intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số giải pháp tạo sự hứng thú và yêu thích các bài hát dân ca cho các em học sinh khối 1,2,3

Chia sẻ: Trần Thị Tan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

57
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên tôi thường kèm cặp và phụ đạo các em bằng nhiều hình thức: kiểm tra 15 phút đầu giờ, kiểm tra bài cũ, kiểm tra tốp ca, cá nhân... vào những giờ kiểm tra đó bản thân tôi còn kết hợp với BGH nhà trường thực hiện một chương trình văn nghệ 10 phút đầu tuần vào giờ chào cờ (văn nghệ thi đua giữa các lớp, sưu tầm một số bài hát dân ca của các vùng miền để từ đó các em yêu quý dân ca hơn), thực hiện tốt các giải pháp trên giáo viên cần nắm rõ nội dung chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng, sử dụng linh hoạt các phương pháp trong các tiết dạy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số giải pháp tạo sự hứng thú và yêu thích các bài hát dân ca cho các em học sinh khối 1,2,3

  1. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – tự do – Hạnh phúc                         SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số giải pháp tạo sự hứng thú và yêu thích các bài hát dân ca  cho các em học sinh khối 1,2,3” I. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: Nông Thị Minh Đơn Vị: Trường tiểu học Ngọc xuân Thành phố Cao Bằng.                      II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG: Thực hiện đối với việc dạy môn Âm nhạc  cấp tiểu học III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Ngay từ  thủa lọt lòng, dân ca đã dành cho trẻ  những bài hát đơn sơ, mộc  mạc nhưng du dương, ngọt ngào để đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm. Chuyển sang  tuổi ấu thơ các em lại được hát lên những bài dân ca, đồng dao để vui chơi giải  trí, luyện cho trẻ quen tiếng nói tiếp cận với thiên nhiên. Giáo dục tình yêu quê  hương đất nước, giáo dục tình cảm và thẩm mỹ cho trẻ. Đó là điều hay lẽ phải,  cách ứng xử, cách giao tiếp với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè và những  người xung quanh ngoài ra còn là nền tảng phát triển đạo đức. Để  cho những  bản sắc  văn hóa dân tộc đó không bị  mai một theo thời gian, thì chúng ta cần  phải giáo dục và đào tạo cho thế hệ trẻ được làm quen để các em hiểu biết và   cảm thụ các làn điệu dân ca dần dần  sẽ khơi dậy sự say mê, hứng thú cho các   em. Sở thích Âm nhạc của các em học sinh không hoàn toàn giống nhau, cảm   nhận thẩm mỹ Âm nhạc của các em cũng khác biệt. Đặc biệt sự  cảm thụ và  hát các làn điệu dân ca đối với học sinh Tiểu học còn rất khó khăn như  thể  hiện các âm luyến láy, hát sai cả về cao độ và trường độ nên không thể hiện  được sắc thái tình cảm của bài hát. Một số em có chất giọng về dân ca nhưng   chưa hứng thú và yêu thích các bài hát dân ca. Qua khảo sát kết quả đầu năm học với tổng số học sinh khối 1,2,3: 339   em Học sinh chưa  Học sinh  hát  hát đúng cao độ  đúng cao độ và  Học sinh chưa  TSHS  và trường độ,  Học sinh  hứng  trường độ, chưa  hứng thú và yêu  khối  chưa thể hiện  thú và yêu thích  thể hiện được  thích các bài hát  1,2,3 được sắc thái  các bài hát dân ca sắc thái tình cảm  dân ca tình cảm của bài  của bài hát hát 339 em 109/339=32,1% 230/339=67,9%  102/339=30,1%  237/339=69,9% 1
  2. Từ  thực tế  trên tôi đã đưa ra các giải pháp " Một số  giải pháp tạo sự   hứng thú và yêu thích các bài hát dân ca cho các em học sinh khối 1,2,3" IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN 1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học a.  Tính mới: Sáng kiến hoàn toàn mới được áp dụng lần đầu, không  trùng với các sáng kiến nào đã được thẩm định trước đó. b. Tính sáng tạo, tính khoa học  Các giải pháp thực hiện trong sáng kiến này được áp dụng phù hợp với   điều kiện thực tế giảng dạy môn âm nhạc khối 1,2,3 của nhà trường cụ  thể  như sau: ­ Giải pháp 1  Giới thiệu bài hát Để thu hút sự chú ý của các em. Ngoài lời giới thiệu tên bài hát, tên tác giả,   giáo viên cần dùng tranh, ảnh để dẫn dắt tên bài hát sắp học (ví dụ bài: "Ngày  mùa vui" dân ca Thái ở lớp 3, giáo viên chỉ vị trí miền Tây Bắc trên bản đồ Việt  Nam, những tranh ảnh về thiên nhiên Tây Bắc, cảnh sinh hoạt và trang phục của   đồng bào Thái. Bài "Bắc kim thang" dân ca Nam Bộ lớp 2 cho các em quan sát  tranh, ảnh về cuộc sống sinh hoạt của những người dân miền tây Nam Bộ với   chiếc cây cầu khỉ với hình dáng mộc mạc, những hàng dừa xanh mướt đung đưa  trước gió, bài "Quê hương tươi đẹp" dân ca Nùng lớp 1 giáo viên cho các em   quan sát hình  ảnh những đám ruộng bậc thang thật đẹp và hình  ảnh những  người dân dệt thổ cẩm, nhuộm chàm ... Qua đó khơi gợi niềm tự hào về truyền  thống văn hóa dân tộc đời sống của đồng bào mang lại cho các em nhiều kiến   thức bổ ích.  ­ Giải pháp 2 Nghe hát mẫu Sự  hấp dẫn của một bài hát khi giáo viên hát mẫu kèm theo một số  động  tác múa phụ họa sẽ tạo cho các em thích thú hơn. Đặc biệt giáo viên sưu tầm  các băng đĩa hình cho học sinh xem các bạn biểu diễn bằng hình ảnh thật, để  các em biết thêm về  trang phục và các động tác múa đặc trưng của mỗi dân  tộc, mỗi vùng miền khác nhau. Qua đó sẽ  giúp các em biểu diễn các bài hát  kết hợp vận động, các em sẽ  tự  thể  hiện được các động tác đơn giản đặc   trưng của mỗi dân tộc thêm tự nhiên và hiệu quả hơn. ­ Giải pháp 3 Đọc lời ca ­ Khi dạy hát các giáo viên nên chép lời ca vào bảng phụ, các em đọc đồng  thanh (1 đến 2 lần). Đọc lời ca giúp các em cảm nhận được nội dung và phát   âm đúng nếu có từ  ngữ  khó giáo viên cần giảng giải cho các em: Ví dụ: Bài  hát “Xòe hoa” Dân ca Thái cùng tên có nghĩa là " Múa hoa”, bài hát Gà gáy có  từ  “Té le ” là một cách cảm nhận của đồng bào Cống về tiếng gáy “ te te ”  của chú gà trống choai, bài hát  Bắc kim thang  từ  “Kèo”  là thanh gỗ  hoặc  “Tre” nằm trên cột nhà, làm khung đỡ trần nhà, “té” nghĩa là “Ngã”, “con le   le” nghĩa là “con vịt trời”… 2
  3. ­ Giải pháp 4  Khởi động giọng  Mỗi bài hát dân ca Việt Nam có một mầu sắc riêng, thường được biết   bằng âm ngũ cung, như:  Pha Son La Đô Rê  trong bài hát  Quê hương tươi  đẹp,  Đồ  Rê Mi Son La  trong bài hát  Lý cây xanh… vì vậy khi khởi động  giọng nên sử  dụng chính thang âm của từng bài hát làm mẫu âm khởi động  giọng, không nên sử  dụng gam trưởng hoặc thứ  của âm nhạc phương tây.  Việc sử dụng mấu âm này vừa giúp học sinh bước đầu được nghe âm hưởng  của bài hát, ngoài ra còn giúp các em được tiếp xúc với giai điệu để  học bài  hát được dễ dàng hơn. ­ Giải pháp 5 Chia câu hát  Khi chia câu  ở các bài hát dân ca cần hết sức linh hoạt, có thể có câu hát dài,  có câu hát ngắn vì các bài hát dân ca thường được xây dựng từ thơ lục bát, lời  ca đệm theo bằng những hư từ nên cấu trúc không cân đối. Ví dụ: bài hát Xòe  hoa được chi thành 4 câu hát nhưng độ dài, ngắn không đều nhau: Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng Theo tiếng khèn tiếng sáo vang lừng Tay nắm tay ta cùng xòe hoa ­ Giải pháp 6  Dạy hát từng câu Giáo viên dạy hát từng câu trên đàn, câu sau nối tiếp câu trước đến hết   bài. Hướng dẫn học sinh hát đúng những đoạn hát khó. Đây là bước trọng tâm  của việc dạy hát, khi dạy các bài dân ca vì có những câu hát dài, ngắn trong   bài hát không đồng đều, có những câu phải dạy khá kỹ  các em mới hát đúng  giai điệu, cũng như  tiếng hát luyến. Ngoài ra cần hướng dẫn học sinh cách  lấy hơi trong từng câu hát. ­ Giải pháp 7 Củng cố kiểm tra Ở bước này giáo viên cho học sinh ôn luyện theo nhóm, tổ, cá nhân, khích lệ,   tuyên dương kịp thời để học sinh có sự hứng thú, say mê, qua đó giúp các em  cảm nhận và thể hiện đúng tình cảm, sắc thái bài hát, hiểu được cái hay, cái   đẹp trong làn điệu dân ca mà các em hát. Đặc biệt dựa trên các làn điệu dân ca   ở tỉnh nhà như:  (Sli giang, nàng ới, Pựt lằn, xà xá, giá hai...). Tôi còn sưu tầm  và đặt lời ca mới cho bài hát: bài "Nhớ  ơn thầy cô  theo điệu Pựt lằn, xà xá,   giá hai; bài "Quê noọng tối mấư  theo điệu nàng  ới", qua đó giáo viên giới  thiệu cho học sinh biết về một số Nghệ sĩ Ưu tú được nhà nước phong tặng  danh hiệu Nghệ  sĩ hát dân ca hay của tỉnh Cao Bằng: NSND Dương Liễu,   NSƯT Quỳnh Nha, NSƯT Kim Tuế  và các nghệ  nhân như  Kim Liên,Thúy  Niêm...từ  đó giáo dục cho các em yêu quý các làn điệu dân ca và yêu quê  hương đất nước. ­ Trong các tiết học bản thân tôi đã tìm hiểu từng đối tượng học sinh và  chia ra làm hai nhóm. Học sinh  hát đúng cao độ và trường độ, thể hiện được   sắc thái tình cảm và yêu thích các bái hát dân ca, học sinh chưa hát đúng cao   3
  4. độ  và trường độ, chưa thể hiện được sắc thái tình cảm chưa có sự  hứng thú  và yêu thích các bài hát dân ca.  Tôi luôn động viên khen thưởng kịp thời các  em có năng khiếu hát đúng giai điệu thể  hiện sắc thái tình cảm cho bái hát   bằng hình thức đơn ca, song ca, tam ca với chiếc cây đàn Lia (Biểu tượng âm   nhạc), động viên các em chưa hát đúng giai điệu, chưa hứng thú và yêu thích  dân ca tham gia biểu diễn với các em có năng khiếu để  các em tự  tin và có  hứng thú hơn 2. Hiệu quả Từ khi áp dụng giải pháp trên các em học sinh đã hát đúng giai điệu thể  hiện được sắc thái tình cảm cho bài hát và yêu thích các bài hát dân ca cụ thể  như sau:  Học sinh chưa  Học sinh  hát  hát đúng cao độ  đúng cao độ và  Học sinh chưa  TSHS  và trường độ,  Học sinh  hứng  trường độ, chưa  hứng thú và yêu  khối  chưa thể hiện  thú và yêu thích  thể hiện được  thích các bài hát  1,2,3 được sắc thái  các bài hát dân ca sắc thái tình cảm  dân ca tình cảm của bài  của bài hát hát 339 em 275/339=81,1% 64/339=18,9%  283/339=83,5%  56/339=16,5%         3. Khả năng và điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến                     Sáng kiến có khả  năng áp dụng trong công tác dạy học môn âm nhạc  tại các trường tiểu học. Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên tôi thường kèm cặp và phụ  đạo các em bằng nhiều hình thức: kiểm tra 15 phút đầu giờ, kiểm tra bài cũ,  kiểm tra tốp ca, cá nhân... vào những giờ kiểm tra đó bản thân tôi còn kết hợp   với BGH nhà trường thực hiện một chương trình văn nghệ 10 phút đầu tuần  vào giờ chào cờ (văn nghệ thi đua giữa các lớp, sưu tầm một số bài hát dân ca  của các vùng miền để  từ  đó các em yêu quý dân ca hơn), thực hiện tốt các  giải pháp trên giáo viên cần nắm rõ nội dung chương trình, chuẩn kiến thức   kĩ năng, sử dụng linh hoạt các phương pháp trong các tiết dạy. Giáo viên luôn   tâm huyết và tạo sự thân thiện, cởi mở, vui tươi, sinh động để  học sinh cảm  thấy thoải mái.        Có các trang thiết bị  cần thiết phục vụ  cho môn học như: Đàn organ,   đầu đĩa, ti vi, tranh ảnh, băng đĩa hình về múa hát dân ca các dân tộc, các nhạc   cụ gõ phục vụ cho môn học.Giáo viên cần tự tu dưỡng học tập sử dụng công  nghệ thông tin, hiểu biết về địa lý, phong tục tập quán của các vùng miền… 4. Thời gian áp dụng sáng kiến Từ năm 2014 ­ 2015 đến nay và sẽ còn tiếp tục áp dụng trong những  năm tiếp theo.   V. KẾT LUẬN 4
  5. Đất nước ta đang đứng trong thời kỳ  tiến lên công nghiệp hóa – hiện   đại hóa, cập nhật và tiếp thu những kiến thức văn hóa hiện đại của các nước   trên thế giới. Ngày nay, các em học sinh được tiếp xúc với các kiến thức văn   hóa hiện đại nên cũng phần nào lãng quên đi nền văn hóa dân tộc của nước   nhà. Việc giúp các em ngoài cập nhật các kiến thức văn hóa hiện đại nhưng   lại không quên đi nền văn hóa dân tộc của nước nhà là trách nhiệm của tất cả  mọi người. Qua đó mỗi chúng ta đều phải có trách nhiệm dìu dắt thế hệ trẻ  bảo tồn và lưu giữ  các nét đặc sắc riêng của những làn điiệu dân ca của đất  nước. Để  cho các em không quên đi nguồn cội của mình, các em luôn tự  hào  mình là “Con cháu Lạc Hồng”. Trên đây là bản báo cáo sáng kiến  " Một số giải pháp tạo sự hứng thú   và yêu thích các bài hát dân ca cho các em học sinh khối 1,2,3" của cá nhân  tôi. Kính mong hội đồng, các bạn đồng nghiệp xem xét, bổ  sung, góp ý để  kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn.                                                        Cao Bằng, ngày 11 tháng 4 năm 2017                                      Người báo cáo         Nông Thị Minh 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0