intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt môn làm quen với toán

Chia sẻ: Trần Thị Tan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

220
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã tập trung ngiên cứu, tìm tòi để tìm ra “Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt môn làm quen với toán”. Bên cạnh đó, tôi xây dựng đề tài này dựa trên nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể của ngành giáo dục mầm non nói chung và giáo dục mầm non huyện Bình Xuyên nói riêng, cụ thể là trường mầm non Tiên Hường trong năm học 2018 - 2019.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt môn làm quen với toán

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HỒ SƠ XÉT CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN  ­ Tên sáng kiến: “Một số  giải pháp giúp trẻ  4 – 5 tuổi học   tốt môn làm quen với toán” ­ Tác giả: Đặng Thị Hằng. ­ Đơn vị công tác: MN Tiên Hường. ­ Chức vụ: Giáo viên. ­ Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm. 1
  2. Bình Xuyên, năm 2019. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi:  Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên                                          Phòng Giáo dục và Đào tạo I. Tác giả sáng kiến ­ Họ và tên:  ĐẶNG THỊ HẰNG ­ Ngày tháng năm sinh: 20/03/1985.  Giới tính: Nữ. ­ Đơn vị công tác (hoặc hộ khẩu thường trú): Trường MN Tiên Hường. ­ Chức danh: Giáo viên. ­ Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm. ­  Tỷ  lệ  (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến  (ghi rõ đối với từng  đồng tác giả, nếu có): 100%. II. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến ­ Họ tên:  ĐẶNG THỊ HẰNG ­ Đơn vị: Trường Mầm non Tiên Hường III.  Tên  sáng kiến, lĩnh vực  áp dụng, mô tả  bản chất của sáng  kiến, các thông tin cần được bảo mật 1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt môn   làm quen với toán” 2. Lĩnh vực áp dụng Hoạt động làm quen với toán là hoạt động vô cùng quan trọng và không  thể thiếu trong công tác giáo dục trẻ mầm non. Hoạt động làm quen với toán   2
  3. giúp trẻ  hình thành và phát triển nhận thức, phát triển trí tuệ. Hình thành và   rèn luyện các thao tác tư  duy: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hơn...  Giúp phần phát triển ngôn ngữ  cho trẻ, cung cấp vốn từ  về  các biểu tượng  toán cho trẻ. Đồng thời việc hình thành các biểu tượng toán giúp trẻ làm quen   với thế  giới xung quanh, giải quyết được một số  khó khăn trong cuộc sống  hàng ngày và giúp trẻ diễn đạt dễ dàng hơn.  Trong công tác chuẩn bị  cho trẻ  học lớp tiếp theo và khi sang trường  phổ  thông. Giáo viên sẽ  giúp trẻ hình thành một số  biểu tượng toán học ban  đầu về: số lượng, phép đếm, hình dạng, kích thước, định hướng trong không  gian, xác định về  thời gian… Và đặc biệt môn làm quen với toán giúp trẻ  trong việc chuẩn bị  về  tâm thế  làm quen với: hoạt động chủ  đạo  ở  trường  phổ  thông, phương pháp giảng dạy  ở trường phổ  thông và nội dung chương  trình học  ở trường phổ  thông. Nó để  lại những dấu  ấn trong tiềm thức suốt   cả quá trình học toán ở các cấp sau này của trẻ. 3. Mô tả sáng kiến Môn Làm quen với toán là một nội dung quan trọng trong công tác giáo  dục góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Môn toán đã mang lại  cho trẻ sự phát triển tư duy đồng thời qua môn toán trẻ có thể tìm hiểu, khám  phá thêm về thế giới xung quanh mình. Đến với môn làm quen với toán trẻ trở  nên tích cực, nhanh nhẹn hơn, trẻ biết đếm, phân biệt nhiều hơn, ít hơn, trẻ  biết tách gộp, phân chia nhóm, ngoài ra trẻ  có thể  xác định được các hình   khối, xác định không gian… Như vậy trẻ đã dần hình thành những kiến thức   sơ đẳng biểu tượng ban đầu của toán học. Những biểu tượng toán học sơ  đẳng được hình thành  ở  trẻ  mẫu giáo  nhỡ  là kết quả  của việc trẻ  nắm những kiến thức qua các hoạt động khác  nhau trong cuộc sống hàng ngày và là kết quả  của việc dạy học có định   hướng trên hệ  thống các tiết học toán với trẻ. Chính những kiến thức, kỹ  năng toán học sơ đẳng mà trẻ nắm được là phương tiện để  phát triển tư duy  toán học cho trẻ và góp phần thực hiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Thông qua môn làm quen với toán giúp trẻ  nhận thức tốt hơn về  thế  giới xung quanh. Từ  đó hình thành hệ  thống hóa kiến thức một cách chính  xác, khoa học. Nhận thức về  toán học có liên quan mật thiết với quá trình  phát triển toàn diện của trẻ, thông qua toán học sớm hình thành  ở  trẻ  khả  năng tìm tòi, quan sát, khám phá, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật hiện   3
  4. tượng khách quan. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vốn ngôn ngữ và góp phần tích   cực vào việc phát triển toàn diện về mọi mặt “Đức – Trí – Thể – Mỹ – Tình   cảm xã hội”. Môn học làm quen với toán là một môn học quan trọng góp phần  phát triển nhận thức cho trẻ. Giúp trẻ có một hành trang vững vàng, một tâm  thế tự tin để bước vào lớp một. Theo khái niệm: Toán có nghĩa là “tính”, toán học là môn học về “toán  số”, có tính khoa học và cần độ chính xác cao. Do trẻ ở độ tuổi mẫu giáo nhỡ  chưa có một biểu tượng khoa học nào. Nên nhiệm vụ  của giáo viên là phải  hình thành cho trẻ  các biểu tượng toán học, cung cấp những kỹ năng cơ  bản  nhất để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế. Môn học làm quen với toán khi được giáo viên mầm non tổ  chức cho   trẻ  học tập một cách có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ  hỗ  trợ  trẻ  tiếp thu   kiến thức một cách tích cực và taọ cảm giác hưng phấn,vui tươi. Giáo viên có  thể  dạy tích hợp, lồng ghép vào các hoạt động khác như  giờ  ăn, họat động  góc, chơi ngoài trời… từ đó giúp trẻ tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động.   Ý thức rõ vai trò của bộ môn toán đã trở thành một hoạt động không thể thiếu  được trong trường lớp mầm non. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều  kiến thức cho trẻ, giúp trẻ  phát triển hết những khả  năng vốn có. Chính vì  điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay,  những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Trong tất cả  các môn  học của trẻ  tôi đặc biệt yêu thích môn toán, có lẽ  vì chính môn toán đã có  nhiều ưu điểm và mang lại hứng thú cho rất nhiều người. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã tập trung ngiên cứu, tìm tòi  để  tìm ra “Một số  giải pháp giúp trẻ  4 – 5 tuổi học tốt môn làm quen với  toán”. Bên cạnh đó, tôi xây dựng đề  tài này dựa trên nhiệm vụ, kế hoạch cụ  thể của ngành giáo dục mầm non nói chung và giáo dục mầm non huyện Bình  Xuyên nói riêng, cụ thể là trường mầm non Tiên Hường trong năm học 2018 ­  2019. 3.1. Về nội dung của sáng kiến Những biểu tượng toán học sơ  đẳng được hình thành  ở  trẻ  em là kết   quả  của việc trẻ  nắm những kiến thức qua các hoạt động khác nhau trong  cuộc sống hàng ngày và là kết quả  của việc dạy học có định hướng trên hệ  thống các tiết học toán với trẻ. Chính những kiến thức, kỹ năng toán học sơ  đẳng mà trẻ nắm được là phương tiện để  phát triển tư  duy toán học cho trẻ  4
  5. và góp phần thực hiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Hình thành các biểu   tượng toán học sơ  đẳng cho trẻ  mầm non là một nội dung quan trọng góp  phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Hiệu quả  của việc hình thành  các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non không chỉ  phụ  thuộc vào việc xây  dựng hệ  thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ  mà còn phụ  thuộc vào phương pháp, Giải pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là tiết  học toán cho trẻ ở trường mầm non. Trong quá trình dạy học cho trẻ  ở trường mầm non chúng ta phát triển   ở trẻ khả năng nhận biết, khả năng phân tách các dấu hiệu, nhận biết các tính   chất, các mối quan hệ của các sự vật, phát triển ở trẻ hứng thú quan sát, hình  thành các thao tác trí tuệ, các Giải pháp của hoạt động tư  duy, qua đó tạo ra   những điều kiện bên trong để  dẫn dắt trẻ  tới những hình thức mới của trí   nhớ, của tư duy và tưởng tượng.  Trong quá trình hình thành các biểu tượng toán học sơ  đẳng cho trẻ,  giáo viên giữ vai trò chủ đạo, là người tổ  chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt  động có mục đích học tập của trẻ. Việc tổ chức dạy trẻ đúng lúc và phù hợp   với đặc điểm, lứa tuổi cho trẻ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí   tuệ cho trẻ mầm non. Thông qua quá trình dạy học như vậy, trẻ sẽ nắm được   những kiến thức sơ  đẳng về  tập hợp con số, phép đếm, về  kích thước và  hình dạng các vật, trẻ biết định hướng trong không gian và thời gian, trẻ nắm  được phép đếm, phép đo độ dài của các vật bằng các thước đo ước lệ… a. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Năm học 2018 – 2019 tôi được phân công dạy lớp 4 tuổi C có 32 trẻ và  01 giáo viên chủ nhiệm đã tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non. Mỗi trẻ là  một cá thể riêng biệt và mức độ nhận thức của mỗi trẻ khác nhau.Trẻ thường  thích tham gia các hoạt động thể chất, âm nhạc, khám phá, tạo hình hơn. Với   hoạt động làm quen với toán trẻ  thường không mấy thích thú, các giờ  học   toán rất nhàm chán với cô và trẻ nên chưa đạt được thành tích cao. Với quyết   tâm phấn đấu cô và trò đều xếp loại tốt trong năm học tôi cần có nhiều giải  pháp để gây hứng thú cho trẻ khi tham gia học toán. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi có một số thuận lợi sau: ­ Lớp học luôn nhận được sự  quan tâm của ban giám hiệu nhà trường  đầu tư mua sắm đô dung, trang thiêt bi phuc vu  ̀ ̀ ́ ̣ ̣ ̣ day va hoc. ̣ ̀ ̣ 5
  6. ­ Hàng năm chúng tôi được học lớp bồi dưỡng trong hè và dự  các buổi  chuyên đề của phòng, của trường bạn và nhà trường tổ chức. Đó cũng là điều   kiện để tôi được học tập, củng cố thêm kiến thức phục vụ  cho tiết dạy của   mình. ­ Mỗi giáo viên đều có  kế hoạch giảng dạy các môn học và  tham gia   các hoạt động rất cụ thể ngay từ đầu năm học. ­ Đối với  phụ huynh môn toán là một trong  mối quan tâm hàng đầu, họ  luôn  mong muốn con em học tốt môn toán. Bên cạnh đó, tôi còn gặp một số khó khăn sau: ­ Phụ  huynh chiếm 95% là nông thôn nên ít có thời gian và điều kiện  quan tâm đến con em mình, đặc biệt là việc kèm cặp các cháu học. ­ Đầu năm học lớp tiếp nhận 8 trẻ mới, các cháu này chưa được học   qua các lớp mẫu giáo trước đó, do vậy trẻ chưa có những nề nếp và thói quen  trong các hoạt động ở trường. Đặc biệt trẻ bị thiếu hụt kiến thức rất nhiều.   Đây cũng là một trong những khó khăn khi giáo viên truyền thụ kiến thức cho   trẻ. Đặc biệt là môn toán, có tiết kiến thức theo chương trình là tiết ôn luyện,  nhưng đối với những cháu mới thì lại là dạy kiến thức hoàn toàn mới. ­ Đồ dùng trực quan còn quá ít, đôi lúc chưa đủ dẫn đến việc luyện tập  ít, nên tiết học buồn tẻ không đem lại kết quả như mong muốn. ­ Trẻ  có sĩ số  đông, đa số  là trẻ  nam nên hay nghịch ngợm, chưa tham   gia tích cực trong hoạt động có chủ đích, mức độ hứng thú không cao. Kết quả khảo sát trẻ trước khi áp dụng sáng kiến (9/2018) Kết quả Sĩ  Các chỉ tiêu đánh giá Phần trăm số Số lượng (%) 32  Số  trẻ  có hứng thú tham gia hoạt  15/32 trẻ 46,8 % trẻ động làm quen với toán   Số trẻ thích chơi với đồ dùng chưa  8/32 trẻ 25 % chú ý đến bài giảng của cô   Số  trẻ  có tham gia học toán nhưng  7/32 trẻ 21,8 % chưa thoải mái và tự tin  6
  7. Số   trẻ   không   thích   tham   gia   học  2/32 trẻ 6,25 % toán  Số   phụ   huynh   quan   tâm   trao   đổi  20/32 trẻ 62,5 % với giáo viên về  việc học tập của   các cháu  Để  trẻ  tích cực, hứng thú và học tốt môn làm quen với toán tôii đã sử  dụng một số giải pháp sau:  b. Đề xuất các giải pháp b.1. Giải pháp 1: Tự tạo đồ dùng, đồ chơi toán học Muốn có một giờ bé làm quen với toán đạt kết quả cao ngoài việc cần  có đủ các đồ dùng cơ bản như: vở bé làm quen với toán, bút chì, sáp màu, hộp  bé học toán, thẻ  số, các khối hình. Thì việc tự  tạo đồng dùng, đồ  chơi toán   học đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích hứng thú của trẻ  khi học  toán. Nhận thức được điều  ấy, tôi đã phối hợp với phụ  huynh và học sinh   trong lớp sưu tầm nguyên vật liệu phế  thải như: Vải von, lon bia, nắp chai,   len sợi, bọt biển, hột hạt, sỏi... tự làm một số đồ dùng từng tiết học. Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy trẻ  rất thích học toán bằng  chính những đồ  dùng trẻ  tự  làm. Vì vậy ngoài giờ  học tôi đã cho trẻ  làm đồ  dùng cho mình.  Ví dụ: Chủ để giao thông, tôi cho trẻ gấp thuyền, gấp máy bay cho giờ  học toán và hoạt động góc. b.2. Giải pháp 2: Xây dựng môi trường toán học cho trẻ hoạt động Một môi trường học tập tốt có hiệu quả là môt trường gây hứng thú cho  trẻ, phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo  cho trẻ. Chính vì vậy tôi luôn cố  gắng tạo ra nhiều đồ  dùng, đồ  chơi hấp dẫn trang trí xung quanh lớp. Ví dụ  cắt những chú sâu chú cá dán lên tường bằng nhám, treo những hình bàn tay...   cho trẻ đếm và có thể học các môn khác. Việc gắn bằng nhám giúp cho tôi dễ  dàng thay đổi hình ảnh theo chủ đề hơn nữa vừa làm trò chơi cho trẻ gắn số  hoặc thay đổi vị trí của đồ dùng. 7
  8. Tôi xây dựng góc toán phong phú, nhiều chủng loại sắp xếp bố trí đồ  chơi gọn gàng, đồ chơi luôn để ở tư thế “mở” để kính thích trẻ hứng thú hoạt   động, đồ  dùngđồ  chơi phải đảm bảo thuận tiện cho thao tác sử  dụng, được   xắp xếp sao cho dễ lấy, dễ cất và đặc biệt có thể  sử  dụng vào các môn học  và các hoạt động khác. Góc toán phải được bố trí thật nổi, thật đẹp mắt, vừa  đảm bảo tính thẩm mỹ, lại vừa đảm bảo tính chính xác.          ­ Chính những việc làm tưởng như rất đơn giản này đã góp phần hình  thành  ở trẻ sự say mê tìm tòi, tính cẩn thận trong công việc và củng cố  thêm   phần kiến thức về toán cho trẻ.       ­ Vào các giờ  hoạt động góc, tôi tổ  chức cho trẻ  sưu tầm và vẽ, cắt,   dán hình ảnh trong sách báo có liên quan đến bộ môn toán để làm “sách”, “tập  san” và làm các quyển sách có dạng các hình đã học. * Ví dụ:   Khi học số  3 thuộc chủ  đề  thế  giới thực vật thì trẻ  sẽ  cắt,   vẽ, xé 3 cây, 3 bông hoa, 3 quả  v.v... vào trang “sách” và viết số  tương  ứng,   đến hết chủ đề này, lại sang chủ đề khác ở bài khác trẻ lại sưu tập tiếp dần   dần trẻ có bộ sưu tập về môn toán rất phong phú. ­ Cho trẻ sưu tập các hộp có dạng các hình khối sau đó cô cùng trẻ  sẽ  trang trí các chi tiết vào hình khối cho ngộ nghĩnh thành hình người, hình con  vât lật đật, và trưng bày  ở  lớp với các hình học cũng thế  như  vậy trẻ sẽ  rất   thích thú và ghi nhớ được các hình khối. b.3.  Giải pháp 3: Sáng tạo, đổi mới trong hình thức dạy trẻ  môn  làm quen toán học. * Lựa chọn và đưa trò chơi vào giờ học toán: Với trẻ lứa tuổi mẫu giáo, chơi là một hoạt động chủ đạo. Hoạt động  chơi quyết định sự hình thành, phát triển tâm lý và nhân cách cho trẻ. Chơi là  một hoạt động độc lập, tự  do, tự nguyện của trẻ mẫu giáo. Qua trò chơi trẻ  rèn luyện được tính độc lập của mình. Tính sáng tạo của trẻ  cũng được thể  hiện từ  một trong hoạt động chơi. Mầm mống sự  sáng tạo của trẻ  bắt đầu  được thể hiện trong hoạt động chơi. Ngoài tính sáng tạo còn thể hiện khi trẻ  biết phối hợp các biểu tượng đó biết vào trò chơi và tự  mình điều khiển  chúng. Trò chơi toán học là một dạng của trò chơi học tập. Trẻ  phải giải   quyết nhiệm vụ  học tập dưới hình thức chơi nhẹ  nhàng, thoải mái, làm trẻ  8
  9. dễ  dàng vượt qua những khó khăn trở  ngại nhất định. Trẻ  tiếp nhận nhiệm   vụ học tập như nhiệm vụ chơi, do đó tính tích cực của hoạt động nhận thức   trong lúc chơi được nâng cao. Trong một chừng mực nào đó, trò chơi học tập   vừa là phương tiện dạy học, vừa là hình thức dạy học cho trẻ. Trò chơi học   tập được sử dụng trong quá trình dạy học nhằm tích cực hơn hoạt động nhận   thức cho trẻ. Chính vì vậy các giờ  học toán và các hoạt động khác tôi luôn cố  gắng  suy nghĩ tham khảo sách, tìm hiểu  một số  trò chơi mới để  áp dụng vào giờ  học nhằm thay đổi không khí hoạt động chống sự chán nản, mệt mỏi, tạo cho  trẻ có hứng thứ hoạt động. * Trò chơi : “Trang trại bác nông dân có gì?”  ­ Chuẩn bị: Một bản vẽ  các đối tượng và các ô vuông để  trẻ  gắn số.   Tranh vẽ  trang trại của bác nông dân trong đó có các loại: ngôi nhà, cây ăn  quả, luống rau, các con vật nuôi như: vịt, chó, chim bồ câu... ­ Tiến hành: cô và trẻ trò chuyện về công việc, sản phẩm của bác nông  dân. Cho trẻ xem tranh và hỏi trẻ: Trong tranh có những con gì? Có những cây   gì? Ngoài ra còn có những đối tượng nào khác? Cho trẻ  đếm từng loại xem  mỗi loại có bao nhiêu, lấy chữ số tương ứng gắn vào bảng. * Các hình thức vào bài gây hứng thú cho trẻ học toán:  ** Hình thức xây dựng mô hình quan sát và đàm thoại.    Ví dụ: Tiết nhận biết số 4. ­ Xây dựng mô hình quan sát gồm có 4 ô tô, tàu hỏa nhiều toa,thuyền,  cây xanh, hoa... ­ Trẻ được học đồ dùng tự tạo rất hứng thú. ­ Vào lớp tôi cho trẻ vừa hát vừa đi đến mô hình quan sát và đàm thoại tại   mô hình. Hình thức này có thể áp dụng với nhiều bài dạy khác nhau ­ Với mỗi bài thay đổi con vật đồ  dùng khác để  trẻ  không cảm thấy  nhàm chán và sắp xếp cho phù hợp với yêu cầu của từng loại tiết học. ** Hình thức vào bài thông qua bài hát: + Khi dạy bài đếm đến 5 nhận biết các nhóm có 5 đối tượng nhận biết   số 5 vào lớp tôi cho trẻ hát bài “Tập đếm” cô giới thiệu: “Cô và các cháu vừa  hát bài hát có nội dung đếm đến mấy (học sinh trả  lời) . Đôi bàn tay giúp  9
  10. chúng ta làm được tất cả  mọi việc từ  học tập đến chơi các trò chơi, nhưng   các cháu nhớ chơi xong phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, cả  trước khi ăn  cơm và sau khi đi vệ sinh”. + Trẻ được nghe được nhìn thực tế và được động viên, trẻ vào học nhẹ  nhàng kết quả giờ học cao qua đó còn có tác dụng với nội dung giáo dục vệ  sinh. Ví dụ  với bài: Nhận biết phân biệt khối vuông khối chữ  nhật, tôi cho   trẻ  hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân” các cô các chú công nhân xây dựng  nhà cửa trường lớp cho chúng ta  ở, chúng ta học bằng những viên gạch như  những khối chữ  nhật qua đó lồng nội dung giáo dục cho trẻ  có lòng yêu quý  người lao động, không những thế sau tiết học trẻ còn rất thích chơi xếp nhà   bằng những khối đã học. ** Hình thức vào bài theo nội dung chuyện kể: + Cô không trực tiếp kể mà thâu vào băng đài một đoạn câu chuyện có  liên quan đến nội dung bài dạy sau đó vào lớp bật lên cho trẻ nghe. Ví dụ: Nhận biết số 3... Tôi ghi đoạn băng: “Hôm nay được nghỉ, thỏ anh lên rừng hái cho mẹ 3  chiếc nấm hương, thỏ em ra đồng bứt cho mẹ 3 bông hoa đồng tiền thật đẹp,   đường hơi xa các con phải đi cẩn thận nhé”. Trích trong chuyện “Ai đáng  khen nhiều hơn”. Tôi hướng luôn trẻ vào nội dung bài dạy, trẻ được đếm lại   giúp thỏ  xem có đúng 3 bông hoa, 3 cây nấm không? Trẻ  thích có hứng thú  học và giờ học đạt kết quả cao. ** Hình thức vào bài thông qua nội dung bài thơ:  Khi dạy bài xác định vị  trí phía trên phía dưới, phía trước phía sau của  đối tượng, tôi cho trẻ đọc bài thơ “Ảnh Bác” “Nhà em treo ảnh bác Hồ  Bên trên là một lá cờ đỏ tươi...” Qua bài thơ vừa có tác dụng trẻ hiểu thêm về biểu tượng của toán xác   định vị trí đồng thời còn lồng được nội dung giáo dục, trẻ  có tính cần cù lao   động tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. “ Trồng rau quét bếp đuổi  gà...”. ** Hình thức tạo hứng thú cho trẻ học toán thông qua ngày lễ ngày hội: 10
