SKKN: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu Toán lớp 3
lượt xem 293
download
Toán là một môn học cơ bản của chương trình, môn học này được ứng dụng rất nhiều vào thực tế. Vì vậy các em phải nắm vững kiến thức của môn này. Bài SKKN Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu Toán lớp 3, mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu Toán lớp 3
- PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM Đơn vị: TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH THỚI A 2 Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINHYẾU TOÁN LỚP 3 Người thực hiện: Nguyễn Thị Duyên 1
- ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU TOÁN LỚP 3 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh của đề tài: Học sinh tiểu học hôm nay là những người con của dân tộc, để giúp các em có đủ sức bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời làm rạng rỡ vinh quang cho dân tộc, cho đất nước. Không còn cách nào khác sự nghiệp giáo dục phải góp phần to lớn đào tạo thế hệ trẻ để giúp các em nên người, giúp các em phát triển toàn diện trở thành những người mới có tri thức, năng lực, sức khỏe để gánh vác trọng trách của xã hội trong tương lai. Toán là một môn học cơ bản của chương trình, môn học này được ứng dụng rất nhiều vào thực tế và toán 3 cũng là một phần của chương trình toán tiểu học. Vì vậy các em phải nắm vững kiến thức của môn này. 2. Lý do chọn đề tài : Trong thực tế hiện nay đòi hỏi phải nâng cao chất lượng học tập cho học sinh nhất là bậc tiểu học, bởi vì tiểu học là bậc học nền móng. Là một giáo viên tiểu học tôi nhận thấy trách nhiệm của mình là rất lớn, phải làm gì để nâng cao chất lượng học tập cho các em học sinh, đặc biệt là môn toán lớp 3 nói riêng và các môn học khác nói chung mà tôi đang tiến hành giảng dạy. Từ suy nghĩ ấy kết hợp với một số học sinh còn yếu môn toán của lớp, tôi đã tiến hành thực hiện một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu lớp 3, để tìm ra những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế của học sinh khi giảng giải bài toán có lời văn, bài toán tìm x… Trên cơ sở tìm hiểu nghiên cứu vấn đề này sẽ góp phần cho tôi định hướng giảng dạy tốt các môn nói chung và môn toán nói riêng. Qua giảng dạy rèn luyện tôi hy vọng góp phần nhỏ bé của mình vào việc phát triển trí tuệ và năng lực của học sinh. Trong đó việc học tốt môn toán là cơ sở giúp các em học tốt các môn khác, bước lên lớp trên một cách thuận lợi hơn. Với lương tâm trách nhiệm của một thành viên trong ngành giáo dục và nỗi băn khoăn về học sinh yếu toán nên tôi quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu toán lớp 3” để nghiên cứu. 2
- 3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu: - Phạm vi: Học sinh yếu môn toán ở lớp 3 - Đối tượng: Biện pháp phụ đạo học sinh yếu môn toán lớp 3 4. Mục đích nghiên cứu: Tôi luôn xác định cho mình nhiệm vụ quan trọng trong việc giảng dạy các môn học nói chung và môn toán lớp 3 nói riêng. Làm thế nào để nâng cao chất lượng môn toán cho các em từ yếu lên trung bình, từ trung bình lên khá, từ khá lên giỏi. Để đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện nay, học sinh phải nắm được một hệ thống kiến thức toán học cơ bản hiện đại và các kĩ năng cơ bản sau: Vận dụng kiến thức, thực hành, suy luận, phát triển các năng lực nhận thức, trí tuệ, tư duy độc lập sáng tạo, có tư tưởng, tình cảm và thái độ đúng đắn với sự kiện, hiện tượng thực tiễn, chống hiện tượng học sinh lưu ban, học sinh bỏ học hay sợ học khi học yếu. Giúp các em trở nên ham học hơn, nó sẽ là những công cụ cần thiết để các em học các môn học khác và tiếp tục học lên các lớp trên. 5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: - Giúp học sinh nắm vững kiến thức đã học từ đó học sinh ham thích học toán hơn. - Nghiên cứu đề tài sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường giúp giáo viên đúc kết được kinh nghiệm trong giảng dạy để nhằm hạn chế học sinh yếu. - Có sự phân hóa đối tượng học sinh để giúp học sinh yếu có điều kiện tham gia tốt vào hoạt động học tập để học tập tốt hơn. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgíc và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác. 3
- Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người Giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách rập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày. Tuy trong cùng một lớp học, một lứa tuổi với nhau nhưng do sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng một số em còn phát triển chậm. Khi phân tích, tổng hợp các em chỉ dựa vào các dấu hiệu dễ thấy ở bên ngoài, kém linh hoạt, việc lĩnh hội kiến thức trước đó không đầy đủ, thiếu vững chắc, thái độ học toán của các em chưa tốt, thiếu siêng năng học tập. Hoạt động tư duy kém, sử dụng ngôn ngữ toán học còn lúng túng, nhiều chỗ lẫn lộn, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu sự quan tâm của cha mẹ. Các em học yếu, tính chậm chủ yếu dựa vào trực quan hay lời gợi ý của giáo viên mới tính được, nhớ bài một cách máy móc. Chính vì vậy mà khả năng vận dụng để làm bài tập của các em rất hạn chế đặc biệt là toán có lời văn, và khâu viết lời giải đối với các em cũng gặp rất nhiều khó khăn. Trong các đề kiểm tra của trường, phần giải toán có lời văn chiếm một số điểm cũng khá cao. Một bài giải hoàn chỉnh phải bao gồm lời giải và phép tính, nếu viết câu lời giải sai thì xem như hỏng cả bài toán. Do đó, để giúp những em học yếu toán ham thích và học được toán đặc biệt là toán có lời văn là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. 2. Thực trạng: - Nhìn chung lớp tôi chủ nhiệm các em đều thực hiện tương đối tốt các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong chương trình toán 3. Tuy nhiên về toán có lời văn đa số các em còn yếu đặc biệt là khâu viết câu lời giải các em còn nhiều lúng túng. 4
- - Năm học 2010 – 2011 tôi nhận giảng dạy lớp 3, lớp tôi phụ trách có 19 học sinh, chất lượng chưa cao và chủ yếu các em con nhà nông ít được bố mẹ tạo điều kiện trong học tập, vì vậy các em còn hạn chế về nhiều mặt nhất là khả năng diễn đạt. - Một số lỗi học sinh thường mắc phải khi viết lời giải: + Nội dung lời giải sai lệch với phép tính tương ứng. Ví dụ: - Bài toán hỏi số hộp bút thì các em trả lời số bút trong hộp. - Bài toán hỏi số quả cam còn lại thì các em trả lời số cam có hoặc số cam bán. . . câu văn sai, lúng túng do sắp xếp các từ ngữ sai trật tự. Ví dụ: - Số kí lô gam con vịt nặng gắp số lần con ngỗng là … - Diễn đạt thừa (hoặc thiếu hoặc chưa chuẩn xác) dẫn đến câu sai ngữ nghĩa. Ví dụ: Số đường công nhân phải sửa là… - Qua khảo sát chất lượng và việc chấm, chữa bài cho học sinh tôi nhận thấy chất lượng đạt được như sau : Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Số Số lượng tỉ lệ tỉ lệ Số lượng tỉ lệ Số lượng tỉ lệ lượng 2/19 10,5% 5/19 26,3% 5/19 26,3% 7/19 36,9% - Thực tế cho thấy khả năng viết lời giải đúng ở lớp tôi phụ trách còn thấp. 3. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh yếu học tốt môn toán - phần giải toán có lời văn. a/ Dựa vào câu hỏi để viết lời giải: - Đối với các lời giải có nội dung sai với phép tính tương ứng. Ví dụ bài toán: Người ta xếp 800 cái bánh vào cái hộp, mỗi hộp 4 cái. Hỏi xếp được bao nhiêu hộp bánh. 5
- - Có học sinh làm lời giải như sau: Mỗi hộp có số cái bánh là: 800 : 4 = 200 ( hộp) - Trong trường hợp trên tôi nhận thấy học sinh vì bản chất chưa hiểu đề. - Trong quá trình giúp học sinh chữa bài tôi đã hướng dẫn các em bám vào câu hỏi là: “ Hỏi xếp được bao nhiêu hộp bánh?” thì chỉ cần sửa lại câu hỏi một chút là ra lời giải: “Số hộp bánh xếp được là :” - Bằng cách bám vào câu hỏi để viết lời giải đòi hỏi học sinh phải đọc kỹ đề toán để biết được bài toán hỏi gì ? Từ đó học sinh nắm chắc được nội dung bài toán và ít bị nhầm lẫn . b/ Dựa vào phép tính để viết lời giải : - Đối với một bài toán khi hướng dẫn giải tôi hướng dẫn các em tìm phép tính trước, sau đó dựa vào phép tính để viết lời giải . Ví dụ : Bài tập tiết luyện tập trang 58 sách giáo khoa toán 3: Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất 127 kg khoai tây, ở thửa ruộng thứ hai được nhiều gấp 3 lần ở thửa ruộng thứ nhất. Hỏi thu hoạch ở cả hai thửa ruộng được bao nhiêu ki lô gam khoai tây ? + Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm phép tính ……………………………………………………………………….......... 127 x 3 = 381 …………………………………………………………………………….. 127 + 381 = 508 + Bước 2 : Chỉ vào phép tính và hỏi : 381 chính là số kg khoai tây thu hoạch được ở thửa ruộng nào ? Học sinh trả lời được: “ Là số ki lô gam khoai tây thu hoạch được ở thửa ruộng thứ hai” - Giáo viên ghi : Số ki lô gam khoai tây thu hoạch ở thửa ruộng thứ hai là :” 6
- - Tiếp theo giáo viên chỉ vào kết quả “508” và hỏi : “ Số 508 này chỉ gì ?” Học sinh sẽ trả lời được :“chỉ số ki lô gam khoai tây thu hoạch được ở cả hai thửa ruộng.” - Giáo viên ghi tiếp vào dòng trống thứ hai :“Số ki lô gam khoai tây thu hoạch được ở cả hai thửa ruộng là:” + Bước 3 : Giáo viên hỏi tiếp để hoàn thiện bài giải: “ đơn vị số khoai tây là gì ?” để giúp các em ghi được là kg . Bài toán được trình bày đầy đủ là : Giải Số ki lô gam khoai tây thu hoạch ở thửa ruộng thứ hai là: 127 x 3 = 381 ( kg ) Số ki lô gam khoai tây thu hoạch ở cả hai thửa ruộng là : 127 + 381 = 508 ( kg ) Đáp số : 508 kg khoai tây c/ Phân tích đề để tìm lời giải : Đối với bài toán học sinh chưa biết dựa vào ngữ cảnh cụ thể để viết lời giải .Do đó lời giải chưa chặt chẽ. Ví dụ : bài 4 tiết luyện tập trang 76 sách giáo khoa toán 3: Theo kế hoạch, một tổ sản xuất phải dệt 450 chiếc áo len. Người ta đã làm được 1/5 kế hoạch đó. Hỏi tổ đó còn phải dệt bao nhiêu chiếc áo len nữa ? - Với bài toán này, hầu hết học sinh không viết được lời giải chặt chẽ, học sinh thường viết : Số chiếc áo len dệt được là : 450 : 5 = 90 ( áo ) Số áo len phải dệt là : 450 – 90 = 360 ( áo ) - Ta thấy rõ ràng là cả hai lời giải chưa làm rõ được nội dung bài toán mà lời giải chuẩn là phải thể hiện nội dung của đề bài . 7
- - Với trường hợp này lúc hướng dẫn học sinh làm bài hoặc chữa bài tôi thường giúp học sinh phân tích đề . - Dùng thước gạch chân một số từ quan trọng trong đề toán như : “ đã làm”, “còn phải dệt” giúp học sinh hiểu được ý muốn diễn đạt . - Sau khi hướng dẫn, đa số học sinh viết được lời giải chuẩn xác hơn : Giải Số chiếc áo len đã dệt là : 450 : 5 = 90 ( chiếc áo ) Số chiếc áo len còn phải dệt là : 450 – 90 = 360 ( chiếc áo ) Đáp số : 360 (chiếc áo len) d/ Giúp học sinh sử dụng các thuật ngữ toán học để viết lời giải đảm bảo tính chính xác khoa học . - Với một số bài toán có liên quan đến đại lượng như : độ dài, thời gian …Tôi thường khuyến khích các em sử dụng các thuật ngữ này để viết lời giải tránh trường hợp học sinh viết chưa chuẩn như : Ví dụ 1 : Số mét vải hai cuộn vải dài là : Ví dụ 2 : Chiếc tem thư có số đồng là: Ví dụ 3 : Số giờ làm công việc đó bằng máy là : - Với các trường hợp trên : tôi thường hỏi học sinh chẳng hạn như : “ Số mét vải hai cuộn vải còn được gọi là gì ?” “ Giờ, phút, giây……, là đơn vị đo gì ?” Học sinh sẽ nhận ra được tên gọi của các đại lượng để viết lời giải chuẩn hơn như : + Độ dài hai cuộn vải là : + Giá tiền một chiếc tem thư là : + Thời gian làm công việc đó bằng máy là : - Ngoài các biện pháp hướng dẫn các em học tập tại lớp như trên, tôi nhận thấy trong quá trình phụ đạo học sinh đòi hỏi người giáo viên phải phối hợp chặt chẽ với gia đình để trao đổi biện pháp phụ đạo và quản lí giờ học ở 8
- nhà bằng sổ liên lạc hoặc đến thăm gia đình học sinh để giúp các em học tập tốt. - Thường xuyên gần gũi trao đổi, động viên để nắm được tâm tư, nguyện vọng của các em cũng như khả năng tiếp thu kiến thức để tạo điều kiện phụ đạo thích hợp . - Để phụ đạo có hiệu quả giáo viên cần phân loại đối tượng học sinh, chọn học sinh yếu toán phụ đạo. Giáo viên phải có thời gian và kế hoạch phụ đạo cụ thể. - Khi phụ đạo giáo viên có thể cho học sinh làm bài tập theo từng dạng bài, khi học sinh nắm vững dạng bài này mới sang dạng bài khác nhằm khắc sâu kiến thức. Ngoài ra giáo viên có thể tạo điều kiện cho các em xây dựng đôi bạn cùng tiến để hổ trợ trong học tập. - Đối với gia đình : là bậc phụ huynh phải thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, nhắc nhở các em làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Bên cạnh đó phụ huynh phải kiểm tra tập vở học sinh trước và sau buổi học. - Từ những hướng dẫn cụ thể như trên trong năm học vừa qua, học sinh lớp tôi phụ trách đã có những bước tiến bộ. Các em cơ bản đã nắm được cách trình bày lời giải của bài toán theo đúng nghĩa của câu lời giải. 4. Hiệu quả : Sau một thời gian áp dụng biện pháp trên tại lớp 3 tôi chủ nhiệm, tôi thấy kết quả có tiến bộ rõ rệt. Tôi say sưa với bài giảng hơn, không khí lớp học nhẹ nhàng, học sinh hăng hái phát biểu xây dựng bài, ham thích làm bài tập ở nhà. Biết tự giác học tập và biết tìm sự hổ trợ của bạn bè, thầy cô khi thực hiện bài khó. Đến cuối năm 2010 – 2011: + Học sinh giỏi môn toán : 5 em (26,3% ) + Học sinh khá môn toán : 10 em (52,6%) + Học sinh trung bình môn toán: 4 em ( 21,1%) + Học sinh yếu môn toán : 0 III/ PHẦN KẾT LUẬN 9
- 1. Những bài học kinh nghiệm : Qua việc phụ đạo học sinh yếu môn toán lớp 3 phần giải toán có lời văn. Tôi rút ra một số kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu cần có biện pháp, phương pháp sau : - Giáo viên phải hết lòng vì học sinh thân yêu, thật sự say sưa với nghề nghiệp . - Nắm vững học lực từng em để sắp xếp chỗ ngồi sao cho giáo viên có thể thuận tiện đến gần các em trong mỗi buổi lên lớp. - Theo dõi thường xuyên cụ thể kết quả học tập của từng em thông qua việc chấm điểm hàng ngày, những giờ dạy ở lớp. - Nắm chắc đặc trưng phương pháp bộ môn, song phải linh hoạt với từng đối tượng học sinh . - Giáo viên cần khen ngợi, động viên các em kịp thời đúng lúc để tạo cho các em sự tự tin trước các bạn trong lớp và với chính bản thân mình từ đó ham thích học toán hơn. - Giáo viên luôn củng cố các thuật ngữ toán học, sử dụng những từ ngữ dễ hiểu, ngắn gọn, gần gũi để những đối tượng này dễ tiếp thu hơn. - Tổ chức cho học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh yếu bằng cách là tổ chức học nhóm ( nhóm gần nhà, nhóm cùng bàn) hoặc là “ Đôi bạn cùng tiến” hàng tuần giáo viên có sự kiểm tra và tuyên dương kịp thời nếu em có tiến bộ. - Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập. - Giáo viên luôn học hỏi chuyên môn để nâng cao tay nghề thông qua sinh hoạt chuyên môn, dự giờ đồng nghiệp ở trường cũng như ở cụm chuyên môn. 2. Ý nghĩa : Môn toán là một môn học hết sức quan trọng ở bậc tiểu học nói riêng và toàn cấp nói chung.Nó góp phần phát triển năng lực trí tuệ, năng lực nhận thức, độc lập tư duy sáng tạo. Đặc biệt là trong công cuộc đổi mới “Công nghiệp hóa – hiện đại hóa” của đất nước ta hiện nay càng đòi hỏi những lớp người lao động mới phải có bản lĩnh, có năng lực, dám nghĩ dám làm. Vì vậy 10
- tính toán là nhu cầu rất cần thiết đối với cuộc sống hàng ngày. Phụ đạo tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giúp các em trở thành con ngoan, trò giỏi, giúp ích cho đất nước. Việc làm này không chỉ một hai tuần mà thành công mà đòi hỏi cả một quá trình lâu dài. Người giáo viên phải luôn kiên trì không nóng vội, luôn tìm những phương pháp giảng dạy tốt, sáng tạo đối với từng đối tượng học sinh mới có kết quả . 3. Khả năng vận dụng triển khai Tôi đã vận dụng phương pháp phụ đạo này cho học sinh lớp tôi và đạt được những thành công như mong muốn. Các giáo viên trong tổ cũng đã áp dụng phương pháp này và bước đầu đạt được kết quả đáng kể. Ngoài ra có thể vận dụng biện pháp này cho các khối lớp khác của trường tôi nói riêng và các trường Tiểu học lân cận nói chung nhằm góp phần nâng cao chất lượng học toán của các em. 4. Kiến nghị đề xuất : Đề tài nghiên cứu còn hạn hẹp kính nhờ quý đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo góp ý kiến để đề tài được hoàn chỉnh và vận dụng rộng rãi ./. Ngày 28 tháng 12 năm 2011 Người viết Nguyễn Thị Duyên 11
- MỤC LỤC I/ PHẦN MỞ ĐẦU:……………………………………. Trang 2 đến trang 3. 1. Bối cảnh của đề tài:…………………………… Trang 2. 2. Lý do chọn đề tài:……………………………. Trang 2 đến trang 3. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:……………. Trang 3. 4. Mục đích nghiên cứu:………………………… Trang 3. 5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:………….. Trang 3. II/ PHẦN NỘI DUNG:…………………………….. Trang 3 đến trang 10. 1. Cơ sở lí luận:…………………………………. Trang 3 đến trang 4. 2. Thực trạng:…………………………………… Trang 4 đến trang 5. 3. Một số biện pháp:……………………………. Trang 5 đến trang 8. 4. Hiệu quả:……………………………………... Trang 9 đến trang 10. III/ PHẦN KẾT LUẬN…………………………. Trang 10 đến trang 11. 1. Những bài học kinh nghiệm:…………………. Trang 10. 2. Ý nghĩa:………………………………………. Trang 10 đến trang 11. 3. Khả năng ứng dụng triển khai:……………….. Trang 11. 4. Kiến nhị đề xuất:……………………………... Trang 11. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp phòng chống béo phì và suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non
15 p | 2140 | 318
-
SKKN: Một số biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá để nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD trường THPT Ba Đình
14 p | 928 | 200
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt- phân môn Từ ngữ trong trương trình Ngữ văn 7
9 p | 1050 | 56
-
SKKN: Một số biện pháp thúc đẩy việc sử dụng trang thiết bị trong giảng dạy ở trường THPT Trần Phú
22 p | 210 | 52
-
SKKN: Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
24 p | 904 | 47
-
SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng và nâng cao tay nghề giáo viên
14 p | 399 | 43
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Ea Na
33 p | 403 | 28
-
SKKN: Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5
50 p | 241 | 25
-
SKKN: Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi qua trò chơi học tập
11 p | 316 | 19
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 học tốt môn Làm quen với Toán tại trường mầm non Hoa Sen
24 p | 185 | 15
-
SKKN: Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở trường Tiểu học Y Ngông
15 p | 117 | 11
-
SKKN: Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn
23 p | 178 | 10
-
SKKN: Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu, kém môn Toán lớp 4
20 p | 71 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4
27 p | 69 | 4
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 2
22 p | 93 | 4
-
SKKN: Một số biện pháp giúp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 9
28 p | 89 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ yêu thích dân ca để nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn trong giáo dục trẻ
28 p | 143 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn