MỤC LỤC<br />
<br />
A ĐẶT VẤN ĐỀ Trang<br />
I. Lý do chọn đề tài 2<br />
II. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3<br />
1. Mục đích nghiên cứu 3<br />
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3<br />
B NỘI DUNG 4<br />
I. Cơ sở lý luận 4<br />
II. Cơ sở thực tiễn 5<br />
III. Các hình thức, biện pháp tổ chức chương trình 6<br />
1. Yêu cầu chung 6<br />
2. Xây dựng kế hoạch chương trình 6<br />
3. Tổ chức thực hiện 7<br />
3.1. Hình thức: Hội vui học tốt 8<br />
3.2. Hình thức: Hái hoa dân chủ 11<br />
3.3. Hình thức: Trò chơi ô chữ 13<br />
C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 17<br />
I. Kết luận 17<br />
II. Bài học kinh nghiệm 17<br />
III. khuyến nghị 17<br />
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 19<br />
E – NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN 20<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
A. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br />
Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên và nhi đồng là sự nghiệp đào <br />
tạo một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục cho các em là một khoa <br />
học, một nghệ thuật, không nên tùy tiện chủ quan. Bác Hồ nói: “Ngày nay <br />
chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy chính <br />
phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc <br />
giáo dục nhi đồng...”.<br />
Quan điểm khoa học đó còn được Bác chỉ rõ qua các gợi ý về phương <br />
pháp giáo dục trẻ em là tạo cho các em: Học mà chơi, chơi mà học. Người <br />
khẳng định giáo dục thiếu nhi là một khoa học, một nghệ thuật. Chính vì thế <br />
Người luôn mong muốn trong tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được <br />
những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện. <br />
Đảng ta từng nhấn mạnh: “Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN <br />
nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”.<br />
Trong trường tiểu học, các em được học tập những kiến thức cơ bản <br />
về tự nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia mọi hoạt <br />
động để phát triển về trí, đức, thể, mỹ.Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân <br />
cách, biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống <br />
Để đáp ứng yêu cầu đó, song song với hoạt động giáo dục của nhà <br />
trường, tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia nhiều hoạt động như tuyên <br />
truyền, đóng tiểu phẩm, văn nghệ, thi thể thao… trong đó việc tổ chức cho <br />
các em tham gia chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp đã mang lại cho các <br />
em niềm ham thích tìm hiểu, học hỏi.<br />
Chính vì vậy, trong bài viết này tôi muốn đưa ra “Kinh nghiệm tổ <br />
chức chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của trường Tiểu học Thị <br />
trấn Hoàng Mai A” nhằm khẳng định những kết quả hoạt động tại cơ sở nói <br />
<br />
2<br />
riêng, đồng thời góp thêm kinh nghiệm để giúp cho hoạt động Đội ngày một <br />
phát triển cả về bề rộng và chiều sâu.<br />
II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
1. Mục đích nghiên cứu<br />
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt <br />
Nam, là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục <br />
trong và ngoài nhà trường. Đội lấy 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng <br />
làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện, phát triển mọi khả năng trong học tập, <br />
hoạt động và vui chơi. <br />
Chính vì vậy việc tạo ra một sân chơi mới lạ, thu hút đông đảo học <br />
sinh tham gia tìm hiểu là một hoạt động thiết thực của tổ chức Đội thiếu niên <br />
tiền phong Hồ Chí Minh. Có thể nói hoạt động Đội là một trong những con <br />
đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục nhân cách cho trẻ, <br />
giúp các em phát triển toàn diện. Vì vậy việc tổ chức sinh hoạt ngoài giờ lên <br />
lớp là vô cùng quan trọng và cần thiết.<br />
Đề tài “Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên <br />
lớp trong trường tiểu học” giúp:<br />
Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu <br />
quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa <br />
phương.<br />
Thông qua việc tìm hiểu những con số, ô chữ kỳ diệu về các chủ đề <br />
mừng đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam, truyền thống dân tộc, quân đội, <br />
tấm gương anh hùng tiêu biểu, truyền thống Đoàn, Đội… Từ đó giúp các em <br />
có thêm nhiều hiểu biết để xây dựng những tình cảm tốt đẹp, lòng yêu quê <br />
hương, niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn các thế hệ anh hùng đã hy sinh thân <br />
mình vì Tổ quốc. <br />
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: <br />
Đây là đề tài “Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài <br />
3<br />
giờ lên lớp trong trường tiểu học” nên tôi tập trung nghiên cứu toàn thể <br />
học sinh trong trường cùng tham gia tìm hiểu trong các giờ HĐNGLL đầu tuần <br />
hay trong buổi tổ chức các ngày lễ kỷ niệm, sự kiện lớn trong năm theo chủ <br />
điểm tháng với các nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi thiếu niên nhi <br />
đồng.<br />
<br />
B. NỘI DUNG<br />
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN<br />
Trong thư gửi cán bộ phụ trách thiếu nhi tháng 11 năm 1949 Bác căn <br />
dặn đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi: “....Phải giữ toàn vẹn cái tính vui <br />
vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng(chớ nên làm cho <br />
chúng hóa ra những người già sớm)... Trong lúc học, cũng cần cho chúng <br />
vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở nhà, ở trường học, ở xã <br />
hội, chúng đều vui, đều học”.<br />
Lời dạy của Bác cho đến nay vẫn rất gần và sống động trong thực tiễn <br />
công tác Đội và phong trào thiếu nhi, đòi hỏi người cán bộ phụ trách Đội phải <br />
luôn lấy lời dạy của Bác làm kim chỉ nam cho hoạt động của mình nghĩa là <br />
bên cạnh việc dạy chữ cần tổ chức cho các em vui chơi. Vui chơi cũng là <br />
một hình thức giáo dục vui vẻ, nhẹ nhàng mà hiệu quả. Giáo dục cho thiếu <br />
nhi phải kết hợp cả ba yếu tố đức dục, trí dục, thể dục mà mục tiêu cao nhất <br />
là: “Cách dạy trẻ cần làm cho chúng biết yêu Tổ quốc, thương đồng bào, <br />
biết giữ gìn vệ sinh, giữ gìn kỷ luật, học văn hóa”.<br />
Hiểu được ý nghĩ sâu sắc từ câu nói đó và bằng cả tấm lòng tôn kính <br />
Bác, tôi đã tìm hiểu để nắm bắt được yêu cầu về nội dung phưuơng pháp <br />
giáo dục, nắm bắt được đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi của các em: Hiếu <br />
động, dễ nhớ, dễ quên, thích tìm hiểu, khám phá nhưng cũng chóng nhàm <br />
chán, tâm lý thích: “Học mà chơi, chơi mà học” của các em để đưa ra những <br />
nội dung phù hợp trong mỗi chương trình, tạo sự hấp dẫn, thu hút các em <br />
<br />
4<br />
tham gia đồng thời tạo cho các em sự vui vẻ, hoạt bát, hồn nhiên.<br />
Thông qua chương trình, các em phát huy được tính sáng tạo, tính năng <br />
động, tự chủ của mình, được hoà mình vào tập thể, được giao lưu học tập, <br />
được tìm hiểu các kiến thức có nội dung phong phú để từ đó hướng các em <br />
tới những chuẩn mực về đạo đức, những hiểu biết về văn hoá mà các cấp, <br />
ngành làm công tác giáo dục mong muốn.<br />
Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là một việc làm khoa học và <br />
sáng tạo, đòi hỏi người phụ trách phải kiên nhẫn bền bỉ và thường xuyên trau <br />
dồi kinh nghiệm đóng góp cho khoa học công tác Đội.<br />
Vậy một liên đội có phong trào Đội phát triển mạnh là do cách tổ <br />
chức hoạt động ngoài giờ lên lớp thường xuyên coa tính sáng tạo, phù hợp với <br />
lứa tuổi và có hiệu quả.<br />
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:<br />
Trường tiểu học A Thị trấn Hoàng Mai, Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ <br />
An đóng trên địa bàn Thị trấn Hoàng Mai, học sinh vừa là con gia đình kinh <br />
doanh, một số là con cán bộ công nhân viên chức nhà nước và con em nông dân. <br />
các em phần lớn đều dễ bảo, có phần mạnh dạn và nhiệt tình trong hoạt động <br />
Đội.<br />
Trường đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc cấp Huyện. Ban giám hiệu nhà <br />
trường, công Đoàn, hội cha mẹ học sinh, ban chăm sóc thiếu nhi thị trấn giáo viên <br />
chủ nhiệm nhiệt tình, luôn kịp thời hỗ trợ quan tâm giúp đỡ hoạt động Đội đạt <br />
kết quả. <br />
Tuy thời gian làm công tác Tổng phụ trách chưa nhiều nhưng tôi luôn <br />
luôn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp cũng như tìm hiểu về tư <br />
liệu hoạt động ngoài giờ lên lớp sao cho đạt hiệu quả. Thời gian đầu tôi luôn <br />
lo lắng phải tổ chức một giờ sinh hoạt ngoại khoá như thế nào để lôi cuốn, thu <br />
hút các em tham gia nhưng vẫn thật khó. Hết mỗi tuần, giờ HĐNGLL, có lúc <br />
tôi cảm thấy “sợ”, “mệt” do thiết kế nội dung chương trình cho các giờ sinh <br />
<br />
5<br />
hoạt còn đơn điệu, thiên về kiểm điểm, giáo huấn, không phù hợp tâm lý học <br />
sinh tiểu học.<br />
Dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Đội Tỉnh, hội đồng Đội Huyện, trường Đội <br />
Thị trấn Hoàng Mai, các anh chị đã từng nhiều năm làm tổng phụ trách, tôi đã <br />
phần nào thực hiện tốt công tác tổng phụ trách và học hỏi được nhiều kinh <br />
nghiệm quý báu. Do vậy ngay từ đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch hoạt động <br />
theo đợt thi đua, tháng, tuần có sự phê duyệt của Ban giám hiệu nhà trường. Nội <br />
dung chương trình dựa vào kiến thức các môn học với sự giúp đỡ của đồng chí <br />
hiệu phó và tổ trưởng chuyên môn nên cho đến bây giờ tôi hoàn toàn tự tin với nội <br />
dung sinh hoạt trong các giờ chào cờ, ngày lễ kỷ niệm lớn trong năm của mình và <br />
đã đạt kết quả rõ rệt.<br />
III. CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH<br />
1. Yêu cầu chung<br />
Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là việc làm thường xuyên và quan <br />
trọng không thể thiếu được của người phụ trách. Đây là yếu tố quyết định sự <br />
thành công của phong trào Đội. Chính vì vậy để tổ chức tốt chương trình hoạt <br />
động ngoài giờ lên lớp cần:<br />
Nội dung chương trình phải đảm bảo đúng với đường lối, quan điểm <br />
của Đảng; Nhà nước, bám sát vào nội dung chương trình sách giáo khoa, khoa <br />
học, rõ ràng và thể hiện “Tính vừa sức” đối với các em.<br />
Hình thức tổ chức cần khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm <br />
sinh lý “Học mà chơi, chơi mà học” của các em học sinh.<br />
Đồ dùng cần thiết phục vụ chương trình phải đảm bảo về mặt thẩm <br />
mỹ, gây ấn tượng đối với các em.<br />
Thời gian thực hiện chương trình vừa phải, không nên dài quá dễ gây <br />
mệt mỏi cho các em.<br />
2. Xây dựng kế hoạch chương trình<br />
Căn cứ vào nội dung chương trình năm học 2012 – 2013, Kỷ niệm 82 năm <br />
<br />
6<br />
ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 72 năm ngày thành lập Đội TNTP <br />
Hồ Chí Minh, 123 năm ngày sinh nhật Bác…tôi đã xây dựng theo chủ điểm <br />
tháng, tuần với chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp như sau:<br />
Tuầ<br />
Tháng Chủ điểm Nội dung Hình thức<br />
n<br />
3 * Tìm hiểu về trường, lớp, Hội vui học <br />
chương trình hoạt động Đội. tốt<br />
Vui hội ngày <br />
* Tìm hiểu luật an toàn giao <br />
9/2012 khai trường<br />
4 thông.<br />
Từ hàng dọc: MŨ BẢO HIỂM<br />
Trò chơi ô <br />
chữ<br />
10 * Tìm hiểu về ngày Nhà giáo Trò chơi ô <br />
Việt Nam chữ<br />
10, 11 Ngàn hoa dâng Từ chìa khoá: BIẾT ƠN<br />
11<br />
tặng thầy cô * Tìm hiểu về các môn học.<br />
Hội vui học tốt<br />
15 * Tìm hiểu truyền thống Quân Hái hoa dân <br />
đội nhân Việt Nam chủ<br />
Em yêu chú bộ <br />
12 16 * Tìm hiểu về quân đội.<br />
đội<br />
Từ chìa khoá: ANH HÙNG<br />
Trò chơi ô <br />
chữ<br />
20 * Tìm hiểu về các loại Hoa Trò chơi ô <br />
chữ<br />
Từ chìa khoá: HOA MAI<br />
Đón mùa xuân <br />
1/2013 21 * Hội học mùa xuân<br />
mới<br />
Hội vui học <br />
tốt<br />
22 * Tìm hiểu về Đảng CSVN. Trò chơi ô <br />
chữ<br />
Từ chìa khoá: ƠN ĐẢNG<br />
Mừng Đảng <br />
2 25 * Tìm hiểu môn học em thích<br />
quang vinh<br />
Hội vui học <br />
tốt<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
30 * Nhà sử học nhỏ tuổi Hội vui học <br />
tốt<br />
* Tìm hiểu về quê hương, Đất <br />
Việt Nam – Tổ <br />
3, 4 32 nước<br />
Quốc mến yêu<br />
Từ chìa khoá: TỔ QUỐC<br />
Trò chơi ô <br />
chữ<br />
34 * Tìm hiểu truyền thống Đội Hái hoa dân <br />
TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941) chủ<br />
<br />
Tự hào truyền 35 * Tìm hiểu về cuộc đời và sự <br />
nghiệp của Bác. <br />
thống Đội Trò chơi ô <br />
5 15/5/ Từ chìa khoá: HỒ CHÍ MINH<br />
Mừng sinh chữ<br />
2007 * 66 mùa hoa Đội ta lớn lên <br />
nhật Bác<br />
cùng Đất nước. Hội vui học <br />
tốt<br />
<br />
<br />
3. Tổ chức thực hiện<br />
Qua các đợt tập huấn về cách tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, sự tìm <br />
tòi học hỏi, kinh nghiệm của bản thân. Đặc biệt là các chương trình giải trí trên <br />
truyền hình như: “Lực sĩ tí hon”; “Đường lên đỉnh Olimpia”; “Theo dòng lịch sử”; <br />
“Vượt qua thử thách”… tôi tham khảo và tổ chức các hình thức cho phù hợp với <br />
liên đội mình.<br />
3.1. Hình thức: “Hội vui học tốt”<br />
* Mục đích:<br />
Để giúp các em học sinh ôn lại kiến thức của các môn học thì việc tổ <br />
chức cho các em tham gia vào “Hội vui học tập” là điều cần thiết. Hình thức <br />
này tuy có mất nhiều thời gian hơn so với các hình thức khác nhưng lại giúp <br />
các em ôn lại kiến thức một cách có hệ thống, rèn luyện phản xạ nhanh, tinh <br />
thần đoàn kết của tập thể. Thường sử dụng hình thức này trong những tháng <br />
thi đua cao điểm.<br />
3.1.1. Cách thức tổ chức:<br />
Được tổ chức từ các tập thể lớp, chi đội đến liên đội với các phần thi:<br />
8<br />
Phần 1: Màn chào hỏi<br />
Phần 2: Thi kiến thức (Môn Tiếng việt, toán, Tiếng Anh, khoa <br />
học, lịch sử, âm nhạc, hội họa).<br />
Phần 2: Dành cho khán giả.<br />
3.1.2. Ví dụ cụ thể:<br />
Tháng 11 với chủ điểm:<br />
“Ngàn hoa dâng tặng thầy cô”<br />
Đây là tháng cao điểm thi đua học tập chào mừng ngày nhà giáo Việt <br />
Nam 20/11 tôi triển khai cho các em tham gia hội học theo tập thể lớp, liên <br />
đội.Sau đó lựa chọn mỗi khối 3 em xuất sắc nhất (5 khối) chia thành 3 đội <br />
(Mỗi đội 5 em) để tham gia hội thi. Dưới đây tôi xin giới thiệu chương trình <br />
hội vui học dành cho toàn liên đội: <br />
CHƯƠNG TRÌNH “ HỘI VUI HỌC TỐT”<br />
<br />
Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 11<br />
1. Giới thiệu 3 đội chơi đại diện cho 5 khối.<br />
2. Giới thiệu thành phần ban giám khảo: Đại diện BGH (phụ trách <br />
chuyên môn), giáo viên tiếng Anh, mỹ thuật, âm nhạc, <br />
3. Giới thiệu luật chơi: <br />
Mỗi đội có một đèn bấm, khi mỗi câu hỏi đưa ra thì các đội bấm đèn <br />
để dành quyền trả lời. Nếu đội nào bấm đèn sớm nhất thì đội đó dành quyền <br />
trả lời đầu tiên. Nếu trả lời không chính xác thì cơ hội đó dành cho hai đội <br />
còn lại. Cả 3 đội không trả lời được, câu trả lời sẽ dành cho khán giả. (Trước <br />
khi vào phần thi chính dành cho 3 đội, người dẫn chương trình tạo không khí <br />
cổ vũ từ phía khán giả dành cho 3 đội).<br />
4. Ba đội thực hiện phần thi thứ nhất:<br />
MÔN TIẾNG VIỆT<br />
Câu1: Mỗi một dữ kiện, người dẫn chương trình đưa cách nhau 10 <br />
<br />
9<br />
giây, nếu trả lờiđược ở dữ kiện thứ nhất được 30 điểm, ở dữ kiện thứ hai <br />
được 20 điểm, ở dữ kiện thứ ba được 10 điểm.<br />
TÌM MỘT CÂU TỤC NGỮ: Là câu ca dao<br />
Dữ kiện thứ nhất: đề cao lòng quý trọng<br />
Dữ kiện thư hai: Có 14 tiếng<br />
Dữ kiện thứ ba: Liên quan đến tình thầy<br />
Đáp án: “Muốn Sang thì bắc cầu kiều<br />
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.”<br />
Câu 2: Có 3 câu hỏi, mỗi câu được 10 điểm, nếu trả lời được 3 câu được 30 <br />
điểm.<br />
Cho đoạn thơ sau: <br />
Em nghe thầy đọc bao ngày<br />
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà<br />
Mái chèo nghe vọng sông xa<br />
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa<br />
Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? (10đ)<br />
Hãy nêu tên tác giả của bài thơ? (10đ)<br />
Bạn hãy trình bày bài thơ đó? (10đ)<br />
Đáp án: Bài thơ “ Nghe thầy đọc thơ”, tác giả Trần Đăng Khoa.<br />
Câu 3: Tìm một từ có thể điền vào tất cả các chỗ trống trong những <br />
câu thanh ngữ, tục ngữ, danh ngôn sau:<br />
Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải........<br />
Đi một ngày đàng .......một sàng khôn<br />
.......Thầy không tày........bạn.<br />
...........đi đôi với hành.<br />
........, .........nữa ........mãi.<br />
Đáp án: Từ học<br />
MÔN TOÁN<br />
Tổng của 20 số tự nhiên đầu tiên bằng bao nhiêu?<br />
a. 210 c. 380<br />
<br />
10<br />
b. 190 d.420<br />
(Người dẫn chương trình cộng điểm phần thi môn Tiếng việt và toán).<br />
<br />
MÔN KHOA HỌC<br />
Hãy kể tên sự sống trên trái đất?<br />
Đáp án: Đất, Nước, Không khí.<br />
MÔN LỊCH SỬ<br />
Câu 1: Quốc hiệu nước ta thời nhà Hồ là? <br />
Đáp án: Đại Ngu.<br />
Câu 2: Một nữ tướng của 2 Bà Trưng là?<br />
Đáp án: Lê Chân.<br />
MÔN TIẾNG ANH<br />
Em hãy cho biết giữa hai từ “Hour và Home” có sự khác nhau và giống <br />
nhau như thế nào?<br />
Đáp án: * Giống nhau: Cùng có cặp chữ “H” và “O” đứng đầu.<br />
* Khác nhau: Hour chỉ một khoảng thời gian (VD: Hết 5 <br />
giờ)<br />
Home chỉ ngôi nhà<br />
MÔN HÁT NHẠC<br />
Nghe nhạc đoán tên bài hát và nói rõ bài hát này thuộc dân ca vùng nào? <br />
Hãy trình bày một trong các bài hát mà đội chơi đoán được.<br />
Đáp án: + Bài: “Gà gáy” Dân ca Cống<br />
+ Bài: “Xòe hoa” – Dân ca Thái<br />
+ Bài: “Chim sáo” – Dân ca Ba na.<br />
MÔN MỸ THUẬT<br />
Trong vòng 5 phút các đội chơi vẽ xong bức tranh trên bảng phooc với <br />
chủ đề: “Cô và Mẹ”.<br />
(Các đội thi vẽ trên nền nhạc bài “Những bông hoa, những bài ca” )<br />
<br />
11<br />
5. Kết thúc phần thi dành cho 3 đội, trong khi chờ đợi BGK đánh giá, <br />
tiếp đến là phần chơi dành cho khán giả.<br />
1. Trò chơi 1: Gắn biển báo an toàn giao thông (Thi tiếp sức)<br />
Cách chơi: Gọi 14 em chia thành hai đội xếp thành 2 hàng dọc, khi có <br />
hiệu lệnh chơi, em đứng đầu lên gắn trở về vị trí, tiếp đến em thứ <br />
hai……….. cho đến em cuối cùng.<br />
• Kết thúc trò chơi: Công bố dành chiến thắng và trao phần thưởng.<br />
2. Trò chơi 2: Trò chơi âm nhạc mang tên: Gắn tên bài hát đúng với dân <br />
ca các miền (Mỗi đội 5 em).<br />
Cách chơi: Hai đội xếp thành hai hàng dọc, em đứng đầu lên gắn trở về <br />
vị trí, tiếp đén em thứ 2………. cho đến em cuối cùng.<br />
Đáp án: + Bạn ơi lắng nghe – Dân ca Ba Na<br />
+ Ru em – Dân ca Xê Đăng<br />
+ Đi cấy – Dân ca Thanh Hóa<br />
+ Cò lả Dân ca Bắc bộ<br />
+ Quê hương tươi đẹp – Dân ca Nùng <br />
* Kết thúc trò chơi: Công bố dành chiến thắng và trao phần thưởng<br />
6. Tổng kết hội thi: Người dẫn chương trình tổng kết điểm của BGK <br />
của các đội chơi, mời đại biểu về dự phát biểu ý kiến và trao thưởng cho các <br />
đội chơi.<br />
3.2. Hình thức: “Hái hoa dân chủ”<br />
Với hình thức này giúp các em học sinh trong toàn liên đội được tham <br />
gia. Qua trò chơi các em được rèn luyện về phản xạ và khả năng tư duy cao.<br />
3.2.1. Cách thức tổ chức:<br />
Câu hỏi được đưa ra về các lĩnh vực: Tìm hiểu sự kiện, âm nhạc, giáo <br />
dục truyền thống, tấm gương tiêu biểu…… từ dễ đến khó phù hợp với 5 <br />
khối và được gắn vào những bông hoa theo màu sắc từ khối 1 đến khối 5 gắn <br />
<br />
<br />
12<br />
trên 2 cây Ngũ Gia Bì của sân khấu.<br />
Khối 1: Hoa màu đỏ<br />
Khối 2: Hoa màu trắng<br />
Khối 3: Hoa màu hồng<br />
Khối 4: Hoa màu xanh<br />
Khối 5: Hoa màu vàng<br />
Học sinh lên hái hoa, nếu trả lời đúng được nhận phần thưởng của ban tổ <br />
chức. (quyển vở, bút chì, thước kẻ .v.v). Nếu trả lời sai bạn khác sẽ dành quyền <br />
trả lời.<br />
3.2.3. Ví dụ cụ thể:<br />
Chủ điểm tháng 5: Tự hào truyền thống Đội.<br />
a) Mục đích:<br />
Thông qua cuộc chơi gúp các em có những hiểu biết về tổ chức Đội <br />
TNTP Hồ Chí Minh. Thể hiện lòng biết ơn, niềm tự hào đối với các anh <br />
hùng nhỏ tuổi. Từ đó các em phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành Đội <br />
viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.<br />
b) Chuẩn bị:<br />
+ Giấy màu cắt thành hoa.<br />
+ Trang trí cây hoa.<br />
+ Đàn<br />
c) Nội dung câu hỏi: <br />
1. Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày, tháng năm nào? <br />
(15/5/1941).<br />
2. Em hãy cho biết người đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí <br />
Minh? (Nông Văn Dền hay còn gọi là Kim Đồng).<br />
3. Con hãy điền 2 từ còn lại vào câu thơ sau:<br />
“ Trung thu trăng sáng như gương<br />
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương ………” (Nhi đồng)<br />
13<br />
4. Con hãy nghe 1 đoạn nhạc sau và cho biết tên bài hát đó. Con thể <br />
hiện bài hát cho các bạn cùng nghe.<br />
(Giáo viên nhạc đánh bài: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”)<br />
5. Với 2 câu thơ sau, con hãy đoán xem tên người anh hùng nhỏ tuổi này là <br />
ai?<br />
“ Giữa rừng Việt Bác chiến khu<br />
Ai làm liên lạc giấu thư tài tình” (Anh Kim Đồng)<br />
6. Thật dũng cảm, mưu trí, gan dạ khi một mình đốt kho xăng của địch. <br />
Anh là ngọn đuốc sống của Thành phố mang tên Bác. Con cho biết tên anh là <br />
gì? (Anh Lê Văn Tám).<br />
7. Con hãy hát bài: “Hành khúc Đội TNTP Hồ Chí Minh” sáng tác của <br />
nhạc sĩ Phong Nhã.<br />
8. Con Cho biết Anh Kim Đồng hy sinh trong hoàn cảnh nào?<br />
(Tóm tắt: Một lần đi liên lạc, anh phát hiện ổ phục kích của địch <br />
gần nơi có bộ đội của ta. Vì sợ chúng phát hiện nên anh đã đánh lạc <br />
hướng để bọn chúng nổ súng về phía mình, nghe tiếng súng bộ đội ta đã <br />
trốn thoát nhưng anh Kim Đồng đã anh dũng hy sinh, lúc đó anh vừa tròn <br />
14 tuổi).<br />
9. Con hãy cho biết tên người anh hùng đã hy sinh thân mình cứu hai em <br />
nhỏ giữa làn bom đạn của địch? (Anh Nguyễn Bá Ngọc).<br />
10. Con hãy nêu những lần đổi tên của Đội?<br />
(Năm 1941: Đội mang tên Đội nhi đồng cứu quốc.<br />
Năm 1952: Đội mang tên Đội thiếu nhi tháng 8<br />
Năm 1956: Đội mang tên Đội TNTP.<br />
Năm 1970 đến nay: Đội mang tên Đội TNTP Hồ Chí Minh).<br />
3.3. Hình thức: “Trò chơi ô chữ”:<br />
Đây là hình thức luôn thu hút các em tham gia nhiệt tình nhất. Ở hình <br />
thức này các em học sinh tham gia tìm hiểu những ô chữ kỳ diệu theo từng <br />
<br />
<br />
14<br />
chủ điểm giúp các em rèn luyện khả năng tư duy, óc phán đoán khi tìm tiếng, <br />
từ. Từ đó các em được lĩnh hội, bổ sung thêm nhiều kiến thức trong học tập.<br />
3.3.1. Cách thức tổ chức:<br />
* Đoán từ hàng ngang ra từ hàng dọc.<br />
* Đoán từ hàng ngang tìm từ chìa khoá.<br />
Với mỗi câu trả lời đúng từ hàng ngang, các em sẽ được nhận phần <br />
thưởng là 1 quyển vở, (thước kẻ, bút chì, cục tẩy…) tìm ra chìa khoá (hay từ <br />
hàng dọc) sẽ được nhận phần thưởng là 2 quyển vở.<br />
