Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện<br />
dành cho học sinh lớp 9<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài.<br />
Tôi rất tâm đắc câu nói của Vijaya Lankshmi Pandit: “ Mục tiêu của giáo dục <br />
không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, <br />
mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái “ Chân” và thực <br />
hành cái “Thiện”. Đúng vậy! Môn Ngữ văn có sứ mệnh cao đẹp đó: hình thành <br />
những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quí trọng gia đình, bè bạn, <br />
có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm <br />
cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, lòng căn ghét cái xấu, cái ác. <br />
Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước <br />
đầu có năng lực cảm thụ giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật. Đó cũng là những <br />
con người biết ham muốn để đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây <br />
dựng và bảo vệ Tổ quốc. <br />
Trên thực tế, việc giảng dạy môn Ngữ văn ở bậc THCS rất phong phú về đề <br />
tài và đa dạng về thể loại trong đó có thể loại nghị luận. Văn nghị luận chiếm vị trí <br />
quan trọng trong nội dung chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7.8.9. Mặc dù <br />
việc dạy văn nghị luận trong nhà trường đã được tiến hành từ lâu, song phương <br />
pháp, hiệu quả giảng dạy còn nhiều điều trăn trở vì một số giáo viên chưa chú <br />
trọng nhiều đến việc rèn các kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh. Bên cạnh đó, <br />
thực trạng học văn, viết văn nghị luận ở trường mà tôi đang công tác còn nhiều hạn <br />
chế trong cách thức trình bày, lập luận thiếu sự thuyết phục và có hạn chế trong <br />
việc viết văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện.…Vì vậy, tôi thiết nghĩ, <br />
mỗi giáo viên cần phải rèn cho học sinh kĩ năng viết văn nghị luận. Trong đó, kĩ <br />
năng viết văn nghị luận phải xuất phát từ kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu<br />
Tìm ra được phương pháp rèn cho học sinh cách viết đoạn văn nghị luận về <br />
nhân vật trong tác phẩm truyện. <br />
Đổi mới cách làm, phương pháp giảng dạy nghị luận văn học nhất là nghị <br />
luận về nhân vật trong tác phẩm truyện (tức là phân tích, cảm nhận…về nhân vật)<br />
Nhiệm vụ<br />
Nghiên cứu thực trạng về dạy học ngữ văn nói chung và dạy văn nghị luận <br />
văn học nói riêng tại trường THCS Lương Thế Vinh.<br />
Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể để giúp học sinh rèn kĩ năng viết <br />
đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 1<br />
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện<br />
dành cho học sinh lớp 9<br />
<br />
<br />
Phương pháp rèn kĩ năng viết văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm <br />
truyện.<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Đề tài này được nghiên cứu và thử nghiệm tại trường THCS Lương Thế <br />
Vinh H.Krông Ana – T. Đăk Lăk<br />
Nghiên cứu để tìm ra các giải pháp hay rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về <br />
một nhân vật trong tác phẩm truyện.<br />
Những vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu trước đây, nhưng qua quá <br />
trình giảng dạy tôi đã đúc rút ra những kinh nghiệm của riêng mình. Có những nội <br />
dung cũ, có nội dung mới, nhưng tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình đã <br />
qua thử nghiệm và có kết quả khả quan.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu các nghiên cứu về dạy Ngữ <br />
văn, đặc biệt là nghị luận văn học<br />
Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình giảng dạy của giáo viên và quá <br />
trình lĩnh hội của học sinh.<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:<br />
+ Tham khảo những kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước.<br />
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.<br />
Phương pháp thử nghiệm: Thử áp dụng các giải pháp vào quá trình giảng <br />
dạy Ngữ văn ở lớp 9A1, 9A4 trường THCS Lương Thế Vinh.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận <br />
Từ năm 1998, Bộ giáo dục đã triển khai dự án phát triển giáo dục THCS <br />
nhằm đổi mới toàn diện bậc học này.Môn Ngữ văn là môn có vị trí vô cùng quan <br />
trọng trong các môn học ở bậc học phổ thông và cũng là môn học có nhiều thay đổi <br />
nhất trong việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học và đánh <br />
giá kết quả học tập. Nhiều vấn đề được đặt ra, trong đó đổi mới phương pháp dạy, <br />
nâng cao chất lượng học được đặt lên hàng đầu.<br />
Để dạy tốt môn Ngữ văn 9, nhất là văn nghị luận, đòi hỏi giáo viên phải kết <br />
hợp nhiều phương pháp, tích hợp nhiều phân môn. Tùy vào từng chủ đề của bài học <br />
mà giáo viên tích hợp cho thích hợp. Giáo dư Lê Trí Viễn đã từng nói: “Dạy văn lấy <br />
cảm làm đâu”. Giáo viên dạy văn, nhất là văn nghị luận không thể nghèo nàn về <br />
cảm xúc. Bởi hướng dẫn học sinh làm văn nghị luận nhất là nghị luận về nhân vật <br />
phải có cảm xúc chân thật. Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn ngoài vốn kiến thức <br />
về chuyên môn còn phải không ngừng trau dồi, học hỏi nâng cao trình độ, nâng cao <br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 2<br />
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện<br />
dành cho học sinh lớp 9<br />
<br />
<br />
kiến thức xã hội; giáo viên còn có khả năng sử dụng và truyền đạt ngôn từ cho học <br />
sinh. <br />
Môn Ngữ văn là một môn rất quan trọng, có ý nghĩa trong việc hình thành, định <br />
hướng, phát triển nhân cách cho học sinh. Học văn là học làm người, học phép ứng <br />
nhân xử thể trong cuộc sống. Đây cũng là một môn học nghệ thuật kích thích trí <br />
tưởng tượng bay bổng, sáng tạo của người học. Vì thế để dạy tốt môn Ngữ văn, <br />
người dạy phải không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, kiến thức về cuộc <br />
sống, xã hội.<br />
̀ ̣<br />
La môt giao viên đang tr<br />
́ ực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, tôi rất mong muốn <br />
tìm được những phương pháp dạy học tích cực mới để giúp học sinh lĩnh hội kiến <br />
thức tốt hơn.<br />
2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi<br />
Về phía nhà trường: Được sự chi đao, quan tâm sâu sat cua chi bô Đang, cua<br />
̉ ̣ ́ ̉ ̣ ̉ ̉ <br />
̣ ̀ ường, được sự giup đ<br />
Ban Giam Hiêu nha tr<br />
́ ́ ỡ của các đồng chí trong tổ chuyên môn.<br />
Về phía giáo viên: Giao viên gi<br />
́ ảng dạy nhiệt tình, luôn tìm tòi học hỏi để <br />
trau dồi kiến thức đồng thời tìm ra được những phương pháp học tập tích cực. Giáo <br />
viên đã được trực tiếp giảng dạy nhiều năm, đặc biệt là dạy học sinh lớp 9; giáo <br />
viên đã nhiều năm ôn thi tuyển sinh cho học sinh cuối cấp và ôn thi học sinh giỏi các <br />
cấp. Tôi nhận thấy rằng khối lớp này đề cập tới chủ yếu là kiểu văn nghị luận. Và <br />
tôi đã thấy được những điểm yếu của học sinh, trong đó có kĩ năng viết đoạn văn <br />
nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện còn hạn chế nên trăn trở. Tôi đã rèn <br />
cho học sinh về vấn đề này và đã thu được kết quả khả quan.<br />
Về phía học sinh: Ở những lớp dưới, các em đã có hiểu biết căn bản cách <br />
trình bày đoạn văn như đoạn văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh. Ít nhất, học <br />
sinh có thể hình dung thế nào là một đoạn văn. Tuy mỗi đoạn văn trên đều mang <br />
đặc trưng riêng biệt của nó nhưng các em đã có thể biết tập hợp các câu văn phù <br />
hợp về vấn đề để tạo thành một đoạn văn..<br />
Học sinh đã được học văn nghị luận ở lớp 7 và 8, đặc biệt là học sinh lớp 8 đã <br />
được học cách xây dựng đoạn văn và liên kết đoạn văn trong văn bản.<br />
b. Khó khăn<br />
* Những vấn đề còn tồn tại và hạn chế của chương trình SGK.<br />
Mặc dù các em đã được học về văn nghị luận ở lớp 7 (tiết 79, 83, 84, 87, 88, <br />
91, 92, 98, 99, 100, 103, 104, 112, 116 và học về cách xây dựng đoạn văn ở lớp 8 <br />
( tiết 12, 17, 99,100 ) nhưng chương trình Ngữ văn lớp 9 không có tiết ôn tập văn <br />
nghị luận nên học sinh có thể quên những lí thuyết cơ bản về văn nghị luận cũng <br />
như đoạn văn nghị luận.<br />
<br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 3<br />
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện<br />
dành cho học sinh lớp 9<br />
<br />
<br />
Riêng đối với nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, học sinh lớp 9 chỉ được học <br />
trong 03 tiết cách thức làm một bài văn, trong khi đó khi thi học kì và thi tuyển sinh, <br />
các em không làm thành bài mà viết đoạn văn độc lập với số câu qui định. Quan <br />
trọng hơn là những năm gần đây, cấu trúc đề thi, kiểm tra thường xuyên, định kì, thi <br />
h ọc sinh giỏi thường xuyên ra. Vì vậy, buộc giáo viên phải chú ý đặc biệt tới vấn <br />
đề này.<br />
* Phương pháp giảng dạy của giáo viên.<br />
Một số giáo viên chưa quan tâm, chú ý rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh. <br />
Việc chưa quan tâm này cũng do nhiều yếu tố. Phần nhiều bởi khung chương trình <br />
của khối lớp, đặc biệt là lớp 8, giáo viên cố gắng dạy hết lượng kiến thức yêu cầu <br />
theo Chuẩn kiến thức kĩ năng nên không còn thời gian để rèn kĩ năng viết đoạn văn <br />
cho học sinh. Nhưng lớp 9 văn nghị luận là trọng tâm mà viết đoạn văn là chủ yếu <br />
vì các em phải vận dụng nó trong các bài kiểm tra định kì, các kì thi nên buộc giáo <br />
viên phải lồng ghép, kết hợp để rèn cho học sinh, do đó gặp không ít khó khăn.<br />
Giáo viên chưa chú ý đúng mức đến những giải pháp khắc phục những hạn <br />
chế của SGK về rèn kĩ năng viết đoạn trong các giờ trả bài, hướng dẫn tự học ở <br />
nhà, tăng thêm đoạn văn mẫu, kiểm tra viết đoạn, tích hợp các văn bản. Hơn nữa, <br />
trong chương trình không có tiết rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Do đó, giáo <br />
viên chưa dành thời gian ra đề cho học sinh về nhà tự viết và kiểm tra, sửa bài. <br />
*Kỹ năng viết đoạn văn của học sinh.<br />
Học sinh ít được thực hành viết đoạn văn nghị luận. Lớp 7, 8 tổng số tiết là <br />
05 tiết. Lớp 9 tổng số tiết là 03 tiết.<br />
Học sinh có những hiểu biết còn hạn chế về đoạn văn nói chung và đoạn <br />
văn nghị luận nói riêng và đặc biệt là đoạn văn nghị luận văn học mà trong đó có <br />
đoạn văn về nhân vật trong tác phẩm truyện.<br />
Ví dụ: Trong phiếu thăm dò đầu năm vừa qua, tôi ra câu hỏi cho học sinh hai <br />
lớp mà tôi đang giảng dạy là lớp 9a1 (lớp mũi nhọn) và lớp 9a4 (đại trà) với đề bài:<br />
Đề 1: Hãy xây dựng một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu với luận điểm sau: “ <br />
Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương là một người con dâu hiếu <br />
thảo, nghĩa tình”.<br />
Đề 2: Hãy xây dựng một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu với luận điểm sau: “ <br />
Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương là một người phụ nữ hết lòng <br />
vì gia đình”.<br />
Qua phần chấm bài, lớp đại trà (9a4), tổng số 28 hs mà có tới 15 học sinh viết câu <br />
này thành bài văn hoặc có nhiều em viết thành 34 đoạn văn. Lớp 9a1 vẫn còn một <br />
học sinh viết gạch đầu dòng và thành 04 đoạn văn. Điều đó có chứng tỏ rằng các <br />
em chưa hiểu một đoạn văn là gì? <br />
Học sinh thiếu kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về nhân vật.<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 4<br />
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện<br />
dành cho học sinh lớp 9<br />
<br />
<br />
Một số học sinh chưa viết đúng hình thức của một đoạn văn: Viết thành bài <br />
văn, viết nhiều đoạn, liệt kê các ý gạch đầu dòng. Học sinh không tìm được luận <br />
điểm chính, không biết triển khai luận điểm, chưa biết sử dụng lí lẽ và dẫn chứng <br />
để triển khai luận điểm.<br />
Ví dụ 1: Đề 2: Hãy xây dựng một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu với luận <br />
điểm sau: “ Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương là một người phụ <br />
nữ hết lòng vì gia đình”. Có học sinh đã viết như sau:<br />
Vũ Nương là người con gái thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Vũ Nương <br />
được gả vào gia đình Trương Sinh luôn giữ gìn khuôn phép> người con gái hoàn <br />
hảo, đẹp người, đẹp nết.<br />
Vũ Nương chưa từng làm cho cha mẹ phải thất hòa.<br />
Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy để chào tạm biệt. <br />
nói những lời yêu thương và mong muốn sớm được đoàn tụ.<br />
Những dẫn chứng trên cho thấy Vũ Nương rất tốt.<br />
Đề bài yêu cầu là viết “một đoạn văn” thì các em lại viết thành “nhiều đoạn <br />
văn”. Các em chưa xác định được câu trên đề bài là luận điểm của đoạn văn mà <br />
cũng là câu chủ đề nên khi xây dựng thành đoạn văn, các em không biết đặt nó ở vị <br />
trí nào trong đoạn. Có học sinh còn không sử dụng luận điểm trên trong bài viết. <br />
Ngoài những lỗi trên, trong bài làm này của học sinh còn mắc nhiều khuyết điểm <br />
nữa như: Sai lỗi viết chữ đầu câu, đầu đoạn không viết hoa; diễn đạt lủng củng, <br />
lặp ý; chưa có dẫn chứng cụ thể, sai kiến thức, dùng kí hiệu “ >” trong bài làm… <br />
Một số học sinh chưa biết viết câu mở đoạn hoặc mở đoạn dài dòng.<br />
Thống kê bài thăm dò lớp 9a4 có 28 học sinh thì có tới 15 em không biết viết <br />
câu mở đoạn. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy đa số học sinh nằm trong tình <br />
trạng này. <br />
Ví dụ: Hãy xây dựng một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu với luận điểm sau: <br />
“Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là <br />
một người con dâu hiếu thảo, nghĩa tình”. Có học sinh đã viết: “Nhân vật Vũ <br />
Nương trong truyện dù về nhà chồng xảy ra nhiều xích mích nhưng nàng luôn làm <br />
tốt trách nhiệm của một người vợ tốt”. Nếu học sinh viết đoạn văn theo cách diễn <br />
dịch thì buộc câu mở đoạn phải nêu luận điểm của cả đoạn. Nếu là đoạn văn quy <br />
nạp thì câu đầu đoạn văn đó cũng phải giới thiệu được khái quát về nhân vật: nhật <br />
vật nào? Trong tác phẩm nào? Của ai? Em có ấn tượng chung với nhân vật như thế <br />
nào?. Ví dụ như “Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của <br />
Nguyễn Dữ là nhân vật đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng bạn đọc”. Đề bài trên <br />
đã có luận điểm cho sẵn nhưng học sinh không biết đưa luận điểm đó vào bài làm <br />
của mình mà còn khai thác nghiêng về “người vợ tốt”, chưa rõ nhân vật này trong <br />
truyện gì? Của tác giả nào? Khiến cho câu văn chưa rõ ý, khó hiểu. Nguyên nhân là <br />
các em chưa hiểu luận điểm là gì và cách viết câu luận điểm.<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 5<br />
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện<br />
dành cho học sinh lớp 9<br />
<br />
<br />
Một số học sinh chưa biết chọn lọc, khái quát các ý chính phần thân đoạn.<br />
Trong văn nghị luận nói chung và đoạn văn nghị luận nói riêng, sau khi nêu ý <br />
khái quát ( câu mở đoạn) thì người viết phải trình bày luận cứ để làm sáng tỏ ý khái <br />
quát đó. Nhưng học sinh bị “vấp” nhiều nhất ở phần này. Đó là tình trạng học sinh <br />
đi kể chuyện, chưa biết chọn lọc dẫn chứng, viết lan man, dài dòng nên dễ bị lạc <br />
hướng, thiếu chính xác, trọng tâm. Kể cả giáo viên đôi lúc cũng cảm thấy lúng túng, <br />
vụng về trong việc xác định nêu lí lẽ gì và viết dẫn chứng ra sao. Có khi còn không <br />
biết đưa dẫn chứng vào bài làm.<br />
Ví dụ: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” <br />
của kim Lân.<br />
Học sinh đã trình bày phần thân đoạn như sau: “Hôm ấy, giặc Pháp bắn súng <br />
vào làng, gia đình ông Hai phải đi tản cư. Một hôm từ phòng thông tin về, ông đã <br />
nghe được tin làng ông theo giặc từ hai người đàn bà tản cư. Ông về nhà, mặt buồn <br />
rười rượi, cáu gắt vợ con. Sau đó ông trò chuyện với con nhỏ để vơi đi nỗi khổ tâm. <br />
Khi nghe được tin cải chính, ông mừng lắm”.<br />
Bài làm trên cho thấy rõ là học sinh kể chuyện về ông Hai, cũng theo trình tự <br />
nhưng chưa khái quát được luận điểm chính của văn bản là tình yêu làng, yêu nước <br />
thiết tha, cháy bỏng của ông Hai. Học sinh không khái quát được những luận cứ để <br />
làm sáng tỏ luận điểm trên là nỗi nhớ làng khi đi tản cư, nỗi đau khổ, tuyệt vọng, <br />
bế tắc khi nghe tin làng theo giặc và niềm vui sướng, hả hê khi nghe tin cải chính. <br />
Em chỉ kể liệt kê những điều mình nghĩ. Câu văn vừa lạc sang kể vừa thiếu tính liên <br />
kết, thiếu ý khái quát, chọn lọc. Vì vậy, không thể coi đây là đoạn văn nghị luận.<br />
Học sinh chưa biết viết kết đoạn.<br />
Kết đoạn cũng giống như kết bài. Nó mang tính chất tổng hợp những vấn đề <br />
đã trình bày ở phần mở và thân đoạn. Đoạn văn yêu cầu cảm nhận về nhân vật <br />
trong tác phẩm truyện nhưng các em đã tổng hợp luôn cả tác phẩm. Chưa biết viết <br />
câu mở đoạn hoặc ôm đồm sang ý khác, lạc hướng:<br />
Ví dụ 1: Hãy xây dựng một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu với luận điểm sau: <br />
“ Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương là một người con dâu hiếu <br />
thảo, nghĩa tình”. Học sinh đã có những cách viết phần kết đoạn như sau:<br />
Sao đó, Vũ Nương lo ma chay chu tất cho bà mẹ chồng giống như với cha <br />
mẹ đẻ và chơ đợi chồng trở về cùng với con nhỏ.<br />
Vào một buổi tối trước ánh đèn con bảo cái bóng là cha lúc đó chàng mới <br />
biết nghĩ sai cho vợ như đã quá muộn.<br />
Từ những việc làm trên ta thấy Vũ Nương người con hiếu thảo và luôn thủy <br />
chung với chồng.<br />
Sau khi đi lính trở về nhìn thấy con của mình.<br />
<br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 6<br />
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện<br />
dành cho học sinh lớp 9<br />
<br />
<br />
Suy ra phẩm chất đạo đức, từ nét đẹp đến tính nết của người con gái thuần <br />
khiết, đảm đang.<br />
Nàng không dám đi lấy chồng vì tấm lòng thủy chung dành cho Trương Sinh <br />
là vô bờ.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Từ những thực trạng trên, tôi mong muốn có thể nâng cao được chất lượng <br />
học tập ở môn Ngữ văn của học sinh. Đồng thời tôi cũng muốn đưa ra một vài kinh <br />
nghiệm của mình để có thể giúp đồng nghiệp tìm ra giải pháp hướng dẫn học sinh <br />
cách viết đoạn văn nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện, từ đó có phương <br />
pháp viết bài văn nghị luận văn học.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
Giải pháp 1: Cung cấp và ôn tập lại cho sinh những kiến thức cơ bản về <br />
văn nghị luận, nghị luận về tác phẩm truyện và đoạn văn.<br />
Về văn nghị luận, cần cho học sinh nắm được văn nghị luận là gì?Thế nào là <br />
nghị luận về một tác phẩm truyện; khái niệm nhân vật văn học.<br />
Về đoạn văn, cần ôn lại cho học sinh khái niệm, vai trò, hình thức trình bày, <br />
cấu trúc của một đoạn văn và đặc biệt giúp học sinh hiểu được sự khác nhau giữa <br />
đoạn văn trong văn bản và đoạn văn nghị luận về nhân vật trong tác phâm truyện; <br />
cách trình bày nội dung đoạn văn nghị luận về nhân vật trong tác phâm truyện <br />
*Khái quát về nghị luận và nghị luận về tác phẩm truyện.<br />
Khái niệm: <br />
Văn nghị luận là loại văn viết ra để phát biểu ý kiến, bày tỏ nhận thức, <br />
đánh giá thái độ đối với cuộc sống bằng những luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng. Nếu <br />
tác phẩm văn học nghệ thuật phát biểu ý kiến, bày tỏ thái độ cuộc sống bằng <br />
những hình tượng nghệ thuật gợi cảm thì văn nghị luận diễn đạt bằng mệnh đề, <br />
phán đoán logic thuyết phục. Từ đó có thể nêu khái niệm chung về văn nghị luận <br />
như sau: Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết ( người nói) đưa ra những <br />
lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đó và thông qua cách thức bàn luận thuyết <br />
phục người nghe.<br />
Nghị luận một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận <br />
xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hoặc nghệ thuật của một tác <br />
phẩm cụ thể.<br />
Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) là trình bày <br />
những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật trong một tác phẩm cụ thể.<br />
Ví dụ:<br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 7<br />
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện<br />
dành cho học sinh lớp 9<br />
<br />
<br />
+ Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong “ Lặng lẽ Sa Pa” của <br />
Nguyễn Thành Long.<br />
+ Cảm nhận của em về số phận và vẻ đẹp của Vũ Nương trong “ Chuyện <br />
người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.<br />
Đặc trưng của văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện:<br />
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng <br />
phương tiện văn học. Nhân vật văn học có thể là con người có tên như ông Sáu, <br />
bé Thu, Phương Định..có thể là người không có tên như viên quan, thằng bán tơ... <br />
Nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu ngôn từ. Vì vậy, người đọc phải <br />
tưởng tượng, xây dựng lại trong các mối quan hệ của nó. Nhân vật văn học có <br />
chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm <br />
của nhà văn về cuộc đời. Xét từ góc độ kết cấu, nhận vật trong tác phẩm có hai <br />
loại: nhân vật chính (nhân vật giữ vai trò thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác <br />
phẩm, được nhắc đến từ đầu đến cuối truyện..), và nhân vật phụ ( nhân vật nói ít <br />
đến hơn, giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật chính, phụ trợ cho nhân vật chính thực <br />
hiện hành đồng, bộc lộ tính cách). Nhân vật được xây dựng trên các phương diện <br />
ngoại hình, tài năng, cử chỉ, hành động để bộc lộ tính cách, phẩm chất, tâm hồn, <br />
tình cảm…. Do đó, những nhận xét, đánh giá…về nhân vật trong tác phẩm truyện <br />
phải xuất phát từ tính cách, hành động…và nghệ thuật trong tác phẩm.<br />
Yêu cầu về nội dung của đoạn văn nghị luận này là nhận xét đánh giá đúng <br />
