PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng dạy và học là nhu cầu <br />
thiết yếu đặt ra đối với những người đang làm nhiệm vụ giảng dạy. Ngoài việc <br />
cung cấp kiến thức như các môn học khác, môn Ngữ Văn còn góp phần to lớn <br />
trong việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho các em học sinh: biết yêu thương, <br />
quý trọng gia đình, thầy cô, bạn bè, có lòng yêu nước, biết hướng tới những tư <br />
tưởng cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng <br />
căm ghét cái ác, cái xấu, bước đầu các em có năng lực cảm thụ các tác phẩm có <br />
giá trị nhân văn cao cả.<br />
Vậy, làm thế nào để học sinh ngày nay có tình yêu bộ môn xã hội và đặc biệt có <br />
thể học tốt Ngữ Văn? Đó là vấn đề khiến nhiều giáo viên dạy Ngữ Văn trăn trở.<br />
Dạy văn trong nhà trường phổ thông đang là một thử thách lớn với GV hiện <br />
nay. Dạy như thế nào cho hay, hiệu quả cao, tạo sự hứng thú, say mê cho HS quả <br />
thực là cả một vấn đề lớn. Việc HS không thích thú với môn văn cũng có nhiều lí <br />
do, tuy nhiên có một nguyên nhân khá quan trọng đó là: Thầy cô giáo chưa thực sự <br />
tạo ra sự cuốn hút HS bằng bài giảng của mình. Thầy cô chưa thực sự có nhưng <br />
bước ngoặt đột phá trong việc đổi mới phương pháp, vẫn nặng về phương pháp <br />
truyền thống thế nên việc dạy và học chưa thực sự hiệu quả.<br />
Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở THCS nhiều năm, tôi nhận thấy <br />
muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, ngoài việc truyền đạt kiến thức, tôi nghĩ rằng <br />
mình cần phải biết gây hứng thú học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ <br />
nhàng, sinh động; học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, không gượng ép. <br />
Từ đó mới phát huy thực sự tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh.<br />
Với vai trò tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của HS, hơn <br />
ai hết việc phải tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo <br />
của người học, tạo niềm hứng thú say mê học tập ở các em chính là nhiệm vụ <br />
quan trọng đối với mỗi người GV đứng lớp. Xuất phát từ những vấn đề trên, <br />
với mong muốn góp một phần vào việc tạo thêm hứng thú cho người học, giúp <br />
học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển <br />
nhân cách, đồng thời nhằm góp phần đổi mới những phương pháp dạy học Ngữ <br />
văn truyền thống tôi mạnh dạn xin được trao đổi một số kinh nghiệm của bản <br />
thân trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường THCS với đề tài: “Một <br />
số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8”<br />
II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu: <br />
Góp phần nâng cao chất lượng và tạo hứng thú học tập môn học của học <br />
sinh.<br />
Giúp học sinh nắm chắc được những kiến thức chuẩn môn học một cách <br />
nhẹ nhàng thông qua những giờ học trải nghiệm, thảo luận và những trò chơi phù <br />
hợp.<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Góp phần giải quyết tình trạng lười học, chán học và không biết cách học <br />
môn học Ngữ văn của học sinh trong nhà trường hiện nay. Từ đó tạo điều kiện <br />
cho giáo viên hứng khởi hơn trong những giờ dạy Văn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
Chúng ta biết rằng, môn Ngữ văn là môn học kết tinh nhiều giá trị văn hóa <br />
truyền thống và nhân loại,, là môn học cơ bản có ý nghĩa góp phần trong việc hình <br />
thành, phát triển, định hướng nhân cách và rèn luyện những kĩ năng cơ bản cho <br />
học sinh. Đối tượng môn Ngữ văn là những tác phẩm văn thơ mà những tác phẩm <br />
văn thơ là nghệ thuật của ngôn từ. Môn học kích thích trí tưởng tượng bay bổng, <br />
sáng tạo của các em. Qua thực tế giảng dạy, nhiều năm trở lại đây, tôi thấy rằng <br />
ngày càng có ít học sinh giỏi môn Ngữ văn hơn. Các em không mấy hứng thú, <br />
không yêu thích khi chọn lựa so với các môn Toán, Lý, Hóa. Với lối học hình thức, <br />
qua loa, coi môn Văn là môn học bắt buộc để lấy danh hiệu HSG, HSTT và thi hết <br />
cấp. <br />
Trước thực trạng đó giáo viên không nên chán nản, bỏ cuộc và đổ tất cả lỗi <br />
cho học sinh. Người xưa có câu: “Tiên trách kỷhậu trách nhân”, muốn trách người <br />
thì phải trách mình trước! Tôi nghĩ rằng mỗi giáo viên cần xem lại phương pháp <br />
dạy của mình, cách thức truyền đạt kiến thức của mình đến học sinh. Quan trọng <br />
là thái độ của người dạy đối với người học như thế nào trong những tình huống <br />
người học có lỗi như: không thuộc bài, không làm bài, làm chuyện riêng, phát biểu <br />
linh tinh… Nói chung là phải có lòng bao dung, vị tha, phải đứng trên quan điểm <br />
khách quan, có sự nghiên cứu tìm ra giải pháp để lôi cuốn học sinh đến gần hơn <br />
và yêu thích môn Văn hơn.<br />
Thực tế cũng đã chứng minh rằng, khi giáo viên khơi gợi được hứng thú học <br />
tập thì hiệu quả được nâng cao, học sinh tích cực chủ động trong học tập. Trong <br />
phạm vi của Sáng Kiến Kinh Nghiệm, tôi xin đề cập đến phương pháp: “ Một số <br />
kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8” với mục đích thực <br />
hiện mục tiêu đổi mới phương pháp dạy và học. Đồng thời phát huy được tính <br />
tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp <br />
học, môn học. Bồi dưỡng cho các em phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận <br />
dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú <br />
học tập cho học sinh khi học bộ môn Ngữ Văn. <br />
II. Thực trạng vấn đề:<br />
1. Thuận lợi, khó khăn<br />
* Thuận lợi:<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Được sự quan tâm của Sở, Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nên hàng năm <br />
các giáo viên đều được bồi dưỡng thường xuyên về vấn đề thay sách và đổi mới <br />
phương pháp dạy học.<br />
Các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn đều đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp <br />
vụ, có lòng yêu nghề, nhiệt tình trong giảng dạy. Xác định tầm quan trọng của <br />
môn Ngữ Văn nên đa số học sinh có ý thức học tập bộ môn. Học sinh đại đa số là <br />
con em nông dân nên tâm tư rất thuần chất, chăm chỉ, biết lắng nghe, có ý thức cố <br />
gắng trong học tập.<br />
Bên cạnh đó tôi còn được sự giúp đỡ nhiệt tình và trao đổi những kinh <br />
nghiệm quý báu từ các đồng nghiệp trong tổ. Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng <br />
học hỏi, tìm tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm nâng cao chất <br />
lượng bộ môn và đặc biệt là giúp các em ham thích môn học này.<br />
* Khó khăn: <br />
Tuy nhiên theo đặc thù bộ môn, theo xu thế của xã hội, môn Ngữ văn đang <br />
bị mất dần vị thế của nó. học sinh ít mặn mà với bộ môn Văn và chỉ coi môn Văn <br />
là môn học bắt buộc để thi hết cấp, thi vào lớp 10.<br />
Nhiều học sinh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của tiếng Việt nên đa số các <br />
em đọc và nói chưa tốt, chưa hiểu đúng văn bản được học, diễn đạt còn lủng <br />
củng, câu văn khó hiểu.<br />
Vốn hiểu biết của các em chưa phong phú vì thế các em chưa học tốt được <br />
môn ngữ Văn.<br />
Một số em chưa thật sự yêu thích môn học Ngữ văn.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:<br />
1. Mục tiêu của giải pháp<br />
Chương trình Ngữ Văn lớp 8 nặng và độ phức tạp cao đòi hỏi sự tư duy, sự <br />
chăm chỉ soạn văn lớp 8 và làm bài tập về nhà của học sinh. Tuy nhiên điều đó là <br />
không đủ để học sinh học tốt môn Ngữ văn, vậy kinh nghiệm học tốt môn Ngữ <br />
văn lớp 8 là gì? Hãy cùng tham khảo những kinh nghiệm dưới đây để bạn có thể <br />
cải thiện trình độ học văn và được điểm số môn Văn.<br />
Từ thực tiễn giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh <br />
chúng tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm, giải pháp hữu ích giúp HS học tốt môn <br />
Ngữ văn 8 nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ Văn.<br />
2. Nội dung và cách thức thực hiện<br />
2.1. Nội dung:<br />
Trước hết giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo đức, lòng yêu nghề, <br />
ham học hỏi và luôn luôn phấn đấu để trau dồi chuyên môn cho học sinh noi theo. <br />
Bản thân tôi vừa là giáo viên dạy Ngữ văn vừa là giáo viên chủ nhiệm nên khi đến <br />
trường tôi đều có những tác phong làm gương cho học sinh.<br />
<br />
<br />
3<br />
Tôi luôn chuẩn bị bài rất kĩ trước khi đến lớp. Bởi nếu giáo viên có đầu tư về <br />
phương tiện dạy học và nắm chắc được kiến thức, hứng thú khi giảng dạy thì <br />
mới truyền cảm hứng cho học sinh được. Hơn nữa, do đặc thù môn Văn không <br />
được yêu thích, ngại học và khả năng cảm thụ văn chương của học sinh kém nên <br />
nếu giáo viên không chuẩn bị bài trước sẽ khiến giờ học rất nhàm chán, buồn ngủ <br />
với học sinh. Để các em yêu thích học bộ môn, tôi thay đổi không khí học, hứng <br />
thú hơn vào tiết học, tôi thường lồng ghép vào bài giảng những mẫu chuyện nhỏ, <br />
những câu đố hay, giúp các em có thêm năng lực tư duy, phán đoán và kĩ năng <br />
sống. <br />
Bên cạnh đó, cần phải hướng cho học sinh ngay từ đầu năm về quy cách học, <br />
yêu cầu của giáo viên cần với bộ môn. Sát sao, nghiêm khắc ngay từ những tiết <br />
học đầu để học sinh làm theo như: cách thức chuẩn bị bài, soạn bài, kiểm tra bài <br />
cũ, thu vở chấm định kì, lấy vào điểm kiểm tra thường xuyên. Khuyến khích các <br />
em qua việc chấm điểm khi các em sôi nổi xây dựng bài, cộng điểm khi có những <br />
phát hiện hay trên tiết học,... Ngoài ra, giáo viên cần phải lồng ghép nhiều cách <br />
thức khác tôi sẽ trình bày cụ thể dưới đây.<br />
2.2. Cách thức thực hiện:<br />
a. Hướng dẫn học sinh cách học (trên lớp và ở nhà)<br />
Tạo niềm yêu thích và sự hứng thú khi học Ngữ văn<br />
Qua thực tế giảng dạy, dù là môn học nào, khi không có sự hứng thú thì học <br />
sinh sẽ trở nên lười suy nghĩ, làm bài một cách máy móc, chống đối và môn Ngữ <br />
văn cũng thế. Tôi nhận thấy muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, giáo viên phải khơi <br />
dậy được hứng thú học tập của học sinh. Từ đó mới phát huy được tính chủ động, <br />
tích cực, sáng tạo của học sinh. Thực tế cũng đã chứng minh rằng, khi giáo viên <br />
khơi gợi được hứng thú học tập thì hiệu quả được nâng cao, học sinh tích cực chủ <br />
động trong học tập. Học môn Ngữ văn cũng tùy thuộc vào tâm trạng, cảm xúc của <br />
người học. Nếu bạn muốn học tốt môn Ngữ Văn thì bạn cần tìm động lực, niềm <br />
vui để có thể bắt đầu học môn này.<br />
Đồng chí Lê Duẩn từng nói: “Thầy giáo không chỉ dạy cho học trò bằng <br />
những công thức, bằng những câu, những từ có sẵn mà phải dạy bằng tất cả tâm <br />
hồn mình”. Để học sinh luôn chủ động, tích cực, tự giác đặc biệt có hứng thú với <br />
môn học, trước hết, giáo viên phải truyền dạy tri thức bằng tất cả trái tim và lòng <br />
tâm huyết của mình, phải để người học cảm nhận được tâm hồn mình trong mỗi <br />
bài giảng.<br />
Thực sự quan tâm đến học trò, biết lắng nghe, chia sẻ với những suy nghĩ, tâm tư <br />
của học trò. Sẵn sàng là người bạn chia sẻ. Từ đó tạo được niềm tin, xóa bớt <br />
được khoảng cách giữa giáo viên với học sinh (tâm lí, tuổi tác…), tạo ra không khí <br />
học tập thân thiết, gần gũi… Theo quy luật lây lan tình cảm, từ chỗ yêu quí, trân <br />
trọng thầy cô đến thích học môn học đó là một khoảng cách rất ngắn. <br />
Khi giảng dạy cần chú ý đến từng loại đối tượng học sinh trong lớp học để <br />
có phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Giáo viên cũng cần phân loại được học <br />
4<br />
sinh trong lớp. Dù là lớp chọn, lớp đại trà hay lớp yếu kém thì mức độ tiếp thụ, <br />
học tập của học sinh có sự khác nhau. Từ đó xác định học sinh yếu kiến thức, kĩ <br />
năng nào để tìm nguyên nhân, biện pháp khắc phục còn đối với học sinh giỏi bồi <br />
dưỡng nâng cao kiến thức kĩ năng đã học để tạo hứng thú trong việc học tập bộ <br />
môn.<br />
Có nhà giáo dục đã từng nói “Một ông thầy mà không dạy được cho học trò <br />
ham muốn học tập thì chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi.” Cho nên, giáo viên <br />
phải biết cách tạo không khí thoải mái khi vào lớp học. Giáo viên có thể tạo <br />
không khí lớp học bằng dẫn các chuyện vui, các câu thơ, câu văn hay, bằng cách <br />
đặt vấn đề bất ngờ, gợi được sự chú ý, bằng các tranh ảnh, sơ đồ… để gợi hứng <br />
thú, kích thích trí tò mò muốn khám phá bài học cho học sinh. Trong tiết dạy, chỉ <br />
cần một ví dụ thực tế gắn với bài giảng, một mẩu truyện về nhà văn… sẽ làm <br />
cho bầu không khí học tập thay đổi tích cực; học sinh sẽ bị cuốn hút vào những <br />
giai thoại, hay những liên hệ mà giáo viên kể. Từ đó học sinh sẽ hứng thú và tiếp <br />
thu bài tốt hơn.<br />
Chính sự chú ý, hứng thú do không khí lớp mang lại sẽ kích thích các học <br />
sinh tích cực làm việc hơn, tư duy sẽ được thúc đẩy. Học sinh sẽ chủ động đi sâu <br />
tìm hiểu bản chất, ý nghĩa của vự việc, hiện tượng; kết quả là học sinh nhanh <br />
hiểu bài và nhớ bài lâu hơn.<br />
Bên cạnh đó, giáo viên nên có sự chuẩn bị chu đáo, kĩ lưỡng và đầu tư vào <br />
những tiết dạy hơn. Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật <br />
dạy học tích cực. Nên ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng văn, với sự hỗ <br />
trợ <br />
của các phần mềm như Powrpoint kết hợp với các phương tiện hiện đại như máy <br />
vi <br />
tính, máy chiếu ...làm cho giờ học được hấp dẫn, mới mẻ hơn.<br />
Từ thực tế hiệu quả của bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, tôi <br />
cảm thấy sử dụng bài giảng điện tử, có ứng dụng công nghệ thông tin với chức <br />
năng ưu việt của nó làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn hơn do có nhiều nguồn <br />
cung cấp thông tin và kiến thức, học sinh hứng thú và say mê với môn học hơn.<br />
Ví dụ: Khi dạy bài văn bản nhật dụng “Ôn dịch thuốc lá” giáo viên cho học <br />
sinh tham khảo, xem nhữn hình ảnh, tư liệu về tác giả, tác phẩm có liên quan để <br />
tạo sự thu hút, tăng tính hấp dẫn và sinh động cho tiết dạy.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Tiết 45 : ÔN DỊCH, THUỐC LÁ<br />
(Văn bản nhật dụng) (Theo Nguyễn Khắc Viện)<br />
I. Tác giả - Tác phẩm:<br />
NguyÔn Kh¾ h¾ c ViiÔÔn (1913 –1997) Lµ<br />
gi ¸ o s am hiÓ<br />
hiÓu nhiÒu l Ü nh vùc khoa<br />
häc , ®Æ c biÖ<br />
biÖt y häc.<br />
¤ng l µ tÊm g ¬ng<br />
¬ng ti ª u bi Óu vÒ b¶o vÖ<br />
vµ ch¨<br />
ch¨m sãc søc khoÎ<br />
khoÎ mäi ng<br />
ng êi .<br />
N ăm2000<br />
ăm2000 ® î c tÆ ng gi ¶i th<br />
th ëng<br />
ëng “ViÖ<br />
iÖt<br />
Nam – mét thiªthiª n lÞ<br />
ch sö”<br />
<br />
XuÊt xứ:<br />
TrÝ<br />
ch tõ : “Tõ thuè<br />
thuèc l ¸ ®Õn ma tuý –<br />
bÖnh nghi Ön.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh quan sát tư liệu, hình ảnh về: tác giả Nguyễn Khắc Viện và văn bản: <br />
“Ôn dịch, thuốc lá”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh quan sát tư liệu về các chất độc hại có trong điếu thuốc lá<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Ung thư vòm họng. Sức khỏe giảm sút<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh quan sát về hình ảnh: Hút thuốc lá gây ung thư phổi và các bệnh <br />
nguy hiểm khác<br />
<br />
<br />
7<br />
Hay trình chiếu những tư liệu, hình ảnh khi dạy bài thơ “Quê hương” của <br />
Tế Hanh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh quan sát về hình ảnh “Quê hương” qua thơ Tế Hanh<br />
8<br />
Học bài cũ, soạn đủ bài mới trước khi đến lớp<br />
Học bài cũ là nội dung trọng tâm trong việc tự học. Người học cần tạo <br />
thành nếp biết tực học bài cũ trên cơ sở tri thức đã thu nhận được. Bài cũ là cơ sở <br />
là nền tảng khoa học để tiếp cận tri thức mới. Để có thể tự học tốt người học <br />
phải biết tự học, người dạy cần hướng dẫn cách thức tự học bài cũ. Học bài cũ <br />
không có nghĩa là học thuộc lòng, học bài cũ với nhiều hình thức phong phú, sinh <br />
động. <br />
Mỗi khi bắt đầu tiết học mới, giáo viên cần có hoạt động kiểm tra bài cũ <br />
của học sinh. Bởi đây là khâu rất cần thiết: <br />
+ Tạo thói quen ôn bài, học bài cũ để chống bệnh “lười” của học sinh với <br />
bộ môn.<br />
+ Kiểm tra bài cũ sẽ giúp các em nhắc lại kiến thức đã học tiết trước không <br />
chỉ cho bản thân mình nhớ lâu mà giúp các bạn trong lớp cùng nhớ. <br />
+ Phân môn Ngữ văn có nhiều cột điểm kiểm tra thường xuyên nên đảm <br />
bảo tiến độ cho điểm và là cơ sở để đánh giá sự chăm chỉ của học sinh.<br />
Chuẩn bị bài là khâu quan trọng để học sinh có thể tự tin tiếp thu tri thức <br />
mới. Điều này ai cũng hiểu, nhưng xem ra tổ chức hướng dẫn cho học sinh thực <br />
hiện còn quá khiêm tốn. Việc tự học ảnh hưởng lớn vào công việc chuẩn bị bài. <br />
Nếu người học chuẩn bị bài tốtđồng nghĩa với việc đã nắm được gần 30% kiến <br />
thức bài học, vào lớp cùng thầy bạn khai thác tiếp để khắc ghi tri thức mới. Điều <br />
này làm tiền đề cho việc học bài chu kỳ sau dễ dàng nhanh chóng hơn. Vì vậy, <br />
người dạy cần quan tâm đúng mức đến công việc chuẩn bị bài cho người học. <br />
Một tiết học Văn ở trên lớp chỉ kéo dài có 45 phút nên lượng nội dung mà <br />
giáo viên truyền đạt cho học sinh là rất ít, cô đọng làm cho nhiều học sinh không <br />
hiểu bài. Do đó, bạn nên đọc trước bài học, soạn văn lớp 8 trước khi học bài để <br />
khi học, bạn sẽ tiếp thu bài giảng một cách tốt nhất, những thắc mắc trong lúc <br />
soạn bài thì bạn có thể hỏi giáo viên để được giáo viên giải đáp. Điều này sẽ giúp <br />
bạn nắm chắc kiến thức, nội dung bài học hơn và làm bạn có nhiều tư duy khi <br />
học văn hơn. Khi đã hiểu chương trình, bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi mỗi <br />
tiết học Văn đến.<br />
Tuy nhiên, qua việc báo cáo kiểm tra vở soạn của các tổ trưởng, giáo viên <br />
cần có kế hoạch kiểm tra thường kì là thu vở soạn để chấm. Giám sát việc chuẩn <br />
bị bài của học sinh có cẩn thận, có đầu tư hay không. Tránh việc các em chỉ soạn <br />
chống đối, soạn vắn tắt, soạn cho có lệ.<br />
Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh xác định nội dung học tập: <br />
Với phân môn Văn (Phần văn bản)<br />
+ Đọc lại toàn bộ văn bản trước khi học (Mặc dù ở phần học chính khoá đã <br />
đọc). Đối với văn bản là tác phẩm thơ phải học thuộc, là văn xuôi phải tóm tắt <br />
dược nội dung của văn bản, học thuộc dẫn chứng.<br />
+ Với những tác phẩm có tác giả cần nắm chắc được về tiểu sử tác giả <br />
(Năm sinh năm mất nếu có tên khai sinh, bút danh, quê quán), sự nghiệp văn <br />
chương của tác giả đó, hiểu được hoàn cảnh sáng tác tác phẩm<br />
9<br />
+ Nắm chắc được giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm (tìm <br />
hiểu phần nội dung cần đạt, phần ghi nhớ).<br />
+ Biết phân tích, cảm thụ một số chi tiết (câu, đoạn) được cho là đặc sắc <br />
(Đối với học sinh khá giỏi)<br />
Đối với phân môn Tiếng Việt <br />
+ Học thuộc các khái niệm, vận dụng làm tốt các bài tập từ dễ đến khó(Từ <br />
nhận biết đến thông hiểu, vận dụng ở mức độ thấp, vận dụng ở mức độ cao)<br />
+ Với các biện pháp tu từ biết phát hiện đúng, nêu được tác dụng của phép <br />
tu từ đó trong hoàn cảnh sử dụng.<br />
+ Biết viết câu, viết đoạn (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn) với nhiều chủ <br />
đề và yêu cầu khác nhau (Diễn dịch, quy nạp…)<br />
Đối với phân môn Tập làm văn<br />
+ Nắm được dặc trưng các thể loại: Miêu tả, Tự sự, Biểu cảm, Nghị luận, <br />
thuyết minh, hành chính công vụ.<br />
+ Sau khi đọc đề bài, phải biết tìm hiểu đề, tìm ý; biết cách lập dàn ý; biết <br />
viết các đoạn để hoàn chỉnh bài viết.<br />
Chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài<br />
Ngoài đọc trước thì nghe giáo viên giảng bài sẽ giúp bạn hiểu hơn về ý <br />
nghĩa văn bản, cách làm văn. Như thế, bạn mới biết cách làm bài văn, nắm được <br />
nội dung chính để khi làm văn có thể triển khai ý một cách dễ dàng.<br />
Trong quá trình giảng bài, giáo viên cần bao quát các đối tượng học sinh về <br />
ghi chép bài, tâm thế lắng nghe, hoạt động nhóm, trao đổi bài,... Luôn đôn đốc, gọi <br />
tên, đừng để các em ngồi bất động, sẽ dẫn đến sự uể oải, buồn ngủ, nhàm chán,... <br />
Ghi nhớ phân tích của bài học<br />
Khi nghe giáo viên giảng bài, bạn cần nhớ những gì giáo viên phân tích về <br />
bài học để bạn làm bài văn một cách tốt hơn. Tốt nhất là trên lớp ghi lại những <br />
điều mà giáo viên truyền đạt, về nhà đọc lại và tóm tắt ý chính. Để có thể nhớ lâu <br />
và hiểu hơn thì bạn cần ôn lại bài cũ một cách thường xuyên. Nhất là cách học <br />
bằng sơ đồ tư duy, đây là cách hệ thống bài học khá hay, rất dễ nhớ. Bởi vì lối <br />
học thuộc không còn phù hợp với phương pháp học hiện nay nữa.<br />
Ví dụ: Củng cố văn bản: “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
C¶n trë ph¸t triÓn <br />
cña c©y cèi<br />
Lµm t¾c cèng <br />
r∙ nh<br />
Đặc tÝnh khã ngËp lôt<br />
ph©n hñy dÞch bÖnh<br />
T¸c h¹i cña bao bì<br />
Lµm chÕt ®éng <br />
ni l«ng<br />
vËt ăn ph¶i<br />
¤ nhiÔm <br />
thùcphÈm<br />
<br />
<br />
Khi ®èt>®i«xin> Gi¶m sö dông, ph¬i <br />
g©y ®éc cho ngêi kh« dï ng l¹i<br />
<br />
<br />
<br />
Mét ngµy <br />
Kh«ng sö dông khi <br />
kh«ng sö C¸c gi¶i ph¸p kh«ng cÇn thiÕt<br />
dông bao bì Sö dông giÊy, l¸ ®Ó<br />
gãi thùc phÈm<br />
ni l«ng<br />
<br />
B¶o vÖTr¸i §Êt <br />
kh«ng « nhiÔm<br />
Tuyª n truyÒn<br />
Lêi kª u gäi mét ngµy kh«ng <br />
dï ng bao ni l«ng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bè côc chÆt chÏ<br />
<br />
TÝnh thuyÕt phôc Ng«n ng÷ s¸ng râ<br />
v¨n b¶n<br />
<br />
LËp luËn thuyÕt <br />
phôc ("vì vËy", <br />
"h∙ y")<br />
Ví dụ: Củng cố bài học phân môn tiếng Việt: “ Nói giảm, nói tránh”<br />
11<br />
<br />
Ví dụ: Củng cố bài học phân môn Tập làm văn: “ Miêu tả và biểu cảm trong <br />
văn tự sự”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giúp hình dung<br />
:<br />
M ô tả Nhân vật, sự việc<br />
cốt lõi tạo nên<br />
Tự sự: nhân vật, sự việc Giúp<br />
câu chuyện<br />
Miêu tả, biểu cảm<br />
sinh động,<br />
tự sự sâu sắc<br />
Biểu<br />
cảm:Tỏ thái độ, tìn<br />
của h cảm<br />
người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Làm bài tập về nhà<br />
<br />
<br />
12<br />
Làm bài tập về nhà sau mỗi bài học là nội dung công việc tự học, sẽ giúp <br />
bạn củng cố hơn về kiến thức, làm bài văn tốt hơn vừa là tiền đề giải quyết mâu <br />
thuẩn nhận thức giữa cái đã biết và cái chưa biết, hình thành quá trình dạyhọc <br />
tiếp theo. Quá trình giải bài tập người dạy cần có hướng dẫn cụ thể, không phải <br />
bài tập nào học sinh cũng giải được hết (loại trừ bài tập nâng cao). Người dạy <br />
yêu cầu người học thực hiện công việc giải bài tập trong quá trình tự học để tạo <br />
thành nếp học tập tốt. Nếu bạn không làm bài về nhà, bạn sẽ dần quên kiến thức <br />
ở trên lớp, dẫn tới kiến thức bị hổng. Do đó, nếu muốn học tốt môn ngữ Văn lớp <br />
8 thì bên cạnh lắng nghe giáo viên giảng bài thì bạn cần làm bài tập, luyện viết <br />
văn. Cần hết sức tránh yêu cầu giải hết bài tập “phải giải hết, đúng sai tính sau” <br />
một khuynh hướng cực đoan trong dạy học chỉ gây ra tâm lý ức chế chán học cho <br />
học sinh mà chưa nhìn nhận được nhu cầu, tâm, lý hứng thú học tập của từng cá <br />
thể. <br />
Tham khảo văn mẫu<br />
Sử dụng văn mẫu để tham khảo sẽ giúp bạn biết được cách diễn đạt, cách <br />
trình bày một bài văn và sử dụng từ ngữ đúng hơn, có tính chọn lọc hơn. Tham <br />
khảo ở đây là chỉ đọc qua và tóm tắt các ý chính trong bài viết rồi bạn viết bài theo <br />
ý hiểu của mình. Muốn học tốt môn Ngữ văn lớp 8 thì bạn phải chăm chỉ và có <br />
niềm yêu thích môn văn. Khi đã yêu thích và chăm chỉ đọc trước, làm soạn văn lớp <br />
8, làm bài tập về nhà thì dù chương trình khó tới mấy thì bạn vẫn có thể học <br />
được, học tốt môn Văn.<br />
b. Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích <br />
cực.<br />
Bên cạnh những phương pháp dạy học theo đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, <br />
việc phát huy các phương pháp dạy học tích cực cũng góp phần vào việc đổi mới <br />
phương pháp dạy học Ngữ văn hiệu quả, đồng thời khơi dậy niềm hứng thú, yêu <br />
thích môn học...<br />
Có nhiều phương pháp dạy học tích cực mà GV có thể sử dụng như: <br />
+ Sân khấu hóa tác phẩm văn học: Để tăng cảm hứng học tập môn ngữ văn <br />
cho các em học sinh và khuyến khích tinh thần đọc sách, cũng như sự cảm thụ tác <br />
phẩm văn học và đồng sáng tạo cùng nhà văn giáo viên có thể cho các em học sinh <br />
học theo cách sân khấu hóa tác phẩm văn học. Nghĩa là học Văn bằng diễn <br />
kịch. Nghĩa là học sinh sẽ chuyển thể tác phẩm văn học thành vở diễn, sau đó <br />
thảo luận những vấn đề trọng tâm. Từ đó rút ra những bài học cần thiết của tác <br />
phẩm.<br />
+ Vận dụng linh hoạt, hiệu quả phương pháp: Thảo luận nhóm, phương <br />
pháp hương pháp Đóng vai,...<br />
+ Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các kĩ thuật dạy học tích cực: Kĩ thuật khăn <br />
trải bàn, Kĩ thuật “Hỏi và trả lời”, Kĩ thuật “Trình bày một phút”,...<br />
+ Lồng ghép trò chơi trong dạy học môn Ngữ văn: Trò chơi Nhanh tay <br />
nhanh trí, Trò chơi Tiếp sức,... <br />
<br />
<br />
13<br />
Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: <br />
giáo dục bằng trò chơi – một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến <br />
trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết <br />
hợp với phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới <br />
hiện nay. Giải pháp này sẽ thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ học, tăng <br />
thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn <br />
bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất của mình, phát huy tư duy sáng tạo. Hứng thú và <br />
chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành <br />
kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua bộ môn Ngữ văn<br />
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Ngữ văn. Tích cực <br />
ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy khả năng hỗ trợ của phương tiện, công <br />
nghệ vào các bài giảng: lồng ghép những đoạn phim, những tranh ảnh, những <br />
khúc ngâm, bài thơ được phổ nhạc… vào quá trình giảng dạy. Vì riêng đối với bộ <br />
môn Ngữ văn các đồ dùng trực quan hầu như không có, tranh minh hoạ trong sách <br />
giáo khoa lại tối màu, khó quan sát và cảm nhận được vì vậy để khắc phục được <br />
những tồn tại trên giáo viên phải chuẩn bị, sưu tập tranh ảnh, tài liệu liên quan <br />
đến bài dạy, đồ dùng dạy học rất vất vả, cồng kềnh mà đôi khi không hiệu quả. <br />
Nhưng với bài giảng điện tử có thể thay coi là những công cụ dạy học đa năng nó <br />
có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác vì không những tạo không <br />
khí hứng thú học tập, mà đó là một kênh thông tin hữu hình, trực quan để học sinh <br />
nhận biết, hiểu bài sâu sắc, đem lại hiệu quả cao trong dạy và học. <br />
c. Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, đánh giá<br />
Với việc kiểm tra thường xuyên, giáo viên cần đa dạng hoá để học sinh phải <br />
tự giác học tập.<br />
Kiểm tra vở ghi: Kiểm tra chữ viết, kiểm tra nội dung ghi chép có đầy đủ <br />
không (nhắc nhở về cách ghi chép)<br />
Kiểm tra sách, tài liệu sách tham khảo, vở nháp của học sinh. Học sinh <br />
nào chưa có, chưa đúng yêu cầu nhắc nhở để kiểm tra lại. Nên giới thiệu một số <br />
sách tham khảo cho học sinh sưu tầm để học tập.<br />
Kiểm tra đầu giờ,<br />
+ Kiểm tra miệng: Nội dung đã nhắc từ tiết trước<br />
+ Vừa kiểm tra miệng, vừa kiểm tra viết: Kiểm tra mi ệng có thể là tác giả, <br />
bài văn; kiểm tra viết có thể cho học sinh viết nội dung nghệ thuật của tác phẩm <br />
truyện, bài thơ,…<br />
+ Làm bài tập Tiếng Việt: Nếu bài tập trong sách giáo khoa nên kiểm tra <br />
sách của học sinh để tránh việc học sinh ghi lời giải vào bài tập trong sách. Có thể <br />
ra bài tập tương tự SGK, bài tập nâng cao (HS khá, giỏi)<br />
Đối với học sinh chưa thuộc kĩ hoặc không thuộc. Lần đầu cho kiểm tra vào cuối <br />
tiết. lần 2 cho học lại và kiểm tra vào tiết học chuyên đề, lần tiếp theo có thể bố <br />
trí riêng một buổi để kiểm tra nếu không sửa chữa sẽ mời gia đình đến để thông <br />
báo, nắhc nhở, trao đổi thêm. Đối với những học sinh cá biệt như lười học, yếu kĩ <br />
năng, ... giáo viên nên lập một danh sách riêng để chú ý kiểm tra nhiều hơn. <br />
<br />
14<br />
Hướng dẫn học sinh cách làm bài:<br />
Phần trắc nghiệm: Học sinh thường hay nhầm lẫn ở tác giả, phương thức <br />
biểu đạt, … vì thế giáo viên cần nhắc nhở thường xuyên để học sinh tránh các lỗi <br />
đó. Cần cho học sinh nắm rõ các hình thức trắc nghiệm: trắc nghiệm nhiều lựa <br />
chon, trắc nghiệm điền khuyết, trắc nghiệm ghép đôi, ...<br />
Phần tự luận: Khi làm phần tự luận cũng cần chú ý ở từng câu. Học sinh <br />
thường chủ quan khi đọc câu hỏi, thấy câu nào quen thường chú tâm vào làm mà <br />
không để ý đến thang điểm nên những câu ít điểm thì chú ý còn câu nhiều điểm thì <br />
làm rất sơ sài …. dẫn tới bài làm bị điểm thấp, không đạt yêu cầu.<br />
+ Đối với dạng tự luận ngắn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách trả <br />
lời, cách làm bài. Không nhất thiết viết thành một bài có bố cục ba phần đầy đủ <br />
nhưng trong đoạn văn cũng cần có phần nêu, phần nội dung và kết thúc.<br />
Ở lớp 8 nên rèn cho học sinh cách viết bài cho các kiểu văn bản nhất là văn <br />
bản nghị luận. Trước hết là phần mở bài để ít nhất khi đọc một đề văn học sinh <br />
biết tự làm phần mở bài (dù là học sinh yếu). Muốn thế giáo viên có thể cung cấp <br />
cho học sinh nhiều cách mở bài, hướng dẫn cho học sinh một cách mở bài và viết <br />
gợi ý cho học sinh một cách mở bài. Để lên các lớp trên học sinh biết viết phần <br />
thân bài (từ khâu viết đoạn).<br />
Sau mỗi tiết dạy, ra bài tập và hướng dẫn học sinh cách làm, những nôi <br />
dung cụ thể cần học thuộc, cần ghi nhớ để học sinh chuẩn bị cho tiết sau.<br />
d. Kết hợp giữa học chính khoá và học chuyên đề (Học thêm, phụ đạo)<br />
Bộ GD&ĐT đã cho phép các trường tổ chức học thêm để nâng câo chất <br />
lương dạy học các môn nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng. Vì thế khi tổ chức <br />
các lớp học chuyên đề giáo viên phải biết lựa chon những kiến thức cơ bản nhất <br />
để dạy có hiệu quả và gây sự hứng thú học tập bộ môn.<br />
Khi dạy học cần quan tâm nhiều hơn đến việc kiểm tra, đánh giá vì dạy <br />
chuyên đề có nhhiều thời gian so với dạy chính khoá.<br />
Ở khối lớp 8, cần chia theo các nội dung lớp để giảng dạy cho có hệ thống<br />
VD: Có thể chia thành các nội dung như: Truyện Trung đại, Thơ hiện đại, truyện <br />
hiện đại, Văn bản nhật dụng, Văn bản thuyết minh,...<br />
Kết thúc mỗi nội dung nên có các bài kiểm tra để đánh giá việc học tập của <br />
học sinh để đề ra cách giảng dạy cho phù hợp. Những học sinh chưa đạt yêu cầu <br />
(bước đầu có thể kiểu tra học sinh từ điểm 4 đến 4.75) cần cho học sinh ôn lại để <br />
kiểm tra theo sự bố trí của giáo viên.<br />
e. Phối hợp chặt chẽ với, nhà trường, với GVCN<br />
Thông báo cho Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm về tình hình học tập <br />
chung của học sinh, nhất là những học sinh chưa chịu khó, chưa tích cực đề xuất <br />
các hình thức khen thưởng, kỉ luật kịp thời.<br />
g. Kết hợp gia đình học sinh<br />
Phối hợp với gia đình để nâng cao chất lượng dạy học: Giáo viên dạy Văn <br />
thường là các giáo viên chủ nhiệm nên có thể trao đổi với phụ huynh qua buổi họp <br />
15<br />
phụ huynh, nếu không có thể đến gặp gỡ với gia đình, trao đổi qua điện thoại, <br />
thư, … để gia đình đôn đốc nhắc nhở, kiểm tra học sinh giúp học sinh chăm chỉ <br />
tích cực hơn nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn.<br />
Có thể đề nghị nhà trường tổ chức họp phụ huynh từng lớp hoặc theo đối <br />
tượng học sinh (Trung bình, Yếu) để thông báo với gia đình, bàn với gia đình <br />
những biện pháp nâng cao chất lượng học tập.<br />
IV. Tính mới của giải pháp:<br />
Đây là phương pháp mới mang tính giáo dục cao, vì qua ba năm áp dụng liên <br />
tục tôi nhận thấy các học sinh có ý thức học bài cũ, soạn bài mới đầy đủ, có sự <br />
đầu tư rõ rệt. Ý thức của học sinh trong việc học tập bộ môn hiện nay khá nghiêm <br />
túc, ý thức đó thể hiện qua việc tích cực trong xây dựng bài, chú ý nghe giảng và <br />
chép bài đầy đủ. Một số học sinh do nhút nhát nên không xung phong trả lời bài cũ <br />
hay tham gia xây dựng bài mới; nhưng đa số các học sinh đều có khả năng trả lời <br />
các câu hỏi ở những mức độ khác nhau. Một số học sinh còn có khả năng trả lời <br />
những câu hỏi nâng cao kiến thức để bài học được khắc sâu.<br />
Từ đó giúp học sinh có tinh thần tự giác học tập, nâng cao chất lượng bộ <br />
môn. Điều này thấy rõ nhất qua chất lượng bài kiểm tra định kì, kiểm tra cuối học <br />
kì tỉ lệ bộ môn tăng lên rõ rệt so với các lớp khác.<br />
V. Hiệu quả SKKN: <br />
Qua thực tiễn giảng dạy áp dụng những giải pháp trên, bản thân tôi nhận <br />
thấy:<br />
Các em đã có khả năng tự lực cao và không còn quá phụ thuộc vào giáo <br />
viên nữa.<br />
Trong giờ học các em đã biết kết hợp bài soạn ở nhà với lời giảng của <br />
giáo viên, biết cách chọn lọc ý để ghi chép, biết cách sử dụng sách có hiệu quả để <br />
tiết kiệm thời gian chép bài và chú ý nghe giảng.<br />
Dựa trên những gì mà giáo viên hướng dẫn, học sinh chỉ cần một chút thời <br />
gian, một chút chuyên tâm và ý thức tự học cao thì các em sẽ không còn cảm thấy <br />
môn văn quá khó nữa. Dĩ nhiên là với những gì mà giáo viên hướng dẫn, không <br />
phải tất cả các em đều thực hiện và thực hiện tốt, thế nhưng đa số các em đều <br />
phải tự ý thức được việc chuẩn bị bài ở nhà là cần thiết trong quá trình học.<br />
Sau khi áp dụng những phương pháp trên, đa số giờ học Văn của lớp tôi dạy <br />
học sinh đều hứng thú, hăng hái phát biểu xây dựng bài, làm bài tốt, đầy đủ ý. Từ <br />
đó mà kết quả học tập của học sinh lớp 8 qua các năm học 2016 2017; 2017<br />
2018; 20182019 đã có sự chuyển biến rõ rệt.<br />
Kết quả trung bình môn cả năm của các lớp tôi đã dạy và áp dụng giải pháp:<br />
Năm học 20162017:<br />
Lớp Sĩ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ<br />
số m m m TB m <br />
Giỏi Khá Yếu<br />
<br />
16<br />
8A1 36 6 16,6% 18 50% 12 33,3% 0 0<br />
<br />
8A2 36 2 5,5% 12 33,3% 12 33,3% 0 0<br />
<br />
Năm học 20172018:<br />
<br />
Lớp Sĩ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ<br />
số m m m TB m <br />
Giỏi Khá yếu<br />
<br />
8A1 37 6 16,2% 22 59,4% 9 24,3% 0 0<br />
<br />
8A3 27 2 7,4% 13 48,1% 12 44,4% 0 0<br />
<br />
Năm học 20182019(HKI):<br />
<br />
Lớp Sĩ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ Điể Tỉ lệ<br />
số m m m TB m <br />
Giỏi Khá Yếu<br />
<br />
8A2 37 5 13,5% 21 56,8% 11 29,7% 0 0<br />
<br />
8A3 36 3 8,3% 22 61,1% 11 30,5% 0 0<br />
<br />
<br />
PHẦN THỨ HAI: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
I. Kết luận: <br />
Với tất cả những gì tôi đề cập ở trên, bản thân tôi đã thực hiện có kết quả <br />
khá khả quan nhưng không phải tiết học nào tôi cũng thành công bởi không phải <br />
học sinh nào cũng làm được những gì mà giáo viên yêu cầu. Mặc dù chất lượng <br />
môn Văn chưa được cải thiện nhiều bởi những nguyên nhân khác nhau nhưng một <br />
số học sinh lớp tôi dạy không còn quá “ghét” môn Văn nữa, thậm chí một số em đã <br />
bắt đầu yêu thích môn Văn. Tuy nhiên học tốt Văn không phải chỉ cần cần cù, <br />
chăm chỉ mà cần phải có một chút năng khiếu và nghề dạy Văn cũng không phải <br />
là một nghề đơn giản chỉ truyền thụ kiến thức mà còn giáo dục tâm hồn, nhân <br />
cách cho học sinh. Đó là một điều khó mà không phải ai cũng làm được.<br />
Trong quá trình áp dụng đề tài này vào trong thực tiễn giảng dạy, tôi thấy kết <br />
quả có chuyển biến, chất lượng bộ môn được nâng lên. Số học sinh mà tôi dạy <br />
ngày càng yêu thích học môn Ngữ văn hơn. Các em chủ động sáng tạo trong giờ <br />
học, mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài học. Và đặc biệt học sinh làm tốt <br />
dạng viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật và dạng văn thuyết minh. Điều này <br />
được thể hiện cụ thể qua các kì thi học kì.<br />
II. Kiến nghị:<br />
Ban giám hiệu nhà trường:<br />
<br />
<br />
17<br />
Đầu tư đồng bộ và đầy đủ các thiết bị về đồ dùng dạy học, máy móc cần <br />
thiết để giáo viên sử dụng trong quá trình giảng dạy. <br />
Tăng tính hoạt động hiệu quả của “Thư viện thông minh”, bổ sung thêm các <br />
loại sách tham khảo ở thư viện để các em có thể mượn đọc những cuốn sách mà <br />
các em cần để thuận tiện cho việc học. <br />
Tổ trưởng và Ban giám hiệu cũng cần thường xuyên kiểm tra việc thực <br />
hiện quy trình này của giáo viên bằng những hình thức khác nhau như kiểm tra <br />
giáo án, dự giờ đột xuất, kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học cũng như sử <br />
dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy và của giáo viên.<br />
Đối với giáo viên Ngữ văn<br />
Ngoài việc nắm vững chuyên môn còn phải rèn luyện, nghiên cứu thêm về <br />
nghệ thuật sư phạm, tìm tòi các biện pháp gây hứng thú học tập, tạo một không <br />
khí học tập vui vẻ, thoải mái giúp học sinh ngày càng yêu thích bộ môn Ngữ văn.<br />
Bên cạnh đó, phải thường xuyên trau dồi, học hỏi kinh nghiệm của đồng <br />
nghiệp, tham gia tích cực và hiệu quả các buổi tập huấn, đổi mới phương pháp do <br />
Ngành và cấp trên tổ chức. Luôn nhiệt tình, tâm huyết, kiên trì, trăn trở, đầu tư cho <br />
các tiết dạy và đưa ra nhiều giải pháp, những đổi mới, sáng tạo trong việc nâng <br />
cao chất lượng đại trà và thu hút học sinh yêu thích học bộ môn hơn nữa. Phát huy <br />
thế mạnh của công nghệ thông tin vào dạy học bằng cách tìm các thông tin mới, <br />
hấp dẫn trên mạng internet, đưa vào giáo án điện tử làm cho các tiết học sinh <br />
động, lượng thông tin học sinh thu được nhiều và chính xác hơn so với phương <br />
pháp dạy học truyền thống.<br />
Cha mẹ học sinh: <br />
Đầu tư, quan tâm sâu sát về cả vật chất lẫn, tinh thần, thời gian hơn đến <br />
việc học hành của con em mình. <br />
Hướng dẫn cho con em có thói quen đọc sách, định hướng, kèm cặp về thời <br />
gian, ý thức học bài ở nhà việc học cho các em. <br />
Phối hợp với giáo viên để tìm hiểu, nắm bắt kịp thời tình hình, kết quả <br />
cũng như sự tiến bộ của con em mình hơn. Cùng bắt tay vào công cuộc giáo dục, <br />
không phó mặc cho nhà trường, thầy cô.<br />
Đối với địa phương: <br />
Quan tâm đến chất lượng giáo dục ở địa phương, đầu tư cơ sở vật chất kịp <br />
thời phục vụ cho việc dạy và học. <br />
Sau khi nghiên cứu đề tài này, tôi thấy kết quả đạt được rất khả quan, vì <br />
vậy tôi rất mong muốn phương pháp mà tôi đưa ra có thể được áp dụng trong việc <br />
dạy học để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. <br />
Trên đây là một số kinh nghiệm có thể áp dụng để nhằm nâng cao chất <br />
lương dạy học bộ môn. Tuy nhiên đó cũng chỉ là những ý kiến cá nhân. Trong thực <br />
tế còn có rất nhiều các kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, tôi cũng rất mong nhận <br />
được sự góp ý quý báu của Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn cùng các đồng nghiệp <br />
để cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. <br />
18<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn.<br />
Buôn Trấp, ngày 25 tháng 4 năm 2019<br />
Người viết sáng kiến<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạ Thị Hạnh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một – NXB Giáo Dục<br />
2. Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập hai – NXB Giáo Dục<br />
3. Sách giáo viên Ngữ văn 8, tập một và hai NXB Giáo Dục<br />
4. Tài liệu tập huấn giáo viên của Bộ giáo dục và đào tạo về đổi mới phương <br />
pháp dạy học (Tài liệu lưu hành nội bộ)<br />
5. Bộ giáo dục và đào tạo – Dự án phát triển Giáo dục THCS II Một số chuyên đề <br />
bồi dưỡng Cán bộ quản lí và giáo viên THCS. (Tài liệu lưu hành nội bộ)<br />
6. Tham khảo tài liệu trên google.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................1<br />
1. Đặt vấn đề..................................................................................................1<br />
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................1<br />
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ................................................................2<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề...........................................................................2<br />
II. Thực trạng của vấn đề............................................................................2<br />
III. Các giải pháp tiến hành để giải quyết vấn đề...................................3<br />
1. Mục tiêu của giải pháp..............................................................................4<br />
2. Nội dung và cách thức thực hiện.............................................................4<br />
IV.Tính mới của giải pháp...........................................................................15<br />
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...................................................15<br />
PHẦN III: KẾT LUẬN..................................................................................16<br />
I. Kết luận......................................................................................................16<br />
II. Kiến nghị...................................................................................................16<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
21<br />