3.3.2. Đồ dùng phục vụ:<br />
Bảng di động được kẻ ô sẵn theo nội dung câu hỏi hàng ngang và hàng <br />
dọc, phấn màu để điền chữ (Phấn mầu trắng hàng ngang, Phấn màu đỏ chữ <br />
hàng dọc)<br />
3.3.3. Ví dụ cụ thể:<br />
Chủ điểm tháng 5 – Mừng sinh nhật Bác.<br />
a) Mục đích: Giúp các em hiểu được ý nghĩa của ngày quốc tế phụ nữ. <br />
b) Chuẩn bị:<br />
* Bảng di động<br />
* Phấn màu đỏ để ghi từ hàng dọc.<br />
* Phấn màu trắng để ghi chữ cái hàng ngang.<br />
* ảnh chụp: Mẹ và Cô.<br />
c) Nội dung ô chữ:<br />
* Ô chữ:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
(1) I Q<br />
(2) C A U V O N G<br />
(3) H O N G<br />
(4) C O C<br />
T A O Q U A N<br />
(5)<br />
(6) H U E<br />
(7) P H U O N G<br />
(8) C H I H A N G<br />
T R A U<br />
(9)<br />
(10 N G O C H A<br />
)<br />
(11 G U O M<br />
)<br />
<br />
* Gợi ý tìm từ:<br />
Hàng ngang thứ 1: (Từ gồm 2 chữ cái): Cách gọi tắt chỉ số thong minh?<br />
<br />
IQ xuất hiện chữ Q<br />
<br />
Hàng ngang thứ 2: (Từ gồm 7 chữ cái): hiện tượng thường xuất hiện sau <br />
các trận mưa?<br />
<br />
CẦU VỒNG xuất hiện chữ U<br />
<br />
Hàng ngang thứ 3: (Từ gồm có 4 chữ cái): Loài hoa được mệnh danh là <br />
nữ hoàng các loài hoa?<br />
<br />
HỒNG xuất hiện chữ Ô<br />
<br />
Hàng ngang thứ 4: (Từ gồm 3 chữ cái): Đây là con vật được dân gian <br />
mệnh danh là “Cậu ông trời”?<br />
<br />
16<br />
CÓC xuất hiện chữ C<br />
<br />
Hàng ngang thứ 5: (Từ gồm 7 chữ cái): Đây là vị thần cai quản việc <br />
bếp núc trong mỗi gia đình?<br />
<br />
TÁO QUÂN xuất hiện chữ T<br />
<br />
Hàng ngang thứ 6: ( Từ gồm 3 chữ cái): Đây là cố đô gắn liền với triều <br />
nhà Nguyễn?<br />
<br />
HUẾ xuất hiện Ê<br />
<br />
Hàng ngang thứ 7: (Từ gòm 6 chữ cái): Nhân vật rất thích chiếc quạt <br />
mo của Bờm?<br />
<br />
PHÚ ÔNG xuất hiện chữ P<br />
<br />
Hàng ngang thứ 8: (Từ gồm 7 chữ cái): Tên gọi mặt trăng mà dân gian <br />
hay dung?<br />
<br />
CHỊ HẰNG xuất hiện H<br />
<br />
Hàng ngang thứ 9: (Từ gồm 4 chữ cái): Con vật này gắn liền với chú <br />
Cuội?<br />
<br />
TRÂU xuất hiện U<br />
<br />
Hàng ngang thứ 10: (Từ gồm 5 chữ cái): Đây là một làng hoa nổi tiếng <br />
ở Hà Nội?<br />
<br />
NGỌC HÀ xuất hiện N<br />
<br />
Hàng ngang thứ 11: (Từ gồm 4 chữ cái): Đây là tên một hồ gắn liền với <br />
truyền thuyết vua Lê Lợi<br />
<br />
GƯƠM ƒ xuất hiện Ư<br />
<br />
Các chữ xuất hiện: QUỐC TẾ PHỤ NỮ <br />
Trên đây là một số hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp của <br />
liên đội tôi, hoạt động này đã thu hút 100% các em trong liên đội tham gia, nó <br />
tạo cho các em sự thoải mái, không nhàm chán mà còn giúp các em chăm chỉ, <br />
<br />
17<br />
hăng say, phấn đấu, rèn luyện học tập trở thành con người phát triển toàn <br />
diện xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
C KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận:<br />
Qua một năm thực hiện đưa các hoạt động đội vào nhà trường, đặc <br />
biệt là hoạt động ngòai giờ lên lớp, tôi thấy các em học sinh trang bị cho mình <br />
hiểu biết về truyền thống của Đảng, Bác Hồ, về Đoàn, Đội... Chương trình <br />
chính là sân chơi lành mạnh cho học sinh. Qua đó các em phát huy được tính <br />
chủ động, sáng tạo, lĩnh hội, bổ sung thêm nhiều kiến thức mới. Đồng thời <br />
nhằm nâng cao ý thức kỷ luật và động cơ thúc đẩy học tập cho mình.<br />
Do vậy có thể khẳng định tổ chức đội là không thể thiếu được trong <br />
nhà trường phổ thông. Tổ chức đội không chỉ tổ chức các hoạt động vui chơi <br />
mà tổ chức đội góp phần không nhỏ vào phong trào học tập và phát triển toàn <br />
diện cho học sinh. Qua đó cũng khẳng định vai trò của TPT và tổ chức đội là <br />
rất quan trọng trong nhà trường. Tổ chức đội tổ chức các hoạt động phù hợp <br />
với lứa tuổi, tâm sinh lý lứa tuổi của các em. Với kết quả trên cũng đã làm <br />
bớt đi những ý nghĩ sai lệch về TPT và tổ chức đội trong nhà trường phổ <br />
thông.<br />
2. Bài học kinh nghiệm:<br />
* Phải luôn khẳng định tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho các em <br />
tham gia thì vai trò người giáo viên Tổng phụ trách rất quan trọng.<br />
* Phải biết kết hợp với các tổ chức như: Ban giám hiệu, giáo viên chủ <br />
nhiệm (Phụ trách chi), ban chấp hành Công Đoàn, BCH liên chi đội.<br />
* Các hoạt động luôn thay đổi về nội dung, hình thức để các em không <br />
nhàm chán.<br />
3. Khuyến nghị:<br />
* Nhà trường: cần tạo điều kiện về thời gian và cơ sở vật chất cho <br />
hoạt động đội.<br />
* Huyện:<br />
+ Nâng cao vai trò Tổng phụ trách và tổ chức Đội trong nhà trường.<br />
* Hội Đồng Đội Tỉnh:<br />
19<br />
+ Trang bị thêm cho tổ chức Đội cơ sở vật chất, các tài liệu có liên <br />
quan về lịc sử, xã hội và tự nhiên.<br />
* Trường Đội:<br />
+ Cần tổ chức nhiều hơn nữa các mô hình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp <br />
phục vụ mục đích “Học mà vui Vui mà học” trong học sinh. Từ đó giúp cho <br />
giáo viên – Tổng phụ trách có điều kiện nghiên cứu, học hỏi tích lũy thêm <br />
kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân cũng như tổ chức hoạt động Đội của <br />
liên đội mình ngày càng đạt hiệu quả cao.<br />
<br />
<br />
Quỳnh Lưu ngày 10 tháng 02 năm 2013<br />
Người viết <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hồ Thị Thúy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
21<br />
D TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. TẠP TRÍ NGƯỜI PHỤ TRÁCH.<br />
2. TỰ NHIÊN XÃ HỘI LỊCH SỬ LỚP 4,5.<br />
3. CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN.<br />
4. ĐỒNG DAO VÀ TRÒ CHƠI – NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA.<br />
5. CHI ĐỘI EM MANG TÊN NGƯỜI ANH HÙNG.<br />
6. BÁCH KHOA THƯ HỒ CHÍ MINH.<br />
7. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN PHỤ TRÁCH <br />
ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH<br />
8. BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
23<br />
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN<br />
.......................................................................................................................<br />
...............................................................................................................<br />
.......................................................................................................................<br />
...............................................................................................................<br />
.......................................................................................................................<br />
...............................................................................................................<br />
.......................................................................................................................<br />
...............................................................................................................<br />
.......................................................................................................................<br />
...............................................................................................................<br />
.......................................................................................................................<br />
...............................................................................................................<br />
.......................................................................................................................<br />
...............................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />