Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở trường <br />
MN<br />
MỘT VÀI KINH NGHIỆM <br />
<br />
CUNG CẤP VỐN TIẾNG VIỆT CHO TRẺ DÂN TỘC THIỂU <br />
SỐ Ở TRƯỜNG MẦM NON<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Ngôn ngữ Tiếng Việt rất quan trọng đối với mọi người dân Việt Nam. <br />
Đặc biệt đối với dân tộc thiểu số. Song trong thực tế hiện nay đa số trẻ vùng <br />
sâu, vùng xa vùng dân tộc thiểu số, trước khi đến trường chỉ sống trong gia <br />
đình, ở các thôn bản nhỏ, trong môi trường tiếng mẹ đẻ. Do vậy trẻ chỉ nắm <br />
được tiếng mẹ đẻ ở dạng khẩu ngữ, trẻ biết rất ít hoặc thậm chí không biết <br />
Tiếng Việt. Trong khi đó Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong <br />
trường Mầm non và cơ sở giáo dục khác. Vì vậy, cho đến nay nhìn chung <br />
việc dạy – học Tiếng Việt cũng như việc dạy học bằng Tiếng Việt ở các <br />
vùng dân tộc thiểu số chỉ đạt kết quả thấp. Do đó, việc cung cấp vốn Tiếng <br />
việt cho trẻ dân tộc thiểu số là việc làm không thể thiếu và phải được tiến <br />
hành ngay từ bậc học Mầm non làm tiền đề cho các bậc học tiếp theo.<br />
<br />
Ở tuổi mẫu giáo, trẻ phải nắm được vốn từ cần thiết đủ để cho chúng <br />
giao tiếp với bạn bè, người lớn, tiếp thu các tri thức ban đầu trong trường <br />
mầm non, chuẩn bị học tập ở trường phổ thông, tham gia sinh hoạt xã hội <br />
gần gũi với đời sống trẻ... Cho nên việc tạo cho trẻ được nghe, hiểu và được <br />
nói là hết sức cần thiết trong giáo dục ngôn ngữ. Ngôn ngữ nói, giao tiếp và <br />
đọc viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát nhân cách của trẻ <br />
mầm non nói riêng, của con người và xã hội nói chung. Ở giai đoạn này trẻ <br />
đạt được những thành tích vĩ đại mà ở các giai đoạn sau không thể có được, <br />
trẻ học nghĩa và cấu trúc của từ, cách sử dụng từ ngữ để chuyển tải suy nghĩ <br />
<br />
Người thực hiện: H’ Ngoăc Hmõk Trang <br />
1<br />
Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở trường <br />
MN<br />
và cảm xúc của bản thân, hiểu mục đích và cách thức con người sử dụng chữ <br />
viết. Cùng với quá trình lĩnh hội ngôn ngữ, trẻ lĩnh hội và phát triển các năng <br />
lực tư duy như xây dựng và biểu đạt ý tưởng, chia sẻ thông tin với người <br />
khác và tiếp nhận, đáp lại ý tưởng, thông tin của người khác. <br />
<br />
Bản thân là một giáo viên, được phân công chủ nhiệm lớp Lá 1 phân <br />
hiệu Buôn Mlớt đa phần học sinh là Người đồng bào dân tộc, tôi thấy rằng <br />
kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt của trẻ còn rất hạn chế, trẻ thường phát <br />
âm không chuẩn và vốn từ, câu văn khi trẻ nói còn chưa đúng ngữ pháp… Tôi <br />
đã rất băn khoăn, lo lắng đến chất lượng chăm sóc – giáo dục của lớp, tôi <br />
luôn cố gắng tìm những biện pháp để phát triển vốn Tiếng Việt cho trẻ, <br />
khuyến khích trẻ sử dụng Tiếng Việt để học và giao tiếp với cô, bạn bè giúp <br />
trẻ hoàn thiện Tiếng Việt trước khi bước vào lớp 1. Chính vì vậy tôi đã lựa <br />
chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số ở trường Mầm non”<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài :<br />
<br />
* Mục tiêu:<br />
<br />
Nhằm cung cấp vốn Tiếng Việt cho trẻ, để trẻ mạnh dạn, tự tin <br />
trong giao tiếp với cô, ban bè và xã hội. <br />
<br />
Nhằm giúp trẻ đân tộc thiểu số đến trường mầm non tích cực hơn, <br />
hứng thú hơn đồng thời giúp trẻ dân tộc thiểu số nghe, hiểu và nói tiếng việt <br />
tốt hơn.<br />
<br />
* Nhiệm vụ:<br />
<br />
Giáo viên phải biết khuyến khích trẻ sử dụng Tiếng Việt để học và <br />
giao tiếp với nhau trong mọi hoạt động, mọi lúc, mọi nơi.<br />
<br />
Thường xuyên tổ chức các hoạt động Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Ngoăc Hmõk Trang <br />
2<br />
Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở trường <br />
MN<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
<br />
Học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số ở lớp Lá 1 Buôn MBlơt. <br />
Trường mẫu giáo Hoa Sen – Xã Ea Bông – Huyện Krông Ana – Đăk Lăk.<br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu :<br />
<br />
Trường Mẫu giáo Hoa sen<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
<br />
Phương pháp đàm thoại, trò chuyện.<br />
<br />
Phương pháp quan sát dùng lời kết hợp với trò chơi, phương pháp <br />
thực hành (trẻ và cô cùng thực hiện mọi lúc mọi nơi).<br />
<br />
Điều tra thực tế.<br />
<br />
Nghiên cứu tài liệu.<br />
<br />
II. NỘI DUNG.<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận.<br />
<br />
Trong thực tế chúng ta đã biết, nhiệm vụ Giáo dục mầm non là khâu <br />
đầu tiên của hệ thống Giáo dục Quốc dân. Giáo viên Mầm non là người thầy <br />
đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người mới cho xã hội <br />
Chủ nghĩa , tùy theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Tuổi Mầm non trẻ <br />
mới bắt đầu trong quá trình học nói, chính vì vậy mà cung cấp vốn Tiếng <br />
Việt cho trẻ, đặc biệt là Dân tộc thiểu số là vô cùng quan trọng. Bởi vì các <br />
cháu dân tộc thiểu số thường hay dùng tiếng mẹ đẻ, vốn Tiếng Việt của trẻ <br />
hạn chế, trẻ ít mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, nhất là với người lạ, vốn <br />
hiểu biết về thế giới xung quanh nghèo nàn nên ảnh hưởng đến việc sử dụng <br />
ngôn ngữ trong giao tiếp. Đối với trẻ dân tộc việc học Tiếng Việt giống như <br />
ngôn ngữ thứ hai của trẻ, trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tiếp <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Ngoăc Hmõk Trang <br />
3<br />
Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở trường <br />
MN<br />
nhận ngôn ngữ Tiếng Việt. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải khéo léo và <br />
linh hoạt trong quá trình truyền thụ ngôn ngữ Tiếng Việt cho trẻ.<br />
<br />
2. Thực trạng:<br />
<br />
a. Thuận lợi, khó khăn.<br />
<br />
* Thuận lợi:<br />
<br />
Lớp có 2 giáo viên đứng lớp, đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, giáo <br />
viên năng động, yêu nghề mến trẻ, luôn gần gũi với trẻ, có phẩm chất nghề <br />
nghiệp tốt.<br />
<br />
Giáo viên là người dân địa phương nên có nhiều thuận lợi trong việc <br />
trao đổi, phối hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.<br />
<br />
Lớp học đóng trên địa bàn, đa số trẻ sống gần trường, lớp đã tạo điều <br />
kiện thuận tiện trong việc đưa đón trẻ đến trường.<br />
<br />
Hầu hết phụ huynh đều muốn con em của mình đến lớp được học và <br />
hiểu tiếng phổ thông.<br />
<br />
* Khó khăn:<br />
<br />
100% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số, các cháu giao tiếp <br />
với nhau đều bằng tiếng mẹ đẻ, ít hiểu tiếng Việt nên dẫn đến việc các cháu <br />
khó tiếp thu lời giảng của cô giáo.<br />
<br />
Điều kiện kinh tế phụ huynh rất khó khăn, chưa thật sự quan tâm đến <br />
việc học tập của trẻ, nhiều phụ huynh còn đưa con lên rẫy vài ngày mới về. <br />
Trong cuộc sống hàng ngày phụ huynh có thói quen giao tiếp với trẻ bằng <br />
ngôn ngữ địa phương, nên việc nói tiếng Việt của trẻ được học ở trường lớp <br />
cũng bị hạn chế.<br />
<br />
Giáo viên người dân tộc thiểu số trong giờ dạy và trong giao tiếp với <br />
trẻ vẫn còn lạm dụng tiếng mẹ đẻ, nhiều khi chưa triệt để sử dụng đồ dùng, <br />
Người thực hiện: H’ Ngoăc Hmõk Trang <br />
4<br />
Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở trường <br />
MN<br />
tranh ảnh minh hoạ để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tiếng Việt, chưa rèn <br />
luyện kỹ năng cho trẻ.<br />
<br />
Cơ sở vật chất chưa đầy đủ, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các môn <br />
học còn thiếu dẫn đến việc giảng dạy của cô gặp nhiều khó khăn.<br />
<br />
b. Thành công, hạn chế:<br />
<br />
* Thành công :<br />
<br />
Trẻ thích được đến trường, tích cực tham gia vào các hoạt động.<br />
<br />
Trẻ mạnh dạn, tự tin giao tiếp với cô và bạn bè bằng ngôn ngữ tiếng <br />
Việt.<br />
<br />
Vốn Tiếng Việt của trẻ phong phú hơn, phát âm chuẩn.<br />
<br />
* Hạn chế :<br />
<br />
Trẻ vẫn chưa sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt mọi lúc, mọi nơi. Trẻ <br />
vẫn thường sử dụng tiếng mẹ đẻ khi giao tiếp với bố mẹ và người thân.<br />
<br />
Đồ dùng, tranh ảnh minh hoạ để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tiếng <br />
Việt chưa phong phú, đa dạng.<br />
<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu:<br />
<br />
* Mặt mạnh:<br />
<br />
Chất lượng chăm sóc – giáo dục của lớp ngày cáng được chuyên môn <br />
đánh giá cao.<br />
<br />
Giáo viên luôn học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, tham khảo tài liệu <br />
để tìm hướng giáo dục trẻ được tốt nhất, luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề, <br />
gần gũi với trẻ và tăng cường giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ tiếng Việt mọi <br />
lúc, mọi nơi.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Ngoăc Hmõk Trang <br />
5<br />
Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở trường <br />
MN<br />
Nhận thức của một số phụ huynh đã được nâng lên rõ rệt: Quan tâm <br />
đến con em, giao tiếp với con bằng Tiếng Việt.<br />
<br />
* Mặt yếu:<br />
<br />
Việc vận động phụ huynh đưa con em đi học còn hạn chế, cơ sở vật <br />
chất còn thiếu thốn, việc tuyên truyền phụ huynh cung cấp kiến thức vốn <br />
tiếng Việt cho trẻ khi ở nhà chưa sâu rộng.<br />
<br />
d. Nguyên nhân<br />
<br />
Luôn được sự quan tâm, động viên và chỉ đạo sát sao của BGH.<br />
<br />
Bản thân giáo viên luôn chú trọng, trăn trở với chất lượng của lớp.<br />
<br />
e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.<br />
<br />
Để thực hiện được vấn đề này một cách có hiệu quả nâng cao chất <br />
lượng giao tiếp bằng tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số thì cần phải phát <br />
triển ngôn ngữ, bởi vì tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của trẻ, sự phát triển <br />
ngôn ngữ là giúp trẻ tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác, vì ngôn ngữ là <br />
phương tiện để giao lưu tình cảm, về mối quan hệ và cách ứng xử trong xã <br />
hội, là sự tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên, cuộc sống xung quanh trẻ. <br />
Nhưng đối với trẻ người đồng bào dân tộc quả là một vấn đề khó khăn, thêm <br />
vào đó sự bất đồng về ngôn ngữ giữa cô và trẻ đã gây nhiều khó khăn trong <br />
việc giao tiếp.Vì vậy, để nâng cao mục tiêu phát triển ngôn ngữ bằng tiếng <br />
Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi dân tộc thiểu số thì người giáo viên trước hết <br />
phải tạo ra cho trẻ hứng thú ham thích đi học, và tạo cho trẻ hứng thú học <br />
tiếng Việt làm tiền đề để thích ứng với việc tập đọc, tập tô cần tạo được <br />
mọi cơ hội khuyến khích trẻ bộc lộ khả năng sáng tạo của cá nhân mình. Cần <br />
có những bài thơ, câu chuyện, bài thơ tranh chữ to, tranh minh hoạ, có tác <br />
dụng thúc đẩy sự phát triển bước đầu bằng ngôn ngữ đọc, ngôn ngữ viết ở <br />
trẻ. Song việc chuẩn bị cho quá trình giao tiếp bằng tiếng Việt thông qua tất <br />
Người thực hiện: H’ Ngoăc Hmõk Trang <br />
6<br />
Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở trường <br />
MN<br />
cả các môn học, thông qua mọi hoạt động của trẻ, việc giao tiếp diễn ra ở <br />
mọi lúc, mọi nơi cần phải tạo được môi trường cho trẻ hoạt động, tổ chức <br />
tiết học. Như vậy việc trẻ được trải nghiệm trong các hoạt động vui chơi tự <br />
nhiên đầy hứng thú, như một chủ thể tích cực.<br />
<br />
3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện :<br />
<br />
a. Mục tiêu của biện pháp, giải pháp:<br />
<br />
Việc cho trẻ Dân tộc thiểu số làm quen với Tiếng việt là một việc làm <br />
hết sức cần thiết, tưởng chừng như rất dễ nhưng thực tế lại rất khó, khi nghĩ <br />
đến điều này, bản thân tôi luôn suy nghỉ nhiều về điều này và đặt ra nhiều <br />
câu hỏi “ Làm gì? , dạy trẻ làm quen với Tiếng việt là dạy cái gì? Dạy như <br />
thế nào? Trẻ làm quen với tiếng việt với tư cách là bộ môn khoa học hay với <br />
tư cách là một công cụ, một phương tiện giao tiếp ? Cách trả lời những câu <br />
hỏi trên sẽ liên quan tới việc lựa chọn nội dung, phương pháp cho trẻ dân tộc <br />
tiếp cận, làm quen dần với Tiếng việt. Từ đó tôi quyết định nghiên cứu <br />
những nội dung phù hợp để áp dụng vào dạy trẻ như sau:<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
<br />
* Biện pháp 1: Cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ ở hoạt động: Làm <br />
quen Tiếng Việt.<br />
<br />
Dựa theo kế hoạch chỉ đạo của chuyên môn, tổ khối, bản thân tôi <br />
cũng xây dựng kế hoạch làm quen Tiếng Việt cho trẻ lớp tôi: Kế hoạch chủ <br />
đề, kế hoạch tuần, kế hoạch hoạt động một ngày.<br />
<br />
VD: Chủ đề: Gia đình, chủ đề nhánh: Những người thân trong gia đình, <br />
<br />
Hoạt động: làm quen Tiếng việt. Với các từ Ông, bà, bố mẹ, anh chị...<br />
<br />
Tổ chức tiết dạy cho trẻ làm quen: tôi chuẩn bị đồ dùng cho cô và trẻ, <br />
cho trẻ được luyên tập, quan sát và đàm thoại theo nội dung tranh, đồ dùng <br />
<br />
Người thực hiện: H’ Ngoăc Hmõk Trang <br />
7<br />
Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở trường <br />
MN<br />
giáo viên chuẩn bị nhằm cho trẻ phát âm chuẩn từ Tiếng Việt mà cô yêu cầu, <br />
biết đặt câu với những từ tiếng Việt đó. Tôi luôn chú trọng đến phát âm của <br />
trẻ, thường xuyên mời cá nhân trẻ lên phát âm để biết được những lỗi sai của <br />
trẻ và sửa sai kịp thời cho trẻ.<br />
<br />
Bên cạnh đó, tôi cũng luôn chú trọng đến việc chuẩn bị đồ dùng dạy <br />
học, tôi luôn tìm tòi, sưu tầm những bức tranh gần với từ ngữ Tiếng việt cho <br />
trẻ làm quen, lại đẹp, màu sắc hấp dẫn để lôi cuốn trẻ hoạt động, ngoài ra tôi <br />
cũng thường xuyên xây dựng những bài giảng điện tử để thay đổi hình thức <br />
tạo cho trẻ cảm giác thích thú khi tham gia hoạt động. <br />
<br />
* Biện pháp 2. Cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi :<br />
<br />
Để làm tăng hiệu quả trong việc cung cấp vốn từ tiếng Việt cho tr ẻ tôi <br />
nghĩ việc cung cấp vốn từ cho trẻ mọi lúc, mọi nơi là điều hết sức cần thiết.<br />
<br />
Trong thực tế như chúng ta thấy, bất đồng ngôn ngữ là rất khó khăn <br />
trong giao tiếp, khả năng tiếp thu của trẻ dân tộc thiểu số rất chậm, mau <br />
quên nhưng khi đã nhớ được thì lại nhớ rất lâu nên tôi tiến hành cho trẻ tiếp <br />
xúc với vốn tiếng việt bằng phương châm "Mưa dầm thấm lâu" cho nên việc <br />
cung cấp ngôn ngữ Tiếng việc ở mọi lúc, mọi nơi vô cùng hiệu quả.<br />
<br />
Giờ đón trẻ tôi luôn vui vẻ, thương yêu trẻ, sửa sang quần áo, chãi tóc <br />
cho trẻ và không quên kèm theo một số câu hỏi giao lưu như: Sáng nay ai đưa <br />
con đến trường ? Con ăn sáng chưa? sáng nay mẹ cho con ăn gì? Nhà con có <br />
mấy anh chị em? Ai mua áo cho con mà đẹp vậy?<br />
<br />
Qua trò chuyện với trẻ như vậy tôi nắm được khả năng phát âm của <br />
mỗi trẻ để có biện pháp và giành nhiều thời giờ hơn giúp trẻ phát âm đúng, <br />
phát âm chuẩn.<br />
<br />
Giờ chơi tự do tôi hay dẫn trẻ đến các góc trò chuyện và phát âm các <br />
từ có trong tranh, từ ở mỗi góc, tôi dạy trẻ phát âm nhiều lần và cho trẻ chỉ, <br />
Người thực hiện: H’ Ngoăc Hmõk Trang <br />
8<br />
Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở trường <br />
MN<br />
phát âm chữ cái đã học qua nhiều lần như vậy trẻ lớp tôi phát âm chuẩn hơn <br />
và mạnh dạn hơn trong giao tiếp với cô, để từ đó tôi có những biện pháp phù <br />
hợp cũng như dành nhiều thời gian cho những trẻ đó hơn.<br />
<br />
Trong giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ ôn kiến thức đã học qua trò <br />
chuyện, đọc thơ, kể chuyện, chơi các trò chơi dân gian, cho trẻ đọc đồng dao, <br />
ca dao trong hoạt động này giúp trẻ phát âm thành thạo hơn, lưu loát hơn.<br />
<br />
Giờ vui chơi (Hoạt động góc) tôi cho trẻ đóng các vai khác nhau, trẻ <br />
được giao lưu trao đổi mua bán và thể hiện hết vai chơi của mình, bên cạnh <br />
đó tôi luôn theo sát trẻ để kịp thời sửa sai uốn nén mỗi khi trẻ hỏi hoặc trả lời <br />
không trọng tâm hay trẻ dùng tiếng mẹ đẻ. Chính nhờ vậy mà lớp tôi đa số <br />
trẻ biết dùng từ để diễn đạt thành câu có nghĩa trong giao tiếp với bạn và với <br />
cô.<br />
<br />
Giờ trả trẻ cũng như giờ chơi tự do tôi tạo mọi tình huống cho trẻ <br />
tiếp xúc với tiếng Việt, như tổ chức một số trò chơi và cô cùng tham gia với <br />
trẻ. Cho trẻ hát hoặc đọc các bài thơ có trong chương trình…không những <br />
vậy tôi luôn tìm mọi cách để thay đổi hình thức giúp trẻ không thấy nhàm <br />
chán khi tham gia các hoạt động. Cứ như vậy trẻ ở lớp tôi đã có sự chuyển <br />
biến tốt, trẻ đã mạnh dạn hơn trong giao tiếp, không rụt rè mỗi khi cô gọi, <br />
không nhút nhát khi chơi với bạn…<br />
<br />
* Biện pháp 3. Cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ thông qua các môn <br />
học khác:<br />
<br />
* Môn làm quen văn học:<br />
<br />
Để giúp trẻ học ngôn ngữ và nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ <br />
Tiếng việt trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tôi nghĩ trước hết cần <br />
dạy trẻ những kỹ năng chú ý nghe và phát âm thông qua môn văn học là vô <br />
cùng cần thiết: Dạy trẻ kỹ năng đọc thơ, kể chuyện. Tuy nhiên tùy theo tình <br />
<br />
Người thực hiện: H’ Ngoăc Hmõk Trang <br />
9<br />
Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở trường <br />
MN<br />
hình của lớp mà tôi lựa chọn các bài thơ cho phù hợp, điều đầu tiên tôi chú ý <br />
là lựa chọn bài thơ, câu chuyện không quá dài, có nội dung hấp dẫn trẻ để <br />
cung cấp, chú ý đến giọng đọc tôi đọc thơ hay kể chuyện với giọng thật <br />
truyền cảm, phối hợp các động tác minh học phù hợp, để lôi cuốn trẻ chăm <br />
chú lắng nghe, sau đó mới mời trẻ lên đọc thơ, kể chuyện. Tôi chú ý đến <br />
những trẻ đọc chưa chuẩn để rèn và sửa sai cho trẻ.<br />
<br />
VD: Chủ đề "Thế giới động vật" Câu chuyện "Chú dê đen"<br />
<br />
* Hoạt động âm nhạc:<br />
<br />
Tôi dạy cho các cháu hát những bài hát theo chủ điểm cũng như những <br />
bài hát trong chương trình mầm non …Tổ chức cho các cháu cuộc thi “ Đồ Rê <br />
Mí”, tập cho các cháu đóng vai làm ca sĩ lên giới thiệu tên mình và biểu diễn <br />
cho các bạn xem cứ lần lượt như vậy và tất cả các cháu đều được lên hát, <br />
bước đầu các cháu chỉ thuộc lời của bài hát và càng sôi động hơn khi được <br />
nghe nhạc không lời và các cháu là những ca sĩ thể hiện bài hát, thông qua đó <br />
các cháu đã dần dần cảm nhận được giai điệu của bài hát và hiểu được nội <br />
dung của bài hát điều này cho tôi thấy các cháu có khả năng nghe và hiểu <br />
tiếng việt và tôi đã khuyến khích đồng thời tích hợp môn âm nhạc vào mọi <br />
hoạt động nhằm giúp các cháu phát triển vốn tiếng việt tốt hơn nữa<br />
<br />
* Dạy trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái Tiếng việt:<br />
<br />
Nội dung của hoạt động này là giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 <br />
chữ cái, bên cạnh đó còn giúp trẻ đọc đúng các từ, hiểu được nội dung các từ, <br />
từ đó giúp trẻ sử dụng từ đã biết để diễn đạt ý mình muốn nói…<br />
<br />
Trong lớp tôi cũng có một số cháu nói được tiếng phổ thông nhưng <br />
không nhớ mặt chữ cái hay từ ngữ của tiếng Việt, các cháu thể hiện theo bản <br />
năng bắt chước…chính vì vậy mà việc dạy trẻ làm quen với chữ cái sẽ giúp <br />
trẻ nhận biết được chính sát cấu tạo của các chữ cái cũng như cách phát âm, <br />
<br />
Người thực hiện: H’ Ngoăc Hmõk Trang <br />
10<br />
Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở trường <br />
MN<br />
để từ đó trẻ có thẻ nghe, cảm nhận, phát âm và tìm được chữ cái tương ứng <br />
trong từ…<br />
<br />
Ví dụ : Chủ đề “ Gia đình”<br />
<br />
Đề tài : Làm quen chữ cái e, ê.<br />
<br />
Cô tạo tình huống cho trẻ đến thăm nhà 1 bạn, bạn đó ở nhà rất ngoan <br />
và lớp mình có muốn ngoan giống bạn đó không, vậy bây giờ chúng mình hãy <br />
ngồi thật ngoan để xem mẹ bạn ấy tặng cho chúng mình món quà gì nhé ( và <br />
tất nhiên trẻ nào cũng muốn mình ngoan giống như bạn…)<br />
<br />
Cô có tranh “ Mẹ bế bé” dưới tranh cô có từ “Mẹ bế bé” cô cho trẻ <br />
đọc từ dưới tranh ( Cả lớp cùng đọc).<br />
<br />
Cô đặt những câu hỏi cho trẻ trả lời : Trong từ “ Mẹ bế bé có bao <br />
nhiêu tiếng?”<br />
<br />
Để chỉ từ “ Mẹ bế bé” cô cũng có thẻ chữ cái rời ghép lại, bạn nào <br />
giỏi lên rút chữ đã học ( trẻ lên rút chữ đã học và phát âm)<br />
<br />
Cô dẫn dắt tạo tình huống và giới thiệu hôm nay cô sẽ cùng với lớp <br />
mình làm quen với “những chữ cái dễ thương” hay “những chữ cái đáng <br />
yêu”…nhằm lôi cuốn trẻ hứng thú hơn vào hoạt động. Cô phân tích cấu tạo <br />
của chữ cái e, ê, cô giới thiệu cách viết và cho trẻ phát âm chữ cái e, ê. Cô cho <br />
trẻ quan sát và so sánh đặt điểm của hai chữ cái, cô gợi ý cho trẻ nêu được <br />
điểm giống và khác nhau để từ đó giúp trẻ nhớ lâu hơn…và để khắc sâu hơn <br />
về đặc điểm, cấu tạo, và nhận biết chính xác các chữ cái, ta phải luôn tìm tòi, <br />
học hỏi và sưu tầm các trò chơi phù hợp với nội dung để tổ chức cho trẻ <br />
nhằm giúp trẻ nắm được các chữ cái không những thế mà còn giúp cho trẻ <br />
phát âm các chữ cái một cách chính xác hơn.<br />
<br />
Ví dụ : Như trò chơi “ chiếc nón kỳ diệu” hay trò chơi “ Ô cửa bí <br />
mật”… trẻ quay vào trúng chữ cái nào cho trẻ phát âm chữ cái đó…<br />
Người thực hiện: H’ Ngoăc Hmõk Trang <br />
11<br />
Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở trường <br />
MN<br />
Cô cho trẻ chơi các trò chơi chữ cái:<br />
<br />
Ví dụ: Trò chơi tìm chữ cái I, T, C trong bài thơ " Làm nghề như bố" <br />
Tôi viết bài thơ lên giấy rô ki ( mỗi tờ một bài), tôi chia lớp làm 3 đội lên <br />
dùng bút tìm và gạch chân chữ I, T, C có trong từ có trong mỗi câu thơ, đội <br />
nào tìm gạch chân được nhiều chữ I, T, C thì chiến thắng và được tuyên <br />
dương.<br />
<br />
Ví dụ: Tôi cho trẻ nhận biết và phát âm chữ cái qua nhiều trò chơi khác <br />
như " Nối chữ cái với từ có chứa chữ cái đó". " Đưa chữ cái theo yêu cầu của <br />
cô" gắn trên đồ dùng, đồ chơi,...<br />
<br />
Bên cạnh đó tôi luôn tranh thủ thời gian tự làm thêm một số đồ dùng <br />
đồ chơi tự tạo để cho trẻ được thực hành trãi nghiệm.<br />
<br />
Qua một thời gian thực hiện lớp tôi tiến bộ rõ rệt, các cháu hứng thứ <br />
trong học tập, nhiều cháu thuộc chữ cái và phát âm đúng chữ cái do tôi cung <br />
cấp.<br />
<br />
* Hoạt động khám phá khoa học:<br />
<br />
Môn KPKH là một trong những môn học giúp trẻ phát triển nhân thức <br />
và ngôn ngữ tích cực nhất, vì vậy tôi nghĩ cần phát huy hết tác dụng của môn <br />
học này để dạy trẻ.<br />
<br />
Ví dụ : Trong chủ điểm “ Thế giới động vật”<br />
<br />
Đề tài : Những con vật đáng yêu quanh bé.<br />
<br />
Khi cho trẻ quan sát tranh con chó và tôi đố cả lớp đây là con gì? Thì <br />
trẻ trả lời “Asâo” (có nghĩa tiếng việt là con chó ). trước tình huống đó tôi nói <br />
với các cháu: “ cô và các con cùng thi xem ai nói giỏi nhé cô sẽ nói tiếng của <br />
các con và các con nói tiếng của cô các con có đồng ý không ?” và tiêt học của <br />
chúng tôi đã trở thành một “cuộc thi tài” trẻ nào cũng muốn mình là người <br />
<br />
Người thực hiện: H’ Ngoăc Hmõk Trang <br />
12<br />
Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở trường <br />
MN<br />
chiến thắng, và tình huống trên đã được thay đổi các cháu đã cố gắng nói <br />
bằng tiếng việt mỗi khi cô đưa tranh ra.<br />
<br />
Ví dụ: Trẻ Cô<br />
<br />
Con Mèo Miêu<br />
<br />
Con Vịt Bip<br />
<br />
Con Heo Ũn<br />
<br />
Con chó Asâo<br />
<br />
Một hạn chế mà trẻ người đồng bào thường mắc phải, đó là nói thiếu <br />
dấu<br />
<br />
Ví dụ : “ Con vịt” thì trẻ đọc là “con vit”<br />
<br />
Tôi hướng dẫn các cháu cách phát âm đồng thời sửa sai kịp thời cho <br />
các cháu, khuyến khích, tuyên dương những trẻ phát âm đúng, sữa sai và <br />
hướng dẫn cho các cháu phát âm chưa đúng, giúp các cháu khắc phục cũng <br />
như hạn chế được lỗi mất dấu khi phát âm.<br />
<br />
Với hình thức “ thi tài “ hay “ đố vui có thưởng”…giữa cô và trẻ thì <br />
trẻ đã có thể nghe và hiểu được câu hỏi của cô.<br />
<br />
Ví dụ : Chương trình “ Đố vui có thưởng” cô bốc thăm và đọc câu <br />
hỏi: Con chó là động vật sống ở đâu? Trẻ nào biết thì lắc xắc xô và được <br />
quyền trả lời : Thưa cô con Chó là động vật sống trong nhà…<br />
<br />
* Hoạt động làm quen với toán :<br />
<br />
Tôi luôn chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học phù hợp với chủ điểm với <br />
đề tài điều này theo tôi nghĩ là rất cần thiết vì nó tạo cho trẻ sự hứng thú hơn <br />
khi được nhìn ngắm những đồ dùng đẹp, mới lạ đối với các cháu<br />
<br />
Ví dụ: Chủ điểm “ Nghề nghiệp”<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Ngoăc Hmõk Trang <br />
13<br />
Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở trường <br />
MN<br />
Đề tài : Đếm đến 7nhận biêt nhóm đồ dùng có 7 đối tượng chữ số 7 <br />
Với đề tài này tôi chuẩn bị rất nhiều đồ dùng các nghề như quốc, bay, …tôi <br />
cho các cháu gọi tên và nói công dụng của từng đồ dùng, trẻ rất thích thú và <br />
rất vui khi mình nói đúng tên và công dụng của những đồ dùng đó. Mặc dù <br />
bên cạnh đó vẫn còn một số cháu dùng tiếng mẹ đẻ để gọi tên đồ dùng đó và <br />
với tình huống đó tôi đã khuyến khích các cháu bằng cách: Ai gọi đúng tên đồ <br />
dùng thì được tham gia trò chơi cùng với cô. Và trẻ nào cũng muốn mình được <br />
tham gia cuộc chơi, trẻ đã cố gắng gọi tên đồ dùng bằng tiếng việt, và khi các <br />
cháu phát âm được các cháu rất vui.<br />
<br />
* Biện pháp 4. Kết hợp với phụ huynh giúp làm tăng vốn tiếng việt <br />
cho trẻ:<br />
<br />
Có thể nói thời gian của trẻ ở trường với cô giáo rất nhiều, nhưng nếu <br />
chúng ta biết phối hợp với gia đình của các cháu trong việc cung cấp vốn <br />
tiếng việt cho trẻ thì tôi nghĩ chắc chắn sẽ đạt kết quả tốt hơn. Chúng ta có <br />
thể gặp phụ huynh, trao đổi và phân tích cho phụ huynh của các cháu hiểu <br />
được những thuận lợi khi con của họ học nói, nghe và hiểu được tiếng Việt.<br />
<br />
Ví dụ : Trao đổi với phụ huynh nếu "Cháu nghe và hiểu được Tiếng <br />
Việt thì khi vào lớp một cháu sẽ tiếp thu bài một cách tốt hơn mà tiếp thu bài <br />
tốt thì cháu sẽ học giỏi hơn…<br />
<br />
Từ những lời nói ấy đã thúc đẩy phụ huynh quan tâm đến con em hơn, <br />
thường xuyên giao tiếp với trẻ bằng Tiếng việt thay vì giao tiếp với trẻ bằng <br />
tiếng mẹ đẻ khi trẻ ở nhà, trò chuyện với trẻ nhiều hơn, hỏi trẻ tên cô, yêu <br />
cầu trẻ đọc các bài thơ, hát các bài hát mà trẻ được giáo viên dạy trên lớp. <br />
Cho nên trẻ lớp tôi hiện nay nói thạo, nói lưu loát ngôn ngữ Tiếng việt, biết <br />
dùng từ, câu để diễn đạt điều trẻ muốn nói, không còn trẻ nói câu không rõ <br />
nghĩa.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Ngoăc Hmõk Trang <br />
14<br />
Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở trường <br />
MN<br />
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
<br />
Lớp học đúng quy cách, chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ, đẹp mới <br />
lạ cuốn hút trẻ, các đồ dùng, đồ chơi tự tạo…<br />
<br />
Giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, năng động, yêu nghề mến <br />
trẻ, có phẩm chất nghề nghiệp tốt. Bên cạnh đó người giáo viên thường <br />
xuyên sưu tầm nhiều đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động nhằm tạo <br />
hứng thú và lôi cuốn trẻ hơn, không dừng lại ở đố bản thân người giáo viên <br />
cần phải tìm tòi không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, học <br />
hỏi những kinh nghiệm của thế hệ đi trước nhằm trang bị cho mình những <br />
nghệ thuật lên lớp hay hơn nữa.<br />
<br />
Giáo viên là người dân địa phương nên có nhiều thuận lợi trong việc <br />
giảng dạy trẻ.<br />
<br />
Thường xuyên trao đổi, phối hợp với phụ huynh để cùng nhau tìm ra <br />
biện pháp tốt nhất cho việc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.<br />
<br />
d. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp:<br />
<br />
Các biện pháp và giải pháp được thực hiện xuyên suốt trong quá trình <br />
hoạt động của trẻ. Và các biện pháp, giải pháp có mối quan hệ qua lại với <br />
nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau để nhằm cung cấp vốn tiếng Việt cho trẻ.<br />
<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:<br />
<br />
Kết quả khảo nghiệm:<br />
<br />
Qua một vài kinh nghiệm tôi tự nghiên cứu và áp dụng cho các cháu ở <br />
lớp tôi tuy chỉ trong một thời gian ngắn nhưng tôi thấy có sự chuyển biến một <br />
cách rõ rệt và đạt kết quả như sau :<br />
<br />
Huy động trẻ Khả năng nghe, hiểu<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Ngoăc Hmõk Trang <br />
15<br />
Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở trường <br />
MN<br />
và duy trì sĩ số và nói tiếng Việt của trẻ tại lớp<br />
<br />
Tổng Tổng số trẻ Tốt Khá Trung bình Kém<br />
số đi học <br />
học chuyên cần<br />
sinh Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ <br />
số % số % số lệ % số % số %<br />
<br />
30 26 87 11 37 15 50 04 13<br />
<br />
Giá trị khoa học: Đề tài trên tuy chỉ là vài biện pháp nhỏ và đơn giản <br />
nhưng nó đã mang lại cho lớp chúng tôi tác dụng rất lớn trong công tác chăm <br />
sóc giáo dục trẻ ở lớp Lá Buôn MBLớt.<br />
<br />
4. Kết quả .<br />
<br />
Qua quá trình nghiên cứu về một vài kinh nghiệm mà tôi tự tìm tòi, <br />
nghiên cứu và áp dụng cho các cháu ở lớp tôi tuy chỉ trong một thời gian ngắn <br />
nhưng bản thân tôi thấy trẻ lớp tôi có sự chuyển biến một cách rõ rệt, có <br />
hiệu quả, và đạt được kết quả cao.<br />
<br />
Các cháu hứng thứ trong học tập, nhiều cháu thuộc 29 chữ cái và phát <br />
âm chuẩn hơn và mạnh dạn hơn trong mọi hoạt động.<br />
<br />
Trẻ thích học thơ, kể chuyện, nhiều cháu thuộc thơ, kể lại câu <br />
chuyện một cách hoàn chỉnh. Nhờ áp dụng các biện pháp ở trên trong việc <br />
cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số của lớp tôi mà tôi đã gặt hái <br />
được nhiều thành công hơn so với trước và tạo cho việc dạy của mình được <br />
dễ dàng và thuận lợi hơn. Và tôi hi vọng tất cả đồng nghiệp dạy lớp Lá 5 <br />
tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thể sử dụng và các biện pháp trên <br />
trong các hoạt động ở lớp của mình.<br />
<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ :<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Ngoăc Hmõk Trang <br />
16<br />
Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở trường <br />
MN<br />
1. Kết luận :<br />
<br />
Kinh nghiệm cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số là một <br />
việc làm lâu dài và liên tục không phải ngày một ngày hai mà có được. Vì <br />
vậy đòi hỏi cô giáo phải thật sự kiên trì và nhẫn nại cô giáo luôn tạo cho trẻ <br />
sự gần gũi và dành nhiều tình yêu thương gần gũi trẻ. Luôn tạo tình cảm cho <br />
trẻ giao lưu trò chuyện với cô, nghe hiểu lời nói của cô, cuốn hút trẻ tham gia <br />
vào các hoạt động phát triển ngôn ngữ thứ 2 của trẻ thực sự hứng thú. Cô <br />
giáo nên tìm tòi và nghiên cứu “Nghệ thuật lên lớp” để cuốn hút trẻ tham gia <br />
vào tất cả các hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt hơn, <br />
trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn…bên cạnh đó cô giáo nên tạo cho phụ huynh <br />
của trẻ thấy được rằng con em của họ đến trường không chỉ có hát với chơi <br />
mà còn được tham gia tất cả các hoạt động trong chương trình giáo dục mầm <br />
non mới…<br />
<br />
2. Kiến nghị:<br />
<br />
Qua năm học kết quả về chất lượng vốn tiếng Việt ở trẻ mẫu giáo <br />
người dân tộc thiểu số qua hoạt động giao tiếp ngôn ngữ bằng tiếng Việt còn <br />
chưa cao, sẽ ảnh hưởng đến việc học tập ở lớp 1 phổ thông của các em sau <br />
này nên tôi mong muốn cùng với đồng nghiệp nghiên cứu tìm những biện <br />
pháp thiết thực, khả quan đưa vào thực tế giảng dạy để nâng cao chất lượng <br />
làm tăng cường vốn tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số.<br />
<br />
Để tất cả các cháu người đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và trẻ 5 <br />
tuổi nói riêng đến trường và duy trì sĩ số tôi rất mong các quý cấp lãnh đạo <br />
quan tâm nhiều hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, đồ dùng đồ <br />
chơi phù hợp với từng độ tuổi của các cháu.<br />
<br />
Chuyên môn tạo điều kiện cho giáo viên chúng tôi được tham dự các <br />
lớp tập huấn cũng như tổ chức các buổi chuyên đề về chương trình mầm non <br />
<br />
Người thực hiện: H’ Ngoăc Hmõk Trang <br />
17<br />
Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở trường <br />
MN<br />
mới, giúp cho giáo viên chúng tôi trao dồi thêm kiến thức về chuyên môn <br />
nghiệp vụ để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.<br />
<br />
Trên đây là một vài kinh nghiệm “Cung cấp vốn Tiếng Việt cho trẻ dân <br />
tộc thiểu số ở trường mầm non” mà tôi đã rút ra được trong quá trình giảng <br />
dạy của mình. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng <br />
nghiệp, các cấp lãnh đạo nhà trường để việc giảng dạy bộ môn Tiếng Việt <br />
của tôi được tốt hơn.<br />
<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn .<br />
<br />
EaBông, ngày 20 tháng 01 năm 2015<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
H’ Ngoăc Hmok<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
Người thực hiện: H’ Ngoăc Hmõk Trang <br />
18<br />
Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở trường <br />
MN<br />
<br />
<br />
CTHĐ CHẤM SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên.<br />
2. Tài liệu về phương pháp tăng cường tiếng việt cho trẻ đồng bào dân <br />
tộc thiểu số.<br />
3. Tài liệu tập huấn chuyên đề giáo dục mầm non mới.<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Ngoăc Hmõk Trang <br />
19<br />
Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở trường <br />
MN<br />
4. Chuyên đề đặc san giáo dục mầm non.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Người thực hiện: H’ Ngoăc Hmõk Trang <br />
20<br />
Một vài kinh nghiệm cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở trường <br />
MN<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU: Trang<br />
1. Lý do chọn đề tài. 1<br />
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài. 1<br />
3. Đối tượng nghiên cứu. 2<br />
4. Phạm vi nghiên cứu 2<br />
5. Phương pháp nghiên cứu. 2<br />
II. NỘI DUNG:<br />
1.Cơ sở lý luận: <br />
2<br />
2.Thực trạng: 2<br />
a.Thuận lợi, khó khăn <br />
3<br />
a. Thành công, hạn chế. 3<br />
b. Mặt mạnh, mặt yếu. 3<br />
c. Các nguyên nhân và yếu tố tác động. 4 <br />
d. Phân tích dánh giá các vấn đề về thực trạng. <br />
4<br />
1. Các giải pháp, biện pháp thực hiện:<br />
a. Mục tiêu của biện pháp, giải pháp. 5<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. 5<br />
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp. 12<br />
d. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp. 15<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
cứu. 16<br />
2. Kết quả thực hiện:<br />
16<br />
III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ:<br />
1. Kết luận. 16<br />
2. Kiến nghị. 16<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG. 17 <br />
Tài liệu tham khảo 18<br />
Mục lục 19<br />
Người thực hiện: H’ Ngoăc Hmõk Trang <br />
21<br />