Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền kinh tại <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
Đề tài:<br />
<br />
“Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi môn điền kinh tại trường THCS Lê Đình Chinh”<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên tác giả: Hoàng Văn Cường<br />
Chức danh: giáo viên<br />
Trình độ chuyên môn cao nhất: Đại học <br />
Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Thể dục thể thao<br />
<br />
<br />
<br />
Krông Ana, ngày 20 tháng 3 năm 2018<br />
<br />
Hoàng Văn Cường – Giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 1<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền kinh tại <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
<br />
I. Phần mở đầu <br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài <br />
<br />
Giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng <br />
của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển về trí tuệ, <br />
cường tráng về thể chất phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức <br />
theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VIII. Mục tiêu giáo <br />
dục thể chất là phát triển toàn diện tố chất thể lực, hình thể, nâng cao sức <br />
khoẻ, phát triển các thành tích thể thao đồng thời góp phần hình thành nhân <br />
cách con người.<br />
<br />
Ngày nay trong hệ thống giáo dục thể chất nước ta, điền kinh là một <br />
môn thể thao có một vị trí rất quan trọng, nó là một trong những nội dung thi <br />
đấu tại các kì thi cấp cụm, cấp huyện, cấp tỉnh, đại hội quốc gia và khu <br />
vực, quốc tế.<br />
<br />
Chính vì vậy nội dung điền kinh được phổ biến giảng dạy trong các <br />
trường phổ thông là nội dung chính nhằm phát triển tố chất thể lực chung. <br />
<br />
Hơn nữa sức khỏe là vốn quí là tiền đề, là cơ sở để thúc đẩy sự phát <br />
triển kinh tế xã hội, có sức khoẻ mới thực hiện được ước mơ, hoài bão của <br />
mình. Do vậy tuyển chọn học sinh giỏi thể dục thể thao là bước đầu tiên <br />
của quá trình bồi dưỡng nhân tài, năng khiếu. Muốn tuyển chọn học sinh có <br />
năng khiếu thể dục thể thao, người giáo viên phải dầy công hướng dẫn, sát <br />
với đối tượng, thông qua tiết học, thông qua kiểm tra, thi đấu. Dựa trên cơ <br />
sở đó, người giáo viên phát hiện tuyển chọn qua từng môn, từng nội dung, <br />
nhằm phát huy tố chất của các em, mới có thành tích cao. Trong việc bồi <br />
dưỡng đội tuyển, đòi hỏi người giáo viên, nghiên cứu, đưa ra bài tập cho <br />
phù hợp. Với từng nội dung, từng môn, tuỳ vào sức khoẻ, giới tính học sinh. <br />
<br />
<br />
Hoàng Văn Cường – Giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 2<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền kinh tại <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Bài tập phải phù hợp về thời gian, thời tiết, mới có hiệu quả. Trong tập <br />
luyện giáo viên phải thường xuyên động viên khích lệ nhằm kích thích các <br />
em có tinh thần nhiệt tình, trách nhiệm. Qua đó nhằm phát huy tố chất của <br />
các em, giúp cho việc thi đấu đạt kết quả tốt nhất.<br />
<br />
Qua nhiều năm được phân công bồi dưỡng tập luyện bộ môn điền kinh <br />
tại trường THCS Lê Đình Chinh bản thân luôn trăn trở trước kết quả còn rất <br />
khiêm tốn so với tiềm năng thực tế của học sinh. Từ đây bản thân tôi mạnh <br />
dạn đưa ra những nguyên nhân cơ bản dẫn tới kết quả chưa cao của bộ môn:<br />
<br />
Thứ nhất: Nhiều em học sinh chưa quan tâm tới việc rèn luyện thân <br />
thể nâng cao sức khỏe cho bản thân, bị cuốn hút bởi các trò chơi trên mạng <br />
internet. Tham gia giờ học Thể dục chỉ mang tính đối phó không tích cực <br />
trong tập luyện, không thể hiện hết tố chất của bản thân làm cho việc lựa <br />
chọn chưa chính xác.<br />
<br />
Thứ hai: Một số học sinh, khi được tuyển chọn bồi dưỡng học sinh <br />
không muốn đi tập bởi vì các em chỉ chú trọng đến việc học tập môn văn <br />
hóa (những môn chính ban, nhiều giờ) do vậy rất khó khăn trong tuyển chọn <br />
học sinh tham gia.<br />
<br />
Thứ ba: Cha mẹ học sinh chưa hiểu rõ tác dụng của bộ môn Thể dục <br />
khi được đi tập luyện. Do vậy cũng không nhiệt tình ủng hộ, động viên con <br />
em tham gia các môn giáo dục thể chất. Họ cho rằng các em tham gia sẽ mất <br />
thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập các môn văn hoá. Hơn nữa tâm lý <br />
chung của phụ huynh sợ con tập luyện vất vả, quá sức.<br />
<br />
Thứ tư: Điều kiện tập luyện và trang thiết bị phục vụ cho bộ môn còn <br />
