PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
TÊN ĐỀ TÀI:<br />
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TOÁN CHO PHẦN ĐIỆN HỌC VẬT LÝ 9 <br />
<br />
<br />
Họ và tên tác giả: Đào Khả Sơn<br />
Đơn vị công tác: THCS Lương Thế Vinh<br />
Trình độ đào tạo: ĐHSP Vật Lý<br />
Môn đào tạo: Vật Lý<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Mục lục<br />
I. Phần mở đầu. 3<br />
1. Lý do chọn đề tài. 3<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 3<br />
3. Đối tượng nghiên cứu. 4<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 4<br />
5. Phương pháp nghiên cứu. 4<br />
II. Phần nội dung. 5<br />
1. Cơ sở lý luận. 5<br />
2.Thực trạng. 8<br />
3. Giải pháp, biện pháp. 13<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề 17<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị . 19<br />
1. Kết luận. 19<br />
2.Kiến nghị. 20<br />
Tài liệu tham khảo 21<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
I. Phần mở đầu.<br />
1. Lí do chọn đề tài:<br />
Trong thực tế dạy học ở các trường trung học cơ sở, việc hướng dẫn HS <br />
giải bài tập Vật Lí chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy được hết vai <br />
trò của bài tập Vật Lí trong dạy học. Vật lý là một môn khoa học đòi hỏi chúng <br />
ta phải nắm chắc bản chất của hiện tượng vật lý để giải quyết vấn đề. Vận <br />
dụng tiến trình logic, suy luận toán học để giải quyết các bài tập vật lý một <br />
cách căn bản và hiệu quả, hiểu theo nghĩa rộng thì mỗi vấn đề xuất hiện do <br />
nghiên cứu tài liệu giáo khoa cũng chính là một bài tập đối với học sinh. Sự tư <br />
duy một cách tích cực luôn luôn là việc vận dụng kiến thức đã học để giải bài <br />
tập. Chính vì vậy các kiến thức về bộ môn toán hình và toán đại là rất quan <br />
trọng trong quá trình giải bài tập vật lý, nhưng để vận dụng những kiến thức đó <br />
một cách phù hợp đối với các dạng bài tập vật lý còn quan trọng hơn, vì nó giúp <br />
bài toán được giải quyết một cách khoa học, logic và nhanh nhất.<br />
Các bài tập vật lý có tầm quan trọng đặc biệt, để việc thực hiện tốt <br />
chương trình sách giáo khoa mới và dạy học theo phương pháp đổi mới có hiệu <br />
quả thì việc hướng dẫn học sinh biết phân loại, nắm vững phương pháp và làm <br />
tốt các bài tập trong chương trình sách giáo khoa đã góp phần không nhỏ trong <br />
việc thực hiện thành công công tác dạy học theo phương pháp đổi mới.<br />
Quyết định 404 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới <br />
chương trình – SGK giáo dục phổ thông cũng nêu rõ, một trong những định <br />
hướng xây dựng CT mới, SGK mới là: CT mới, SGK mới được xây dựng, biên <br />
soạn theo hướng tích hợp ở các lớp học, cấp học dưới, thực hiện lồng ghép, kết <br />
hợp các nội dung liên quan với nhau ở mức độ hợp lý để tạo thành các môn học <br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
tích hợp, thực hiện giảm hợp lý số môn học, tránh chồng chéo nội dung và <br />
những kiến thức không hoặc chưa cần thiết đối với học sinh…<br />
Phần “Điện học” vật lý 9 là một trong những phần quan trọng của chương trình <br />
vật lý lớp 9. Để thực hiện tốt các bài tập vật lý phần này đòi hỏi các em phải có <br />
nền tảng kiến thức vật lý – toán học vững vàng, một tư duy logic và biết vận <br />
dụng một cách linh hoạt các kiến thức đã học trong môn toán như: Nguyên lý Cô <br />
si, giải phương trình bậc hai một ẩn, giải HPT bằng phương pháp thế cộng, <br />
đồ thị hàm số….vv..v để hoàn thành tốt các bài tập vật lý 9 phần điện học. <br />
Chính vì thế tôi đã chọn đề tài" MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TOÁN CHO <br />
PHẦN ĐIỆN HỌC VẬT LÝ 9 " làm đề tài Sáng kiến Kinh Nghiệm để giúp <br />
các em học sinh có cái nhìn sâu, rộng hơn về bộ môn vật lý nói chung và phần <br />
điện học 9 nói riêng.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
Phân tích một cách logic các kiến thức toán học áp dụng cho môn vật lý <br />
phần điện học, giúp học sinh liên kết các kiến thức giữa các môn để giải quyết <br />
các bài toán điện học.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu <br />
Khách thể nghiên cứu của đề tài: Hướng dẫn học sinh vận dụng logic, lý <br />
luận chạt chẽ để giải bài tập. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 9 <br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.<br />
Nội dung nghiên cứu : phương pháp toán cho vật lý 9 phần điện học. Địa <br />
bàn nghiên cứu: Trường THCS Lương thế vinh, thị trấn buôn trấp, huyện Krông <br />
ana, tỉnh Đắk Lắk.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu :<br />
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau :<br />
Phương pháp điều tra giáo dục.<br />
Phương pháp quan sát sư phạm<br />
Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh.<br />
<br />
<br />
4<br />
Phương pháp vật lý.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
II .Phần Nội Dung<br />
1 Cơ Sở Lý Luận<br />
Phương pháp dạy học là một bộ phận hợp thành của quá trình sư phạm <br />
nhằm đào tạo thế hệ trẻ có tri thức khoa học, về thế giới quan và nhân sinh <br />
quan, thói quen và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế.<br />
Phương pháp dạy học có mối liên hệ biện chứng với các nhân tố khác của <br />
quá trình dạy học. Những phương pháp dạy học phải thống nhất biện chứng <br />
giữa việc giảng dạy của giáo viên với việc học tập của học sinh. Đồng thời góp <br />
phần có hiệu quả vào việc thực hiện tốt các khâu của quá trình dạy học. Xác <br />
định kế hoạch giáo dục, giáo dưỡng, phát triển bộ môn một cách nhịp nhàng, cụ <br />
thể hoá nhiệm vụ dạy học trên cơ sở đặc điểm của học sinh, điều chỉnh kế <br />
hoạch dạy học cho sát với diễn biến thực tế, tổ chức và hướng dẫn học sinh <br />
học tập ở trên lớp cũng như ở nhà phù hợp với dự định sư phạm.<br />
Đối với môn vật lý ở trường phổ thông, bài tập vật lý đóng một vai trò <br />
hết sức quan trọng, việc hướng dẫn học sinh làm bài tập vật lý là một hoạt <br />
động dạy học, là một công việc khó khăn, ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của <br />
người giáo viên vật lý trong việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ của học sinh, vì <br />
thế đòi hỏi người giáo viên và cả học sinh phải học tập và lao động không <br />
ngừng. Bài tập vật lý sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn những qui luật vật lý, <br />
những hiện tượng vật lý. Thông qua các bài tập ở các dạng khác nhau tạo điều <br />
kiện cho học sinh vận dụng linh hoạt những kiến thức để tự lực giải quyết <br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
thành công những tình huống cụ thể khác nhau thì những kiến thức đó mới trở <br />
nên sâu sắc hoàn thiện và trở thành vốn riêng của học sinh. Trong quá trình giải <br />
quyết các vấn đề, tình huống cụ thể do bài tập đề ra học sinh phải vận dụng <br />
các thao tác tư duy như so sánh phân tích, tổng hợp khái quát hoá....để giải quyết <br />
vấn đề, từ đó sẽ giúp giải quyết giúp phát triển tư duy và sáng tạo, óc tưởng <br />
tượng, tính độc lập trong suy nghĩ, suy luận.... Nên bài tập vật lý gây hứng thú <br />
học tập cho học sinh.<br />
2 Thực Trạng<br />
2.1 Thuận lợi và khó khăn .<br />
Một số thuận lợi: <br />
Đa phần học sinh trong trường là học sinh từ trung bình trở lên, có nền <br />
tảng kiến thức tốt, đặc biệt là các lớp chọn và cận chọn.<br />
Các kiến thức toán đa phần học sinh đã được học từ lớp 6 đến lớp 9, các <br />
giáo viên phần đa đều có kinh nghiệm dạy học lâu năm. Truyền đạt những kiến <br />
thức trọng tâm về toán học để học sinh lĩnh hội dễ dàng và logic.<br />
Đây là dịp phát huy tư duy trừu tượng, tính tích cực, tự lực cho HS rất <br />
có hiệu quả, nếu tận dụng được thời gian để cho HS làm các loại bài tập khác <br />
nhau.<br />
Một số khó khăn: <br />
GV cần tìm ra qui trình giải bài toán và các cách định hướng giải các bài <br />
tập Điện học vì SGK không giới thiệu.<br />
Kiến thức của HS còn thiếu tính hệ thống.<br />
HS chưa phát triển được kỹ năng tư duy bậc cao, khả năng diễn đạt còn <br />
yếu.<br />
2.2 Thành công – Hạn chế.<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Thành công.<br />
Rèn luyện các kỹ năng cơ bản, cần thiết trong quá trình giải bài tập.<br />
Phát huy tư duy trừu tượng, tính tích cực, tự lực cho HS rất có hiệu <br />
quả, tận dụng được thời gian để cho HS làm các loại bài tập khác nhau.<br />
Xây dựng mối quan hệ giữa toán học và vật lý, vận dụng các kiến thức <br />
toán học cho vật lý, rèn luyện tư duy và tính logic khi làm bài.<br />
Hạn chế.<br />
Cách giải bài tập giữa các giáo viên chưa có sự đồng bộ về phương pháp <br />
nên các em học sinh khó khăn trong việc thích nghi.<br />
HS gặp khó khăn khi giải các bài toán liên quan đến bất đẳng thức Cô si, <br />
Kiến thức của HS còn thiếu tính hệ thống. HS chưa phát triển được kỹ năng tư <br />
duy bậc cao, khả năng diễn đạt còn yếu.<br />
2.3 Mặt mạnh – Mặt yếu.<br />
Mặt mạnh.<br />
GV đã biết cách kích thích khả năng tư duy và những liên quan mật thiết <br />
giữa hai môn học trong học sinh.<br />
Đa phần các em học sinh đều chăm – ngoan trong học tập.<br />
Phần đa các em học sinh có tư duy logic và am hiểu về hiện tượng vật <br />
lý, vận dụng tốt các kỹ năng toán học khi giải bài tập.<br />
Mặt yếu.<br />
Vẫn còn một số ít học sinh con lơ là trong học tập, chưa xác định được <br />
vai trò của kiến thức đối với cuộc sống.<br />
Phạm vi áp dụng của đề tài còn hẹp, chưa kiểm chứng trên diện rộng ở <br />
các trường THCS trên địa bàn khác.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
2. 4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động của những khó khăn, sai lầm <br />
khi dạy cho HS vận dụng kiến thức Toán để giải bài tập phần “Điện Học” – <br />
Vật Lí 9 và phương hướng khắc phục.<br />
Về nội dung kiến thức: Nội dung bài tập phần điện học rất đa dạng và <br />
phong phú, thời gian giải bài tập trên lớp ít nên không đáp ứng đủ mục tiêu dạy <br />
học<br />
Về phương pháp dạy học của GV: GV thường hay sử dụng phương pháp <br />
thuyết giảng truyền thống theo lối áp đặt đối với HS vẫn còn tôn t<br />
̀ ại. Chưa thể <br />
hiện rõ mối quan hệ giữa kiến thức Toán và Vật lý cho HS dễ hiểu và vận dụng.<br />
Về phương pháp học của HS: HS quen học tập thụ động, ghi nhớ máy <br />
móc, ít tự lực suy nghĩ tìm giải pháp để giải quyết vấn đề nên không hiểu kĩ, <br />
chóng quên. HS chưa có phương pháp khoa học để giải bài tập Vật Lý và chưa <br />
biết cách vận dụng kiến thức toán học vào vật lý. <br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt <br />
ra.<br />
Trong chương I : Điện học vật lý lớp 9 yêu cầu đối với học sinh về kiến <br />
thức là : nắm vững định luật ôm, điện trở của một dây dẫn hoàn toàn xác định <br />
và được tính bằng thương số giữa hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và <br />
cường độ dòng điện chạy qua nó. Đặc điểm của cường độ dòng điện và hiệu <br />
điện thế đối với đoạn mạch mắc nối tiếp và đoạn mạch mắc song song, mối <br />
quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài tiết diện và vật liệu làm dây <br />
dẫn. Biến trở và điện trở trong kỹ thuật ý nghĩa của các con số ghi trên các <br />
thiết bị tiêu thụ điện. Viết công thức tính công suất điện và điện năng tiêu thụ <br />
điện của một đoạn mạch, xây dựng công thức Q = I2Rt phát biểu định luật <br />
Junlenơ.<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Về kỹ năng học sinh biết tiến hành các thí nghiệm kiểm tra hay thí <br />
nghiệm nghiên cứu để rút ra kiến thức, vận dụng được các công thức để giải <br />
bài tập. Giải thích được một số hiện tượng về đoản mạch và một số hiện <br />
tượng có liên quan đến định luật Junlenxơ....<br />
Trong quá trình giảng dạy môn vật lý giáo viên thường sử dụng phương <br />
pháp chia nhóm để học sinh thảo luận và tìm ra kết quả cho câu hỏi và giáo viên <br />
thường kết luận đúng, sai và không hướng dẫn gì thêm, việc giảng dạy vật lý <br />
nhất là bài tập vật lý như thế sẽ không đạt được kết quả cao, vì trong lớp có <br />
các đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém nên khả năng tư duy của <br />
các em rất khác nhau, đối với học sinh yếu, kém hay trung bình không thể tư duy <br />
kịp và nhanh như học sinh khá, giỏi nên khi thảo luận các em chưa thể kịp hiểu <br />
ra vấn đề. <br />
Đặc biệt sau khi hiểu về hiện tương vật lý, việc vận dụng các kiến thức <br />
toán để tiến hành giải các bài tập vật lý cũng rất khó khăn. Vì mỗi dạng bài tập <br />
Vật lý lại sử dụng một kiến thức Toán để tìm ra kết quả nhanh nhất, đúng nhất <br />
và hiệu quả nhất đối với các em học sinh còn rất nhiều hạn chế. Vì thế nếu <br />
giáo viên không chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh vận dụng các kiến thức <br />
Toán cho Vật lý khi giải các bài tập Điện Học Vật lý 9, thì các em học sinh rất <br />
khó khăn trong việc giải bài tập, đối với các em học sinh khá, giỏi việc hiểu về <br />
bản chất vật lý đã là một sự cố gắng, chăm chỉ vượt bậc. Vậy để tìm ra kết <br />
quả thì các em cần có cái nhìn sâu, rộng và thật hiểu biết về môn Toán và môn <br />
Vật lý.<br />
Thực tế về trình độ học tập của học sinh qua khảo sát đầu năm môn vật lý ở <br />
hai lớp 9A1,9A2 như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Số Trung <br />
Số Giỏi Khá Yếu Kém<br />
bài bình<br />
liệu<br />
kiểm <br />
Lớp SL % SL % SL % SL % SL %<br />
tra<br />
9A1 39 5 13,1 13 33,3 17 43,5 3 7,6 1 2,5<br />
<br />
<br />
9A2 39 2 5,4 10 25,6 18 46,1 6 15,3 3 7,6<br />
<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp.<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.<br />
Trong SKKN này chúng tôi đã trình bày những kiến thức toán cần áp dụng <br />
cho vật lý mà học sinh ít gặp và vận dụng. Ở mỗi giải pháp thực hiện đều xây <br />
dựng cách áp dụng giải theo trình tự logic, dễ hiểu giúp các em hiểu hơn về bài <br />
toán vật lý khi áp dụng các phương pháp đã được học ở bộ môn Toán. Xây dựng <br />
hệ thống học tập gồm 4 kiến thức Toán phổ biến, trong mỗi kiến thức chúng <br />
tôi đã trình bày các bài tập định tính hoặc định lượng cùng các định hướng cho <br />
HS biết cách vận dụng các kiến thức đã học về toán để giải quyết các bài tập <br />
vật lý từ khó đến dễ.<br />
3.2Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.<br />
3.2.1 Một số bài toán liên quan đến giải hệ phương trình.<br />
Giả sử rằng ban đầu ta có hệ phương trình với các hằng số a,b,c,d,e,f và <br />
hai ẩn số cần tìm là x và y:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Ở đây ta có hai phương pháp giải đặc trưng đó là phương pháp thế và <br />
phương pháp cộng và dùng máy tính để giải quyết.<br />
<br />
VD: Giải hệ phương trình:<br />
<br />
a. PP thế: <br />
<br />
<br />
<br />
b. PP Cộng : <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
c. PP sử dụng máy tính các loại fx 500ES hoặc fx750ES<br />
Ấn mode > chọn 5 > chọn 1 và điền các giá trị a 1=1, b1=3, c1=7, a2=2, <br />
b2=1, c2=4 và ấn dấu bằng ta sẽ có các nghiệm x= 1 và y= 2.<br />
Các phương pháp giải trên đều giải bài toán ra cùng một kết quả, <br />
nhưng khi ứng dụng vào giải các bài toán về điện học ta thường sử <br />
dụng các phương pháp thế và phương pháp cộng.<br />
Vận dụng giải bài tập điện học:<br />
VD: Mạch điện có điện trở R1 nối tiếp R2 và mắc nối tiếp với ampe kế. <br />
Khi mắc mạch điện vào hiệu điện thế không đổi U= 6V thì ampe kế chỉ <br />
0,5A và biết rằng hiệu giữa hai điện trở là 4Ω . Xác định giá trị R 1 và <br />
R2(R2 > R1).<br />
<br />
<br />
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
GV: Quan sát hình vẽ và xác định <br />
điện trở tương đương là bao nhiêu?<br />
<br />
HS: R1 + R2=R (1)<br />
<br />
HS: Vì R2 > R1 nên ta có R2 – R1= 4<br />
GV: Dựa vào điều kiện đề bài hãy <br />
(2)<br />
xác định hiệu giữa hai điện trở là gì?<br />
<br />
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình<br />
GV: Rút ra HPT và lập luận giải theo <br />
phương pháp cộng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ta thấy R2=8Ω > R1=4Ω thỏa mãn <br />
<br />
GV: Rút ra kết luận. yêu cầu của đề bài.<br />
<br />
<br />
3.2.2 Một số bài toán liên quan đến giải phương trình bậc hai.<br />
Giả sử ta có bài toán phương trình bậc hai một ẩn “x” với các hằng số a, <br />
b, c và phương trình bậc hai có dạng : ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0)<br />
Cách giải :<br />
a. Phương pháp giải bằng công thức<br />
<br />
Tính biệt số : ? = b2 – 4ac<br />
Nếu ? 0 thì phương trình (2) có 2 nghiệm phân biệt : <br />
b. Phương pháp sử dụng máy tính các loại fx 500ES hoặc fx750ES<br />
Ấn mode > chọn 5 > chọn 3 và điền các giá trị a, b, c và ấn dấu bằng ta <br />
sẽ có các nghiệm x.<br />
Vận dụng giải bài tập điện học:<br />
VD: Cho hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp với ampe kế và được mắc <br />
vào mạch điện có hiệu điện thế không đổi U= 9V. Nếu R1 nối tiếp R2 thì <br />
ampe kế chỉ 1A, còn khi R1 song song R2 thì ampe kế chỉ 4,5A. Xác định <br />
giá trị R1 và R2(R1 > R2).<br />
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh<br />
<br />
<br />
GV: Quan sát hình vẽ và xác định <br />
điện trở tương đương là bao nhiêu?<br />
<br />
HS: R1 + R2=R (1)<br />
<br />
<br />
GV: Quan sát hình vẽ và xác định <br />
điện trở tương đương là bao nhiêu?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HS: =R (2)<br />
<br />
<br />
GV: Rút ra HPT và lập luận giải theo <br />
HS: Thay (1) vào (2) ta có <br />
phương pháp thế.<br />
(3)<br />
<br />
<br />
13<br />
Từ (1) và (3) ta có hệ phương trình<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phương trình là <br />
phương trình bậc 2 một ẩn R2.<br />
=> ? = b2 – 4ac= (9)24.1.18= 9>0<br />
Vậy có hai nghiệm phân biệt là: <br />
<br />
(5)<br />
<br />
Thay các giá trị của (5) vào (4)ta <br />
GV: Sử dụng điều kiện đầu bài để <br />
rút ra kết quả: được hai nghiệm R1: <br />
<br />
<br />
<br />
HS: Vì R1 > R2 nên ta chọ giá trị khi <br />
R1 = 6Ω thì R2=3Ω thỏa mãn bài <br />
toán.<br />
<br />
<br />
3.2.3 Một số bài toán liên quan đến bất đẳng thức Côsi(Cauchy).<br />
Với hai số thực không âm x và y ta luôn có:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Và dấu bằng xảy ra khi x = y => nghĩa là vế trái có giá trị <br />
<br />
nhỏ nhất khi vế trái bằng vế phải <br />
<br />
Vận dụng giải bài tập điện học:<br />
VD: Cho mạch điện như <br />
hình vẽ, biết R = 4Ω, bong <br />
đèn Đ:6V – 3w và R2 là một <br />
biến trở và hiệu điện thế <br />
UMN = 10V không đổi. Xác <br />
định R2 để công suất tiêu <br />
thụ trên R2 là cực đại, tính <br />
giá trị đó.<br />
Giải<br />
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh<br />
GV: Xác định giá trị điện trở của HS: Ta có điện trở của đèn Rđ=12Ω<br />
Đ HS: Mà R2//Rđ nên ta có:<br />
GV: Xác định điện trở tương R =<br />
2đ<br />
<br />
đương của mạch.<br />
Mặt khác ta lại có RntR2đ:<br />
<br />
RMN= R + R2đ= 4+ <br />
<br />
= <br />
<br />
HS: Và áp dụng định luât Ohm ta có: <br />
GV: Áp dụng định luật Ohm để <br />
I= I2đ = <br />
tìm CĐDĐ ở hai đầu mạch:<br />
HS: Vì R2//Rđ nên ta có U2đ= U2= <br />
I2đ.R2đ<br />
GV: HĐT của mạch mắc song <br />
<br />
<br />
15<br />
song R2//Rđ có đặc điểm gì: = =<br />
<br />
Mà ta biết công thức tính công suất <br />
tiêu thụ trên R2 là: <br />
<br />
P2=<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HS: Vậy để <br />
GV: Lập luận khi phân số đạt <br />
[P2]max=>[ ]min<br />
cực đại(max) thì mẫu số như thế <br />
nào? Mà [ ]min khi [<br />
<br />
<br />
]min<br />
<br />
HS: Áp dụng bất đẳng thức Cô si ta <br />
có:<br />
GV: Sử dụng bất đẳng thức Cô <br />
Si để rút ra kết quả:<br />
<br />
<br />
Vậy khi [ ] đạt giá trị nhỏ <br />
<br />
nhất thì = 2.48.16<br />
<br />
=>P2max=<br />
<br />
HS: Mà để dấu = xảy ra tức là: <br />
<br />
= 2.48.16 khi và chỉ khi <br />
GV: Dấu = xảy ra khi nào?<br />
<br />
=> R2= 3Ω<br />
<br />
<br />
16<br />
3.2.4 Một số bài toán liên quan đến đồ thị hàm số.<br />
Đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0) là một đường thẳng :<br />
Cắt trục tung tại điểm có tung độ là b, b gọi là tung độ góc.<br />
Song song đồ thị của hàm số y = ax.<br />
Ví dụ : vẽ đồ thị của hàm số y = x + 2<br />
Giải.<br />
TXD : R<br />
Ta có : a = 1 > 0 : hàm số đồng biến.<br />
Bảng giá trị :<br />
<br />
x 1 2<br />
y = x + 2 3 4<br />
đồ thị của hàm số y = x + 2 là đường thẳng <br />
đi qua hai điểm A(1 ; 3) và B(2 ; 4).<br />
Vận dụng giải bài tập điện học:<br />
Đó là những bài tập mà trong dữ kiện đã cho của đề bài và trong tiến trình <br />
giải có sử dụng về đồ thị. Loại bài tập này có tác dụng trước hết giúp học sinh <br />
nắm được phương pháp quan trọng biểu diễn mối quan hệ giữa số và các đại <br />
lượng vật lý, tạo điều kiện làm sáng tỏ một cách sâu sắc bản chất vật lý.<br />
Trong chương I vật lý 9 bài tập đồ thị tuy không nhiều nhưng hướng dẫn <br />
loại bài tập này giúp học sinh nắm được phương pháp đồ thị trong việc xác định <br />
số liệu để trả lời các câu hỏi. Hình 4<br />
R 1 <br />
Ví dụ 9: Trên hình 4 vẽ đồ thị kiểu biểu diễn 5 <br />
<br />
sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu 4 R 2 <br />
<br />
điện thế của hai dây dẫn khác nhau. 3 <br />
<br />
a, Từ đồ thị hãy xác định giá trị cường độ dòng 2 R 3 <br />
<br />
<br />
điện chạy qua mỗi dây dẫn khi hiệu điện thế 1 <br />
<br />
0 <br />
1 2 3 4 5 6 <br />
17<br />
đặt giừa hai đầu dây dẫn là 3V.<br />
b, Dây dẫn nào có điện trở lớn nhất? Nhỏ nhất?<br />
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh<br />
GV: Quan sát đồ thị chỉ ra trên đồ thị có HS: 3 đường: R1,R2,R3<br />
mấy đường biểu diễn điện trở?<br />
GV: Xác định cường độ dòng điện chạy HS: Từ trục hành biểu diễn hiệu <br />
qua điện thế U tại vị trí 3V ta gióng <br />
mỗi điện trở khi hiệu điện thế hai đầu đường thẳng song song với trục <br />
dây là 3V tung biểu diễn I ta có:<br />
I1=5mA; I2=2mA; I3=1mA<br />
GV: Điện trở nào có giá trị lớn nhất? U 3<br />
600<br />
HS: R1=<br />
I1 0,005<br />
Nhỏ nhất?<br />
U2 3<br />
R2= I 1500<br />
2 0,002<br />
<br />
U3 3<br />
R3= I 3000<br />
3 0,001<br />
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.<br />
Trường THCS Lương Thế Vinh là một trong những trường hàng năm có <br />
tỉ lệ học sinh khá, giỏi cao trong huyện. Học sinh có ý thức học tập tốt, nền <br />
tảng kiến thức của các em vững vàng, đặc biệt là các lớp chọn và cận chọn, nên <br />
khi tiếp thu kiến thức về bộ môn Toán và Vật lý là tương đối tốt. chính vì thế <br />
khi hướng dẫn các em vận dụng các kiến thức toán cho vật lý, phần đa các em <br />
tiếp thu nhanh, nhớ lâu, các em đã hiểu được bản chất của các hiện tượng vật <br />
lý và biết vận dụng các công thức toán đại vào giải bài tập, tư duy logic để hoàn <br />
thành tốt các bài tập vật lý phần điện học 9 từ dễ đến khó.<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Các cách giải và công thức toán vận dụng để giải quyết bài tập vật lý 9 <br />
phần điên học đều có mối quan hệ chặt chẽ đối với từng đối tượng học sinh <br />
Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, kém. Với mục tiêu xây dựng mối liên kết chặt chẽ <br />
giữa Toán và Vật Lý. Vì khi giải quyết các dạng bài tập vật lý đòi hỏi các em <br />
phải hiểu hiện tượng vật lý và bản chất vật lý, sau đó biết lựa chọn, vận dụng <br />
các kiến thức Toán đã học để giải quyết vấn đề đặt ra.<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.<br />
Kết quả khảo sát chất lượng môn vật lý 9 đầu năm:<br />
Số Trung <br />
Số Giỏi Khá Yếu Kém<br />
bài bình<br />
liệu<br />
kiểm <br />
Lớp SL % SL % SL % SL % SL %<br />
tra<br />
9A1 39 5 13,1 13 33,3 17 43,5 3 7,6 1 2,5<br />
<br />
<br />
9A2 39 2 5,4 10 25,6 18 46,1 6 15,3 3 7,6<br />
Sau khi tiến hành nghiên cứu trên lớp 9A1 còn lớp 9A2 để đối chứng, khi kiểm <br />
tra kết thúc chương I tôi đã thu được kết quả sau:<br />
Số Số Trung <br />
Giỏi Khá Yếu Kém<br />
liệu bài bình<br />
Lớp kiểm <br />
SL % SL % SL % SL % SL %<br />
tra<br />
9A1 39 6 15,5 17 43,5 16 41 0 0 0 0<br />
9A2 39 4 10,4 14 35,8 19 48,7 2 5,1 0 0<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu.<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
Sau khi kết thúc chương I tôi đã thu được kết quả với tỉ lệ học sinh hiểu <br />
bài và biết vận dụng công thức Toán học để giải quyết các bài tập Vật lý từ dễ <br />
đến khó tăng lên tương đối cao so lúc đầu.<br />
Số Số Trung <br />
Giỏi Khá Yếu Kém<br />
liệu bài bình<br />
Lớp kiểm <br />
SL % SL % SL % SL % SL %<br />
tra<br />
9A1 39 6 15,5 17 43,5 16 41 0 0 0 0<br />
9A2 39 4 10,4 14 35,8 19 48,7 2 5,1 0 0<br />
Thông qua tiến hành nghiên cứu trên lớp 9A1, 9A2 với đề tài "PHƯƠNG <br />
PHÁP TOÁN CHO VẬT LÝ 9 PHẦN ĐIỆN HỌC", tôi đã thu được một số <br />
kết quả đó là học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của chương, biết cách làm <br />
các bài tập khi vận dụng các công thức Toán để tìm ra kết quả.<br />
<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị.<br />
1 Kết luận.<br />
Đối với giáo viên đề tài này giúp cho việc phân loại một số dạng bài tập <br />
trong chương I: “ Điện học” của chương trình vật lý 9 được dễ dàng và hướng <br />
dẫn học sinh giải bài tập đạt kết quả cao, nhằm nâng cao chất lượng dạy học <br />
môn vật lý theo phương pháp đổi mới. Giúp học sinh nắm vững các dạng bài <br />
tập, biết cách suy luận logic, tự tin vào bản thân khi đứng trước một bài tập hay <br />
một hiện tượng vật lý, có cách suy nghĩ để giải thích một cách đúng đắn nhất.<br />
Từ kết quả nghiên cứu trên tôi đã rút ra những bàu học kinh nghiệm sau: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Việc phân loại các dạng bài tập và hướng dẫn học sinh làm tốt các dạng <br />
bài tập đã giúp cho giáo viên nắm vững mục tiêu, chương trình từ đó nâng cao <br />
chất lượng giảng dạy môn vật lý.<br />
Giúp giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo những phương pháp phân <br />
loại và giải bài tập phù hợp với đối tượng học sinh, từ đó nhằm nâng cao trình <br />
độ chuyên môn và nghiệp vụ của người giáo viên.<br />
2 Kiến nghị.<br />
Việc dạy học môn vật lý trong trường phổ thông là rất quan trọng, giúp <br />
các em biết cách tư duy logic, biết phân tích tổng hợp các hiện tượng trong cuộc <br />
sống. Vì vậy giáo viên giảng dạy môn vật lý cần không ngừng học hỏi, sáng tạo <br />
để tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp nhất với từng đối tượng học <br />
sinh. Đối với bản thân tôi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên <br />
trong đề tài này có khiếm khuyết gì mong các đồng chí đồng nghiệp tiếp tục <br />
nghiên cứu, bổ sung để đề tài có thể đạt được kết quả cao hơn. <br />
Tôi xin chân thành cảm ơn.<br />
Buôn trấp, ngày 22 tháng 02 năm 2016<br />
NGƯỜI VIẾT ĐỀ TÀI<br />
(Ký, ghi rõ họ và tên)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐÀO KHẢ SƠN<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM CẤP TRƯỜNG<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
21<br />
………….<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………….<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………….<br />
………………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………….<br />
………………………………………………………<br />
<br />
<br />
Tài liệu tham khảo:<br />
Sách giáo khoa vật lý 9 NXB_GD Năm 2005<br />
Sách bài tập vật lý 9 NXBGD năm 2005<br />
Sách giáo viên vật lý 9 NXBGD năm 2005<br />
Phương pháp giảng dạy vật lý ở trường phổ thông, tập 1 NXBGD1979<br />
Phương pháp dạng bài tập vật lý NXBGD<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />