intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy Giáo dục công dân

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

151
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập. Với bài mẫu SKKN Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy Giáo dục công dân hy vọng sẽ thật hữu ích khi quý vị tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy Giáo dục công dân

  1. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy Giáo dục công dân MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 Mục lục 1 2 Phần A: Mở đầu 2 3 I. Lý do chọn đề tài 2 4 II. Mục đích nghiên cứu 2 5 III. Đối tượng nghiên cứu 3 6 IV. Phương pháp nghiên cứu 3 7 Phần B: Nội dung 3 8 Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 3 9 I. Cơ sở lý luận 3 10 II. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài 4 11 1. Thuận lợi 4 12 2. Khó khăn 4 13 3. Số liệu thống kê 5 14 Chương II: Nội dung, biện pháp thực hiện giải pháp của đề tài 5 15 I. Khái niệm: 5 16 II. Yêu cầu sư phạm: 5 17 1. Cách thành lập nhóm: 5 18 2. Nội dung thảo luận và thời gian thảo luận 6 19 3. Vai trò của nhóm trưởng 7 20 4. Vai trò của người giáo viên: 8 21 5. Trình bày kết quả thảo luận: 8 22 III. Các đặc điểm của nhóm hiệu quả và kém hiệu quả: 8 IV. Một số kỹ thuật cơ bản của phương pháp dạy học thảo luận 23 nhóm: 9 24 PHẦN C: Kết luận 9 25 I. Kết quả: 9 26 II. Bài học kinh nghiệm 10 27 1. Đánh giá giờ học sử dụng phương pháp thảo luận nhóm: 10 28 2. Giải pháp để kích thích quá trình tham gia thảo luận nhóm: 10 29 III. Tài liệu tham khảo 11 Nguyễn Trung Sơn-Trường THPT số 1 Sa Pa 1
  2. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy Giáo dục công dân PHẦN A: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Sự phát triển của xã hội cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đòi hỏi con người có một số phẩm chất và năng lực nổi lên hàng đầu như năng lực làm việc nhóm, năng lực hoạt động thực tiễn và giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra, năng lực hợp tác, năng lực thích ứng... Những yêu cầu trên đặt ra cho giáo dục phải đổi mới toàn điện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục của xã hội và cá nhân, cách thiết kế chương trình, tìm tòi những phương thức, cách thức giáo dục thích hợp hơn. Một số lý thuyết khoa học gần đây đã làm sáng tỏ bản chất việc học dưới những cách nhìn mới. Tâm lý học hoạt động, khi nghiên cứu bản chất tâm lý người đã chỉ ra rằng tâm lý hình thành trong hoạt động. Từ đó, GS. VS. Phạm Minh Hạc nhấn mạnh: "Nhà trường hiện đại ngày nay là nhà trường hoạt động, dùng phương pháp hoạt động… Thu hẹp sự cưỡng bức của nhà giáo thành sự hợp tác bậc cao" "Phương pháp giáo dục bằng hoạt động là dẫn dắt HS tự xây dựng công cụ làm trẻ thay đổi từ bên trong… Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa thầy và trò, hoạt động hợp tác giữa trò và trò có một tác dụng lớn". Từ đó có thể rút ra kết luận: "cần kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm", dạy học là tổ chức các dạng hoạt động học tập khác nhau cho học sinh, dạy học cần thay đổi phương thức cưỡng bức học sinh học tập bằng phương thức học tập hợp tác, làm việc cùng nhau. Theo quan điểm Tâm lý học lịch sử, L. X. Vưgôtxki cho rằng các chức năng tâm lý cấp cao xuất hiện trước hết ở mức độ liên nhân cách giữa các cá nhân, trước khi chúng tồn tại ở mức độ tâm lý bên trong. Chính vì vậy, theo ông, trong một lớp học, cần coi trọng sự khám phá có trợ giúp hơn là sự tự khám phá. Từ đó cần rút ra một nguyên tắc là dạy học cần tổ chức cho học sinh học tập với sự trợ giúp, hỗ trợ của bạn học, học tập cùng nhau sẽ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Ông bà ta đã dạy rằng: “ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lai nên hòn núi cao” Nhưng, làm sao để tổ chức được một giờ dạy Giáo dục công dân tốt khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm? Việc giảng dạy này được kéo dài trong nhiều buổi học nên người dạy sẽ có cơ hội thiết lập và phát triển một không khí học tập năng động và hữu ích cho học sinh. Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm là một kinh nghiệm vô cùng quý giá cho người giáo viên. Để thành công trong việc giảng dạy theo phương pháp thảo luận nhóm, người giáo viên cần chuẩn bị bài chu đáo và có kỹ năng quản lý nhóm. Người giáo viên không nên cho rằng việc thảo luận trong nhóm tất yếu sẽ xảy ra và dù điều này có diễn ra đi nữa thì nó thường mất trật tự, vô bổ và không đúng yêu cầu học tập. Để tránh tình trạng này, người giáo viên phải biết cách làm việc theo nhóm và có thể kết hợp các phương pháp dạy học để giờ dạy thành công. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Hưởng ứng phong trào “Hai không” mà Bộ GD&ĐT phát động, khẩu hiệu “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và “Dạy học phát huy tính tích cực của người học”. Nguyễn Trung Sơn-Trường THPT số 1 Sa Pa 2
  3. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy Giáo dục công dân III. Đèi TƯỢNG NGHIÊN CỨU Học sinh trường THPT số 1 Sa Pa IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Trực quan - Đàm thoại gợi mở - Điều tra - Phân tích, đánh giá PHẦN B: NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lý luận: Jean Piaget (1896 – 1980) với thuyết mâu thuẫn nhận thức xã hội đã cho rằng: Trong khi tương tác cùng nhau, mâu thuẫn nhận thức xã hội xuất hiện đã tạo ra sự mất cân bằng về nhận thức giữa mọi người. Các cuộc tranh luận diễn ra liên tục và được giải quyết. Trong quá trình đó những lý lẽ, lập luận chưa đầy đủ sẽ được bổ sung và điều chỉnh. Như vậy học là một quá trình xã hội, trong quá trình đó con người liên tục đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn nhận thức. Hay như PGS. TS. Nguyễn Hữu Châu đã khái quát, học là quá trình cá nhân tự kiến tạo kiến thức cho mình nhưng đó là những kiến thức thông qua tương tác với các cá nhân khác, với xã hội và thực tiễn mà có. Từ quan niệm về việc học, quan niệm về hoạt động dạy và phương pháp dạy học cũng thay đổi. Hoạt động dạy học là hoạt động của giáo viên nhằm tổ chức và hướng dẫn hoạt động học của người học, để họ tự khám phá và thực hiện nhiệm vụ học tập. Học tập chịu sự tác động của các tác nhân nhận thức, xã hội, văn hóa, liên nhân cách do vậy dạy học phải tổ chức các dạng hoạt động đa dạng cho HS tham gia, phải tạo ra các tác động dạy học đa dạng như: tác động nhận thức cá nhân (tự phát hiện, tìm tòi, tự lĩnh hội); tác động xã hội, văn hóa (như gắn việc học với hoàn cảnh cụ thể, với bối cảnh văn hóa và xã hội, thời đại); phải tạo ra các tác động tâm lý (sự hợp tác, gắn kết, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích). Trong số phương pháp dạy học đang được sử dụng, phương pháp dạy học nhóm có nhiều ưu thế trong thực hiện các mục tiêu giáo dục mới hiện nay. Hơn nữa, triết lý dạy học của phương pháp dạy học nhóm xuất phát từ những quan niệm mới về bản chất học tập nói chung và việc tổ chức học tập nói riêng. Một học giả đã nói “nếu bạn có một quả táo, tôi có một quả táo, chúng ta trao đổi cho nhau thì mỗi người cũng chỉ có một quả táo. Song nếu bạn có một ý tưởng, tôi có một ý tưởng, chúng ta trao đổi cho nhau thì mỗi người sẽ có hai ý tưởng”. Tuy nhiên, bên cạnh việc đề cao sự hợp tác, phối hợp trong học tập thì phương pháp dạy học nhóm lại nhấn mạnh về thực chất, học tập là một hoạt động cá nhân có tính tích cực cao, những kiến thức mà cá nhân thu nhận được không phải chỉ là kết quả hoạt động riêng biệt của cá nhân người học mà là những điều con người thu nhận được thông qua quá trình cọ sát, chia sẻ, hợp tác. Nếu không Nguyễn Trung Sơn-Trường THPT số 1 Sa Pa 3
  4. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy Giáo dục công dân có quan hệ, không có sự thúc đẩy của hoàn cảnh sống, của xã hội, của bạn học con người không có động lực để học. Còn sự cạnh tranh, đấu tranh giữa những nhận thức trái ngược nhau đã tạo nên động lực thôi thúc sự tìm tòi chân lý của mỗi cá nhân, thúc đẩy cá nhân hoạt động để tự khẳng định mình. Như vậy, phương pháp dạy học nhóm một mặt vừa chú trọng phát huy tính tích cực cao, tính chủ thể của người học; Mặt khác lại chú trọng sự phối hợp, hợp tác cao giữa các chủ thể đó trong quá trình học tập. Cần kết hợp tốt giữa năng lực cạnh tranh và năng lực hợp tác ở người học. Để sử dụng có hiệu quả phương pháp dạy học nhóm, GV cần phải chú trọng xây dựng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhóm, xây dựng vị thế của mỗi người học trong nhóm và trong lớp, hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho häc sinh. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi: - Đây là xu thế chung của giáo dục Việt Nam nên đựơc sự ủng hộ từ các cấp, xã hội, phụ huynh, học sinh… - Chương trình môn Giáo dục công dân có nhiều nội dung không những phù hợp với phương pháp thảo luận nhóm mà còn phát huy hiệu quả cao khi giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm… - Về cơ sở vật chất đã có một số đổi mới tạo điều kiện cho hoạt động thảo luận: phòng công nghệ thông tin, đèn chiếu, bảng phụ, cách bố trí bàn ghế, chỗ ngồi cho HS… - Giáo viên được đào tạo và tập huấn thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy học. - Xã hội hiện nay tạo điều kiện cho con người (Giáo viên và học sinh) có điều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nhau. - Học sinh đã tiếp cận với phương pháp dạy học này từ những năm học cấp dưới ở hầu hết các môn học nên khá quen thuộc với giờ học mà học sinh là chủ thể hoạt động. Một số học sinh có kĩ năng thảo luận nhóm, lãnh đạo nhóm xuất sắc…đã hỗ trợ giáo viên tổ chức giờ dạy thành công. - Phương pháp thảo luận nhóm phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp dạy học truyền thống do vậy gây hứng thú cho người học, kích thích học sinh tư duy tích cực. 2. Khó khăn: - Đây là phương pháp dạy học mới nên giáo viên và học sinh không tránh khỏi lúng túng trong một số kĩ năng, nội dung kiến thức... - Nội dung môn Giáo dục công dân mới, khô, khó, dài… nên giáo viên khó dạy, học sinh khó học. - Đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kĩ năng khác ngoài kĩ năng sư phạm. - Giáo viên khó khăn trong việc đánh giá cụ thể hiệu quả làm việc của từng học sinh. - Cơ sở vật chất có đổi mới nhưng chưa thực sự phù hợp với phương pháp thảo luận nhóm: Số học sinh, không gian lớp học, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, thời gian tiết học… Nguyễn Trung Sơn-Trường THPT số 1 Sa Pa 4
  5. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy Giáo dục công dân - Năng lực học tập của học sinh không đồng đều nên đôi khi việc thảo luận nhóm là sự máy móc không hiệu quả. - Tài liệu tham khảo đặc thù phục vụ cho môn Giáo dục công dân không phong phú, chưa phổ biến… - Quan niệm của xã hội, gia đình, và đặc biệt là học sinh đối với bộ môn này còn khá lệch lạc: không đầu tư, không chú ý thậm chí là xem thường hoặc học cho xong… 3. Số liệu thống kê Khi giáo viên chưa áp dụng phương pháp thảo luận nhóm LỚP SỐ HS GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH 12A4 25 3 12% 9 36% 13 52% 12A3 38 3 7,9% 15 39,5% 20 52,6% 11A5 25 2 8% 10 40% 13 52% 12A2 35 0 0% 17 48,6% 18 51,4% 12A1 34 0 0% 15 44,1% 19 55,9% 11A3 35 0 0% 12 34,3% 23 65,7% 11A2 26 0 0% 7 26,9% 19 73,1% CHƯƠNGII: Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài I. Khái niệm: A.T.Francisco (1993): " Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập" Về thực chất, phương pháp thảo luận là tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổi trong nhóm nhỏ. Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh có thể chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến nội dung bài học. II. Yêu cầu sư phạm: 1. Cách thành lập nhóm: - Việc phân chia nhóm thường dựa trên: + Số lượng học sinh + Chủ đề của bài học + Đặc điểm của học sinh Cách chia nhóm như thế nào cho hợp lý : có thể theo một tiêu chuẩn nào đó của bài học hay của giáo viên và cũng có thể hoàn toàn ngẫu nhiên. Số lượng thành viên của mỗi nhóm có thể thay đổi tùy vào lứa tuổi… Nguyễn Trung Sơn-Trường THPT số 1 Sa Pa 5
  6. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy Giáo dục công dân - GV có thể chọn một số cách chia nhóm sau đây: * Chia nhóm nhỏ cùng thảo luận: Chia học viên thành các nhóm nhỏ để thảo luận về một khía cạnh xoay quanh một vấn đề nào đó. Sau thời gian thảo luận, mỗi nhóm nhỏ cử một thành viên trình bày ý kiến của cả nhóm cho cả lớp. VD: GV cho các nhóm cùng thảo luận vấn đề: Tính hai mặt của cạnh tranh và giải pháp khắc phục mặt hạn chế của cạnh tranh.(Bài 4 – Lớp 11) GV có thể chỉ định nhóm trình bày, nhóm sau không lặp lại ý của nhóm trước, sau đó GV kết luận. * Chia nhóm theo sở thích: Chia thành các nhóm cùng làm một nhiệm vụ được giao trong một thời gian nhất định. Trong lần thảo luận tiếp theo các nhóm hoặc đại diện mỗi nhóm phải trình bày kết quả cho cả lớp. VD: Trước khi học về Bài 9 - lớp 12 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước, giáo viên chia nhóm học sinh tìm hiểu vai trò của pháp luật trong các lĩnh vực ở địa phương, vào tiết học các nhóm cử đại diện trình bày: Nhóm 1: Lĩnh vực Kinh tế Nhóm 2: Lĩnh vực Văn hóa Nhóm 3: Lĩnh vực Xã hội Nhóm 4: Lĩnh vực Bảo vệ môi trường Nhóm 5: Lĩnh vực Quốc phòng an ninh * Chia nhóm đánh giá: Một nhóm chịu trách nhiệm thảo luận một chủ đề nào đó và một nhóm khác có trách nhiệm phê bình đưa ra các quan sát, nhận xét và đánh giá bài trình bày của nhóm kia. VD: Giáo viên cho các nhóm thảo luận vấn đề: Các hình thức vận động của thế giới vật chất(Bài 3- Lớp 10) và cho ví dụ minh họa. Nhóm 1: Vận động cơ học Nhóm 2: Vận động vật lý Nhóm 3: Vận động hóa học Nhóm 4: Vận động sinh học Nhóm 5: Vận động xã hội Giáo viên có thể chỉ định nhóm trình bày, sau đó giáo viên kết luận. * “Giảng - Viết - Thảo luận”: cuối mỗi bài học, học viên phải trả lời những câu hỏi ngắn và chứng minh câu trả lời của mình. Sau khi mỗi cá nhân xử lí các câu hỏi thì so sánh với học viên khác. Sau đó giáo viên tổ chức một buổi thảo luận để kiểm tra các câu trả lời hợp lí. 2. Nội dung thảo luận và thời gian thảo luận - Nội dung thảo luận có thể giống hoặc khác nhau - Thời gian thảo luận có thể căn cứ vào nội dung thảo luận cũng như đặc điểm lớp học. VD: Trong bài 12 - Lớp 11 Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường: Caâu hỏi: Giaûi thích vaø chưùng minh nhöõng phöông höôùng cô baûn nhaèm baûo veä taøi nguyeân vaø moâi tröôøng?(10 phuùt) Nhoùm 1: Muïc tieâu 1, 2 Nhoùm 2: Muïc tieâu 3, 4 Nhoùm 3: Muïc tieâu 5, 6 Nguyễn Trung Sơn-Trường THPT số 1 Sa Pa 6
  7. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy Giáo dục công dân Nhoùm 4: Em coù suy nghó nhö theá naøo veà vaán ñeà khai thaùc taøi nguyeân vaø baûo veä moâi tröôøng trong ñieàu kieän nöôùc ta coøn ngheøo, ñang thöïc hieän coâng nghieäp hoaù, hieän ñaïi hoaù ñaát nöôùc? Caùc nhoùm cöû ñaïi dieän trình baøy (4phuùt/ nhoùm), giaùo vieân choát laïi töøng noäi dung. VD: Bài 13 Chính sách Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá giáo viên chia lớp ra thảo luận: Câu hỏi: Em hãy phân tích và lấy ví dụ chứng minh cho những phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo? - Nhóm 1: Nâng cao chất lượng, hiệu qủa giáo dục và đào tạo. - Nhóm 2: Mở rộng quy mô giáo dục. - Nhóm 3: Ưu tiên đầu tư cho giáo dục. - Nhóm 4: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. - Nhóm 5 : Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục. - Nhóm 6: Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. - Các nhóm thảo luận (3 phút). - Đại diện nhóm trình bày (3 phút/ nhóm), cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến cho các nhóm. VD: Bài: Chính sách Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá gióa viên chia lớp ra làm 4 nhóm thaûo luaän veà nhiệm vụ của khoa học và công nghệ: Câu hỏi: Khoa học và công nghệ coù nhieäm vuï gì? Laáy ví duï minh hoaï cho töøng nhieäm vuï? Caùc nhoùm thảo luận (3 phuùt ) rồi cöû ñaïi dieän trình baøy (5 phuùt - nhóm sau không nói lại ý của nhóm trước), giáo viên kết luận. 3. Vai trò của nhóm trưởng: - Nhóm trưởng phải là người triển khai nội dung: Phải xác định đúng mục tiêu của phần thảo luận nhóm, hướng dẫn các thành viên nhóm chuẩn bị tài liệu và cung cấp tài liệu cho từng người, phân công nhiệm vụ cho từng người và bố trí chỗ ngồi các nhóm viên cho hợp lý để các nhóm viên trình bày nội dung của mình. - Nhóm trưởng phải là người khởi động buổi thảo luận nhóm bằng cách tạo một bầu không khí vào đề một cách sinh động, chân tình và thật sự tho¶i mái. - Trong buổi thảo luận: Người nhóm trưởng phải điều động được tất cả các nhóm viên tham gia tích cực vào buổi thảo luận, người nhóm trưởng phải biết lắng nghe, khuyến khích các thành viên còn rụt rè, ngăn chặn những người nói nhiều, theo dõi và quan sát phản ứng của từng người để điều chỉnh buổi thảo luận. Khai thác nội dung bằng cách đặt câu hỏi kích thích tư duy của từng người. Phát hiện những mâu thuẫn trong cách trình bày của mỗi thành viên, tổng kết lại ý kiến của nhóm ở cuối buổi thảo luận. Nói chung, nhóm trưởng là người quan trọng, để lựa chọn một sinh viên làm nhóm trưởng thì người dạy phải biết quan sát thái độ và cách làm việc của từng học sinh để lựa chọn. Như vậy, nhóm trưởng là người đạo diễn, là MC và là nhạc trưởng cho buổi thảo luận của nhóm,...họ phải thể hiện tốt vai trò của mình để kích thích các nhóm viên hoạt động nhưng không phải nhóm trưởng là người quyết định thành công cho việc thảo luận của nhóm. Nguyễn Trung Sơn-Trường THPT số 1 Sa Pa 7
  8. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy Giáo dục công dân Đồng thời, ở nhiều trường hợp trong nhóm cần có một người ghi biên bản, ghi lại những điểm chính của cuộc thảo luận để trình bày trước cả lớp. HS cần được luân phiên nhau làm “trưởng nhóm” và “thư kí”, luân phiên nhau đại diện cho nhóm trình bày kết quả thảo luận. 4. Vai trò của người giáo viên: Trong thời gian học sinh thảo luận theo nhóm nhỏ, giáo viên cần đi vòng quanh các nhóm và lắng nghe ý kiến của học sinh, giúp đỡ, gợi ý nếu cần thiết: + Người giáo viên phải là người điều động các nhóm nhỏ làm việc. + Phải quan sát và theo dõi hoạt động, công việc của từng nhóm để tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất. + Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc, người giáo viên phải phát hiện các sai lầm mà các nhóm mắc phải khi tham gia nhóm, những sai lầm mang tính điển hình và chưa được sữa chữa để cuối phần thảo luận nhóm giáo viên có nhận xét, góp ý. + Ngoài những vấn đề mà các thành viên nhóm thảo luận tổng kết để báo cáo thì giáo viên phải đặt thêm những câu hỏi bổ sung để phát huy tính tích cực hoạt động của nhóm (Câu hỏi này không phải chỉ dành cho nhóm trưởng trả lời mà là các nhóm viên có liên quan). + Giáo viên phải nhắc lại các ý kiến mà nhóm đã trình bày một lần nữa khẳng định lại ý kiến của nhóm để nhóm cần bổ sung ý kiến hay không. Nhấn mạnh các khái niệm, các ý quan trọng của bài học. + Giáo viên tóm tắt, tổng hợp, liên kết các ý kiến của từng nhóm thảo luận theo thứ tự để nêu bật được nội dung bài học. + Người giáo viên là người hướng dẫn và giúp đỡ các nhóm nếu các nhóm có gặp khó khăn trong quá trình thảo luận. + Cuối cùng, người giáo viên là người hướng dẫn và giúp đỡ các nhóm nếu các nhóm có gặp khó khăn trong quá trình thảo luận. 5. Trình bày kết quả thảo luận: Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức: bằng lời, đóng vai, viết hoặc vẽ lên giấy khổ to…có thể do một người thay mặt nhóm trình bày, có thể nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn nối tiếp nhau. VD: Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, để dạy phần tính hình tài nguyên và môi trường, GV có thể tổ chức cho HS thảo luận những câu hỏi sau: - Nhóm 1: Tại sao nói nước ta “ rừng vàng, biển bạc”? - Nhóm 2: Tài nguyên nước ta đang đứng trước những thách thức nào? - Nhóm 3: Môi trường nước ta đang đứng trước những hiểm hoạ gì? => Các nhóm thảo luận. GV quan sát, hướng dẫn HS Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. GV nhận xét, bổ sung, kết luận về tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay. III. Các đặc điểm của nhóm hiệu quả và kém hiệu quả: GV có thể đánh giá hiệu quả hoạt động thảo luận của các nhóm qua một số tiêu chí sau: - Lãnh đạo Nguyễn Trung Sơn-Trường THPT số 1 Sa Pa 8
  9. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy Giáo dục công dân - Sự tham gia - Mâu thuẫn - Mối tương tác - Sự tôn trọng ý kiến - Ý thức trách nhiệm- tính tự giác - Hiểu mục tiêu của nhóm IV. Một số kỹ thuật cơ bản của phương pháp dạy học thảo luận nhóm: - Kỹ thuật thiết lập mục tiêu hoạt động nhóm - Kỹ thuật thiết kế nhiệm vụ học tập nhóm - Kỹ thuật thiết kế nhóm học tập: bao gồm việc hình thành nhóm; Các loại nhóm và cấu trúc nhóm; Kỹ thuật xác định quy mô nhóm. - Kỹ thuật thiết lập, duy trì, kiểm soát các mối quan hệ tương tác trong hoạt động nhóm. - Kỹ thuật tổ chức, hướng dẫn và quản lý, đánh giá hoạt động học theo nhóm của học sinh trong phương pháp dạy học nhóm - Vấn đề xác lập các điều kiện dạy học khác PHẦN C: KẾT LUẬN Khi làm việc theo nhóm nhỏ, học sinh và giáo viên đều gặp những khó khăn nhất định, để dung hòa giáo viên có thể thảo luận với nhóm để tìm ra cách làm việc tốt nhất. Trong khi nhóm thảo luận, nhóm trưởng có vai trò rất quan trọng, giáo viên phải quan sát và nhạy cảm với thái độ của nhóm và cách cư xử của từng thành viên. I. KẾT QUẢ: Thảo luận nhóm có phê bình, đóng vai, tranh luận và nghiên cứu là một trong những phương pháp giảng dạy hiệu quả nhằm khơi dậy sự nhiệt tình của học sinh, khuyến khích học sinh tham gia thảo luận nhóm. Học sinh theo đó cũng có cơ hội học tập trong môi trường không bị kiểm soát nhưng vẫn “an toàn”. Ngoài ra học sinh cũng tập phản ứng với những tình huống phức tạp và “có thật” sẽ gặp trong cuộc sống sau này. Cụ thÓ là: - Xây dựng tinh thần đồng đội và các mối quan hệ tương hỗ - Cân bằng tâm lý, khả năng hoà nhập, kĩ năng giao tiếp và tính tự trọng tốt hơn. - Kết quả và thành tích học tập cao hơn: + Kiến thức của HS sẽ giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học. + Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu học hỏi giữa các thành viên trong nhóm. + Nhờ không khí thảo luận nhóm cởi mở giúp học sinh thoải mái, tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến của mình và biết lắng nghe có phê phán ý kiến của những thành viên khác. Nguyễn Trung Sơn-Trường THPT số 1 Sa Pa 9
  10. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy Giáo dục công dân - Kết quả cụ thể + Nhóm lớp giáo viên thường xuyên áp dụng phương pháp thảo luận nhóm: LỚP SỐ HS GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH 12A4 25 12 48% 13 52% 0 0% 12A3 38 9 23,7% 27 71,1% 2 5,2% 11A5 25 5 20% 20 80% 0 0% 12A2 35 1 2,9% 22 62,9% 12 34,3% + Nhóm lớp giáo viên không thường xuyên áp dụng phương pháp thảo luận nhóm: LỚP SỐ HS GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH 12A1 34 0 0% 24 70,6% 10 29,4% 11A3 35 0 0% 17 48,6% 18 51,4% 11A2 26 0 0% 12 46,2% 14 53,8% II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Đánh giá giờ học sử dụng phương pháp thảo luận nhóm: - Ưu điểm: Tất cả các thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia chia sẻ ý kiến và kinh nghiệm của mình với cả nhóm. Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc giáo viên có thể thay đổi cấu trúc của nhóm để tạo cơ hội cho các thành viên có dịp trao đổi nhiều người với nhau. Xây dựng ý thức làm việc theo nhóm. - Khuyết điểm: Trong quá trình thảo luận nhóm có thể có một vài thành viên trong nhóm nổi trội hơn nhưng cũng có một vài thành viên khác trong nhóm cũng có thể bị co lại và ít tham gia vào hoạt động nhóm hơn. Đối với phương pháp này tốn nhiều thời gian hơn để có thể cho tất cả các thành viên đều tham gia. Phương pháp này cũng không phù hợp với lớp đông. 2. Giải pháp để kích thích quá trình tham gia thảo luận nhóm: Để tổ chức hoạt động nhóm nhỏ có hiệu quả, có nhiều phương tiện giúp giáo viên kích thích học sinh tham gia thảo luận. Do đó, tuỳ theo nhu cầu và mục tiêu của mình, giáo viên có thể chọn các phương tiện phù hợp. Sau đây là một số gợi ý về phương tiện khuyến khích sự thảo luận của sinh viên mà giáo viên có thể tham khảo: - Bài kiểm tra trắc nghiệm ngắn (về các nội dung còn chưa rõ ràng…). - Giải quyết bằng một tình huống. - Các tài liệu trực quan như hình ảnh,…. - Băng ghi âm hoặc hình (một cuộc phỏng vấn, âm thanh, …) - Các tài liệu thu thập trên mạng internet. - Các bản tóm tắt về một nội dung chủ đề theo trọng tâm bài học… Tùy thuộc vào đối tượng học sinh, cơ sở vật chất của nhà trường,…mà giáo viên có thể sử dụng để kích thích quá trình hoạt động của nhóm, tạo hứng khởi cho Nguyễn Trung Sơn-Trường THPT số 1 Sa Pa 10
  11. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong giảng dạy Giáo dục công dân thành viên trong mỗi nhóm tham gia thảo luận (Phải có định hướng thì học sinh mới có thể đi vào thảo luận nhóm hiệu quả). Giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp thảo luận khác nhau trong các tiết học khác nhau để tránh trùng lặp dễ gây nhàm chán ở học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bùi Gia Thịnh, “Lý thuyến kiến tạo, một hướng phát triển mới của lý luận dạy học hiện đại" - T/c Thông tin KHGD số 52, tháng 11&12/1995, tr. 30-34. Nguyễn Hữu Châu, “Dạy học Kiến tạo, vai trò của người học và quan điểm kiến tạo trong dạy học”, T/c Dạy và học ngày nay số 5/2005. Phạm Minh Hạc, “Tâm lý học Vgôtxki”. NXB Giáo dục, Hà Nội 1997. Trên đây chỉ là kết quả của sự tìm tòi, tự mày mò nhằm thổi thêm chút sinh khí cho bộ môn GDCD của cá nhân tôi. Chắc hẳn còn nông cạn và nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía đồng nghiệp! NGƯỜI THỰC HIỆN NGUYỄN TRUNG SƠN Nguyễn Trung Sơn-Trường THPT số 1 Sa Pa 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2