intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy Ngữ Văn THCS

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

636
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giúp đạt được kết quả tích cực; giờ học sôi nổi, học sinh năng động hơn trong cảm thụ văn bản. Đồng thời cũng bộc lộ được những điểm yếu trong đọc – nói – viết để từ đó GV có biện pháp thích hợp giúp các em khắc phục từng bước , thực hiện tốt mục tiêu mon học Ngữ văn trong chương trình THCS. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy Ngữ Văn THCS”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy Ngữ Văn THCS

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY NGỮ VĂN THCS
  2. I. Lý do chọn đề tài: 1. Cơ sở lÝ luận: - Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cơ bản, cấp thiết hiện nay. Nghị quyết TW4 khoá VII đã xác định: đổi mới phương pháp dạy học nghĩa là phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp dạy học hiệ n đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Điều đó có nghĩa là người GV phải biết hướng tới các hoạt động nhằ m kích thích, rèn luyện tính tích cực, sáng tạo, độc lập trong tư duy của học sinh. Mục đích cuối cùng của của quá trình dạy học phải là giúp học sinh có khả năng tiếp cận tri thức, kĩ năng mới tiên tiến hiện đại đồng thời có năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. - Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện lối tư duy sáng tạo của học sinh, thực hiện phương châ m “học đi đôi với hành” giáo dục kết hợp lao động sản xuất, nhà trường gắn với đời sống XH. Coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, dạy chay, học chay. - Điều 24 luật GD chỉ rõ: phương pháp GD phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, phải phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động tới tình cả m, đem lại niề m vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đây chính là định hướng cơ bản và thiết thực đối với ngành GD - §T. Tóm lại: khi nói tới đổi mới phương pháp dạy học phải nhìn vấn đề một cách rộng dãi và linh hoạt theo 3 hướng: a. Phát triển năng lực nội sinh của người học.
  3. b. Đổi mới quan hệ thày trò. c. Đưa công nghệ hiện đại vào nhà trường trong đó chú trọng vào đổi mới về tính chất hoạt động, nhận thức và hoạt động tự học của học sinh. Hình thức tự học rất đa dạng: đọc sách, thí nghiệ m, thực hành, là m bà i tập,… Trong đó, có hoạt động nhóm trong và ngoài giờ học trên lớp. 2.Cơ sở thực tiễn: a. Nhận thức của GV về đổi mới phương pháp dạy häctheo hướng tích cực: Đại đa số GV đã nhận thức đúng đắn, có ý thức áp dụng phương pháp dạy học song mới chỉ hiểu và áp dụng ở mức độ lÝ thuyết đơn giản, chưa linh hoạt trong việc vận dụng phương pháp giảng dạy đặc biệt nội dung tổ chức hoạt động nhóm còn lúng túng, thậm chí còn làm chiếu lệ nên chưa có hiệu quả, nặng tính chất hình thức. b.Về phía học sinh: Nhìn chung các em thông minh ha m tìm tòi cái mới. Song bên cạnh đó còn có một bộ phận học sinh lười, không yêu thích, có nhận thức lệch lạc về bé môn Ngữ văn. Các em ngại học cho rằng môn ngữ văn là không có va i trò trong cuộc sống. Với các em học môn Ngữ văn là bắt buộc nên soạn bà i thì chép “để học tốt”. Trong giờ học khi cô giáo nêu vấn đề không có ý thức tư duy, được gọi trình bày ý kiến thì không mạnh dạn bộc lộ suy nghĩ của mình hoặc chẳng có gì để nói. Giờ học Ngữ văn với các em rất nhàm chán. Xuất phát từ thực tế như trên tôi đã cố gắng vận dụng linh hoạt phương pháp trong giảng dạy theo tinh thần đổi mới. Một trong những phương pháp được tôi vận dụng trong giờ Ngữ văn là: Tổ chức sinh hoạt nhó m để kích thích tính tư duy sáng tạo niề m yêu thích bộ môn cho học sinh.Tổ chức sinh hoạt nhó m nhiều GV và bản thân tôi đã thực hiện thành công trong các giờ dạy phần Tiếng Việt và Tập là m văn song tổ chức hoạt động theo nhóm ở đọc hiểu văn bản là một vấn đề ít được quan tâm hoặc nếu
  4. được sử dụng trong giờ dạy cũng chỉ là mang tính chất hình thức, chưa hiệu quả. Nhiều GV cho rằng hình thức này không phù hợp với tiết đọc hiểu văn bản làm ngắt mạch bài dạy. Từ thực tế giảng dạy tôi cho rằng nếu đầu tư, tìm tòi hình thức hoạt động nhó m cũng có những kết quả tích cực, kích thích được hứng thú học tập cho học sinh. Tôi xin trình bày những suy nghĩ và việc là m của mình trong việc tổ chức sinh hoạt nhóm ở giờ đọc hiểu văn bản. II. Nội dung và phương pháp thực hiện: 1. Điều tra cơ bản học sinh: Năm học 2007 – 2008 tôi được phân công giảng dạy: Ngữ văn 7; 9. Qua khảo sát chất lượng đầu nă m tôi đã phân loại đối tượng cụ thể như sau: Lớp S ĩ số Phân loại Giỏi Khá Trung bình Yế u 9T 42 7V 42 7T 41 Số lượng học sinh giỏi: em Số lượng học sinh yếu: 21 em Nguyên nhân: - Chưa thích bộ môn: 14 em - Hổng kiến thức : 7 em 2. Nội dung phương pháp: Từ kết quả khảo sát như trên, tôi đã xây dựng kế hoạch chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi, kè m cặp học sinh yếu để năng cao chất lượng bộ
  5. môn: với phương pháp giảng dạy thích hợp – phát huy tích cực, chủ động của học sinh theo tinh thần: “ Bài giảng của thày, thày giảng một nửa thôi Còn một nửa để cho học sinh làm lấy.” Nghĩa là phải chấm dứt tình trạng độc thoại một mạch của GV. Phải khơi gợi, khuyến khích học sinh tự tìm đến con đường kiến thức, mạnh dạn “giao việc” cho học sinh, phối hợp cùng học sinh tiếp cận phân tích tổng hợp hình thành những tri thức cần nắ m. Một trong những con đường ấy là tổ chức hoạt động nhóm cho học sinh thật hiệu quả, không mang tính hình thức. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhó m là để những vấn đề khó. Lớp học được chia làm nhiều nhóm nhỏ, có một nhóm trưởng phụ trách. Để hình thức học tập theo nhóm thực sự tích cực, có kết quả thì phải làm theo quy trình từng bước: - Từng cá nhân trong nhóm phải làm việc độc lập. - Sau khi mỗi cá nhân có kết quả của mình mọi người trong nhó m mới cùng nhau trao đổi thảo luận dưới sự điều hành của nhó m trưởng để đi tới ý kiến thống nhất chung của cả nhóm. - Đại diện của nhóm sẽ thay mặt các thành viên trình bày quan điểm của nhóm mình trước tập thể. - Các nhóm tranh luận dưới sự hướng dẫn, gợi mở của GV để đạt dược mục tiêu tiết cần đạt của vấn đề đưa ra thảo luận. Hình thức học tập theo nhóm không chỉ được tiến hành trong từng tiết học ở trên lớp. ở trên lớp dùng hình thức học tập theo nhó m để giải quyết những câu hỏi nêu cao vấn đề, tháo gỡ những tình huống học tập khó khăn có yêu cầu cao. Trong thời gian hạn chế của một tiết học không phải mọi vấn đề đều được giải quyết. Còn những vấn đề mới được đặt ra nhiều vấn đề được
  6. liên quan tới tiết học sau. Do đó sau giờ học việc học tập theo nhóm là rất cần thiết. Cần phải rút kinh nghiệm từ những thành công và thất bại trong giờ học trước đó và cần tiếp tục giải quyết những vấn đề mới phục vụ cho bài học mới. Chính vì vậy học tập theo nhóm cần được tiến hành theo một quy trình: Trước, trong và sau giờ học. *Trước khi bước vào giờ học trên lớp, học theo nhóm là điều kiện để các em thâm nhập tiếp cận bài học. Nhiều vấn đề mới mẻ đôi khi vượt quá khả năng của một cá nhân hoặc dễ dàng với cá nhân này nhưng rất khó với cá nhân khác, đòi hỏi phải có sự cộng tác của cả nhó m. Học tập hợp tác theo nhó m sẽ giúp các em vượt qua những hạn chế, thiếu hụt về kiến thức tạo ra mặt bằng tri thức để các e m tiếp thu bài học tốt hơn ở trên lớp. Việc hình thành nhó m học tập ở nhà có thể là sự tự phát (do học sinh dựa trên quan hệ bạn bè thân tình hay theo địa bàn dân cư…) cũng có thể theo sự phân công của GV, của lớp (khá kèm yếu…). *Trong giờ học những kiến thức kinh nghiệ m có được trước đó được học sinh vận dụng để giải quyết những vấn đề GV nêu ra. Các thành viên của nhó m này được nghe ý kiến của nhóm khác. Kiến thức, kinh nghiệ m của các nhó m sẽ được điều chỉnh (nếu sai), bổ sung (nếu thiếu) mở rộng, khắc sâu… các phương pháp, cách thực hiện học tập tích cực được tiếp thu. Ví dụ: Khi dạy bài “ Tức nước vì bê ” _ Ngữ văn 8: GV có thể cho học sinh tranh luận về sự thay đổi thái độ của chị Dậu. Cuộc tranh luận có thể bắt đầu từ những từ then chốt có liên quan đến quá trình diễn biến tâm lý của chị Dậu trong đoạn trích và có thể gây tranh luậ n về cách nhìn nhận về hành động của chị Dậu khi đánh lại cai lệ và người nhà lý trưởng: (GV viết các từ ngữ đó thành cột vào bảng phụ) Chị Dậu: Cai lệ: * r un r un hằm hè:
  7. thiết tha: nhà cháu…xin ông * xám mặt: xin tha Tha này, tha này * tức quá -> cự lại: -> xÊn đến “Chồng tôi đau ốm ông không tát vào mặt chị Dậu được phép hành hạ.” nhảy vào cạnh anh Dậu * Nghiến hai hàm răng “Mày trãi chồng bà đi bà cho mày xe m.” - Tóm cổ -> ấn giói - Tóm tóc -> lẳng GV dành cho học sinh thị 3 đến 5 phút để học sinh suy nghĩ lựa chọn ý kiến, chuẩn bị lý lẽ cho quyết định lựa chọn của mình: ? Em có nhận xét gì về thái độ của chị Dậu khi tên cai lệ xuất hiện trong nhà chị để đòi tiền nộp sưu? ( Thay đổi: Từ chỗ van xin đến liều mạng cự lại lúc đầu là bằng lý lẽ sau đó là bằng vũ lực) ? Sự thay đổi thái độ của chị Dậu trước hành động của tên cai lệ và người nhà lý trưởng chứng tỏ điều gì ở người phụ nữ nông thôn ấy? Giáo viên nêu vấn đề : + Đây là người đần bà đanh đá, ghê gớm ? + Đây là người phụ nữ nông dân thuần hậu, cam tâm chịu đựng song khi bị đẩy tới bước đường cùng tự phát vùng dậy đấu tranh ? + Chống lại tên cai lệ và người nhà lý trưởng là thể hiện tình yêu thương chồng, kiên quyết bảo vệ chồng khi bị đau ốm, không cho kẻ khác hành hạ ?
  8. Giáo viên giám sát tranh luận của HS, chuẩn bị một vài câu hỏi cho từng nhó m theo mh÷ng ý các em nêu ra để tất cả học sinh đều có thể tham gia tranh luận. Từ đó giúp các em chốt lại vấn đề: Sự thay đổi thái độ của chị Dậu liên quan mật thiết tới quá trình diễ n biến tâm lý của chị. Từ đó toát lên vẻ đẹp tiềm ẩn của người phụ nữ nông dân giàu đức hy sinh. Hành động của chị tuy là bột phát song khẳng định chân lý: “ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh”. Chị hiện lê n như một ánh sáng chói loà trong màn đêm của “Tắt đèn”… Bài tập nhó m rất đa dạng có thể là viết một bài báo về một sự kiện trong câu chuyện, một lời thoại và một đoạn trích trong bài học. Ví dụ: GV có thể tổ chức bài tập nhóm để học sinh có ý kiến với truyệ n ngắn “Lão Hạc” (Ngữ văn 8 tập 1) *Vấn đề thảo luận: Cái chỊt của Lão Hạc gợi cho em suy nghĩ gì về xã hội thực dân nửa phong kiến thời bÂy giờ ? Giáo viên: + Chia lớp thành 4 nhóm (theo đơn vị tổ). Mỗi nhóm có một nhó m trưởng, một thư ký. + Định hướng cho các nhóm thảo luận theo hướng sau: ? Nếu không tự tử lão Hạc sẽ sống kiếp như thế nào ? (Tổ 1) ? Cái chết của lão Hạc có phù hợp với diễn biến tâm lý, tính cách của lão Hạc hay không ? (Tổ 2) ? Tại sao Nam Cao không giải quyết cái chết của lão Hạc bằng cách khác ? (Tổ 3) ? Thông qua cái chết của lão Hạc tác giả muốn nói điều gì? (Tổ 4) - Thời gian để các nhóm thảo luận 2 phút - Các tổ cô đại diện, trình bày ý kiến của mình
  9. - Các thành viên của nhóm khác đặt câu hỏi những chỗ mình chưa hiểu để đại diện của nhóm kia trả lời (nỊu không trả lời được các thành viên trong nhó m khác có thể bổ xung). - GV nhận xét rót ra kết luận về cái chết của lão Hạc. NhỊu tác phẩm của Nam Cao viết về tình cảm “sống mòn” – “chết mòn” của con người dưới xã hội cũ, nhưng khác với các nhân vật khác như Chí Phèo (Chí Phèo), bà chá u cái Tí (Một bữa no), hay Binh Tư,… ta thấy nhân cách rõ hơn của lão Hạc. Trước cái đói và miếng ăn, trước tình cảnh khốn cùng nhiều nhân vật gục ngã. Với lão Hạc, tác giả đặt nhân cách con người bên bờ vực của hoàn cảnh khốn cùng để thử thách suy nghiệm. Sự lựa chọn cái chết cái chết trong đa u đớn tuyệt vọng của lão Hạc đe m tới cho người đọc một nỗi đau đớn xót xa, thương cảm, nhưng đồng thời nhen nhóm trong ta niềm tin ở cái đẹp, cái thiện, ở nhân cách con người. Đói nghèo không làm cho lão Hạc thay đổ i nhân cách. Nhưng để giữ gìn nhân cách lão Hạc đã phải “sống mòn” chết thả m cả về thể xác lẫn tinh thần. Thông qua cái chết thả m khốc, tất yếu của lão Hạc, Nam Cao đã phơi bày ra trước mắt người đọc số phận của những người nông dân Việt Na m trước cách mạng tháng tá m, đồng thời lên tiếng tố cáo chế độ thực dân phong kiến đã đẩy họ vào bước đường cùng. Cái kiếp của họ như chính lão Hạc đã nói một cách chua chát là không bằng kiếp chã. Lão Hạc muốn lương thiện thì cũng phảI chỊt như Chí Phèo muốn làm ngườ i lương thiện phải tự đâm vào ngực mình. 3. Bài tập sáng tạo (viết, vẽ…) thường là bài giao cho cá nhân nhưng cũng có thể đem lại kết quả đáng ngạc nhiên khi làm việc theo nhó m. Ví d ụ 1 : Sau khi đọc hiểu văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của ¤ -hen – ri, học sinh có thể làm việc theo nhóm: vẽ và kể lại một tình tiết có ấn tượng trong tác phẩ m.
  10. ở bài tập này hầu như các em vẽ hình ảnh chiếc lá cuối cùng: GV cho các nhó m thực hiện bài tập: - Thi vẽ (nhanh, đẹp) - Các tranh vẽ của học sinh (các nhó m) được sắp xếp theo thứ tự thời gian (treo trên bảng). - Lần lượt đại diện nhóm kể lại câu chuyện từ chiếc lá… - Hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá lẫn nhau giữa các nhó m. Ví dụ 2: Bài “Cô bé bán diêm” Ví dụ 3: Bài “Tức cảnh Pác Bó” Hai văn bản trên cũng có thể tổ chức cho học sinh vẽ tranh chi tiết hay lÂy một hình ảnh sâu sắc nhất cho các em thảo luận. 4. Một hình thức học tập theo nhóm ở mức độ quy mô hơn đó là hình thức tổ chức các câu lạc bộ văn học: ví dụ lớp 9: “câu lạc bộ truyện Kiều” tập trung những em yêu thích truyện Kiều: Thi ngâ m hoạ, thi bình hình ảnh thơ… hoặc “câu lạc bộ những em yêu thích văn học”: ở đó, các em được tập làm thơ (thơ lục bát, thơ bảy chữ,…) được trao đổi ý kiến với nhau về bà i viết của mình, của bạn từ đó tự rèn luyện kĩ năng nghe, đọc, nói, viÕt mét cách có hiệu quả hơn. Đây là một hoạt động có tính chất nâng cao nhằm phát huy năng khiÕuv¨n học của học sinh (giành cho học sinh khá giỏi). Để đạt hiệu quả cao ở hình thức trên tôi luôn chú ý để thực hiện tíc h hợp văn với tập là m văn, văn với mĩ thuật, âm nhạc thông qua việc tập vẽ tranh minh hoạ, sưu tầm bài hát cùng chủ đề, các bài hát được phổ nhạc từ thơ. Ví dụ: Bài “ Mùa xuân nho nhỏ ” ( Thanh Hải ) “ Viếng Lăng Bác ” ( Viễn Phương ) “ Đ ồng c hí ” ( Chính Hữu )
  11. GV đều có thể cho học sinh vẽ tranh minh hoạ, hát ( vì các bài thơ trên đều đã được phổ nhạc ). III. Kết quả: Mặc dù mới chỉ là những thử nghiệm ban đầu, chưa được thực hiệ n thường xuyên ở tất cả các giờ dạy đọc hiểu văn bản, song t«inhËn thấy hình thức học tập theo nhóm trong các giơ dạy đọc hiểu văn b¶n®¹t được những kết quả tích cực: - Tạo cho học sinh từ tư duy độc lập đã bộc lộ những suy nghĩ cảm nhận của mình rước tập thể “ ngại nói ” đã “ tự giác nói ”. - Giờ học sôi nổi, các em hứng thú trao đổi thảo luận, đưa ra những ý kiến rất mới mẻ độc đáo, táo bạo. Tạo cho học sinh tác phong nhanh nhẹ n hoạt bát, hỗ trợ tích cực cho kĩ năng nói, viết. - GV đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt, học sinh chủ động trong quá trình cảm thụ dẫn đến hiểu tác phẩm. Chính vì vậy học sinh của tôi đã yêu môn học có nhiều học sinh giỏi, tỉ lệ yếu kém giảm. - Năm học 2007 – 2008: + Các giờ dạy của tôi qua thao giảng, thanh kiểm tra đều được đánh giá xếp loại: Giỏi. + Có 02 em học sinh đạt học sinh giỏi cấp thị (01 giảI nhất); 02 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh (1 giải nhì; 1 giải 3) chất lượng bộ môn đạt 100% với 85% khá giỏi. IV. Bài học kinh nghiệm: 1. Với những vấn đề khó, cần sử dụng hình thức dạy học hợp tác theo nhó m nhỏ. Để hình thức theo nhóm thực sự tích cực, có kết quả, từng cá nhân trong nhóm phải làm việc độc lập. Sau đó các cá nhân cùng nhau trao đổi, thảo luận dưới sự điều hành của nhóm trưởng để đi đến thống nhất thành ý kiến chung của cả nhóm mình trước tập thể lớp. Các nhó m tranh
  12. luận dưới sự hướng dẫn, gợi mở của giáo viên để được các mục tiêu của bài học. Hình thức học tập hợp tác theo nhóm không chỉ được tiến hành trong từng tiết học ở trên lớp, không nên lạm dụng hình thức này để giải quyết những câu hỏi vụn vặt. ở trên lớp, chỉ nên dùng hình thức học tập theo nhóm để giải quyết những câu hỏi nêu vấn đề, cần huy động trí tuệ tập thể để tháo gỡ những học tập ở mức độ cao. Hình thức học tập theo nhóm còn và cầ n phải được vận dụng nhiều hơn ở bên ngoài lớp học, ở giờ ngoại khoá hoặc giờ học tập theo nhóm. ở đây, điều kiện thời gian và không gian cho phép các em đào sâu vấn đề, bày tỏ ý kiến riêng, tranh luận tự do và thẳng thắn, mạnh dạn trao đổi kinh nghiệ m và kiến thức mà mình tích luỹ được, cố điều kiện được học tập lẫn nhau, giải tháo gỡ giúp nhau nhiều vấn đề mà trong khuôn khổ hạn chế về không gian và thời gian, môi trường quy phạ m của một tiết học các em không có điều kiện để tự bộc lộ, tự thể hiện mình. Học tập theo nhóm cần được tiến hành theo một quy trình: trước, trong và sau giờ học. Trước giờ học, học tập hợp tác theo nhóm là điều kiện để các e m thâ m nhập, tiếp cận bài học. Nhiều vấn đề mới mẻ đôi khi vượt quá khả năng của một cá nhân hoặc dễ dàng với cá nhân này nhưng lại là khó khă n với một cá nhân khác. Hoặc có những tác phẩ m lớn nhiều chi tiết, sự kiện, nhân vật cần phải đọc và nắ m vững trước khi đi vào tìm hiểu từng đoạn tríc h (chẳng hạn các đoạn trích của Truyện Kiều). Học tập theo nhó m nhỏ là điều kiện giúp nhau vượt qua các hạn chế, thiếu hụt kiến thức, đạt tới mặt bằng tri thức cơ sở để có điều kiện tiếp thu bài học. 2. Để tổ chức hoạt động nhóm đạt kết quả khâu chuẩn bị là rất cần thiết dành cho cả GV và học sinh *V ớ i G V :
  13. + Nghiên cứu nội dung bài dạy để định hướng phần kiến thức tổ chức hoạt động nhóm: Thời gian; trước giờ học; trong giờ học; sau giờ học. + Cần thể hiện rõ, tập trung vào các nội dung tổ chức hoạt động nhó m, xe m xét vận dụng những nội dung có liên quan để hướng dẫn một cách cụ thể cho từng cá nhân học sinh khi tham gia. + Các nội dung sinh hoạt nhóm phải được khai thác tính tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh; chuẩn bị phương tiện đồ dùng: tranh ảnh, bảng phụ, tư liệu tham khảo. *Với học sinh: Việc chuẩn bị của các em không kém phần quan trọng: Ôn lý thuyết, những bài tập có liên quan, tập đọc, tập ngâ m, tập kĨ, tập vẽ, tập hát,… sưu tầm những kiến thức theo hướng dẫn của cô giáo. Việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị là rất cần thiết không thể chung chung tuỳ tiện mà phải có yêu cầu cụ thể. Để làm tốt được thao tác này trước hết bản thân GV phải chuẩn bị chu đáo từ phần nghiên cứu chương trình, thiết kế giáo án. V. Kết luận: Trên đây là những công việc tôi đã thực hiện về một khía cạnh trong rất nhiều vấn đề cần bàn để có một g׬ học đọc hiểu văn bản đạt hiệu quả. Việc là m này chưa thực sự là thường xuyên, còn có những vấn đề bất cập song qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy việc tổ chức hoạt động nhóm nếu được đầu tư và thực hiện đúng chỗ, đúng lúc cũng sẽ đạt được kết quả tích cực; giờ học sôi nổi, học sinh năng động hơn trong cảm thụ văn bản. Đồng thời cũng bộc lộ được những điể m yếu trong đọc – nói – viết để từ đó GV có biện pháp thích hợp giúp các em khắc phục từng bước , thực hiện tốt mục tiêu mon học Ngữ văn trong chương trình THCS.
  14. Tôi mạnh dạn trình bày những vấn đề trên với tinh thần học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy. Rất mong được sự chỉ đạo của cấp trên, sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp. Cửa Ông, ngày 25 tháng 5 năm 2008 Người thực hiện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2