinh đạt điểm Khá Giỏi cao hơn và số học sinh đạt điểm yếu ít hơn. Kĩ năng nói và thuyết trình Tiếng Anh của học sinh lớp 10A1 tốt hơn, điều này là do các em 10A1 thấy hứng thú hơn trong học tập nên phần tự học và ôn luyện cũng tốt hơn. Như vậy việc áp dụng các biện pháp mới có những hướng dẫn cụ thể kết hợp cùng việc lồng ghép các trò chơi đa dạng trong các hoạt động nói giúp các em nắm vững kiến thức, chủ động, tự tin hơn trong giao tiếp Tiếng Anh và có hứng thú tự học tập rèn luyện kỹ năng. Người thực hiện Nguyễn Thị Tuyết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2