SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non <br />
EaTung”<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU………………………………………2<br />
I. Đặt vấn đề…………………………………………………………..2<br />
II. Mục đích (mục tiêu) nghiên cứu……………………………………3<br />
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………3<br />
I. Cơ sở lý luận của vấn đề…………………………………………….4<br />
II. Thực trạng của vấn đề ………….…………………………………..5<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề………………612<br />
IV.Tính mới của giải pháp……………………………………………12<br />
V.Hiệu quả SKKN……………………………………………………..14<br />
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
I. Kết luận……………………………………………………………..15<br />
II. Kiến nghị……………………………………………………………15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng Trường mầm non EaTung<br />
<br />
1<br />
SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non <br />
EaTung”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng là niềm hi vọng của gia đình <br />
và là tương lai của xã hội. Nếu được chăm sóc và giáo dục đúng đắn thì sẽ <br />
trở thành những người con ngoan của gia đình, những công dân có ích cho xã <br />
hội. Như chúng ta đã biết, ngay từ nhỏ trẻ đã có phản xạ với cái đẹp bằng <br />
những biểu hiện như: Hướng mắt về ánh sáng, thích ngắm những vật có màu <br />
sắc nổi bật, trẻ bắt đầu có ý thích ngắm nhìn các bức tranh, những hình thù <br />
ngộ nghĩnh. Tuy nhiên chúng chưa thể nhận biết phát hiện ra cái đẹp của <br />
những tác phẩm ấy. Điều đó có thể nói rằng trẻ luôn có những xúc cảm rất <br />
đặc biệt với những sự vật hiện tượng xung quanh, nó mang lại cảm xúc và <br />
ấn tượng mạnh đối với trẻ, thôi thúc trẻ muốn khám phá và muốn sáng tạo ra <br />
cái đẹp. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ sự kiên trì và khả năng chú ý của chúng <br />
chưa được tốt nên cũng dễ dẫn đến sự nhàm chán và không hào hứng với <br />
công việc được giao trong một thời gian ngắn. Chính người lớn chúng ta cũng <br />
không thể nào ép buộc trẻ hoàn thành nhiệm vụ được. Với chương trình giáo <br />
dục mầm non hiện nay đòi hỏi người giáo viên tổ chức các hoạt động phải <br />
nhẹ nhàng, trẻ chủ động nhiều hơn, giáo viên chỉ là người định hướng cho trẻ <br />
tham gia các hoạt động. Ở trường mầm non có rất nhiều các hoạt động, đa <br />
dạng và phong phú. Trong đó một hoạt động không thể không kể đến đó là <br />
hoạt động tạo hình vì hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật. <br />
Thông qua hoạt động tạo hình trẻ được khám phá thế giới xung quanh, yêu <br />
cái đẹp, sáng tạo cái đẹp…<br />
Hoạt động tạo hình ở trường mầm non gồm những hoạt động như: Vẽ, <br />
nặn, xếp, cắt, dán, chắp, ghép…, giúp trẻ tìm hiểu khám phá và thể hiện sinh <br />
động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh. Từ đó góp phần phát <br />
triển toàn diện về đạo đức trí tuệ, thể chất, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ, hình <br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng Trường mầm non EaTung<br />
<br />
2<br />
SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non <br />
EaTung”<br />
thành tình yêu của trẻ với vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống. Con người luôn <br />
vươn tới cái đẹp, vươn tới cái “Chân thiện mỹ”. Thông qua hoạt động tạo <br />
hình trẻ lĩnh hội được những kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật, giúp trẻ hình <br />
thành và nâng cao dần năng lực sáng tạo và tính thẩm mỹ vốn có của mình. <br />
Hoạt động tạo hình đòi hỏi bàn tay khéo léo, óc quan sát, tư duy, trí nhớ, trí <br />
tưởng tượng…<br />
Đối với việc giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em thì hoạt <br />
động tạo hình là hoạt động chiếm ưu thế, hoạt động tạo hình là một trong <br />
những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mầm non. Nó giúp trẻ tìm hiểu <br />
khám phá và thể hiện một cách sinh động, sáng tạo những gì chúng nhìn thấy <br />
trong thế giới xung quanh đó là các loại lá cây để tạo thành những đồ chơi <br />
gắn liền với trò chơi dân gian, với những bài đồng giao như: Con mèo, con <br />
châu chấu, con bọ dừa, con trâu, đồng hồ…Đặt biệt lá cây có những ưu điểm <br />
của nguyên vật liệu thiên nhiên như: dễ tìm, phong phú, đa dạng về hình <br />
dạng màu sắc, dễ sử dụng…trẻ có thể dễ dàng xé, bứt, vò, cắt, xếp…<br />
Từ những lý do trên là một Phó Hiệu Trưởng chỉ đạo chuyên môn trong <br />
nhà trường, tôi đã chọn đề tài “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử <br />
dụng lá cây trong hoạt động tạo hình, tại trường mầm non EaTung”<br />
II. Mục đích nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tìm ra những giải pháp tối ưu hướng dẫn giáo viên cách làm <br />
đồ dùng đồ chơi bằng lá cây để giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục, <br />
nâng cao trí tưởng tượng, sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻ…hình thành nhân cách <br />
kỹ năng sống cho trẻ đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. <br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lý luận của vấn đề<br />
<br />
Hoạt động tạo hình là một hoạt động văn hóa tinh thần, nó gắn liền với <br />
những kiến thức, kỹ năng, kỹ sảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt <br />
động tạo hình đem đến cho trẻ có ấn tượng về cái đẹp và những xúc cảm <br />
chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của con người, hình thành những đức <br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng Trường mầm non EaTung<br />
<br />
3<br />
SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non <br />
EaTung”<br />
tính tốt như: yêu thích cái đẹp, muốn tạo ra cái đẹp, quá trình thao tác giúp trẻ <br />
khéo léo, linh hoạt, hình thành cảm xúc, thị hiếu thẩm mỹ… hình thành và rèn <br />
luyện ở trẻ khả năng đánh giá và tự đánh giá, tạo điều kiện cho trẻ phát triển <br />
vốn từ giúp cho lời nói truyền cảm hơn và ngôn ngữ được mạch lạc hơn, mặt <br />
khác hoạt động này còn giáo dục trẻ lòng ham muốn tiếp thu những điều mới <br />
lạ, những phương thức hoạt động mới, giúp trẻ hình thành thói quen học tập <br />
có mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe, rèn luyện năng lực, điều khiển hành <br />
vi của mình nhờ có hoạt động này mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung <br />
quanh được tăng lên.<br />
Sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầm non bao gồm nhiều lĩnh vực, các <br />
lĩnh vực phát triển của trẻ có liên quan chặc chẽ với nhau, sự cảm nhận và <br />
hiểu biết về những biểu hiện tri giác những hình dạng không gian cũng như <br />
về những suy nghĩ, cảm nhận mĩ thuật, về cái đẹp của tác phẩm thông qua <br />
cảm giác và tri giác, vừa là quá trình tiếp nhận vào bên trong của những cảm <br />
xúc, những phán đoán, những đánh giá về những giá trị mang tính văn hóa, lịch <br />
sử, về cái đẹp của tác phẩm. Trẻ em phải được nhìn nhận dưới góc độ khác <br />
với mĩ thuật của người lớn. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ được tự do thể <br />
hiện những tình cảm suy nghỉ và những kinh nghiệm của bản thân trẻ về con <br />
người cũng như mọi sự vật hiện tượng thế giới xung quanh.<br />
Tạo hình gồm rất nhiều hoạt động như: Vẽ, nặn, xếp, dán, chắp ghép, <br />
tạo hình tổng hợp…Mỗi loại hoạt động tạo hình có các nguyên liệu khác <br />
nhau, không phải hoạt động tạo hình nào cũng sử dụng nguyên liệu lá cây. Do <br />
vậy phải biết lựa chọn hoạt động cho phù hợp khi sử dụng với lá cây (Lá cây <br />
khô, lá cây vừa rụng, lá cây tươi, lá non xanh, lá già…). Có thể sử dụng lá cây <br />
trong các hoạt động như: xếp, dán tranh, chắp ghép làm đồ chơi, làm phụ liệu <br />
trong hoạt động nặn, tạo hình tổng hợp…khi lựa chọn lá cây, đảm bảo vệ <br />
sinh an toàn, thẫm mĩ, lựa chọn lá có hình dáng, màu sắc đẹp, không bị rách <br />
nát…<br />
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính hình <br />
tượng cho nên hoạt động tạo hình có liên quan chặt chẽ với sự nhận thức <br />
<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng Trường mầm non EaTung<br />
<br />
4<br />
SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non <br />
EaTung”<br />
cuộc sống xung quanh, bởi vì muốn thể hiện được cuộc sống xung quanh cần <br />
phải nhận thức được từng loại hình, hoạt động tạo hình.<br />
Xếp dán tranh: Tạo những tranh theo mẫu, theo đề tài, ý thích… Lựa <br />
chọn giấy nến, nhiều lá cây mỏng, (có thể lá khô, lá tươi, lá cây non, cánh hoa <br />
đã sử lí được ép khô vẫn giữ được màu…), phối hợp với nguyên liệu khác …<br />
đựng trong rỗ, làn và được phân loại hoa, lá…(Sử dụng đồ dùng: Kéo, keo <br />
sửa, hồ dán…)<br />
Chắp ghép làm đồ chơi: Con mèo, con châu chấu, con bọ dừa, con trâu… <br />
đồng hồ, vương miệng, chiếc nhẫn…từ lá dứa, lá dừa, cỏ, lá đa, lá mít…đã <br />
được cắt từng đoạn để trẻ dễ sử dụng và đựng trong làn, rổ…<br />
Nặn: Nặn theo các chủ đề như các con vật, hoa quả, đồ dùng… Đất nặn <br />
là nguyên liệu chính, lá cây là nguyên liệu để tạo thêm các chi tiết cho sản <br />
phẩm tạo hình.<br />
Tạo hình tổng hợp: Phối hợp các kỹ năng và chất liệu tạo hình để tạo ra <br />
sản phẩm tạo hình sáng tạo như các đồ chơi mô phỏng các đồ dùng, vật <br />
dụng. Kĩ năng (Phối hợp các kĩ năng của vẽ, nặn, xếp dán, chắp, ghép…)<br />
Nguyên liệu và đồ dùng: Chuẩn bị phong phú, đa dạng các chất liệu tạo <br />
hình, trong đó có lá cây các loại là chủ yếu và được dựng, sắp xếp như một <br />
xưởng chế tạo nhằm tăng cường khả năng hứng thú khám phá của trẻ.<br />
Người lớn hướng dẫn hoạt động tạo hình cho trẻ mà hạn định nội dung <br />
cũng như chỉ hướng tới việc rèn cho trẻ các kĩ năng cơ bản thì không thể khai <br />
thác và phát huy được trí tưởng tượng sáng tạo cũng như những năng lực bên <br />
trong của trẻ. Chính vì vậy hoạt động tạo hình với lá cây phù hợp với trẻ và <br />
có ý nghĩa giáo dục rất lớn, thông qua hoạt động này mà trẻ thể hiện được <br />
tính sáng tạo tưởng tượng, thể hiện khá đầy đủ kinh nghiệm sống của trẻ, <br />
thể hiện được sự tích cực tìm kiếm, khám phá về thế giới xung quanh.<br />
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu <br />
Ưu điểm: Nhà trường có cơ sở vật chất đảm bảo, có nhiều cây xanh <br />
bóng mát, vườn cây ăn quả, vườn hoa cho trẻ trải nghiệm, khám phá, các <br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng Trường mầm non EaTung<br />
<br />
5<br />
SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non <br />
EaTung”<br />
nguyên vật liệu từ thiên nhiên phong phú về hình dạng, màu sắc, dễ tìm, dễ <br />
sử dụng, sẵn có trong tự nhiên, không mất tiền mua lại góp phần bảo vệ môi <br />
trường. Ban giám hiệu quan tâm, chỉ đạo sát sao về mọi mặt nhất là chuyên <br />
môn.<br />
Hạn chế: Một số phụ huynh muốn con mình phải được học với những <br />
phương tiện, đồ dùng đồ chơi hiện đại, đắt tiền, sạch sẽ, màu sắc đẹp, ít <br />
quan tâm đến đồ dùng đồ chơi dân gian, sẵn có ở địa phương…<br />
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì hàng loạt những nguyên <br />
liệu hiện đại đắt tiền như: giấy màu các loại, mút sốp, nilon, vải, cước, nhựa <br />
cao cấp…đã thay thế các nguyên liệu dân gian, nguyên liệu từ thiên nhiên <br />
như: lá cây, vỏ cây, tre nứa, mây, cói, hạt, hột, vỏ sò, vỏ hến…<br />
Một số giáo viên ít quan tâm tới việc sử dụng các nguyên vật liệu thiên <br />
nhiên trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ mặc dù trong chương trình giáo <br />
dục mầm non, giáo trình tạo hình và phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình <br />
cho trẻ mầm non đã đề cập đến.<br />
Việc sử dụng lá cây để làm đồ chơi hay xếp, dán tranh …chưa có biện <br />
pháp và hướng dẫn trẻ cụ thể, vì thế giáo viên lúng túng khi thực hiện các <br />
hoạt động tạo hình có sử dụng lá cây.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
Con người sinh ra không phải ai cũng có sẵn trong mình những năng <br />
khiếu thẩm mỹ, những kiến thức hiểu biết về mọi mặc mà phải thông qua <br />
giáo dục và hoạt động thì từ đó những tài năng, khả năng đó mới được bộc lộ <br />
và phát triển, nhất là đối với trẻ nhỏ. Việc học của trẻ không phải đơn thuần <br />
là đưa trẻ vào một khuôn phép chặc chẽ, mà việc học của trẻ ở đây là thông <br />
qua chơi “Trẻ chơi mà học, học mà chơi” Vì thế tôi luôn tìm tòi và cố gắng <br />
lựa chọn những biện pháp phù hợp để giúp trẻ hứng thú và tích cực tham gia <br />
hoạt động tạo hình với lá cây. Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức <br />
các hoạt động tạo hình cho trẻ 5 tuổi tại trường lớp mầm non. Đáp ứng được <br />
yêu cầu giáo dục mầm non với mục đích chung là phát triển một cách toàn <br />
diện cho trẻ.<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng Trường mầm non EaTung<br />
<br />
6<br />
SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non <br />
EaTung”<br />
Giải pháp 1: Tạo tình huống, yếu tố bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ <br />
vào hoạt động tạo hình.<br />
Thực tế đồ chơi của trẻ có rất nhiều và phong phú nhưng làm thế nào để <br />
trẻ có thể hoạt động say mê với những chiếc lá cây lại là một vấn đề khó. <br />
Những yếu tố bất ngờ bao giờ cũng gây được sự chú ý đặc biệt với trẻ. Vì <br />
vậy, giáo viên cần tận dụng thời gian ở mọi lúc mọi nơi trong những hoàn <br />
cảnh khác nhau để tạo ra sự bất ngờ đối với trẻ.<br />
Ví dụ: Sau giờ hoạt động ngoài trời, giáo viên hướng dẫn trẻ quan sát <br />
những con cá vàng trong bể. Trẻ đặc biệt ấn tượng với những chú cá vàng có <br />
cái đuôi rất to…Trẻ hết sức ngạc nhiên khi thấy những chú cá vàng đáng yêu <br />
được tạo ra từ lá cây khô hay những cái bèo tây, lục bình…do cô chuẩn bị <br />
trước. trẻ ngắm nghía xem làm như thế nào, thậm chí cầm những chú cá đó <br />
điều khiển để cho nó bơi, điều này sẽ làm trẻ thích thú. Sau đó, giáo viên hỏi <br />
trẻ có muốn tự mình làm ra những con cá như vậy không và hướng dẫn trẻ <br />
cách làm. Hoặc sinh nhật một trẻ trong lớp, giáo viên cùng trò chuyện, gợi ý <br />
trẻ hãy tạo thành những món quà đẹp để tặng bạn như: Chiếc đồng hồ, con <br />
châu chấu, được làm bằng lá dừa, con trâu được làm bằng lá mít, bưu thiếp <br />
được trang trí bằng những bông hoa, lá cây, cành khô…<br />
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có cơ hội hay chờ cơ hội để đưa trẻ <br />
vào hoạt động mà giao viên cũng cần suy nghĩ tạo ra những cơ hội hết sức tự <br />
nhiên, đơn giản như vốn dĩ nó có. Trẻ em rất nhạy cảm, mỗi một sự thay đổi <br />
dù chỉ rất nhỏ cũng gây sự chú ý, nhất là sự thay đổi ấy tạo ra một cái mới lạ. <br />
Chẳng hạn, lớp học là nơi hằng ngày trẻ sống, được học tập, vui chơi. Mọi <br />
trang trí trong phòng học cũng như đồ dùng, đồ chơi quá đổi quen thuộc trở <br />
nên bình thường, không có gì đáng chú ý. Nhưng chỉ cần có một sự xuất hiện <br />
mới là lập tức thu hút sự chú ý của trẻ. Bởi vậy, tôi đã hướng dẫn giáo viên <br />
thường tạo ra những cơ hội cho trẻ như: cho trẻ phát hiện ra những chiếc kèn <br />
được xếp trên một cái bàn nhỏ ngay cửa ra vào (mọi ngày nó được đặt ở góc <br />
Âm nhạc), úp mỗi một loa kèn nhựa lên một cái kèn nhỏ làm bằng lá chuối. <br />
Những chiếc kèn này cái to, cái nhỏ, cái ngắn, cái dài. Giáo viên tạo sự tò mò <br />
<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng Trường mầm non EaTung<br />
<br />
7<br />
SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non <br />
EaTung”<br />
để trẻ cầm kèn lên thổi và phát ra âm thanh. Kết quả, chỉ trong ít phút trẻ đã <br />
xúm lại chuyền tay nhau những chiếc kèn bằng lá chuối, bỏ lại những chiếc <br />
kèn nhựa trên bàn. Sau đó, gợi ý trẻ hãy tự làm cho mình một chiếc kèn giống <br />
cô.<br />
Việc tạo ra những yếu tố bất ngờ thu hút sự chú ý của trẻ đã khó song <br />
việc duy trì hứng thú của trẻ cũng đòi hỏi phải khéo léo. Vì vậy, giáo viên <br />
phải biết khai thác những gì gần gủi với nhu cầu, hứng thú của trẻ và tuyệt <br />
đối tránh gò ép, áp đặt trẻ theo ý mình.<br />
Ví dụ 1: Cô mở một cuộc vận động thi tìm kiếm các con vật cho vườn <br />
bách thú, cô sẽ tìm trước (giới thiệu tranh mẫu của cô trong đó có dán các con <br />
vật được làm bằng lá cây). Từ nhiệm vụ của bài học, cô giáo đã biến nó <br />
thành một cuộc vui, thành động cơ tích cực giúp trẻ hoàn thành nhiệm vụ <br />
được giao một cách nhẹ nhàng, thoải mái và tự nguyện. Để động viên trẻ <br />
hoàn thành sản phẩm, cô giáo luôn là người quan sát quá trình hoạt động của <br />
trẻ, gợi hỏi ý định của trẻ, sau đó đưa ra những gợi ý khéo léo để “gỡ bí” cho <br />
trẻ những lúc cần thiết, tránh để trẻ gặp khó khăn trong quá trình thể hiện sẽ <br />
khiến trẻ chán nản.<br />
Ví dụ 2: Cô hỏi trẻ : “Con định dán con mèo đang làm gì? Nếu con muốn <br />
con mèo ngẩng mặt lên thì hãy chọn một chiếc lá tròn làm mặt, dán hơi <br />
nghiên một chút cho cái đầu có vẻ điệu” ; “Con thử nghĩ xem muốn làm tai <br />
mèo thì cần gì ? ; “Bây giờ con ngắm lại xem chú mèo như thế nào?”.<br />
Tất cả những sản phẩm do trẻ làm ra đã được cô và trẻ sử dụng trang trí <br />
vào các góc hoạt động “Bé khéo tay hay làm”, “Góc thư viện của bé”, “Bé tập <br />
làm họa sĩ”… Trẻ cảm thấy vô cùng thích thú khi sản phẩm mình làm ra có ý <br />
nghĩa với cuộc sống, sinh hoạt và học tập của mình với những lời đề nghị dí <br />
dỏm: “Con hãy chia 10 con trâu này cho 2 bạn hoặc con hãy trang trí vào hai <br />
mặt tờ bưu thiếp này bằng 10 bông hoa nhỏ”…<br />
Việc lựa chọn lá cây phù hợp để làm sẽ góp phần duy trì hứng thú cho <br />
trẻ giáo viên nhắc trẻ lưu ý đến các tính chất của lá cây cho phù hợp. <br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng Trường mầm non EaTung<br />
<br />
8<br />
SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non <br />
EaTung”<br />
Ví dụ: Trẻ thích làm đồng hồ đeo tay từ lá chuối nhưng rất khó vì lá <br />
chuối mềm, khó luồn dễ rách. Do vậy, cô gợi ý cho trẻ lựa chọn lá dừa vừa <br />
dẻo vừa cứng làm đồng hồ sẽ dễ hơn đến khi đeo vào tay lại cứng như một <br />
cái đồng hồ thật.<br />
Đây là biện pháp thật sự mang lại hiệu quả trong việc tổ chức hoạt <br />
động tạo hình cho trẻ. Giáo viên cần biết khéo léo vận dụng nó trong mọi <br />
hoàn cảnh khác nhau, khi thì tạo tình huống gây những yếu tố bất ngờ đối với <br />
trẻ, khi thì biết vận dụng những tình huống phát sinh trong đời sống hằng <br />
ngày. Tất cả đều phải được khai thác một cách triệt để trên cơ sở hứng thú <br />
và xuất phát từ nhu cầu hoạt động của trẻ. Có như vậy trẻ tích cực hưởng <br />
ứng và hoạt động mang lại hiệu quả cao.<br />
Giải pháp 2: Tổ chức cho trẻ tham quan các buổi triển lãm tranh. <br />
Có thể nói tranh làm bằng lá cây là một hình thức khó không chỉ với trẻ <br />
mà ngay cả với giáo viên bởi nó đòi hỏi phải có trí tưởng tượng phong phú và <br />
khả năng sáng tạo. Một thực tế cho thấy nếu muốn vẽ một bức tranh phong <br />
cảnh thì trẻ có thể vẽ đường đi, cánh đồng, những dãy núi, ngôi nhà, rừng <br />
cây, nhưng việc thực hiện bức tranh đó bằng lá cây lại rất khó với trẻ. Lúc <br />
đầu cô giúp trẻ vận dụng trí tưởng tượng của mình từ việc liên hệ giữa <br />
những hình ảnh thực ngoài đời với những nét mang dán dấp của những hình <br />
ảnh ấy làm cho nó gần gũi, sống động, bằng cách đó dần dần trẻ biết tự <br />
mình “nhìn” ra các bức tranh khác, trên cơ sở đó, trẻ có được những kĩ năng <br />
cần thiết khi sắp xếp các lá cây với độ đậm nhạt khác nhau để dán được một <br />
bức tranh theo ý tưởng của mình.<br />
Ví dụ: Trong một bức tranh, cô gợi ý cho trẻ mảng đậm chạy dài này là <br />
con đường đi, còn mảng nhạt kia là khoảng đất rộng giống như một cánh <br />
đồng nhỏ. Những chiếc lá cô dán đứng là một rừng cây, và một cái lá là một <br />
cây, đường bao phía ngoài của những chiếc lá cô xếp thành dãy núi cái cao cái <br />
thấp.<br />
Ngay trong một bức tranh nhưng sự sắp xếp bố trí “cái này” lại là gợi ý <br />
cho việc nhìn nhận phát hiện ra “cái kia”. Chẳng hạn, trẻ dán một con vịt lên <br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng Trường mầm non EaTung<br />
<br />
9<br />
SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non <br />
EaTung”<br />
trên một lá cây to, cạnh lá cây là một chú gà con, nếu lá cây ấy tách rời ra một <br />
mình thì gợi ý cho trẻ có một suy nghĩ, tại sao chú gà con lại không ở cùng <br />
trên một chiếc lá ấy mà lại ở cạnh đấy và trẻ liên tưởng ngay rằng chiếc lá to <br />
ấy là một cái ao, còn chú vịt đang bơi ở đó, dĩ nhiên, gà thì không bơi ở ao <br />
được. Việc liên kết suy đoán trên cơ sở từ những hiểu biết về sự liên quan <br />
giữa các sự vật hiện tượng ấy giúp trẻ dễ dàng chấp nhận xem chiếc lá to ấy <br />
như một hình ảnh thay thế cho một cái áo… Hoặc trẻ dán một con trâu bằng <br />
một cái lá, tiếp theo là hai cái sừng cúi xuống, bên dưới là một cái lá khác. <br />
Vậy, việc diễn tả đầu con trâu cúi xuống một cái lá khác ấy có thể nói lên cái <br />
lá ấy chính là một cũng nước, con trâu đang uống nước hay đó là một bãi cỏ <br />
non và con trâu đang gặm cỏ. Ở đây việc diễn tả đôi sừng phía dưới đã “nói” <br />
hộ cho sự hiện diện của chiếc lá kia tượng trưng cho một vũng nước hay một <br />
bãi cỏ.<br />
Có được sự liên tưởng sắp xếp như vậy mới có được kỹ năng cần thiết <br />
cho việc tạo hình. Để có được một bức tranh, điều quan tâm đầu tiên đó là bố <br />
cục tranh. Các chi tiết trong tranh phải được bố trí sắp xếp hợp lí về đường <br />
nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt, hình khối…để tạo nên vẻ đẹp, hợp với ý <br />
đồ bài tạo hình. Việc dạy trẻ quan tâm đến bố cục của tranh quyết định đến <br />
kết quả của bài, gợi ý giúp trẻ thể hiện rõ trọng tâm nội dung của tranh, <br />
ngoài ra biết kết hợp với một vài chi tiết có tính bổ trợ cho nội dung tranh. Ví <br />
dụ: Khi trẻ muốn làm một bức tranh về Thỏ mẹ, thỏ con, ngoài việc phải lựa <br />
chọn lá cây nào để làm mình thỏ, tai thỏ …trẻ còn phải biết tạo nên một vài <br />
chi tiết bổ trợ như : mây, núi…sao cho hài hòa, hợp lí.<br />
Ngoài ra, điều đáng quan tâm khác là dạy trẻ biết diễn tả các sự vật, <br />
hiện tượng trong các dạng hoạt động và ở các góc độ khác nhau. Mọi sự vật <br />
hiện tượng nếu nhìn ở các góc độ khác nhau sẽ cho ra những hình ảnh riêng, <br />
những gì ở gần nhìn thấy to, rõ nên khi hướng dẫn trẻ nhắc nhở trẻ để những <br />
lá to ở phía dưới, phía ngoài và chọn lá nhỏ để dán bố trí ở trên và phía trong. <br />
Muốn cho bức tranh thật hơn, gần gũi và sinh động hơn thì khi dán lá cây để <br />
làm các con vật, cô dạy trẻ một số kỹ năng đơn giản để thể hiện chúng ở <br />
trạng thái hoạt động.<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng Trường mầm non EaTung<br />
<br />
10<br />
SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non <br />
EaTung”<br />
Ví dụ: Dán con gà, trẻ không chỉ dán đơn thuần hai cái lá xếp liền nhau, <br />
lá to làm thân, lá nhỏ làm đầu mà làm sao giúp trẻ cũng có thể dán chồng lá <br />
nhỏ vào trong lá to để diễn tả con gà như được nhìn từ trên xuống.<br />
Để có một sản phẩm tạo hình phong phú, sáng tạo, trẻ cần phải được <br />
bàn bạc, trao đổi những ý tưởng định thể hiện trong tranh với bạn bè, với cô. <br />
Để hoạt động tạo hình của trẻ thành công cô nên chia trẻ thành những nhóm <br />
nhỏ. Tạo điều kiện cho trẻ được trao đổi với nhau, được lắng nghe ý kiến <br />
của bạn, của cô, được đưa ra những ý kiến của mình, trên cơ sở đó trẻ sẽ tự <br />
chọn cho mình cách thể hiện riêng, một phong cách riêng phù hợp với nhu cầu <br />
hứng thú của trẻ. Không nhất thiết trong hoạt động tạo hình, mỗi trẻ sẽ làm <br />
ra một sản phẩm mà những sản phẩm ấy cùng được làm ra từ nhiều bàn tay <br />
nhỏ bé của các thành viên trong lớp, thậm chí có cả bàn tay của cô giáo. <br />
Chẳng hạn, cô giáo dành một khoảng khá rộng ở lớp để trẻ làm một bức <br />
tranh về thuyền trên biển. Trẻ sẽ cùng nhau trao đổi ý tưởng, lựa chọn lá cây <br />
và dán những con thuyền với những cánh buồm nâu, cái to, cái nhỏ hoặc nên <br />
dán thuyền to ở dưới, thuyền nhỏ ở trên, nên chọn những chiếc lá nào thì sẽ <br />
giống như cánh buồm no gió …một sản phẩm như vậy sẽ thu hút được rất <br />
nhiều trẻ tham gia một cách say sưa làm cho trẻ cảm thấy phấn khởi như <br />
tham gia vào trò chơi thú vị.<br />
Để trẻ từ chỗ xem những chiếc lá như một vật vô tri vô giác đến chỗ đã <br />
biết sử dụng nó vào trong hoạt động tạo hình, làm cho nó trở nên có ý nghĩa, <br />
trẻ yêu thích say mê với đủ các loại lá làm ra đồ chơi ngộ nghĩnh và những <br />
bức tranh đẹp, đòi hỏi giáo viên cần phải biết lựa chọn cách tiếp cận, tạo <br />
hứng thú với trẻ. Đồng thời, giáo viên cần biết phối kết hợp các biện pháp <br />
với nhau nhằm mang lại những hoạt động hiệu quả, bổ ích và hào hứng cho <br />
trẻ.<br />
Trong những buổi sinh hoạt chiều hoặc là ở hoạt động góc, cô cho các <br />
cháu cùng quan sát những bức tranh sản phẩm đẹp của các bạn trong lớp <br />
hoặc của lớp bạn. Thông qua đó cô khuyến khích trẻ phát triển khả năng cảm <br />
thụ cái đẹp, phát triển hứng thú của trẻ đối với hoạt động tạo hình. Được <br />
<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng Trường mầm non EaTung<br />
<br />
11<br />
SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non <br />
EaTung”<br />
quan sát nhiều trí tưởng tượng của trẻ tăng, trẻ có điều kiện được tích lũy <br />
làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về nghệ thuật, đó chính là nền tảng để <br />
phát triển tính sáng tạo của trẻ.<br />
Giải pháp 3: Xây dựng môi trường hoạt động tạo hình với lá cây đa dạng <br />
phong phú trong lớp và ngoài trời.<br />
Bản thân mỗi trẻ đều có tính tò mò, thích khám phá. Trẻ được sống và <br />
hoạt động trong môi trường phong phú sẽ kích thích sự ham hiểu biết cũng <br />
như khả năng vận dụng những kỹ năng tạo hình vào thực tế, trẻ thông minh <br />
và khéo léo hơn. Vì vậy, việc tạo môi trường trong hoạt động ở góc nghệ <br />
thuật trong lớp sẽ kích thích những gì trẻ học được từ thực tế xung quanh, trẻ <br />
được tự do thử nghiệm, tự do sáng tác những “tác phẩm nghệ thuật” của <br />
mình.<br />
Trong quá trình tổ chức hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động tạo <br />
hình với lá cây nói riêng thì giáo viên cần tôn trọng ý kiến của trẻ và chỉ đóng <br />
vai trò là người hổ trợ khi cần thiết. Giáo viên có thể gợi ý kích thích trẻ nảy <br />
sinh ý tưởng sáng tạo trong quá trình thể hiện. Nếu trẻ thể hiện cảm xúc về <br />
sự vật hiện tượng trên sản phẩm chưa phù hợp thì giáo viên cần trao đổi với <br />
trẻ để tìm hiểu nguyên nhân, giúp trẻ tự nhận ra sự không phù hợp của tác <br />
phẩm đó và tự điều chỉnh cách thể hiện cho phù hợp. Gióa viên cũng cần <br />
khích lệ động viên khuyến khích trẻ để trẻ tự tin hơn. Từ đó trẻ tạo ra nhiều <br />
sản phẩm đẹp để trưng bày trong lớp và ngoài trời.<br />
Bên cạnh đó cô còn tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình mọi lúc, mọi nơi. <br />
Như giờ hoạt động ngoài trời cô cho trẻ nhặt lá rơi rồi tạo nên những con vật <br />
dễ thương. Qua đó giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường.<br />
Những sản phẩm trẻ làm ra cô cho trể giữ lại để từ đó trẻ hiểu được: từ <br />
những lá cây rụng ngoài thiên nhiên cũng có thể tạo nên những tác phẩm nghệ <br />
thuật sinh động, đẹp mắt. <br />
Ví dụ: ở góc nghệ thuật trong lớp và ngoài sân: cô chuẩn bị nguyên vật <br />
liệu là các loại lá cây to, nhỏ, có màu sắc khác nhau như: bèo tây, lá mồng tơi, <br />
lá cây điên điển, cây kim tiền, lá trúc, vạn tuế, kim ngân, que tăm …để trẻ tự <br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng Trường mầm non EaTung<br />
<br />
12<br />
SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non <br />
EaTung”<br />
do sáng tác những tác phẩm theo ý thích của mình như: làm con lợn, con mèo, <br />
dán con cá, con thỏ…Hoặc tô màu nước lên lá cây và in vào giấy A4 trẻ sẽ <br />
thấy sự khác biệt về các vân lá, hình dáng khác nhau của các loại lá. Sau khi <br />
in lá cây xong trẻ có thể vẽ thêm một vài chi tiết để tạo ra bức tranh hoàn <br />
chỉnh. Như vậy, trẻ đã biến cái của cô thành cái của trẻ qua các hoạt động <br />
trong góc nghệ thuật.<br />
Giải pháp 4: Phân loại và phát hiện bồi dưỡng trẻ có năng khiếu<br />
Có thể nói sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình rất khó, đòi hỏi năng <br />
khiếu của từng cá thể riêng biệt, mỗi trẻ có một năng lực khác nhau không <br />
phải trẻ nào cũng tỉ mỉ và khéo léo như nhau. Chính vì vậy, giáo viên cần phải <br />
hiểu rõ được năng lực của từng trẻ để giúp trẻ hoạt động với các lá cây mà <br />
không chán. Với trẻ chậm ít khéo léo cô nên giúp trẻ lựa chọn nội dung thể <br />
hiện dễ để trẻ thực hiện được tốt hơn.<br />
Ví dụ: Khi dạy trẻ dán những con cá cô gợi ý cho trẻ chọn những lá to có <br />
dạng hình tròn làm mình, lá nhỏ dài làm vây, đuôi…Hoặc làm con chim công, <br />
có thể sử dụng hoa lục bình tím làm cánh, đuôi…<br />
Ngoài ra cô nên chú ý rèn cho trẻ mọi lúc mọi nơi, tích cực cho trẻ tham <br />
gia tạo môi trường sử dụng bằng lá cây để rèn luyện thêm các kĩ năng cho <br />
trẻ.<br />
Nhờ những biện pháp trên , tôi đã thu được kết quả sau: Trẻ hào hứng <br />
khi tham gia vào hoạt động tạo hình, 100% trẻ hứng thú tạo ra sản phẩm của <br />
mình. Những sản phẩm trẻ sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình được trẻ <br />
yêu thích và trẻ càng sáng tạo hơn trong các bài tạo hình.<br />
Bản thân được trau dồi thêm về kiến thức, kinh nghiệm để chỉ đạo giáo <br />
viên và bồi dưỡng cho trẻ có năng khiếu hoạt động tạo hình đạt hiệu quả <br />
hơn, tôi tự tin hơn khi giúp giáo viên xây dựng tiết dạy sinh động, hấp dẫn lôi <br />
cuốn trẻ cùng tham gia vào các hoạt động tạo hình từ lá cây, do đó chất lượng <br />
giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt.<br />
Giải pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh<br />
<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng Trường mầm non EaTung<br />
<br />
13<br />
SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non <br />
EaTung”<br />
Thường xuyên vận động phụ huynh tham gia công tác xã hội hóa giáo <br />
dục dưới nhiều hình thức, tham gia cùng trẻ vào các hoạt động giáo dục ở <br />
trường lớp mầm non, phối hợp với cô giáo bồi dưỡng thêm cho trẻ về kỹ <br />
năng hoạt động tạo hình.<br />
Ví dụ: Phụ huynh lao động, làm nhà sàn bằng lá cây, ủng hộ lá cây cho <br />
con em tham gia hoạt động tạo hình ở trường…<br />
Giải pháp 6: Sưu tầm, trồng và chăm sóc nhiều cây xanh.<br />
Để có nhiều lá cây cho trẻ hoạt động, cô cùng trẻ và phụ huynh kết hợp <br />
trồng và chăm sóc cây hằng ngày. Không những tạo được cảnh quang môi <br />
trường sư phạm xanh – sạch – đẹp – an toàn mà còn sử dụng một cách hiệu <br />
quả trong các hoạt động học và chơi của trẻ.<br />
Xây dựng tạo cảnh vườn rau, vườn hoa, vườn cây ăn quả cho trẻ ngay <br />
tại sân trường. Góc thiên nhiên có nhiều cây xanh cho trẻ hoạt động học và <br />
chơi. Tất cả những lá cây chúng ta đều có thể sử dụng cho trẻ hoạt động tạo <br />
hình, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp mắt, mang tính thẩm mỹ cao. Ví dụ: Sử <br />
dụng các loại lá cây, hột hạt, bèo và hoa trang trí thiệp xuân, thiệp chúc mừng <br />
sinh nhật bạn… hoặc ghép, xếp, cắt dán thành các con vật như chim công, <br />
con thỏ, con cá, bó hoa, con voi…Ví dụ: Lá sắn tàu (mì) : làm dây chuyền, <br />
bông tai. Lá cây cau: trẻ sử dụng để chơi các trò chơi dân gian, kéo mo cau, <br />
hoặc lá mít, lá bàn, lá bơ…trẻ có thể ghép thành trang phục áo đầm, mũ…để <br />
chơi trò chơi biểu diễn thời trang.v.v.<br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
Với nguyên vật liệu là lá cây chúng ta giáo dục trẻ biết về lợi ích của <br />
chúng, giúp trẻ biết bảo vệ môi trường, ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Đặc <br />
biệt là tạo ra được các tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt nhưng lại ít tốn kém, <br />
gần gủi với thiên nhiên, mang tính tiết kiệm, có hiệu quả giáo dục cao. <br />
Sử dụng nguyên vật liệu là lá cây để giúp trẻ hoạt động tạo hình một <br />
cách hứng thú, trẻ thể hiện được sự sáng tạo về sự vật hiện tượng xung <br />
quanh mình theo cách riêng của trẻ.<br />
<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng Trường mầm non EaTung<br />
<br />
14<br />
SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non <br />
EaTung”<br />
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm<br />
Với những biện pháp như trên tôi đã vận dụng vào tình hình thực tế tại <br />
khối Lá , trường Mầm non Ea Tung một cách hợp lý và kết quả mang lại cho <br />
trẻ trong giờ hoạt động tạo hình đạt được kết quả đáng khích lệ.<br />
Đối với giáo viên: Đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tận dụng <br />
những lá cây, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để hướng dẫn trẻ trong <br />
mọi hoạt động ở trường, nhất là hoạt động tạo hình. Sáng tạo trong cách làm <br />
đồ dùng, sử dụng linh hoạt đồ dùng, đồ chơi…..thực hiện tốt kế hoạch chăm <br />
sóc giáo dục trẻ.<br />
Đối với trẻ: Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây, bảo <br />
vệ môi trường, sáng tạo, linh hoạt, khéo léo, hứng thú, tích cực tham gia vào <br />
các hoạt động “ Học mà chơi, chơi mà học”, kỹ năng sống, tự tin giao tiếp, <br />
yêu trường, lớp, cô giáo, bạn bè, giữ gìn bản sắc dân tộc.<br />
Đối với phụ huynh: Đã nhận thức hơn về vai trò trách nhiệm của mình, <br />
kết hợp với nhà trường trong việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động và chăm <br />
sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao hơn .<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
I. Kết luận<br />
Hình thức sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình thực sự mang lại <br />
niềm đam mê, thích thú đối với trẻ. Với hình thức này giáo viên có thể dạy <br />
trẻ biết tạo ra cái đẹp từ chính những gì gần gũi xung quanh trẻ, làm cho nó <br />
trở nên có ý nghĩa, phong phú thêm đời sống tinh thần của trẻ, giúp bồi dưỡng <br />
thị hiếu thẩm mĩ và hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, cuộc sống con <br />
người và nghệ thuật.<br />
Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của <br />
bản thân.<br />
Giáo viên thường xuyên cho trẻ hoạt động trong môi trường nghệ thuật <br />
phong phú, đa dạng, chịu khó tìm tòi, sáng tạo ra những cái mới, những sản <br />
<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng Trường mầm non EaTung<br />
<br />
15<br />
SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non <br />
EaTung”<br />
phẩm đẹp mắt, mang tính thẩm mỹ cao và phù hợp với nhận thức của trẻ, <br />
qua đó thu hút sự chú ý của trẻ, tạo nguồn cảm hứng cho trẻ làm theo. Ngoài <br />
ra mở rộng tầm nhìn cho trẻ về các tác phẩm công mỹ nghệ, các loại tranh <br />
phong cảnh, tranh đồ họa, tranh dân gian…từ đó làm giàu vốn hiểu biết, trí <br />
tưởng tượng, sự sáng tạo của trẻ. <br />
Tổ chức tốt các buổi tham quan, dạo chơi, các hoạt động tổng hợp mang <br />
tính nghệ thuật.Tạo hứng thú cho trẻ tham gia qua các đồ dùng, đồ chơi mang <br />
tính thẩm mỹ cao, màu sắc tươi sáng, hình dáng bố cục sinh động.<br />
Phát hiện những trẻ có năng khiếu tạo hình để bồi dưỡng nhân tài.<br />
Phối kết chặt chẽ hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục <br />
trẻ.<br />
II. Kiến nghị<br />
1. Phòng giáo dục và đào tạo:<br />
Mở các lớp tập huấn chuyên đề hoạt động tạo hình cho giáo viên các <br />
trường được tham gia rộng rãi. <br />
2. Nhà trường:<br />
Đầu tư cơ sở vật chất cho trẻ hoạt động tạo hình được tốt hơn (Giá vẽ).<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây <br />
trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non EaTung. Rất mong được sự <br />
góp ý của Hội đồng khoa học góp ý để bản thân có thêm kinh nghiệm hướng, <br />
chỉ đạo chuyên môn tốt hơn./. <br />
EaNa, ngày 05 tháng 04 năm 2019<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hóa<br />
<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng Trường mầm non EaTung<br />
<br />
16<br />
SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non <br />
EaTung”<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
.......................................................................................................................................<br />
.......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
Hiệu trưởng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Xuyến<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Chương trình giáo dục mầm non theo thông tư 28/2016/TTBGDĐT, <br />
ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một <br />
số nội dung của Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư <br />
số 17/2009/TTBGDĐT ngày 25/07/2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào <br />
tạo;<br />
2. Tổ chức các hoạt động chăm sóc – giáo dục cho trẻ ở trường mầm <br />
non (TS Nguyễn Thị Oanh)<br />
3. Sáng tạo từ vật liệu tái sử dụng (Trần Thị Thanh Huyền)<br />
<br />
4. Chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn (Lê Thị Ánh Tuyết)<br />
5. Tài liệu bồi dưỡng hè cho giáo viên ( Hoàng Minh Đức, Trần Thị <br />
Ngọc Trâm)<br />
6. Tâm lý lứa tuổi mầm non (PGS.TS Lê Thị Ánh Tuyết)<br />
<br />
7. Hướng dẫn một số kỹ năng tạo hình cho trẻ mầm non theo quan điểm <br />
lấy trẻ làm trung tâm (Nguyễn Thị Hiền);<br />
<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng Trường mầm non EaTung<br />
<br />
17<br />
SKKN: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn trẻ 5 tuổi sử dụng lá cây trong hoạt động tạo hình tại trường mầm non <br />
EaTung”<br />
III. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hóa – Phó Hiệu trưởng Trường mầm non EaTung<br />
<br />
18<br />