“Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN”<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
Nội dung Trang<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU 2<br />
1. Lý do chọn đề tài 2<br />
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài 2<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 3<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 3<br />
II. NỘI DUNG 3<br />
1. Cơ sở lý luận 3<br />
2. Thực trạng 3<br />
3. Giải pháp – biện pháp 7<br />
4. Kết quả 16<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 16<br />
1. Kết luận 17<br />
2. Kiến nghị 17<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Phương Ngọc Tuấn 1<br />
“Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN”<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1) Lí do chọn đề tài: <br />
Vật lý là một bộ môn khoa học thực nghiệm, các định luật và tính chất Vật <br />
lý được rút ra dựa trên cơ sở tiến hành thí nghiệm. Làm các thí nghiệm Vật lý ở nhà <br />
trường là một trong các biện pháp quan trọng nhất để phấn đấu nâng cao chất <br />
lượng dạy và học Vật lý. <br />
Làm thí nghiệm Vật lý theo nhóm có tác dụng to lớn trong việc phát triển <br />
nhận thức của học sinh, giúp các em quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa <br />
học, vì qua đó các em được tập quan sát, đo đạc, được rèn luyện tính cẩn thận, kiên <br />
trì, điều đó rất cần cho việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp, chuẩn bị cho học sinh <br />
tham gia hoạt động thực tế. Do được tận mắt, tự tay tháo lắp các dụng cụ, thiết bị <br />
và đo lường các đại lượng nên các em có thể nhanh chóng làm quen với những dụng <br />
cụ và thiết bị dùng trong đời sống và sản xuất sau này.<br />
Trong đổi mới phương pháp dạy học, việc dạy học thí nghiệm theo nhóm <br />
cũng là một phương pháp dạy học tích cực, nhằm giúp học sinh hiểu sâu hơn kiến <br />
thức cơ bản của môn Vật lý. Việc thực hiện thí nghiệm Vật lý theo nhóm là rất phù <br />
hợp với đặc điểm tâm – sinh lí và khả năng nhận thức của học sinh, đồng thời tạo <br />
điều kiện rèn luyện cho học sinh các kỹ năng thực hành và thái độ ứng xử trong <br />
thực hành, cần thiết cho việc học tập Vật lý ở các cấp học trên. Nhằm tạo cho các <br />
em khả năng hợp tác trong quá trình học tập, rèn luyện các kỹ năng cơ bản để các <br />
em nâng cao chất lượng về học tập, do đó tôi đã chọn đề tài “ Tổ chức hoạt động <br />
hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN” để làm đề tài <br />
nghiên cứu.<br />
2) Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
* Mục tiêu của đề tài : <br />
Nhằm đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả học tập, thí nghiệm theo <br />
nhóm trong học sinh ở trường THCS qua đó phát triển các kỹ năng dạy học hình <br />
thành kiến thức từ thí nghiệm theo nhóm và nhân rộng ở các lớp, qua đó giúp chia <br />
sẻ, tư duy sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, tự tin, góp phần nâng <br />
cao chất lượng học tập cho học sinh, đáp ứng yêu cầu học tập hiện nay trong thời <br />
kỳ hội nhập.<br />
Bản thân tôi cũng là một trong số nhiều giáo viên đang tham gia giảng dạy thí <br />
điểm mô hình trường học mới VNEN, với mô hình này việc dạy học hình thành <br />
kiến thức từ thí nghiệm theo nhóm rất thường xuyên được thao tác như một chìa <br />
khóa để đi đến thành công trong quá trình dạy học.<br />
* Nhiệm vụ của đề tài : <br />
Người viết: Phương Ngọc Tuấn 2<br />
“Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN”<br />
Với thực trạng trên và để đáp ứng yêu cầu về đổi mới PPDH cũng như vấn <br />
đề nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Theo tôi, để thực hiện tốt phương pháp <br />
dạy học hình thành kiến thức từ thí nghiệm theo nhóm, giáo viên cần phải có các kĩ <br />
năng tổ chức sau:<br />
Kĩ năng chia nhóm.<br />
Kĩ năng giao nhiệm vụ.<br />
Kĩ năng tổ chức cho học sinh làm việc trong nhóm.<br />
Kĩ năng quan sát.<br />
Kĩ năng tổ chức cho học sinh trình bày kết quả học tập.<br />
Kĩ năng đánh giá kết quả học tập.<br />
Kĩ năng phản hồi.<br />
3) Đối tượng nghiên cứu:<br />
Học sinh học môn Khoa học tự nhiên 7.<br />
Giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên 7.<br />
4) Giới hạn phạm vi nghiên cứu:<br />
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về “Tổ chức hoạt động hình thành <br />
kiến thức từ thí nghiệm theo nhóm ở lớp học VNEN ” nhằm mang lại hiệu quả cao <br />
trong dạy học thí nghiệm theo nhóm ở lớp 7A5,6 và các lớp học mô hình VNEN <br />
trường THCS Buôn Trấp – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk trong năm học 2015 – <br />
2016.<br />
5) Phương pháp nghiên cứu: <br />
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số nhóm phương pháp nghiên <br />
cứu sau:<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu<br />
Phương pháp quan sát<br />
Phương pháp điều tra phỏng vấn<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm<br />
Phương pháp thống kê toán học <br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1) Cơ sở lí luận: <br />
Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, bởi vậy đòi hỏi giáo viên bộ môn <br />
phải sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học một cách hợp lí, linh hoạt, phù <br />
hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; phù hợp với nội dung, tính chất của bài <br />
học, đặc điểm và trình độ học sinh; phù hợp với thời lượng dạy học và các điều <br />
kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương, nhất là tăng cường việc sử dụng thí <br />
nghiệm và các phương tiện trực quan trong quá trình dạy học. <br />
<br />
Người viết: Phương Ngọc Tuấn 3<br />
“Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN”<br />
Trong dạy học Vật lý, giáo viên cần phát huy tính tích cực của học sinh bằng <br />
cách tạo hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh. Rèn luyện cho <br />
học sinh kĩ năng thực hành; rèn luyện khả năng sử dụng và diễn đạt ngôn ngữ Vật <br />
lý cho học sinh. Qua đó việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh sẽ <br />
được phát huy tối đa.<br />
2) Thực trạng:<br />
2.1. Thuận lợi – khó khăn: <br />
* Thuận lợi:<br />
Ngày càng có nhiều em học sinh quan tâm, lựa chọn môn Vật lý là môn học <br />
ưa thích và cần thiết cho mình vì đây sẽ là cơ sở để các em trước mắt vượt qua các <br />
kì thi, góp phần định hướng nghề nghiệp cho các em sau này.<br />
Đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao nên đa số các gia đình đã có điều <br />
kiện để đầu tư cho con em mình học tập cũng như quan tâm đến việc học tập của <br />
con em mình tốt hơn.<br />
Đa số học sinh được trang bị đầy đủ tài liệu hướng dẫn học và đồ dùng <br />
học tập.<br />
Học sinh trong lớp và trường thích học mô hình trường học VNEN do các <br />
em mạnh dạn, có điều kiện trao đổi về kiến thức một cách tự tin.<br />
Bản thân giáo viên thích nghiên cứu sâu và dạy học thí nghiệm theo nhóm ở <br />
học sinh có hiệu quả. <br />
Thiết kế của bài học VNEN được xây dựng ba trong một, điều đó rất tiện <br />
cho giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy và học.<br />
Mô hình dạy học của VNEN chuyển cơ bản từ hoạt động dạy của giáo <br />
viên sang hoạt động học của học sinh. Tức là chuyển từ phương pháp dạy truyền <br />
thống sang phương pháp học tích cực của học sinh.<br />
* Khó khăn: <br />
Thiết bị dạy và học, đặc biệt là thiết bị thí nghiệm ở nhà trường còn thiếu, <br />
bị hư hỏng nhiều.<br />
Một lớp học với số lượng đông cũng là một trở ngại rất lớn cho dạy học <br />
thí nghiệm theo nhóm thành công. Nếu như giáo viên không kiểm soát cẩn thận <br />
tương tác trong nhóm, thì một vài học sinh có thể không hoạt động, hoặc có thể có <br />
học sinh làm thay công việc cho các bạn trong nhóm.<br />
Trong nhóm và giữa các nhóm có thể phát sinh tình trạng đối địch, ganh đua <br />
quá mức. Thường khó để đánh giá từng học sinh một cách công bằng và một vài em <br />
có thể cảm thấy không thoải mái với việc đánh giá dựa trên sự nỗ lực của nhóm và <br />
sự bình xét của các bạn.<br />
2.2. Thành công – Hạn chế:<br />
Người viết: Phương Ngọc Tuấn 4<br />
“Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN”<br />
Dạy học thí nghiệm theo nhóm đã được coi là phương pháp dạy học hữu <br />
hiệu mang lại một số ích lợi như: <br />
Giáo viên thấy rõ tác dụng của dạy học thí nghiệm theo nhóm trong việc <br />
phát huy tính tích cực, chủ động tham gia của học sinh, mọi học sinh đều được trình <br />
bày ý kiến, tự tìm ra tri thức, nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn.<br />
Phát triển những kĩ năng xã hội cho học sinh như biết lắng nghe và tôn <br />
trọng ý kiến của bạn, biết trình bày ý kiến của mình cho các bạn nghe và hiểu, biết <br />
thống nhất ý kiến.<br />
Học sinh có những kĩ năng làm việc theo nhóm hiệu quả. Các em đã biết <br />
nhanh chóng gia nhập vào nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí, điều hành và tham gia <br />
việc chung của cả nhóm. <br />
Bên cạnh những kết quả tích cực như trên, vẫn còn những tồn tại nhất định. <br />
Dạy học thí nghiệm theo nhóm nói riêng, dạy học nhóm nói chung chưa được sử <br />
dụng đồng đều ở tất cả các môn học; đôi khi còn đơn điệu trong việc sử dụng các <br />
hình thức tiến hành; nhiệm vụ giao cho nhóm còn đơn giản, ít phương án trả lời, <br />
không cần huy động nhiều kinh nghiệm của từng cá nhân. <br />
2.3. Mặt mạnh mặt yếu.<br />
* Mặt mạnh : <br />
Dạy học thí nghiệm theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng <br />
học sinh, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu. Dạy học thí nghiệm theo nhóm <br />
nâng cao tính tương tác giữa các thành viên trong nhóm. <br />
Tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới. Kích thích <br />
sự giao tiếp, chia sẻ tư tưởng, nguồn lực và cách giải quyết vấn đề. <br />
Tăng cường các kĩ năng biểu đạt, phản hồi bằng các hình thức biểu đạt <br />
như lời nói, ánh mắt cử chỉ.<br />
Khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển <br />
mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau, từng người và trở thành niềm vui chung <br />
của tất cả. <br />
* Mặt yếu:<br />
Một số khó khăn trong quá trình tổ chức dạy học thí nghiệm theo nhóm: bàn <br />
ghế chưa phù hợp để có thể sắp xếp cho dạy học nhóm, một số học sinh lúng túng <br />
và nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động trong nhóm; một số học <br />
sinh còn ỷ lại, dựa dẫm vào các bạn cùng nhóm; việc quan sát, đánh giá của giáo <br />
viên đôi khi chưa kịp thời, đúng mức.<br />
2.4. Các nguyên nhân và các yếu tố tác động. <br />
Dạy học thí nghiệm theo nhóm trong việc phát huy tính tích cực, chủ động <br />
tham gia của học sinh. Việc học của học sinh tất nhiên là phải phụ thuộc vào khâu <br />
Người viết: Phương Ngọc Tuấn 5<br />
“Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN”<br />
tổ chức của giáo viên, vì vậy dạy học thí nghiệm theo nhóm tốt sẽ giúp học sinh <br />
tiếp thu bài dễ hơn. <br />
Thiết bị dạy học phục vụ cho việc dạy học thí nghiệm theo nhóm là một <br />
yếu tố quan trọng trong việc tổ chức hoạt động hình thành kiến thức, các thiết bị <br />
dạy học cần được trang bị đầy đủ, kịp thời. <br />
Cơ sở vật chất như bàn ghế chưa phù hợp, phòng học thiếu không gian cũng <br />
là một trong những nguyên nhân làm cho giáo viên ngại tổ chức hoạt động dạy học <br />
thí nghiệm theo nhóm. <br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
Trước kia, việc dạy học của giáo viên chủ yếu là lên lớp cố gắng truyền tải <br />
hết khối lượng kiến thức theo yêu cầu trong sách giáo khoa cho học sinh, các tiết <br />
học của học sinh thật sự rất đơn điệu, hình thức tổ chức dạy học chủ yếu là ngồi <br />
nghe thầy cô giảng bài sau đó luyện tập theo những gì các em tiếp thu được.Việc <br />
đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ yếu thông qua học thuộc lòng hoặc việc <br />
áp dụng bài học vào thực tiễn một cách máy móc. <br />
Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy học thí nghiệm theo nhóm còn ít, hư <br />
hỏng, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Việc thiếu các hoạt động thí nghiệm <br />
làm cho học sinh lên lớp chỉ ngồi nghe, ghi nhớ kiến thức mà giáo viên truyền đạt <br />
sau đó học thuộc bài, học sinh không có cơ hội chia sẻ bài học với bạn. Chính vì <br />
điều đó mà học sinh rụt rè, nhút nhát trong các hoạt động, kết quả học tập không <br />
cao, khả năng tự bộc lộ bản thân yếu.<br />
Dạy học thí nghiệm theo nhóm nhằm để khắc phục thực trạng trên, đồng <br />
thời rèn kĩ năng tổ chức hoạt động dạy học thí nghiệm theo nhóm theo quan điểm <br />
dạy học lấy học sinh làm trung tâm và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục <br />
theo chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo.<br />
Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm là đặt người học vào trung <br />
tâm của quá trình dạy học, tạo cơ hội tới mức tối đa để học sinh được tham gia tích <br />
cực vào quá trình học tập thông qua các hoạt động trên lớp. Đây cũng chính là cách <br />
học có hiệu quả nhất. Học qua các hình thức sau:<br />
Trải nghiệm: Khi học sinh tham gia hoạt động thí nghiệm theo nhóm chính <br />
là học qua thực tế, học từ những kinh nghiệm thông qua việc làm và qua khám phá <br />
tìm tòi của các em. <br />
Giao tiếp: Hoạt động thí nghiệm theo nhóm yêu cầu các em thông qua trao <br />
đổi, tranh luận các em để chia sẻ cho nhau những gì mình biết được, học được và <br />
cách học của mình cho bạn bè. Điều này là rất tốt cho cá nhân học sinh vì: “ Học <br />
thầy không tày học bạn”<br />
<br />
<br />
Người viết: Phương Ngọc Tuấn 6<br />
“Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN”<br />
Học qua tương tác: Chia sẻ với bạn bè những kinh nghiệm của mình và học <br />
kinh nghiệm từ bạn bè. <br />
Rút kinh nghiệm: Sau những lần thất bại khi tiến hành thí nghiệm theo <br />
nhóm, các em cố gắng làm lại lần nữa, lần sau sẽ tốt hơn lần trước. Từ những kinh <br />
nghiệm học tập đó, các em có thể áp dụng vào các tình huống khác.<br />
Bốn hình thức trên chính là biểu hiện của quan điểm dạy học này. Biết được <br />
tầm quan trọng và ích lợi của hoạt động thí nghiệm theo nhóm và để thực hiện <br />
được điều đó thì giáo viên cần phải biết đặc trưng của hoạt động này là giúp học <br />
sinh tích cực tham gia ý kiến và có cơ hội trao đổi với các bạn khác để cùng học, <br />
khám phá và phát triển tư duy. <br />
Bản thân tôi đã áp dụng vào lớp 7A5, 7A6 Trường THCS Buôn Trấp và chia <br />
sẻ kinh nghiệm của mình tới đồng nghiệp.<br />
3) Giải pháp – Biện pháp:<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br />
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, chất lượng dạy học thí <br />
nghiệm theo nhóm trong bộ môn Vật lý nói riêng.<br />
Đề tài này thực hiện mục tiêu cụ thể như sau:<br />
+ Tóm tắt trình tự tổ chức một thí nghiệm theo nhóm.<br />
+ Đưa ra một số tiết học trong chương trình KHTN 7 có các hoạt động thí <br />
nghiệm theo nhóm.<br />
+ Một số kinh nghiệm tổ chức một thí nghiệm theo nhóm.<br />
* Các biện pháp tiến hành:<br />
Biện pháp điều tra: <br />
Trước hết, tôi phát mẫu các đối tượng học sinh để các em cung cấp những <br />
thông tin cần thiết <br />
Biện pháp nghiên cứu sản phẩm:<br />
Dựa vào hoạt động dạy và học, kết hợp với việc phân tích bài báo cáo thực <br />
hành của học sinh, nhóm học sinh, tôi đã tìm ra được tỉ lệ học sinh nắm được kiến <br />
thức cơ bản. Từ đó tôi tìm ra những tồn tại của các em trong quá trình lĩnh hội, tái <br />
tạo kiến thức và vận dụng kiến thức sau đó tìm biện pháp tháo gỡ và đưa ra một số <br />
kinh nghiệm giúp cho học sinh hoạt động thí nghiệm theo nhóm có hiệu quả.<br />
Biện pháp thực nghiệm: <br />
Áp dụng đề tài vào dạy học thực tế từ đó thu thập thông tin để điều chỉnh <br />
cho phù hợp.<br />
Biện pháp nghiên cứu lí thuyết: <br />
Dựa vào các tài liệu tham khảo, tiến hành lọc và tìm ra những nội dung có <br />
liên quan đến đề tài của mình, sau đó sắp xếp chúng theo trình tự để tiện theo dõi.<br />
Người viết: Phương Ngọc Tuấn 7<br />
“Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN”<br />
3.2. Nội dung và cách thực hiện các giải pháp, biện pháp:<br />
* Một số giải pháp chung về “Thí nghiệm theo nhóm”<br />
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của thí nghiệm nhóm, bản thân tôi luôn <br />
cố gắng thực hiện tốt các nội dung sau:<br />
Chuẩn bị tốt nội dung bài giảng đảm bảo theo chuẩn kiến thức kĩ năng và <br />
có điều chỉnh nội dung dạy học (nếu thấy phù hợp với đặc trưng của lớp ).<br />
Chuẩn bị tốt dụng cụ thí nghiệm, đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng. <br />
Điều này đòi hỏi giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình các bài có thí nghiệm <br />
ngay từ đầu năm học, xác định cần dụng cụ gì, số lượng bao nhiêu, còn thiếu <br />
những gì để có kế hoạch giải quyết trong năm bằng cách đề xuất nhà trường mua <br />
thêm hay tự làm hoặc hướng dẫn học sinh tự làm nhằm phục vụ tốt cho công tác <br />
dạy học.<br />
* Trình tự tổ chức một thí nghiệm theo nhóm:<br />
Quá trình tổ chức hoạt động thí nghiệm theo nhóm có thể chia thành 3 giai đoạn ( 3 <br />
bước) sau: <br />
Làm việc chung cả lớp, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.<br />
Làm việc theo nhóm.<br />
Làm việc chung với cả lớp, trình bày kết quả của mỗi nhóm và đánh giá kết <br />
quả <br />
a/ Bước 1: Làm việc chung cả lớp, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm<br />
Giai đoạn này thực hiện chung với cả lớp bao gồm các hoạt động chính sau đây:<br />
Giáo viên nêu vấn đề, xác định mục đích yêu cầu của thí nghiệm, xác định <br />
nhiệm vụ nhận thức cho học sinh.<br />
Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.<br />
Giáo viên tổ chức cùng học sinh xác định phương án thí nghiệm, dụng cụ thí <br />
nghiệm, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm (Giáo viên chỉ rõ những vấn đề cần lưu <br />
ý đối với học sinh trong quá trình thí nghiệm).<br />
Bố trí địa điểm làm việc cho mỗi nhóm.<br />
b/ Bước 2: Làm việc theo nhóm<br />
Trong nhóm phân công nhiêm vụ cho từng thành thành viên của nhóm:<br />
+ Trưởng nhóm: có vai trò hướng dẫn hoạt động của nhóm.<br />
+ Thư ký: Ghi chép lại kết quả các công việc của nhóm sau khi có sự thống <br />
nhất của cả nhóm.<br />
+ Báo cáo viên: Thay mặt nhóm để báo cáo kết quả.<br />
+ Các thành viên khác có trách nhiệm tham gia tích cực mọi hoạt động của <br />
nhóm.<br />
Thảo luận kế hoạch và cách thức làm việc của nhóm.<br />
Người viết: Phương Ngọc Tuấn 8<br />
“Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN”<br />
Tiến hành thực hiện nhiệm vụ:<br />
+ Sắp xếp, bố trí thí nghiệm.<br />
+ Tiến hành thí nghiệm.<br />
+ Thảo luân ghi kết quả, thông tin cần báo cáo.<br />
Thu xếp đồ dùng thiết bị, chuẩn bị báo cáo kết quả làm việc trước lớp.<br />
c/ Bước 3: Trình bày kết quả của mỗi nhóm và đánh giá kết quả <br />
Đại diện của mỗi nhóm trình bày kết quả của nhóm trước toàn lớp.<br />
Giáo viên tổ chức cho cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả và nhóm tự rút ra kết <br />
luận.<br />
* MINH HỌA TIẾT DẠY MẪU : <br />
<br />
<br />
Trình tự tổ chức một thí nghiệm theo nhóm ở lớp VNEN cho bài dạy “sự truyền <br />
ánh sáng” trong môn KHTN lớp 7 như sau:<br />
Bước 1: Làm việc chung cả lớp, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm<br />
Giáo viên nêu vấn đề, xác định mục đích yêu cầu của thí nghiệm là biết <br />
được đường truyền của ánh sáng trong môi trường trong suốt và đồng tính, hướng <br />
truyền của ánh sáng khi gặp mặt sáng, nhẵn bóng, vận dụng tính chất của đường <br />
truyền thẳng của ánh sáng trong môi trường trong suốt và đồng tính hay hiện tượng <br />
phản xạ ánh sáng để giải thích được các hiện tượng đơn giản trong thực tế.<br />
Chia 7 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.<br />
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu ra phương án thí nghiệm, cho học sinh nêu <br />
dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm. <br />
Tổ chức phân chia thành 7 nhóm, mỗi nhóm khoảng 6 – 8 học sinh.<br />
Bước 2: Làm việc theo nhóm<br />
Trong nhóm phân công nhiêm vụ cho từng thành thành viên của nhóm: Các <br />
nhóm tự phân trưởng nhóm, thư ký và báo cáo viên.<br />
Các nhóm thảo luận kế hoạch và cách thức làm việc của nhóm.<br />
Tiến hành thực hiện nhiệm vụ:<br />
+ Sắp xếp, bố trí thí nghiệm.<br />
+ Tiến hành thí nghiệm.<br />
+ Thảo luận, ghi kết quả thông tin cần báo cáo.<br />
Thu xếp đồ dùng thiết bị, chuẩn bị báo cáo kết quả làm việc trước lớp.<br />
Bước 3: Trình bày kết quả của mỗi nhóm và đánh giá kết quả <br />
Giáo viên thu báo cáo thí nghiệm của các nhóm học sinh.<br />
Giáo viên tổ chức cho cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả và rút ra kết luận.<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Phương Ngọc Tuấn 9<br />
“Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN”<br />
Tiết 39: Bài 11. SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG<br />
<br />
<br />
Sau khi học sinh hoàn thành hoạt động khởi động thì giáo viên tiến hành tổ <br />
chức cho học sinh thảo luận nhóm rút ra nhận xét về đường truyền của ánh sáng <br />
trong ba trường hợp, ghi vào phiếu giao việc kết quả thảo luận của nhóm mình vào <br />
phiếu.<br />
Yêu cầu học sinh đưa ra phương án thí nghiệm để chứng minh nhận xét. Dựa <br />
vào phương án đó để tiến hành thí nghiệm kiểm tra, chúng ta nghiên cứu hoạt động <br />
sau:<br />
* Hoạt động hình thành kiến thức.<br />
Hoạt động của thầy Hoạt động của học sinh<br />
Dựa vào phương án đề ra (trùng Làm thí nghiệm về sự truyền của ánh sáng <br />
với sách) để làm thí nghiệm. trong môi trường trong suốt và đồng tính.<br />
HS làm thí nghiệm H 12.1<br />
GV dạy và GV trong tổ hỗ trợ nếu <br />
học sinh gặp khó khăn.<br />
<br />
Xong thí nghiệm yêu cầu HS thảo <br />
luận trả lời câu hỏi về:<br />
+ Nhận xét như thế nào về <br />
đường truyền của ánh sáng trong <br />
môi trường trong suốt, đồng tính? So <br />
sánh với kết quả nhận xét ở hoạt <br />
động A. Từ kết quả thí nghiệm rút ra được kết luận:<br />
Kết luận: Trong một môi trường trong suốt <br />
và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường <br />
thẳng.<br />
<br />
Có thể bị đổi hướng hoặc dừng lại<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
HS nêu ra nhiều cách khác nhau, tuy nhiên <br />
có phương án trùng với sách.<br />
<br />
HS nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm <br />
<br />
Người viết: Phương Ngọc Tuấn <br />
10<br />
“Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN”<br />
2:<br />
Nếu ánh sáng truyền đi trong <br />
không khí mà gặp một vật có bề mặt <br />
sáng nhẵn bóng thì đường truyền <br />
của ánh sáng sẽ như thế nào?<br />
Yêu cầu HS nêu ra phương án làm <br />
thí nghiệm cho trường hợp ánh sáng <br />
truyền đi gặp mặt sáng, nhẵn.<br />
Cho học sinh làm thí nghiệm theo <br />
phương án các em đã nêu ra.<br />
GV tiếp tục hỗ trợ cho học sinh Kết luận: Ánh sáng bị đổi hướng, hắt trở <br />
khi gặp khó khăn. lại môi trường cũ khi gặp mặt sáng, nhẵn <br />
Xong thí nghiệm yêu cầu học sinh bóng của một vật. Hiện tượng này gọi là <br />
thảo luận hóm trả lời câu hỏi. hiện tượng phản xạ ánh sáng.<br />
<br />
Học sinh thiếp tục thực hiện thí nghiệm 3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Nhận xét như thế nào về hướng <br />
truyền của ánh sáng khi gặp một vật <br />
có mặt sáng, nhẵn bóng?<br />
<br />
<br />
Kết luận: Hiện tượng tia sáng truyền từ <br />
môi trường trong suốt này sang môi trường <br />
Nếu ánh sáng truyền trong môi trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân <br />
trường không khí sau đó tiếp tục cách giữa hai môi trường gọi là hiện tượng <br />
sang môi trường nước thì đường khúc xạ ánh sáng.<br />
truyền sẽ như thế nào?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Từ kết quả thí nghiệm ta rút ra <br />
được kết luận gì?<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Phương Ngọc Tuấn <br />
11<br />
“Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN”<br />
<br />
<br />
Tiết 45: Bài 12. MÀU SẮC ÁNH SÁNG<br />
<br />
<br />
Từ các hình ảnh 13.1 trang 129 sách hướng dẫn học KHTN và cho biết: Tại <br />
sao em nhìn thấy các vật trong hình có màu xanh, đỏ, tím, vàng.... khác nhau như <br />
vậy? Nếu ban đêm hoặc ban ngày trong phòng kín không có ánh sáng chiếu vào hình <br />
13.1 đó thì em có thấy được màu của các vật đó không?<br />
Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi với bạn về nguyên nhân chính làm cho ta <br />
nhìn thấy các vật có màu sắc khác nhau từ đó đưa ra các giải pháp kiểm tra. Dựa <br />
vào các giải pháp học sinh nêu ra giáo viên cho học sinh nghiên cứu hoạt động hai.<br />
* Hoạt động hình thành kiến thức.<br />
<br />
<br />
Hoạt động của thầy Hoạt động của học sinh<br />
Ánh sáng trắng là gì? Kể một số Ánh sáng trắng là tập hợp nhiều ánh sáng <br />
nguồn phát ra ánh sáng trắng. màu. VD: Ánh sáng Mặt trời, đèn xe ôtô, đèn <br />
huỳnh quang trong phòng học....<br />
Ánh sáng màu đơn sắc là gì? Kể Ánh sáng màu đơn sắc là ánh sáng không thay <br />
tên một số nguồn phát ra ánh sáng đổi màu sắng khi truyền từ môi trường trong <br />
màu đơn sắc. suốt này sang môi trường trong suốt khác. VD: <br />
Đèn laze, đèn LED...<br />
Ánh sáng màu không đơn sắc là Ánh sáng màu không đơn sắc là tập hợp của <br />
gì? một số chùm sáng màu đơn sắc.<br />
<br />
Tổ chức cho học sinh hoạt động <br />
nhóm làm thí nghiệm phân tích <br />
ánh sáng trắng bằng lăng kính để <br />
kiểm tra xem <br />
<br />
<br />
<br />
Qua thí nghiêm nhóm các em thu được trong <br />
ánh sáng trắng có nhiều ánh sáng màu biến <br />
thiên từ đỏ đến tím.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổ chức cho học sinh làm thí <br />
<br />
Người viết: Phương Ngọc Tuấn <br />
12<br />
“Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN”<br />
nghiệm theo nhóm phân tích ánh <br />
sáng màu đơn sắc.<br />
<br />
Qua thí nghiệm các em chỉ thu được các ánh <br />
sáng đơn sắc<br />
<br />
<br />
<br />
Ta có thể trộn nhiều ánh sáng <br />
màu đơn sắc lại để được ánh <br />
sáng trắng hay không? <br />
Tiếp tục cho học sinh hoạt động <br />
nhóm để trộn các ánh sáng đơn <br />
sắc lại với nhau.<br />
<br />
<br />
<br />
Kết quả của thí nghiệm là cho thấy nếu trộn từ <br />
ba ánh sáng (Đỏ, lục lam) ta thu được ánh sáng <br />
trắng.<br />
Từ các hoạt động làm thí nghiệm theo nhóm mà các em đã tự trả lời được <br />
kiến thức của bài học màu sắc ánh sáng.<br />
<br />
<br />
Tiết 57: Bài 15. NGUỒN ÂM<br />
<br />
Học sinh qua sát hình 15.1 và từ kinh nghiệm cuộc sống các em nêu được các vật <br />
phát ra âm thanh.<br />
Các âm thanh được phát ra có gì giống và khác nhau?<br />
Các vật phát ra âm có đặc điểm gì chung?<br />
Học sinh có thể đưa ra nhiều nhận định như: Âm phát ra từ thùng đàn, từ cái <br />
trống, từ cái chuông....tiếng trống kêu to, tiếng đàn kêu nhỏ...<br />
Để kiểm tra các nhận định này, thầy tổ chức cho các em tìm hiểu qua hoạt động <br />
sau:<br />
* Hoạt động hình thành kiến thức.<br />
<br />
<br />
Hoạt động của thầy Hoạt động của học sinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Phương Ngọc Tuấn <br />
13<br />
“Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổ chức cho học sinh làm thí <br />
nghiệm theo nhóm (Thí nghiệm 1) <br />
trong 148 sách hướng dẫn học khoa <br />
học tự nhiên 7.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh nghe âm phát ra và đồng thời <br />
kiểm tra được hai nhánh của âm thoa dao <br />
động.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Yêu cầu học sinh tiếp tục làm thí <br />
nghiệm 2 và tìm cách kiểm tra bộ <br />
phận nào dao động.<br />
<br />
<br />
Học sinh đã làm thí nghiệm nghe được âm <br />
thanh từ trông phát ra đồng thời thấy mặt <br />
trống dao động (thông qua quả bóng)<br />
<br />
<br />
Kết luận: Khi phát ra âm các vật đều dao <br />
Qua thí nghiệm 1, 2 hãy thảo luận <br />
động.<br />
và rút ra kết luận.<br />
<br />
<br />
<br />
Tiết 59: Bài 15. SỰ LAN TRUYỀN VÀ PHẢN XẠ ÂM<br />
<br />
<br />
Âm thanh lan truyền từ nguồn âm đến tai người nghe qua những môi trường nào?<br />
Học sinh nêu ra dự đoán là âm thanh có thể truyền qua nhiều môi trường khác <br />
nhau như: Rắn, lỏng, không khí và kể cả chân không. Ta có thể kiểm tra các dự <br />
đoán đó bằng cách tiến hành các thí nghiệm thông qua hoạt động sau:<br />
* Hoạt động hình thành kiến thức.<br />
Hoạt động của thầy Hoạt động của học sinh<br />
<br />
Người viết: Phương Ngọc Tuấn <br />
14<br />
“Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN”<br />
Khoảng không gian giữa hai cái trống <br />
là môi trường gì?<br />
Nếu quả bóng bàn ở trống 2 không có <br />
hiện tượng hoặc có hiện tượng xảy ra Làm thí nghiệm 1:<br />
chứng tỏ điều gì?<br />
<br />
Tổ chức và định hướng cho học sinh <br />
hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Gõ trống 1, nghe âm thanh phát ra đồng <br />
thời thấy mặt trống 2 dao động.<br />
Mặt trống 2 dao động khi gõ trống 1 <br />
* Nhận xét: Âm thanh từ trống 1 truyền <br />
chứng tỏ điều gi?<br />
đến mặt trống 2 trong môi trường không <br />
khí.<br />
<br />
Âm còn truyền qua được chất rắn, chất <br />
Ngoài môi trường không khí thì âm <br />
lỏng.<br />
thanh có thể truyền qua được trong môi <br />
Thí nghiệm 2:<br />
trường nào?<br />
Nêu lên phương án kiểm tra.<br />
<br />
Một học sinh B áp tai sát trên mặt bàn, <br />
mặt quay về hướng không nhìn thấy bạn <br />
A từ đầu bàn bên kia.<br />
Bạn học sinh A gõ bàn rất nhẹ ở đầu <br />
bên kia thì bạn C không áp tai sát mặt <br />
bàn không nghe thấy gì nhưng bạn B áp <br />
tai sát mặt bàn thì nghe rất rõ.<br />
* Nhận xét: Âm thanh truyền rất rõ qua <br />
cái bàn (chất rắn) đến tai bạn B.<br />
<br />
Thí nghiệm 3: <br />
Người viết: Phương Ngọc Tuấn <br />
15<br />
“Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đặt nguồn âm ngoài không khí ta cả Nguồn âm<br />
lớp nghe âm thanh phát ra tít tít….<br />
<br />
<br />
<br />
Nhấn chìm hoàn toàn nguồn âm đó vào <br />
cốc nước nhưng vẫn nge được âm thanh<br />
<br />
Từ thí nghiệm đã tiến hành em rút ra <br />
* Nhận xét: Âm thanh truyền được qua <br />
được nhận xét gì?<br />
môi trường nước đến tai ta.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp. <br />
Tài liệu, phương tiện học tập đủ, đồng bộ hoặc không đồng bộ và điều <br />
kiện về cơ sở vật chất phù hợp hay không phù hợp đều ảnh hưởng trực tiếp đến <br />
việc thực hành thí nghiệm theo nhóm. Tổ chức theo hình thức này, nếu không quan <br />
tấm đến những điều kiện trên thì có thể khai thác không có hiệu quả hoặc vô hiệu <br />
hóa ưu điểm của phương pháp dạy học thí nghiệm theo nhóm.<br />
Giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình với công việc, tạo <br />
được niềm tin cho học sinh và cần phải gần gũi với học sinh.<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Một tiết dạy là một cơ cấu hoàn chỉnh từ phút đầu đến phút cuối, có tính đặc <br />
thù về trình tự, về nhịp điệu, về tiến trình theo từng môn học. Vì vậy, việc làm <br />
trước, việc làm sau đương nhiên liên quan với nhau. Hoạt động trước làm nảy <br />
sinh hoạt động sau, hoạt động sau củng cố hoặc nối tiếp hoạt động trước. Dùng <br />
cách tổ chức học tập nào trước, sau đều cần có lí do trong mối quan hệ này, tránh <br />
hiện tượng đổi mới phương pháp dạy học thực hành thí nghiệm theo nhóm chỉ <br />
mang tính hình thức.<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:<br />
Với việc ứng dụng đề tài này vào công tác giảng dạy, tôi nhận thấy học <br />
sinh ngày càng yêu thích bộ môn KHTN, từ đó giảm số lượng học sinh yếu kém <br />
đồng thời tăng số lượng học sinh tích cực, mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp, học <br />
sinh thích phát biểu quan điểm của chính mình hơn.<br />
<br />
<br />
Người viết: Phương Ngọc Tuấn <br />
16<br />
“Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN”<br />
Số học sinh đạt kết quả cao rất phấn khởi, muốn thử sức và chứng tỏ năng <br />
lực của bản thân trong việc hoàn thành tốt nội dung tìm tòi mở rộng do giáo viên <br />
giao ở nhà, các em tự làm ra sản phẩm góp phần tạo ra các ý tưởng trong cuộc thi <br />
sáng tạo thanh thiếu niên.<br />
4) Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
cứu.<br />
Qua việc so sánh kết quả học tập của học sinh các lớp VNEN tôi trực tiếp <br />
giảng dạy trong hai năm qua, thông qua thực hành thí nghiệm theo nhóm đã tạo <br />
được sự thành công trong việc hình thành kiến thức cho học sinh trong mỗi bài học.<br />
Kết quả khảo sát chất lượng học tập của học sinh trong các bài thuộc ba <br />
chuyên đề ở học kỳ I năm học 2015 – 2016 của hai lớp 7A6 cụ thể như sau:<br />
<br />
<br />
Tổng số Kỹ năng Giai đoạn kiểm tra<br />
Học sinh thực hành Đầu HKI Cuối HKI<br />
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)<br />
thí nghiệm<br />
<br />
<br />
Giỏi 9 23,1 11 28,2<br />
39 Khá 10 25,6 14 36,0<br />
Trung Bình 13 33,4 11 28,2<br />
Yếu 7 17,9 3 7,6<br />
Khi thực hiện đề tài này tôi nhận thấy các em học sinh từ trung bình trở lên <br />
đã tăng lên đồng thời số học sinh yếu, kém đã đã giảm so với đầu năm học. Mặt <br />
khác, đa số học sinh có ý thức cao hơn trong việc tự giác học tập, bản thân tôi cũng <br />
hy vọng chất lượng học tập của học sinh trong những năm học tới sẽ được tiếp tục <br />
nâng cao hơn.<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:<br />
1) Kết luận: <br />
Dạy học thí nghiệm theo nhóm ở mô hình VNEN giúp học sinh phát huy <br />
tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Với <br />
phương pháp dạy học mới, giúp các em phát huy tốt các kĩ năng như: kỹ năng giao <br />
tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học. <br />
Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học và các hình thức <br />
dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả <br />
năng tự học của học sinh, tăng khả năng vận dụng, đồng thời phát triển ngôn ngữ <br />
của học sinh thông qua các hoạt động học tập<br />
Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của học sinh trong đời <br />
sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của học <br />
Người viết: Phương Ngọc Tuấn <br />
17<br />
“Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN”<br />
sinh, của cộng đồng thông qua hoạt động ứng dụng của mỗi bài, rèn cho các em kĩ <br />
năng giải quyết các vấn đề, các khó khăn của nhóm và chính bản thân các em trong <br />
mỗi tiết học. <br />
Để có được kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm, đòi hỏi người giáo viên phải <br />
không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và rèn luyện<br />
Hoạt động nhóm có thể áp dụng được cho tất cả các tiết học ở tất cả các <br />
khối lớp ở cấp THCS, đặc biệt là mô hình trường học mới VNEN. <br />
2) Kiến nghị: <br />
Để hoạt động hướng dẫn và dạy học thí nghiệm theo nhóm trở thành hoạt <br />
động dạy học thường xuyên, có chất lượng, mang lại hiệu quả cao trong công tác <br />
dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục, cụm chuyên môn và các trường cần <br />
thường xuyên tổ chức các chuyên đề theo từng môn và tổ chức các hoạt động giáo <br />
dục cho giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.<br />
Tôi rất mong muốn nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài <br />
này hoàn thiện hơn ! <br />
Xin chân thành cảm ơn ! <br />
<br />
<br />
* Tài liệu tham khảo:<br />
1. Sách hướng dẫn học Khoa học tự nhiên lớp 7 – NXB giáo dục<br />
2. Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Khoa học tự nhiên lớp 7 – NXB giáo dục<br />
3. Phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông – NXB Đại học sư phạm.<br />
4. Phân phối chương trình VNEN lớp 7 môn Khoa học tự nhiên<br />
<br />
<br />
<br />
Krông Ana, ngày 9 tháng 02 năm 2016<br />
Người viết đề tài<br />
<br />
<br />
<br />
Ph ương Ng ọc Tu ấn<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN:<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………<br />
<br />
Người viết: Phương Ngọc Tuấn <br />
18<br />
“Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức từ thí nghiệm Vật lý theo nhóm ở lớp VNEN”<br />
CH Ủ T ỊCH H ỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN <br />
( Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Phương Ngọc Tuấn <br />
19<br />