đắn, sinh động thông qua giải thích, chứng minh. Về hình thức đoạn văn có 3 <br />
phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; luận điểm, luận cứ rõ ràng,lời văn chuẩn <br />
xác.<br />
* Khái quát về đoạn văn.<br />
Đoạn văn là gì?<br />
Đoạn văn là một phần của văn bản được tính từ chữ cái viết hoa (lùi vào 1 <br />
đến 2 ô) và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương <br />
đối hoàn chỉnh.<br />
Số lượng câu trong đoạn văn không qua trọng, có thể chiếm nhiều câu, có <br />
thể gồm vài ba câu, có khi chỉ gồm một câu. (như trong văn tự sự và văn biểu <br />
cảm), nhưng phải bảo đảm phát triển đầy đủ ý của chủ đề đoạn văn.<br />
Ý nghĩa, tác dụng của đoạn văn trong văn bản.<br />
Văn bản là tập hợp một hoặc nhiều đoạn văn. Vì vậy, đoạn văn trong văn <br />
bản có tác dụng tạo sự liên kết giữa các đoạn văn với đoạn văn trong một văn <br />
bản. Nó góp phần làm cho văn bản có tính thống nhất về nội dung, mạch lạc, rõ <br />
ràng, khoa học về hình thức.<br />
Cách trình bày nội dung đoạn văn thông thường.<br />
<br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 8<br />
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện<br />
dành cho học sinh lớp 9<br />
<br />
<br />
Trong thực tế tạo lập văn bản, người ta thường sử dụng những cách sau để <br />
trình bày nội dung đoạn văn:<br />
+ Trình bày nội dung theo cách diễn dịch: Là trình bày nội dung đi từ khái <br />
quát đến cụ thể. Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn, các câu sau triển khai, làm rõ ý <br />
của câu chủ đề.<br />
+ Trình bày nội dung theo cách quy nạp: Là cách trình bày đi từ ý cụ thể <br />
đến ý khái quát. Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn. Trước câu chủ đề có thể dùng <br />
những từ chuyển tiếp có ý nghĩa tổng kết, khái quát như: Tóm lại, có thể nói <br />
rằng…<br />
+ Trình bày nội dung theo cách song hành: Là cách trình bày nội dung không <br />
sử dụng câu chủ đề. Các câu trong đoạn bình đẳng với nhau về ý nghĩa, không <br />
câu nào phụ thuộc hay bao hàm ý của câu nào.<br />
Trình bày đoạn văn theo cách Tổng – Phân – Hợp: là sự phối hợp diễn dịch <br />
với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý <br />
khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. <br />
Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân <br />
tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với <br />
chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề.<br />
Đó là những kiến thức cơ bản học sinh đã học từ lớp 8. Tôi đã củng cố ngay <br />
cho học sinh sau khi vào đầu năm học lớp 9 qua các buổi học phụ đạo buổi <br />
chiều.Ngoài ra, tôi cũng mở rộng hơn một số cách trình bày đoạn khác cho học sinh <br />
khá giỏi qua các giờ bồi dưỡng học sinh giỏi như cách suy luận nhân quả, tương <br />
đồng, tương phản, đòn bẩy...<br />
<br />
Sự khác nhau giữa đoạn văn trong văn bản và đoạn văn nghị luận về <br />
nhân vật trong tác phẩm truyện.<br />
Trong một văn bản, mỗi đoạn văn là một phần của văn bản, có nhiệm vụ <br />
triển khai một vấn đề của văn bản, quan hệ mật thiết với các đoạn văn khác <br />
trong văn bản. Đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện có <br />
nhiệm vụ “thu nhỏ” tất cả những vấn đề của nhân vật trong một văn bản. Thực <br />
chất, nó là một văn bản nhỏ đầy đủ ý nghĩa, nội dung của một văn bản hoàn <br />
chỉnh. Nó chỉ khác một văn bản ở hình thức và độ dài.Vì vậy, không những luận <br />
điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động mà ngôn ngữ phải cô đọng, <br />
khái quát, có tính bao hàm cao. Viết một đoạn văn nghị luận về nhân vật trong tác <br />
phẩm truyện là viết đầy đủ nội dung những trình bày ngắn gọn, hàm súc, có tính <br />
khái quát cao về một nhân vật trong tác phẩm văn học.<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 9<br />
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện<br />
dành cho học sinh lớp 9<br />
<br />
<br />
Cách trình bày nội dung đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác <br />
phẩm truyện :<br />
Phần 1: Mở đoạn. Giới thiệu nhân vật phải cảm nhận được nêu ở đề bài<br />
Phần 2: Thân đoạn: Dùng luận cứ khái quát, chọn lọc để làm sáng tỏ câu mở <br />
đoạn.<br />
Dùng lí lẽ và dẫn chứng ( luận cứ) để phân tích, làm rõ vấn đề đã nêu ở mở <br />
đoạn. <br />
Phần 3: Kết đoạn: Đánh giá về nhân vật… trong tác phẩm vừa nêu ở mở <br />
đoạn và thân đoạn. <br />
Giải pháp 2: Hướng dẫn cho học sinh biết nhận diện các dạng đề khác <br />
nhau. <br />
* Định hướng các dạng đề nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện<br />
Đề chỉ nêu chung chung, chưa có luận điểm, chỉ có nêu tên nhân vật.(Ví dụ: <br />
Cảm nhận về nhân vật Ximông).<br />
Đề đã nêu luận điểm nhưng chưa nêu rõ mà phải khái quát thành câu luận <br />
điểm ( ví dụ như: Cảm nhận về số phận và vẻ đẹp của Vũ Nương). Đề có 2 luận <br />
điểm “ số phận” và “ vẻ đẹp” mà chưa khái quát cụ thể số phận như thế nào hay <br />
vẻ đẹp gì. Buộc giáo viên phải hướng dẫn học sinh hình thành hai luận điểm mấu <br />
chốt đó.<br />
Đề cho sẵn luận điểm rõ ràng ( ví dụ: Ông Sáu là một người cha thương con <br />
vô bờ bến).<br />
Nhìn chung đề ra rất phong phú, đa dạng nhưng có thể thu gọn về hai dạng <br />
đoạn văn: Đoạn văn khái quát về nhân vật và đoạn văn triển khai cụ thể một đặc <br />
điểm nổi bật về nhân vật.<br />
* Hướng dẫn học sinh kĩ năng làm đoạn văn khái quát về nhân vật<br />
Đoạn văn khái quát về nhân vật nghĩa là đề ra chỉ nêu chung chung, chưa có <br />
luận điểm, chỉ nêu tên nhân vật.(Ví dụ: Cảm nhận về nhân vật Ximông). Yêu cầu <br />
đạt được về nội dung của đonạ văn này là học sinh giới thiệu được nhân vật, khái <br />
quát được những đặc điểm nổi bật về nhân vật và đánh giá chung về nhân vật cũng <br />
như các vấn đề có liên quan.<br />
Mở đoạn: Giới thiệu nhân vật nêu ra ở đề bài (Câu 1 của đoạn văn): <br />
Nói tới nhân vật là nói tới tác phẩm, tác giả. Qua thực tế cho thấy, học sinh <br />
thường lúng túng trong việc viết câu mở đoạn bắt nguồn từ nguyên nhân các em <br />
không đọc kĩ đề bài và không biết phân tích đề và không biết khái quát luận điểm. <br />
Muốn học sinh làm được, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh thao tác đầu tiên là <br />
đọc kĩ đề, sau đó đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh: “Đề bài yêu cầu cảm nhận về <br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 10<br />
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện<br />
dành cho học sinh lớp 9<br />
<br />
<br />
nhận vật nào? Của ai? Trong tác phẩm nào?Đề bài đã cho sẵn luận điểm về nhân <br />
vật chưa? Đó là luận điểm gì? Nếu chưa thì em sẽ nêu ấn tượng chung về nhân vật <br />
như thế nào? Sau khi đặt câu hỏi xong, giáo viên hướng dẫn học sinh sắp xếp <br />
những câu hỏi trên sao cho thành một câu hoàn chỉnh thì đó là câu mở đoạn .Với <br />
dạng đề này, mở đoạn chỉ cần giới thiệu được nhận vật, tác giả, tác phẩm và ấn <br />
tượng ban đầu đối với nhân vật.<br />
Ví dụ1: Nhân vật Phương Định trong “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh <br />
Khuê là một trong những nhân vật đã để lại bao tình cảm yêu quí trong lòng độc giả.<br />
Ví dụ1: Nhân vật Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của <br />
Nguyễn Dữ là nhân vật để để lại những ám ảnh khó quên trong lòng người đọc.<br />
Thân đoạn: ( câu 2.3.4…8.9):<br />
Phần thân đoạn, giáo viên cần tập trung hướng dẫn cho học sinh dựa vào tác <br />
phẩm để khái quát những đặc điểm nổi bật về nhân vật qua các khía cạnh như số <br />
phận, vẻ đẹp, tài năng, phẩm chất, tình cảm…của nhân vật. Thực trạng chung của <br />
học sinh hiện nay là các em chưa biết khái quát. Mỗi đặc điểm nổi bật mà các em <br />
tìm được dưới sự gợi mở của giáo viên đó là những luận điểm mà khi xây dựng <br />
thành bài văn thì ta sẽ lấy đó là những câu chủ đề của các đoạn văn trong phần thân <br />
bài. Vì vậy, giáo viên cần tỉ mỉ, chỉnh sửa, hướng dẫn các em đi tìm các đặc điểm <br />
nổi bật đó thật hiệu quả. Nếu các em kể về nhân vật thì thầy cô sẽ nói với các em <br />
là “ Em nói như thế thì đi kể chuyện rồi? Từ những sự việc em vừa kể em khái quát <br />
lên nhận xét đó là người như thế nào?...”Tùy từng tác phẩm truyện mà thầy cô có <br />
cách đặt câu hỏi khác nhau. Nếu các em bị lạc hướng hoặc nói không đúng với ý đồ <br />
của giáo viên thì thầy cô buộc phải gợi mở, lái đúng vào “ quĩ đạo” của mình.<br />
VD: Để nêu cảm nhận về nhân vật Vũ Nương, em sẽ phải đề cập đến khía <br />
cạnh nào của nhân vật? ( số phận và vẻ đẹp), Em thấy Vũ nương có số phận như <br />
thế nào, hãy viết thành một câu cho cô được không? (Như bao người phụ nữ trong <br />
xã hội lúc bấy giờ, nàng có số phận thật đau khổ, bất hạnh, oan khuất, bi kịch). Vũ <br />
Nương có những vẻ đẹp nào? Mỗi vẻ đẹp đó em tách thành một câu cho cô xem <br />
sao?( Vũ Nương là người phụ nữ hết lòng với gia đình; Nàng là một người con dâu <br />
hiếu thảo, nghĩa tình; Vũ Nương còn là một người mẹ chu đáo, tân tình và rất mực <br />
yêu thương con; Nàng còn là một người vợ thủy chung với chồng; Không những <br />
thế, nàng còn rất bao dung, vị tha, nặng lòng với gia đình).<br />
Kết đoạn: (câu cuối)<br />
Phần kết đoạn, thầy cô hướng dẫn các em tổng kết lại vấn đề vừa nêu và <br />
nêu suy nghĩ của mình bằng một đến hai câu ( thường là một câu). Có nhiều cách kế <br />
đoạn khác nhau.<br />
Tổng kết và nêu cảm xúc của người viết. ( ví dụ: Tóm lại, số phận của <br />
nàng Vũ Thị Thiết thật ngang trái nhưng sáng ngời lên những vẻ đẹp thật đáng quí, <br />
trân trọng biết bao).<br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 11<br />
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện<br />
dành cho học sinh lớp 9<br />
<br />
<br />
Tổng kết và năng cao. (Vẻ đẹp của Vũ Nương là đẹp truyền thống của <br />
người phụ nữ Việt Nam). <br />
* Hướng dẫn học sinh kĩ năng làm đoạn có sẵn luận điểm<br />
Thực tế có những dạng đề có luận điểm cho trước thì giáo viên cần giảng <br />
cho học sinh rằng luận điểm trên đề bài đó chính là câu chủ đề của đoạn văn. Vì <br />
vậy, ta phải sử dụng nó và đặt ở đầu hoặc cuối đoạn văn, tùy theo ý đồ của giáo <br />
viên hoặc học sinh viết theo cách diễn dịch hay qui nạp hoặc do chính yêu cầu của <br />
đề bài. Bản thân tôi khi dạy điều này cho học sinh, tôi rèn cho các em cả hai cách <br />
nhưng tôi vẫn hướng nhiều đến diễn dịch vì học sinh dễ viết hơn. Với dạng đề này <br />
thì giáo viên cần rèn cho học sinh xây dựng luận cứ. Đây là phần mà học sinh khúc <br />
mắc nhiều nhất bởi thay vì tìm những lí lẽ và dẫn chứng trong tác phẩm thì các em <br />
thường đi kể chuyện nhiều, ít sử dụng dẫn chứng và chưa biết chọn lựa dẫn chứng <br />
tiêu biểu cho lí lẽ mình đưa ra.<br />
Câu mở đoạn (Câu 1)<br />
Giống như chức năng, vai trò của mở bài, mở đoạn, chúng ta cần giới thiệu <br />
được nhân vật, tác giả, tác phẩm và luận điểm đã cho. Học sinh sắp xếp những ý <br />
trên thành một câu hoàn chỉnh.<br />
Ví dụ: Đề bài: Viết một đoạn văn( 8 – 10 câu) với luận điểm sau: Anh Sáu <br />
trong “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một người lính sẵn sàng hi <br />
sinh tình cảm riêng tư để chiến đấu và hi sinh cho Tổ quốc.<br />
Phần mở đoạn, ta viết như sau: Nhân vật Anh Sáu trong “ Chiếc lược ngà” <br />
của Nguyễn Quang Sáng là một người lính sẵn sàng hi sinh tình cảm riêng tư để <br />
chiến đấu và hi sinh cho Tổ quốc.<br />
Thân đoạn (Câu 2.3.4…)<br />
Sau khi giới thiệu và nêu luận điểm ở mở đoạn, giáo viên hướng dẫn học <br />
sinh xây dựng luận cứ theo nhiều hướng khác nhau: Có thể theo trình tự sự việc <br />
( Ông Hai khi đi tản cư, khi nghe tin dữ, khi nghi tin cải chính; Ông Sáu khi nghe tin <br />
được về thăm nhà, trong ba ngày phép, phút chia tay, ở căn cứ), có thể dựa vào hoàn <br />
cảnh, suy nghĩ, việc làm ( anh thanh niên trong “ Lặng lẽ Sa Pa”)….Giáo viên cần <br />
bám sát vào luận điểm để đặt câu hỏi để học sinh tìm luận cứ như: luận điểm ở đề <br />
bài có mấy nội dung? Là những nội dung nào? Em sẽ chọn dẫn chứng nào trong <br />
truyện để sáng tỏ mỗi nội dung đó? Vì sao em chọn dẫn chứng ấy mà không phải là <br />
dẫn chứng khác?.. Trong quá trình xây dựng luận cứ, mỗi học sinh sẽ có nhiều ý <br />
kiến khác khau, giáo viên ghi nhận hết các ý kiến đó của các em và ghi lên bảng. <br />
Sau đó cùng học sinh thêm, bớt, lặp ghép thành từng ý, từng câu. Giáo viên chỉnh sửa <br />
câu chữ, cách diễn đạt theo ý đồ của mình rồi đi đến kết luận cuối cùng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 12<br />
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện<br />
dành cho học sinh lớp 9<br />
<br />
<br />
Ví dụ: Đề bài: Viết một đoạn văn (8 – 10 câu) với luận điểm sau: Anh Sáu <br />
trong “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một người lính sẵn sàng hi <br />
sinh tình cảm riêng tư để chiến đấu và hi sinh cho Tổ quốc.<br />
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm luận cứ như sau:<br />
Biểu hiện chung của người lí yêu nước thiết tha là gì? (Tám năm trời ca <br />
cách không được gặp con, đó là sự hi sinh thầm lặng…bao yêu thương, nhung nhớ <br />
đong đầy nhưng anh vẫn chấp nhận để phục vụ cho Cách mạng, Tổ quốc).<br />
Theo em, sự hi sinh thầm lặng của anh Sáu được thể hiện cảm động nhất <br />
trong ba ngày phép, đó là giây phút nào?Vì sao? (Yêu thương con đến trào nước <br />
mắt, bật khóc vì tám năm trời anh Sáu mới được sống những giây phút cực kì ngắn <br />
ngủi của tình phụ tử, thế mà anh vẫn dứt áo ra đi. Người lính phải chịu những mất <br />
mát hi sinh thầm lặng về tinh thần và tình cảm.)<br />
Chi tiết nào trong truyện còn chứng tỏ lòng yêu nước của anh Sáu trong khi <br />
làm nhiệm vụ? Chi tiết đó gợi cho có hình dung gì? (Chi tiết vết thẹo trên mặt anh <br />
Sau còn cho thấy anh phải chịu đựng cuộc sống gian khổ, khốc liệt của chiến tranh <br />
như bao người lính khác. Vết thẹo ấy là tội ác của chiến tranh ghi dấu trên gương <br />
mặt anh).<br />
Nếu để nói về sự hi sinh của người lính ấy, em sẽ phải nói tới chi tiết nào <br />
nữa trong truyện? Em sẽ cảm nhận chi tiết đó như thế nào? (Anh Sáu đã hi sinh ở <br />
giữa rừng chỉ có người bạn là anh Ba bên cạnh, toát lên vẻ đẹp dũng cảm, can <br />
trường, sẵn sàng hi sinh thân mình cho Cách mạng, cho kháng chiến, cho Tổ quốc).<br />
Khi giáo viên cho học sinh tìm luận cứ, có thể các em sẽ kể sự việc, Giáo viên <br />
cần “ tỉnh” để chỉnh sửa dần cho học sinh bằng cách đặt câu hỏi gợi ý: Em nêu chi <br />
tiết đó giống như đang kể chuyện quá. Em hãy diễn đạt lại chi tiết đó theo hướng <br />
đánh giá, nêu suy nghĩ của em xem sao? Chi tiết của em diễn đạt hơi dài, em sắp <br />
xếp lại cho ngắn gọn hơn đi?Cô thấy chi tiết này chưa chọn lọc, em tìm chi tiết nào <br />
tiêu biểu hơn, giá trị hơn xem nào?...Giáo viên đặt câu hỏi và chỉnh sửa dần đến khi <br />
nào cảm thấy đặt yêu cầu rồi thì ghi lần lượt trên bảng. Có thể các em sẽ nêu các ý <br />
lẫn lộn, hoặc các câu rời rạc với nhau. Không sao, miễn là đúng, chúng ta cứ tiến <br />
hành hướng dẫn các em giải quyết từng luận cứ một rồi sau đó yêu cầu các em sắp <br />
xếp theo trình tự và thêm từ ngữ để tạo liên kết là được. Chẳng hạn như có thể <br />
thêm ở phía trước mỗi luận cứ, mỗi câu các từ ngữ: bên cạnh đó, không những thế, <br />
hoặc câu ghép có cặp từ hô ứng “ không những…mà còn”… . Yêu cầu phải ngắn <br />
gọn, chính xác, dễ hiểu.<br />
Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề (câu cuối)<br />
Giống như vai trò của phần kết bài của một văn bản, phần kết đoạn cũng làm <br />
nhiệm vụ tổng kết lại vấn đề đã nêu hai ở phần trên. Nó được hình thành bằng một <br />
câu trọn vẹn khái quát lại nội dung chính của đề tài nhưng nâng cao thành chủ đề. <br />
Trước câu kết đoạn có thể dùng một số từ ngữ chuyển tiếp có ý nghĩa tổng kết <br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 13<br />
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện<br />
dành cho học sinh lớp 9<br />
<br />
<br />
như: vì vậy, có thể nói rằng, tóm lại…Phần kết đoạn, người viết thường nêu ra <br />
cách đánh giá, suy nghĩ của mình về vấn đề nghị luận. Một số hướng kết đoạn như <br />
sau:<br />
Đánh giá về nhân vật. ( Nhân vật anh Sáu trong “ chiếc lược ngà” tiêu biểu <br />
cho tầng lớp những người lính, người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ <br />
những con người nặng tình yêu thương nhưng vô cùng quả cảm, kiên cường.<br />
Đánh giá tác giả. ( Qua việc xây dựng thành công nhân vật, từ đó cho ta hiểu <br />
thêm về hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ và vẻ đẹp của con người trong chiến <br />
đấu, đã hi sinh cho đất nước, cho dân tộc để ta càng yêu quí hơn cuộc sống này.<br />
Đánh giá nâng cao. (Vẻ đẹp của anh Sáu trong truyện cũng là vẻ đẹp của <br />
dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.<br />
Giải pháp 3: Rèn các thao tác xây dựng một đoạn văn.<br />
“Viết một đoạn văn…khoảng 10 câu…” là một dạng câu hỏi khá thử thách <br />
với học sinh vì nó đòi hỏi nhiều kĩ năng: Viết câu ngắn gọn, diễn đạt lưu loát, <br />
nhưng lại phải đầy đủ ý như một bài văn. Chính vì vậy, khi dạy học sinh, tôi vẫn <br />
thường nói hài hước với các em rằng: “ Nếu như bài văn là một cái ti vi 43 Inch thì <br />
đoạn văn các em phải làm là một cái ti vi 17 Inch”. Nói như vậy có nghĩa là đoạn <br />
văn nghị luận về nhân vật trong truyện không khác gì một bài văn, chỉ thu ngắn lại <br />
mà thôi. Do đó, không biết khái quát, diễn đạt thì đoạn văn sẽ không có hiệu quả <br />
cao. Tôi tiến hành rèn cho các em sẽ lần lượt thực hiện các thao tác sau đây: (Bước <br />
1.2.3 viết ra tờ giấy nháp).<br />
Bước 1: <br />
Đọc kĩ đề, gạch chân từ ngữ quan trọng và xác định vấn đề nghị luận ở đề <br />
bài để chuẩn bị viết phần dàn ý chi tiết.<br />
Bước 2: <br />
Tìm ý và lập dàn ý chi tiết. Viết ra nháp lần lượt 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, <br />
kết đoạn theo trình tự bằng các gạch đầu dòng. Chú ý đánh dấu số câu theo thứ tự <br />
từ trên xuống cho đến hết đánh dấu bằng chữ số (1), (2)…tương ứng với mỗi <br />
gạch đầu dòng đó.<br />
Bước 3: <br />
Đọc lại “bước 2” để kiểm tra sai sót trong diễn đạt, viết câu, và đặc biệt là <br />
đếm số câu xem đã đúng với số câu qui định ở để bài. Nếu thiếu, em có thể tách <br />
một hay vài câu nào đó trong phần thân đoạn thành những câu nhỏ hơn( tùy theo số <br />
câu thiếu để tách nhiều hay ít câu). Nếu thừa, em có thể gộp những ý ở thân đoạn <br />
thành một câu và dùng dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy (câu ghép nhiều vế). Đề cho <br />
phép học sinh viết phải đủ số câu mà không được thiếu. Có thể sẽ thừa nhưng chỉ <br />
chấp nhận thừa một đến hai câu. Nhưng tốt nhất “đủ mới là đúng”.<br />
<br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 14<br />
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện<br />
dành cho học sinh lớp 9<br />
<br />
<br />
Bước 4: <br />
Tiến hành viết đoạn văn vào bài thi (kiểm tra). Viết đúng theo yêu cầu của <br />
một đoạn văn. Hình thức: Viết hoa chữ cái đầu, lùi vào 2 ô và kết thúc bằng dấu <br />
chấm xuống dòng. Nội dung đoạn văn lấy từ phần đã làm và chỉnh sửa ở giấy nháp.<br />
Ví dụ: <br />
Phần 1: Mở đoạn. <br />
(1) <br />
Phần 2: Thân đoạn: <br />
(2) <br />
(3) <br />
(4) <br />
…<br />
Phần 3: Kết đoạn (n)<br />
Sau khi làm được các bước trên, các em chỉ vần viết lại theo thứ tự từ (1) đến <br />
(n) thành một đoạn và chú ý thêm một số từ ngữ ở đầu câu (nếu cần) để tạo sự liên <br />
kết giữa các câu trong đoạn văn.<br />
Giải pháp 4: Bổ sung một số đoạn văn mẫu cho học sinh .<br />
Yêu cầu về các đoạn văn mẫu bổ sung: Đoạn văn phải chuẩn về nội dung và <br />
hình thức, dễ hiểu, đề tài gẫn gũi, sát với chương trình, phù hợp với năng lực của <br />
học sinh từng vùng miền…<br />
Nguồn: Gv có thể chọn lựa ở các sách tham khảo, đoạn văn do giáo viên tự <br />
soạn hoặc của ngay chính bài làm tốt của học sinh.<br />
Phương pháp: Bổ sung đoạn văn mẫu cho học sinh trong giờ trả bài, giờ ôn <br />
tập, giờ học phụ đạo…<br />
*Một số đoạn văn mẫu tham khảo.<br />
Bài 1:Vũ Nương là một người mẹ chu đáo, tận tình và yêu thương con <br />
rất mực: (đoạn văn 5, 6 câu dàn ý)<br />
Chồng đi xa, nàng sinh con trai đặt tên là “ Đản” cái tên có ý nghĩa vui <br />
mừng, tốt đẹp. Nàng coi đứa con là niềm vui, là nguồn hạnh phúc để nàng vượt qua <br />
khó khăn, trụ vững trong những ngày đơn chiếc.<br />
Thương con, yêu con vô bờ, nàng không chỉ bươn chải để nuôi con lớn lên về <br />
thể chất mà người mẹ ấy vẫn dành thời gian để vui đùa cùng con.<br />
Trò đùa về cái bóng hàng đêm mà Vũ Nương chỉ cái bóng của mình trên vách <br />
bảo đó là “cha Đản”.<br />
<br />
Trần Thị Lệ GV trường THCS Lương Thế Vinh Krông Ana 15<br />
Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện<br />
dành cho học sinh lớp 9<br />
<br />
<br />
Bằng cái bóng của mình, nàng muốn bù đắp cho con sự thiếu vắng tình cảm <br />
của người cha, tạo nên sợi dây gắn kết giữa đứa con và người cha chưa biết mặt <br />
nơi chiến trận xa xôi.<br />
Tấm lòng của người mẹ thật sâu nặng biết nhường nào.<br />
Giải pháp 6: Kết hợp rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận về nhân vật <br />
văn học trong các tiết kiểm tra định kì (theo tiết phân phối chương trình), các <br />
tiết trả bài, tiết học phụ đạo…<br />
Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận trong tiết kiểm tra định kì:<br />
Cấu trúc đề kiểm tra định kì, đề thi học kì, đặc biệt là các kì thi của lớp 9 <br />
hiện nay chú trọng câu viết đoạn văn nghị luận. Đó cũng là cách để chúng ta rèn kĩ <br />
năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh. <br />
Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận trong giờ trả bài:<br />
Sau khi đưa ra đáp án của đề kiểm tra, giáo viên phải nhận xét chi tiết, cụ thể <br />
những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của học sinh. Trong phần nhận xét đó, giáo <br />
viên cần chỉ ra cụ thể những lỗi viết đoạn văn chưa đúng, chưa hay ở điểm nào <br />
bằng nhiều cách.<br />
Ví dụ: Giáo viên dùng bảng phụ (hoặc phiếu