Một số kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc trang bị cho mình vốn kiến thức <br />
về ngoại ngữ đặc biệt là Tiếng Anh rất quan trọng và cần thiết. Đối với mỗi <br />
cá nhân từ những người đang công tác, có vị trí làm việc trong xã hội đều nhất <br />
thiết phải biết ít nhất một ngoại ngữ để phục vụ cho công tác chuyên môn <br />
nghề nghiệp của mình. Đối với học sinh thì việc biết được tầm quan trọng và <br />
sự cần thiết để nắm rõ, hiểu về ngôn ngữ mới, đặc biệt là Tiếng Anh ngay <br />
từ khi còn trên ghế nhà trường là điều vô cùng cần thiết và được coi như một <br />
lợi thế nếu biết nắm bắt cơ hội học tập và phát triển. Với xu thế và nhu cầu <br />
phát triển của xã hội hiện nay, Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ chung của <br />
toàn cầu, vì vậy mỗi học sinh ngay từ bây giờ phải trang bị cho mình kiến <br />
thức và kỹ năng phù hợp với điều kiện, trình độ, lứa tuổi và cấp học để làm <br />
nền tảng cho sự phát triển sau này.<br />
Là một giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh cấp Trung học cơ sở, bản <br />
thân tôi nhận thấy trong 4 năm công tác có những lợi thế song cũng gặp không <br />
ít khó khăn nhất định khi giảng dạy. Đối với mỗi giáo viên ngoài kiến thức <br />
về chyên môn, hiểu biết về xã hội, phong cách sống, cách truyền cảm hứng <br />
thì việc đổi mới phương pháp dạy học là một yếu tố vô cùng quan trọng <br />
trong việc tạo thu hút học sinh yêu mến môn học cũng như tạo hứng thú cho <br />
các em trong học tập môn học. <br />
Là một trường thuộc vùng sâu vùng xa, vùng thôn buôn đặc biệt khó <br />
khăn của huyện Krông Ana, trường THCS Dur Kmăn nơi tôi đang công tác có <br />
tổng số học sinh dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ cao (trên 51%), đa số là học sinh <br />
dân tộc Êđê, Tày, Nùng…thuộc xã vùng xa nên đường xá đi lại của các em <br />
gặp nhiều khó khăn, điều kiện tiếp xúc với internet, báo chí, công nghệ thông <br />
tin còn nhiều hạn chế, con em thuộc hộ nghèo còn nhiều (khoảng 30%). Bên <br />
cạnh đó nhiều các em chưa có ý thức tự giác học tập ở các môn học nói nói <br />
chung đặc biệt là ở bộ môn Tiếng Anh. Một số em có thái độ thờ ơ, xem nhẹ <br />
môn học, học một cách đối phó. Môi trường học tập, tiếp xúc với ngôn ngữ <br />
Tiếng Việt còn nhiều hạn chế thì đối với ngôn ngữ Tiếng Anh chắc chắn sẽ <br />
gặp rất nhiều trở ngại. Một số em chưa đọc thông viết thạo, chưa thành thạo <br />
Tiếng Việt chưa có điều kiện, môi trường tiếp xúc nhiều với Tiếng Việt dẫn <br />
tới sự hình dung, học tập và rèn luyện ngôn ngữ Tiếng Anh gặp muôn vàn <br />
khó khăn, bỡ ngỡ. Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình giáo <br />
dục phổ thông nhưng đa số các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số chưa <br />
xác định được động cơ học tập nên việc tạo thu hút học tập đối với các môn <br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – THCS Dur Kmăn Năm học: 20182019<br />
1<br />
Một số kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh<br />
học nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng còn nhiều khó khăn, trở ngại. <br />
Những bất cập trong thực tiễn giảng dạy trên hoàn toàn không đáp ứng được <br />
nhu cầu phát triển của xã hội nói chung và sự phát triển của giáo dục nói <br />
riêng trong thời đại mới.<br />
Qua quá trình trao đổi với đồng nghiệp, tìm hiểu các kênh thông tin: <br />
sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng tôi nhận thấy chưa có giáo viên <br />
nào nghiên cứu về vấn đề này. Từ việc giảng dạy thực tế cùng với lòng <br />
nhiệt huyết, tôi luôn trăn trở để tìm ra phương án sát thực, phù hợp với đối <br />
tượng học sinh ở vùng có kinh tế đặc biệt khó khăn nơi công tác. Làm thế nào <br />
để thu hút học sinh dân tộc thiểu số học được bộ môn này, để thu hút được <br />
cần phải có những biện pháp, thủ thuật gì để tạo hứng thú, kích thích trí tò <br />
mò, sáng tạo cho các em, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học ở bộ môn và <br />
quan trọng là phát triển kỹ năng cho các em sau này. Xuất phát từ những <br />
nguyên nhân trên cùng với sự góp ý của đồng nghiệp, quý thầy cô và sự trải <br />
nghiệm của bản thân, tôi đúc kết ra được “Một số kinh nghiệm trong việc <br />
thu hút học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh” và thu lại được những <br />
kết quả nhất định trong quá trình công tác giảng dạy.<br />
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
Nhiệm vụ của đề tài tập trung chủ yếu vào việc tìm hiểu những giải <br />
pháp, nghiên cứu các biện pháp có tính khả thi và phù hợp với trình độ, đặc <br />
điểm tâm sinh lý lứa tuổi đồng thời phù hợp với đặc điểm của địa phương <br />
nhằm tạo ra sự thu hút đối với tất cả các em học sinh nói chung và học sinh <br />
dân tộc thiểu số nói riêng trong việc học Tiếng Anh tại trường THCS Dur <br />
Kmăn, xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana.<br />
Mục đích của đề tài là tạo ra sự thu hút đối với học sinh nói chung và <br />
học sinh dân tộc thiểu số nói riêng trong việc học Tiếng Anh giúp học sinh <br />
cảm thấy hào hứng khi học, tránh được tâm lý sợ sệt, nhút nhát tạo cảm giác <br />
thoải mái trong các tiết học. Đặc biệt các biện pháp thu hút học sinh học <br />
Tiếng Anh còn giúp các em cảm thấy thú vị, hào hứng học tập, khơi dậy trí tò <br />
mò, kích thích các giác quan nghe, nhìn, vận động để tiết học hiệu quả ngay <br />
từ ban đầu và xuyên suốt trong tiết học ở lớp và nâng cao tinh thần tự giác <br />
học tập. Học sinh cảm thấy yêu môn học, hào hứng một cách tự nhiên mà <br />
không chịu sự ép buộc. Từ đó kết quả học tập được cải thiện và nâng cao qua <br />
các bài kiểm tra thường xuyên và định kì. Điều quan trọng hơn cả với việc <br />
gây hứng thú, thu hút sự học tập của học sinh nhất là học sinh dân tộc thiểu <br />
số giúp các em phát triển bản thân, có kiến thức, kĩ năng nhất định đáp ứng <br />
nhu cầu phát triển của xã hội.<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – THCS Dur Kmăn Năm học: 20182019<br />
2<br />
Một số kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
<br />
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ<br />
1. Các định nghĩa, khái niệm<br />
1.1. Khái niệm môn Tiếng Anh<br />
Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông <br />
từ lớp 3 đến lớp 12. Là một trong những môn học công cụ ở trường phổ <br />
thông, môn Tiếng Anh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng <br />
lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các <br />
năng lực chung, để sống và làm việc hiệu quả hơn, để học tập tốt các môn <br />
học khác cũng như để học suốt đời.<br />
1.2. Khái niệm thu hút<br />
Thu hút là tạo nên ấn tượng mạnh mẽ để người khác quan tâm và dồn <br />
mọi sự chú ý vào.<br />
2. Cơ sở lý luận<br />
Việc tạo thu hút đối với học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh là <br />
điều quan trọng và cần thiết đối với giáo viên dạy bộ môn. Với những lý do <br />
nêu trên đòi hỏi giáo viên phải học tập, sáng tạo, trau dồi và phát huy năng lực <br />
bản thân, yêu thương, dành tình cảm cho học sinh để tạo ra hiệu quả trong <br />
công tác giảng dạy phù hợp với hoàn cảnh địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu <br />
phát triển của xã hội.<br />
3. Các cơ sở và pháp lý có liên quan<br />
Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 4/11/2013 Ban Chấp hành Trung ương 8 <br />
khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu <br />
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng <br />
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".<br />
Khoản 2, Điều 28, Luật Giáo dục Việt Nam năm 2005 quy định <br />
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ <br />
động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn <br />
học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức <br />
vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho <br />
học sinh”<br />
4. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – THCS Dur Kmăn Năm học: 20182019<br />
3<br />
Một số kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh<br />
Qua thực trạng học sinh dân tộc học Tiếng Anh ở trường tôi cùng với <br />
việc trao đổi ý kiến với đồng nghiệp, tìm hiểu các kênh thông tin, tôi nhận <br />
thấy chưa có giáo viên nào nghiên cứu về vấn đề làm thế nào để thu hút học <br />
sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh. Cho nên cùng với việc học tập, tìm <br />
hiểu, kết hợp với việc giảng dạy thực tế, tôi mạnh dạn áp dụng các giải <br />
pháp nhằm thu hút học sinh dân tộc học Tiếng Anh từ năm học 20152016 <br />
đến hết năm học 20172018 và đạt được những kết quả khả quan.<br />
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ <br />
Với thực trạng đất nước đang đổi mới, giảng dạy ngôn ngữ nước <br />
ngoài, đặc biệt ngôn ngữ Tiếng Anh ngày càng trở nên chú trọng. Việc áp <br />
dụng phương pháp giảng dạy truyền thống lấy hoạt động của người dạy làm <br />
trung tâm không còn phù hợp với sự phát triển của giáo dục, không đáp ứng <br />
được nhu cầu phát triển của xã hội, đòi hỏi phải có phương pháp mới hiệu <br />
quả, hiện đại hơn đó là giáo viên là người đưa ra những gợi mở cho một vấn <br />
đề và cùng học sinh bàn luận, tìm ra mấu chốt vấn đề cũng như những vấn <br />
đề liên quan. Phương pháp này lấy sự chủ động tìm tòi, sáng tạo, tư duy của <br />
học sinh làm nền tảng, giáo viên, gia sư chỉ là người dẫn dắt và gợi mở vấn <br />
đề.<br />
Thực tế cho thấy công tác giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường THCS <br />
Dur Kmăn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhất định. <br />
Thứ nhất: là một trường thuộc vùng sâu vùng xa, tổng số học sinh dân <br />
tộc thiểu số chiếm tỉ lệ cao, đa số là học sinh dân tộc Êđê, Tày, Nùng…Thuộc <br />
xã vùng xa nên đường xá đi lại của các em gặp nhiều khó khăn, khoảng cách <br />
từ nhà tới trường ở buôn xa nhất cũng tới hàng chục ki lô mét, các em xa ở lại <br />
bán trú, có em cố gắng đi bộ, đi xe đạp. Điều kiện tiếp xúc với internet, báo <br />
chí, công nghệ còn nhiều hạn chế. Giới hạn về khoảng cách địa lý môi <br />
trường là trở ngại đầu tiên trong con đường dẫn tới thành công trong học tập <br />
của các em.<br />
Thứ hai: Học sinh đồng bào dân tộc thiểu số và có điều kiện kinh tế <br />
khó khăn, học sinh là con em hộ nghèo và cận nghèo, gia đình có mức thu <br />
nhập thấp, không ổn định. Do đó sự quan tâm, đầu tư thời gian, công sức của <br />
gia đình cho việc học của con em nói chung và học Tiếng Anh nói riêng còn ít. <br />
Ngoài việc học các em còn phải phụ giúp gia đình như làm việc nhà, chăn <br />
nuôi gia súc, lên nương rẫy, thậm chí đi làm thuê để kiếm thêm thu nhập, <br />
nhiều em phải là trụ cột kiếm sống trong gia đình.<br />
Thứ ba: Nhiều học sinh chưa có ý thức tự giác học tập ở các môn học <br />
nói nói chung đặc biệt là ở bộ môn Tiếng Anh. Một số em có thái độ thờ ơ, <br />
xem nhẹ môn học, học cho vui, học đối phó và không thực sự yêu thích môn <br />
học. <br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – THCS Dur Kmăn Năm học: 20182019<br />
4<br />
Một số kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh<br />
Thứ tư: Học sinh dân tộc thiểu số khi bước vào những giai đoạn thử <br />
thách khác nhau như môi trường học tập, hoạt động, tiếp xúc với ngôn ngữ <br />
Tiếng Việt đã khó thì đối với ngôn ngữ Tiếng Anh chắc chắn sẽ gặp rất <br />
nhiều trở ngại. Một số em chưa đọc thông viết thạo, chưa thành thạo Tiếng <br />
Việt chưa có điều kiện, môi trường tiếp xúc nhiều với Tiếng Việt dẫn tới sự <br />
hình dung, học tập và rèn luyện ngôn ngữ Tiếng Anh gặp muôn vàn khó khăn, <br />
bỡ ngỡ.<br />
Thứ năm: Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục <br />
phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12. Học sinh ở các trường vùng thuận lợi thậm chí <br />
đã đưa Tiếng Anh vào giảng dạy ngay từ khi học lớp 1. Các kì thi trung học <br />
phổ thông quốc gia gần đây cũng đưa ngoại ngữ Tiếng Anh vào làm một <br />
trong 4 môn thi bắt buộc. Như vậy chúng ta thấy được tầm quan trọng của <br />
việc học bộ môn Tiếng Anh trong thời đại nay và việc các em được làm quen <br />
với Tiếng Anh từ rất sớm là một lợi thế. <br />
Qua khảo sát, tổng hợp số liệu năm học 2015 2016, kết quả học sinh <br />
dân tộc thiểu số khối 8 đạt được ở bộ môn Tiếng Anh như sau:<br />
Kêt <br />
́ quả xếp loại bộ môn Tiếng Anh khối 8 năm hoc 201<br />
̣ 5 2016:<br />
Tổn Học sinh dân tộc Ghi <br />
Lớp<br />
g số G TL K TL Tb TL Y TL Kém TL chú<br />
8a1 10 0 0% 1 10% 5 50% 3 30% 1 10% Trướ<br />
8a2 12 0 0% 2 16.7% 5 41.6% 3 25% 2 16.7% c khi <br />
8a3 4 0 0% 2 50% 2 50% 0 0% 0 0% áp <br />
Tổn dụng <br />
26 0 0% 5 19.2% 12 46.2% 6 23% 3 11.6%<br />
g đề tài<br />
Kết quả cho thấy, trước khi chưa áp dụng đề tài: tỉ lệ học sinh dân tộc <br />
thiểu số năm học 2015 – 2016 ở khối 8 có học lực khá, giỏi chiếm tỉ lệ thấp <br />
19.2%. Học sinh trung bình ở bộ môn chiếm tỉ lệ cao: 46.2%, vẫn còn tình <br />
trạng học sinh học yếu chiếm tỉ lệ 23%. Tỉ lệ học sinh kém chiếm tỉ lệ cao <br />
11.6%. Kết quả cho thấy, học lực của học sinh không đồng đều và chất <br />
lượng ở bộ môn còn thấp một phần do điều kiện kinh tế nên sự quan tâm, <br />
đầu tư của gia đình cho việc học các em về việc học tập nói chung và học <br />
Tiếng Anh nói riêng còn hạn chế. Bên cạnh đó còn một số học sinh tỏ thái độ <br />
thờ ơ với môn học vì thực tế đời sống dân trí còn nghèo, chưa nhận thức <br />
được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ nhất là bôn môn Tiếng Anh, <br />
điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em. Sự khó <br />
khăn trong vấn đề giao tiếp gặp nhiều trở ngại không chỉ ở Tiếng Anh mà <br />
bắt đầu ngay khi học Tiếng Việt, các em học sinh dân tộc thiểu số gặp rất <br />
nhiều trở ngại về ngôn ngữ, về tâm lý, về môi trường giao tiếp.<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – THCS Dur Kmăn Năm học: 20182019<br />
5<br />
Một số kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh<br />
Từ thực tế trên tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng học tập của học <br />
sinh nói chung và học sinh dân tộc thiểu số nói riêng thì điều đầu tiên người <br />
giáo viên phải làm là tạo sự thu hút, làm cho học sinh hứng thú, ham muốn <br />
học tập, tạo sự tò mò và muốn biết được những điều mình sắp được học. <br />
Học sinh cần được tham gia tích cực và chủ động vào môi trường giao tiếp đa <br />
dạng với các hoạt động tương tác như trò chơi, bài hát, kể chuyện, câu lạc <br />
bộ… dưới sự hướng dẫn của giáo viên để hình thành các kĩ năng ngôn ngữ, <br />
tạo không gian học tập nhẹ nhàng, thú vị và hấp dẫn cho người học.<br />
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
Giải pháp 1: Tiếp cận lớp, nắm bắt đối tượng học sinh.<br />
Nắm hoàn cảnh và đặc điểm gia đình từng học sinh. Sau khi có được <br />
danh sách lớp, làm quen với tên của các em, tôi tìm hiểu sơ lược h oàn <br />
cảnh sinh sống của gia đình: bao nhiêu em thuộc hộ khó khăn? bao <br />
nhiêu em có sổ hộ nghèo? Công việc thường ngày của học sinh ở nhà <br />
là gì và nhà có bao nhiêu anh em? Ngoài ra, tôi còn trao đổi với giáo <br />
viên chủ nhiệm của lớp năm trước để nắm rõ hơn về hoàn cảnh gia <br />
đình cũng như học lực của từng học sinh. Sau đó tôi tập hợp thành <br />
một quyển sổ theo dõi, phân loại đối tượng học sinh, đặc biệt học <br />
sinh có hoàn cảnh khó khăn để gần gũi, thấu hiểu các em hơn. Việc <br />
làm này giúp tôi nắm rõ hơn hoàn cảnh từng em để có biện pháp giáo <br />
dục thích hợp.<br />
Tìm hiểu kĩ về hoàn cảnh gia đình và năng lực học qua năm học <br />
trước, tôi tìm hiểu môi trường và hoàn cảnh sống của các em, bởi vì <br />
đó chính là cái nôi nuôi dưỡng và hình thành nhân cách của các em <br />
ngay từ thuở ban đầu. Để các em hình thành cho mình một hướng đi <br />
tốt nhất. <br />
Tìm hiểu qua phiếu thông tin (điều tra sơ yếu lý lịch): Phiếu thông tin <br />
này ngoài những thông tin cơ bản: Họ tên bố, mẹ; địa chỉ, hoàn cảnh <br />
sống, các thành viên trong gia đình, là con thứ mấy, sở thích…<br />
Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh trực tiếp bằng cách: đến tại gia đình các <br />
em, tiếp xúc với bố mẹ các em để biết cụ thể hoàn cảnh của những <br />
học sinh này và trao đổi tình hình học tập của những học sinh đó. Tìm <br />
hiểu tính cách các em qua bạn bè trong lớp, qua các thầy cô bộ môn. <br />
Tìm hiểu qua thôn, buôn (thông qua buôn trưởng). <br />
Việc nắm bắt, phân loại đối tượng học sinh giúp tôi nắm rõ hoàn cảnh <br />
và học lực cũng như tính cách của từng em, từ đó đưa ra được biện pháp giáo <br />
dục trực tiếp, gần gũi, an ủi động viên và khích lệ kịp thời những kết quả đạt <br />
được, dù những ưu điểm nhỏ nhất.<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – THCS Dur Kmăn Năm học: 20182019<br />
6<br />
Một số kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh<br />
Giải pháp 2: Luôn xuất hiện với một thần thái khiến học sinh yêu <br />
thích trong mỗi giờ lên lớp.<br />
Tạo ra thần thái và sự cuốn hút ngay từ khi bước vào lớp. Đây là điều <br />
cực kì quan trọng để bắt đầu một bài giảng và là nhân tố quyết định sự thành <br />
công của bài giảng. Đôi khi, trong quá trình kiểm tra bài cũ, có những lúc thầy <br />
cô chưa hài lòng về việc học bài của học sinh, thầy cô có những cảm giác <br />
bực dọc, khó chịu mang theo trong suốt tiết dạy; Tuy nhiên không phải vì <br />
những xúc cảm đó mà thầy cô lại mất bình tĩnh, thay vào đó thầy cô luôn giữ <br />
phong thái tốt trên nét mặt, cử chỉ, cố gắng kiềm chế cảm xúc và không thể <br />
hiện qua khuôn mặt để học sinh có thể cảm nhận được lòng bao dung, khoan <br />
nhượng cũng như tình cảm của thầy cô với mục đích cuối cùng là hướng tới <br />
thiện chí tốt đẹp cho học sinh.<br />
Tạo sự vui vẻ, luôn quan tâm, gần gũi để các em học sinh nói chung và <br />
học sinh dân tộc thiểu số nói riêng để các em cảm nhận được tình yêu <br />
thương, sự quan tâm của thầy cô dành cho trò. Từ đó các em thêm yêu quý, <br />
kính trọng thầy cô dần tiến tới yêu quý môn học.<br />
Tạo thần thái tốt bằng cách tự trang bị, rèn luyện kĩ năng trước đám <br />
đông một cách thường xuyên, trang bị đầy đủ vốn kiến thức để tự tin trước <br />
mọi vấn đề.<br />
Giải pháp 3: Khai thác đối tượng học sinh giúp các em phát huy hết <br />
khả năng vốn có và tiềm ẩn.<br />
Trong mỗi giờ học, giáo viên khai thác các đối tượng học sinh, nắm bắt <br />
học sinh khá giỏi để cùng giúp đỡ, đồng hành cùng học sinh yếu kém.<br />
Tránh phê bình, la rầy, nói lời xúc phạm tới nhân phẩm, danh dự của <br />
các em. Thay vào đó là sự khích lệ, động viên tinh thần, khen đúng nơi, đúng <br />
lúc.<br />
Giải pháp 4: Thiết kế, chuẩn bị bài học phù hợp với học sinh dân <br />
tộc thiểu số.<br />
Với chương trình sách giáo khoa và mục tiêu của mỗi bài học cần phải <br />
đạt, đối với học sinh đại trà các em có thể đạt được hầu hết các mục tiêu. <br />
Tuy nhiên đối với học sinh dân tộc thiểu số, đây là một khó khăn, rào cản. Do <br />
đó, lựa chọn chủ đề quen thuộc, gần gũi, phù hợp với đời sống giao tiếp hàng <br />
ngày, cùng với đó là việc thiết kế bài phù hợp với đối tượng học sinh là vô <br />
cùng quan trọng và cần thiết. Tránh gây khó khăn, nhàm chán cho các em trong <br />
việc tiếp cận bài học.<br />
Ví dụ: Bài tập nghe Sách giáo khoa Tiếng Anh 8 Unit 12: <br />
A VACATION ABROAD<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – THCS Dur Kmăn Năm học: 20182019<br />
7<br />
Một số kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh<br />
Listen to the weather reports. Then fill in the blanks in the table with the <br />
information you hear. The words in the boxes may help you.<br />
Weather <br />
Cloudy cold cool dry fine humid<br />
rainy snowy sunny warm wet windy<br />
<br />
<br />
Temperature<br />
Low: minus five degrees (Centigrade) (50C), zero degree (0C), three degrees (30C), <br />
ect.<br />
High: twentytwo degrees (Centigrade) 220C, thirty degrees (300C),<br />
Thirtytwo degrees (320C), ect.<br />
<br />
<br />
Temperature<br />
City Weather<br />
Low High<br />
1. Sydney _dry__, _windy_ ______ __26____<br />
2. Tokyo _____, _____ __15__ ______<br />
3. London _____, _cold__ ______ ______<br />
4. Bangkok _warm_, _____ ______ ______<br />
5. New York _____, _____ ______ __15____<br />
6. Paris _____, _____ __10__ ______<br />
<br />
Nếu yêu cầu học sinh nghe theo yêu cầu của sách giáo khoa chắc chắn <br />
không thể nào các em hoàn thành bài nghe đúng yêu cầu vì thế tôi đã thiết kế <br />
lại bài tập nghe này như sau:<br />
Listen to the weather reports. Then fill in the blanks in the table with the <br />
information you hear. The words in the boxes may help you.<br />
Temperature<br />
Weather<br />
Low High<br />
Humid 8 22<br />
Cool 20 32<br />
<br />
<br />
City Weather Temperature<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – THCS Dur Kmăn Năm học: 20182019<br />
8<br />
Một số kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh<br />
<br />
<br />
Low High<br />
1. Sydney _dry__, _windy_ a)______ __26____<br />
2. Tokyo __dry_, _windy_ __15__ b)______<br />
3. London c)_____, _cold__ __3____ __7____<br />
4. Bangkok _warm_, _dry___ __24____ d)______<br />
5. New York _windy, _cloudy_ e)______ __15____<br />
6. Paris f)____, _dry__ __10__ ______<br />
Như vậy, bằng cách quy định số thông tin cần điền từ a> f, học sinh dễ <br />
xác định thứ tự vị trí thông tin cần điền. Bên cạnh đó giáo viên yêu cầu học <br />
sinh điền thông tin một cách đơn giản về thời tiết, nhiệt độ cao, nhiệt độ <br />
thấp một cách ngắn gọn thì việc nghe của học sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn, <br />
bài tập được thiết kế không nhấn mạnh hay yêu cầu các em phải nghe và <br />
điền được hết các thông tin.<br />
Để có bài học phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số, giáo viên phải là <br />
người chủ động tìm tòi, học hỏi, đặt vào vị trí của học sinh, dự đoán các tình <br />
huống xảy ra trong quá trình học tập. <br />
Giải pháp 5: Thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học, t ạo tâm <br />
lý thoải mái, hứng thú cho học sinh, tăng cường dạy học trải nghiệm sáng <br />
tạo. <br />
Tạo tư tưởng thoải mái ngay từ khi bắt đầu bài học. Khi bắt đầu một <br />
bài học, giáo viên linh động áp dụng một số trò chơi ngắn, bài hát hoặc tạo ra <br />
một số hoạt động khởi động để bắt đầu, mục đích tạo sự vận động và giúp <br />
các em cảm thấy thoải mái trước khi bước vào bài học. Để có một sự khởi <br />
đầu hoàn hảo, giáo viên cần phải có sự chuẩn bị về ý tưởng cũng như các tào <br />
liệu tham khảo, dụng cụ, đồ dùng liên quan tới hoạt động đầu tiên của buổi <br />
học.<br />
Ví dụ: Bài Nghe Sách giáo khoa Tiếng Anh 8 Unit 10, để bắt đầu hoạt <br />
động khởi động dẫn vào bài, thay vì kiểm tra kiểm tra từ vựng của học sinh <br />
đã học ở bài trước, tôi tổ chức cho học sinh chơi một trò chơi nhỏ “Guessing <br />
word”. Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào bức tranh trên màn hình và để cho <br />
học sinh đoán ô chữ dẫn vào bài. Việc thiết kế phần mở đầu bài học như vậy <br />
giúp các em cảm thấy thoải mái, tự tin trước khi bước vào bài học mới.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – THCS Dur Kmăn Năm học: 20182019<br />
9<br />
Một số kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh<br />
<br />
What can<br />
we do with<br />
T: asks students to work individually to <br />
Vegetable<br />
matters<br />
guess the word<br />
GA RB A G E ?<br />
<br />
Ss: work individually <br />
T: checks and gives marks or bonus <br />
marks, then leads to the new lesson.<br />
T: look, listen and remember.<br />
Hình 1. Slide minh họa phần “Gessing word” <br />
<br />
Đặt ra các tình huống gần gũi, thiết thực để mở đầu bài học hoặc tạo <br />
ra tình huống ngay trong lớp học giúp học sinh ghi nhớ sâu hơn về từ vựng. <br />
Lấy ví dụ minh họa ngắn gọn, dễ hiểu cho các em.<br />
Ví dụ: Sách giáo khoa Tiếng Anh 8 Unit 12 Lesson 2: SPEAK. Để giới <br />
thiệu cấu trúc “Would/Do you mind + V_ing...” thì tôi lấy một ví dụ thực tế <br />
ngay trên lớp học để tạo sự gần gũi và dễ hiểu đối với học sinh. Khi thấy <br />
không khí trong và ngoài lớp nóng, tôi yêu cầu học sinh thực hiện hành động <br />
để dẫn vào bài. Kết hợp với ngôn ngữ hình thể, tôi yêu cầu học sinh “Would <br />
you mind opening the door, Lan?”. Đa số học sinh hiểu được ngữ cảnh, tình <br />
huống và yêu cầu tôi đặt ra cho em học sinh trên. Với việc đặt ra tình huống <br />
sát thực ngay trên lớp học, học sinh có thể hiểu được từ mới hoặc cấu trúc và <br />
ghi nhớ lâu hơn.<br />
Tạo sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh <br />
nhằm mục đích tạo sự tương tác hai chiều trong quá trình dạy và học. Nếu <br />
giáo viên giảng theo phương pháp truyền thống: đọc chép hoặc diễn thuyết <br />
xuyên suốt trong các tiết dạy thì hiệu quả dạy học không cao, gây ra sự nhàm <br />
chán cho các em. Tỉ lệ học sinh làm việc riêng, nói chuyện riêng xảy ra cao. <br />
Do đó, việc tạo tương tác hai chiều đóng vai trò rất quan trọng và giúp giáo <br />
viên tạo ra sự cuốn hút ngay từ đầu đồng thời tạo tư tưởng thoái mải cho cả <br />
cô và trò trong quá trình dạy và học.<br />
Tổ chức hoạt động học tập không chỉ trong lớp mà còn tổ chức các <br />
hoạt động ngoài lớp học để tạo không khí vui tươi, sự thoải mái cho các em.<br />
Tổ chức hoạt động liên kết giữa các lớp trong cùng một khối. Ví dụ: <br />
trong chương trình Sách giáo khoa Tiếng Anh 8 Unit 13: Festivals – Lesson 5: <br />
Read, giáo viên tổ chức một hoạt động trải nghiệm ngắn là tổ chức thi hát <br />
một số bài hát Tiếng Anh có liên quan đến chủ đề Giáng sinh sau khi học <br />
xong bài học.<br />
Tăng cường các chuyên đề, tổ chức câu lạc bộ “Chúng em nói Tiếng <br />
Anh” không chỉ thiết kế cho học sinh khá giỏi mà còn cho các đối tượng học <br />
sinh có học lực yếu hơn tham gia các hoạt động trải nghiệm trong câu lạc bộ, <br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – THCS Dur Kmăn Năm học: 20182019<br />
10<br />
Một số kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh<br />
tạo sân chơi bổ ích cho các em.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Câu lạc bộ “Chúng em nói Tiếng Hình 3. Câu lạc bộ “Chúng em nói Tiếng <br />
Anh” năm học 2016 2017 Anh” năm học 2016 – 2017.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Câu lạc bộ “Chúng em nói Tiếng Hình 5. Câu lạc bộ “Chúng em nói Tiếng <br />
Anh” năm học 2017 – 2018 Anh” năm học 2017 – 2018<br />
<br />
Tạo môi trường thực hành giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh. Là một <br />
vùng có ranh giới giáp với huyện Lăk – nơi có truyền thống văn hóa và phát <br />
triển du lịch nên thu hút đông đảo các lượt khách nước ngoài đến với nơi đây. <br />
Với điều kiện thuận lợi này, các thành viên trong tổ Tiếng Anh tham mưu ban <br />
lãnh đạo trường cùng kết hợp với hội cha mẹ học sinh nhà trường và Đoàn – <br />
Đội tổ chức các buổi tham quan, du lịch, trải nghiệm giao lưu với người nước <br />
ngoài, người bản xứ nhằm tạo môi trường giao tiếp bằng Tiếng Anh cho học <br />
sinh.<br />
Giải pháp 6: Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, cho điểm <br />
học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới của ngành và đáp ứng với yêu cầu <br />
xã hội.<br />
Đánh giá theo năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ, bài tập trong <br />
tình huống, bối cảnh thực theo mức độ tăng dần độ khó của nhiệm vụ.<br />
Tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh một cách linh hoạt, phù hợp với <br />
điều kiện thực tế về kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì. Đối với các <br />
bài kiểm tra thường xuyên, không chỉ đánh giá qua các bài kiểm tra giấy mà <br />
đánh giá năng lực của học sinh trong mọi thời điểm của quá trình học, chú <br />
trọng đến đánh giá khi học, tăng cường chấm các sản phẩm, dự án học tập <br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – THCS Dur Kmăn Năm học: 20182019<br />
11<br />
Một số kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh<br />
của học sinh. Đối với các bài kiểm tra định kì, làm theo các văn bản, thông tư <br />
hướng dẫn của Phòng Giáo dục.<br />
Phân loại học sinh để kiểm tra, khích lệ việc học tập của các em. Giáo <br />
viên cho học sinh lựa chọn vùng để kiểm tra. Điều này tạo tinh thần học tập <br />
thoải mái cho các em, kích thích sự ham học của từng đối trượng học sinh. <br />
Đánh giá năng lực của học sinh thông qua các nhiệm vụ học tập. Đối <br />
với học sinh giỏi, tùy vào mức độ khó của bài tập hay nhiệm vụ, giáo viên <br />
cho điểm đánh giá phù hợp với mức độ hoàn thành bài tập hoặc nhiệm vụ <br />
của các em. Đối với học sinh yếu, khi kiểm tra bài cũ, giáo viên kết hợp với <br />
các trò chơi đơn giản, ngắn gọn nhưng chứa đựng nội dung kiến thức cần <br />
kiểm tra hoặc trong quá trình giảng dạy đánh giá học sinh qua việc trả lời các <br />
nhân, hoạt động cặp đôi, bài tập nhóm về các bài đọc hiểu, nghe hiểu, bài <br />
tập viết, thực hành nói, giao tiếp…Đây là một trong những cách tăng cường <br />
kiểm tra, đánh giá thường xuyên việc học trên lớp của học sinh, nhằm kích <br />
thích học sinh học tập.<br />
Ví dụ: với việc kiểm tra từ vựng của các em học sinh yếu, nhất là các <br />
em học sinh dân tộc thiểu số thì giáo viên khuyến khích các em cứ viết được <br />
10 từ vựng thì các em sẽ được 5 điểm, thêm một từ thì cộng thêm 1 điểm vào <br />
điểm miệng, cứ như vậy sẽ kích thích sự ham học hỏi của các em; Hoặc đối <br />
với các em học sinh yếu, giáo viên đặt ra câu hỏi hoặc nhiệm vụ dễ, học sinh <br />
xung phong phát biểu và trả lời câu hỏi đúng 1 lần thì các em được 8 điểm, 2 <br />
lần trả lời đúng tiếp tục cộng thêm 1 điểm, tương tự như thế 3 lần được <br />
đúng được 10 điểm. <br />
Với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, cho điểm học sinh như trên, học <br />
sinh chủ động và thích được kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập. Với <br />
sự chuẩn bị sẵn của học sinh như vậy thì kết quả đạt được là vô cùng cao. <br />
Học sinh phát triển được kĩ năng viết từ vựng, các em được chọn vùng kiến <br />
thức để kiểm tra, được kiểm tra một cách khách quan, công bằng. Từ đó càng <br />
phát huy lòng yêu mến không những đối với thầy cô mà còn đối với môn học.<br />
Giải pháp 7: Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phòng học bộ <br />
môn kết hợp với một số đồ dùng dạy học làm tăng hiệu quả của hoạt <br />
động dạy học.<br />
Ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng, dạy học (phần mềm <br />
powerpoint, lecture maker, violet), truy cập internet sưu tầm hình ảnh, video, <br />
trò chơi hoặc tư liệu liên quan đến chủ đề của bài học. Với cách làm như <br />
trên, học sinh được tiếp cận với kiến thức một cách trực quan, sinh động, gây <br />
hứng thú trong quá trình học tập.<br />
Sử dụng phòng học bộ môn như: phòng nghe nhìn để tổ chức các <br />
hoạt động dạy học. Giúp các em có một cái nhìn trực quan, sinh động, dễ hình <br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – THCS Dur Kmăn Năm học: 20182019<br />
12<br />
Một số kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh<br />
dung ra ý nghĩa của bài học.<br />
Sử dụng đồ dùng dạy học như tranh ảnh, máy chiếu, máy tính, loa, <br />
nam châm, bảng phụ. Đây là những loại đồ dùng hỗ trợ rất tích cực và phổ <br />
biến trong các tiết giảng dạy, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian viết bảng trên <br />
lớp, hỗ trợ tích cực trong các tiết dạy nghe nhìn.<br />
IV. TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP<br />
Trong 7 giải pháp nêu trên thì việc thiết kế, chuẩn bị bài học phù hợp <br />
với học sinh dân tộc thiểu số và đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá, cho <br />
điểm học sinh phù hợp với yêu cầu đổi mới của ngành và đáp ứng với yêu <br />
cầu xã hội mang tính mới, hiệu quả trong công tác giảng dạy và giáo viên <br />
vùng sâu nào cũng có thể áp dụng ngay được. Mặc dù đã được một số giáo <br />
viên giảng dạy ở vùng sâu vùng xa áp dụng nhưng chưa đi sâu về thực hiện <br />
giải pháp một cách chuyên sâu, triệt để nên kết quả mang lại chưa cao.<br />
V. PHẠM VI ÁP DỤNG<br />
Sáng kiến được nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng đối với học sinh dân tộc <br />
thiểu số khối 8 trường THCS Durkmăn qua các năm học 2016 – 2017, 2017 – <br />
2018.<br />
VI. PHẠM VI ẢNH HƯỞNG<br />
Sáng kiến có khả năng ứng dụng được nhiều đối tượng không chỉ đối <br />
với giáo viên và học sinh dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn mà còn áp <br />
dụng đối với toàn thể giáo viên, học sinh vùng thuận lợi. <br />
Việc áp dụng sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực cho công tác giảng <br />
dạy và nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh. Mang lại hiệu quả đối với <br />
hoạt động giáo dục và phạm vi ảnh hưởng có thể mang tính toàn huyện. <br />
VII. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Sau thời gian tiến hành nghiên cứu triển khai đề tài trong suốt 2 năm <br />
học: 2016 – 2017, 2017 2018 tôi đã thu được một số kết quả học tập nhất <br />
định của học sinh và được thể hiện qua kết quả trong quá trình cũng như qua <br />
kết quả cuối năm học. Các em học sinh đồng bào có hứng thú học tập, các em <br />
tự tin, hào hứng, sôi nổi hơn và có chuyển biến rõ rệt về trong bộ môn cụ thể <br />
như sau: <br />
Kêt <br />
́ quả xếp loại bộ môn Tiếng Anh khối 8 năm hoc 201<br />
̣ 6 2017:<br />
Tổng Học sinh dân tộc Ghi <br />
Lớp<br />
số G TL K TL Tb TL Y TL Kém TL chú<br />
8a1 10 1 10% 3 30% 5 50% 1 0% 0 0% Sau <br />
8a2 11 1 9.1% 5 45.5 5 45.5% 0 0% 0 0% khi <br />
%<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – THCS Dur Kmăn Năm học: 20182019<br />
13<br />
Một số kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh<br />
8a3 4 2 50% 2 50% 0 0% 0 0% 0 0%<br />
<br />
Tổng 25 4 16% 10 40% 10 40% 1 4% 0 0% áp <br />
dụn<br />
g đề <br />
Kêt <br />
́ quả xếp loại bộ môn Tiếng Anh khối 8 năm hoc 201<br />
̣ 7 2018:<br />
Học sinh dân tộc<br />
Tổng Ghi <br />
Lớp Ké<br />
số G TL K TL Tb TL Y TL TL chú<br />
m<br />
8a1 13 1 7.7% 7 53.8% 5 38.5% 0 0% 0 0%<br />
Sau <br />
8a2 12 2 16.7% 5 41.7% 5 41.7% 0 0% 0 0%<br />
khi áp <br />
8a3 5 3 60% 2 40% 0 0% 0 0% 0 0%<br />
dụng <br />
Tổn<br />
30 6 20% 14 46.7% 10 33.3% 0 0% 0 0% đề tài<br />
g<br />
Sau khi áp dụng đề tài trong 2 năm học 2016 – 2017, 2017 – 2018, số <br />
lượng học sinh khá, giỏi tăng lên và không còn tình trạng học sinh yếu kém. <br />
Cụ thể: từ năm học 2016 – 2017 đến năm học 2017 – 2018, số lượng học sinh <br />
giỏi tăng từ 4 lên 6 học sinh, tăng 4% và tăng 6% so với năm học 2015 2016. <br />
Số lượng học sinh khá tăng từ 10 đến 14 em, tăng 6.7%, tăng lên 27.5% so với <br />
năm học 2015 2016. Số lượng học sinh trung bình và học sinh yếu, kém <br />
giảm rõ rệt: tỉ lệ học sinh trung bình giảm từ 40% xuống còn 33.3%, giảm <br />
9.6% so với năm học 2015 – 2016.<br />
Phần thứ 3: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
I. KẾT LUẬN:<br />
Sáng kiến kinh nghiệm được đúc rút ra từ thực tiễn công tác giảng dạy <br />
và mang lại ý nghĩa, lợi ích thực sự trong hoạt động giáo dục: tạo ra sự thu <br />
hút học sinh dân tộc thiểu số trong việc học Tiếng Anh, giúp học sinh tránh <br />
được tâm lý e ngại, tự ti, nhút nhát; Tạo cảm giác thoải mái trong các tiết <br />
học; Giúp học sinh cảm thấy thú vị, hào hứng học tập; Khơi dậy tinh thần <br />
học tập ở các em. Từ đó, các em cảm thấy yêu môn học, hào hứng và kết quả <br />
học tập được cải thiện và nâng cao. Các em được phát triển bản thân, có kiến <br />
thức, kĩ năng để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. <br />
Đề tài có thể áp dụng rộng rãi không chỉ ở các trường vùng sâu vùng xa <br />
mà các trường có điều kiện thuận lợi cũng có thể áp dụng một cách thành <br />
công. Ngoài ra đề tài còn mang tính khả thi cao bởi sự phù hợp và đa dạng về <br />
giải pháp ứng dụng.<br />
Từ việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2016 2017, <br />
2017 2018, bản thân tôi tự rút ra được bài học là thường xuyên trau dồi kiến <br />
thức chuyên môn, kĩ năng truyền đạt kiến thức, kĩ năng giao tiếp, ứng xử, kĩ <br />
năng truyền cảm hứng, tình cảm, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin như <br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – THCS Dur Kmăn Năm học: 20182019<br />
14<br />
Một số kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh<br />
sử dụng các phần mềm trong việc giảng dạy…để hoàn thiện bản thân hơn. <br />
Bản thân tôi đã áp dụng một số giải pháp nhằm thu hút học sinh dân tộc <br />
thiểu số học Tiếng Anh và đã đạt được một số kết qủa khả quan, tuy nhiên <br />
không có giải pháp nào là tối ưu nên bản thân tôi mong muốn các đồng nghiệp <br />
khác tìm ra các giải pháp tối ưu để cùng chung sức hóa giải bài toán trên.<br />
II. KIẾN NGHỊ: <br />
Để đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học cần có sự quan tâm hỗ <br />
trợ đúng mức của các cơ quan, ban ngành và toàn xã hội. Tôi xin có một số đề <br />
xuất như sau:<br />
<br />
1. Đối với giáo viên<br />
Đầu tư hơn nữa trong quá trình soạn giảng, dành nhiều thời gian trong <br />
nghiên cứu bài dạy, thường xuyên trau dồi kiến thức, kĩ năng, trao đổi kinh <br />
nghiệm, tìm tòi, sáng tạo, vận dụng nhiều phương pháp giảng dạy phù hợp <br />
để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm và đáp ứng nhu cầu phát triển của xã <br />
hội. <br />
Dành tình cảm, yêu thương, có thái độ cư xử đúng mực với học sinh <br />
giúp các em cảm nhận được tình yêu thương trong môi trường giáo dục.<br />
2. Đối với nhà trường<br />
Quan tâm, đầu tư thêm kinh phí trong việc mua sắm các thiết bị phục vụ <br />
cho việc giảng dạy như tranh ảnh, các tài liệu tham khảo dành cho bộ môn.<br />
Tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu học hỏi để học <br />
sinh có nhiều cơ hội tiếp xúc, trao đổi và giao tiếp Tiếng Anh với trường bạn <br />
và người bản xứ. <br />
3. Đối với Phòng giáo dục<br />
Rất mong Phòng giáo dục quan tâm đến việc định hướng, tổ chức đều <br />
đặn các chuyên đề bộ môn hàng năm, đặc biệt các chuyên đề về đổi mới <br />
phương pháp dạy học đối với học sinh vùng khó khăn nói chung và học sinh <br />
dân tộc thiểu số nói riêng để các giáo viên Tiếng Anh vùng thuận lợi và vùng <br />
khó khăn có thể trao đổi kinh nghiệm và học tập.<br />
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã đúc kết được trong quá <br />
trình công tác. Xin nêu ra để cùng quý thầy cô và đồng nghiệp trao đổi nhằm <br />
giúp tôi hoàn thiện hơn trong những lần nghiên cứu sắp tới.<br />
<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – THCS Dur Kmăn Năm học: 20182019<br />
15<br />
Một số kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh<br />
<br />
Dur Kmăl, ngày 20 tháng 2 năm 2019.<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG<br />
.......................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................<br />
HIỆU TRƯỞNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP HUYỆN<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – THCS Dur Kmăn Năm học: 20182019<br />
16<br />
Một số kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh<br />
.......................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
<br />
STT Tên tài liệu Nguồn tài liệu<br />
(tác giả, nhà xuất bản...)<br />
1 Nghị quyết số 29NQ/TW ngày <br />
4/11/2013 Ban Chấp hành Trung <br />
ương 8 khóa XI “về đổi mới căn <br />
bản, toàn diện giáo dục và đào <br />
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp <br />
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện <br />
kinh tế thị trường định hướng xã <br />
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc <br />
tế".<br />
2 Luật Giáo dục Việt Nam năm <br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – THCS Dur Kmăn Năm học: 20182019<br />
17<br />
Một số kinh nghiệm trong việc thu hút học sinh dân tộc thiểu số học Tiếng Anh<br />
2005<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Nga – THCS Dur Kmăn Năm học: 20182019<br />
18<br />