THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN<br />
1. Tên sáng kiến: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ NỘI <br />
<br />
DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TOÁN LỚP 11<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp dạy học môn toán lớp 11<br />
<br />
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 5 tháng 9 năm 2015 đến ngày 30 tháng 5 năm <br />
<br />
2016<br />
<br />
4. Tác giả:<br />
<br />
Họ và tên: Tạ Thị Hằng<br />
Năm sinh: 1986<br />
Nơi thường trú: Số nhà 26/124 Trần Huy Liệu, Phường Trường Thi, Thành phố <br />
Nam Định, tỉnh Nam Định<br />
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Sư phạm<br />
Chức vụ công tác: Giáo viên<br />
Nơi làm việc: Trường THPT Mỹ Lộc<br />
Địa chỉ liên hệ: Km số 4, xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định<br />
Điện thoại: 0942.893.459<br />
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%<br />
<br />
5. Đồng tác giả: (Không)<br />
<br />
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: <br />
Tên đơn vị: Trường THPT Mỹ Lộc<br />
Địa chỉ: Km số 4, xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định<br />
Điện thoại: 0942.893.459<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN <br />
<br />
IĐiều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến<br />
<br />
Trong đường lối xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan <br />
tâm đến sự nghiệp giáo dục, coi sự nghiệp giáo dục là quốc sách hàng đầu, là chìa khóa <br />
để mở đường cho sự phát triển kinh tế, ổn định đất nước và là một yếu tố đảm bảo <br />
nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người.Theo Luật giáo dục: “Mục tiêu của giáo <br />
dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm <br />
mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình <br />
thành nhân cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách <br />
nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, <br />
tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc’’. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về <br />
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng nêu rõ : “Tiếp tục đổi mới mạnh <br />
mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, <br />
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp <br />
đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự <br />
học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng <br />
lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các <br />
hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ <br />
thông tin và truyền thông trong dạy và học”. <br />
Tuy nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều <br />
vào người giáo viên, những người trực tiếp thể hiện tinh thần đổi mới nói trên trong <br />
từng tiết học.Vì vậy trước nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó cho ngành giáo dục <br />
đòi hỏi mỗi thầy cô giáo phải nỗ lực hơn trong nhiệm vụ trồng người. <br />
Nhiều học sinh coi môn toán là môn học khó, khô khan chỉ toàn công thức và <br />
những con số tính toán đến đau đầu,…. Chính vì vậy là một giáo viên toán tôi luôn suy <br />
nghĩ làm thế nào để tạo cho học sinh hứng thú học tập? yêu thích môn toán? Từ đó giúp <br />
học sinh phát triển trí tuệ, rèn các thao tác tư duy cơ bản, khả năng giao tiếp ứng xử <br />
trong mỗi tiết học.<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Từ những lí do trên tôi không ngừng học hỏi, tìm hiểu, nghiên cứu sách, dự giờ <br />
trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp và qua thực nghiệm giảng dạy trên lớp của mình <br />
tôi nhận thấy rằng: Trong mỗi tiết học nếu xen kẽ các hoạt động nhóm sẽ giúp học sinh <br />
học tập tích cực chủ động, học sinh bộc lộ mình, tự học tập lẫn nhau, tự chiếm lĩnh <br />
kiến thức, tiết học sẽ không khô khan và nhàm chán. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề <br />
tài “ Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học một số nội dung của chương trình <br />
toán lớp 11”.<br />
<br />
IIMô tả giải pháp<br />
<br />
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến<br />
<br />
Trước đây đa số học sinh trường Trung Học Phổ Thông Mỹ Lộc đã có ý thức <br />
về tầm quan trọng của môn toán, tuy nhiên chất lượng học tập chưa cao, chất lượng <br />
đầu vào của học sinh lớp 10 thấp, nhiều em đỗ vào lớp 10 nhưng điểm toán dưới trung <br />
bình, học sinh chỉ làm được những bài tập theo mẫu, khả năng tư duy kém. Các em có <br />
quá nhiều kiến thức hổng vì vậy các em dễ chán nản và không thích học toán, trong mỗi <br />
tiết giáo viên phải tìm đủ mọi cách để các em chú ý và không làm việc riêng. Hơn nữa <br />
trong những tiết toán có nhiều công thức học sinh tiếp thu một cách thụ động nên rất <br />
nhanh quên và không muốn học.Vấn đề đặt ra để nâng cao chất lượng học toán là giáo <br />
viên phải đổi mới phương pháp dạy học trong mỗi tiết, một trong những phương pháp <br />
đó là tổ chức dạy học theo nhóm. Trước kia và hiện nay cũng đã có nhiều tác giả nghiên <br />
cứu về phương pháp này: Hoàng Lê Minh; Trịnh Thanh Nguyện; Bùi Văn Nghị,…Hầu <br />
hết các tác giả đã cho thấy tính ưu việt của phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ. Tuy <br />
nhiên tổ chức hoạt động nhóm trong mỗi tiết học như thế nào là sự khéo léo tìm tòi, <br />
nghiên cứu của mỗi thầy cô giáo vừa đáp ứng được mục tiêu của tiết học vừa tạo hứng <br />
thú, tăng cường khả năng tự học cho học sinh. <br />
<br />
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến<br />
<br />
+ Mục tiêu của đề tài<br />
Đề xuất và tiến hành thực hiện các giải pháp nhằm đổi mới phương pháp dạy <br />
học.<br />
Tăng cường năng lực tự học, năng lực làm việc theo nhóm.<br />
Nâng cao năng lực tự nghiên cứu tài liệu của học sinh dưới sự hướng dẫn của <br />
giáo viên. <br />
3<br />
Tạo hứng thú, niềm say với toán học cho học sinh<br />
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các giải pháp.<br />
+ Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề xuất đến việc sử dụng hoạt động nhóm <br />
trong việc hình thành định nghĩa, khái niệm, củng cố lí thuyết, luyện tập trong giảng dạy <br />
bộ môn toán 11 và trong việc tự nghiên cứu hai chuyên đề ôn tập kì thi Trung Học Phổ <br />
Thông Quốc gia: Phương trình vô tỉ và hệ phương trình.<br />
+ Phương pháp nghiên cứu: Điều tra thực tế, sưu tầm, tổng hợp tài liệu, phương pháp <br />
thực nghiệm.<br />
+ Thời gian thực hiện đề tài: Từ năm học 20142015 đến nay.<br />
<br />
2.1 Một số đặc điểm của phương pháp dạy học theo nhóm<br />
<br />
a) Bản chất phương pháp dạy học theo nhóm<br />
<br />
Phương pháp dạy học theo nhóm hay còn gọi là “phương pháp thảo luận nhóm”: <br />
Học sinh được phân chia thành những nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nhiệm về một <br />
mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các <br />
hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện <br />
một mục tiêu chung trong thời gian nhất định.<br />
<br />
b) Ưu điểm phương pháp dạy học theo nhóm<br />
<br />
Học tập theo nhóm nuôi dưỡng một môi trường học tập có lợi, bởi học tập theo <br />
nhóm bao giờ cũng sôi nổi. Nó tạo cơ hội cho học sinh sử dụng các phương pháp, <br />
nguyên tắc diễn đạt ngôn ngữ. Các học sinh nhút nhát, thường là ít phát biểu trong lớp sẽ <br />
có môi trường động viên để tham gia xây dựng bài. Hơn thế nữa, hầu hết các các hoạt <br />
động nhóm đều mang trong nó cơ chế tự sửa lỗi và học sinh dạy lẫn nhau, theo đó các <br />
lỗi sai đều được giải đáp, mà thường là trong bầu không khí rất thoải mái. Với việc thảo <br />
luận cùng với các thành viên khác trong lớp và nhóm, nhiệm vụ học tập được giải quyết <br />
dễ dàng hơn. Thông qua trao đổi trong nhóm kết hợp được sức mạnh của từng cá nhân, <br />
dẫn đến sự hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong học tập. Trên cơ sở những hoạt động chung sẽ <br />
khơi dậy tinh thần tập thể, vì lợi ích của nhóm, của cộng đồng và xã hội.<br />
<br />
Trong các giờ học theo nhóm, cùng một đơn vị thời gian nhưng có thể huy động <br />
được nhiều học sinh tham gia vào các hoạt động học tập, điều này rất có ý nghĩa đối với <br />
việc tăng tính tích cực và tính năng động của người học. <br />
4<br />
Khi học tập trong nhóm, học sinh sẽ thảo luận xoay quanh từng đề tài cụ thể. <br />
Hoạt động này không những lý thú mà còn tạo nhiều cơ hội cho các em học hỏi. Người <br />
học sẽ phải xử lý các tài liệu mới, sau đó tự mình tìm hiểu nó. Phương pháp học theo <br />
nhóm đã chuyển trách nhiệm phải hiểu được bài sang cho người học. Khi làm việc trong <br />
nhóm sẽ có sự so sánh thường xuyên các kết quả của từng cá nhân, học sinh sẽ có một ý <br />
niệm rõ ràng về giá trị chân thực của chính mình, lòng tự trọng, chính đó là điều kiện <br />
đầu tiên của sự trưởng thành về mặt nhân cách xã hội.<br />
<br />
Nếu xét các thành tố giáo dục, có tính đến yếu tố “dạy lẫn nhau”, hoạt động <br />
nhóm bao gồm tất cả những gì học sinh cần. Học sinh có cơ hội thực hành các kỹ năng <br />
trí tuệ bậc cao như kỹ năng sáng tạo, đánh giá, tổng hợp và phân tích. Các em cũng thực <br />
hành các “kỹ năng thông thường” như khả năng cùng làm việc và giao tiếp với nhau.<br />
<br />
Ngoài ra, hoạt động nhóm mang lại cho học sinh một cơ hội thuận lợi để làm <br />
quen với nhau. Nó cũng khơi dậy sự gắn bó tập thể, đặc biệt là khi có hiện diện yếu tố <br />
cạnh tranh, sẽ là một động cơ học tập rất mạnh. <br />
<br />
c) Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm<br />
<br />
Giáo viên phân công nhóm hợp lí phù hợp với sơ đồ lớp học; trình độ học sinh.<br />
<br />
Giáo viên quy định thời gian làm việc rõ ràng cho các nhóm.<br />
<br />
Ban đầu học sinh chưa quen với cách làm việc theo nhóm phải hướng dẫn học <br />
sinh cách làm việc cách đặt ra các câu hỏi vấn đáp nhóm khác.<br />
<br />
Giáo viên chú ý quan sát học sinh trong quá trình thảo luận để tránh một số học <br />
sinh lười học không tham gia thảo luận, và có biện pháp giúp đỡ khi học sinh gặp <br />
khó khăn.<br />
<br />
d) Các bước tổ chức hoạt động nhóm<br />
<br />
Các Giáo viên (GV) Học sinh (HS)<br />
bước<br />
Bước 1 Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ Nhận xét, phát hiện vấn đề<br />
nhận thức<br />
Giao <br />
nhiệm Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ Tham gia vào các nhóm, tổ chức <br />
nhóm<br />
vụ và cho các nhóm<br />
<br />
5<br />
hướng Hướng dẫn cách làm việc theo Thu thập thông tin, tái hiện tri thức <br />
dẫn nhóm, hướng dẫn học sinh đặt câu chuẩn bị làm việc trong nhóm<br />
<br />
thực hỏi vấn đáp nhóm vừa trình bày<br />
<br />
hiện <br />
Khích lệ HS làm việc, khuyến Tự đặt mình vào các tình huống, <br />
khích sự tham gia của mỗi cá nhân đưa ra cách xử lý tình huống, trao <br />
Bước 2<br />
HS vào các hoạt động học tập đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm, <br />
Thực <br />
chung của nhóm. xử lý thông tin.<br />
hiện <br />
Đưa ra những câu hỏi gợi ý khi Tự ghi lại ý kiến theo chủ kiến <br />
nhiệm <br />
thảo luận bế tắc hoặc đi chệch của mình, khai thác những gì đã hợp <br />
vụ <br />
hướng. tác với bạn hoặc tham khảo thêm ý <br />
nhóm<br />
kiến của GV để bổ sung sản phẩm <br />
ban đầu của mình<br />
Yêu cầu mỗi nhóm báo cáo kết Đại diện các nhóm trình bày, bảo <br />
quả. vệ sản phẩm của mình trước lớp.<br />
<br />
Ghi lại những điểm nhất trí và Tỏ thái độ trước những ý kiến của <br />
Bước 3<br />
chưa nhất trí, những khía cạnh mà các nhóm khác<br />
Báo cáo <br />
các nhóm bỏ qua. Khai thác bổ sung ý kiến của các <br />
kết <br />
Tổ chức thảo luận toàn lớp sau khi nhóm khác, điều chỉnh sản phẩm <br />
quả<br />
mỗi nhóm trình bày xong: Lúc đầu của nhóm mình.<br />
khi học sinh chưa quen giáo viên có <br />
thể gợi ý cho học sinh các câu hỏi <br />
để hỏi vấn đáp nhóm vừa trình bày<br />
Tóm tắt từng vấn đề. So sánh, đối chiếu kết luận của <br />
giáo viên và của các bạn với sản <br />
Bước 4<br />
phẩm ban đầu của mình.<br />
Đánh <br />
Đưa ra những nhận xét đánh giá Tự sửa sai, bổ sung, điều chỉnh <br />
giá<br />
về kết quả của từng nhóm, từ đó những gì cần thiết.<br />
đưa ra các kết luận chung.<br />
<br />
Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề Tự rút kinh nghiệm về cách học, <br />
<br />
6<br />
tiếp theo. cách sử lý tình huống, cách giải <br />
quyết vấn đề của mình.<br />
<br />
<br />
<br />
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng không nên cho rằng bài nào cũng cần thảo luận nhóm <br />
để đổi mới phương pháp giảng dạy. Trên thực tế chỉ những bài mà có tình huống cần <br />
thảo luận thì mới nên chia nhóm. Sau đây tôi xin nêu ra một số tình huống mà tôi đã áp <br />
dụng thảo luận nhóm hiệu quả trong các tiết học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.2 Thực nghiệm về sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong một số nội <br />
dung của chương trình môn toán lớp 11<br />
<br />
2.2.1 Một số nội dung thực nghiệm<br />
<br />
<br />
STT Tên bài Nội dung thực hiện hoạt động nhóm<br />
<br />
<br />
ATổ chức hoạt động nhóm trong việc hình thành định nghĩa, khái niệm <br />
<br />
Một số phương trình Tổ chức hoạt động nhóm hình thành định <br />
1 lượng giác thường gặp nghĩa phương trình bậc nhất đối với một <br />
(Đại số và giải tích 11) hàm số lượng giác<br />
Nhị thức Niutơn Tổ chức hoạt động nhóm để tiếp cận công <br />
2 thức khai triển nhị thức Niu Tơn<br />
(Đại số và giải tích 11)<br />
Cấp số cộng Tổ chức hoạt động nhóm để tiếp cận khái <br />
3<br />
(Đại số và giải tích 11) niệm cấp số cộng<br />
Công thức tính đạo hàm Tổ chức hoạt động nhóm để tiếp cận công <br />
của hàm số thức tính đạo hàm của hàm số <br />
4<br />
<br />
<br />
(Đại số và giải tích 11)<br />
<br />
BTổ chức hoạt động nhóm trong việc củng cố lí thuyết<br />
<br />
<br />
7<br />
Phương trình lượng giác Tổ chức hoạt động nhóm để củng cố công <br />
1<br />
cơ bản thức nghiệm của phương trình và điều kiện <br />
(Đại số và giải tích 11) phương trình có nghiệm<br />
Tổ chức hoạt động nhóm để củng cố để <br />
Ôn tập Chương 2 củng cố các kiến thức về hai đường thẳng <br />
2<br />
(Hình học 11) song song;đường thẳng song song với mặt <br />
phẳng; hai mặt phẳng song song<br />
Đại cương về đường <br />
Tổ chức hoạt động nhóm để củng cố khái <br />
3 thẳng và mặt phẳng<br />
niệm hình chóp và hình tứ diện<br />
(Hình học 11)<br />
<br />
CTổ chức nhóm trong việc luyện tập<br />
<br />
Đại cương về đường Tổ chức hoạt động nhóm để luyện tập cách <br />
1 thẳng và mặt phẳng xác định giao tuyến của hai mặt phẳng; giao <br />
(Hình học 11) điểm của đường thẳng và mặt phẳng<br />
Xác suất Tổ chức hoạt động nhóm luyện tập tính xác <br />
2<br />
(Đại số và giải tích 11) suất <br />
DTổ chức hoạt động nhóm trong việc ôn tập hai chuyên đề ôn thi THPT quốc <br />
gia<br />
Thực hiện với học sinh Tổ chức hoạt động nhóm hệ thống kiến thức <br />
1<br />
lớp 11 về phương trình vô tỉ<br />
Thực hiện với học sinh Tổ chức hoạt động nhóm hệ thống kiến thức <br />
2<br />
lớp 11 về hệ phương trình<br />
<br />
2.2.2 Quá trình thực nghiệm<br />
<br />
A) Tổ chức hoạt động nhóm trong việc hình thành định nghĩa, khái niệm, định lí<br />
<br />
Ví dụ 1: Tổ chức hoạt động nhóm hình thành định nghĩa phương trình bậc nhất đối với <br />
một hàm số lượng giác<br />
<br />
*) Chuẩn bị:<br />
<br />
Phân nhóm: 4 học sinh là một nhóm ( cả lớp có 10 nhóm).<br />
<br />
Phiếu học tập cho các nhóm.<br />
<br />
Giấy A4 để các nhóm ghi kết quả.<br />
<br />
Máy chiếu kết quả.<br />
8<br />
*) Tiến hành thực hiện hoạt động nhóm<br />
<br />
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm và hướng dẫn thực hiện <br />
<br />
Nhóm 2468: Giải phương trình a) b) <br />
<br />
Nhóm 1310: Giải phương trình c) d) <br />
<br />
Nhóm 579 : Giải phương trình e) f )<br />
<br />
Bước 2: Thực hiện hoạt động nhóm <br />
<br />
Giáo viên:<br />
Theo dõi học sinh làm việc theo nhóm và nhắc nhở nếu có <br />
học sinh trong nhóm không làm việc.<br />
Có biện pháp hỗ trợ kịp thời nếu nhóm nào gặp khó khăn : <br />
Gợi ý cho nhóm 579 là chuyển về dạng cơ bản đã học trong các tiết <br />
trước.<br />
Học sinh:<br />
Các thành viên của nhóm độc lập suy nghĩ, thảo luận và thống <br />
nhất để đi đến kết quả chung.<br />
Cử đại diện ghi lại kết quả làm việc của nhóm mình.<br />
Thời gian làm việc của mỗi nhóm : 5 phút <br />
Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả và phản biện <br />
Các nhóm nộp kết quả, các nhóm có nhiệm vụ giống nhau thì nhóm hoàn <br />
thành nhanh nhất lên trình bày kết quả (người trình bày là do nhóm khác chỉ <br />
định)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Các nhóm còn lại quan sát phần trình bày để nhận xét, phản biện<br />
<br />
Giải phương trình a) b).<br />
<br />
Nhóm 4 trình bày kết quả. <br />
<br />
Nhóm 8 nhận xét: Nhóm 4 giải sai cả hai phương trình.<br />
<br />
Hai nhóm còn lại 26 không đồng ý với nhận xét của nhóm 8. Theo nhóm 6 <br />
kết quả câu a của nhóm 4 là sai nhưng câu b vẫn đúng vì đề bài cho không rõ góc <br />
đo ở đơn vị nào nên ta dùng độ hay radian cũng được. Giáo viên khẳng định lại <br />
nhận xét của nhóm 6 đúng và nhận xét chung kết quả của bốn nhóm, cho nhóm <br />
6 điểm 9 mặc dù làm chậm nhất nhưng phần phản biện và bài làm tốt.<br />
<br />
Giải phương trình c) d)<br />
<br />
Nhóm 3 trình bày kết quả<br />
<br />
Nhóm 1 nhận xét: Hai câu nhóm 3 làm đều đúng <br />
<br />
<br />
10<br />
Nhóm 10 đồng ý với ý kiến của nhóm 1.<br />
<br />
Qua kết quả của 2 nhóm 110 giáo viên hỏi nhóm 3: Nhóm 110 dùng đơn vị <br />
là radian để viết công thức nghiệm của câu (a) là đúng hay sai? Nhóm 3 khẳng <br />
định là sai vì góc ở đây đề bài cho theo đơn vị độ.<br />
<br />
Giáo viên nhận xét bài làm và phần trả lời phản biện của nhóm 3 rất tốt và <br />
cho nhóm 3 điểm 10 .<br />
<br />
Giải phương trình e) f )<br />
<br />
Nhóm 5 trình bày <br />
<br />
Hai nhóm còn lại đồng ý với kết quả của nhóm 5.<br />
<br />
Giáo viên nhận xét bài làm của nhóm 5 là đúng và lưu ý cho nhóm 7 và cả <br />
lớp<br />
<br />
. Cho nhóm 5: 10 điểm (lấy vào điểm kiểm tra bài cũ)<br />
<br />
Bước 4: Đánh giá kết quả và sử dụng kiến thức thu được sau khi thực hiện <br />
nhiệm vụ tiếp cận định nghĩa phương trình bậc nhất đối với một hàm số <br />
lượng giác<br />
<br />
Giáo viên nhận xét chung: Các nhóm làm việc rất tích cực, các thành viên trong <br />
mỗi nhóm tích cực trao đổi yêu cầu các nhóm phát huy tinh thần làm việc trong <br />
các hoạt động nhóm tiếp theo.<br />
Từ bài làm của nhóm 579 dẫn dắt học sinh vào bài mới: “ Mặc dù phương trình <br />
của nhóm 5, 7, 9 không phải là dạng phương trình lượng giác cơ bản mà ta đã <br />
học ở các tiết trước nhưng ta hoàn toàn có thể giải được bằng cách chuyển về <br />
phương trình cơ bản. Bài hôm nay chúng ta sẽ học các dạng phương trình lượng <br />
giác như trên”.<br />
*) Hiệu quả của hoạt động nhóm : Qua việc tổ chức hoạt động nhóm trên tôi thấy<br />
Tiết học được bắt đầu một cách sôi nổi, hào hứng. <br />
Học sinh ôn lại các dạng phương trình đã học ở các tiết trước chủ động hơn <br />
trong việc tiếp thu kiến thức mới, học sinh có thể tự tìm ra phương pháp giải <br />
các phương trình lượng giác sẽ được học trong bài mới bằng cách chuyển về <br />
dạng phương trình đã học.<br />
Tinh thần làm việc theo nhóm của học sinh được hình thành. <br />
<br />
11<br />
Giáo viên phát hiện được những sai lầm mà học sinh hay mắc phải, các kiến <br />
thức mà học sinh còn hổng trong bài trước, nắm được những học sinh học <br />
yếu để có những phương pháp hỗ trợ kịp thời.<br />
<br />
Ví dụ 2: Tổ chức hoạt động nhóm để tiếp cận công thức khai triển nhị thức Niu Tơn.<br />
<br />
*) Chuẩn bị:<br />
<br />
Phân nhóm: 4 học sinh là một nhóm.<br />
<br />
Phiếu học tập cho các nhóm.<br />
<br />
Giấy A4 để các nhóm ghi kết quả.<br />
<br />
Máy chiếu kết quả.<br />
<br />
*) Tiến hành thực hiện hoạt động nhóm<br />
<br />
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm và hướng dẫn thực hiện <br />
<br />
Nhóm 135: Khai triển và tính <br />
<br />
<br />
Nhóm 24610: Khai triển và tính <br />
Nhóm 789: Khai triển <br />
<br />
Bước 2: Thực hiện hoạt động nhóm <br />
<br />
Giáo viên:<br />
Theo dõi học sinh làm việc theo nhóm và nhắc nhở nếu có <br />
học sinh trong nhóm không làm việc.<br />
Có biện pháp hỗ trợ kịp thời nếu nhóm nào gặp khó khăn : <br />
Gợi ý cho nhóm 24610 chuyển về dạng bậc hai để khai triển <br />
Học sinh:<br />
Các thành viên của nhóm độc lập suy nghĩ, thảo luận và thống <br />
nhất để đi đến kết quả chung.<br />
Cử đại diện ghi lại kết quả làm việc của nhóm mình.<br />
Thời gian làm việc của mỗi nhóm : 3 phút <br />
Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả và phản biện <br />
Các nhóm nộp kết quả, các nhóm có nhiệm vụ giống nhau thì nhóm hoàn <br />
thành nhanh nhất lên trình bày kết quả (người trình bày là do nhóm khác chỉ <br />
định)<br />
12<br />
13<br />
Các nhóm còn lại quan sát phần trình bày để nhận xét, phản biện<br />
<br />
14<br />
Khai triển và tính <br />
<br />
<br />
Nhóm 5 lên thuyết trình, nhóm1 và nhóm 3 đồng ý với kết quả của nhóm 5, giáo <br />
viên phê bình nhóm 3 không thuộc hằng đẳng thức.<br />
Khai triển và tính <br />
Nhóm 4 trình bày hai nhóm còn lại đồng ý với kết quả của nhóm 4, giáo viên <br />
nhận xét bài làm của 3 nhóm chính xác tuy nhiên cách khai triển của nhóm 2 <br />
dài, thiếu tư duy.<br />
Khai triển . Nhóm 9 trình bày, các nhóm còn lại đồng ý với kết quả của <br />
nhóm 9, giáo viên nhận xét kết quả của các nhóm chính xác tuy nhiên cách <br />
khai triển của nhóm 8 dài.<br />
<br />
Bước 4: Đánh giá kết quả và sử dụng kiến thức thu được sau khi thực hiện hoạt <br />
động tiếp cận công thức khai triển nhị thức Niu Tơn.<br />
<br />
Giáo viên nhận xét chung: Các nhóm làm việc rất tích cực đặc biệt là nhóm 459 <br />
đã làm rất nhanh và chính xác, các thành viên trong mỗi nhóm tích cực trao đổi yêu <br />
cầu các nhóm phát huy tinh thần làm việc trong các hoạt động nhóm tiếp theo.<br />
<br />
Nhắc nhở nhóm 3 ôn lại hằng đẳng thức <br />
<br />
Yêu cầu học sinh nhận xét các hệ số trong khai triển .Viết lại các công thức đã <br />
khai triển<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
từ đó cho học sinh dự đoán công thức khai triển và hình thành cho học sinh công <br />
thức khai triển theo nhị thức Niu Tơn<br />
+<br />
*) Hiệu quả của hoạt động nhóm : Qua thực hiện hoạt động nhóm trên tôi thấy<br />
Học sinh được ôn tập lại các hằng đẳng thức cơ bản.<br />
Khi học công thức khai triển theo nhị thức Niu Tơn nếu ta đưa luôn ra công <br />
thức khai triển thì học sinh sẽ bị thụ động và cảm thấy khó hiểu nên với <br />
việc tổ chức hoạt động nhóm như trên học sinh có thể tự mình hình thành <br />
nên công thức khai triển theo nhị thức Niu Tơn từ các trường hợp n=2; n=3; <br />
15<br />
n=4; n=5, phát huy tính tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức mới của học <br />
sinh.<br />
Giáo viên phát hiện được những học sinh còn yếu trong việc khai triển hằng <br />
đẳng thức trong quá trình theo dõi học sinh làm việc nhóm để nhắc nhở và <br />
gọi phát biểu khi gặp các bài tập có liên quan đến khai triển hằng đẳng <br />
thức.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ví dụ3: Tổ chức hoạt động nhóm để tiếp cận định nghĩa cấp số cộng<br />
<br />
*) Chuẩn bị:<br />
<br />
Phân nhóm: 4 học sinh là một nhóm.<br />
<br />
Phiếu học tập cho các nhóm.<br />
<br />
Giấy A4 để các nhóm ghi kết quả.<br />
<br />
*) Tiến hành thực hiện hoạt động nhóm<br />
<br />
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm và hướng dẫn thực hiện <br />
<br />
Nhóm 135: Phát hiện quy luật của các dãy số sau:<br />
1;2;5;8;11;…. b) <br />
Nhóm 246: Phát hiện quy luật của các dãy số sau và viết tiếp 5 số hạng của <br />
dãy:<br />
d) <br />
Nhóm 78910: Phát hiện quy luật của các dãy số sau và viết tiếp 5 số hạng của <br />
dãy:<br />
f) <br />
<br />
Bước 2: Thực hiện hoạt động nhóm <br />
<br />
Giáo viên: Theo dõi học sinh làm việc theo nhóm và nhắc nhở nếu có học <br />
sinh trong nhóm không làm việc.<br />
Học sinh:<br />
Các thành viên của nhóm độc lập suy nghĩ, thảo luận và thống <br />
nhất để đi đến kết quả chung.<br />
<br />
16<br />
Cử đại diện ghi lại kết quả làm việc của nhóm mình.<br />
Thời gian làm việc của mỗi nhóm : 3 phút <br />
Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả <br />
Các nhóm nộp kết quả, các nhóm có nhiệm vụ giống nhau thì nhóm hoàn thành <br />
nhanh nhất trình bày kết quả (người trình bày là do nhóm khác chỉ định)<br />
Các nhóm còn lại quan sát phần trình bày để nhận xét.<br />
Nhóm 6 và nhóm 10 trong thời gian 3 phút chưa phát hiện được quy luật của <br />
dãy (d);(f). Nhóm2, nhóm 8 đã phát hiện quy luật rất nhanh.<br />
Kết quả của một số nhóm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Bước 4: Đánh giá kết quả và sử dụng kiến thức thu được sau khi thực hiện <br />
hoạt động tiếp cận định nghĩa cấp số cộng<br />
Giáo viên khen ngợi các nhóm 2, nhóm 8 phát hiện ra quy luật nhanh nhất, <br />
cộng cho mỗi thành viên của nhóm đó 1 đểm vào điểm một bài kiểm tra 15 <br />
phút sắp tới.<br />
Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh phát huy tinh thần làm việc theo nhóm <br />
trong các hoạt động nhóm tiếp và trong các hoạt động khác của lớp.<br />
Giáo viên khẳng định cho học sinh : Các dãy số mà các nhóm vừa xét được <br />
gọi là cấp số cộng. Từ đó yêu cầu học sinh nêu định nghĩa cấp số cộng.<br />
*) Hiệu quả của hoạt động nhóm : Với cách tiếp cận định nghĩa cấp số cộng như <br />
trên tôi thấy <br />
Học sinh tự mình hình thành được định nghĩa từ những trường hợp cụ thể, <br />
tiết học cũng được bắt đầu một cách sôi nổi. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
Vì người trình bày của mỗi nhóm là do nhóm khác chỉ định nên các học sinh <br />
yếu trong mỗi nhóm luôn nhận được sự hướng dẫn của các bạn khác và tự <br />
mình phải học hỏi để cả nhóm không bị ảnh hưởng.<br />
<br />
Ví dụ 4: Tổ chức hoạt động nhóm để tiếp cận công thức tính đạo hàm của hàm số <br />
<br />
<br />
<br />
*) Chuẩn bị:<br />
<br />
Phân nhóm: 4 học sinh là một nhóm.<br />
<br />
Phiếu học tập cho các nhóm.<br />
<br />
Giấy A4 để các nhóm ghi kết quả.<br />
<br />
Máy chiếu để chiếu kết quả của các nhóm.<br />
<br />
*) Tiến hành thực hiện hoạt động nhóm<br />
<br />
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm và hướng dẫn thực hiện <br />
<br />
Nhóm 138: Dùng định nghĩa tính đạo hàm của hàm số tại tùy ý.<br />
Nhóm 296: Dùng định nghĩa tính đạo hàm của hàm số tại tùy ý.<br />
Nhóm 45710: Dùng định nghĩa tính đạo hàm của hàm số tại tùy ý.<br />
<br />
Bước 2: Thực hiện hoạt động nhóm <br />
<br />
Giáo viên:<br />
Theo dõi học sinh làm việc theo nhóm và nhắc nhở nếu có học sinh <br />
trong nhóm không làm việc.<br />
Quan sát để hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn: Nhóm 57 chú ý lại công <br />
thức khai triển nhị thức Niu Tơn, cách thêm bớt để phân tích đa thức <br />
thành nhân tử<br />
Học sinh:<br />
Các thành viên của nhóm độc lập suy nghĩ, thảo luận và thống <br />
nhất để đi đến kết quả chung.<br />
Cử đại diện ghi lại kết quả làm việc của nhóm mình.<br />
Thời gian làm việc của mỗi nhóm : 3 phút <br />
Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả và phản biện <br />
Các nhóm nộp kết quả, các nhóm có nhiệm vụ giống nhau thì nhóm hoàn thành <br />
nhanh nhất trình bày kết quả (người trình bày là do nhóm khác chỉ định)<br />
19<br />
Các nhóm còn lại quan sát phần trình bày để nhận xét.<br />
Kết quả của một số nhóm. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Dùng định nghĩa tính đạo hàm của hàm số tại tùy ý: Nhóm 1 có kết quả nhanh <br />
nhất lên trình bày, hai nhóm 3, nhóm 8 cũng có đáp án giống nhóm 1. Giáo viên <br />
khẳng định kết quả của ba nhóm là chính xác.<br />
Dùng định nghĩa tính đạo hàm của hàm số tại tùy ý: Nhóm 9 lên trình bày, <br />
nhóm 2, nhóm 6 đồng ý với kết quả của nhóm 9. Tuy nhiên nhóm 6 có cách làm <br />
khác. Giáo viên nhận xét kết quả của ba nhóm.<br />
Dùng định nghĩa tính đạo hàm của hàm số tại tùy ý:Trong thời gian 3 phút <br />
nhóm 10, nhóm 7 chưa làm xong, nhóm 5 lên trình bày kết quả . Nhóm 4 nhận <br />
xét kết quả của nhóm 5 chính xác và hỏi nhóm 5 dùng cách nào để phân tích <br />
đại diện của nhóm 5 đã trả lời tốt : “Nhóm tôi sử dụng phép chia đa thức cho <br />
<br />
21<br />
”. Nhóm 4 cũng trình bày cách làm khác của nhóm mình. Giáo viên nhận xét kết <br />
quả của hai nhóm rất chính xác. <br />
Bước 4: Đánh giá kết quả và sử dụng kiến thức thu được sau khi thực hiện <br />
hoạt động tiếp cận định lí 1 (Sách Giáo Khoa trang 157).<br />
Các nhóm đều nhớ cách tính đạo hàm bằng định nghĩa và khai triển rất tốt các <br />
hằng đẳng thức. Nhóm 7 và nhóm 10 nhớ định nghĩa đạo hàm tuy nhiên gặp <br />
khó khăn khi biến đổi . Nhóm 4, nhóm 5 đã làm rất tốt. Giáo viên khẳng định <br />
cho học sinh cách phân tích : Dùng chia đa thức cho như nhóm 5 hoặc phân <br />
tích thành nhân tử.<br />
Giáo viên khẳng định lại các kết quả và yêu cầu học sinh dự đoán đạo hàm <br />
của tại tùy ý. Đó chính là nội dung của định lí 1 (Sách Giáo Khoa trang 157). <br />
Phần chứng minh định lí tương tự như bài làm của nhóm 4.<br />
Các nhóm đều làm việc rất tích cực cần phát huy tinh thần đó trong các hoạt <br />
động nhóm tiếp theo.<br />
*) Hiệu quả của hoạt động nhóm :<br />
Học sinh không phải ghi nhớ định lí một cách máy móc mà có thể tự mình dự <br />
đoán được định lí và chứng minh nó.<br />
Học sinh hào hứng, sôi nổi, chủ động chiếm lĩnh kiến thức mới.<br />
Học sinh được ôn tập lại công thức khai triển theo nhị thức Niu Tơn, công <br />
thức tính đạo hàm theo định nghĩa, cách chia đa thức.<br />
Khả năng làm việc theo nhóm, tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập được <br />
phát huy khi người trình bày là do nhóm khác chỉ định.<br />
<br />
B) Tổ chức hoạt động nhóm trong việc củng cố lí thuyết<br />
<br />
Ví dụ 1 : Tổ chức hoạt động nhóm để củng cố công thức nghiệm của phương trình<br />
<br />
và điều kiện có nghiệm của phương trình<br />
<br />
*) Chuẩn bị:<br />
<br />
Phân nhóm: 4 học sinh là một nhóm.<br />
<br />
Phiếu học tập cho các nhóm.<br />
<br />
Giấy A4 để các nhóm ghi kết quả.<br />
<br />
Máy chiếu để chiếu kết quả của các nhóm.<br />
22<br />
*) Tiến hành thực hiện hoạt động nhóm<br />
<br />
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm và hướng dẫn thực hiện <br />
<br />
Nhóm 1nhóm 2nhóm 3: Giải các phương trình sau <br />
3)<br />
Nhóm 4nhóm 5nhóm 6: Giải các phương trình sau <br />
6)<br />
Nhóm 7nhóm 8nhóm 9nhóm 10: Giải các phương trình sau <br />
9)<br />
<br />
Bước 2: Thực hiện hoạt động nhóm <br />
<br />
Giáo viên:<br />
Theo dõi học sinh làm việc theo nhóm và nhắc nhở nếu có học sinh <br />
trong nhóm không làm việc.<br />
Quan sát để hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn: Chú ý cho học sinh đơn vị <br />
đo góc trong mỗi phương trình để viết công thức nghiệm.<br />
Học sinh:<br />
Các thành viên của nhóm độc lập suy nghĩ, thảo luận và thống <br />
nhất để đi đến kết quả chung.<br />
Cử đại diện ghi lại kết quả làm việc của nhóm mình.<br />
Thời gian làm việc của mỗi nhóm : 5 phút <br />
Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả và phản biện <br />
Các nhóm nộp kết quả, các nhóm có nhiệm vụ giống nhau thì nhóm hoàn thành <br />
nhanh nhất trình bày kết quả (người trình bày là do nhóm khác chỉ định)<br />
Sản phẩm của các nhóm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
24<br />
Các nhóm còn lại quan sát phần trình bày để nhận xét, phản biện.<br />
Nhóm 1nhóm 2nhóm 3: Giải các phương trình sau <br />
3)<br />
Đại diện nhóm 3 lên trình bày kết quả cả nhóm, nhóm 2 và nhóm 1 đều <br />
khẳng định hai câu đầu nhóm 3 làm đúng tuy nhiên câu số( 3) không làm <br />
theo độ vì góc ở đây được đo theo đơn vị radian. Giáo viên đồng ý với nhận <br />
xét của hai nhóm và chiếu cho cả lớp bài làm của hai nhóm 1, nhóm 2.<br />
Nhóm 4nhóm 5nhóm 6: Giải các phương trình sau <br />
6)<br />
Đại diện nhóm 4 lên trình bày kết quả, hai nhóm 6 và nhóm 5 nhận xét <br />
hai câu đầu nhóm 6 làm đúng câu cuối sai vì công thức nghiệm ở đây <br />
phải viết theo độ. Giáo viên khẳng định lại cho cả lớp nhóm 6 làm <br />
đúng.<br />
Nhóm 7nhóm 8nhóm 9nhóm 10: Giải các phương trình sau <br />
25<br />
9)<br />
Đại diện nhóm 10 lên trình bày kết quả, hai nhóm 7, 9 và 8 đồng ý với <br />
kết quả trên. Tuy nhiên nhóm 9 làm sai câu (7) vì không để ý điều kiện <br />
có nghiệm của phương trình, giáo viên chiếu bài làm của nhóm 9 để cả <br />
lớp quan sát.<br />
Bước 4: Đánh giá kết quả và củng cố lại lí thuyết. <br />
Các nhóm làm việc rất tích cực khen ngợi nhóm 4 và nhóm 10 đã làm bài rất <br />
nhanh và chính xác.<br />
Củng cố lại cho học sinh điều kiện có nghiệm của phương trình và công thức <br />
nghiệm của phương trình.<br />
*) Hiệu quả của hoạt động nhóm :<br />
Sau khi học xong lí thuyết về phương trình để củng cố nếu giáo viên cho <br />
một loạt phương trình dạng thì học sinh sẽ dễ bị nhàm chán, thay vào đó ta <br />
tổ chức hoạt đông nhóm như trên học sinh sẽ làm bài một cách hào hứng và <br />
sôi nổi.<br />
Giáo viên phát hiện được những học sinh tiếp thu bài mới nhanh để có <br />
những biện pháp bồi dưỡng.<br />
Trong khoảng thời gian 10 phút thực hiện hoạt động nhóm học sinh nhớ <br />
được công thức nghiệm của phương trình trong các trường hợp khác nhau <br />
đồng thời khả năng giao tiếp , nói trước đám đông của học sinh dần được <br />
cải thiện. Đặc biệt học sinh có thể sửa sai cho nhau. Từ đó học sinh được <br />
khắc sâu hơn trường hợp nào dùng độ, trường hợp nào dùng radian.<br />
Ví dụ 2: Tổ chức hoạt động nhóm để củng cố để củng cố các kiến thức về hai đường <br />
thẳng song song;đường thẳng song song với mặt phẳng; hai mặt phẳng song song.<br />
<br />
*) Chuẩn bị:<br />
<br />
Phân nhóm: Chia 8 học sinh một nhóm phân công nhóm trưởng (lớp có 5 nhóm)<br />
<br />
Phiếu học tập cho các nhóm: Chuẩn bị 5 phiếu học tập gồm ba câu hỏi: <br />
Câu hỏi 1: Nêu phương pháp chứng minh hai đường thẳng song song?<br />
Câu hỏi 2: Nêu phương pháp chứng minh đường thẳng song songvới mặt <br />
phẳng?<br />
<br />
26<br />
Câu hỏi 3: Nêu phương pháp chứng minh hai mặt phẳng song song song song?<br />
<br />
Giấy A4 để các nhóm ghi kết quả.<br />
<br />
Máy chiếu để chiếu kết quả của các nhóm.<br />
<br />
*) Tiến hành thực hiện hoạt động nhóm<br />
<br />
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm và hướng dẫn thực hiện <br />
<br />
Nhiệm vụ các nhóm như nhau: thảo luận và ghi câu trả lời ba câu hỏi trong phiếu <br />
học tập của mình vào giấy A4 được phát.<br />
<br />
Bước 2: Thực hiện hoạt động nhóm <br />
<br />
Giáo viên:<br />
Theo dõi học sinh làm việc theo nhóm và nhắc nhở nếu có học sinh <br />
trong nhóm không làm việc.<br />
Quan sát để hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn: Yêu cầu học sinh nhớ lại <br />
các phương pháp chứng minh đã dùng để làm bài tập, các định lí hệ quả <br />
liên quan đến quan hệ song song.<br />
Học sinh:<br />
Các thành viên của nhóm độc lập suy nghĩ, thảo luận và thống <br />
nhất để đi đến kết quả chung.<br />
Cử đại diện ghi lại kết quả làm việc của nhóm mình.<br />
Thời gian làm việc của mỗi nhóm : 5 phút <br />
Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả và phản biện <br />
Các nhóm nộp kết quả, nhóm hoàn thành nhanh nhất trình bày kết quả (người <br />
trình bày là do nhóm khác chỉ định)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
27<br />
28<br />
Các nhóm còn lại quan sát phần trình bày để nhận xét, phản biện.<br />
Nhóm 4 làm nhanh nhất lên trình bày kết quả, các nhóm còn lại lần lượt bổ <br />
sung. Tuy nhiên không có nhóm nào nêu đầy đủ được các phương pháp chứng <br />
minh song song, kết quả đúng là tổng hợp bài của tất cả các nhóm. Giáo viên <br />
chiếu kết quả:<br />
Bước 4: Đánh giá kết quả và củng cố kiến thức về quan hệ song song.<br />
Các nhóm rất tích cực làm việc, hầu hết các nhóm đều nêu ra được các <br />
phương pháp chứng minh quan hệ song song hay dùng. Khả năng thuyết trình <br />
của đại diện nhóm 4 tốt.<br />
Chiếu phần tổng hợp các phương pháp chứng minh quan hệ song song<br />
Chứng minh hai đường thẳng song song<br />
+) Chứng minh hai đường cùng thuộc một măt phẳng và dung phương pháp chứng <br />
minh hai đường song song trong mặt phẳng: định lí đường trung bình ; định lí <br />
Talet;..<br />
+) Cùng song song với đường thẳng thứ 3<br />
+) Dùng tính chất hai mặt phẳng phân biệt lần lượt chứa hau đường song song thì <br />
giao tuyến của chúng nếu có cũng song song với hai đường đó<br />
+) Dùng định lí về giao tuyến của ba mặt phẳng<br />
+) Dùng tính chất : .Nếu thì <br />
+) Dùng tính chất:Nếu một mặt phẳng cắt hai mặt phẳng song song thì sẽ cắt theo <br />
hai giao tuyến song song<br />
Chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng<br />
29<br />
+) <br />
+)<br />
Chứng minh hai mặt phẳng song song<br />
+) Dùng tính chất :Nếu (P) chứa hai đường cắt nhau cùng song song với mp(Q) thì <br />
(P)//(Q)<br />
+) Dùng tính chất hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với mặt phẳng thứ ba <br />
thì song song với nhau.<br />
*) Hiệu quả của hoạt động nhóm : Qua viêc thưc hiện hoạt động nhóm trên tôi <br />
thấy: <br />
Mỗi học sinh, mỗi nhóm không nêu được đầy đủ các phương pháp chứng <br />
minh đây là điều kiện để các thành viên trong nhóm hợp tác; bổ sung ý kiến <br />
cho nhau qua đó kiến thức của mỗi em được hoàn thiện và đầy đủ hơn.<br />
Khi dạy một tiết ôn tập chương nếu hệ thống lại các kiến thức của <br />
chương bằng cách liệt kê thì học sinh sẽ cảm thấy nhàm chán ngay từ đầu <br />
tiết, không tạo được không khí hứng thú học tập cho học sinh đặc biệt là <br />
với bộ môn hình không gian. Chính vì vậy tổ chức hoạt động nhóm xen kẽ <br />
vào tiết học sẽ tạo được hứng thú cho học sinh.<br />
<br />
Ví dụ 3 : Tổ chức hoạt động nhóm để củng cố khái niệm hình chóp và hình tứ diện. <br />
<br />
Khi học xong khái niệm hình chóp và hình tứ diện tôi giao nhiệm vụ cho các nhóm <br />
tương ứng với các tổ trong lớp về làm các mô hình.<br />
Bước 1: Chia lớp thành các nhóm ( 4 nhóm mỗi tổ là 1 nhóm ) phân công nhóm <br />
trưởng và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm<br />
+) Tổ 1: Làm mô hình chóp tam giác<br />
+)Tổ 2: Làm mô hình chóp tứ giác<br />
+)Tổ 3: Làm mô hình chóp tứ giác có đáy là hình bình hành<br />
+) Tổ 4: Làm mô hình chóp có đáy là hình chữ nhật<br />
Bước 2: Thực hiện hoạt động nhóm (1 tuần)<br />
<br />
Những việc cần làm:<br />
<br />
Nhóm họp bàn và phân công nhiệm vụ cho các thành viên; <br />
<br />
<br />
<br />
30<br />
Xác định hình thức sẽ làm, nguyên liệu, các nguồn nguyên liệu, công cụ <br />
cần chuẩn bị. Chuẩn bị công cụ và nguyên liệu.<br />
<br />
Tiến hành làm mô hình và đánh giá mô hình.<br />
<br />
Viết báo cáo, xây dựng sản phẩm. <br />
<br />
Thời gian: 1 tuần <br />
<br />
Bước này học sinh tự làm nhưng giáo viên cần thường xuyên đôn đốc kiểm tra <br />
tiến độ thực hiện. <br />
Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả: Trình bày trong 5 phút đầu của tiết hình tiếp <br />
theo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bước 4: Đánh giá kết quả: Sau khi các nhóm trình bày xong sản phẩm của nhóm mình <br />
giáo viên nhận xét chung sự chuẩn bị và sản phẩm của các nhóm<br />
Sản phẩm của nhóm 1, nhóm 2 làm rất đẹp thể hiện 2 nhóm làm việc rất <br />
nghiêm túc, cẩn thận. Giáo viên cộng cho các thành viên hai nhóm này một <br />
điểm vào bài kiểm tra 15 phút.<br />
Phê bình nhóm 4 vì sản phảm làm cẩu thả, không đẹp.<br />
*) Hiệu quả của hoạt động nhóm : Qua hoạt động nhóm trên tôi thấy<br />
Học sinh học hình một cách trực quan hơn; khả năng làm việc theo nhóm <br />
được nâng cao.<br />
<br />
<br />
31<br />
Với việc tự làm các mô hình khả năng tư duy hình trong các bài tập hình <br />
không gian của học sinh tốt hơn.<br />
<br />
C) Tổ chức hoạt động nhóm trong việc luyện tập<br />
<br />
Ví dụ 1: Tổ chức hoạt động nhóm để luyện tập cách xác định giao tuyến của hai mặt <br />
phẳng; giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng<br />
<br />
*) Chuẩn bị:<br />
<br />
Phân nhóm: Chia 8 học sinh một nhóm phân công nhóm trưởng (lớp có 5 nhóm)<br />
<br />
Phiếu học tập cho các nhóm: chuẩn bị 5 phiếu học tập: <br />
Bài tập: Cho hình chóp S.ABCD ,đáy ABCD là tứ giác lồi có các cặp cạnh đối <br />
không song song. <br />
1)Xác định giao tuyến của mp(SAD) và mp (SBC)<br />
2) Gọi M là điểm thuộc miền trong tam giác SBC , N là điểm thuộc miền trong <br />
tam giác SAD . Tìm giao điểm của MN với mp(SAC), giao điểm của SC với mp <br />
(AMN).<br />
S<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
N<br />
<br />
<br />
<br />
A P D<br />
<br />
<br />
<br />
K<br />
<br />
O<br />
M<br />
<br />
<br />
<br />
C<br />
<br />
B Q<br />
<br />
<br />
<br />
Giấy A4 để các nhóm ghi kết quả.<br />
<br />
Máy chiếu để chiếu kết quả của các nhóm.<br />
<br />
*) Tiến hành thực hiện hoạt động nhóm<br />
<br />
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm và hướng dẫn thực hiện <br />
<br />
Nhiệm vụ các nhóm như nhau: Thảo luận và ghi lời giải bài tập trong phiếu <br />
học tập của mình vào giấy A4 được phát.<br />
Đề ra tiêu chí làm việc của nhóm: Kết quả của phiếu học tập, tinh thần thái <br />
độ làm việc của nhóm và tấc độ làm việc của nhóm.<br />
<br />
Bước 2: Thực hiện hoạt động nhóm <br />
32<br />
Giáo viên:<br />
Theo dõi học sinh làm việc theo nhóm và nhắc nhở nếu có học sinh <br />
trong nhóm không làm việc.<br />
Quan sát để hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn: Yêu cầu học sinh vận dụng <br />
các cách tìm giao tuyến, giao điểm và lưu ý kĩ cho học sinh hai đường <br />
thẳng phải đồng phẳng mới cắt được nhau.<br />
Học sinh:<br />
Các thành viên của nhóm độc lập suy nghĩ, thảo luận và thống <br />
nhất để đi đến kết quả chung.<br />
Cử đại diện ghi lại kết quả làm việc của nhóm mình.<br />
Thời gian làm việc của mỗi nhóm : 10 phút <br />
Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả và phản biện <br />
Các nhóm nộp kết quả sau 10 phút thảo luận, nhóm hoàn thành nhanh nhất <br />
trình bày kết quả (người trình bày là do nhóm khác chỉ định)<br />
Kết quả của nhóm 3 và nhóm 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
33<br />
Các nhóm còn lại quan sát phần trình bày để nhận xét, phản biện.<br />
Nhóm 3 làm nhanh nhất, nhóm 4 chỉ định đại diện của nhóm 3 lên trình bày <br />
kết quả. <br />
Sau khi nhóm 3 trình bày xong kết quả của mình nhóm 2 yêu cầu nhóm 3 <br />
giải thích : Dựa vào đâu mà nhóm bạn tìm ra SO=. Nhóm 1 đã giải thích rất <br />
tốt “để tìm giao điểm của MN với mp(SAC), tôi gắn MN vào mặt phẳng <br />
(SMN) sau đó tìm giao tuyến SO của và ’’. <br />
Nhóm 4 cũng nêu cầu nhóm 3 giải thích rõ cách tìm ra điểm H (giao điểm <br />
của SC với mp (AMN)). Nhóm 3 cũng giải thích tốt: “ để tìm giao điểm của <br />
SC với mp (AMN) chúng tôi gắn SC vào mp (SBC) sau đó tìm giao tuyến <br />
của (SBC) và (AMN) và cho giao tuyến đó cắt SC. Nhóm 4 đưa ra cách làm <br />
khác của nhóm mình ở ý này: Kéo dài AM cắt SC tai H luôn. Giáo viên <br />
khẳng định đó không phải là cách làm khác mà nhóm 4 nhìn nhầm hình AM <br />
và SC là hai đường thẳng chéo nhau không cắt nhau.<br />
Các nhóm đều đồng ý với ý kiến của nhóm 3. Nhóm 1 yêu cầu được trình <br />
bày lời giải khác của nhóm mình: Gắn luôn SC vào (SAC) ta có được AI <br />
cắt SC tại H. Giáo viên khẳng định 2 cách làm trên