rất nghèo nàn. Cộng thêm đó là tâm lý nóng vội muốn có thành tích ngay, cho <br />
nên sớm đi vào tập luyện chuyên môn, sử dụng nội dung huấn luyện thể lực <br />
chưa chính xác.<br />
<br />
<br />
<br />
Hoàng Văn Cường – Giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 3<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền kinh tại <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên với thực tiễn học sinh của trường <br />
THCS Lê Đình Chinh tôi mạnh dạn áp dụng và viết đề tài “ Một số kinh <br />
nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền kinh tại trường <br />
THCS Lê Đình Chinh”<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
a) Mục tiêu<br />
<br />
Nhằm nâng cao chất lượng trong công tác tuyển chọn và bồ dưỡng học <br />
sinh giỏi môn điền kinh, giúp các em nắm vững kiến thức, hoàn thện kĩ <br />
năng, mạnh dạn, tự giác trong tập luyện cũng như thi đấu.<br />
<br />
Tạo cho các em sự hứng thú, yêu thích môn học, hào hứng trong tập <br />
luyện.<br />
<br />
Rèn cho các em tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, tác <br />
phong nhanh nhẹn, sự cố gắng, tính thật thà…<br />
<br />
b) Nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Nhận thức thực trạng tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền <br />
kinh tại đơn vị, từ đó thấy rõ những nhược điểm cần khắc phục.<br />
<br />
Trao đổi với đồng nghiệp về nội dung, phương pháp trang thiết bị tập <br />
luyện khi tổ chức tập luyện, bồi dưỡng…<br />
<br />
Đánh giá sơ bộ ưu điểm của đề tài.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Giải pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn điền kinh <br />
tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hoàng Văn Cường – Giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 4<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền kinh tại <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Đề tài này được thực hiện trong phạm vi các nội dung chạy và nhảy <br />
của các em học sinh trong đội tuyển môn điền kinh năm học 2016 – 2017 và <br />
năm học 2017 – 2018 tại trường THCS Lê Đình Chinh.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát hoạt động giảng dạy thể <br />
dục của các đồng nghiệp, giờ huấn luyện các môn thể thao của trường bạn, <br />
theo dõi cụ thể từng đối tượng học sinh của các đội tuyển, xem xét mức độ <br />
hứng thú tập luyện TDTT nói chung. <br />
<br />
Phương pháp phỏng vấn tọa đàm: Tôi đã tiến hành phỏng vấn bằng <br />
phiếu gửi cho các em HS, trao đổi và thảo luận với một số giáo viên giảng <br />
dạy thể dục, một số đồng nghiệp các trường bạn và một số HS ham thích <br />
TDTT để xác định rõ thêm nguyên nhân cơ bản dẫn đến ham thích hoặc <br />
không ham thích tập luyện TDTT nói chung và các môn thể thao trong <br />
chương trình Thể dục THCS nói riêng. <br />
<br />
Phương pháp thử nghiệm, khảo nghiệm. <br />
Phương pháp thống kê: thống kê kết quả qua kiểm tra, thi đấu<br />
<br />
I. Phần nội dung<br />
<br />
1. Cơ sở lý lý luận <br />
<br />
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã được chuẩn bị và triển <br />
khai từ rất sớm, ngay sau Đại hội Đảng lần thứ XI (năm 2011), Nghị quyết <br />
số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 của hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung <br />
ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, <br />
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị <br />
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, tiếp theo là Nghị <br />
quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương <br />
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Quyết định số 404/QĐTTg ngày <br />
27/03/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương <br />
Hoàng Văn Cường – Giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 5<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền kinh tại <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Trong đó, giáo dục thể chất là một <br />
trong 8 năng lực chủ yếu, có tầm quan trọng đặc biệt góp phần phát triển <br />
toàn diện cho học sinh.<br />
<br />
Giáo dục thể chất là một loại hình dạy học, mà nội dung chuyên biệt là <br />
dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động <br />
của con người. Trong quá trình học thể chất giúp cho các em thiết lập mối <br />
quan hệ với bạn bè, hình thành thói quen, tính kiên nhẫn và sự năng động <br />
trong luyện tập, từ đó dần hình thành nhân cách, đồng thời hình thành những <br />
kĩ năng ứng xử, giao tiếp, những hành vi đạo đức đúng đắn góp phần hình <br />
thành lối sống lành mạnh.<br />
<br />
2. Thực trạng <br />
<br />
Tuy nhiên thực tế hiện nay, vấn đề giáo dục thể chất trong các cấp học <br />
nói chung và THCS nói riêng còn tồn tại nhiều bất cập, việc giáo dục thể <br />
chất cho các em chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía gia đình, nhà <br />
trường và xã hội. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học còn <br />
rất thiếu thốn, khó khăn. Nhà trường chưa có khu tập luyện thể chất phải sử <br />
dụng khuôn viên chung của trường làm nơi tập luyện. Bên cạnh đó vẫn còn <br />
tư tưởng xem nhẹ giáo dục thể chất, coi thể dục là môn phụ. Không ít người <br />
cho rằng học sinh đến trường mục đích là chỉ “lo cái đầu” là học văn hóa, <br />
còn thể dục thể thao chỉ là phần hỗ trợ. Thể thao học đường chưa chở thành <br />
sân chơi đích thực cho học sinh trong việc đem lại giá trị phát triển thể lực <br />
góp phần hoàn thiện toàn diện nhân cách cho học sinh. Một số phụ huynh <br />
không nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục thể chất, sợ con mệt khi <br />
vận động nhiều nên tìm mọi cách cho con mình được miễn học Thể dục, thay <br />
vì khuyến khích con vận động. Nhiều học sinh tham gia học Thể dục chỉ <br />
mang tính chất đối phó. Vậy phải làm thể nào để thay đổi cách nhìn nhận của <br />
mọi người về tác dụng to lớn của giáo dục thể chất? theo tôi thiết nghĩ, <br />
<br />
<br />
Hoàng Văn Cường – Giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 6<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền kinh tại <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
chừng nào xã hội chúng ta thực sự coi thể thao là một nghề nghiệp ngang <br />
bằng với các nghề nghiệp khác, có thể sống được bằng nghề thì xã hội mới <br />
có cái nhìn đúng đắn hơn. <br />
<br />
Các gia đình và học sinh mới quan tâm hơn trong việc đầu tư nâng cao <br />
chất lượng thể chất, tầm vóc. Sự khổ luyện vất vả của các em được quan <br />
tâm, động viên nhiều hơn cả về vật chất và tinh thần cũng sẽ là động lực to <br />
lớn để các em có niềm tin để cố gắng rèn luyện đạt được những thành tích <br />
cao hơn.<br />
<br />
3. Nội dung và và hình thức của giải pháp<br />
<br />
a) Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Muốn có được thành tích thì phải có nhân tố con người, chúng ta phải <br />
chú ý đến tuyển chọn các em ở đội tuyển khối dưới và các em có thành tích <br />
năng khiếu nổi trội, tố chất tốt. Chúng tôi phát hiện các nhân tố này thông qua <br />
tập luyện, kiểm tra và đặc biệt là thông qua hội khỏe hàng năm tại đơn vị. <br />
Xây dựng kế hoạch tập luyện sớm, kết hợp với quan tâm động viên kịp thời <br />
cả về tinh thần lẫn vật chất mới có thành tích tốt . Bồi dưỡng cho các em <br />
chuẩn bị tốt về thể lực chung và thể lực chuyên môn là vô cùng quan trọng <br />
bởi các tố chất thể lực nó có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau. <br />
Do vậy tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi thể dục thể thao trong trường <br />
THCS dự thi cấp huyện, cũng như dự thi cấp tỉnh có được kết quả thành tích <br />
tốt nhất, không phải là công việc đơn giản, đòi hỏi người tuyển chọn và <br />
huấn luyện tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để gây hứng thú cho học sinh <br />
tập luyện, giúp các em nắm vững kiến thức, hoàn thiện kỹ năng nâng cao <br />
thành tích đạt kết quả tốt nhất. Đặc biệt ở trường THCS Lê Đình Chinh bản <br />
thân tôi luôn chú ý quan sát uốn nắn các em và phát hiện các em có tố chất tốt, <br />
nên chú trọng đối tượng các em từ khối dưới vì các em khối dưới, cụ thể <br />
khối 6, 7. Ở khối này các em thường nhạy cảm, thích tập luyện, muốn thể <br />
<br />
Hoàng Văn Cường – Giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 7<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền kinh tại <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
hiện mình. Vì thế chúng ta dễ phát hiện bởi các em hăng say luyện tập và dễ <br />
bộc lộ năng khiếu, nhất là đối với môn điền kinh.<br />
<br />
b) Nội dung và cách thực hiện giải pháp<br />
<br />
Giải pháp 1: Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi <br />
người về Thể dục thể thao. Chúng ta thường nghĩ rằng, luyện tập thể dục <br />
thể thao đơn giản chỉ là để thư giãn và rèn luyện cơ bắp. Tuy nhiên thực tế <br />
cho thấy luyện tập thể dục thể thao còn có nhiều lợi ích khác nữa. Vì chưa <br />
biết đến tác dụng của tập luyện TDTT nên nhiều người chưa coi trọng hoạt <br />
động này. Cũng tồn tại ở một bộ phận không nhỏ học sinh và phụ huynh <br />
nhận thức vấn đề này chưa rõ nên nhiều em chưa tham gia hoặc tập luyện <br />
không tích cực. Ngay từ đầu năm học, hoặc trong các buổi tập, tôi tuyên <br />
truyền đến các em học sinh, phụ huynh hiểu được rằng: Cái quý nhất của <br />
mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ. Có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí <br />
tuệ được phát triển tốt hơn. Không chỉ thế TDTT giúp cho học sinh có được <br />
sức khỏe tốt từ đó có thể học tập và tham gia các hoạt động của nhà trường <br />
đạt hiệu quả cao hơn. TDTT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn <br />
diện giúp các em trở thành con người có ích cho xã hội.<br />
<br />
Khi tham gia các hoạt động TDTT đòi hỏi học sinh phải có tính kỷ luật <br />
cao, tinh thần và trách nhiệm trước tập thể, tác phong nhanh nhẹn, sự cố <br />
gắng, tính thật thà trung thực... chính vì vậy, TDTT góp phần giáo dục đạo <br />
đức và hình thành nhân cách cho học sinh.<br />
<br />
Tập luyện TDTT thường xuyên có kế hoạch giúp các em có một lối sống <br />
lành mạnh vui tươi, học tập và làm việc khoa học.<br />
<br />
Tập luyện TDTT thường xuyên, đúng phương pháp khoa học sẽ làm cho <br />
cơ thể phát triển thể hiện ở sức nhanh, sức mạnh, sức bền linh hoạt của cơ <br />
thể tăng lên.<br />
<br />
<br />
<br />
Hoàng Văn Cường – Giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 8<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền kinh tại <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Sức khỏe có vai trò vô cùng quan trọng đối với chúng ta. Để có được <br />
một sức khỏe tốt không phải là điều khó khăn mà nó nằm trong sự lựa chọn <br />
của mỗi người. Hãy tập luyện TDTT ngay từ bây giờ em sẽ thấy thay đổi <br />
từng ngày, sẽ có sức khỏe tốt một tinh thần thoải mái hơn và khi có sức khỏe <br />
sẽ làm được nhiều điều mà mình mong muốn.<br />
<br />
Trong giai đoạn đổi mới, giáo dục phát triển thì môn giáo dục thể chất <br />
càng được coi trọng đặc biệt là tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển thể dục, <br />
thể thao. Vì thế ngay từ đầu năm học sau khi làm tốt công tác tuyên truyền, <br />
tôi đã tuyển chọn và bồi dưỡng đội tuyển thể dục, thể thao nhằm chuẩn bị <br />
tốt cho tập luyện và thi đấu đạt hiệu quả tốt nhất được phụ huynh và học <br />
sinh đồng lòng ủng hộ hơn so với những năm học trước.<br />
<br />
Giải pháp 2: Tuyển chọn những hạt nhân tiêu biểu vào đội tuyển. <br />
<br />
Khi giảng dạy bộ môn thể dục, giáo viên phải nhiệt tình cũng như gần <br />
gũi, động viên học sinh kịp thời. Tạo cho các em sự hứng thú, yêu thích môn <br />
học, hào hứng trong tập luyện. Từ đó các em nhiệt tình tập luyện. Vì môn <br />
Thể dục, thể thao có rất nhiều môn thi, do vậy việc tuyển chọn phải tập <br />
trung vào các tiết học ở các nội dung khác nhau, sao cho phù hợp, đúng đối <br />
tượng, sát kết quả. <br />
<br />
Hội khỏe cấp trường hàng năm (ngày 15/10) là cơ hội tốt để phát hiện <br />
các tài năng ở những nội dung khác nhau. Ngoài ra có thể tuyển chọn thông <br />
qua bạn bè, vì các em thường xuyên chơi với nhau dễ phát hiện cũng như phát <br />
huy được tố chất. Bên cạnh đó, do ở THCS nội dung thể dục thường do <br />
nhiều giáo viên phụ trách, mỗi người phụ trách một khối lớp nhất định cho <br />
nên việc chọn thông qua đồng nghiệp là rất cần thiết.<br />
<br />
Giải pháp 3: Tham mưu với nhà trường xây dựng kế hoạch tập luyện:<br />
<br />
+ Thời gian: tiết 5 các buổi chiều thứ tư hàng tuần, !5h – 17h thứ 7 <br />
hàng tuần từ 04/11/2017 đến 28/02/2018.<br />
<br />
Hoàng Văn Cường – Giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 9<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền kinh tại <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
+ Địa điểm: Khu vực sân thể dục, Đường chạy (Đường lên đài tưởng <br />
niệm Liệt sĩ).<br />
<br />
+ Kinh phí: Nhà trường hỗ trợ kinh phí mua nước uống, vôi kẻ sân.<br />
<br />
Giải pháp 4: Tiến hành tập luyện<br />
<br />
Dù bất kỳ giai đoạn nào của quá trình huấn luyện thì công tác huấn <br />
luyện thể lực chung được coi là then chốt. Bởi vì thể lực chung cùng với thể <br />
lực chuyên môn được coi là nền tảng của việc phát triển thành tích. Công <br />
việc này đòi hỏi người huấn luyện nghiên cứu, đưa ra các bài tập phù hợp <br />
từng đối tượng học sinh, cũng như sức khoẻ giới tính đạt hiệu quả nhất. Xét <br />
thực tế huấn luyện cho thấy việc phát triển tố chất thể lực đồng thời phát <br />
triển kỹ thuật cho các em trong quá trình huấn luyện. Quan sát các buổi tập <br />
của đội tuyển để đánh giá nhận xét việc tập luyện về khả năng phối hợp vận <br />
động, việc thực hiện kỹ thuật động tác, việc sử dụng nội dung huấn luyện <br />
thể lực nhằm nâng cao thành tích cho phù hợp, tìm hiểu hiệu quả trong quá <br />
trình thực nghiệm đưa ra các bài tập và nội dung huấn luyện các bài tập vào <br />
thực tế. Sau khi tiến hành nghiên cứu, lựa chọn và xác định các bài tập thể <br />
lực nhằm phát triển thành tích cá nhân cũng như đồng đội cho học sinh nắm <br />
vững để áp dụng vào thực hành.<br />
<br />
Trong quá trình huấn luyện bồi dưỡng đội tuyển thể dục, thể thao <br />
trường THCS Lê Đình Chinh. Tôi xin trao đổi một số bài tập đạt hiệu quả đạt <br />
thành tích cao:<br />
<br />
Bài tập phát triển chung và chuyên môn: <br />
<br />
Khác với các môn học khác, Thể dục là môn học thực hành là chủ yếu, <br />
cho nên người học phải có sự chuẩn bị để cơ thể có thể thích nghi được với <br />
hoạt động luyện tập, hình thành động tác mới bằng các động tác khởi động <br />
chung là xoay các khớp, làm nóng cơ thể và kéo giãn các cơ, tiến hành khởi <br />
<br />
<br />
Hoàng Văn Cường – Giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 10<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền kinh tại <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
động chuyên môn các động tác bổ trợ cho chạy, tại chỗ và di động, bổ trợ <br />
chuyên sâu của từng nội dung sao cho phù hợp như:<br />
<br />
Nội dung nhảy cao cho các em đứng tại chỗ đá mở hông từ 5 đến 10 lần <br />
của từng chân rồi chuyển sang đá lăng trước sau khoảng 10 lần, đá lăng ngang <br />
khoảng 10 lần, đứng tại chỗ bật cao co gối hoặc tại chỗ chạy nâng cao đùi <br />
15 – 20 lần. <br />
<br />
Nội dung nhảy xa ngoài động tác bổ trợ chạy cho các em đà 13 bước <br />
giậm nhảy bước bộ, bật xa tại chỗ, bật nhảy đổi chân trên bậc thềm cao 20 <br />
– 30cm 20 – 25 lần hoặc chạy lên cầu thang.<br />
<br />
Nội dung chạy bền cho các em thực hiện tốt bổ trợ chạy bước nhỏ, <br />
chạy gót chạm mông, chạy nâng cao đùi, chạy lên dốc, chạy tăng dần tốc độ <br />
hoặc giảm dần tốc độ theo hiệu lệnh còi, ngoài ra giáo viên nên sử dụng các <br />
bài tập dưới dạng trò chơi, nhằm kích thích hưng phấn các em tập luyện. <br />
Một số trò chơi: chạy theo địa hình qui định, chạy vượt chướng ngại vật, <br />
chạy thoi tiếp sức, lò cò tiếp sức, nhảy dây cá nhân... thi đua giữa tổ với nhau <br />
hoặc cá nhân với nhau tăng cường vận động linh hoạt khéo léo tăng các tố <br />
chất nhanh, mạnh, bền<br />
<br />
Bài tập bổ trợ chạy ngắn<br />
<br />
Đặc điểm nổi bật của chạy ngắn là cường độ hoạt động có thể đạt tới <br />
mức cao nhất. Cần thực hiện tốt các động tác bổ trợ cho chạy: chạy bước <br />
nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạ sau (thực hiện tại chỗ thực hiện di chuyển).<br />
<br />
Thực hiện tốt các động tác bổ trợ xuất phát như: Xuất phát từ một số tư <br />
thế khác nhau( đứng mặt, vai, lưng hướng chạy), tư thế sẵn sàng – xuất phát, <br />
ngồi mặt hướng chạy xuất phát, xuất phát cao – chạy nhanh. Mục đích là <br />
rèn luyện phản xạ, phát triển tố chất nhanh, giúp các em xuất phát được tốt, <br />
nên sử dụng tốt trong giờ học chính khoá sau đó áp dụng tập luyện vào buổi <br />
huấn luyện mới đạt hiệu quả cao.<br />
<br />
Hoàng Văn Cường – Giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 11<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền kinh tại <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Cho nên khi tập luyện môn chạy ngắn, cần nâng cao cường độ hưng <br />
phấn và tính linh hoạt, phát triển sức nhanh. Nên sử dụng các bài tập tốc độ <br />
chạy đoạn ngắn 10 – 20 và 2060m và tăng dần cự ly ở các lần sau nhưng <br />
phải phù hợp độ tuổi giới tính, không nên áp dụng cùng một cự ly cho các đối <br />
tượng khác nhau. Cụ thể dưới hình thức: Các bài tập xoạc, ép dẻo, chạy <br />
đuổi, chạy biến tốc, chạy tốc độ cao. Để có hiệu quả cao các bài tập trên đều <br />
thực hiện với thời gian ngắn, lưu ý thời gian nghỉ giữa các lần tập phải đủ <br />
để hồi phục trở lại gần mức ban đầu mới cho chạy lặp lại. Ngoài ra còn sử <br />
dụng các dạng bài tập phản xạ, trò chơi vận động. <br />
<br />
Bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ. <br />
<br />
Các bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể như: Đứng lên ngồi xuống <br />
bằng một chân, bật xa tại chỗ, bất cao co gối, bật nhảy bằng m ột chân hoặc <br />
