SKKN: Một số nhận định về hồ sơ trường
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm nâng cao chất lượng thống kê nói chung, hoạt động nâng cao chất lượng Thống kê trong quản lý giáo dục nói riêng để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số nhận định về hồ sơ trường”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số nhận định về hồ sơ trường
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ HỒ SƠ TRƯỜNG
- I.- ĐẶT VẤN ĐỀ: Công tác thống kê giáo dục và đào tạo là một bộ phận quan trọng trong hệ thống thống kê Nhà nước, nhằm giúp cho việc đánh giá hiện trạng giáo dục trên phạm vi toàn quốc, từng vùng lãnh thổ cũng như từng địa phương. Công tác thống kê giáo dục và đào tạo ngày càng được cấp quản lý giáo dục quan tâm, coi đó là một trong những công cụ đắc lực để phân tích, đánh giá, quản lý và chỉ đạo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó vẫn còn một số mặt hạn chế là hiệu quả hoạt động có đôi lúc chưa cao; chức năng và nhiệm vụ của cán bộ phụ trách công tác thống kê còn chưa được xác định rõ ràng, đa số chưa có cán bộ thống kê chuyên trách, thường xuyên thay đổi cán bộ làm ảnh hưởng đến số liệu thống kê. Qua đó, việc nâng cao chất lượng thống kệ trong quản lý giáo dục là vấn đề cấp bách đang đặt ra, để giải quyết được vấn đề trên đòi hỏi người làm công tác thống kê phải nắm vững mục đích, yêu cầu, thời điểm báo cáo, cần thông suốt các Chỉ thị 17/CT của Bộ Giáo dục ban hành năm 1977 và Luật Thống kê số 13/2003/L/CTN cũng đã ra đời ngày 26 tháng 06 năm 2003… Từ những khó khăn trên để đáp ứng được công tác lãnh đạo, chỉ đạo một cách sâu sát số liệu thống kê giáo dục là một trong những công việc quan trọng, cần thiết không thể thiếu của người quản lý giáo dục, đòi hỏi người chỉ đạo phải có kế họach, phương pháp. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng thống kê trong quản lý giáo dục” để làm tiểu học tốt nghiệp.
- * Mục đích của đề tài: Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm nâng cao chất lượng thống kê nói chung, hoạt động nâng cao chất lượng Thống kê trong quản lý giáo dục nói riêng để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. II.- NỘI DỤNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Hồ sơ trường là tập Hệ thống các thông tin quản lý giáo dục. Nó được thiết kế trên môi trường Excel nhằm giúp các đơn vị thuận lợi trong việc nhập thông tin và kiểm tra tính logic, mặc khác bằng chương trình có thể chuyển trực tiếp thông tin từ Hồ sơ trường vào chương trình quản lý EMIS mà không cần phải nhập dữ liệu trực tiếp từ chương trình. Hồ sơ trường được chia thành các cấp học: Nhà trẻ, mẫu giáo, mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, nhiều cấp,…. Mỗi cấp học tiếp tục chia thành các kỳ báo cáo: Kỳ đầu năm học (tháng 9), kỳ giữa năm học (tháng 12) và kỳ cuối năm học (tháng 5). Tương ứng mỗi kỳ báo cáo của một cấp học được thiết kế trên 01 file Excel, trong mỗi file Excel thông tin được chia thành các lớp tương ứng với từng sheet, cụ thể: Trường…: Các thông tin cơ bản về trường/trung tâm LớpHọc…: Các thông tin về lớp. Học sinh..: Các thông tin về học sinh. Nhân sự…: Các thông tin về nhân sự CơSởVC…: Các thông tin về cơ sở vật chất. Điểm trường: Các thông tin cơ bản về điểm trường phụ. Quá trình thực hiện. Hồ sơ trường nói riêng, công tác thống kê giáo dục và đào tạo nói chung nó đều là một bộ phận quan trọng trong hệ thống thống kê Nhà nước, nhằm giúp cho
- việc đánh giá hiện trạng giáo dục trên phạm vi cả nước, từng vùng lãnh thổ cũng như từng địa phương. Để nâng cao hiệu quả công tác thống kê, đảm bảo thông tin thống kế trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời. Để đạt được điều đó, người thực hiện, chỉ đạo các đơn vị cơ sở về công tác thống kê phải luôn năng động, sáng tạo trong việc hướng dẫn những tiêu chí cần thiết thuận lợi cho việc tổng hợp. Từ nhận định trên mà hồ sơ trường đã và đang được thực hiện nhằm góp phần làm cho công tác thống kê giáo dục và đào tạo ngày một tốt hơn. 1.- Biện pháp thực hiện: * Thuận lợi: - Đuợc sự đầu tư mạnh của Dự án Hỗ trợ Đổi mới Quản lý Giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Được sự quan tâm của lãnh đạo Sở. - Bản thân có quá trình phụ trách công việc liên tục nhiều năm. - Nhờ sự hợp tác của các đơn vị huyện, thị xã, thành phố. - Nhờ có địa chỉ email phủ kín ở các đơn vị. * Khó khăn: - Còn một số đơn vị hay thay đổi cán bộ thống kê. - Ở cấp Tiểu học có quá nhiều điểm trường, địa bàn đi lại khó khăn nên ảnh hưởng đến công việc tổng hợp. - Chương trình chưa được hoàn thiện ổn định. Vì vậy đòi hỏi người làm công tác này phải có trách nhiệm, phải nắm vững mục đích, yêu cầu, thời điểm báo cáo. Từ những khó khăn trên để đáp ứng được công tác lãnh đạo, chỉ đạo một cách sâu sát thì số liệu thống kê giáo dục cũng như hồ sơ trường là một trong những công việc quan trọng, cần thiết không thể thiếu của người quản lý giáo dục.
- - Muốn làm tốt được điều này khâu quan trọng là nhập dữ liệu là một trong những khâu quan trọng trong quá trình thu thập và xử lý thông tin của Hệ thống EMIS, quá trình này chiếm nhiều thời gian và góp phần kiểm tra độ chính xác về logic của thông tin. Việc nhập dữ liệu được triển khai trên phạm vi rộng (đến tận từng trường), vì vậy cần phải chọn một công cụ nhập liệu đơn giản, phổ thông và đạt hiệu quả. Trước yêu cầu đặt ra, việc chọn Excel làm công cụ để thiết kế các biểu mẫu dùng để nhập dữ liệu cho Hồ sơ trường đã ứng. Qúa trình thu thập và nhập dữ liệu hồ sơ trường vào hệ thống Emis về cơ bản là như sau: + Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai hồ sơ trường trên Excel được thiết kế sẵn theo mẫu hồ sơ trường đến các đơn vị trực thuộc (trường và trung tâm) và Phòng Giáo dục & Đào tạo. Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai hồ sơ trường đến các đơn vị trực thuộc phòng. Các đơn vị tiến hành thu thập thông tin và nhập dữ liệu vào hồ sơ trường trên Excel. + Sau khi nhập dữ liệu và kiểm tra chính xác, các đơn vị gửi báo cáo và dữ liệu trên đơn vị chủ quản. + Đơn vị chủ quản trực tiếp sẽ nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu (bằng cách đọc dữ liệu) của chương trình Emis cài tại đơn vị chủ quản đó. + Dữ liệu Emis đã nhập sẽ được kết xuất và truyền lên đơn vị chủ quản cấp trên. + Nếu có một số trường hợp đặc biệt như đơn vị không có máy vi tính thì số liệu của đơn vị sẽ được điền trên giấy và đơn vị chủ quản sẽ phải nhập số liệu vào file Excel rồi đọc dữ liệu vào cơ sở dữ liệu Emis. - Triển khai dữ liệu Excel hồ sơ trường + Khi gửi file hồ sơ trường cho các đơn vị thì cần xem rõ loại hình trường để gửi file hồ sơ trường cho hợp lý (ví dụ: Trường Tiểu học có lớp 6 hoặc THCS có lớp 5 thì dùng mẫu Phổ thông cơ sở; một trường hợp khác Trường trung học cơ sở có lớp 10 hoặc Trung học phổ thông có lớp 9 thì dùng biểu Phổ thông trung
- học; thêm một trường hợp là trường trung học cơ sở có cả lớp 5 và lớp 10 (còn gọi là trường nhiều cấp) thì dùng mẫu phổ thông 1+2+3. + Còn đối với các trường Tiểu học có cơ sở mầm non, hoặc các trường mầm non có lớp tiểu học: Do đây là 2 ngành học khác biệt nên cần tách tiêng. Như vậy, ta phải khai báo trên 2 hồ sơ trường, cơ sở nào không phải là cơ sở chính thì phải khai báo thêm thông tin “Mã trực thuộc:, tại đây ta ghi vào mã đơn vị của cơ sở chính. - Tùy theo trường tương ứng Sở Giáo dục sẽ gửi dữ liệu cho các đơn vị trực thuộc. - Sở Giáo dục phải gửi danh sách mã đơn vị cho các đơn vị trực thuộc. Cách đánh mã đơn vị do Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định. Tham khảo thêm về cách đánh mã trường trong tài liệu hướng dẫn sử dụng Emis. - Khi nhận dữ liệu đã thu thập từ các trường trực thuộc, nhiệm vụ của Phòng/Sở Giáo dục nên tổ chức lưu trữ các tệp *.xls một cách hợp lý, khoa học để tiện cho việc đưa dữ liệu vào cơ sở dữ liệu hay tra cứu khi cần thiết. Có thể tham khảo các cách tổ chức thư mục lưu trữ. Tùy theo cách lưu trữ, có thể dùng tên trường làm tên tệp để dễ tìm: ví dụ: D:\Muoi\Hosotruong\Nam2010-2011\KyT12\THPT\THPT_DantocNoitruTinh_T12.xls. - Cách lưu trữ hồ sơ đối với cấp trường: Sau khi nhập dữ liệu cho một kỳ, người nhập dữ liệu cần tổ chức lưu trữ các tệp *.xls một cách hợp lý, khoa học để tiện cho việc sửa đổi hay tra cứu khi cần thiết. Đối với cấp trường có thể dùng tên trường làm file để không lẫn khi gửi về Phòng/Sở Giáo dục (ví dụ: D:\Hosotruong\Nam 2011-2012\THPT_NguyenTrungTruc_T5xls. - Cách nhập dữ liệu: Những nét cơ bản trước khi nhập dữ liệu: - Khi Sở/Phòng chuyển giao các tệp Excel hồ sơ trường dưới dạng *.xlt, đây là file mẫu (templates), sau khi nhập dữ liệu vào file mẫu xong, khi lưu (save) thì
- mặc định Excel sẽ yêu cầu người dùng ghi lại dưới dạng *.xls (có tên là Microsoft Excel Work Book). - Các dữ liệu được nhập trong các trang (sheet), mỗi trang được dùng cho một lớp thông tin tương ứng. Thông tin tại các trang là thông tin chung toàn trường kể cả điểm trường phụ. - Riêng đối với những trường có nhiều điểm trường phụ thì phải chép Sheet “DiemTruong” thành nhiều Sheet với số lượng tương ứng, dữ liệu được thu thập là dữ liệu của chính điểm trường đó. - Các nhóm dữ liệu được chia thành các trang với các tên tương ứng. Để nhập dữ liệu cho nhóm nào, nhắp chuột lên trang muốn chọn. - Các ô màu xanh nhạt là các ô nhập dữ liệu; các ô màu xanh đậm là phần tự động tính toán và được khóa đối với việc nhập dữ liệu. - Sau khi nhập xong số liệu cho mỗi bảng, cần theo dõi phần thông báo lỗi trên các ô lưới bên phải các bảng dữ liệu. Nếu dữ liệu nhập sai, các ô lưới báo lỗi tương ứng với ô nhập liệu (theo thứ tự hàng ngang và hàng dọc) sẽ có ký tự “L” màu đỏ. Do đó cần kiểm tra lại các ô dữ liệu tương ứng với ô báo lỗi để nhập lại cho đúng. - Các đơn vị Phòng Giáo dục thường thì cơ bản đã có cán bộ thống kê phụ trách riêng nên rất dễ trong việc nhập hồ sơ trường; nhưng ở các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và cấp 2+3 đa số là không có người phụ trách công tác thống kê, thường là giao cho Phó hiệu trưởng hoặc công đoàn, như thế rất khó trong quá trình thu thập số liệu dễ bị nhầm vì một người đi tiếp thu trực tiếp còn người khác thực hiện. Chính từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên mà tôi thường gặp phải, từ đó tôi có kế hoạch thực hiện như sau:
- 2.- Những giải pháp khắc phục khó khăn: - Do tình hình phục vụ kinh tế - xã hội nên cần có sự quan tâm chung của Lãnh đạo Sở và sự kết hợp của các đơn vị huyện, thị, thành để có thể hoàn thành cơ sở dữ liệu một cách hoàn chỉnh. - Thực tế cho thấy cán bộ làm công tác thống kê hiện nay đã rất nhiều việc nhưng phải kiêm nhiệm thêm phần khai thông tin nhà trường vào hồ sơ trường nữa thì rất cực nhưng phần hồ sơ trường cũng là một phần của thống kê số liệu nên cán bộ làm công tác này phải phân tích cho chính xác chỉ tiêu của từng biểu mẫu, nắm vững nội dung và định kỳ báo cáo. - Từ những khó khăn trên tôi nhận thấy cần phải có một hướng dẫn sơ bộ về cách thức nhập liệu để các đơn vị hiểu đúng hơn không bị nhầm khi khai thông tin vào hồ sơ trường như sau: Nhập tên trường: Thông thường tên đầy đủ của một trường bao gồm cả tên cấp học đặt ở trước, ví dụ: “Trường Tiểu học Hồng Bàng”. Trong hồ sơ trường Emis, các thuộc tính về cấp học của trường đã được xác định rõ ràng và riêng biệt, vì vậy để tiết kiệm thời gian nhập liệu và cũng dễ dàng sắp xếp/tìm kiếm theo tên trường thì khi nhập nên quy ước chỉ cần nhập phần tên của trường, ví dụ: Hồng Bàng”. Mã đơn vị: Mỗi đơn vị huyện, thị xã, thành phố được Sở gắn cho một mã số dài 8 ký tự. Mã số này có cấu trúc HHHTTT. Trong đó: - HHH là mã huyện, cũng là mã địa giới hành chính của tỉnh do Tổng cục thống kê quy định. - TTT là số thứ tự trường do cơ quan quản lý quy định. - Còn 2 mã số đầu là mã tỉnh.
- Lưu ý thêm: Trong một huyện có thể các trường trực thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo thì Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp mã, các trường trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thì Sở Giáo dục và Đào tạo cấp mã do đó có thể cấp mã trùng, vì vậy mỗi Sở cần qui định vùng cấp mã. Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý các trường THPT và Cấp 2+3, có thể qui định tài nguyên của Sở từ số thứ tự 000 đến 200; Phòng Giáo dục và Đào tạo đóng trên địa bàn được qui định vùng tài nguyên từ 200 đến 999. Khi trường mới thành lập thì phòng hoặc sở là đơn vị cấp phát mã, trường không thể tự động làm việc này. Nếu phòng là đơn vị cấp mã thì khi chuyển dữ liệu lên cấp sở đồng thời chuyển danh mục mã các trường mới thành lập đi kèm. Năm báo cáo: Ô nhập liệu “Năm báo cáo” là một check box, vì vậy người sử dụng không nhập dữ liệu trực tiếp mà chỉ việc kích chuột vào nút chọn, một hộp danh sách thả xuống và chọn năm lập biểu từ danh sách có sẵn. Số điểm trường: Bộ hồ sơ trường Excel ban đầu gồm 1 trang điểm trường. Trang này chỉ cho phép nhập thông tin cho 1 điểm trường. Trong trường hợp người dùng đã nhập số điểm trường lớn hơn 1 thì cần phải thực hiện thao tác sao chép trang này theo số lượng điểm trường đã nhập ở trang định dạng hồ sơ trường. Các bước sao chép trang thông tin điểm trường như sau: - Đưa trỏ chuột đến vị trí tên sheet “ĐiemTruong” và nhắp chuột phải. Tíếp theo, nhắp chọn thực đơn “Move or Copy…” - Nhắp chọn vị trí (thứ tự) đặt sheet mới trên danh sách “Before sheet”; bắt buộc phải nhắp chọn ‘Create a copy’ sau đó nhắp OK là được. - Làm tương tự như trên cho đến khi có số trang điểm trường bằng số điểm trường.
- Chú ý: có thể thực hiện sao lặp trang điểm trường một thuận tiện hơn bằng cách: - Chọn trang điểm trường ban đầu. - Giữ phím CTRL trên bàn phím đồng thời kéo chuột sang vị trí bên cạnh và thả ra. - Lặp lại hai bước trên cho tới khi có đủ số trang cho các điểm trường. Nhập dữ liệu cho điểm trường: Về nguyên tắc, dữ liệu nhập cho điểm trường là bản tóm tắt của các mục CSVC, lớp, giáo viên, học sinh đã được mô tả về cách nhập và ràng buộc dữ liệu. Một vấn đề cần chú ý là thông tin thuộc các mục trên nhập ở mức trường là đã bao gồm cho toàn bộ các điểm trường. Vì vậy thông tin nhập cho mỗi điểm trường cần có điều kiện ràng buộc là phảI nhỏ hơn tổng số của mục tương ứng đã nhập ở mức trường. Kỳ báo cáo tập trung vào thông tin chi tiết về lớp, học sinh, nhân sự là những đối tượng biến động nhất trong năm học. Các thông tin về nhân sự thì thu thập cho đầy đủ phần thông tin về trình độ đào tạo và độ tuổi.. Ngoài ra, trang thông tin đánh giá chất lượng chung và đánh giá chất lượng từng môn học cũng rất cần thiết cho năm học. 2.1 Trang định dạng trường: Trang thông tin định dạng trường là phần cơ bản cần phải có của một đơn vị trường. Dữ liệu quan trọng nhất ở trang định dạng trường là “mã trường”. Đây là trường dữ liệu cho phép móc nối dữ liệu của một trường trong các kỳ thu với nhau. Vì vậy cần phải kiểm tra giá trị “mã trường” đúng với giá trị cấp bởi Sở. Xin tham khảo thêm phần hướng dẫn nhập trang định dạng trường trong lần nhập đầu năm là một điển hình cơ bản có điểm giống và khác nhau giữa hai trang thông tin. 2.2 Trang thông tin lớp học:
- Cách tổ chức các trang thông tin về lớp học trong hồ sơ Excel vào giữa năm giống như hồ sơ Excel đầu năm, tuy số lượng thông tin có ít hơn. Tham khảo phần hướng dẫn về kỳ thu đầu năm để có thông tin chi tiết. Đối với Phổ thông thì số lượng lớp được chia theo các môn đặc biệt như tin học, ngoại ngữ. Đối với bậc Mầm non, thông tin chia theo loại lớp như lớp có nấu ăn, bán trú … 2.3 Trang thông tin về học sinh: Cách tổ chức các trang thông tin về lớp học trong hồ sơ Excel vào giữa năm giống như hồ sơ Excel đầu năm, nhưng có bổ sung thêm phần học các môn ngoại ngữ, độ tuổi, chia theo vùng. Tham khảo phần hướng dẫn về kỳ thu đầu năm để có thông tin chi tiết. Bảng số lượng học sinh theo các diện, loại lớp và độ tuổi Bảng gồm các nhóm thông tin: - Nhóm thông tin học sinh các diện: một số thông tin đã thu ở đầu năm, nay thu lại để nắm được số lượng học sinh biến động, thông tin học sinh chuyển đi, chuyển đến, bỏ học. - Một số thông tin bổ sung mới như Đội viên/Đoàn viên. Giải thích một số các tiêu chí: - Học sinh chuyển đi: Là số học sinh nhà trường chính thức đồng ý chuyển đi khỏi trưởng từ đầu năm đến thời điểm báo cáo giữa năm. - Học sinh chuyển đến: Là số học sinh nhà trường chính thức đồng ý tiếp nhận vào trường tính từ đầu năm đến thời điểm báo cáo giữa năm. - Học sinh bỏ học: Là số học sinh bỏ học quá 45 buổi tính từ đầu năm đến thời điểm báo cáo giữa năm. Bảng số lượng học sinh theo loại lớp và độ tuổi - Nhóm thông tin học sinh học một số lớp đặc biệt như tin học, ngoại ngữ …
- - Nhóm thông tin về độ tuổi của học sinh. Những học sinh đi học đúng độ tuổi nằm trong các ô đường chéo màu trắng, phía nửa trên là số đi học sớm còn nửa dưới là số đi học muộn theo lứa tuổi. Bảng số lượng học sinh theo vùng Vùng được tính: Theo vùng phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg, xác định theo hộ khẩu thường trú của học sinh. Bảng thông tin đánh giá học sinh: Đối với bậc Mầm non phần đánh giá được thay bỏi mục đánh giá sức khỏe và đánh giá sự phát triển trí tuệ. Phần đánh giá phổ thông và GDTX gồm có 2 trang thông tin - Trang thông tin đánh giá chung về hạnh kiểm và học lực. - Trang thông tin đánh giá từng môn học (riêng đối với tiểu học thì được thiết kế chung một trang). Thông tin đánh giá hạnh kiểm: - Đối với tiểu học chỉ có 2 cấp độ: Thực hiện đầy đủ và chưa thực hiện đầy đủ. - Đối với THCS, THPT: Chia làm 4 cấp độ: Giỏi, khá, trung bình, yếu. Thông tin đánh giá học lực: - Thông tin đánh giá học lực học sinh chia thành 5 cấp độ: Giỏi, khá, trung bình, yếu và kém. - Giống nhau cho tất cả các cấp học phổ thông (trừ tiểu học), kể cả giáo dục thường xuyên. Thông tin đánh giá học lực theo môn học: - Một số môn tiểu học đánh giá bằng nhận xét (Đạo đức, tự nhiên - xã hội, âm nhạc, mỹ thuật, thủ công kỹ thuật, thể dục). Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành.
- - Các môn của các cấp học khác và những môn còn lại của tiểu học được đánh giá theo 5 cấp độ: Giỏi, khá, trung bình, yếu và kém. - Vùng có dấu (x) là vùng cấm, không nhập dữ liệu. - Không thu thập thông tin chi tiết đến các đối tượng: nữ, dân tộc, nữ dân tộc. Thông tin về nhân sự: Bảng tổng số nhân sự, số đảng viên và thông tin về giáo viên: Bảng này gồm: - Dòng tổng số cán bộ tất cả các loại trong trường. Tổng số cán bộ = Tổng số GV + Tổng số cán bộ quản lý + Tổng số nhân viên còn lại. Nếu trường đa bậc học thì Tổng số GV phải được cộng giáo viên của tất cả các cấp học. - Phần tổng số cán bộ là đảng viên trong trường, chia ra theo số đảng viên là giáo viên, cán bộ quản lý và các nhân viên còn lại. - Hồ sơ Excel thu cả thông tin về trình độ đào tạo và trình độ chuẩn của giáo viên mặc dù Số lượng giáo viên chia theo trình độ đào tạo có thể suy ra số lượng giáo viên đạt trình độ chuẩn. Lý do là để suy ra điều này cần phảI có thêm thông tin chi tiết về vùng miền của trường. Vì vậy có thể coi việc thu thập dư thừa ở đây như một cách kiểm tra chéo tính nhất quán dữ liệu giữa các mục. - Phần giáo viên chia ra theo môn dạy được hiểu là chỉ tính mỗi giáo viên một lần theo môn dạy chính được phân công. Việc chia theo môn dạy ở đây không đồng nghĩa với chuyên môn đào tạo gốc của giáo viên. - Đạt trình độ chuẩn đào tạo: + Mầm non: Là những giáo viên có bằng trung cấp sư phạm. + Tiểu học: Là những nhà giáo có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm. + Trung học cơ sở : Là những nhà giáo có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao dẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở.
- + Trung học phổ thông: Là những nhà giáo có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông. Bảng tổng số giáo viên chia theo trình độ đào tạo, nhóm tuổi: Đối với kỳ giữa năm phần nhân sự thu thập thêm thông tin trình độ đào tạo và độ tuổi: - Trình độ đào tạo: Thấp nhất là sơ cấp cho đến cao nhất là Tiến sĩ khoa học: + Cấp tốc: Là chương trình đào tạo dưới 6 tháng. + Sơ cấp: Là chương trình đào tạo từ 6 tháng đến 1 năm. - Chia theo nhóm tuổi: Từ 30 đến trên 60 tuổi, thang tuổi được chia theo khoản cách 5 năm. Qua mô hình trên và những nhiệm vụ chính ở mỗi cấp trong công tác thống kê giáo dục và đào tạo cũng như hồ sơ trường nói riêng, ta nhận thấy ở mỗi cấp quản lý, công tác này đều có một vai trò nhất định. Trong thời điểm hiện nay công tác thống kê được các cấp, các ngành rất quan tâm. Nếu như ở cấp Tỉnh, Huyện mang tính tổ chức chỉ đạo công tác thu thập và xử lý, tổng hợp các số liệu và thông tin của cấp dưới thì ở cấp trường là cấp tổ chức thực hiện nhiều hơn. Tuy nhiên, cấp trường đóng một vai trò vô cùng quan trọng; là nơi mọi tiêu thức, chỉ tiêu giáo dục được kê khai thu thập ban đầu, những thông tin gốc này ngay từ đây đã phải được từng nhà trường phải hiểu đúng khái niệm và nắm được cách ghi biểu, phải đạt được những yêu cầu chính xác, đầy đủ và kịp thời ngay từ nhà trường thì các cấp tổng hợp mới có thể làm được các yêu cầu đó. * Kết quả đạt được
- - Qua thực tế công tác, khi áp dụng những biện pháp đó vào công việc, bản thân luôn thấy an tâm, nhất là về mặt đảm bảo thời gian và nội dung, chất lượng của thống kê báo cáo. - Các số liệu thống kê sẽ giúp cho việc mô tả tình hình giáo dục và đào tạo về số lượng cũng như chất lượng: trường và quy mô trường, các loại hình: lớp, học sinh, nhân sự hiện có trong nhà trường. - Các số liệu thống kê hồ sơ trường sẽ giúp cho việc so sánh khả năng có sẵn và mức độ thực hiện với kế hoạch đã được đề ra, giữa các nhà trường, giữa các cơ sở giáo dục ở các xã, huyện, tỉnh, vùng khác nhau. - Số liệu thống kê hồ sơ trường cho thấy tình hình giáo dục và đào tạo hiện tại và những năm đã qua đã giúp cho các nhà quản lý, các nhà công tác kế hoạch thấy được xu thế phát triển, nhờ đó hình thành các chính sách và hoạch định sự phát triển giáo dục và đào tạo trong tương lai, dự kiến khả năng có thể đạt được ứng với từng cách lựa chọn với khả năng nhân vật lực có được. - Như vậy, đối với từng cấp quản lý, đặc biệt ở từng nhà trường phải có trách nhiệm thu thập số liệu ban đầu thật đầy đủ và chính xác theo từng tiêu thức, từng chỉ tiêu, từng biểu mẫu trong hệ thống báo cáo thống kê hồ sơ trường theo từng thời điểm và chính nguồn số liệu này sẽ giúp Ban Giám Hiệu nhà trường trong việc điều hành và quản lý hoạt động của nhà trường. - Các phương thức xử lý số liệu thống kê hồ sơ trường đã giúp cho việc đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ so với từng mục tiêu đã được vạch ra như việc đánh giá quá trình triển khai thực hiện, đánh giá hiệu quả của việc đầu tư tài chính vào giáo dục và đào tạo. - Thêm vào đó các biểu mẫu hồ sơ trường hiện nay đã dần dần được chuẩn hơn và một vấn đề quan trọng là chương trình của hồ sơ trường đã cơ bản hoàn thành. Trong tương lai Sở có thể rút số liệu từ hô sơ trường để báo cáo cho các ban ngành, cũng như chế độ thông tin báo cáo luôn kịp thời.
- III.- KẾT LUẬN: Công tác thống kê hồ sơ trường tuy không phải là công tác trung tâm của việc dạy và học, nhưng nó phản ánh đầy đủ các mặt mạnh và yếu của nhiệm vụ dạy và học, đồng thời cũng là phương tiện để các cấp Quản lý nắm bắt và đánh giá về một đơn vị trực thuộc nào đó trong phạm vi quản lý. Trong thời điểm hiện nay công nghệ thông tin đã đạt đến đỉnh cao nên đã được các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với Việt Nam để đưa ra những chương trình rất bổ ích như hồ sơ trường để giúp cho việc thu thập số liệu rất nhanh và tiện lợi. Nhờ đó mà chính bản thân tôi cũng học hỏi được rất nhiều điều bổ ích và rất tiện lợi khi một số đơn vị cần cung cấp nhiều số liệu cùng một lúc cũng được cung cấp rất nhanh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường mầm non
12 p | 1593 | 322
-
SKKN: Một số biện pháp chế biến các món ăn từ tôm cho trẻ ở trường mầm non
12 p | 575 | 68
-
SKKN: Sử dụng một số bài tập nhằm khắc phục những sai sót thường mắc phải của học sinh khối 10 trong kĩ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng
17 p | 308 | 58
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về văn hóa đọc trong trường phổ thông
20 p | 569 | 56
-
SKKN: Một số biện pháp tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non Cát Bi
11 p | 552 | 52
-
SKKN: Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi qua trò chơi học tập
11 p | 317 | 19
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo ờ trường THPT Vĩnh Thắng
15 p | 122 | 10
-
SKKN: Góp phần phát huy tính tích cực của học sinh trong học môn giáo dục công dân 6 thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo
18 p | 104 | 9
-
SKKN: Một số giải pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS Lý Thường Kiệt
11 p | 49 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại trường mầm non Hoa Sen
20 p | 66 | 5
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về vai trò của người lớn trong việc phát triển năng lực xã hội cho trẻ em
20 p | 87 | 5
-
SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên lớp 1, họp cha mẹ học sinh đầu năm
16 p | 81 | 3
-
SKKN: Giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột cho học sinh trong giảng dạy bài 12 Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình môn Giáo dục công dân lớp 10
16 p | 76 | 3
-
SKKN: Một vài mệnh đề về hàm số
20 p | 24 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn