I. Phần mở đầu<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng phổ biến rộng rãi ở hầu <br />
hết các nước trên thế giới, Tiếng Anh đóng một vai trò không thể thiếu trong <br />
giao tiếp hay nghiên cứu trên mọi lĩnh vực. Chính vì vậy việc dạy và học <br />
ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, đã và đang được nhà nước quan tâm và phát <br />
triển từ các cấp học. Dạy học tiếng Anh tiểu học nhằm hình thành và phát <br />
triển ở học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản về sử dụng ngôn ngữ để <br />
tạo tiền đề cho các em tiếp thu và học tập tốt môn tiếng Anh ở các cấp cao <br />
hơn. <br />
Bất kỳ môn học nào, để học sinh có thể chủ động lĩnh hội kiến thức và <br />
vận dụng vào thực tế một cách tích cực thì người giáo viên cần phải áp dụng <br />
những phương pháp, hình thức tổ chức cũng như các phương tiện dạy học <br />
một cách linh hoạt, khoa học và phù hợp. Việc phát huy tính tích cực, chủ <br />
động, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh là một việc làm rất cần thiết, có <br />
ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học, <br />
đặc biệt là môn Tiếng Anh. Qua nhiều năm giảng dạy Tiếng Anh tại trường <br />
tiểu học, tôi đã chú ý nghiên cứu, tìm tòi, vận dụng các biện pháp mới để tạo <br />
hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Chính vì <br />
vậy, tôi đã mạnh dạn áp dụng sáng kiến: “Một số kinh nghiệm tạo hứng thú <br />
học tập trong giờ học Tiếng Anh cho học sinh lớp 5”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu: Đề tài đưa ra một số biện pháp, giải pháp nhằm tạo hứng thú <br />
học tập trong giờ học Tiếng Anh cho học sinh lớp 5.<br />
Nhiệm vụ: Đánh giá thực trạng, đưa ra một số biện pháp tạo hứng thú <br />
học tập trong giờ học Tiếng Anh cho học sinh, từ đó giúp học sinh tích cực, <br />
chủ động lĩnh hội và vận dụng kiến thức ngôn ngữ hiệu quả.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các giải pháp nhằm tạo hứng thú học tập trong giờ học Tiếng Anh cho <br />
học sinh lớp 5.<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Thái độ học tập và chất lượng môn Tiếng Anh của học sinh lớp 5 <br />
trường Tiểu học Krông Ana năm học 2017 2018.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
1<br />
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu;<br />
Phương pháp điều tra;<br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm;<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;<br />
Phương pháp thống kê toán học.<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lí luận <br />
Dạy và học Tiếng Anh tiểu học nhằm cung cấp cho học sinh những <br />
kiến thức, hiểu biết cơ bản đầu tiên về môn học, giúp cho các em bước đầu <br />
làm quen với ngôn ngữ mới ngoài tiếng mẹ đẻ, tạo tiền đề về kiến thức, kĩ <br />
năng nghe nói đọc viết và các hoạt động khác của môn học để các em có thể <br />
tiếp thu và học tập tốt môn Tiếng Anh ở các cấp cao hơn.<br />
Ngày 30/9/2008, thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 1400/QĐ<br />
Ttg về phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc <br />
dân giai đoạn 2008 2020" gọi tắt là Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 (Đề án <br />
NNQG 2020). Mục tiêu của đề án là thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy và <br />
học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy <br />
và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, để "đến năm 2020, đa số thanh niên <br />
Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại <br />
ngữ sử dụng độc lập, tự tin giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội <br />
nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người <br />
dân Việt Nam". <br />
Để đạt được mục tiêu trên thì từ các cấp học, mỗi giáo viên ngoại ngữ <br />
phải xác định được việc dạy học như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất, <br />
nhắm đến đích cuối cùng của người học ngôn ngữ là khả năng giao tiếp tốt. <br />
Vì vậy thái độ học tập của học sinh trong dạy và học môn Tiếng Anh rất <br />
quan trọng và việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Tiếng <br />
Anh là vô cùng cần thiết.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
Ưu điểm<br />
Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của Phòng Giáo dục và Đào tạo, lãnh <br />
đạo nhà trường đã có những kế hoạch cụ thể, lâu dài trong công tác dạy và <br />
học nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng.<br />
<br />
2<br />
Học sinh khối lớp 5 được học chương trình Tiếng Anh theo Đề án <br />
NNQG 2020 với thời lượng 4 tiết/ tuần. Chất lượng học sinh tương đối đồng <br />
đều, đa số học sinh tích cực học hỏi và có ý thức học tập tốt. <br />
Giáo viên dạy Tiếng Anh đạt trình độ B2 theo khung tham chiếu Châu <br />
Âu, nhiệt tình với công việc, tận tụy giảng dạy. Không ngừng tìm tòi, vận <br />
dụng các phương pháp dạy học tích cực, tạo hứng thú cho người học để giúp <br />
các em tiếp thu bài một cách hiệu quả.<br />
Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện nên quan tâm hơn đến <br />
việc học, mua sắm sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh.<br />
Khó khăn<br />
Nhiều học sinh chưa coi trọng bộ môn Tiếng Anh vì nó là môn học tự <br />
chọn nên chưa chủ động tích cực trong học tập. Chính vì vậy mà trong giờ <br />
Tiếng Anh các em thường lơ là, không tập trung chú ý vào bài học, làm ồn <br />
trong lớp khiến thầy cô giáo phải dành thời gian để nhắc nhở và quản lí các <br />
em.<br />
Số học sinh trong một lớp học quá đông so với đặc thù môn học, nên <br />
trong mỗi tiết học giáo viên không thể kiểm soát được tất cả các học sinh. <br />
Một số học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động. Thiếu sự nhiệt tình, tích <br />
cực trong các hoạt động. Chưa mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân. <br />
Lượng kiến thức từ vựng, mẫu câu và các chủ điểm ngữ pháp trong <br />
một số bài theo chương trình mới của Bộ giáo dục đối với học sinh lớp 5 còn <br />
nhiều và tương đối khó nên đôi khi gây cho học sinh tâm lý chán, nản. Đòi hỏi <br />
giáo viên phải có những hoạt động sáng tạo, thú vị để lôi cuốn học sinh vào <br />
bài học.<br />
Muốn việc dạy và học hiệu quả thì giáo viên cần phải không ngừng <br />
đổi mới phương pháp dạy học sao cho sinh động và hiệu quả. Tuy nhiên đôi <br />
khi giáo viên vẫn chưa linh hoạt trong việc đổi mới và vận dụng các hình <br />
thức tổ chức dạy học phù hợp nên học sinh thỉnh thoảng cảm thấy nhàm <br />
chán.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Tìm ra một số biện pháp nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong <br />
giờ học Tiếng Anh, thay đổi thái độ học tập của học sinh để từ đó phát huy <br />
tính tích cực, năng động và sáng tạo, tạo cho học sinh niềm say mê và yêu <br />
<br />
<br />
3<br />
thích bộ môn Tiếng Anh. Lôi cuốn học sinh tham gia và hoạt động một cách <br />
tích cực và có hiệu quả.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
b.1. Tạo hứng thú học tập cho học sinh qua hoạt động “Warm up”<br />
Hoạt động Warm up trong giờ dạy tiếng Anh được xem như là một <br />
hoạt động khởi động bài học, làm nóng không khí lớp học trước khi học sinh <br />
bắt đầu bài học mới. Một giờ học tiếng Anh sẽ thực sự hiệu quả nếu giáo <br />
viên biết cách làm cho bài dạy trở nên sinh động, thú vị và lôi cuốn được học <br />
sinh của mình, đặc biệt là với học sinh tiểu học. Trên thực tế, một giờ học có <br />
thực sự hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và việc tạo hứng <br />
thú cho học sinh ngay từ đầu tiết học là yếu tố cần thiết, để từ đó học sinh có <br />
thái độ tích cực hơn trong các hoạt động của tiết học. Vì vậy để tạo được <br />
không khí sôi nổi, hứng thú cho một tiết dạy thì cách "warm up" như thế nào <br />
để kích thích học sinh có nhu cầu tìm hiểu kiến thức là vô cùng quan trọng.<br />
Có rất nhiều cách để thực hiện hoạt động "Warm up", tùy vào điều <br />
kiện lớp học, đối tượng học sinh mà giáo viên linh hoạt lựa chọn, thiết kế <br />
hoạt động "Warm up" phù hợp, hiệu quả và sinh động. Qua hơn 7 năm giảng <br />
dạy tiếng Anh ở tiểu học, tôi nhận thấy rằng việc vận dụng trò chơi ngôn <br />
ngữ vào hoạt động Warm up là cách hiệu quả nhất để tạo hứng thú học tập <br />
cho học sinh trước khi vào bài. <br />
Trò chơi là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong <br />
các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi ngôn ngữ có thể làm tăng động cơ <br />
học tập cho học sinh, góp phần không nhỏ trong việc phát huy tính tích cực, <br />
chủ động, gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh, làm cho việc <br />
học Tiếng Anh trở nên nhẹ nhàng hơn, sinh động hơn, hấp dẫn hơn và thực <br />
tế hơn. Các trò chơi ngôn ngữ không chỉ tạo không khí sôi nổi ngay từ đầu <br />
tiết học và làm cho việc vào bài hấp dẫn mà còn giúp gợi nhớ kiến thức cho <br />
học sinh một cách sâu sắc. Các trò chơi cũng rèn luyện cho các em khả năng <br />
phán đoán, sáng tạo, rèn luyện sự phản xạ nhanh nhạy, dứt khoát, tính tự tin, <br />
tạo không khí vui tươi, thân mật trong lớp học. Khuyến khích học sinh tự ôn <br />
luyện kiến thức ở nhà để có thể tham gia những trò chơi thú vị trên lớp. <br />
Một số trò chơi tôi thường sử dụng trong hoạt động “Warm up” để tạo <br />
hứng thú học tập cho học sinh ngay từ đầu tiết học:<br />
*Trò chơi “Slap the board”/ “Slap the pictures”/ “Slap the words” (V ỗ <br />
bảng/ vỗ tranh/ vỗ từ)<br />
<br />
4<br />
Mục đích: Củng cố từ vựng; Rèn luyện kỹ năng nghe cho học sinh.<br />
Chuẩn bị: Tranh ảnh hoặc các thẻ từ<br />
Thời gian chơi: 35 phút<br />
Cách chơi: Chia lớp thành 3,4 đội. Giáo viên sẽ gắn tranh hoặc thẻ từ <br />
lên bảng, mỗi lượt chơi mỗi đội cử 1 thành viên đứng xếp hàng ngang trước <br />
bảng, giáo viên sẽ đọc 1 từ bất kỳ trên bảng, các em nghe từ và nhanh nhẹn <br />
vỗ vào từ hoặc hình ảnh tương ứng. Em nào vỗ đúng vào tranh/ từ sẽ nhận 1 <br />
điểm/1 lượt cho đội của mình. Đội nào sau các lượt chơi đạt nhiều điểm hơn <br />
sẽ chiến thắng.<br />
Ví dụ: Trò chơi này tôi có thể áp dụng ở tất cả các bài học trong sách <br />
tiếng Anh 5 bởi vì rất dễ thiết kế, nhanh gọn và không mất nhiều thời gian <br />
của cô trò. Tiết học sẽ được mở đầu rất sôi nổi, tạo được hứng thú học tập <br />
ngay từ đầu cho học sinh.<br />
Unit 6: How many lessons do you have today? Tiếng Anh 5.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
*Trò chơi “ Kim’s game” <br />
Mục đích: Kiểm tra từ vựng; Rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh.<br />
Chuẩn bị: Tranh ảnh <br />
Thời gian chơi: 35 phút<br />
Cách chơi: Chia lớp thành 3 hoặc 4 đội, giáo viên cho các em quan sát <br />
các tranh (68 tranh) trong khoảng 30 giây, sau đó giáo viên giấu tranh và yêu <br />
cầu các đội viết lại các từ ứng đã học với những bức tranh đã được quan sát <br />
trước đó. Đội nào viết chính xác, nhanh và nhiều từ hơn là đội chiến thắng.<br />
<br />
<br />
5<br />
Ví dụ: Unit 15: What would you like to be in the future? Ti ếng Anh 5, <br />
giáo viên thiết kế trò chơi “Kim’s game” với các hình ảnh nghề nghiệp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Trò chơi “Chinese whisper” (Rỉ tai kiểu Tàu)<br />
Mục đích: Kiểm tra từ vựng hoặc mẫu câu; Rèn luyện kỹ năng nghe và <br />
nói cho học sinh.<br />
Chuẩn bị: Một số từ vựng hoặc mẫu câu cần kiểm tra<br />
Thời gian chơi: 57 phút<br />
Cách chơi: <br />
Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm chọn 5 em xếp thành một hàng dọc.<br />
Giáo viên gọi 2 em đứng đầu mỗi nhóm lên trên bảng và nói thì thầm một câu <br />
nào đó vào tai 2 bạn. Sau khi nghe rõ câu nói của giáo viên, 2 học sinh này <br />
chạy về nhóm của mình và thì thầm vào tai bạn thứ hai, bạn này sau khi nghe <br />
được câu nói của bạn thứ nhất thì lại thì thầm với bạn thứ 3. Và cứ như vậy <br />
cho đến bạn cuối hàng. Bạn cuối hàng có nhiệm vụ đọc to câu mà mình đã <br />
nghe được từ các bạn trong đội của mình. Nhóm nào đọc trước và đúng thì <br />
ghi được 1 điểm. Nhóm nào đọc trước nhưng đọc sai thì quyền trả lời dành <br />
cho đội còn lại. Trò chơi lại tiếp tục với những câu khác cho đến khi hết số <br />
câu mà giáo viên cần kiểm tra hoặc hết thời gian mà giáo viên quy định thì trò <br />
chơi dừng lại.<br />
Ví dụ: Khi bước vào dạy Lesson 3 của bất kì Unit nào trong sách tiếng <br />
Anh lớp 5 (Ngữ âm) thì tôi đều có thể thiết kế cho học sinh chơi trò chơi” <br />
<br />
<br />
6<br />
Chinese Whisper”, để sau khi học sinh chơi xong thì giáo viên sẽ tiến hành <br />
nhận xét từ đó giáo viên linh hoạt dẫn dắt vào bài mới.<br />
VD: Unit 7: How do you learn English? Tiếng Anh 5; giáo viên sẽ <br />
chuẩn bị 1 số câu như: <br />
How do you practice speaking?/ I speak English every day.<br />
How do you practice reading?/ I read English comic book.<br />
How do you practice writing?/ I write emails to my friends.<br />
Why do you learn English? / Because I want to sing English songs.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh đang chơi trò chơi “ Chinese Whisper”<br />
* Trò chơi “Mine and guess” hoặc “Charade” (Làm điệu bộ và đoán)<br />
Mục đích: Rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh.<br />
Chuẩn bị: Tranh ảnh, thẻ từ<br />
Thời gian chơi: 57 phút<br />
Cách chơi: Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng nhìn vào bức tranh/ thẻ từ <br />
sau đó học sinh làm điệu bộ, hành động để cả lớp quan sát và đoán xem nội <br />
dung của tranh/ thẻ từ. Bạn nào đoán đúng thì sẽ được giáo viên tặng 1 sticker <br />
hoặc là một mặt cười. Tiếp tục trò chơi đến khi giáo viên yêu cầu dừng lại.<br />
Ví dụ: Khi dạy Unit 10: When wil Sport Day be? – Ti ếng Anh l ớp 5; <br />
giáo viên chuẩn bị 1 vài tranh ảnh về các môn thể thao sau đó mời học sinh <br />
lên làm điệu bộ của các môn thể thao. Chẳng hạn khi cô giáo đưa hình <br />
ảnh/thẻ từ môn bóng bàn, trong khi làm điệu bộ em vừa hỏi: “What am I <br />
going to do on Sport Day?”; Các bạn ở dưới lớp quan sát và đưa ra câu trả lời: <br />
“You are going to play table tennis.” Hoặc cô giáo hỏi: “What is she going to <br />
do on Sport Day?”; Các bạn trả lời “She is going to play table tennis.”<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
* Trò chơi “Pass the ball” (Chuyền bóng)<br />
Mục đích: Dùng để kiểm tra từ vựng; Rèn luyện kỹ năng nói cho học <br />
sinh.<br />
Chuẩn bị: Quả bóng<br />
Thời gian chơi: 35 phút<br />
Cách chơi: Học sinh ngồi hoặc đứng thành hình tròn hoặc có thể ngồi <br />
theo vị trí của lớp học. Giáo viên sẽ bật 1 bài nhạc và học bắt đầu chuyền <br />
bóng theo vòng/hàng. Khi nhạc dừng lại em nào đang cầm quả bóng thì phải <br />
nói một từ trong chủ đề giáo viên yêu cầu. Nếu nói đúng thì tiếp tục chơi nếu <br />
không sẽ bị loại và bị phạt sau khi trò chơi kết thúc. Cứ như thế cho đến khi <br />
hết bài nhạc và giáo viên sẽ đưa ra hình phạt đối với các bạn chưa trả lời <br />
được như hát một bài hát bằng tiếng Anh hoặc nhảy điệu bộ theo một bài <br />
hát.<br />
Ví dụ: Unit 11: What’s the matter with you? – Ti ếng Anh 5; tôi thiết kế <br />
trò chơi Pass the ball. Chủ đề là các vấn đề sức khỏe thường gặp. Học sinh <br />
sẽ lần lượt nói các từ về vấn đề sức khỏe, như: headache, cold, cough, <br />
stomachache, earache, toothache, sore throat,…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Học sinh lớp 5C đang chơi trò chơi chuyền bóng (Pass the ball)<br />
* Trò chơi “Challenging” (Thách đấu)<br />
Mục đích: Ôn lại các từ vựng theo chủ điểm và rèn luyện kỹ năng nói <br />
cho học sinh.<br />
Chuẩn bị: Các chủ đề<br />
Thời gian chơi: 57 phút<br />
Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 đội, sau đó đưa ra một chủ đề. <br />
Hai đội hội ý trong vòng 30 giây và thách đấu với đội bạn có thể nói được <br />
bao nhiêu từ thuộc chủ đề đó. Đội nào thách đấu nhiều số từ hơn thì được nói <br />
trước. Nếu nói đủ và đúng số lượng từ thách đấu thì chiến thắng. Nếu nói sai <br />
1 từ hoặc nói ra 1 từ không thuộc chủ điểm đó hoặc nói không đủ số từ thách <br />
đấu thì sẽ thua cuộc.<br />
VD: Tiết học trước của Unit 9: What did you see at the zoo? Ti ếng <br />
Anh 5 học sinh được học về các con vật trong sở thú, giáo viên sẽ khởi động <br />
bài học bằng cách cho học sinh chơi trò chơi “Challenging”. Đội nào thách <br />
đấu có thể kể tên các con vật nhiều hơn thì đội đó chiến thắng và ngược lại.<br />
Bên cạnh việc vận dụng trò chơi ngôn ngữ để khởi động một tiết học <br />
cho học sinh, tôi cũng thường xuyên sử dụng các video clip bài hát vui nhộn, <br />
học sinh được nghe và làm theo cử chỉ điệu bộ của bài hát. Cách khởi động <br />
này tuy đơn giản nhưng cũng mang lại hứng thú học tập sôi nổi cho học sinh <br />
khi bước vào tiết học. Giáo viên có thể tìm kiếm trên mạng và tải các video <br />
clip về máy, khi cần chỉ việc mở ra và cho học sinh nghe. <br />
Các bài hát vui nhộn mà tôi thường sử dụng trong hoạt động khởi động:<br />
<br />
9<br />
Make a circle song Hokey Pokey shake<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Head, shoulder, knee and toe Baby shark<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
If you’re happy Hello. How are you?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tùy vào điều kiện thực tế mà giáo viên có thể lựa chọn cách khởi động <br />
bài dạy sao cho phù hợp và hiệu quả nhất, để đem lại hứng thú học tập tốt <br />
nhất cho học sinh.<br />
b.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng<br />
Chỉ thị 29/2001/CTBGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dụcĐào tạo đã <br />
nhấn mạnh: “Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội <br />
dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương <br />
tiện tiến tới một xã hội học tập”. Vì vậy hiện nay việc ứng dụng công nghệ <br />
thông tin vào dạy học là vô cùng cần thiết, đặc biệt đối với việc dạy học <br />
môn Tiếng Anh. Để dạy học Tiếng Anh có hiệu quả thì các công cụ hỗ trợ <br />
như máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, loa đài hay còn gọi là phương tiện nghe <br />
nhìn là những phương tiện thiết yếu, không thể thiếu trong một giờ dạy <br />
Tiếng Anh, đó là những công cụ đắc lực giúp giáo viên có một bài học sinh <br />
động, lôi cuốn, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Một bài dạy với phấn <br />
10<br />
trắng bảng đen truyền thống, không có bất kì thiết bị hỗ trợ việc nghe nhìn <br />
nào đã không còn phù hợp với việc dạy và học ở hiện tại, khi mà công nghệ <br />
thông tin đã thực sự phát triển và là một trong những phương tiện quan trọng <br />
trong việc giảng dạy.<br />
Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế các bài giảng điện <br />
tử bằng các phần mềm khác nhau như Power point, Lecture marker, Violet, <br />
Presenter, ActivInspire,... ; tùy thuộc vào khả năng hiểu biết cách sử dụng các <br />
phần mềm mà giáo viên có thể lựa chọn một phần mềm soạn giảng phù hợp, <br />
hiệu quả. Trong nhiều năm giảng dạy, phần mềm soạn giảng mà tôi thường <br />
sử dụng là Power Point và ActivInspire. Tôi thấy cả hai phần mềm tương đối <br />
dễ sử dụng nhưng việc thiết kế bài giảng rất hiệu quả.<br />
Power Point là phần mềm được tích hợp sẵn trong bộ Office và thường <br />
được cài đặt sẵn trong các máy vi tính. Qua thực tế sử dụng, phần mềm này <br />
khẳng định được ưu thế so với các phần mềm khác về hiệu ứng, cách thiết <br />
kế. Khi sử dụng Power Point, giáo viên có thể dễ dàng chèn nội dung văn bản <br />
(Text); chèn hình ảnh, video, âm thanh (Insert picture, movie, sound) làm cho <br />
kênh thông tin, hình ảnh, âm thanh của bài dạy trở nên phong phú và sinh <br />
động. <br />
Ví dụ: Bài giảng chèn văn bản, hình ảnh và âm thanh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bên cạnh đó, giáo viên có thể tạo các liên kết bằng Hyperlink một cách <br />
linh hoạt, cho phép kết nối một nội dung trên một trang (slide) của giáo án <br />
đến bất kì trang web, tập tin trong máy tính hay đến một slide nào trong giáo <br />
án đang thiết kế. <br />
<br />
11<br />
Ví dụ: Bài giảng tạo liên kết bằng Hyperlink<br />
<br />
<br />
Khi bấm vào sẽ liên kết tới câu hỏi số 1. Khi bấm vào thì <br />
liên kết về lại trang lựa chọn câu hỏi, và đồng thời câu số 1 biến mất.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngoài ra, Power Point còn có thế mạnh giúp cho người thiết kế sử dụng <br />
nút kích hoạt (Trigger) để bật, tắt bất kì thông tin, hình ảnh hay tư liệu nào <br />
ngay trên slide đang trình chiếu nhằm đưa ra kết quả, cung cấp hoặc bổ sung <br />
thông tin, hay so sánh đối chiếu đáp án của học sinh. <br />
Ví dụ: Khi bấm vào các cụm từ thì sẽ hiện lên mũi tên tương ứng đến <br />
hình ảnh đúng, sử dụng để đưa ra kết quả và so sánh đối chiếu đáp án của <br />
HS.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nếu Power point là phần mềm có hiệu ứng tốt nhất thì phần mềm <br />
ActivInspire là một phần mềm thiết kế bài giảng tương tác tốt. ActivInspire <br />
được sử dụng kèm với bảng tương tác thông minh, là thiết bị công nghệ hiện <br />
đại mà nhiều trường học đã và đang sử dụng trong đó có trường TH Krông <br />
Ana. Khi sử dụng bảng tương tác, giáo viên có thể tạo cho học sinh một môi <br />
trường học tập sinh động, ngoài khả năng sử dụng như một màn chiếu nó còn <br />
là một công cụ mà người dạy, người học có thể tương tác vào bài học một <br />
cách chủ động. Và phần mềm ActivInspire là phương tiện thiết kế bài giảng <br />
tương tác hiệu quả.<br />
12<br />
Để sử dụng phần mềm này, giáo viên có thể tải và cài đặt từ trang web <br />
https://support.prometheanworld.com/download/activinspire.html, hoặc đối với <br />
những trường học được cấp hệ thống bảng tương tác thông minh thì sẽ được <br />
cung cấp đĩa phần mềm ActivInspire kèm theo. Phần mềm này có các giao <br />
diện phù hợp với lứa tuổi (ActivStudio dành cho lứa tuổi học sinh THCS, <br />
THPT và ActivPrimary dành cho lứa tuổi học sinh mầm non, tiểu học).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giao diện ActivStudio<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giao diện ActivPrimary<br />
ActivInspire có thể kết hợp và hỗ trợ tốt cho các phần mềm dạy học <br />
hiện nay đang sử dụng trong các lớp học thông thường. Phần mềm <br />
ActivInspire có nhiều tính năng hay, giúp GV chủ động và linh hoạt hơn trong <br />
quá trình giảng dạy, giúp tạo thêm nhiều hoạt động cho HS một cách dễ <br />
dàng, làm khơi dậy niềm đam mê và sáng tạo cho GV và HS.<br />
13<br />
Cũng như các phần mềm khác, ActivInspire cũng cho phép người thiết <br />
kế chèn các đối tượng như văn bản, hình ảnh, âm thanh một cách dễ dàng. <br />
Đặc biệt, các đối tượng đó có thể di chuyển đến vị trí bất kì, phóng to, thu <br />
nhỏ rất linh hoạt. Nổi trội ở phần mềm này là các thuộc tính chứa, màn che, <br />
ẩn hiện, mực thần kì,… làm cho bài giảng càng trở nên phong phú, kích thích <br />
sự tò mò và ham hiểu biết của học sinh. Tùy vào nội dung của bài mà giáo <br />
viên lựa chọn thuộc tính phù hợp để thiết kế hoặc có thể kết hợp nhiều <br />
thuộc tính vào bài để có một bài giảng sinh động. Bên cạnh đó việc chèn âm <br />
thanh và video được lưu trực tiếp vào trong bài giảng nên khi giáo viên coppy <br />
vào usb hay qua máy tính khác có cài đặt ActivInspire thì tất cả âm thanh đều <br />
sử dụng bình thường, không như khi dùng phần mềm Power point thường sẽ <br />
bị mất âm thanh và người dùng phải cài đặt lại.<br />
Ví dụ: Thuộc tính ẩn hiện (hidden), khi nhấp vào homework thì nội <br />
dung hiện ra và ngược lại.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ví dụ: Thuộc tính thùng chứa (container), học sinh kéo thả tên môn học <br />
có trong video vào thùng chứa màu vàng, nếu đúng thì chứa nếu không sẽ trả <br />
lại.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Ví dụ: Thuộc tính mực thần kì (magic ink), thiết kết để soi nội dung <br />
phía bên dưới đối tượng khác. Ở ví dụ dưới đây, giáo viên thiết kế một bài <br />
tập ôn lại từ vựng về các môn học, ví dụ khi soi vào quyển sách Âm nhạc thì <br />
hiện ra chữ Music, tương tự với các môn học còn lại.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b.3. Khai thác và sử dụng nguồn thông tin trên Internet <br />
Internet là một môi trường tương tác đa phương tiện, một thư viện <br />
thông tin khổng lồ và là một nguồn tư liệu dạy học vô cùng phong phú. Giáo <br />
viên có thể kết hợp các trang web dạy học vào bài giảng thông qua các liên <br />
kết trực tiếp đến trang web đó hay tải về các tư liệu nhằm phục vụ cho hoạt <br />
động giảng dạy. Do đó, việc khai thác và sử dụng hiệu quả Internet trong <br />
hoạt động giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học là rất quan trọng. <br />
Khi giáo viên biết khai thác hệ thống tư liệu thông qua mạng internet thì bài <br />
soạn giảng sẽ đạt hiệu quả cao rất cao. Các tư liệu đó chủ yếu gồm các văn <br />
bản, âm thanh, hình ảnh, bài hát, phim hoạt hình, … Vì mang tính trực quan <br />
15<br />
nên những tư liệu này có thể kích thích sự ham mê, hứng thú học tập, đồng <br />
thời hỗ trợ rất tốt cho hoạt động nhận thức và tự trau dồi của người học.<br />
Hiện nay có rất nhiều trang web có thể hỗ trợ đắc lực trong việc giảng <br />
dạy các môn học. Với bộ môn Tiếng Anh, phải kể đến trang web <br />
www.sachmem.vn (sách mềm). Sách mềm là sản phẩm ứng dụng công nghệ <br />
thông tin giúp giáo viên có thêm công cụ hỗ trợ giảng dạy và học sinh có thêm <br />
tư liệu để ôn luyện, học bài theo sách giáo khoa bằng sự hỗ trợ của thiết bị <br />
công nghệ như máy tính cá nhân, máy tính bảng, điện thoại thông minh. Khi <br />
sử dụng sách mềm giáo viên không cần đến sách giáo khoa hay sách bài tập <br />
bởi trong sách mềm đã được tích hợp đầy đủ 2 loại sách này từ lớp 1 đến lớp <br />
12 theo chương trình hiện hành. Chỉ cần đăng kí các bước đơn giản thì giáo <br />
viên, học sinh hay phụ huynh đều có thể sử dụng trang sách mềm. <br />
Điểm nổi bật của sách mềm đó là hình ảnh đẹp, âm thanh rõ ràng, nội <br />
dung trình bày khoa học. Người dùng có thể tương tác, làm bài hay kiểm tra <br />
kết quả dễ dàng.<br />
Tiếng Anh 5 tập 1 trong Sách mềm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Unit 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Ngoài các bài học theo sách giáo khoa, ở sách mềm còn có thư viện đề <br />
kiểm tra rất phong phú được thiết kế riêng theo từng kĩ năng (nghe, nói, đọc, <br />
viết) bám sát mỗi bài học, mỗi học kì. Giáo viên có thể tải về, sửa đổi và sử <br />
dụng trong việc kiểm tra thường xuyên hay kiểm tra định kỳ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bên cạnh việc dạy học bám sát vào nội dung của sách giáo khoa, trong <br />
mỗi bài dạy tôi thường lồng ghép thêm các bài hát, video hội thoại, hoặc phim <br />
hoạt hình ngắn liên quan đến bài học để làm sinh động thêm bài dạy, học sinh <br />
<br />
17<br />
rất hứng thú lắng nghe. Để có thể tìm kiếm nhanh chóng, sử dụng những <br />
video bài hát, câu chuyện,… thì trang web “www.youtube.com” (Youtube) là <br />
một trang web vô cùng tiện lợi và hữu ích. Ở Youtube giáo viên có thể tìm <br />
kiếm bất kì một video nào liên qua đến bài học với thao tác rất đơn giản, mở <br />
trang web của Youtube và gõ tên video vào ô “tìm kiếm” thì hàng loạt video sẽ <br />
xuất hiện để giáo viên chọn lựa. <br />
Ví dụ: Khi dạy Unit 15: What would you like to be in the future? Ti ếng <br />
Anh 5, tôi tìm kiếm các bài hát liên quan đến nghề nghiệp (jobs) để làm phong <br />
phú từ vựng về nghề nghiệp cho học sinh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một kênh Youtube mà tôi đã tìm kiếm, đã vận dụng và rất tâm đắc đó là <br />
“English Singing”. Hơn 500 video về ngữ âm (phonics), từ vựng (vocabulary), <br />
bài hát (songs), đoạn hội thoại (dialogues) và câu chuyện (stories) theo các chủ <br />
đề khác nhau phù hợp với độ tuổi học sinh tiểu học, giáo viên có thể lựa chọn <br />
những video phù hợp với chủ đề mình đang dạy để lồng ghép vào bài giảng <br />
thu hút sự chú ý, hứng thú học tập của học sinh. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
<br />
Ví dụ: Khi dạy Unit 10: When will Sport Day be? Ti ếng Anh 5, tôi sẽ <br />
lồng ghép video theme 5: Sports ở kênh “English Singing” vào bài dạy. Ở <br />
theme này sẽ bao gồm các đoạn hội thoại, các bài hát và những câu chuyện <br />
liên quan đến chủ đề “Sport”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Còn rất nhiều trang web hỗ trợ việc dạy Tiếng Anh nói chung và Tiếng <br />
anh tiểu học nói riêng mà giáo viên có thể tìm kiếm và sử dụng từ Internet <br />
như:<br />
www.tienganh123.com ; alokiddy.com.vn ;<br />
learnenglishkids.britishcouncil.org ; www.english4us.edu.vn/ ;<br />
www.activityvillage.co.uk ; www.tienganhlachuyennho.com …<br />
Mỗi trang web có những điểm nổi bật riêng, tùy vào nội dung của bài <br />
dạy mà giáo viên chọn lựa, sử dụng nội dung các trang web một cách phù <br />
hợp, không quá lạm dụng. Với mục đích cuối cùng là để nâng cao chất lượng <br />
dạy và học môn Tiếng Anh.<br />
<br />
19<br />
b.3. Thúc đẩy động cơ học tập của học sinh<br />
Động cơ học tập của học sinh được hình thành khi các em cảm thấy <br />
hứng thú đối với môn học và thấy được sự tiến bộ của mình. Vì vậy việc <br />
thúc đẩy động cơ học tập của học sinh có tác động rất lớn đến kết quả của <br />
hoạt động giáo dục. Để thúc đẩy động cơ học tập môn Tiếng Anh của học <br />
sinh, đầu tiên giáo viên phải tạo ra được môi trường học tập thân thiện giữa <br />
thầy và trò, để các em không có cảm giác áp lực, sợ hãi việc học Tiếng Anh. <br />
Người thầy vừa là người hướng dẫn, vừa là người bạn giúp các em thoải <br />
mái, tự tin lĩnh hội kiến thức. Cùng với các em thực hành và khám phá nội <br />
dung bài học. Học sinh sẽ rất tự ti, nhút nhát trong các hoạt động nếu giáo <br />
viên không khéo léo trong giao tiếp, ứng xử. Chính vì vậy việc nhận xét học <br />
sinh trong quá trình học tập cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thúc đẩy động <br />
cơ học tập của học sinh. Chắc chắn các em muốn học với người giáo viên <br />
hòa nhã, ân cần, nhẹ nhàng nhắc nhở chỉ bảo chứ không phải là người giáo <br />
viên hay quát nạt, trách mắng khi các em làm sai. Lời nhận xét khéo léo trong <br />
giảng dạy sẽ đưa đến kết quả tốt và ngược lại. <br />
Để giúp các em nhận thấy được sự tiến bộ trong học tập, giáo viên cần <br />
phải chú ý đến tính vừa sức, không nên đưa ra những yêu cầu quá cao đối với <br />
học sinh. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên không nên quá khắt khe với <br />
những lỗi mà học sinh mắc phải để tránh cho các em tâm lí sợ mắc lỗi khi trả <br />
lời. Thay vì ngắt lời khi các em để sửa lỗi, giáo viên để cho học sinh trả lời <br />
xong, giáo viên khích lệ hay cổ vũ các em bằng những câu như: “Very good”, <br />
“Thank you very much” or “Well done”,… Sau đó giáo viên gọi học sinh khác <br />
nhận xét và sửa lỗi cho bạn hoặc giáo viên sửa lỗi một cách khéo léo để tránh <br />
làm tổn thương học sinh hay khiến các em mất hứng thú luyện tập.<br />
Bên cạnh việc tổ chức các hình thức dạy học phong phú lôi cuốn học <br />
sinh vào những hoạt động trên lớp như hoạt động nhóm, hoạt động theo cặp <br />
đôi, hoạt động đóng vai, … giáo viên còn phải biết khích lệ, động viên các em <br />
trong học tập bằng những cách thức khác nhau. Tâm lý của học sinh tiểu học <br />
khá hiếu động, các em thường khó tập trung vào việc gì trong khoảng thời <br />
gian dài, vì vậy giáo viên cần tạo nên những tình huống để kích thích, khuyến <br />
khích các em thi đua với nhau, giúp các em quên đi sự mệt mỏi, nhàm chán <br />
trong giờ học. Đầu năm học, tôi thường dành ra một tiết học ở các lớp để <br />
đưa ra nội quy của giờ học môn Tiếng Anh, từ đó các em sẽ ghi nhớ và thực <br />
hiện các nội quy một cách đồng nhất và có hiệu quả.<br />
<br />
<br />
20<br />
Nội quy trong giờ học Tiếng Anh<br />
Tiếp theo tôi sẽ chia nhóm học tập theo từng tổ và để các nhóm lựa <br />
chọn tên của nhóm mình, các nhóm sẽ thi đua học tập với nhau trong từng <br />
tuần. Trong các giờ học, tôi gắn tên các nhóm lên một góc bảng, theo dõi hoạt <br />
động học tập của từng nhóm, nếu nhóm nào thực hiện tốt tôi sẽ gắn vào một <br />
sticker (miếng dán) mặt cười hoặc ngôi sao, ngược lại tôi sẽ lấy bớt sticker <br />
đi. Cứ như vậy học sinh hình thành được thói quen học tập theo nhóm, đoàn <br />
kết và thi đua với các nhóm khác để đạt được nhiều sticker nhất.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tên các nhóm được gắn lên góc bảng<br />
Ngoài việc khuyến khích học sinh học tập theo nhóm, tôi còn khuyến <br />
khích từng cá nhân học sinh khi làm bài tốt, hoàn thành bài đúng thời gian, chữ <br />
21<br />
viết đẹp gọn gàng tôi sẽ tặng cho em đó một dấu mặt cười hoặc ngôi sao vào <br />
vở bên cạnh việc viết nhận xét, khi học sinh tích lũy đủ 10 dấu sẽ nhận được <br />
một món quà ý nghĩa từ giáo viên như cục tẩy, bút chì, bút mực, bút màu,… <br />
Với cách làm này, giáo viên có thể thúc đẩy động cơ học tập cho học sinh rất <br />
hiệu quả bởi tâm lý trẻ luôn muốn được biểu dương, khen thưởng. Các em <br />
sẽ cảm thấy rất tự hào khi được tuyên dương và nhận quà trước lớp, được <br />
bạn bè ngưỡng mộ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Giáo viên đóng dấu sao và mặt cười cho HS <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một số món quà mà HS được nhận khi tích lũy đủ 10 dấu<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các giải pháp nêu trên có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau, hỗ trợ <br />
nhau trong việc giảng dạy môn Tiếng Anh có hiệu quả. Việc khởi động bài <br />
học một cách thú vị sẽ giúp cho không khí lớp học sôi nổi, học sinh có thái độ <br />
tích cực trước khi bước vào bài mới. Thông qua bài giảng điện tử với kênh <br />
nghe nhìn rõ ràng, phong phú sẽ giúp tạo được hứng thú học tập cho học sinh, <br />
kích thích sự ham học hỏi, tính tò mò của các em. <br />
Vì vậy trong dạy học Tiếng Anh, giáo viên phải linh hoạt kết hợp các <br />
giải pháp, biện pháp một cách chặt chẽ để giúp học sinh tiếp thu nhanh và <br />
hiệu quả. Các biện pháp phải được thực hiện đồng bộ, thường xuyên và liên <br />
tục trong các tiết học, bên cạnh đó phải phù hợp với đối tượng học sinh, điều <br />
kiện thực tế của trường, ...thì mới đạt được hiệu quả.<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm <br />
vi và hiệu quả ứng dụng<br />
Qua nhiều năm giảng dạy và áp dụng các biện pháp tạo hứng thú học <br />
tập cho học sinh, tôi nhận thấy không khí lớp học trở nên sôi nổi, các em có <br />
thái độ tích cực trong việc học tập môn Tiếng Anh, có hứng thú với môn học <br />
cũng như các hoạt động của bài học. Nhiều học sinh thể hiện tốt năng lực <br />
ngoại ngữ, áp dụng tốt kiến thức vào thực hành nghe nói một cách lưu loát. <br />
<br />
<br />
23<br />
Giáo viên đánh giá được thái độ và năng lực học tập của học sinh, từ đó <br />
điều chỉnh các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phong phú, linh hoạt <br />
phù hợp với tình hình thực tế về đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở vật <br />
chất để việc dạy và học ngoại ngữ ngày càng hiệu quả và lôi cuốn học sinh <br />
hơn. <br />
Kết quả khảo sát thái độ và chất lượng học tập của học sinh khối lớp <br />
5 trước khi thực hiện đề tài (Đầu HK I, NH 20172018)<br />
<br />
<br />
<br />
THÁI ĐỘ CHẤT LƯỢNG<br />
<br />
TS<br />
LỚP<br />
HS Chưa hứng Hoàn thành <br />
Hứng thú Hoàn thành Chưa hoàn thành<br />
thú Tốt<br />
<br />
SL % SL % SL % SL % SL %<br />
30, 72,<br />
5A 33 10 3 23 69,7 5 15,2 24 7 4 12,1<br />
41, 61,<br />
5B 34 14 2 20 58,8 10 29,4 21 8 3 8,8<br />
35, 85,<br />
5C 34 12 3 22 64,7 2 5,9 29 3 3 8,8<br />
39, 66,<br />
5D 33 13 4 20 60,6 10 30,3 22 7 1 3<br />
Tổn 36, 71,<br />
g 134 49 6 85 63,4 27 20,1 96 6 11 8,2<br />
Kết quả khảo sát thái độ và chất lượng học tập của học sinh khối lớp <br />
5 sau khi thực hiện đề tài (Cuối HK I, NH 20172018) <br />
<br />
THÁI ĐỘ CHẤT LƯỢNG<br />
TS<br />
LỚP<br />
HS<br />
Hứng thú Chưa hứng thú Hoàn thành Tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành<br />
<br />
SL % SL % SL % SL % SL %<br />
63,<br />
5A 33 25 75,8 8 24,2 10 30,3 21 6 2 6,1<br />
41,<br />
5B 34 28 82,4 6 17,6 19 55,9 14 2 1 2,9<br />
82,<br />
5C 34 26 76,5 8 23,5 6 17,6 28 4 0 0<br />
<br />
24<br />
45,<br />
5D 33 28 84,8 5 15,2 18 54,5 15 5 0 0<br />
Tổn 58,<br />
g 134 107 79,9 27 20,1 53 39,6 78 2 3 2,2<br />
<br />
<br />
Căn cứ vào bảng kháo sát trên có thể thấy các giải pháp, biện pháp tạo <br />
hứng thú học tập cho học sinh môn Tiếng Anh có hiệu quả rõ rệt, thái độ học <br />
tập của học sinh được cải thiện tích cực, chất lượng học tập của học sinh <br />
ngày càng được nâng cao.<br />
Đề tài này được thực hiện trong phạm vi khối lớp 5 của trường tiểu <br />
học Krông Ana và đã đạt được những hiệu quả đáng kể. Ngoài ra đề tài còn <br />
có thể áp dụng cho việc giảng dạy tiếng Anh từ khối 1 đến khối 4 của <br />
trường. Không những áp dụng cho một năm mà giáo viên có thể bổ sung, sửa <br />
đổi đề tài và áp dụng phù hợp, hiệu quả cho những năm học tiếp theo. Giáo <br />
viên Tiếng Anh các trường bạn cũng có thể áp dụng đề tài một cách chắt lọc, <br />
sử dụng các phương pháp, biện pháp phù hợp với thực tế đơn vị mình.<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận<br />
Việc giảng dạy Tiếng Anh tiểu học là một công việc quan trọng, giúp <br />
cho các em bước đầu làm quen với ngôn ngữ mới. Vì vậy việc tạo hứng thú <br />
học tập cho học sinh trong giờ học tiếng Anh là vô cùng cần thiết. Các em có <br />
yêu thích môn học, có cảm thấy say mê, hứng thú với môn học thì các em mới <br />
tích cực trong các hoạt động, mới học tốt môn học. <br />
Giáo viên phải cần phải có tâm huyết với nghề, luôn có thái độ cởi mở, <br />
gần gũi, thân thiện, quan tâm đến từng đối tượng học sinh để các em có ấn <br />
tượng tốt với môn học, có đủ tự tin thể hiện hết năng lực của mình. Bên <br />
cạnh đó giáo viên cũng cần có những cách thức để khuyến khích, động viên, <br />
tạo động lực giúp đỡ cho các em vượt qua những khó khăn trong việc học tập <br />
cũng như trong cuộc sống.<br />
Bên cạnh đó, giáo viên phải không ngừng tự học, tự rèn để nâng cao <br />
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Học hỏi từ đồng chí, đồng nghiệp, tham <br />
khảo tài liệu về các phương pháp dạy học tích cực, các hình thức tổ chức dạy <br />
học phong phú, và vận dụng có hiệu quả vào công tác giảng dạy.<br />
2. Kiến nghị<br />
Đối với Phòng Giáo dục: Tạo điều kiện tốt nhất trong việc đầu tư cơ <br />
sở vật chất, các thiết bị, đồ dùng dạy học.<br />
25<br />
Thường xuyên tạo điều kiện cho tất cả giáo viên Tiếng Anh tham gia <br />
các buổi tập huấn phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá do các cấp tổ <br />
chức.<br />
Đối với nhà trường: Đầu tư, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, mua sắm <br />
tranh ảnh, các loại sách tham khảo cho bộ môn Tiếng Anh.<br />
Tạo điều kiện cho giáo viên Tiếng Anh tổ chức các câu lạc bộ, các sân <br />
chơi nhằm giúp các em có tinh thần học tập và yêu thích môn học. <br />
Trên đây là một số kinh nghiệm tạo hứng thú học tập cho học sinh <br />
trong giờ học Tiếng Anh mà tôi đã áp dụng trong thời gian qua. Mặc dù những <br />
biện pháp trên tôi đã sử dụng và mang lại hiệu quả nhất định tuy nhiên cũng <br />
còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô đồng <br />
nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh và đem lại hiệu quả cao hơn.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn.<br />
Buôn trấp, ngày 09 tháng 3 năm 2018<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hoàng Thanh Nga<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SKKN CẤP TRƯỜNG<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SKKN CẤP HUYỆN<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
<br />
26<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
1 Sách Tiếng Anh 3, 4, 5 NXB Giáo dục<br />
<br />
27<br />
Primary English Language Đại học<br />
2<br />
Teaching Methodology Tây Nguyên<br />
<br />
3 Techniques in Teaching Vocabulary British Council<br />
4 www.sachmem.vn NXB giáo dục<br />
5 www.youtube.com<br />
<br />
Quyết định 1400/QĐTTG Về việc phê <br />
Bộ GD&ĐT<br />
duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong <br />
6<br />
hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 <br />
– 2020"<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
STT Nội dung Trang <br />
<br />
28<br />
I Phần mở đầu<br />
1 Lí do chọn đề tài 2<br />
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
3 Đối tượng nghiên cứu 2<br />
4 Giới hạn của đề tài 2<br />
5 Phương pháp nghiên cứu 2<br />
II Phần nội dung<br />
1 Cơ sở lý luận 3<br />
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 3<br />
3 Nội dung và hình thức của giải pháp 4<br />
III Phần kết luận, kiến nghị<br />
1 Kết luận 23<br />
2 Kiến nghị 24<br />
Tài liệu tham khảo 26<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
29<br />