hai chân tay chạm vật trên cao… Muốn có được thành tích, yêu cầu huấn <br />
luyện phải nắm chắc tố chất sức bật của từng em mà đưa ra kỹ thuật bài tập <br />
cho phù hợp. <br />
<br />
Tăng cường tần số động tác tham gia vào hoạt động, tăng cường trọng tải <br />
lớn để gây hưng phấn mạnh đối với các đơn vị vận động nhanh có hưng <br />
phấn thấp.<br />
<br />
Bài tập bổ trợ kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi.<br />
<br />
+ Nhảy qua ghế thể dục bằng các hình thức khác nhau.<br />
<br />
+ Nhảy dây cá nhân.<br />
<br />
+ Bật nhảy tại chỗ.<br />
<br />
+ Tập đứng lên ngồi xuống nhiều lần bằng một chân.<br />
<br />
+ Đà 1 – 3 bước đá lăng<br />
<br />
+ Chạy đà 3 – 5 bước giậm nhảy bước bộ.<br />
<br />
+ Chạy đà tự do giậm nhảy tay với vào vật ở trên cao.<br />
<br />
Hoàng Văn Cường – Giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 12<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền kinh tại <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
+ Phối hợp chạy đà giậm nhảy bước bộ trên không nhảy xa kiểu “ngồi”.<br />
<br />
+ Giáo viên phân tích, làm mẫu động tác, cả nhóm thực hiện.<br />
<br />
+ Chạy đà số bước tăng dần 13, 15, 17. Ở các bước chạy đà lẻ, đặt chân <br />
giậm nhảy phía sau số bước chạy đà.<br />
<br />
Bài tập bổ trợ nhảy cao kiểu bước qua<br />
<br />
+ Trong các kĩ thuật nhảy cao, nhảy cao kiểu bước qua là kiểu nhảy <br />
đơn giản nhất, được sử dụng trong các tiết học chính khóa đối với học sinh <br />
THCS.<br />
<br />
+ Đà 1 – 3 bước đá lăng<br />
<br />
+ Đà 3 bước giậm nhảy đá lăng.<br />
<br />
+ Bật nhảy bằng một chân hoặc hai chân tay với vào vật trên cao. <br />
<br />
+ Chạy đà chính diện giậm nhảy chân qua xà.<br />
<br />
+ Tập các động tác rèn luyện độ linh hoạt của khớp hông và phát triển <br />
sức mạnh chân, sức bật cao (tại chỗ đá lăng, chạy đà đá lăng, đá lăng vào <br />
vật treo trên cao, trò chơi rèn luyện sức mạnh chân...)<br />
<br />
+ Tập đánh tay kết hợp giậm nhảy<br />
<br />
+ Tập mô phỏng giậm nhảy qua xà<br />
<br />
+ Tập hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua <br />
<br />
+ Tập nhảy từ trên cao xuống (từ ghế băng, bục, bậc thang...) đệm hoặc <br />
hố cát thực hiện chùng gối để giảm chấn động;<br />
<br />
Các bài tập phát triển sức b ền (ch ạy c ự ly trung bình)<br />
<br />
Bài tập sức bền ngoài thực hiện tốt các giai đoạn và tập luyện <br />
thườ ng xuyên. Giáo viên cần chú trọng các động tác bổ trợ cho chạy nh ất <br />
là động tác đạp thẳng chân sau.<br />
<br />
<br />
<br />
Hoàng Văn Cường – Giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 13<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền kinh tại <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Sức bền thườ ng sử dụng các bài tập và khối lượ ng lớn đế n rấ t lớ n, <br />
có cườ ng độ từ 40% đến 85% sức, quãng nghỉ ngơi không có hoặc rất <br />
ngắn, nghỉ ngơi tích cực bằng đi bộ hoặc chạy nhẹ nhàng, các dạng bài <br />
tập<br />
<br />
Tập sức bền bằng các trò chơi vận độ ng hoặc một số bài tậ p: tập <br />
chạy phối hợp với thở “hai l ần hít vào, hai lần thở ra”, ch ạy vượ t ch ướ ng <br />
ngại vật, nhảy dây bền, tâng cầu tối đa… <br />
<br />
Tập sức bền bằng đi bộ hoặc chạy trên đị a hình tự nhiên có tính thờ i <br />
gian hoặc không tính thời gian. C ự ly tăng dần nữ từ 500m lên là 800m, <br />
nam từ 1000m lên 1500m, Qua thời gian t ập luy ện quên dần, cho các em <br />
chạy cự ly dài hơn nữ từ 800m lên đến 1500m, nam t ừ 1500m lên 2500m <br />
để các em chịu đựng sức bền khi thi đấu mới đạ t hiệu quả. <br />
<br />
Khi thực hiện chạy bền giáo viên cần phân tích hít thở sâu khi chạy, cứ <br />
hai bước chạy hít sâu vào bằng mũi, hai bước chạy thở ra bằng miệng chú ý <br />
đến phân phối sức phù hợp và tận dụng cự ly ngắn nhất đặc biệt khi chạy cự <br />
ly đường vòng.<br />
<br />
Giáo viên giao bài tập về nhà, vì môn chạy bền yêu cầu phải tập <br />
thườ ng xuyên, liên tục mới đạt hiệu quả cao. Các em giành thời gian tập <br />
vào buổi sáng.<br />
<br />
<br />
<br />
4. Mối quan hệ gi ữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các biện pháp và giải pháp đã nêu trong đề tài có mối quan hệ <br />
chặt chẽ thức đẩy lẫn nhau để đath đượ c kết quả vao nhất. Với một <br />
môn học chưa thực sự đượ c coi trọng thì sự tuyên truyền tốt, tạo đượ c <br />
sự đồng tình của phụ huynh và yêu thích môn học của học sinh là thành <br />
quả đầu tiên chuẩn bị tốt nhân lực cho quá trình tập luyện và dự thi. <br />
Chính sự quan tâm, động viên của phụ huynh là động lực để các em cố <br />
Hoàng Văn Cường – Giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 14<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền kinh tại <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
gắng trong t ập luy ện. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho việc lựa chọn <br />
những hạt nhân tiêu biểu vào đội tuyển. Bởi chỉ khi ph ụ huynh đòng <br />
tình, học sinh yêu thích môn học lúc này học sinh mới nỗ l ực t ập luy ện <br />
bộc lộ hết tố ch ất, lúc này việc lựa chọn m ới th ực s ự chính xác.<br />
<br />
Sau qua trình chọn lựa đổi tuyển, việc tham m ưu t ốt v ới nhà <br />
trườ ng là cơ sở để thầy và trò đượ c hỗ trợ tốt nhất về sở vật chất, th ời <br />
gian tập luy ện. Sự chu ẩn b ị t ốt bài dạy của giáo viên sẽ quyết đị nh đế <br />
kết quả tập luy ện của học sinh. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị <br />
bài soạn, dụng c ụ t ập luy ện, cách bố trí và tổ chức học sinh t ập luy ện <br />
khoa học, các bài tập phải phù hợp với trình độ của học sinh, truy ền đạt <br />
ngắn gọn dễ hiểu, học sinh d ễ ti ếp thu và luyện tập hình thành kĩ năng <br />
một cách dễ dàng.<br />
<br />
Trong quá trình tập luyện, giáo viên phải thườ ng xuyên gần gũi, <br />
động viên, khích lệ, kết hợp v ới các phươ ng pháp trò chơi tạo cho các <br />
em sự hứng thú, yêu thích môn học hào hứng trong t ập luy ện.<br />
<br />
Cũng như các bộ môn thể dục thể thao khác, để nâng cao chất <br />
lượ ng cần phải tổ chức cho các em thi đấu, qua thi đấu có sự cạnh tranh <br />
hơn thua lẫn nhau, giúp các em có hướ ng phấn đấu, tập luyện nhiều <br />
hơn. Đặc biệt, khi đượ c thi đấu giao lưu với các trườ ng ban, học sinh có <br />
cơ hội để thể hiện sở trườ ng của b ản thân, qua đó kích lệ nhiều học <br />
sinh cùng tham gia t ập luy ện h ơn.<br />
<br />
5. Kết quả khảo nghi ệm<br />
<br />
Qua thực tế nghiên cứu và áp dụng một số bài tập bồi dưỡng đội <br />
tuyển học sinh giỏi thể dục, thể thao trường THCS Lê Đình Chinh, bản <br />
thân đã thu được kết quả đáng phấn khởi, chất lượng dạy học được nâng <br />
lên rõ rệt. Nhưng điều đáng nói hơn là học sinh đã biết thực hiện bài tập <br />
<br />
<br />
<br />
Hoàng Văn Cường – Giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 15<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền kinh tại <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
một cách dễ dàng, tự tin, nắm được kỹ thuật một cách chắc chắn, khó quên, <br />
các em hào hứng luyện tập. <br />
<br />
Tại Hội thi HSG TDTT năm học 20161017 đội tuyển điền kinh đã <br />
đạt được một số giải:<br />
<br />
TT Họ và tên Lớp Nội dung Giải Ghi chú<br />
thi<br />
1 Nguyễn Đình Vương Nguyên 9A1 Nhảy cao Nhất<br />
2 Nguyễn Đình Vương Nguyên 9A1 Nhảy xa Ba<br />
3 Nguyễn Anh Vũ 8A2 Chạy Ba<br />
1500m<br />
4 Phan Thị Thanh Tuyền 8A4 Chạy 800m Ba<br />
<br />
<br />
Tại hội khỏe phù đổng năm học 20172018 vừa qua cả đội cũng đã <br />
gặt hái được những thành công đáng khích lệ:<br />
<br />
TT Họ và tên Lớp Nội dung Giải Ghi chú<br />
thi<br />
1 Nguyễn Đăng Hiếu 9A3 Nhảy cao Đồng giải Ba<br />
2 Nguyễn Đăng Hiếu 9A3 Nhảy xa Nhất<br />
3 Dương Thanh Long 9A3 Nhảy xa Nhì<br />
4 Dương Thanh Long 9A3 Nhảy cao Đồng giải Ba<br />
5 Phan Thị Thanh Tuyền 9A4 Chạy 800m Đồng giải Ba<br />
6 Phan Thị Thanh Tuyền 9A4 Nhảy xa Nhất<br />
7 Nguyễn Chí Thanh 8a3 Chạy Đồng giải Ba<br />
1500m<br />
<br />
<br />
Đặc biệt, thầy và trò còn vui mừng hơn khi Em Nguyễn Đăng Hiếu <br />
học sinh lớp 9a3 đã được chọn bồi dưỡng và thi đấu tại Hội khỏe Phù <br />
Đổng cấp tỉnh năm 2018, đạt giải nhất nội dung nhảy xa nam.<br />
<br />
<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
<br />
1. Kết luận<br />
<br />
<br />
<br />
Hoàng Văn Cường – Giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 16<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền kinh tại <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Tóm lại, việc học môn thể dục trong nhà trường phổ thông là một động <br />
lực quan trọng để góp phần hoàn thiện về mặt thể chất ngoài ra còn có tác <br />
dụng tích cực thúc đẩy các mặt giáo dục khác phát triển. Vì vậy, mỗi giáo <br />
viên chúng ta phải trau dồi kiến thức, tự hoàn thiện mình, luôn trăn trở tìm ra <br />
những phương pháp soạn giảng, tập luyện phù hợp khắc phục những khó <br />
khăn để đưa chất lượng GDTC ngày càng phát triển. Đào tạo cho xã hội thế <br />
hệ tương lai là những con người toàn diện có sức khoẻ dồi dào, có thể lực <br />
cường tráng, dũng khí kiên cường để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Đảng <br />
và sống cuộc sống vui tươi lành mạnh.<br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
Chúng ta đều biết TDTT là một lĩnh vực khoa học, không có kiến thức <br />
khoa học về TDTT thì không có niềm tin mãnh liệt vào lợi ích, tác dụng kỳ <br />
diệu của TDTT đối với sức khoẻ con người và không thể xây dựng cho mình <br />
nếp sống văn minh khoa học, nếp sống hằng ngày rèn luyện thân thể đều <br />
đặn. Cho nên việc GDTC là con dao hai lưỡi, người giáo viên hướng dẫn học <br />
sinh tập luyện mà không nắm được tình hình sức khoẻ, đặc điểm sinh lý của <br />
học sinh thì dễ đưa đến hậu quả khó lường, gây nguy hại đến sức khoẻ, tác <br />
động xấu đến sự phát triển tố chất của học sinh. <br />
<br />
Để thực hiện được chương trình và giảng dạy cho học sinh tập luyện <br />
có hiệu quả, điều quan trọng có tính quyết định là phải có giáo viên thể dục <br />
có trình độ vững vàng, yêu thích TDTT, có sức khoẻ tốt. Xuất phát từ những <br />
yêu cầu đó, tôi đưa ra một số kiến nghị sau:<br />
<br />
* Đối với giáo viên Thể dục:<br />
<br />
Giáo viên thể dục phải thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao <br />
trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của tiến trình giảng dạy, nâng cao <br />
chất lượng dạy học của bộ môn, phải dự giờ trao đổi kinh nghiệm, tham <br />
khảo các bài giảng mẫu để rút kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ sư phạm. <br />
<br />
Hoàng Văn Cường – Giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 17<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền kinh tại <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Giáo viên luôn tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện <br />
thực tiễn, không áp đặt, không máy móc.<br />
<br />
Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp <br />
bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, phục vụ tốt cho <br />
công tác chăm lo sức khoẻ học sinh.<br />
<br />
* Đối với các cấp chính quyền, Phòng giáo dục và đào tạo, Nhà trường: <br />
<br />
Để đảm bảo công tác GDTC cho học sinh đòi hỏi phải tăng cường các <br />
thiết bị dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy của thầy cô và của việc tập <br />
luyện của trò theo hướng:<br />
<br />
Các cấp chính quyền địa phương: Quan tâm tạo điều kiện về quĩ đất <br />
xây dụng khu tập luyện, giáo dục thể chất.<br />
<br />
Phòng Giáo dục và Đào tạo: Cấp thêm một số trang thiết bị phục phụ <br />
dạy học giáo dục thể chất, xây dựng phòng học các môn có sự ghi chép cũng <br />
như các môn học có tính đối kháng như môn cờ vua, bóng bàn. Tiến tới xây <br />
dựng nhà tập đa năng để đảm bảo tập luyện khi thời tiết không thuận lợi.<br />
<br />
Đối với Nhà trường: Thường xuyên cải tạo và nâng cấp các sân tập, <br />
Học sinh và Giáo viên tự làm thêm một số thiết bị dụng cụ như: cờ, hố cát, <br />
sân bóng, xà nhảy...góp phần làm giàu thêm cơ sở vật chất của nhà trường <br />
phục vụ tốt cho công tác GDTC cho học sinh. <br />
<br />
Đề tài này không thể tránh khỏi hạn chế thiếu sót, mong các bạn đồng <br />
nghiệp và Ban giám khảo đóng góp ý kiến, bổ sung để tôi có thêm các biện <br />
pháp mới hay hơn, sát thực hơn với thực tiễn địa phương và từng đối tượng <br />
học sinh, để góp phần xây dựng con người phát triển một cách toàn diện./.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Hoàng Văn Cường – Giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 18<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền kinh tại <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
1. Sách giáo viên thể dục 8,9 của Nhà xuất phản giáo dục<br />
<br />
2. Giáo trình lí luận và phương pháp giáo dục thể chất của tác giả <br />
Nguyễn Toán, Nguyễn Sĩ Hà.<br />
<br />
3. Giáo trình điền kinh của nhà xuất bản TDTT.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Quảng Điền, ngày 20 tháng 3 năm 2018<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
Hoàng Văn Cường<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
Chủ tịch hội đồng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN<br />
<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
<br />
Hoàng Văn Cường – Giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 19<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn điền kinh tại <br />
trường THCS Lê Đình Chinh<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hoàng Văn Cường – Giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh 20<br />