  11. Trong năm học có những ngày lễ  hội: 8/3, 20/10, 20/11, 22/12, 19/5...   Tôi đều tận dụng để  gây hứng thú cho trẻ  giúp trẻ  được tập luyện thường   xuyên. VD: Ngày 8/3 là ngày lễ hội của các bà các mẹ, cho trẻ làm bưu thiếp   tặng bà tặng mẹ. Tôi cho trẻ vẽ số bông hoa để nhận biết chữ số đã học khi  vẽ xong cuối giờ tôi cho trẻ mang về nhà tặng mẹ, trẻ rất thích và hứng thú   học tốt hơn ở giờ sau. b.4. Giải pháp 4: Cho trẻ làm quen với toán ở mọi lúc, mọi nơi Chúng ta không chỉ tạo môi trường toán học cho trẻ ở trong lớp học mà  còn tạo cho trẻ bất kỳ thời điểm nào có thể. Toán học không phải là cái gì đó   thật cứng nhắc khô khan, chỉ là số, là hình mà toán học có thể là bất kỳ thứ gì  ở xung quanh trẻ. Ví dụ: Khi cho trẻ đi tham quan, đi dạo, ta có thể hỏi trẻ “có bao nhiêu  luống rau, có bao nhiêu cây quả .luống rau này có hình gì, quả này có dạng gì.  v.v... hoặc khi đén giờ  ăn trẻ  xếp đĩa và khăn cho mỗi bàn, trẻ  phải biết lấy  đủ số đĩa cho mỗi bàn, từ đó có thể tận dụng mọi cơ hội để có thể hình thành  các biểu tượng về toán cho trẻ.  Ví dụ : khi hoạt động góc “bán hàng” khi trẻ đi mua và bán phải đếm số  hàng, đưa số  tiền đúng với yêu cầu của người bán ở  góc xây dựng yêu cầu,   trẻ xây mô hình ngôi nhà của bé, yêu cầu phía trước ngôi nhà có gì, phía sau có  gì v.v.. môi trường toán học cho trẻ  là rất phong phú, nếu chúng ta biết tận   dụng vào toán học cho trẻ thì rất có hiệu quả, trẻ vừa học vừa chơi. Trẻ học   mà không biết mình đang học. Thường xuyên tạo tình huống gợi mở  dẫn dắt để  trẻ  có thể  xem xét,  quan sát và phát hiện những biểu tượng mới cụ thể để trẻ xác định phía trên ­   phía dưới; phải ­ trái; trước ­ sau. Ví dụ: Khi dạy trẻ xác định phía trên ­ phía dưới tôi treo lồng đèn ở trên  cao và để  có thể  nhìn thấy trẻ  phải ngẩng đầu lên. Cô hỏi trẻ: lồng đèn  ở  phía nào của con? Tại sao con biết nó  ở  phía trên? Trẻ  trả  lời: Con phải  ngẩng đầu lên con mới nhìn thấy chiếc lồng đèn. Sau một thời gian thực hiện các Giải pháp trên, các cháu có nhiều tiến  bộ  về  kỹ  năng đếm và nhận biết số  lượng, về  hình dạng, kích thước cũng   như về định hướng không gian. 11
  12. Ngoài ra khi cho trẻ dạo chơi trong sân trường tôi cho các cháu nhặt lá  vàng theo số  lượng cô giáo qui định và xếp thành hình tròn,vuông, chữ  nhật,   tam giác…bằng những chiếc lá vàng , cô kiểm tra để  kịp thời giúp đỡ  những   cháu thực hiện chưa đúng yêu cầu. Ví dụ: Tổ 1 mỗi bạn nhặt cho cô 5 chiếc lá và xếp thành hình tròn, cho   cháu đếm. Tổ 2 mỗi bạn nhặt cho cô 8 chiếc lá và xếp thành hình vuông… Ở hoạt động này cô giáo cho trẻ thoải mái thực hiện yêu cầu một cách   tự  nhiên, cô phát hiện nhanh những cháu thực hiện chưa chính xác để hướng   trẻ  sửa sai, không để  trẻ  sợ  hãi khi thực hiện chưa tốt, bằng tình cảm của  người mẹ thứ 2 để giáo dục trẻ. Ví dụ: Khi sắp hàng tập thể  dục cô nói: Các bạn nữ  đứng trước, các  bạn nam đứng sau và hướng dẫn cho trẻ  đứng đúng vị  trí. Hay khi sắp hàng   vào lớp cô hướng dẫn: Tổ 1 đứng bên tay phải cô, tổ 2 đứng trước mặt cô và   tổ  3 đứng bên trái cô, hay khi dạy cao thấp   tôi   cho 2 trẻ  cao thấp lên nói:  Cháu thấp đứng trước mặt cô, cháu cao đứng sau lưng cô, tương tự  như  vậy  qua từng hoạt động diễn ra trong ngày bằng nhiều hình thức khác nhau những  bài hát,bài thơ những câu chuyện. b.5. Giải pháp 5:  Ứng dụng công nghệ  thông tin vào trong giảng  dạy Khi thực hiện cho trẻ làm quen với toán, điều tôi băn khoăn nhất là làm  thế  nào để  trẻ  hiểu và biết cách thêm bớt tạo nhóm hay chia tách nhóm đối  tượng theo yêu cầu của cô. Nếu đơn giản chỉ là giải thích bằng lời nói thì trẻ  sẽ  không hiểu và không nắm bắt được yêu cầu và kết quả  cũng đạt được   không cao. Trước yêu cầu đó, tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin và đưa vào  thực tiễn giảng dạy. Khi áp dụng đưa công nghệ thông tin vào môn làm quen  với toán đã đem lại kết quả  trẻ  hứng thú tham gia giờ  học đồng thời nắm  vững các con số  các loại hình học khác nhau. Như  vậy, cho trẻ  tiếp cận với   thông tin và ứng dụng thông tin qua giờ hoạt động chung cũng là hình thức rất   cơ  bản để  giúp trẻ  nắm được những kĩ năng cần thiết khi thực hiện nhiệm   vụ. Vi du: ́ ̣  Trong tiết dạy toán thay vì cô giáo xếp trên bảng các đối tượng  tôi sử  dụng các hình đã được scan vào máy vi tính và cho các đối tượng lần   lượt xuất hiện sau mỗi lần  ấn chuột. Đặc biệt trong tiết dạy về  chia các   nhóm đối tượng thành 2 phần theo các cách, tôi cũng có thể dùng các hiệu ứng   12
  13. trong Power point để ấn chuột chia các đối tượng thành 2 phần và có một dãy  số cho trẻ chọn số tương ứng với phần còn lại, nhờ vậy vừa tiết kiệm được  đồ dùng phải chuẩn bị trong tiết học vừa có thể cho trẻ làm quen với các cách   ấn chuột, các thao tác cơ bản của máy tính, phát huy tính tích cực của trẻ. Nhờ ứng dụng được công nghệ thông tin mà trong phần trò chuyện tôi  đã tìm được những đoạn phim phù hợp với chủ  đề  chủ  điểm và cho chạy  hình  ảnh động, như  vậy gây hứng thú cho trẻ  rất lớn. Không cần các hỗ  trợ  như đàn, đài, đầu đĩa...chỉ với 1 chiếc máy vi tính tôi có thể lồng nhạc vào bài  dạy, cho trẻ được xem những đoạn phim trong phần trò chuyện… b.6. Giải pháp 6:  Kết hợp giữa nhà trường và gia đình            Không phải phụ huynh nào cũng hiểu được tầm quan trọng của môn   học này, đối với trẻ 5 tuổi, mà một số phụ huynh còn cho rằng “lên cấp 1 trẻ   mới học toán, chứ ở mẫu giáo thì biết gì mà học” Các bậc phụ huynh đâu có  hiểu rằng học toán  ở  độ  tuổi này giúp trẻ  có những kiến thức sơ  đẳng về  toán để chuẩn bị hành trang bước vào lớp 1. Thậm trí có những cháu khi được  cô giáo cho xếp số  hoặc đếm bằng hạt na, hạt bưởi về  nhà ăn na xong nhặt   lấy hạt thì bị  bố  mẹ quát mắng cho rằng bẩn.  Ở độ  tuổi này trẻ  không biết   giải thích thế nào cho bố mẹ hiểu. Chính vì vậy tranh thủ giờ đón và trả trẻ  tôi tuyên truyền cho phụ  huynh v ề  t ầm quan tr ọng c ủa vi ệc cho tr ẻ  làm  quen với toán tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập  của trẻ, trẻ  đã làm được gì  ở  lớp, và đã đượ c học những gì. Điều đó giúp  trẻ có những kiến thức sơ đẳng về toán.  Từ  việc tuyên truyền đó tôi đã tạo cho trẻ  một không khí thích đi học  phụ  huynh quan tâm đến con mình nhiều hơn, có phụ  huynh còn lấy hạt na  rửa sạch phơi khô mang đến lớp cho các cháu, chính vì thế  mà trẻ  được học  tập nhiều hơn, sản phẩm tạo ra ngày càng đẹp hơn, sáng tạo hơn.  Với những kết quả trên khẳng định khả năng nhận thức của phụ huynh  được nâng lên rõ dệt. Đó là kết quả đáng mừng. b.7. Giải pháp 7: Bổ sung kiến thức chuyên môn nghiệp vụ Để  giảng dạy đạt kết quả  tốt làm quen về  số  lượng cho trẻ  thì bản   thân tôi phải luôn luôn tự  bồi dưỡng cho mình những kiến thức khoa học về  toán học 13
  14. ­ Qua tham khảo tài liệu giảng dạy, sách báo, thông tin mạng các bài   tập trò chơi về số lượng cho trẻ thực hành. ­ Nghiên cứu sưu tầm, sáng tác ra các bài thơ, câu đố, đồng dao, bài hát,  trò chơi về  các chủ  đề  có số  lượng để  lồng ghép vào trong tiết dạy, hoạt   động và vui chơi cho các cháu. ­ Dự giờ học tập kinh nghiệm  ở các đồng nghiệp bạn các hình thức tổ  chức cho các cháu nhằm thu hút hứng thú tìm tòi phát hiện các nhóm số lượng   xung quanh trẻ.       Ví dụ: Tôi học hỏi cách truyền đạt, cách sử dụng giọng nói diễn cảm,  khi giảng bài cho học sinh giọng nói lúc lên, lúc xuống, lúc nhẹ nhàng, lúc tình  cảm lúc lại dứt khoát để thu hút, hấp dẫn được trẻ vào bài dạy của mình. Có  như vậy không chỉ chất lượng giờ học toán được nâng cao mà chất lượng tất  cả các môn học khác cũng tốt hơn. 3.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Có khả  năng áp dụng tốt trong các giờ  học toán của trường mầm non  trong   địa   bàn   thị   trấn   Hương   Canh   và   các   trường   học   trong   huyện   Bình   Xuyên. 4.  Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể  thu được do áp   dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: *  Mang lại lợi ích kinh tế:  Thiết thực, hiệu quả, cụ thể:  ­ Góp phần nâng cao kiến thức cho giáo viên về  phương pháp và hình  thức dạy trẻ môn làm quen với toán. ­ Chất lượng giờ  học làm quen với toán được nâng cao. Xếp loại giờ  học toán đạt loại: Tốt ­ 93,7% trẻ  hứng thú với giờ  làm quen với toán hơn, trẻ  yêu mến cô   giáo, yêu bạn bè và thích đi học.  ­ Nâng cao kiến thức cho phụ  huynh về tầm quan trọng của học toán  ngay từ khi trẻ còn bé. Phụ  huynh tích cực ủng hộ đồ  dùng đồ  chơi học toán  và các nguyên vật liệu làm đồ dùng phục vụ trong hoạt động có chủ đích của  trẻ. *  Mang lại lợi ích xã hội:  14
  15. ­ Được toàn thể ban giám hiệu và các thầy cô trong nhà trường ủng hộ,   quan tâm và đánh giá cao những tiến bộ trên trẻ trong hoạt động làm quen với  toán.  Chất   lượ ng   học   sinh   nói  chung   và   chất  lượ ng  giờ   học  toán   đượ c  nâng cao rõ rệt:  Kết quả khảo sát trẻ trước khi áp dụng sáng kiến (tháng 9/2018) Kết quả Sĩ  Các chỉ tiêu đánh giá Phần trăm số Số lượng (%) Số trẻ có hứng thú tham gia hoạt động làm  15/32 trẻ 46,8 % quen với toán   Số  trẻ  thích chơi với đồ  dùng chưa chú ý  32  đến bài giảng của cô   8/32 trẻ 25 % trẻ Số  trẻ  có tham gia học toán nhưng chưa  7/32 trẻ 21,8 % thoải mái và tự tin  Số trẻ không thích tham gia học toán  2/32 trẻ 6,25 % Số  phụ  huynh quan tâm trao đổi với giáo  20/32 trẻ 62,5 % viên về việc học tập của các cháu. Kết quả khảo sát trẻ sau khi áp dụng sáng kiến (tháng 01/2019) Kết quả Sĩ  Các chỉ tiêu đánh giá Phần trăm số Số lượng (%) Số trẻ có hứng thú tham gia hoạt động làm  30/32 trẻ 93,7 % quen với toán   Số  trẻ  thích chơi với đồ  dùng chưa chú ý  32  đến bài giảng của cô   0/32 trẻ 0 % trẻ Số  trẻ  có tham gia học toán nhưng chưa  1/32 trẻ 3,12 % thoải mái và tự tin  Số trẻ không thích tham gia học toán  1/32 trẻ 3,12 % Số  phụ  huynh quan tâm trao đổi với giáo  32/32 trẻ 100 % viên về việc học tập của các cháu  BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Khảo sát trước  Khảo sát sau  Các chỉ tiêu đánh giá khi thực hiện khi thực hiện 15
  16. Số  trẻ  có hứng thú tham gia hoạt động  15/32 = 46,8% 30/32 = 93,7% làm quen với toán   Số trẻ thích chơi với đồ dùng chưa chú ý  8/32 = 25% 0/32 = 0% đến bài giảng của cô   Số  trẻ  có tham gia học toán nhưng chưa  7/32 = 21,8% 1/32 = 3,12% thoải mái và tự tin  Số trẻ không thích tham gia học toán  2/32 = 6,25% 1/32 = 3,12% Số phụ huynh quan tâm trao đổi với giáo  20/32 = 62,5% 32/32 = 100% viên về việc học tập của các cháu  5. Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không IV. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến * Ban giám hiệu trườ ng m ầm non Tiên Hườ ng : Đồng ý, nhiệt tình  chỉ bảo, giúp đỡ  và chia sẻ kinh nghi ệm cho tôi trong công tác dạy trẻ làm  quen với hoạt động toán học. Những kinh nghi ệm và những bài học quý  báu   đó   đã   giúp   tôi   rất   nhiều   trong   vi ệc   giúp   trẻ   lớp   tôi   nâng   cao   chất   lượ ng giờ học toán *   Giáo   viên,   nhân   viên:   Có   trình   độ   chuyên   môn   đạt   chuẩn,   yêu  nghề,   mến   tr ẻ,   nhi ệt   tình,   ham   học   hỏi,   n ắm   v ững   ki ến   th ức,   ph ương   pháp và hình thức dạy môn làm quen với tóa học * Phụ  huynh : Nhiệt tình  ủng hộ  các hoạt động của lớp trong vi ệc  cho trẻ  làm quen với toán. Đặc biệt phụ  huynh còn phối hợp với cô giáo   trong việc cho tr ẻ làm quen với bi ểu t ượ ng toán học trong cuộc sống hàng  ngày.  *   Học sinh mầm non:   Trẻ  vào giờ  học có nề  nếp, ngoan ngoãn, lễ  phép với cô giáo và bạn bè *  Cơ  sở  vật ch ất : Các phòng học, đượ c trang bị  đầy đủ  trang thiết  bị cần thiết như: máy chiếu, máy tính, các loại đồ  dùng, đồ  chơi toán họ c.  Và tôi cùng cả  lớp tạo ra đượ c nhiều đồ  dùng đồ  chơi tự  tạo đượ c sắ p  xếp gọn gàng, sạch sẽ thu ận lợi cho tr ẻ ch ơi và hoạt độ ng. V. Về  khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ  quan,   tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần  đầu (nếu có): Sáng kiến có khả  năng áp dụng rộng rãi cho trẻ 4 ­ 5 tuổi tại   các trường mầm non. Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công  nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực,   16
  17. đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn   toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn.   Hương Canh, ngày 25  tháng 01 năm 2019 NGƯỜI VIẾT ĐƠN Đặng Thị Hằng   17
  18.   1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0